- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tạo nguồn việc làm ổn định ngay tại địa phương: Chính quyền cấp tỉnh, huyện khuyến khích tổ chức, cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi (thuê mặt bằng, thuế, phối hợp kinh phí tổ chức đào tạo nghề, .) cho các nhà đầu tư sản xuất các nghề chế biến, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương để thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tạo nguồn việc làm thu hút lao động ngay tại địa phương.
- Có chính sách điều tiết thị trường vĩ mô để ổn định giá đầu vào cho sản xuất nông nghiệp: nên chăng hình thành các công ty cổ phần Nhà nước về cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp.
- Phát triển kinh tế hợp tác: tập hợp người nghèo vào các tổ sản xuất, tổ hợp tác có cả người giàu, người khá, người nghèo để hỗ trợ người nghèo thoát nghèo. Tập trung nguồn vốn hỗ trợ sản xuất đầu tư cho các dạng liên doanh liên kết làm ăn hiệu quả giữa các hộ nghèo, hộ nghèo với hộ khá và giàu.
+ Mở rộng các loại hình tổ chức như hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, câu lạc bộ, hội nghề nghiệp để hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hình thành các hiệp hội ngành nghề, tương trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Thực hiện lồng ghép với các chương trình khuyến nông cho người nghèo với các chương trình khuyến nông quốc gia để tạo điều kiện tốt hơn cho người nghèo tham gia tập huấn và xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Đối với vùng đông đồng bào Khmer nên hỗ trợ kinh phí để tập huấn có phiên dịch bằng tiếng Khmer. Mở rộng nội dung khuyến nông.
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo cho khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hậm về thời gian. Cấp vốn đủ và đúng tiến độ đảm bảo hiệu quả của công trình
- Chính sách BHYT miễn phí:
Nên chăng hình thành cơ chế thực thanh thực chi tiền khám chữa bệnh cho người nghèo không qua bảo hiểm để không lãng phí tiền mua BHYT bình quân cho người nghèo ở các vùng, đáp ứng đúng nhu cầu khám chữa bệnh cho người nghèo ở những vùng có điều kiện khác nhau về khả năng mắc bệnh, giao thông đi lại ...
Tạo điều kiện cho người nghèo đăng ký thẻ BHYT miễn phí tại cấp xã cho khám chữa bệnh ban đầu. Nên có cơ chế làm việc đảm bảo thời gian khám chữa bệnh vào tất cả các ngày trong tuần, cho đủ thuốc uống đến khi khỏi bệnh.
Tiếp tục triển khai thực hiện nhanh Chỉ thị 04/2008/CT-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về kéo dài thời gian sử dụng thẻ BHYT miễn phí ít nhất là 2 năm; tiếp tục kéo dài thời gian hưởng chính sách cấp BHYT miễn phí cho các hộ vừa thoát nghèo thêm ít nhất là 2 năm nữa trong toàn quốc cho hộ nghèo và hộ vừa thoát nghèo.
- Chính sách đào tạo nghề: tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế gắn kết đào tạo nghề với tìm việc làm, đặc biệt đối với người nghèo là dân tộc thiểu số thông qua cơ chế gắn kết các nguồn vốn đào tạo nghề và hỗ trợ tìm việc làm, khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại địa phương nghèo thu hút lao động nghèo ...
- Không miễn giảm 100% lãi suất đối với các khoản vay tín dụng để tăng tính trách nhiệm của hộ nghèo đối với nguồn vốn vay, tránh tâm lý được cho - ỷ lại không trả nợ.
- Tiếp tục nghiên cứu cơ sở để đưa ra một mốc thời gian cố định và mẫu mã thống nhất trong toàn quốc về thời gian cấp sổ chứng nhận hộ nghèo, thời gian hỗ trợ của các chính sách hộ nghèo được hưởng cho hộ vừa thoát nghèo.
- Tiếp tục giữ chính sách 135 cho các xã đã được ở trong danh sách của hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng chưa kịp triển khai tiếp nhận hỗ trợ trong các năm trước.
- Cần bổ sung cơ chế ưu tiên đầu tư cho các xã anh hùng, xã người Kinh nội đồng có tỷ lệ nghèo đói cao hơn mức trung bình của Vùng, nghèo hơn cả các xã 135.
- Có cơ chế miễn giảm nguồn vốn đối ứng của địa phương đối với các tỉnh, huyện, xã khó khăn không có khả năng tạo nguồn vốn đối ứng.
- Cơ chế giải quyết nợ đọng không có khả năng thu hồi của nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo nên thay đổi một số quy định để phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho địa phương thực thi được: Cho phép UBND xã được quyền ký xác nhận cho những người vay đã chết hoặc đã bỏ địa phương không tìm thấy, số đã khoanh nợ trên 10 năm đến nay vẫn chưa có khả năng trả nợ nên thực hiện thủ tục xóa nợ để tạo điều kiện cho các hộ này tiếp cận lại được với nguồn vốn vay để hỗ trợ thoát nghèo.
- Thay đổi chuẩn nghèo phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó cần cân nhắc đến việc đưa vào chuẩn nghèo một số tiêu chí về điều kiện sống cơ bản (điện, nước) và tiếp cận giáo dục (trẻ em trong độ tuổi được đến trường).
4.4.2 Giải pháp về tiếp cận giảm nghèo
- Xác định thị trường là cơ chế hữu hiệu để XĐGN bền vững. Nghiên cứu xây dựng các giải pháp đồng bộ (dự báo thị trường, marketing, thể chế thị trường...) để người nghèo có thể tham gia hữu hiệu vào thị trường. Xây dựng cơ chế để giảm thiểu tác động tiêu cực của thị trường đối với người nghèo.
- Thay đổi tư duy tiếp cận giảm nghèo của Chính phủ: người nghèo không phải là đối tượng nhận bố thí, ban phát mà người nghèo là đối tác của các nhà quản lý giảm nghèo. Thực hiện cơ chế đối tác: Hai bên phải cùng bàn bạc, thống nhất, cam kết thực hiện hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu đề ra, có giám sát đánh giá, quy định và chỉ rõ trách nhiệm của mỗi bên.
- Tạo sự chủ động từ phía người nghèo: để họ tìm nguyên nhân và giải pháp - xác định họ có cái gì - cần hỗ trợ đến đâu - họ làm như thế nào. Nhà nước chỉ nên giữ vai trò đòn bẩy.
- Nhà nước tập trung hỗ trợ những cái gốc sâu xa sinh ra nghèo đói là kiến thức làm ăn, việc làm và cơ sở hạ tầng. Không hỗ trợ theo kiểu “lẻ mẻ, manh mún, mưa cho khắp”.
- Không nên hỗ trợ người nghèo bằng cách đưa tiền để hộ nghèo tự xoay xở mà nên thay bằng vật tư nhưng phải đảm bảo đúng nhu cầu, chất lượng tốt với giá bằng hoặc thấp hơn giá thị trường, đồng thời có hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thường xuyên.
- Xác định rõ quan điểm và kiên trì quan điểm: Giảm nghèo trước tiên là việc của người nghèo, Nhà nước và cộng đồng hỗ trợ, xúc tác để người nghèo vươn lên XĐGN: hỗ trợ để người nghèo TIẾP CẬN được các NGUỒN LỰC SINH KẾ để giảm nghèo, hỗ trợ thông tin, kỹ năng để người nghèo tiếp cận hiệu quả với thị trường.
4.4.3 Giải pháp về tổ chức thực hiện giảm nghèo
- Hình thành hệ thống cơ cấu tổ chức cho nhiệm vụ giảm nghèo đồng bộ, chuyên trách từ Trung ương đến địa phương, giảm bớt các chi phí trung gian. Xây dựng cơ chế làm việc, chính sách đãi ngộ (lương, bảo hiểm, …) và hỗ trợ hoạt động hợp lý cho cán bộ cơ sở. Tiến tới xây dựng phần mềm quản lý, đầu tư trang thiết bị hiện đại cho thực hiện quản lý, giám sát hoạt động XĐGN đến từng hộ dân.
- Hình thành phương thức kiểm tra, giám sát chặt chẽ chi tiêu tài chính và các hoạt động trong thực hiện XĐGN: Bên cạnh các quy định kiểm tra, giám sát, bố trí kinh phí hợp lý ..., trong điều kiện ngành công nghệ thông tin đã phát triển mạnh, rất cần thiết đầu tư xây dựng hệ thống trang thiết bị máy tính đến cấp xã để cùng với các hỗ trợ khác hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu cho XĐGN.
- Tăng cường thực hiện phân cấp cho xã kết hợp đào tạo nâng cao năng lực cho hệ thống cán bộ làm công tác XĐGN nói riêng và cán bộ cấp xã nói chung, để đảm bảo đủ năng lực thực hiện các trách nhiệm khi được phân cấp.
- Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa thực hiện xã hội hóa công tác giảm nghèo:
Các cán bộ chuyên trách về giảm nghèo cần tích cực tìm kiếm mọi cơ hội để mở rộng các đối tượng tham gia vào công cuộc giảm nghèo.
Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia đào tạo và thu nhận người lao động nghèo. Tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng cơ sở sản xuất tại địa phương, phát triển các cơ sở sản xuất theo mô hình làng nghề thủ công, để thu hút lao động là người nghèo với thói quen không muốn xa nhà.
Tăng cường hoạt động của Hội Phụ nữ, đảm bảo tất cả hộ nghèo đều tiếp cận được với nguồn vốn hỗ trợ XĐGN. Tiếp tục phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức quần chúng xã hội trong phát động phong trào vì người nghèo. Hình thành các Câu lạc bộ XĐGN. Tạo nguồn kinh phí cho các tổ chức xã hội dân sự này có các hoạt động tư vấn cho người nghèo, đây là các tổ chức thích hợp nhất để người nghèo nói lên tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của mình.
Đẩy mạnh việc lồng ghép hoạt động giảm nghèo với các hoạt động tín ngưỡng, đặc biệt đối với các xã có đông người Khmer nghèo.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức Phật giáo, Thiên chúa giáo tham gia các hoạt động XĐGN.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo về nghĩa vụ thoát nghèo, thay đổi các tập tục không có lợi cho phát triển đời sống kinh tế và văn hóa, tuyên truyền lối sống “Tích cóp phòng cơ, tích y phòng hàn”, tôn vinh thoát nghèo.
- Tuyên truyền rộng rãi và tổ chức nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả theo kiểu cầm tay chỉ việc thông qua việc lồng ghép với các hoạt động khuyến ngư cho người nghèo.
- Đẩy mạnh công tác phổ biến chính sách của các cấp tới các cấp quản lý và người dân.
- Tăng cường vai trò của người dân trong lập, thực hiện kế hoạch và giám sát đánh giá các chương trình/dự án thực hiện các chính sách XĐGN. Đặc biệt chú ý tăng cường sự tham gia của người dân và chính quyền cấp xã trong việc xác định các mục tiêu ưu tiên, đối tượng ưu tiên, quyết định đầu tư vào việc gì và quá trình giám sát đánh giá chương trình/dự án, bên cạnh sự hướng dẫn, định hướng của cấp quản lý cao hơn.
Trước mắt cần tăng cường hoạt động của công tác XĐGN để đảm bảo 100% hộ nghèo được hưởng chế độ cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và miễn học phí cho học sinh phổ thông.
- Tăng cường năng lực cho cán bộ chính quyền, đặc biệt là cấp xã và huyện, và cán bộ cấp thôn, ấp làm công tác XĐGN. Nên tiếp tục thực hiện chính sách cử tuyển con em hộ gia đình nghèo được đi đào tạo nâng cao kiến thức và quay trở lại phục vụ địa phương.
- Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút và sử dụng hiệu quả mọi sự hỗ trợ về tài chính, kinh nghiệm XĐGN của các tổ chức quốc tế.
4.4.4 Thực hiện chặt chẽ sự phối kết hợp các chính sách cải cách và tăng trưởng kinh tế-xã hội chung của vùng với mục tiêu XĐGN
- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tạo nguồn việc làm ổn định ngay tại địa phương: Chính quyền cấp tỉnh, huyện khuyến khích tổ chức, cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi (thuê mặt bằng, thuế, phối hợp kinh phí tổ chức đào tạo nghề, ...) cho các nhà đầu tư sản xuất các nghề chế biến, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương để thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tạo nguồn việc làm thu hút lao động ngay tại địa phương.
- Có chính sách điều tiết thị trường vĩ mô để ổn định giá đầu vào cho sản xuất nông nghiệp: nên chăng hình thành các công ty cổ phần Nhà nước về cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp.
- Phát triển kinh tế hợp tác: tập hợp người nghèo vào các tổ sản xuất, tổ hợp tác có cả người giàu, người khá, người nghèo để hỗ trợ người nghèo thoát nghèo. Tập trung nguồn vốn hỗ trợ sản xuất đầu tư cho các dạng liên doanh liên kết làm ăn hiệu quả giữa các hộ nghèo, hộ nghèo với hộ khá và giàu.
+ Mở rộng các loại hình tổ chức như hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, câu lạc bộ, hội nghề nghiệp để hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hình thành các hiệp hội ngành nghề, tương trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Thực hiện lồng ghép với các chương trình khuyến nông cho người nghèo với các chương trình khuyến nông quốc gia để tạo điều kiện tốt hơn cho người nghèo tham gia tập huấn và xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Đối với vùng đông đồng bào Khmer nên hỗ trợ kinh phí để tập huấn có phiên dịch bằng tiếng Khmer. Mở rộng nội dung khuyến nông.
- Thực hiện nghiêm Quyết định 80 của Chính phủ đối với các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu là nông sản để chia sẻ bớt rủi ro do thị trường giữa nhà doanh nghiệp và người nông dân. Đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát chất lượng và giá cả vật tư, sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp
- Trong các chương trình hỗ trợ rủi ro trong sản xuất nông nghiệp chung nên có cơ chế ưu tiên hơn cho hộ nghèo về tỷ lệ hỗ trợ, đảm bảo cho hộ nghèo có điều kiện tái đầu tư sản xuất.
- Tăng hỗ trợ chủ động phòng chống dịch bệnh hơn là dành kinh phí để tiêu hủy sản phẩm khi đã bị dịch bệnh.
- Gắn kết Chương trình cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn với chương trình MTQG-XĐGN để tập trung hỗ trợ tốt hơn về nhà ở, nước sạch và môi trường cho các vùng dân cư nghèo.
- Gắn kết các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế-xã hội với chương trình MTQG-XĐGN, đặc biệt là các Dự án phát triển thủy lợi, giao thông ĐBSCL, hình thành hệ thống bảo quản sản phẩm, thu mua, chế biến, tạo việc làm tại chỗ để tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, sản xuất hiệu quả cho cả các vùng nghèo xa trung tâm. Kế hoạch XĐGN phải thực sự là một bộ phận cấu thành hữu cơ của các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện lồng ghép hiệu quả các biện pháp XĐGN trong hệ thống các biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
- Thực hiện lồng ghép nhiều hơn việc tuyên truyền XĐGN, bài trừ các tập quán không tốt với các chương trình văn hóa-xã hội tại địa phương. Hỗ trợ kinh phí tăng cường chương trình phát thanh bằng tiếng Khmer.
4.4.5 Giải pháp về tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực quản lý tài chính và hành chính công
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính và tài chính cho các hoạt động XĐGN, nhất là đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
- Làm rõ trách nhiệm và quy định thời gian trả lời của các bên liên quan trong giải quyết các thủ tục phê duyệt các dự án XĐGN để tăng cường trách nhiệm của mỗi bên, tạo sự liên thông trong quá trình thực hiện các dự án.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt hơn nữa nguyên tắc “một cửa” tạo điều kiện cho người dân, đặc biệt là người dân nghèo, dễ dàng tiếp cận đầy đủ với hệ thống chính sách, pháp luật của Chính phủ
- Tiếp tục thực hiện tốt Nghị định 79 về thực hiện quyền dân chủ ở cấp xã, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nói lên tiếng nói của mình với chính quyền các cấp.
- Xây dựng và ban hành bộ tiêu chí giám sát đánh giá, mẫu mã văn bản, báo cáo, rõ ràng, chi tiết và khả thi cho các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo thống nhất trên toàn quốc.
- Xây dựng, ban hành và tập huấn các tài liệu hướng dẫn chế độ chính sách, quy định về thủ tục xây dựng và phê duyệt, thanh quyết toán các dự án XĐGN cho các cấp quản lý của tỉnh, huyện, xã.
Khung logic cho hệ thống các giải pháp: Xem Phụ lục đính kèm.
Phụ lục: Khung logic cho hệ thống các giải pháp
TT
Vấn đề
Nguyên nhân
Giải pháp
1
Cơ chế, chính sách giảm nghèo chưa hoàn thiện
Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách giảm nghèo
1.1
Các hộ nghèo mặc dù đã nhận được các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhưng vẫn nghèo và tình trạng đứt bữa vẫn xảy ra
Mức hỗ trợ trong các chính sách hỗ trợ XĐGN chưa đủ mạnh
Điều chỉnh mức hỗ trợ trong các chính sách hỗ trợ XĐGN chưa đủ mạnh
Chính sách về vốn hỗ trợ sản xuất và khuyến nông cho hộ nghèo
Không đủ vốn sản xuất
Mức vay bình quân hiện nay chỉ được 4 triệu đồng/hộ, có hộ chỉ được vay 2-3 triệu.
Thủ tục vay vốn nhiều hơn 5 triệu phải lập dự án – người nghèo rất khó đáp ứng
Nhiều tỉnh không lo đủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương.
Tăng mức vốn vay hỗ trợ sản xuất: theo nhu cầu và chu kỳ sản xuất thực tế.
Nâng mức cho vay vốn tối thiểu không cần lập dự án lên trên 10 tr.đ.
Bổ sung thêm nguồn lực cho những tỉnh nghèo không đủ ngân sách đối ứng.
Có rất ít mô hình khuyến nông cho người nghèo.
Thiếu kinh nghiệm làm ăn có hiệu quả
Kinh phí chỉ hỗ trợ 50% chi phí vật tư cho các mô hình khuyến nông cho người nghèo.
Nội dung tập huấn, khuyến ngư mới chỉ tập trung giải quyết vấn đề kỹ thuật.
Không đủ kinh phí thuê phiên dịch cho người dân tộc Khmer.
Tăng mức hỗ trợ kinh phí cho chương trình khuyến nông cho người nghèo: hỗ trợ 100% chi phí vật tư trong xây dựng mô hình khuyến nông cho người nghèo; tất cả người nghèo có nhu cầu đều có thể tham gia; mở rộng nội dung tập huấn thiết thực, hữu ích cho người nghèo; đảm bảo người nghèo hiểu được nội dung tập huấn, đặc biệt là người Khmer).
Khi gặp rủi ro trong sản xuất, mặc dù đã được hỗ trợ, người nghèo vẫn không đủ vốn tái đầu tư sản xuất.
Trong các tháng mùa mưa lũ, thiếu việc làm, nhiều hộ nghèo bị đứt bữa phải vay mượn.
Mức hỗ trợ khi gặp rủi ro trong sản xuất và đời sống thấp.
Hỗ trợ phòng tránh rủi ro chưa được chú ý nhiều.
Tăng mức hỗ trợ kinh phí cho các rủi ro mà người nghèo gặp phải; nên hỗ trợ để phòng tránh các rủi ro trong sản xuất.; kết hợp nguồn kinh phí XĐGN của Trung ương và địa phương thực hiện hỗ trợ bù giá gạo cho những hộ nghèo thiếu ăn ở những vùng ngập lũ trong những tháng không có việc làm thông qua bình chọn từ cấp cơ sở.
Chính sách về đào tạo nghề và tạo việc làm
Được tham gia đào tạo nghề xong nhưng không tìm được việc làm
Chính sách hỗ trợ cho đào tạo nghề không liên thông với chính sách hỗ trợ việc làm.
Tăng mức hỗ trợ cho đào tạo nghề và tạo việc làm cho người nghèo đảm bảo đầu tư hỗ trợ “trọn gói” cho người nghèo có thể tiếp cận được với việc làm.
Một số người nghèo không thể tham gia đào tạo nghề khi họ là lao động chính trong hộ gia đình vì không có tiền chi phí tối thiểu cho hộ gia đình họ khi họ tham gia đào tạo nghề
Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho gười nghèo chỉ hỗ trợ kinh phí đào tạo
Tăng mức hỗ trợ cho người nghèo tham gia đào tạo nghề, đối với những người nghèo là lao động chính trong gia đình nên có thêm hỗ trợ mức lương thực tối thiểu cho bản thân họ và những người sống phụ thuộc vào họ trong thời gian đào tạo.
Nhiều lao động thiếu việc làm thường xuyên do thời vụ, do không thích xa nhà, do xa nhà nhưng với mức lương thấp ...
Đã có nhiều chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm: đào tạo nghề, cho vay vốn sản xuất, đi xuất khẩu lao động nhưng chưa phù hợp với nguyện vọng và điều kiện của người dân nghèo.
Tiến hành điều tra nghiên cứu nhu cầu và điều kiện giải quyết việc làm của người nghèo tại những xã có tỷ lệ nghèo cao, tập trung nguồn lực của Trung ương và địa phương giải quyết dứt điểm vấn đề tạo việc làm cho người nghèo trên cơ sở phối kết hợp nhiều nguồn hỗ trợ và cam kết của đối tượng nghèo với chính quyền.
Chính sách về giáo dục văn hóa
Nhiều trẻ em trong độ tuổi đi học phải bỏ học giữa chừng do không có tiền mua sách vở, dụng cụ học tập, đóng góp xây dựng trường, bố mẹ đi làm xã phải mang con theo, phải kiếm thêm tiền cho gia đình.
Chính sách hỗ trợ giáo dục mới chỉ là miễn giảm học phí, các hoạt động xã hội quyên góp vì người nghèo chưa mạnh.
Tăng mức hỗ trợ về chính sách giáo dục cho người nghèo để đảm bảo cho thế hệ con cháu đủ điều kiện được đi học hết phổ thông. Trước mắt, tăng mức hỗ trợ cho trẻ em nghèo trong độ tuổi đi học đảm bảo được đi học phổ cập trung học cơ sở: bên cạnh miễn giảm học phí, nên có sự hỗ trợ về sách vở và đồ dùng học tập (thông qua phát động các phong trào vì người nghèo) và miễn giảm các khoản đóng góp với nhà trường.
Đầu tư mở rộng quy mô và mức hỗ trợ cho các trường dân tộc nội trú.
Nhiều thôn ấp nghèo xa trung tâm không có hệ thống loa truyền thanh.
Kinh phí hỗ trợ hoạt động tuyên truyền văn hóa xã hội thấp, không đủ mua sắm các trang thiết bị nhiều tiền.
Hỗ trợ kinh phí đầu tư trang thiết bị và hoạt động tuyên truyền văn hóa xã hội cho các thôn, ấp nghèo xa trung tâm (hệ thống loa không dây, truyền hình kỹ thuật số ...).
Nhiều người Khmer không biết tiếng Kinh, không nghe được các thông tin truyền thanh bằng tiếng kinh
Kinh phí hỗ trợ hoạt động tuyên truyền văn hóa xã hội thấp, không có kinh phí phiên dịch.
Hỗ trợ kinh phí cho truyền thanh huyện, xã nhiều đồng bào Khmer (trên 20%) có hoạt động tuyên truyền bằng tiếng Khmer.
Trang thiết bị cho nhà văn hóa xã rất hạn chế (bàn, ghế, loa, đài), ít hoạt động thiết thực cho người nghèo, nhiều người nghèo không bao giờ đến nhà văn hóa xã
Kinh phí hỗ trợ cho xây dựng và hoạt động của nhà văn hóa xã rất ít.
Tăng mức kinh phí đầu tư trang thiết bị và hoạt động cho hệ thống các nhà văn hóa thu hút người nghèo đến tham gia.
Chính sách về y tế
Người nghèo không có đủ thuốc uống liên tục nếu bênh kéo dài hơn 3 ngày, không muốn đi khám bệnh vì chi phí đi lại nhiều hơn tiền thuốc được phát.
Kinh phí hỗ trợ để khám chữa bênh cho người nghèo tại các trạm xã xã thấp; trạm xá nghỉ ngày thứ 7, chủ nhật và chỉ phát thuốc uống 3 ngày.
Tăng kinh phí hỗ trợ y tế để tăng cơ số thuốc hỗ trợ cho các hộ nghèo tại hệ thống trạm y tế xã đảm bảo người nghèo có đủ thuốc chữa các bệnh thông thường.
Chính sách về nhà ở
Nhiều hộ gia đình nghèo vẫn phải ở trong các căn nhà tạm bợ, một số căn nhà đã quá dột nát, vẫn ở trong vùng ngập lũ. Một số hộ không đủ tiền làm vách xây để vào sống trong các cụm tuyến dân cư vượt lũ. Một số hộ vế sống nhưng không có việc làm, xa nơi kiếm sống nên lại bỏ về.
Kinh phí hỗ trợ xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ còn thấp, chưa đồng bộ.
Tăng mức kinh phí hỗ trợ đầu tư cho các cụm tuyến dân cư vượt lũ: tăng mức kinh phí hỗ trợ đồng bộ cho hộ nghèo để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, có việc làm và để người dân nghèo sống ở vùng vượt lũ có thể vào sống trong các cụm dân cư vượt lũ. Tăng mức kinh phí hỗ trợ về nhà ở lên 8 – 10 triệu đồng/căn tùy theo giá cả và điều kiện xây dựng thực tế.
Trước mắt cần thực hiện điều tra nghiên cứu nhu cầu và điều kiện giải quyết nhà ở của người nghèo tại những xã có tỷ lệ nghèo cao, tập trung nguồn lực của Trung ương và địa phương giải quyết dứt điểm vấn đề nhà ở cho người nghèo, ưu tiên đặc biệt người nghèo ở vùng ngập lũ, đảm bảo cho người nghèo vừa có nhà ở an toàn trong mùa mưa lũ, vừa có việc làm.
Nhiều hộ gia đình nghèo chưa có hố xí.
Kinh phí hỗ trợ xây dựng hố xí hợp vệ sinh thấp.
Thói quen không cần hố xí
Tăng kinh phí hỗ trợ về đảm bảo vệ sinh môi trường, xây dựng hố xí hợp vệ sinh cho các hộ gia đình nghèo. Tăng cường tuyên truyền.
Chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của các xã có tỷ lệ nghèo cao còn rất thiếu thốn: hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh, đường giao thông bộ khó khăn, điện và nước sách chưa đến ...
Việc quy định cứng danh mục hỗ trợ CSHT phần nào làm giảm hiệu quả hỗ trợ đầu tư
Kinh phí hỗ trợ cho xây dựng CSHT còn hạn hẹp, vùng nghèo thì thiếu đủ thứ.
Quy định cứng danh mục hỗ trợ đầu tư cho xã nghèo nên đôi khi các công trình nằm trong danh mục lại chưa thiết thực đối với công tác XĐGN ở địa phương
Tăng kinh phí đầu tư cho các xã theo nhu cầu đề xuất. Chỉ nên đưa ra định mức khung để hướng dẫn địa phương xây dựng kế hoạch, mức kinh phí thực tế được phê duyệt sẽ dựa trên kết quả thẩm định và cân đối tổng thể nguồn lực đầu tư của vùng. Thực hiện đầu tư đồng bộ, bên cạnh giải quyết cơ sở hạ tầng cho các vùng quá khó khăn cần tập trung nguồn lực giải quyết dứt điểm từng xã.
Nhiều hộ giá đình nghèo ở vùng xa trung tâm còn phải dùng nước phục vụ sinh hoạt chính từ nước sông, mương.
Kinh phí hỗ trợ cho chương trình nước sinh hoạt phân tán còn hạn chế
Nâng mức hỗ trợ trong chương trình nước sinh hoạt phân tán lên 500.000 – 700.000 đồng/hộ tùy theo điều kiện đảm bảo nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số sống phân tán.
Chính sách hỗ trợ cán bộ làm công tác XĐGN
Lực lượng cán bộ làm công tác giảm nghèo không ổn định, luôn thay đổi
Không có chính sách đẫi ngộ thỏa đáng cho cán bộ giảm nghèo, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã.
Tăng cường kinh phí cho đào tạo và hỗ trợ cán bộ làm công tác giảm nghèo, tạo sự ổn định và tâm huyết với công việc;
Hình thành bộ máy chuyên trách làm công tác XĐGN từ cấp Trung ương đến cấp xã; cán bộ cấp thôn có thể là hợp đồng nhưng có chế độ đãi ngộ thích đáng.
- Kinh phí thực hiện giám sát
Công tác giám sát chưa hiệu quả, chỉ mang tính chất hình thức
Kinh phí thực hiện giám sát rất hạn chế, không thực hiện được thường xuyên, chỉ theo định kỳ 1 năm 1 lần; bên cạnh đó thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu
Tăng mức kinh phí thực hiện giám sát không chỉ cho Chương trình MTQGGN mà cho tất các các chương trình khác, đảm bảo hiệu quả thiết thực cho thực hiện tốt các chương trình.
1.2
Thiếu sự đồng bộ trong thực hiện các chính sách hỗ trợ XĐGN
Tạo sự đồng bộ trong thực hiện các chính sách hỗ trợ XĐGN
Được tham gia đào tạo nghề xong nhưng không tìm được việc làm, được vay vốn nhưng sử dụng không hiệu quả ...
Các chính sách hỗ trợ từ nhiều nguồn, chưa có sự phối kết hợp tốt
Phối kết hợp các nguồn vốn để đầu tư “trọn gói”, “có địa chỉ” cho hỗ trợ sản xuất kinh doanh và tạo việc làm.
Một số hộ không muốn về sống trong cụm tuyến dân cư vượt lũ, một số khác về sống một thời gian lại trở về nơi ở cũ tại vùng ngập lũ
Thiếu sự đầu tư đồng bộ về nhà ở và tạo việc làm, ...
Xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ phải đồng bộ: có nhà ở và tạo việc làm, hệ thống cung cấp nước hợp vệ sinh, cải tạo đường giao thông, chợ ...
Cán bộ quản lý cấp xã cũng không nắm được hết các chính sách, quá nhiều chính sách nhưng dàn trải, manh mún, có những chính sách chồng chéo lên nhau (y tế, nhà ở, ...)
Chính sách đến từ nhiều nguồn khác nhau. Bộ ngành, tổ chức này không biết hết các chương trình hỗ trợ của Bộ ngành, tổ chức khác.
Nghiên cứu tổng hợp các chính sách thành một số chính sách cơ bản mang tính chất đầu tư đồng bộ, tránh sự chồng chéo giữa các chính sách về cùng một nội dung hỗ trợ.
Nhiều xã nội đồng, người Kinh, xã anh hùng có tỷ lệ nghèo cao, cao hơn cả xã 135 những không được hỗ trợ như xã 135
Chính sách 134 và 135 chỉ cho xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
Cần mở rộng một số chính sách như chương trình 135 cho các xã nghèo không thuộc diện Chương trình 135 nhưng vẫn có tỷ lệ nghèo cao trên 20% và thiếu nhiều cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các xã anh hùng.
1.3
Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư chưa hợp lý
Đổi mới cơ cấu phân bổ vốn đầu tư trong các chính sách hỗ trợ XĐGN, chú ý tạo sự hỗ trợ đầu tư tập trung, dứt điểm cho từng xã
Những xã có tỷ lệ nghèo cao còn thiếu thốn rất nhiều về cơ sở hạ tầng thì mới có thể đạt được như mặt bằng phát triển chung của vùng
Xuất phát điểm thấp, vùng xa trung tâm rất nhiều khó khăn nhưng kinh phí hỗ trợ đầu tư CSHT rất hạn chế nên chia bình quân cho các xã.
Không phân bổ vốn hỗ trợ bình quân như nhau cho các địa phương mà nên dựa trên nhu cầu và định hướng giải quyết dứt điểm.
Nhiều hỗ gia đình nghèo được vay vốn hỗ trợ giảm nghèo nhưng lượng vốn quá ít, không đủ để đầu tư sản xuất hiệu quả -> mất vốn, nợ nần.
Nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ còn khó khăn nên cũng vẫn còn mang tình chất bình quân trong hỗ trợ.
Mức hỗ trợ vốn vay XĐGN nên căn cứ vào nhu cầu thực tế của hộ gia đình trên cơ sở bình chọn của cộng đồng, ý kiến tổ chức tín chấp và chính quyền địa phương trong khuồn khổ nguồn kinh phí được cấp.
Nhiều cơ sở hạ tầng xuống cấp, không có kinh phí sửa chữa
Chưa có nguồn kinh phí cho duy tu bảo dưỡng các công trình CSHT
Bên cạnh n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo cho khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.doc