Báo cáo Nghiên cứu đánh giá tác động của thực tiễn sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk

Khoảng cách giữa lượng nước tối thiểu và tối đa/cây của hai biện pháp này cũng khác nhau. Đối với các hộ dùng biện pháp tưới gốc, lượng tối thiểu là 480 lít/cây/lần tưới và lượng tối đa là 1450 lít/cây/lần tưới. Đối với hộ dùng biện pháp tưới phun mưa, số liệu này là từ 380 đến 980 lít/lần tưới/cây. Như vậy qua số liệu mô tả có thể thấy biện pháp phun mưa dường như hiệu quả hơn với lượng nước sử dụng ít hơn và khoảng cách giữa các hộ không lớn như các hộ dùng biện pháp tưới gốc.

 

Lượng nước tưới hàng năm cho biện pháp tưới gốc là 3195.5 m3l/ha/year, lớn hơn nhiều so với hộ dùng biện pháp tưới phun mưa (2812 m3/ha/year). Tuy nhiên, độ giao động về lượng nước sử dụng hàng năm của hộ dùng biện pháp phun mưa (1140 m3-6,480 m3) cao hơn biện pháp tưới gốc (2122.5 m3-5324 m3).

 

Bảng sau cho thấy sự khác biệt lượng nước sử dụng giữa các biện pháp tưới và giữa hai huyện. Đối với những hộ dùng biện pháp tưới gốc, lượng nước/cây tại Krong Ana thấp hơn rất nhiều so với CuMgar (654 và 959 lít/cây/lần tưới). Tình hình tương tự cũng diễn ra đối với các hộ dùng biện pháp phun mưa nhưng độ chênh lệch thấp hơn giữa hai huyện (610 và 654 lít/cây). Lượng nước hàng năm mà các hộ áp dụng hai biện pháp này ở Krong Âna cũng thấp hơn CuMgar (Bảng 12).

 

Trong số các hộ dùng biện pháp tưới gốc, lượng nước tưới cao hơn ở nhóm thu nhập cao, trung bình và thấp ( 976, 735 và 722 lít/cây). Điều này được minh chứng rõ trong phân tích độ tương quan giữa tổng thu nhập và lượng nước sử dụng trong trường hợp tưới gốc. Tương quan này có ý nghĩa với độ tin cậy tới 99% (Pearson R=0.391, p<0.01).

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu đánh giá tác động của thực tiễn sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u mô tả có thể thấy biện pháp phun mưa dường như hiệu quả hơn với lượng nước sử dụng ít hơn và khoảng cách giữa các hộ không lớn như các hộ dùng biện pháp tưới gốc. Lượng nước tưới hàng năm cho biện pháp tưới gốc là 3195.5 m3l/ha/year, lớn hơn nhiều so với hộ dùng biện pháp tưới phun mưa (2812 m3/ha/year). Tuy nhiên, độ giao động về lượng nước sử dụng hàng năm của hộ dùng biện pháp phun mưa (1140 m3-6,480 m3) cao hơn biện pháp tưới gốc (2122.5 m3-5324 m3). Bảng sau cho thấy sự khác biệt lượng nước sử dụng giữa các biện pháp tưới và giữa hai huyện. Đối với những hộ dùng biện pháp tưới gốc, lượng nước/cây tại Krong Ana thấp hơn rất nhiều so với CuMgar (654 và 959 lít/cây/lần tưới). Tình hình tương tự cũng diễn ra đối với các hộ dùng biện pháp phun mưa nhưng độ chênh lệch thấp hơn giữa hai huyện (610 và 654 lít/cây). Lượng nước hàng năm mà các hộ áp dụng hai biện pháp này ở Krong Âna cũng thấp hơn CuMgar (Bảng 12). Trong số các hộ dùng biện pháp tưới gốc, lượng nước tưới cao hơn ở nhóm thu nhập cao, trung bình và thấp ( 976, 735 và 722 lít/cây). Điều này được minh chứng rõ trong phân tích độ tương quan giữa tổng thu nhập và lượng nước sử dụng trong trường hợp tưới gốc. Tương quan này có ý nghĩa với độ tin cậy tới 99% (Pearson R=0.391, p<0.01). Bảng 12: Tương quan giữa lượng nước theo phương pháp tưới gốc và thu nhập hộ totincome04 basin_tree totincome04 Tương quan Pearson 1 .391(**) Mức ý nghĩa (2 đuôi) . .001 N 80 68 basin_tree Tương quan Pearson .391(**) 1 Mức ý nghĩa (2 đuôi) .001 . N 68 68 ** Tương quan có ỹ nghĩa ở mức 0.01 (2 đuôi) Lượng nước hàng năm không cho thấy xu hướng như trên do mật độ cây của các nhóm thu nhập khác nhau. Trong khi lượng nước mà các hộ thu nhập thấp sử dụng hàng năm là 3,017 m3/ha thì nhóm thu nhập trung bình chỉ dùng 2,981 m3 và nhóm thu nhập cao dùng hết 3,553 m3. Tuy nhiên, do mật độ cây cà phê ở ba nhóm thu nhập thấp, trung bình vào cao lần lượt là 1116, 1110 và 1124 cây/ha, nên nhóm thu nhập cao có xu hướng dùng lượng nước hàng năm cho biện pháp tưới gốc nhiều hơn hai nhóm còn lại trong khi nhóm thu nhập thấp lại dùng nhiều nước hàng năm hơn nhóm thu nhập trung bình. Đối với các hộ dùng biện pháp tưới phun mưa, bức tranh này có khác đôi chút. Nhóm thu nhập cao vẫn dùng lượng nước lớn nhất (795 lít/cây) trong khi nhóm thu nhập thấp (634 lít/cây) dùng nhiều nước hơn nhóm thu nhập trung bình (569 lít/cây). Lượng nước hàng năm mà các hộ sử dụng cho biện pháp này tăng theo thu nhập (1,836, 2,420, and 5,950 m3 /ha cho 3 nhóm thu nhập thấp, trung bình và cao). Mối quan hệ này có ý nghĩa thông kê ở mức độ tin cậy 95% trong phân tích tương quan giữa thu nhập và lượng nước mà hộ sử dụng (Pearson R=0.391, p<0.05) Bảng 13: Tương quan giữa lượng nước theo phương pháp tưới phun và thu nhập hộ totincome04 vol_sprinkler_tree totincome04 Tương quan Pearson 1 .685(*) Mức ý nghĩa (2 đuôi) . .014 N 80 12 vol_sprinkler_tree Tương quan Pearson .685(*) 1 Mức ý nghĩa (2 đuôi) .014 . N 12 12 * Tương quan có ỹ nghĩa ở mức 0.05 (2 đuôi). Các hộ sử dụng nguồn nước tư nhân dùng nhiều nước hơn các hộ sử dụng nguồn nước công cộng (với chênh lệch cho hai biện pháp tưới gốc và phun mưa là 50 và 70 lít/cây). Điều này là do nguồn nước công cộng chỉ cho phép người dân sử dụng một lượng nước nhất định. Các nông trường quốc doanh hoặc đơn vị cung cấp nước công cộng chỉ mở nguồn nước vài lần một tháng nên nông dân không được sử dụng nhiều như họ muốn. Bảng 14: Lượng nước sử dụng theo các nhóm Tưới gốc Tưới phun Huyện m3/cây lit/ha lít/ha m3/cây Krong Ana 0.654 2909 2163 0.610 CuMgar 0.959 3450 3720 0.654 Nhóm thu nhập Nghèo 0.722 3017 1836 0.634 Trung bình 0.735 2982 2420 0.569 Giàu 0.976 3553 5940 0.795 Nguồn nước Tư nhân 0.820 3155 3520 0.663 Công cộng 0.772 3614 2104 0.594 Khi được hỏi về hiện tượng thiếu nước trong năm 2003 và 2004, hầu hết các hộ đều cho biết năm 2004 thiếu nước hơn năm 2003. Chỉ có 51% số hộ cho biết có đủ nước sử dụng trong năm 2004 trong khi năm 2003 có tới 85% số hộ có đủ nước. Năm 2004, huyện CuMgar thiếu nhiều nước hơn huyện Krong Ana với 46 % và 51 % số hộ thừa nhận thiếu nước tại hai huyện này. 65% hộ thu nhập thấp và trung bình đối mặt với hiện tượng thiếu nước trong khi chỉ có 32% số hộ thu nhập cao thừa nhận khó khăn này. Đặc biệt số hộ sử dụng nguồn nước tư nhân gặp khó khăn nhiều hơn với 55% số hộ thừa nhận khó khăn này trong khi chỉ có 16% số hộ sử dụng nguồn nước công cộng bị thiếu nước do nguồn nước công cộng lấy từ hệ thống thuỷ lợi có xu hướng bền vững hơn nguồn nước tư nhân khai thác từ nguồn nước ngầm. Phân tích chi phí tưới nước Như đã đề cập trong phần phân tích tổng chi phí sản xuất ở trên, chi phí tưới chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí (tính cả chi phí lao động gia đình). Về lý thuyết, biện pháp tưới phun tốn nhiều nước hơn, điều này giải thích phần nào về chi phí cao hơn. Tuy nhiên, chi phí của mỗi biện pháp không chỉ phụ thuộc vào lượng nước mà còn phụ thuộc vào khoảng cách đến nguồn nước gần nhất, nguồn nước, chi phí đầu tư ban đầu, điều kiện khí hậu của các vùng khác nhau và các điều kiện ưu đãi của chính quyền địa phương (ví dụ như tài nguyên nước công cộng, tư nhân). Việc phân tích chi phí nước tưới ở 80 hộ khác nhau trong nghiên cứu này đã cho thấy rõ thực tế nêu trên. Trong trường hợp sử dụng lao động gia đình, tổng chi phí nước tưới khi áp dụng biện pháp tưới gốc (2.321 nghìn VND/tấn) thấp hơn 26% so với khi áp dụng biện pháp tưới phun (2.936 nghìn VND/tấn). Hơn nữa, chi phí tưới gốc cũng dao động khá nhiều, từ chi phí tối thiểu là 712 nghìn VND/tấn cho tới hơn 11 triệu VND/tấn. Trong khi đó chi phí tưới phun chỉ dao động từ 1,7 triệu VND/tấn đến 4,2 triệu VND/tấn. Trong biện pháp tưới gốc tỷ lệ cao nhất là chi phí cố định, chiếm gần 70% tổng chi phí. Chi phí cố định được đầu tư khá cao trong biện pháp tưới phun. Điều này phần nào khiến nông dân không muốn áp dụng biện pháp tưới phun, mặc dù họ biết rằng biện pháp này là hiệu qủa hơn so với tưới gốc. Chi phí hoạt động của biện pháp tưới phun còn thấp hơn đôi chút so với tưới gốc (852 so với 928 nghìn đồng/tấn khi sử dụng lao động gia đình) bởi vì tưới phun sử dụng nhân công ít hơn so với tưới gốc. Trong trường hợp không sử dụng lao động gia đình, chi phí khi áp dụng biện pháp tưới gốc cũng thấp hơn so với khi áp dụng biện pháp tưới phun (lần lượt là 2.152 và 2.821 nghìn VND t-1 ) với độ lệch tiêu chuẩn cũng khác nhau (1.414 và 738 nghìn VND t-1). Qua phân tích ở trên có thể thấy chi phí tươi phun cao hơn so với chi phí tưới gốc. Tuy nhiên hiện nay biện pháp tưới gốc sử dụng nhiều nước hơn so với biện pháp tưới phun, do vậy trong tương lai nếu người nông dân phải trả tiền nước tưới và tiếp tục áp dụng biện pháp tưới như hiện nay thì chi phí tưới gốc sẽ rất cao. Đây cũng là một yếu tố cần phải xem xét. Bảng 15: Chi phí tưới (000d/tấn quả) Biến Số hộ TB Sai số Min Max Tưới gốc - có LĐ gia đình 68 2321 1469 712 11498 Tưới phun - có LĐ gia đình 12 2936 779 1669 4261 Tưới gốc - ko LĐ gia đình 68 2152 1414 498 10998 Tưới phun - ko LĐ gia đình 12 2821 738 1591 3975 Việc phân tích phân bổ chi phí theo các nhóm khác nhau là một vấn đề rất đáng để xem xét. Nhìn chung, chi phí tưới của Krong Ana cao hơn CuMgar, đặc biệt là về chi phía biến đổi. Chi phí cố định của những hộ áp dụng biện pháp tưới gốc ở Krong Ana cao hơn 9% so với ở CuMgar. Chi phí hoạt động ở Krong Ana thậm chí còn cao hơn 22% so với ở CuMgar. Sở dĩ như vậy là vì cả giá nhân công và giá xăng dầu ở Krong Ana (25,2 nghìn đ/người-ngày và 4,5 nghìn đ/lít) đều cao hơn ở CuMgar (24 nghìn đ/người-ngày và 4,5 nghìn đ/lít). Tất cả các hạng mục chi phí của những hộ sử dụng nguồn nước công cộng đều cao hơn so với các hộ sử dụng nguồn nước tư nhân. Điều này là do trong biện pháp tưới gốc, chi phí lắp đặt ống dẫn nước và bơm nước từ nguồn công cộng đều cao gấp 4 và 1,1 lần so với khi sử dụng nguồn nước tư nhân. Chỉ có chi phí đào giếng và nước tưới công cộng là thấp hơn so với của tư nhân, mặc dù chệnh lệch không nhiều như vậy (chỉ hơn 0,12 và 50 lần) (song cần lưu ý rằng chi phí tưới nước của nguồn nước công cộng và nguồn nước tư nhân chỉ vào khoảng 100 nghìn đ/ha so với 2 nghìn đ/ha, do đó mức chênh lệch 50 lần như vậy không phải là qúa nhiều). Với biện pháp tưới phun, chi phí lắp đặt ống dẫn nước và đào giếng của chủ sở hữu tư nhân cao gấp 1,4 và 8 lần so với của công cộng. Tuy nhiên, chi phí về máy bơm, tưới nước và dụng cụ tưới phun của công cộng đều cao hơn rất nhiều so với của tư nhân. Chi phí nhân công và nhiên liệu không khác nhau nhiều giữa hai nhóm này. Bảng 16: Chi phí tưới theo nhóm (000 đ/tấn quả) Các nhóm Chi phí cố đình Chi phí hoạt động Tưới gốc Tưới phun Có LĐ gia đình Ko LĐ gia đình Huyện Krong Ana 1458 2341 1011 823 CuMgar 1335 1785 826 690 Nguồn nước Tư nhân 1317 1980 903 740 Công cộng 2174 2239 993 842 Thực tiễn sử dụng phân bón Bón phân là hoạt động rất quan trọng trong sản xuất cà phê. Có tới 99 % số hộ điều tra cho biết có sử dụng phân bón. Chỉ có 1 hộ ở huyện CuMgar không sử dụng phân bón. Nông dân sản xuất cà phê ở Dak Lak dùng 11 loại phân. Trung bình, một hộ bón 1140 kg phân cho 1 tấn cà phê quả (tính tổng tất cả các loại phân). Loại phân bón chính được sử dụng là NPK và phân xanh, chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng lượng phân 26.5 % và 33 %. SA, urea, thermo-phosphate, KCl chiếm khoảng 8% trong tổng lượng. Bảng 17: Lượng phân bón theo loại Loại phân Lượng (kg/tấn) % SA 102.23 8.96 Urea 97.06 8.51 Thermo-Phosphate 97.26 8.53 Super-phosphate 7.41 0.65 KCl 93.63 8.21 NPK 301.92 26.48 Nitrate 3.74 0.33 Vôi 34.43 3.02 Phân xanh 375.20 32.90 DAP 11.60 1.02 Khác 15.83 1.39 Tổng 1140.31 100.00 Hộ dân huyện Krong Ana dùng ít phân bón hơn huyện CuMgar (trung bình 1088 kg/tấn hạt và 1191 kg/tấn hạt). Loại phân chủ yếu mà huyện Krong Ana sử dụng là NPK và phân xanh, chiếm 33 và 40 %. Trong khi đó, huyện CuMgar dùng nhiều loại phân hơn như phân xanh, NPK, SA and Thermo-phosphate, chiếm lần lượt 27, 21,11 và 13 % tổng lượng bón. Bảng 18: Lượng phân bón theo loại, theo huyện Loại phân Krong Ana CuMgar Lượng (kg/tấn) % Lượng (kg/tấn) % SA 68 6.25 135 11.34 Urea 70 6.43 122 10.24 Thermo-Phosphate 40 3.68 152 12.76 Super-phosphate 15 1.38 0 0.00 KCl 53 4.87 133 11.17 NPK 360 33.09 247 20.74 Nitrate 8 0.74 0 0.00 Vôi 18 1.65 50 4.20 Phân xanh 434 39.89 319 26.78 DAP 0 0.00 23 1.93 Khác 22 2.02 10 0.84 Tổng 1088 100 1191 100 Các nhóm thu nhập cũng sử dụng phân bón khác nhau. Nhóm thu nhập cao sử dụng ít phân bón nhất 1061 kg/tấn hạt so với 1240 kg và 1161 kg/tấn hạt của nhóm thu nhập trung bình và thấp. Điều này có thể là do nhóm thu nhập cao có nhiều kiến thức hơn và có nhiều tiền đầu tư ban đầu chăm sóc cây cà phê hơn nên đất tốt, không phải dùng nhiều phân bón. Mặt khác, họ sử dụng chủ yếu là phân hoá học (chiếm tới 40% tổng lượng phân), nên tác dụng với đất mạnh hơn. Trong khi đó, nhóm thu nhập thấp không có nhiều tiền mua phân hoá học nên họ chủ yếu sử dụng chủ yếu là phân xanh (chiếm tới hơn 40% tổng lượng phân). Bảng 19: Lượng phân bón theo loại, theo nhóm hộ (kg/tấn) Loại phân Nghèo TB Giàu Lượng % Lượng % Lượng % SA 72 6.21 86 6.91 151 14.83 Urea 97 8.34 59 4.77 137 13.45 Thermo-Phosphate 79 6.83 66 5.33 148 14.60 Super-phosphate 7 0.61 3 0.24 12 1.21 KCl 85 7.36 49 3.94 149 14.63 NPK 334 28.76 287 23.13 285 28.01 Nitrate 0 0.00 2 0.19 9 0.89 Vôi 0 0.00 91 7.37 11 1.09 Phân xanh 471 40.60 579 46.69 64 6.31 DAP 0 0.00 12 0.98 23 2.27 Khác 15 1.29 5 0.44 28 2.71 Tổng 1161 100 1240 100 1016 100 Lượng phân hoá học cũng được nhóm nghiên cứu phân tích theo phân đơn, đó là đạm (N), lân (P2O5) và Kali (K2O) để đánh giá hiệu quả sử dụng phân bón của nông dân Đắk Lắk. Tình trung bình năm 2004, lượng bón đạm cao nhất, khoảng 191 kg/tấn so với mức 70 kg/tấn và 173 kg/tấn lượng lân và kali. Khoảng giao động của hai yếu tố đạm và kali cũng cao hơn với giá trị tối thiểu là 75 và 41 kg/tấn và giá trị tối đa là 788 và 1108 kg/tấn, cho thấy biên độ sử dụng phân bón giao động khá lớn trong số 80 hộ điều tra năm 2004. Bảng 20: Lượng phân bón sử dụng trong sản xuất cà phê 2004 (kg/tấn quả khô) Các yếu tố Số hộ TB Độ lệch Min Max P 80 69.98 41.81 20.31 304.62 N 80 191.28 104.43 75.00 788.31 K 80 173.49 136.04 41.03 1107.69 Có thể phân tích xu thế sử dụng các yếu tố này theo từng nhóm dân số như sau. Hộ nông dân ở CuMgar bón nhiều phân hoá học hơn huyện Krong Ana do tổng lượng phân bón của CuMgar cũng lớn hơn Krong Ana theo phân tích ở trên với mức chênh lệch 103 kg phân bón/tấn. Trong số 3 yếu tố này, chênh lệch giữa hai huyện lớn nhất là trong sử dụng Kali với mức chênh 58 kg so với 39 kg và 10 kg của đạm và lân. Mặc dù bón nhiều phân hơn nhưng năng suất của huyện CuMgar cũng không cao hơn so với Krong Ana. Năm 2004, năng suất của Krong Ana cao hơn CuMgar 0,3 tấn/ha. Điều này cho thấy năng suất cà phê không chỉ phụ thuộc vào việc bón nhiều phân mà còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật bón phân hợp lý. Bảng 21: Lượng phân hoá học theo nhóm (kg/tấn quả khô) Các nhóm P N K Tổng 70 191 173 Huyện Krong Ana 65 171 144 CuMgar 75 210 202 Nhóm thu nhập Nghèo 64 175 161 TB 63 168 142 Giàu 83 232 219 Nhóm thu nhập cao sử dụng lượng dinh dưỡng trong phân nhiều hơn hai nhóm còn lại, đặc biệt là Kali trong khi lượng sử dụng của nhóm thu nhập thấp và thu nhập trung bình chênh lệch không nhiều. Kết quả cho thấy nhóm thu nhập cao sử dụng nhiều phân hoá học hơn nhóm thu nhập trung bình 77 kg và 64 kg đạm và Kali, nhờ thu nhập và đầu tư cây trồng cao của nhóm này. Chi phí phân bón Như đã trình bày ở trên, tổng chi phí phân bón ở các huyện điều tra là khoảng 3 triệu đồng/tấn cà phê. Tổng chi phí này không được phân theo hai trường hợp lao động gia đình và không có lao động gia đình mà chỉ tính tổng chi phí lao động. Các yếu tố cấu thành chi phí phân bón được trình bày trong bảng 22. Trên thực tế, huyện CuMgar (3.2 triệu đ/tấn) trả chi phí phân bón cao hơn huyện Krong Ana (2.8 triệu đ/tấn) do giá một số loại phân ở huyên CuMgar (SA, Thermo-phosphate) cao hơn Krong Ana (với mức chênh lệch của hai loại phân này khoảng 115 và 710 đ/kg). Mặc dù vậy, chi phí lao động và vận chuyển ở Krong Ana cao hơn CuMgar chút ít nhưng không đủ bù đắp chênh lệch giá. Tổng chi phí mà hộ thu nhập thấp phải trả cho một tấn cà phê cao hơn hộ thu nhập trung bình (với chênh lệch khoảng 300 nghìn đồng/tấn). Chi phí lao động và vận chuyển của hộ thu nhập thấp cao hơn hai nhóm còn lại do nhóm này có xu hướng sử dụng nhiều lao động vào bón phân hơn hai nhóm còn lại. Ngoài ra, giá phân bón mà hộ thu nhập thấp mua cao hơn chút ít so với hộ trung bình (3330 và 3150 đ/kg). Bảng 22: Chi phí phân bón theo nhóm (000đ/tấn quả tươi) Các nhóm Mua phân LĐ+vận chuyển Tổng Huyện Krong Ana 2705 131 2836 CuMgar 3155 89 3244 Nhóm thu nhập Nghèo 2760 138 2898 TB 2438 108 2546 Giàu 3635 81 3716 Thực tiễn sử dụng thuốc trừ sâu Có tới 77,5 % số hộ điều tra cho biết có sử dụng thuốc trừ sâu để diệt sâu bệnh gây hại cho cây cà phê. Chỉ có 22,5% số họ hoàn toàn không sử dụng thuộc trừ sâu. Có 7 loại thuốc trừ sâu chính thường được sử dụng để chống lại các loại bệnh và sâu như rệp vừng, vảy nến, kiến và các vi sinh vật khác. Sâu được coi là sinh vật chính có thể được trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau như đã trình bày trong bảng 21. Trong số các loại thuốc trừ sâu, nông dân chủ yếu sử dụng Supracide 40EC và Supracide 40FC, chiếm 27 và 29 % tổng số hộ. Bảng 23: Số hộ sử dụng các loại thuốc diệt trừ sâu bệnh hại khác nhau Rệp vừng Rệp sáp Kiến Loại khác (côn trùng) Dibamirin 5EC 4 7 Supracide 40EC 2 19 4 Supracide 40 FC 1 10 16 Ofatox 1 Suprathion 40EC 4 5 Ba Sa 1 17 Furadan 2 Việc sử dụng thuốc trừ sâu khác biệt giữa hai huyện. Hầu hết các hộ gia đình Krong Ana sử dụng Dibamirin 5 EV và Supracide 40 FC (chiếm 26.3 và 26.6 % tổng số hộ) trong khi CuMgar chủ yếu sử dụng Supracide 40 EC và BaSa (chiếm 26 và 45 % số hộ). Bảng 24: Số hộ sử dụng thuốc trừ sâu theo huyện 2004 Thuốc Krong Ana CuMgar Dibamirin 5EC 10 Supracide 40EC 7 8 Supracide 40 FC 15 1 Ofatox 1 Suprathion 40EC 3 4 Ba Sa 3 15 Furadan 2 Lượng thuốc trừ sâu Tính trung bình, mỗi hộ gia đình dùng khoảng 2.60 lít tổng lượng thuốc trừ sâu năm 2004 (với độ lệch 1.53 litres), cao hơn nhiều so với mức 1.3 litres năm 2003. 25 %số hộ cho biết có tăng lượng thuốc trừ sâu do nhận được khuyến cáo của dịch vụ khuyến nông. 75% số hộ cho biết năm 2004, sâu bệnh nhiệu hơn năm 2003 nên phải dùng nhiều thuốc trừ sâu hơn. Lượng thuốc trừ sâu trung bình mà các nhóm hộ sử dụng cũng khác biệt. Lượng thuốc trung bình giữa hai huyện không khác nhau nhiều trong năm 2004 (2.63 và 2.58 lít ), nhưng năm 2003, Krong Ana sử dụng thuốc trừ sâu ít hơn CuMgar nhiều (0.95 và 1.77 lít). Năm 2004, nhóm có thu nhập trung bình (3.19 lít) dùng nhiều thuốc trừ sâu hơn nhóm thu nhập cao và thấp (2.75 và 1.9 lít/năm). Trong khi đó, năm 2003, nhóm thu nhập cao sử dụng nhiều nhất, sao đó đến nhóm trung bình và thấp. Bảng 25: Lượng thuốc trừ sâu trung bình năm 2003 và 2004 các nhóm sử dụng (lít) Nhóm thu nhập Lượng 2004 Lượng 2003 Nghèo 1.89 0.65 TB 3.19 1.35 Giàu 2.75 1.88 Huyện Krong Ana 2.63 0.95 CuMgar 2.58 1.77 Chi phí thuốc trừ sâu Chi phí mua thuốc trừ sâu trung bình năm 2004 khoảng 208 nghìn đồng/tấn (không tính công lao động gia đình), chiếm khoảng 3 % tổng chi phí sản xuất. Nếu tính thêm lao động gia đình, tổng chi phí chỉ cao hơn chút ít (209 nghìn đồng/tấn). Sở dĩ hai loại chi phí này chênh lệch không nhiều do bản thân chi phí lao động trong tổng chi phí thuốc trừ sâu đã thấp. Thành phần trong chi phí thuốc trừ sâu được phân tích theo các nhóm dân số trong bảng 26. Kết quả cho thấy chi phí thuốc trừ sâu ở Krong Ana cao hơn CuMgar (với mức chênh lệch 76 nghìn đồng/tấn), trong đó,chi phí lao động chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng chi phí (22% ở Krong Ana và 30% ở CuMgar). Chi phí thuốc trừ sâu ở CuMgar cao hơn Krong Ana là do cà phê CuMgar bị nhiễm nhiều sâu bệnh hơn Krong Ana (xem bảng dưới đây về số hộ có cà phê bị nhiễm sâu bệnh) Bảng 26: Số hộ có cà phê bị nhiễm sâu bệnh Tên bệnh Krong Ana CumGar Rệp vừng 2 2 Vảy nến 9 7 Kiến 4 Khác (sâu) 23 22 Tổng chi phí thuốc trừ sâu mà nhóm hộ có thu nhập thấp phải trả cao hơn nhóm thu nhập trung bình và cao (256 nghìn VND/tấn so với 210 và 153 nghìn đồng/tấn) do nhóm thu nhập thấp không có nhiều tiền đầu tư ban đầu để chăm sóc cây nên cây bị nhiễm bệnh nhiều hơn và phải trả chi phí cao hơn cho công đoạn này Bảng 27: Chi phí thuốc trừ sâu các nhóm phải trả (000đ/tấn quả) Huyện Lao động Mua thuốc Tổng Krong Ana 55 186 241 CuMgar 52 114 166 Nhóm thu nhập Nghèo 40 217 256 TB 43 167 210 Giàu 76 77 153 Dịch vụ khuyến nông Biểu đồ 20: Tỷ lệ % các hộ nhận được dịch vụ hỗ trợ tưới nước Nhìn chung, dịch vụ khuyến nông được cung cấp khá rộng khắp. Có tới 99% nông dân vùng điều tra đã nhận được dịch vụ khuyến nông trong năm 2004. Hầu hết các dịch vụ này đều do các cơ quan khuyến nông cung cấp cho người dân (chiều từ trên xuống) (chiếm tới 99%). Chỉ có một hộ gia đinh đến gặp cán bộ khuyến nông và hỏi về các biện pháp hỗ trợ. Điều này cho thấy nông dân rất bị động trong việc nhận dịch vụ hỗ trợ. Nếu các cơ quan khuyến nông không chủ động đến và cung cấp dịch vụ, họ cũng không thấy cần thiết phải xin hỗ trợ. Cần thay đổi nhận thức này của dân để họ thấy thực sự cần đến các dịch vụ khuyến nông. Nhóm nghiên cứu chia dịch vụ khuyến nông thành 3 loại: dịch vụ về nước tưới, phân bón và thuốc trừ sâu. 1.7.1. Dịch vụ khuyến nông cho nước tưới Có tới 70% số hộ phỏng vấn nhận được hỗ trợ kỹ thuật cho việc tưới nước. Có thể thấy rõ số người nhận dịch vụ khuyến nông tại 2 huyện trong hình dưới đây. Trong khi có tới 90% số hộ ở Krong Ana nhận được hỗ trợ về tưới nước thì ở CuMgar chỉ có 55% số hộ nhận được. Đây có thể là lý do vì sau lượng nước sử dụng cho 1 tấn cà phê quả ở CuMgar cao hơn Krong Ana rất nhiều đối với cả những hộ áp dụng phương pháp tưới gốc và tưới phun. Lượng nước tưới cho một cây của các họ sử dụng phương pháp tưới gốc ở hai huyên CuMgar and Krong Ana là 959 và 654 lít. Đối với các hộ sử dụng phương pháp tưới phun, số liệu này là 654 và 610 lít. Biểu đồ 21: Tỷ lệ % các hộ nhận được dịch vụ khuyến nông Phân bổ theo nhóm thu nhập cho thấy, nhóm thu nhập thấp và trung bình nhận được hỗ trợ về nước tưới như nhau (chiếm 81.5% tổng số hộ mỗi nhóm), trong khi chỉ có 46% số hộ giàu nhận được dịch vụ này. Điều này có thể giải thích tại sao nhóm hộ thu nhập cao sử dụng lượng nước nhiều nhất (976 lít/cây đối với biện pháp tưới gốc) so với mức 735 and 722 L cây-1 của nhóm hộ thu nhập thấp và trung bình. Các hộ gia đình nhận hỗ trợ dịch vụ khuyến nông từ 4 đối tượng: hệ thống khuyến nông nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, cửa hàng tư nhân và viện nghiên cứu. Khoảng 68% số hộ nhận hỗ trợ từ trung tâm khuyến nông, 20% từ doanh nghiệp nhà nước, 10% từ viện nghiên cứu và 1,5% từ cửa hàng tư nhân. Biểu đồ 22: Tỷ lệ % các hộ nhận được hỗ trợ kỹ thuật tưới nước Các hộ điều tra cũng được yêu cầu xếp thứ tự chất lượng cho các dịch vụ mà hộ nhận được từ các đối tượng khác nhau. Kết quả cho thấy trong số 45 hộ nhận được dịch vụ từ hệ thống khuyến nông nhà nước, 58% cho rằng dịch vụ này là tốt nhất và 40% cho rằng chất lượng dịch vụ trung bình. Trong số 39 hộ xếp thứ tự dịch vụ tốt nhất cho các đối tượng cung cấp, có tới 67% cho rằng đó là dịch vụ của hệ thống khuyến nông. Trong số 7 hộ nhận được thông tin của các viện nghiên cứu, 86% cho rằng dịch vụ này có chất lượng khá cao. Sở dĩ số lượng hộ nhận thông tin của Viện nghiên cứu ít là bởi vì các viện nghiên cứu không thường xuyên cung cấp dịch vụ trực tiếp cho nông dân, mà chỉ cung cấp qua các dự án. Các viện này chủ yếu là nhiệm vụ nghiên cứu chứ không ứng dụng nhiều (theo WASI). Điều này cho thấy các trung tâm khuyến nông vấn là đơn vị cung cấp dịch vụ chính cho người dân với chất lượng tốt nhất. Bảng 28: Số hộ nhận được dịch vụ hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau Nguồn cung cấp Tần số % Lũy kế Trung tâm khuyến nông 45 68.18 68.18 Doanh nghiệp nhà nước 13 19.7 87.88 Viện nghiên cứu 7 10.61 98.48 Cửa hàng tư nhân 1 1.52 100 Tổng cộng 66 100 Bảng 29: Số hộ xếp hạng chất lượng dịch vụ của các cơ quan hỗ trợ khác nhau Nguồn cung cấp Tốt Trung bình Kém Tổng cộng Trung tâm khuyến nông 26 18 1 45 Doanh nghiệp nhà nước 7 6 0 13 Viện nghiên cứu 6 1 0 7 Cửa hàng tư nhân 0 1 0 1 Tổng cộng 39 26 1 66 Theo các hộ nông dân, dịch vụ khuyến nông chỉ được cung cấp nhiều nhất là 2 lần/năm. Trong số 66 hộ nhận được hỗ trợ kỹ thuật về nước tưới, chỉ có 14% nhận được 2 lần/năm. Số còn lại chỉ nhận được 1 lần/năm. Và cũng chỉ có hệ thống khuyến nông và doanh nghiệp nhà nước mới cung cấp dịch vụ tới 2 lần/năm. Viện nghiên cứu và cửa hàng tư nhân chỉ cung cấp 1 lần/năm và cho ít hộ nông dân hơn. Chỉ có 5% số hộ ở huyện Krong Ana nhận được dịch vụ 2 lần/năm, trogn khi số liệu này ở CuMgar là 30%. Nhưng trên thực tế, số hộ nhận được dịch vụ ở CuMgar thấp hơn so với Krong Ana (28 và 45). Mặc dù % số hộ nhận dịch vụ 2 lần/năm thấp hơn, nhưng số lượng tuyệt đối ở Krong Ana cao hơn. Bảng 30: Số hộ nhận hỗ trợ nhiều lần khác nhau năm 2004 Nguồn cung cấp Lần hỗ trợ Tổng cộng 1 2 Trung tâm khuyến nông 38 7 45 Doanh nghiệp nhà nước 11 2 13 Viện nghiên cứu 7 0 7 Cửa hàng tư nhân 1 0 1 Tổng cộng 57 9 66 Tất cả các dịch vụ khuyến nông về nước tưới đều được cung cấp miễn phí do người nông dân không có thói quen tìm đến cơ quan khuyến nông để xin cung cấp dịch vụ. Nếu không cung cấp miễn phí hoặc thậm chí không trợ cấp thêm, nông dân thà ở nhà làm vườn chứ không muốn mất thời gian đến tham dự lớp tập huấn bởi lẽ họ cũng chưa nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ này đối với hoạt động sản xuất (theo Trung tâm khuyến nông tỉnh). Chỉ có mót số ít nông dân đến các Viện nghiên cứu và trả tiền tư vấn khi cà phê gặp dịch bệnh nguy hiểm hoặc để phân tích mẫu đất. Chi phí cho một lần phân tích mẫu đất là khoảng 100-120 nghìn đồng. Trong số các đối tượng cung cấp hỗ trợ khuyến nông, chỉ có trung tâm khuyến nông tỉnh tiến hành đánh giá nhu cầu hàng năm của một số nhóm nông dân đại diện, trên cơ sở đó lập kế hoạch hàng năm và xin kinh phí của Trung tâm khuyến nông quốc gia. Trung tâm khuyến nông huyện đã giới thiệu sơ lược phương pháp tưới nước hợp lý thông qua các khoá đào tạo nhưng không hướng dẫn cụ thể việc áp dụng vào những điều kiện khác nhau do họ không đủ cán bộ để đi đến các vùng trồng cà phê. Vì vậy, việc áp dụng các phương pháp này chỉ phụ thuộc vào khả năng tài chính, nguồn nước sẵn có và một số đặc tính của đất theo đánh giá của bản thân người dân. Tuy nhiên, bản thân Trung tâm khuyến nông tỉnh cũng kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docfinal_report_vn_28_10__5627.doc
Tài liệu liên quan