Báo cáo Nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Minh Huy

Công ty thực hiện phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này thì toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành các yếu tố chi phí sau:

+ Chi phí nguyên, vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tượng lao động như: Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế. mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Số tiền này trong năm là: 2.338.357.010đ

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp. Số tiền này trong năm là: 438.000.000đ

+ Chi phí sửa chữa lớn: 68.650.000đ

+ Chi phí nhân công : Bao gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương theo quy định của lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc lao vụ. Tổng số tiền là: 728.972.000đ

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ chi phí đã phát sinh liên quan đến các dịch vụ mua từ bên ngoài như: tiền điện, tiền nước: 210.000.250đ

+ Chi phí khác bằng tiền : Bao gồm toàn bộ chi phí bằng tiền ngoài các yếu tố đã kể trên mà doanh nghiệp chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Số tiền đã chi trong kỳ: 5.718.000đ

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1832 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Minh Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh nghiệp có máy móc phương tiện hiện đại, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. - Nguồn nhân lực Lực lượng lao động là người trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh và các hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Trong kinh doanh, con người là nhân tố hàng đầu để đảm bảo thành công. Kenichi Ohmae đã đặt con người ở vị trí số một, trên cả vốn và tài sản khi đánh giá sức mạnh của doanh nghiệp. Chính con người với năng lực thật của họ mới lựa chọn cơ hội và sử dụng các sức mạnh mà họ đã và sẽ có như vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ...một cách có hiệu quả để nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh. - Tiềm lực vô hình Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp bao gồm: + Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường + Mức độ nổi tiếng của thương hiệu. + Uy tín và các mối quan hệ của ban lãnh đạo ... Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng hoạt động của doanh nghiệp trên thương trường càng trở nên dễ dàng, doanh nghiệp có thể tận dụng để nâng cao hiệu quả bán hàng, nâng cao doanh thu bán hàng và giảm các khoản chi phí không cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp Để có thể thành công trong kinh doanh, hoạt động của các doanh nghiệp thương mại cần thực hiện trên nền của một hệ thống cấu trúc tổ chức hoàn hảo và tính hiệu quả của hệ thống và công nghệ quản lý. Và như vậy, kết quả thực hiện của một doanh nghiệp không chỉ là tổng của các kết quả thực hiện được ở các bộ phận, chức năng, nhiệm vụ được xem xét riêng biệt, mà nó là hàm số của những tương tác giữa chúng. - Khả năng kiểm soát, chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hoá và dự trữ hợp lý hàng hoá của doanh nghiệp. Yếu tố này tác động đến “đầu vào” của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến kết quả thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như khâu cuối cùng là bán hàng. Nếu đầu vào có uy tín và độ tin cậy cao sẽ làm cho doanh nghiệp giảm một phần chi phí bỏ ra. Ngược lại, nếu là nguồn cung cấp không đủ tin cậy sẽ làm cho doanh nghiệp phải lo lắng hơn và chi phí bỏ ra lớn hơn . - Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin Một doanh nghiệp đang hoạt động trong cơ chế thị trường cần phải nắm rõ và chính xác về thị trường mình đang kinh doanh, các mặt hàng đang bán, chủ trương chính sách của Nhà nước... Muốn vậy doanh nghiệp phải có một hệ thống thu thập và xử lý thông tin từ môi trường kinh doanh. Do đó mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một hệ thống trao đổi và thông tin mạnh, rộng khắp và hiện đại, đảm bảo cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời và liên tục. * Tóm lại Thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Trên đây chỉ là một vài yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để có thể thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của mình từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và không ngừng phát triển doanh nghiệp ngày càng vững mạnh. Chương 2 Giới thiệu chung về công ty 1/ Sơ lược về sự hình thành và phát triển: Cụng ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Minh Huy là một cụng ty dịch vụ vận tải. Trụ sở chính tại số 40 - Núi Đèo - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng. Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Minh Huy được thành lập theo Giấy phép số 005876 ngày 02/02/1996 do UBND Thành Phố Hải Phòng cấp và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 052246 ngày 09/02/1996 do Uỷ ban Kế hoạch Thành Phố Hải Phòng cấp. + Ngành nghề kinh doanh: - Vận tải hàng hoá đường bộ. - Dịch vụ vận tải. - Đại lý vận tải và vận tải hàng hoá đường thuỷ. - Buôn bán vật liệu xây dựng, than, chất đốt, thiết bị phụ tùng máy, hàng kim khí điện máy. - Dịch vụ cầm đồ, kinh doanh lâm sản. Kể từ ngày thành lập, trong hầu hết các năm Công ty đều hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong những năm gần đây do thay đổi cơ chế và cung cầu của nền kinh tế quốc dân cộng với sự biến động của thị trường vận tải nên đã ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy trong 2 năm 2005 - 2006 Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn. Từ năm 2007 đến nay Công ty đã có những thay đổi rất tích cực. Quá trình lịch sử của Công ty có sự phát triển và mở rộng từ 02 chiếc xe loại nhỏ, cho đến nay Công ty đã có một đội xe ô tô và mới đầu tư mua thêm chiếc xe vận tải loại KAMAZSOMI để kinh doanh vận tải đường bộ, một đội tàu hàng cỡ nhỏ, xà lan. Mặt khác Công ty đầu tư bến bãi, kho hàng để làm vị trí đỗ xe, kinh doanh kho bãi, cho thuê gửi hàng hoá. Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Minh Huy có thể thấy từ ngày khai sinh cho đến nay Công ty đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Trong hoàn cảnh thị trường biến động không ngừng, tập thể CBCNV dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc, Đảng uỷ Công ty đã tìm mọi cách, mọi biện pháp khắc phục tình hình thực tế đưa Công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả, cụ thể: quyết tâm đầu tư mua sắm trang thiết bị, mua thêm xe ô tô để kinh doanh vận tải, mặt khác giảm biên chế các tầng lớp đã đến tuổi về nghỉ đối với CBCNV có điều kiện làm kinh tế gia đình, tìm cách trẻ hoá đội ngũ CBCNV, nâng cao trình độ nghiệp vụ, trang thiết bị kỹ thuật. Hệ thống thông tin mở rộng, trang bị máy Fax, máy vi tính, nối mạng Internet. và hiện nay Công ty đang ngày càng củng cố uy tín cho mình đối với khách hàng trong và ngoài nước, dần dần đã thu hút được nhiều chủ hàng đến với Công ty. + Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Minh Huy: - Vận chuyển các loại hàng hoá bằng ô tô, tàu biển, xà lan từ kho đến kho. - Cung ứng đại lý vận tải vật tư, hàng hoá trong toàn quốc. - Giao nhận, vận chuyển hàng hoá trọn gói từ kho đến kho qua nhiều phương thức. - Kinh doanh dịch vụ cho thuê bãi, kho hàng. + Cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Minh Huy. Hiện nay, Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Minh Huy có 01 đội xe ô tô loại nhỏ, 01 đội xe ô tô vận tải cỡ lớn, 01 đội tàu nhỏ và xà lan, hệ thống nhà kho, bến bãi. Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Minh Huy là một doanh nghiệp trẻ nên bộ máy quản lý rất gọn, nhẹ gồm một Giám đốc điều hành chung và một Phó giám đốc phụ trách quá trình kinh doanh của Công ty với 45 CBCNV trực thuộc 04 phòng ban, 04 đội xe ô tô vận tải, đội tàu. Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty: Giám đốc Phó giám đốc Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng kế toán Phòng tổ chức Hệ thống kho, bãi Đội tàu và xà lan Đội xe ô tô tải lớn Đội xe ô tô nhỏ Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, thống nhất từ trên xuống. Các phòng, ban chức năng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trong lĩnh vực của mình, còn các đội sản xuất thì hoạt động và hạch toán theo nhiệm vụ đã được giao và chịu sự quản lý của các phòng, ban cũng như của Ban Giám đốc Công ty. 2/ Giới thiệu bộ phận tài chính của Công ty. Các bộ phận liên quan trực tiếp đến quản lý tài chính của Công ty là: - Hội Đồng quản trị: Đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị: có nhiệm vụ ra các quyết định điều chỉnh có tính chất chiến lược của doanh nghiệp, quyết định chính sách về phân phối, chính sách tích luỹ tiêu dùng và tiêu dùng cũng như các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến toàn doanh nghiệp. - Giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính, tình hình thực hiện các mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp, điều chính các mối quan hệ trong phạm vi cho phép, báo cáo tài chính doanh nghiệp lên cấp trên và đề xuất các biện pháp điều chỉnh đối với những mối quan hệ vượt quá phạm vi quyền hạn cho phép. - Phó giám đốc : Chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, có trách nhiệm phân tích và điều chỉnh các mối quan hệ tài chính trong phạm vi cho phép, báo cáo tài chính doanh nghiệp lên cấp trên và đề xuất các biện pháp điều chỉnh các quan hệ tài chính vượt quá khả năng, phạm vi quyền hạn của mình lên cấp trên. - Bộ phận kế toán: Bao gồm kế toán trưởng, các nhân viên kế toán thực hiện các nhiệm vụ theo dõi, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý các tài sản, khai thác và sử dụng các nguồn vốn theo đúng chế độ, thể lệ quy định, cung cấp các số liệu liên quan đến các hoạt động kinh tế tài chính, phân tích tình hình thực hiện các chỉ kinh tế tài chính làm cơ sở tham khảo cho cấp trên trong việc ra quyết định quản lý. - Bộ phận kiểm toán nội bộ: Là bộ phận trực thuộc lãnh đạo cao nhất của đơn vị có nhiệm vụ trong việc quản lý giúp Giám đốc doanh nghiệp kiểm tra sự tuân thủ quy chế nội bộ cũng như chế độ quản lý của Nhà Nước đối với các vấn đề kinh tế, tài chính cũng như hệ thống kế toán của doanh nghiệp. - Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. 3/ Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty. Ta có bảng tổng hợp tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2007: stt Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Giá trị (đồng) Tỷtrọng(%) Giá trị (đồng) Tỷtrọng(%) I Tổng giá trị tài sản 5.504.233.700 100 5.654.051.000 100 1 Tài sản ngắn hạn 1.124.158.700 39,4 1.202.361.000 32,9 2 Tài sản dài hạn 4.380.075.000 60,6 4.451.690.000 67,1 II Tổng nguồn vốn 5.504.233.700 100 5.654.051.000 100 1 Vốn chủ sở hữu 5.231.000.000 92,2 5.263.100.000 89,3 2 Nợ phải trả 273.233.700 7.8 390.951.000 10,7 Là một Công ty cổ phần nên vốn ban đầu của Công ty hoàn toàn là vốn do các thành viên Hội đồng quản trị đóng góp. Khi mới thành lập, số vốn điều lệ của Công ty là 2,5 tỷ đồng. Trong đó tài sản cố định chiếm một phần khá lớn trong tổng giá trị tài sản do đặc thù hoạt động vận tải của Công ty. Sau thời gian hoạt động, đến nay Công ty đã có một hệ thống cơ sở vật chất với đội xe ô tô vận tải, tàu, xà lan, kho tàng, bến bãi… Qua bảng tổng hợp trên ta có thể thấy tài sản cố định, vốn cố định của Công ty vẫn chiếm một phần lớn tổng giá trị tài sản. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty. Điều này chứng tỏ Công ty đã có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả. Cụ thể là từ 02 chiếc xe ô tô vận tải cỡ nhỏ ban đầu, đến nay Công ty đã có xe ô tô vận tải cỡ lớn chuyên chở hàng nặng, tàu vận chuyển cỡ nhỏ, kho chứa hàng, bãi đỗ xe để phục vụ cho công tác vận tải, kinh doanh và cho thuê. Có được những thành công đó là do ban lãnh đạo Công ty đã biết cách tạo nguồn vốn từ các cổ đông, từ vốn vay của ngân hàng và vốn chiếm dụng trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, lợi nhuận thu được sau mỗi năm cũng được Công ty đưa vào đầu tư cho hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công việc. Chương 3 Nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải & thương mại minh huy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2007 ĐVT:1.000Đ Số TT Chỉ tiêu 2006 2007 1 Doanh thu thuần 3.469.239,06 4.269.642,05 2 Giá vốn hàng bán 3.230.502,46 3.923.461,47 3 Lợi nhuận gộp 238.736,60 346.180,58 4 Doanh thu hoạt động tài chính 34.162,70 26.941,63 5 Chi phí tài chính 62.986,83 93.230,35 Trong đó: Lãi vay phải trả 30.598,77 50.070,24 6 Chi phí bán hàng - - 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 188.133,90 215.718,25 8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 21.778,57 64.173,61 9 Thu nhập khác 964.034,63 980.331,06 10 Chi phí khác 570.181,30 882.692,36 11 Lợi nhuận khác 393.853,33 97.638,70 12 Tổng lợi nhuận trước thuế 415.631,90 161.812,70 13 Thuế thu nhập DN phải nộp 116.376,93 45.307,56 14 Lợi nhuận sau thuế 299.254,97 116.505,14 1. Nghiên cứu tình hình chi phí của Công ty : Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư, nguyên liệu, máy móc, trả công cho những người lao động... do vậy có thể hiểu chi phí sản xuất của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí về vật chất & về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Các chi phí này phát sinh có tính thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm của chi phí sản xuất kinh doanh là chi phí hàng ngày gắn liền với từng loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc tổng hợp, tính toán chi phí sản xuất cần được tiến hành trong từng khoảng thời gian nhất định, không phân biệt các sản phẩm đã hoàn thành hay chưa hoàn thành. Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, tính toán, kiểm tra và phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản phẩm, Công ty chia chi phí kinh doanh thành các khoản mục sau: A. Chi phí sản xuất kinh doanh: Công ty thực hiện phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này thì toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành các yếu tố chi phí sau: + Chi phí nguyên, vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tượng lao động như: Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế... mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Số tiền này trong năm là: 2.338.357.010đ + Chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp. Số tiền này trong năm là: 438.000.000đ + Chi phí sửa chữa lớn: 68.650.000đ + Chi phí nhân công : Bao gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương theo quy định của lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc lao vụ. Tổng số tiền là: 728.972.000đ + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ chi phí đã phát sinh liên quan đến các dịch vụ mua từ bên ngoài như: tiền điện, tiền nước: 210.000.250đ + Chi phí khác bằng tiền : Bao gồm toàn bộ chi phí bằng tiền ngoài các yếu tố đã kể trên mà doanh nghiệp chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Số tiền đã chi trong kỳ: 5.718.000đ + Chi phí thuế: Bao gồm toàn bộ chi phí thuế, phí, lệ phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tổng số tiền là: 349.482.460đ Phân loại chi phí sản xuất theo cách này giúp xác định rõ cơ cấu, tỷ trọng yếu tố chi phí, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, lập báo cáo chi phí theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính . Theo cách tính này, các khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tập hợp lại để làm căn cứ tính giá thành và xác định lợi nhuận thuần. Các chi phí hoạt động tài chính, chi phí bất thường được dùng để xác định lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh năm 2007 Số TT Chi phí Giá trị Ghi chú 1 Lương 716.800.000 2 BHXH, BHYT, KPCĐ 12.172.000 3 Nguyên, vật liệu 2.338.357.010 4 Khấu hao TSCĐ 438.000.000 5 Sửa chữa lớn 68.650.000 6 Dịch vụ mua ngoài 210.000.250 7 Chi phí khác 5.718.000 8 Thuế, phí, lệ phí 349.482.460 Tổng cộng 4.139.179.720 B. Chi phí tài chính: Trong năm, chi phí tài chính của Công ty là: 93.230.350đ C. Chi phí khác: Trong năm, chi phí khác của Công ty tăng mạnh. Số tiền chi trong năm là 882.692.360đ. Bảng tổng hợp toàn bộ chi phí của Công ty. Năm 2007 STT Chỉ tiêu Số tiền ( VND ) Tỷ trọng (%) 1 Chi phí sản xuất kinh doanh 4.139.179.720 80.92 Nhân công 728.972.000 14.25 Nguyên, vật liệu 2.338.357.010 45.71 Khấu hao TSCĐ 438.000.000 8.56 Sửa chữa lớn 68.650.000 1.34 Dịch vụ mua ngoài 210.000.250 4.11 Chi phí khác 5.718.000 0.11 Thuế, phí, lệ phí 349.482.460 6.84 2 Chi phí tài chính 93.230.350 1.82  3 Chi phí khác 882.692.360 17.26 Tổng 5.115.102.430 100.00 Từ bảng tổng hợp toàn bộ chi phí của Công ty năm 2007 ta thấy: trong năm 2007 hầu hết chi phí của Công ty phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Chi phí trực tiếp cho hoạt động kinh doanh năm 2007 của Công ty là 4.139.179.720 VNĐ, chiếm 80,92% tổng chi phí, trong đó chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công chiếm tỷ trọng cao nhất. Chi phí khác có một tỷ trọng cũng khá lớn, chiếm 17,26% tổng chi phí với 882.692.360đ, còn chi phí tài chính thì chiếm một lượng nhỏ, chỉ bằng 1,82% tổng chi phí với 93.230.350đ. Để thấy được rõ hơn về tình hình chi phí của doanh nghiệp, ta tiến hành nghiên cứu, so sánh tình hình chi phí của Công ty trong 02 năm 2006 và 2007. Bảng phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí của Công ty. stt Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Chênh lệch Giá trị (đ) Tỷtrọng (%) Giá trị (đ) Tỷtrọng (%) (%) (đ) I Chi phí sản xuất kinh doanh 3.418.636.360 84.38 4.139.179.720 80.92 121.07 720.543.360 1 Nhân công 623.541.150 15.39 728.972.000 14.25 116.91 105.430.850 2 Nguyên, vật liệu 2.025.668.450 50.00 2.338.357.010 45.71 115.43 312.688.560 3 Khấu hao TSCĐ 280.520.000 6.92 438.000.000 8.56 156.14 157.480.000 4 Sửa chữa lớn 60.112.358 1.48 68.650.000 1.34 114.20 8.537.642 5 Dịch vụ mua ngoài 182.036.352 4.50 210.000.250 4.11 115.36 27.963.898 6 Chi phí khác 5.003.800 0.12 5.718.000 0.11 114.27 714..200 7 Thuế, phí, lệ phí 241.754.250 5.97 349.482.460 6.84 144.56 107.728.210 II Chi phí tài chính 62.986.830 1.55 93.230.350 1.82 148.01 30.243.520 III Chi phí khác 570.181.300 14.07 882.692.360 17.26 154.80 312.511.060 Tổng 4.051.804.490 100.00 5.115.102.430 100.00 126.24 1.063.297.940 * Cách tính: - Tỷ trọng của từng loại chi phí: = Số lượng chi phí đó * 100 (%) Tổng chi phí - So sánh: = Yếu tố chi phí (kỳ nghiên cứu) * 100 (%) Yếu tố chi phí (kỳ gốc) - Chênh lệch: = Yếu tố chi phí (Kỳ nghiên cứu) - Yếu tố chi phí (Kỳ gốc) Nhìn vào bảng trên, ta dễ dàng nhận thấy, chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006. Trong đó, chủ yếu là sự gia tăng của chi phí hoạt động tài chính với mức tăng 48,01% và chi phí khác tăng 54,8%. Chi phí kinh doanh trực tiếp tăng 21,07%, mức tăng nhỏ nhất so với hai chỉ tiêu trên. Có sự tăng đột biến của chỉ tiêu chi phí khác là do năm 2007 Công ty đã đầu tư mua sắm thêm phương tiện vận tải, thiết bị phục vụ công việc kinh doanh. Ngoài ra, việc đầu tư thêm tài sản của Công ty cũng kéo theo việc gia tăng hoạt động tài chính nên chỉ tiêu này cũng tăng theo với một lượng khá lớn. Trong chỉ tiêu chi phí cho hoạt động kinh doanh trực tiếp thì mức tăng chi phí khấu hao TSCĐ là lớn nhất, nguyên nhân cũng do việc tăng thêm tài sản trong năm. Bên cạnh đó, các khoản thuế, phí và lệ phí tăng 44,56% so với năm 2006 cũng do nguyên nhân trên. Các khoản chi phí còn lại tăng với mức tương đối đồng đều, trong khoảng 14% đến 16% so với năm trước. Nhìn chung, tình hình chi phí của doanh nghiệp trong năm 2007 không phải là không tốt. Chi phí sản xuất kinh doanh tăng nhưng doanh thu cũng tăng, thậm chí mức tăng của doanh thu lớn hơn mức tăng chi phí cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty có chiều hướng đi lên. Chi phí khác tăng mạnh nhưng bù lại, tài sản của Công ty tăng, điều này là hợp lý bởi trong tình hình hiện nay, việc đầu tư, đổi mới cơ sở vật chất là rất cần thiết. Tuy nhiên, một số khoản chi phí có thể hạn chế như chi phí sửa chữa lớn, chi phí nguyên vật liệu, đòi hỏi Công ty cần có các biện pháp để tăng cường hiệu quả kinh doanh, tránh thất thoát, lãng phí nguyên liệu, giảm thiểu chi phí sửa chữa bằng cách phòng ngừa, hạn chế các rủi ro xảy ra đối với các phương tiện vận tải của Công ty. Ngoài việc nghiên cứu tình hình chi phí, để hiểu rõ hơn tình hình tài chính của Công ty, ta xem xét tình hình doanh thu và thu nhập của Công ty năm 2007. 2. Nghiên cứu tình hình thu nhập của Công ty: Ta có bảng tổng hợp thu nhập của Công ty năm 2007: Bảng tổng hợp thu nhập STT Loại thu nhập Số tiền (đ) Tỷ trọng (%) 1 Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh 4.269.642.050 81.33 2 Thu từ hoạt động tài chính 26.941.630 0.50 3 Thu bất thường 980.331.060 18.17 Tổng 5.276.914.740 100.00 Từ bảng trên ta dễ dàng nhận thấy doanh thu của Công ty chủ yếu từ hoạt động kinh doanh vận tải. Điều đó thể hiện ở số tiền thu từ hoạt động kinh doanh vận tải chiếm tới 81.33 % tổng doanh thu. A. Doanh thu trực tiếp từ hoạt động kinh doanh vận tải: Năm 2007, doanh thu trực tiếp từ kinh doanh vận tải là: 4.269.642.050đ. B. Doanh thu từ hoạt động tài chính: Năm 2007, thu từ hoạt động tài chính của Công ty chủ yếu có được từ nguồn tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn tại các ngân hàng: Vietcombank, Techcombank. Số tiền lãi thu được trong năm là: 26.941.630đ, chiếm 0.5% tổng doanh thu. C. Thu bất thường: Trong năm, Công ty có khoản thu bất thường từ việc thanh lý một số phương tiện đã hết thời hạn sử dụng và cho thuê kho bãi. Số tiền thu được là: 980.331.060đ, chiếm 18.17% tổng doanh thu. Để hiểu rõ về tình hình thu nhập của công ty năm 2007, ta tiến hành so sánh thu nhập của công ty năm 2006 và 2007. Bảng phân tích tình hình thu nhập của công ty năm 2006 – 2007: stt Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Chênh lệch Giá trị (đ) Tỷtrọng (%) Giá trị (đ) Tỷtrọng (%) (%) (đ) 1 Thu từ hoạt động kinh doanh 3.469.239.060 78.22 4.269.642.050 81.33 122.40 800.402.990 2 Thu từ hoạt động tài chính 34.162.700 0.75 26.941.630 0.50 78.86 - 7. 221.070 3 Thu bất thường 964.034.630 21.03 980.331.060 18.17 101.69 16.296.430 Tổng 4.467.436.390 100.00 5.276.914.740 100.00 117.72 809.478.350 Ta có công thức một số chỉ tiêu trong bảng tổng hợp như sau: + Tỷ trọng từng loại doanh thu: Từng loại doanh thu = x 100 (%) Tổng doanh thu + So sánh: Từng loại doanh thu (kỳ nghiên cứu) = x 100 (%) Từng loại doanh thu (kỳ gốc) + Chênh lệch: = Từng loại doanh thu (kỳ nghiên cứu) – Từng loại doanh thu (kỳ gốc) Từ bảng tổng hợp trên ta thấy doanh thu của công ty năm 2007 tăng khá nhiều so với năm 2006. Lượng doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 809.478.350đ. Cùng với những thông tin về tình hình chi phí, tình hình doanh thu của công ty năm 2007 tăng nhiều so với năm trước cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang trở nên có hiệu quả và có dấu hiệu phát triển. Nguyên nhân của việc tăng doanh thu trong năm 2007 có nhiều, song nguyên nhân cơ bản là sự tăng lên về số lượng khách hàng tham gia dịch vụ vận tải của công ty do những chính sách ưu đãi đối với khách hàng của công ty. Điều đó cho thấy uy tín của công ty đang được củng cố, nhưng để giữ được điều này đòi hỏi công ty phải có những biện pháp cần thiết để duy trì và giữ chân các khách hàng hiện có cũng như thu hút thêm các khách hàng mới. Song song với các biện pháp tăng doanh thu, công ty cũng cần có các biện pháp để hạ giá thành các sản phẩm dịch vụ của mình, đồng thời hạn chế, phòng ngừa, giảm thiểu các rủi ro đối với các đối tượng tham gia vận tải cũng như với chính bản thân mình. Cũng qua bảng trên ta thấy, năm 2007, doanh thu tài chính của công ty đạt được là 26.941.630đ, giảm so với năm 2006 là 7.221.070đ. Có sự giảm này là do trong năm 2007 công ty đã rút một số tiền gửi trong ngân hàng để đầu tư mua sắm thêm một số thiết bị phục vụ kinh doanh. Về thu bất thường, năm 2006 công ty thu bất thường 964.034.630đ. Năm 2007 công ty thu 980.331.060đ từ việc thanh lý các phương tiện đã hết thời hạn sử dụng và cho thuê kho bãi. Từ các nội dung trên ta thấy, các con số về thu tài chính và thu bất thường không phản ánh nhiều kết quả hoạt động của công ty qua các năm 2006, 2007. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu được phản ánh qua các nội dung từ hoạt động kinh doanh vận tải trực tiếp. Điều đó thể hiện qua con số doanh thu trực tiếp từ hoạt động kinh doanh của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu (năm 2006 chiếm 78.22%, năm 2007 chiếm 81.33%). Cơ cấu doanh thu không có những thay đổi đáng kể. Nhìn chung, ta thấy, trong năm 2007 tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang có chiều hướng đi lên nhưng vẫn còn có những vấn đề đòi hỏi công ty cần có các biện pháp tốt để cải thiện tình hình hơn nữa trong thời gian tới. 3. Nghiên cứu chỉ tiêu lợi nhuận: Việc phân tích lợi nhuận của công ty cần đạt các yêu cầu sau đây: - Đảm bảo mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước, công ty, người lao động. - Dành phần lợi nhuận hợp lý để mở rộng kinh doanh, chú trọng đảm bảo lợi ích của các cổ đông. Nội dung của phân phối lợi nhuận công ty tùy thuộc vào đặc điểm sở hữu của từng loại công ty. Về cơ bản, các Công ty đều giống nhau ở chỗ là có nghĩa vụ với Nhà nước như nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản đóng góp nghĩa vụ khác. Phần lợi nhuận sau thuế sẽ được phân phối tuỳ thuộc vào từng loại hình công ty. Đối với doanh nghiệp là công ty cổ phần thì lợi nhuận được phân phối như sau: Phải trích ít nhất 5% lãi ròng hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc, mức tối đa không vượt quá 10% vốn điều lệ của công ty. Từ lợi nhuận trước thuế, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì được chuyển lỗ sang kỳ sau và thời gian chuyển nhiều nhất là 5 năm. L

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Minh Huy .doc
Tài liệu liên quan