MỤC LỤC
Chương 1. Nghiên cứu lý thuyết.5
I. Nghiên cứu thị trường .5
II. Công nghệ sản xuất sợi nhuộm polyester . 16
1. Tổng hợp polymer. 16
2. Quy trình kéo xơ màu polyester theo phương pháp “solution dyed”.17
III. Tính chất xơ polyester. 24
1. Tính chất vật lý . 24
2. Tính chất hóa học. 28
IV. Ứng dụng của sợi nhuộm polyester. 31
IV. Công nghệ xử lý hoàn tất chống thấm nước. 31
1. Chống thấm kiểu paraffin .32
2. Công nghệ chống thấm dùng axit mêlamin stêaric. 32
3. Xử lý chống thấm kiểu silicon . 33
4. Xử lý chống thấm kiểu florocacbon . 33
Chương 2. Thực nghiệm . 35
I. Thí nghiệm tính chất cơ – lý hóa của sợi nhuộm polyester. 35
II. Thiết kế mặt hàng . 36
III. Quy trình công nghệ. 45
1. Công đoạn mắc. 46
2. Công đoạn dệt . 46
3. Công đoạn hoàn tất . 47
4. Thiết bị sử dụng . 53
Chương 3. Kết quả và Bình luận. 54
KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ . 58
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
59 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu thiết kế mặt hàng vải dệt thoi từ sợi nhuộm polyester theo phương pháp “Solution dyed”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để ngăn ngừa phản ứng thủy phân trong quá trình kéo sợi, các
hạt polyester được sấy bằng không khí khô nóng ở nhiệt độ 1700C cho đến lúc độ ẩm
trong polyester là 0,005% khối lượng. Nhiệt độ sấy cao hơn dễ làm polyester có màu.
Để tránh bị thiêu kết trong quá trình sấy, các hạt polyester được tinh thể hóa một phần
ở nhiệt độ từ 100-1200C trước khi đem đi sấy. Hạt polyester sau khi sấy được vận
chuyển bằng khí nitơ vào thiết bị nóng chảy để tránh bị tái hút ẩm trở lại. Có ba cách
làm nóng chảy polyester để kéo sợi là: nóng chảy trong máy nén piston, nóng chảy
bằng lò nấu, nóng chảy trong máy ép đùn trục vít.
Nóng chảy trong máy nén piston chỉ phù hợp với các quy trình sản xuất thử
nghiệm. Lò nấu polyester chia làm hai loại: loại dùng hơi đốt và loại dùng điện. Hạt
nhựa được vận chuyển vào lò từng lượng xác định bằng các vít tải vào lò và được các
ghi lò truyền nhiệt. Dòng nhựa nóng chảy lọt qua khe các thanh ghi lò vào bể chứa.
Từ đây nhựa lỏng được một bơm bánh răng bơm vào hệ thống dẫn tới các bộ kéo sợi.
Từ bể chứa một thiết bị cảm ứng thể tích truyền tín hiệu phản hồi về bộ điều khiển để
điều chỉnh lượng nhập liệu. Máy ép đùn trục vít dùng nấu polyester là loại máy ép
đùn một trục hoặc hai trục. Thân máy được chia làm ba vùng: vùng vận chuyển vật
liệu, vùng nóng chảy và vùng bơm. Nhiệt làm nóng chảy nhựa một phần được lấy từ
các điện trở bao bên ngoài xilanh, phần còn lại là do ma sát giữa các hạt nhựa và giữa
hạt nhựa với trục vít. Ở đầu ra của máy ép đùn có lưới để lọc các phần rắn. Dòng
20
nhựa nóng chảy từ máy ép đùn được cấp trực tiếp cho bơm bánh răng để bơm vào bộ
phận kéo sợi.
Khi dung dịch polymer nấu chảy được đưa tới bộ phận ép đùn thì đồng thời
thuốc nhuộm màu dung dịch cũng được đưa đến bộ phận này. Một phương pháp
nhuộm màu cho dung dịch này là hòa tan thuốc nhuộm vào nó trước khi ép đùn dung
dịch polymer. Thuốc nhuộm màu sẽ được thêm vào dung dịch polymer nóng chảy,
tạo thành một thể thống nhất, trong đó có tất cả các màu nhuộm cần thiết để đạt được
màu sắc mong muốn cuối cùng, màu nhuộm này sẽ phân tán trong chất nền polymer
của polymer nóng chảy đã sẵn sàng để qua công đoạn chế biến tiếp theo.
Quá trình sản xuất ép đùn dung dịch polymer có thuốc nhuộm hòa tan được thực
hiện bằng cách cho các chất màu cô đặc vào dung dịch polymer nóng chảy trước khi
ép đùn; mỗi màu riêng lẻ được cho vào một thiết bị cấp có khả năng điều tiết trọng
lượng để cấp màu cho bộ phận ép đùn.
Quá trình tạo màu cho dung dịch polymer nóng chảy được mô tả như sau:
Đầu tiên tạo dung dịch polymer nhiệt dẻo đưa vào bộ ép đùn thông qua ống 16-
17. Các hạt màu được đưa vào máng 18, mỗi hạt chỉ chứa một màu nhuộm, mỗi loại
viên màu nhuộm được chứa trong một bộ phận cấp màu có khả năng điều tiết trọng
lượng riêng biệt. Các bộ phận cấp màu này sẽ cấp các hạt màu cho ống 10, mỗi lần
cấp sẽ có ít nhất 02 màu được cấp từ các bộ phận cấp 2, 4 ,6 , tỉ lệ cấp được điều
khiển bởi thiết bị 12 để đạt được màu yêu cầu của dung dịch ép đùn và tỉ lệ ép đùn.
Các viên màu cô đặc và dung dịch polymer nhiệt dẻo được nấu chảy, pha trộn trong
bộ phận ép đùn. Hỗn hợp này sẽ được ép đùn thành một dung dịch có màu.
21
Bơm 20 sẽ bơm dung dịch pha trộn này qua ống dẫn 22 đến bộ phận kéo sợi 24.
Hình 2. Quá trình tạo màu cho dung dịch polymer nóng chảy
2.2. Kéo sợi:
Xơ polyester kéo nóng chảy được chia làm hai loại:
- Xơ kéo ở tốc độ nhỏ có mật độ pha tinh thể thấp hoặc không tồn tại pha tinh
thể.
- Xơ kéo ở tốc độ lớn có tỷ lệ pha tinh thể cao.
Loại xơ thứ nhất được kéo ở tốc độ 1.500 m/s, còn loại thứ hai được kéo ở tốc độ
2.500 m/s. Đôi khi người ta còn phân chia quy trình kéo sợi theo hệ thống thiết bị kéo
sợi. Với cách phân chia này, quy trình kéo sợi được phân làm hai dạng: dạng có bộ
22
phận kéo sợi và bộ phận kéo định hướng chung và loại có bộ phận kéo sợi và kéo
định hướng phân biệt. Trong kiểu thiết bị kéo sợi và kéo định hướng chung, tốc độ
của các trục quấn có thể lên tới 6.000 m/s, còn trong kiểu thứ hai, tốc độ các trục đổi
hướng quyết định tốc độ kéo sợi. Vì vậy, tốc độ kéo sợi chỉ vào khoảng 4.000 m/s.
Đầu kéo sợi bao gồm một hay nhiều bơm bánh răng gắn liền với bộ lọc và các
spinneret. Vật liệu lọc polyester lỏng là cát mịn hoặc bột nhôm hay lưới niken. Quá
trình lọc được tiến hành ở áp suất từ 2-50 MPa. Spinneret làm bằng thép không gỉ dày
từ 0,1-0,4mm. Các lỗ phân bố trên spinneret có thể ở dạng các vòng tròn đồng tâm
hay thành các hàng song song hoặc được phân bố thành từng cụm theo đường kính lỗ
để có thể kéo ra sợi có nhiều cỡ từ một đầu kéo sợi. Lỗ kéo sợi có dạng hình trụ ở đầu
vào, còn đầu ra cong dần theo các dạng đường conic nhằm tăng độ đồng đều của xơ.
Số lỗ trên spinneret thay đổi rất rộng từ một lượng rất hạn chế tới khoảng 60.000 lỗ.
Mỗi spinneret nối thành từng bộ với một bơm hoặc thành từng nhóm để dễ dàng
chuyển dòng nhựa qua lại với nhau nhằm hạn chế sự quá áp cục bộ trên từng
spinneret hay sửa chữa khi lỗ kéo sợi bị tắc.
Ở đầu ra của spinneret, kích thước của sợi thường lớn hơn kích thước của lỗ do
sự hồi phục của sợi. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là sự trượt lên nhau giữa các
lớp khi dòng nhựa lỏng tiếp xúc với vùng không gian có nhiệt độ thấp hơn một cách
đột ngột. Do vậy, một số thiết bị được gắn thêm một bộ phận gia nhiệt bao quanh khu
vực này hoặc tốc độ kéo sợi ở khu vực này cần được gia tăng để chống lại hiệu ứng
hồi phục ở trên. Ra khỏi khu vực kéo sợi, xơ được làm nguội bằng không khí thổi
ngang qua hướng chuyển động của chùm xơ trong trường hợp chùm xơ nhỏ. Đối với
các chùm xơ có số lượng xơ lớn, không khí được thổi ngược chiều chuyển động của
xơ trong buồng kín. Ở cuối mỗi buồng làm nguội, chùm xơ hội tụ lại với nhau theo
trục dẫn đi vào khu vực gia công tiếp theo, sau đó qua khu vực hoàn tất rồi cuốn vào
những trục sợi, hoặc sợi được các trục đưa vào khu vực kéo định hướng sau đó hội tụ
với các xơ khác làm thành bó sợi. Đối với bộ kéo sợi kết hợp với kéo định hướng, xơ
không quấn thành quả mà được dẫn trực tiếp tới các trục đổi hướng vào khu vực kéo
giãn.
23
Sợi được xử lý hoàn tất bằng cách tiếp xúc với trục tẩm các hóa chất cần thiết,
bao gồm hỗn hợp các chất bôi trơn, chất chống tĩnh điện, chất nhũ hóa, chất chống
mài mòn, chất chống oxy hóa. Thành phần của hỗn hợp hoàn tất là bí quyết công
nghệ của từng hãng. Tuy nhiên, chúng đều có thành phần cơ bản bao gồm những chất
bôi trơn là hydrocarbon hay ester của rượu béo hoặc axit béo, ester của axit
phosphoric với rượu có số nguyên tử carbon trong phân tử từ 6-10 hoặc
polyoxyethylene thấp phân tử hoặc muối của axit phosphoric với các amin bậc bốn.
2.3. Kéo giãn:
Xơ polyester sau khi được kéo ra từ spinneret có độ định hướng thấp, không đáp
ứng các tính chất cơ lý của sợi dệt. Để nâng cao độ định hướng, xơ được kéo giãn ở
tỷ lệ thích hợp bằng cách cho xơ filament trượt trên bề mặt của các trục kéo với vận
tốc lớn. Trong sản xuất các trục kéo giãn thường được gia nhiệt để bề mặt đạt nhiệt
độ từ 90-1000C là vùng nhiệt chuyển thủy tinh của polyester. Đối với quy trình kéo
sợi liên tục, để đảm bảo tính chính xác của thông số nhiệt độ, sợi được gia nhiệt bổ
sung thông qua các mấu được lắp giữa các trục kéo giãn. Tỷ số kéo giãn thường nằm
vào khoảng từ 3:1-6:1. Tỷ số kéo giãn cao hơn được dùng trong sản xuất sợi có độ
bền cao và thường kéo hai giai đoạn. Trong đó giai đoạn hai tiến hành ở nhiệt độ cao
hơn giai đoạn một với tỷ số kéo giãn 1,5:1. Quá trình kéo giãn filament giúp hình
thành vùng tinh thể trong xơ. Tuy nhiên, hiệu ứng này sẽ mất dần bởi sự hồi phục của
xơ do nhiệt độ ở các quy trình gia công tiếp theo. Bởi vậy, để bảo toàn độ kết tinh của
xơ sau khi kéo giãn, polyester được ổn định ở nhiệt độ từ 140-2200C trên các đĩa hoặc
các trục dẫn.
Ban đầu những máy kéo giãn trong các quy trình liên tục dựa trên nguyên tắc
kéo giãn kết hợp xe sợi. Trong đó trước khi đánh ống, sợi được tiếp xúc với hệ thống
đai. Kết quả là sợi vừa được kéo giãn vừa có độ xoắn. Tuy nhiên, thế hệ máy này có
tốc độ kéo thấp, chỉ dưới 1.200 m/s. Các thế hệ máy kéo giãn sau này dựa trên
nguyên lý kéo – đánh ống cho ra sợi không có độ xoắn nhưng tốc độ kéo sợi cao hơn,
khoảng 6.000 m/s. Tuy nhiên, sợi sản xuất ra có hệ số ma sát thấp vì trơn láng hơn.
Do vậy, để tăng độ bám dính, sợi được làm biến dạng bằng các tác động cơ học trước
khi đánh ống. Trong sản xuất sợi xơ ngắn hoặc sợi có kích thước lớn, cần nhiều hơn
24
một trục để ổn định nhiệt cho sợi. Riêng đối với sản xuất sợi xơ ngắn, các trục ổn
định nhiệt được bố trí trong từng công đoạn của quá trình kéo giãn. Sợi xơ ngắn được
tạo nếp bằng các tác động cơ học như dùng hộp nhồi sau đó xơ được ổn định nhiệt
ở nhiệt độ 140-2000C trước khi bị cắt.
2.4. Dún sợi:
Kỹ thuật dún sợi bắt đầu được đưa vào sản xuất từ cuối thập niên 1950 đầu thập
niên 1960 dựa trên nguyên lý tạo xoắn giả cho xơ. Với kỹ thuật này, xơ có cường lực
lớn được gia nhiệt trước khi tiếp xúc với các cọc xoắn, sau đó xơ được ổn định xoắn
bằng cách hấp trong nồi hơi ở nhiệt độ 1400C trong sản xuất theo mẻ hoặc bằng cách
cho xơ qua vùng gia nhiệt thứ cấp.
Tới đầu thập niên 1970, kỹ thuật kéo sợi tạo dún được áp dụng trong sản xuất sợi
POY. Đĩa nhám tạo xoắn thay thế các cọc xoắn, góp phần nâng cao độ xoắn của xơ.
Sợi POY sản xuất theo kỹ thuật kéo sợi và tạo xoắn đồng thời chiếm lĩnh thị trường
xơ sợi trên toàn thế giới. Trong một số trường hợp, nhà sản xuất dún sợi trước khi
tung ra thị trường.
Bên cạnh việc tạo xoắn cho sợi bằng cách tiếp xúc với các đĩa nhám, sợi còn
được tạo xoắn bằng cách cho tiếp xúc với hệ thống hai dây đai chữ thập tại giao diện
của hai đai, hệ thống đai được giải nhiệt bằng nước hoặc bằng không khí trong quá
trình công tác.
Do màu nhuộm được đưa vào dung dịch polymer nóng chảy trước khi ép đùn xơ
trong quá trình kéo sợi nên quá trình kéo sợi và nhuộm màu đạt được chỉ trong một
bước mà không cần sử dụng nước để nhuộm màu sợi như phương pháp nhuộm phân
tán.
III. Tính chất xơ polyester:
1. Tính chất vật lý:
1.1. Ứng suất:
Với xơ có cùng độ biến dạng dư, xơ có khối lượng phân tử càng cao công kéo
đứt càng cao do ứng suất tăng theo khối lượng phân tử. Ngược lại xơ polyester có
25
khối lượng phân tử thấp có công kéo đứt thấp do có ứng suất thấp. Cả hai loại xơ trên
đều được sản xuất ở quy mô công nghiệp. Xơ có ứng suất cao được dùng cho xơ ngắn
chống nổi hạt. Ứng suất một số loại được cho trong bảng sau:
Bảng 18: Ứng suất của một số loại xơ poly ethylene terephthalate
Loại sợi Độ nhớt tới hạn Ứng suất (cN/tex) Độ giãn (%)
Sợi xơ ngắn xoắn
thấp
0,38-0,48 26 40
Sợi xơ ngắn có ứng
suất cao
0,70-0,75 65 24
Sợi filament thường 0,55-0,65 50 15
Sợi filament kỹ thuật 0,75-1,00 85 7
Sợi dệt thảm 0,6 34 50
Những số liệu trên đây cho thấy poly ethylene terephthalate nói riêng, polyester
nói chung là loại xơ có độ bền và độ bám cao. Cường lực của xơ polyester ngang với
nylon và polypropylene. Độ bám của xơ bằng các loại xơ thực vật. Ngoài polyester ra
hiện nay chỉ có xơ aramide mới có được những đặc tính này. Đặc biệt tùy vào điều
kiện gia công, ứng suất và độ nhớt tới hạn của xơ khác nhau nên xơ polyester rất
phong phú về chủng loại.
Ở nhiệt độ cao ứng suất của xơ giảm trong khi độ biến dạng của xơ tăng do động
năng của các đơn vị cấu trúc trong xơ tăng lên, các liên kết vật lý có năng lượng thấp
bị bẽ gãy. Kết quả là phần tinh thể chuyển thành vô định hình làm cho tỷ lệ pha vô
định hình tăng lên, xơ trở nên dẻo. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng, ứng suất của
polyester chỉ giảm về tới một hằng số cho tới khi polyester nóng chảy. Khoảng nhiệt
độ làm cho polyester giảm ứng suất vào khoảng từ 110-1400C, trong một số điều kiện
quá trình này vẫn có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn như trong điều kiện có mặt nước
nóng, polyester hóa dẻo ở nhiệt độ 600C. Nguyên nhân của hiện tượng này là các
26
phần tử nước nóng có nội năng cao đã xâm nhập vùng vô định hình trong xơ làm thúc
đẩy quá trình hóa dẻo.
1.2. Sự hồi phục:
Thông thường xơ có độ định hướng càng cao có vùng đàn hồi tuyệt đối càng lớn.
Vùng đàn hồi tuyệt đối của xơ chịu ảnh hưởng mạnh của nhiệt độ. Nhiệt độ càng lớn,
giá trị lực kéo gây ra biến dạng đàn hồi tuyệt đối càng nhỏ. Poly ethylene
terephthalate định hướng cao khi kéo giãn 5% có thể hồi phục hoàn toàn, còn xơ
thường giá trị này là 3%. Về mặt này poly ethylene terephthalate lại không thể so
sánh với nylon. Chẳng hạn, sự hồi phục của biến dạng giảm từ 98% khi bị kéo giãn
1% xuống còn 65% khi biến dạng là 5%, còn công hồi phục giảm từ 80% xuống còn
20% ở nhiệt độ phòng. Nếu quá trình trên được tiến hành ở nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ
chuyển thủy tinh Tg, các giá trị thu được tất nhiên nhỏ hơn rất nhiều. Nếu xơ bị kéo
giãn ở nhiệt độ lớn hơn Tg, sau đó làm nguội trước khi giải phóng lực căng, sự phục
hồi của xơ sẽ rất bé. Đây là cơ sở cho việc hình thành khả năng giữ nếp gấp của sợi.
Nếp gấp được tạo thành ở nhiệt độ cao, sau đó được định hình ở nhiệt độ thấp hơn
trước khi đem ra sử dụng. Bằng cách tương tự, có thể tạo các nếp nhăn do bấm nhiệt
trên xơ polyester. Bởi vậy, các sợi vải 100% polyester cần tránh giặt ở nhiệt độ cao.
Quá trình giặt cần được tiến hành ở nhiệt độ thấp hơn 690C. Nếu nhiệt độ giặt cao
hơn, có thể làm xuất hiện những nếp nhăn rất khó loại bỏ sau khi giặt. Để khắc phục
nhược điểm này, polyester thường được giặt ở nhiệt độ thấp hoặc sau khi giặt nóng
cần khử các nếp nhăn bằng cách sấy xơ bằng máy sấy thùng quay. Trong trường hợp
polyester pha bông, sợi được xử lý hoàn tất chống nhàu để sản phẩm ít nhạy cảm với
nhiệt độ.
1.3. Sự hút ẩm của polyester:
Polyester là xơ ghét nước. Độ ẩm trong xơ poly ethylene terephthalate trong
không khí 200C, 65% ẩm là 0,4-0,6%. Độ ẩm trong xơ có thể tăng lên đến 1% khi độ
ẩm trong không khí đạt 100%. Sự hút ẩm của xơ dường như độc lập với sự thay đổi
của nhiệt độ trong khoảng từ 20-900C. Do vậy, ảnh hưởng của độ ẩm lên xơ không
lớn như với nylon.
27
1.4. Sự vón hạt:
Là quá trình hình thành các búi xơ xù xì bám dính trên bề mặt các sản phẩm may
mặc, làm giảm vẻ đẹp của các sản phẩm dệt may, nhất là các sản phẩm dệt kim từ sợi
xơ ngắn. Những búi xơ này xuất hiện trên hầu hết các loại xơ sợi. Xơ càng bền, các
búi xơ này càng bám chặt trên vải, do vậy hiệu ứng nổi hạt trở nên nghiêm trọng với
các loại xơ có độ bền cơ khá lớn như polyester. Cấu trúc xơ sợi góp phần quan trọng
trong việc hình thành các hạt này. Khối lượng phân tử càng thấp các hạt càng nổi trên
bề mặt càng nhiều. Các polyester có độ nhớt 0,48 bắt đầu có sự tạo hạt trên bề mặt
xơ. Nếu độ nhớt của xơ giảm xuống 0,40 lượng hạt nổi lên càng nhiều. Polyester có
độ nhớt càng thấp càng khó kéo sợi do độ nhớt thấp dễ làm đứt xơ. Để kéo được
những xơ có độ nhớt thấp, thông thường polyester được tiến hành đồng trùng hợp với
các copolymer có chứa nhóm sunfat. Các xơ được sản xuất từ polymer có độ nhớt
thấp cần được tẩm các chất chống nổi hạt.
1.5. Sự nhiễm điện của polyester:
Polyester là loại xơ có khả năng nhiễm điện do ma sát, thường polyester bị ma
sát sẽ tích điện âm. Tuy nhiên, do độ dẫn điện kém nên khi bị nhiễm điện các đặc tính
của xơ bị biến đổi nhất là trong điều kiện độ ẩm kém. Điều này gây nhiều khó khăn
cho các công đoạn gia công tiếp theo và trong tồn trữ xơ.
Để làm giảm sự nhiễm điện do ma sát của xơ polyester, có thể áp dụng nhiều
phương pháp khác nhau. Một trong những biện pháp đó là phân tán các nhóm ưa
nước vào xơ để nâng cao lượng ẩm trong xơ. Ngoài ra, trong quá trình kéo sợi
polyester được pha các polymer có khả năng dẫn điện làm cầu nối giữa các polyester.
Hoặc áp dụng kỹ thuật kéo sợi lõi áo trong đó một lớp là polyester, lớp còn lại là một
polymer ưa nước hay phân tán các ion kim loại hoặc than chì vào dung dịch kéo sợi.
Bằng cách này người ta đã sản xuất được xơ ICI, là loại xơ có khả năng chống điện
do ma sát. Đây là polyester dạng xơ ngắn, được phân tán các ion kim loại hoặc than
chì có khả năng dẫn điện từ bề mặt xơ tới một chiều sâu nhất định ở một nồng độ phù
hợp nhằm giảm điện trở của xơ.
28
Một cách khác làm giảm khả năng nhiễm điện do ma sát là tẩm các chất chống
tĩnh điện cho xơ polyester ở giai đoạn xử lý hoàn tất. Tuy nhiên, các hóa chất này
cuối cùng bị rửa trong quá trình giặt tẩy sau này.
2. Tính chất hóa học:
2.1. Sự thủy phân polyester:
Vận tốc của phản ứng thủy phân polyester phụ thuộc vào hai yếu tố chính sau:
môi trường thủy phân (là môi trường axit hay môi trường kiềm) và chất xúc tác ( là
xúc tác có sẵn ở trong xơ hay phân tán trong môi trường).
Tốc độ của phản ứng thủy phân tùy thuộc vào khả năng khuyếch tán của các tác
chất vào trong xơ. Những axit vô cơ có điện tích lớn khó khuyếch tán vào trong
polyester không phân cực. Các tác nhân kiềm chỉ có tác dụng trên bề mặt xơ, do vậy
trong dung dịch kiềm đường kính xơ giảm đi, khối lượng phân tử polyester có giảm
xuống, độ bền kéo đứt giảm nhưng ứng suất của xơ không bị ảnh hưởng. Ngoài ra,
tốc độ phản ứng thủy phân còn phụ thuộc vào quá trình xử lý nhiệt của xơ. Xơ được
xử lý trong kiềm loãng ở nhiệt độ sôi từng đợt một được ứng dụng để tạo ra những
tính chất bề mặt sợi như độ nhám, cảm giác cứngcho xơ polyester.
Tốc độ phản ứng thủy phân polyester trong môi trường kiềm sẽ tăng đáng kể nếu
kiềm có khả năng khuyếch tán vào trong xơ.
Các xúc tác axit nói chung gây ra những hiệu ứng thủy phân khác nhau nên khối
lượng của phân tử polyester giảm đi đáng kể trong khi không làm thay đổi đường
kính xơ cho tới lúc xơ bị đứt thành từng đoạn.
Sự thủy phân trong môi trường axit xảy ra chậm hơn trong môi trường kiềm.
2.2. Sự cháy của polyester:
Khả năng bắt lửa của polyester được đánh giá theo chỉ số oxy. Với phương pháp
này khả năng cháy polyester ngang với bông như kết quả trong bảng sau:
29
Bảng 19: Chỉ số oxy của một số loại xơ
Loại xơ Chỉ số oxy
Poly propylene 0,18
Poly acrylic 0,18
Bông 0,18
Polyester 0,21
Nylon 6 0,22
Nylon 6.6 0,24
Aramid 0,28
Tuy nhiên, chỉ số này chỉ có ý nghĩa tương đối, vì quá trình được tiến hành trên
xơ nguyên chất. Với polyester, do nhiệt độ cháy cao nên phần bốc cháy bị rời ra khỏi
xơ. Xơ polyester có nhiệt độ nóng chảy thấp, hiện tượng nhiễu giọt khi nóng chảy
càng được thể hiện rõ ràng.
2.3. Tính tan của polyester:
Poly ethylene terephthalate tan tốt trong các dung môi có tính axit như phenol
lỏng, m-cresol, axit dicloroacetic ở nhiệt độ phòng. Một số dung môi hữu cơ chứa
halogen như hexafloroisopropanol cũng hòa tan tốt vào polyester ở điều kiện thường.
Quá trình hòa tan xảy ra nhanh chóng ở những vùng vô định hình, còn vùng tinh thể
phải đun nóng mới tan.
Ở nhiệt độ trên 1000C nhiều dung môi có khả năng khuyếch tán tốt vào xơ và trở
thành dung môi tốt của poly ethylene terephthalate. Nhóm dung môi này gồm:
nitrobenzen, odiclorobenzen.
Một số dung môi là dẫn xuất halogen của các hydrocarbon no có thể hòa tan
poly ethylene terephthalate ở nhiệt độ dưới 00C tuy nhiên dung dịch không bền. Các
30
dung môi này bao gồm: cloroform, methylene chloride, tetracloroathane. Tuy nhiên,
chỉ các vùng vô định hình mới bị hòa tan ở điều kiện này. Để hòa tan phần tinh thể
cần phải cấp nhiệt.
H2SO4 đặc vừa có thể hòa tan poly ethylene terephthalate vừa phân hủy nó.
Bảng 20: Một số tính chất của xơ polyester
Tính chất Đơn vị
Độ mảnh xơ 0.6-44 dtex
Khối lượng riêng 1.36-1.38 g/cm3
Khả năng hút ẩm 0.2-0.5%
Khả năng kháng sinh học Rất tốt
Độ bền đứt tương đối 25-65 cN/tex
Độ giãn kéo đứt 15-50 %
Khả năng đàn hồi Rất tốt
3. Ưu điểm của sợi nhuộm polyester theo phương pháp nhuộm dung dịch
polymer khi kéo sợi:
- Ưu điểm chung: (giống sợi polyester thường):
+ Độ bền cơ học cao (cao hơn cả sợi polyamit)
+ Độ đàn hồi tốt
+ Khả năng chống biến dạng cao
+ Khả năng giữ nếp tốt (sản phẩm dệt có độ chống nhàu rất cao)
+ Khả năng kháng sinh học tốt
31
- Ưu điểm riêng: (khác sợi polyester thường):
+ Độ bền màu ánh sáng tốt
+ Độ bền màu ma sát tốt
Tóm lại, sợi nhuộm polyester theo phương pháp “solution dyed” ngoài những
tính chất chung của sợi polyester bình thường như trên nó còn có tính chất ưu việt là
độ bền màu (mài mòn, ánh sáng) rất cao do xơ được nhuộm trong quá trình kéo sợi
khi dung dịch polymer nóng chảy.
IV. Ứng dụng của sợi nhuộm polyester kéo theo phương pháp “solution dyed”:
Sợi nhuộm polyester kéo theo phương pháp nhuộm dung dịch có độ bền màu ma
sát, bền màu ánh sáng tốt nên thường được sử dụng để dệt các loại vải sử dụng ngoài
trời hoặc chịu tác động ma sát cao:
- Vải bọc nệm ghế ngoài trời.
- Vải bạt, vải lều, vải dù.
- Vải dùng trong ngành hàng hải, tàu biển.
- Dùng để dệt thảm.
IV. Công nghệ xử lý hoàn tất chống thấm nước:
Công nghệ xử lý chống thấm nước đạt được bằng cách giảm năng lượng tự do
trên bề mặt xơ. Nếu như lực tương tác bám dính giữa xơ với giọt chất lỏng có trên xơ
lớn hơn lực tương tác dính kết bên trong chất lỏng thì khi đó giọt nước này sẽ loang
ra. Nếu như lực tương tác bám dính giữa xơ với giọt chất lỏng nhỏ hơn lực tương tác
dính kết bên trong chất lỏng này thì giọt nước sẽ không bị loang. Những bề mặt mà
tạo ra lực tương tác với chất lỏng thấp là do năng lượng bề mặt thấp. Năng lượng bề
mặt tới hạn hay sức căng bề mặt của chúng c phải nhỏ hơn so với sức căng bề mặt
của chất lỏng L.
Có một vài phương pháp khác nhau để đưa những bề mặt có năng lượng thấp lên
sản phẩm dệt. Cách thứ nhất là kết hợp cơ học các sản phẩm chống thấm nước vào
trong hoặc trên xơ và bề mặt vải, trong lỗ chân xơ, trong những khoảng trống giữa xơ
32
và sợi. Ví dụ ở đây là dung dịch parafin. Một cách khác nữa đó là phản ứng hoá học
của vật liệu chống thấm nước với bề mặt của xơ. Ví dụ ở đây là các nhựa của axít
béo. Còn có thêm một phương pháp khác đó là tạo ra những màng mỏng chống thấm
trên bề mặt của xơ. Ví dụ ở đây là silicon và các sản phẩm florocacbon. Cách cuối
cùng đó là sử dụng các cấu trúc vải đặc biệt chẳng hạn như những tấm màng mỏng
polytêtrafloroêtylen được kéo căng (Goretex), màng mỏng của polyeste có thể thấm
nước (Sympatex) và tráng phủ vi xốp (các polyurêtan biến tính thấm nước).
Hóa học chống thấm nước:
1. Chống thấm kiểu parafin:
Công nghệ hoàn tất này có thể được dùng cho cả hai kiểu tận trích và ngấm ép.
Chúng tương thích với hầu hết các kiểu hoàn tất nhưng lại làm tăng tính dễ bốc cháy.
Mặc dù những nguyên liệu sẵn có với giá thành tương đối thấp, tạo ra được hiệu ứng
chống thấm nước đồng nhất, song với nhược điểm ít bền với giặt giũ và giặt khô, mức
độ thấm nước và không khí kém nên đã hạn chế việc sử dụng kiểu hoàn tất chống
thấm, chống bám bẩn kiểu parafin.
2. Công nghệ chống thấm dùng axít mêlamin stêaríc:
Các hợp chất được tạo thành bằng phản ứng của axít stêaríc và formalđêhyt với
mêlamin tạo ra một phân lớp khác của loại nguyên liệu chống thấm nước. Tính chất
không thấm hút của các nhóm axít stêaríc tạo ra được khả năng chống thấm nước,
trong khi đó những nhóm N-mêtylen còn lại có thể phản ứng với xenlulô hoặc với
(liên kết ngang) khác để tạo được hiệu quả lâu dài.
Ưu điểm của kiểu chống thấm bằng mêlamin axít stêaríc là làm tăng độ bền với
giặt có cảm giác sờ tay tốt với vải đã được xử lý. Một số sản phẩm loại này có thể
được ứng dụng hiệu quả bằng cách xử lý theo phương pháp tận trích.
33
Nhược điểm của kiểu xử lý chống thấm mêlamin axít stêaríc là làm giảm độ bền
xé rách và khả năng chống mài mòn của vải, làm biến đổi ánh màu của vải đã
nhuộm, thải ra chất formalđêhyt.
3. Xử lý chống thấm kiểu silicôn:
Để có thể đạt được một vài tiêu chuẩn về độ bền, loại silicôn dùng để xử lý
chống thấm thường gồm có ba thành phần, đó là: silanol, silane và chất xúc tác,
chẳng hạn như octoate thiếc.
Ưu điểm của xử lý chống thấm nước kiểu silicôn là tạo khả năng chống thấm
nước cao, cảm giác sờ tay rất mềm mại, tăng khả năng may và duy trì được hình
dáng, cải thiện vẻ đẹp ngoại quan và cảm giác của loại vải cào tuyết.
Nhược điểm của kiểu xử lý chống thấm silicôn đó là làm tăng hiện tượng nổi hạt
xoắn, trượt đường may, giảm khả năng chống thấm nếu như sử dụng số lượng quá
thừa, chỉ làm giảm nhẹ độ bền với giặt và với quá trình giặt khô. Silicôn bền hơn sáp
nhưng ít bền hơn hợp chất flour.
4. Xử lý chống thấm florocacbon
Florocacbon (FC) làm cho các bề mặt của xơ có năng lượng bề mặt thấp nhất
cho các kiểu hoàn tất chống thấm đang được ứng dụng. Xử lý chống thấm FC được
tổng hợp lại bằng việc phối hợp các nhóm alkyl perfloro vào trong các monomer
acrylic hay urêtan để sau đó có thể được polyme hoá để thực hiện các quy trình hoàn
tất vải.
Những ưu điểm chung của kiểu hoàn tất chống thấm, chống bẩn florocacbon là
vải được xử lý sấy khô nhanh hơn. Các FC đặc biệt cho phép cải thiện được mức độ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_nghien_cuu_thiet_ke_mat_hang_vai_det_thoi_tu_soi_nhu.pdf