Báo cáo Nghiên cứu thực tiễn dồn điền, đổi thửa ở một số tỉnh và đề xuất chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Đồng bằng Sông Hồng

Mục lục

Phần I: Tổng quan 5

1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 5

1.2 nghiên cứu trong và ngoài nước 8

1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài. 8

1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 13

 

Phần II: Mục đích và phương pháp nghiên cứu 23

2.1 Mục đích nghiên cứu 23

2.1.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 23

2.1.2 Câu hỏi nghiên cứu chính 23

2.2 Phương pháp nghiên cứu 24

2.2.1 Phương pháp điều tra định tính các tác nhân với các phiếu điều tra mở 24

2.2.2 Phương pháp hội thảo chuyên gia (Expert meetings) 25

2.2.3 Phương pháp đánh giá tác động KTXH của việc thực hiện DĐĐT. 27

2.2.4 Cách chọn các mô hình DĐĐT để nghiên cứu. 28

 

Phần III: Kết quả nghiên cứu 30

3.1 Giới thiệu các mô hình nghiên cứu 30

3.1.1 Các mô hình DĐĐT được chọn để nghiên cứu 30

3.1.2 Tính đại diện của các mô hình nghiên cứu 33

3.2 Thực trạng manh mún ruộng đất 34

3.2.1 Manh mún ruộng đất ở Đồng bằng sông Hồng 34

3.2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún: 37

3.2.3 Những hạn chế của tình trạng manh mún ruộng đất 39

3.3 Các phương thức DĐĐT đã được thực hiện 40

3.3.1 Các mô hình do địa phương chủ động triển khai (tự nguyện) 40

3.3.2 Các mô hình do chính quyền địa phương tổ chức 44

3.4 Kết quả giảm số thửa sau khi thực hiện DĐĐT 67

3.4.1 Mục tiêu giảm số thửa 67

3.4.2 Và kết quả đạt được ở các mô hình nghiên cứu 68

3.5 Đánh giá các tác động của DĐĐT 70

3.5.1 Mục đích và nội dung đánh giá 70

3.5.2 Phân tích các mục tiêu thực hiện DĐĐT 71

3.5.3 Vai trò của QHSD đất và Quota cho phép CĐMĐSD đất NN 75

3.5.4 Tác động của DĐĐT đến sự thay đổi hệ thống ruộng đất trong các vùng 76

3.5.5 ảnh hưởng của DĐĐT đến sự phát triển của các hệ thống canh tác 84

3.5.6 Tác động của DĐĐT đến các HTSXNN và kinh tế hộ nông dân 91

3.5.7 DĐĐT thúc đẩy sự phân hoá kinh tế trong các kiểu nông hộ 96

3.5.8 DĐĐT thúc đẩy sự trao đổi và phân hoá ruộng đất giữa các kiểu hộ 102

3.6 Những hiệu quả tác động khác của DĐĐT đến sự phát triển NT 112

3.6.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn 112

3.6.2 Mối quan hệ giữa chính quyền và nông dân 113

 

Phần IV: Thuận lợi khó khăn và những bài học kinh nghiệm 114

4.1 Các yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của DĐĐT 114

4.2 Các khó khăn và thuận lợi khi triển khai 114

4.2.1 Khó khăn chung đối với các địa phương 114

4.2.2 Khó khăn đối với tác nhân tham gia DĐĐT ở các cấp. 114

4.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra 69

 

Phần v: Kết luận và kiến nghị 114

5.1 Kết luận 114

5.2 Kiến nghị Error! Bookmark not defined.

 

 

doc200 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3173 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu thực tiễn dồn điền, đổi thửa ở một số tỉnh và đề xuất chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiểu ban và các thành viên trong ban chỉ đạo của thôn (có đại diện BCĐ xã đến dự) Đây là công việc tương đối khó khăn nhất vì sau nhiều năm, sản xuất đã đi vào ổn định, nhiều thửa ruộng đã được nông dân cải tạo trở nên mầu mỡ, giấy chứng nhận QSDRĐ cũng vừa nhận xong. Mặt khác, một bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng còn nghi ngờ chủ chương chia ruộng của đảng do đó nhiều cuộc họp ban đầu số lượng quần chúng tham gia ít, cũng còn có người không tán thành DĐĐT do đó công tác tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng hết sức quan trọng. Nội dung tuyên truyền bao gồm: - Cần làm rõ lợi ích lâu dài, lợi ích trực tiếp, trước mắt với nông dân về việc chuyển đổi ruộng đất, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất. - Cần phát huy vai trò xung phong gương mẫu của cán bộ đảng viên, các đoàn thể chính trị xã hội của xã, thôn, tình làng nghĩa xóm của nhân dân trong việc chuyển đổi ruộng đất. Khắc phục tư tưởng thiệt hơn, ngại khó, sợ va chạm, ỷ lại. Nhiệm vụ này được giao cho nhóm thông tin tuyên truyền do trưởng ban văn hoá thông tin của xã phụ trách. Số buổi họp trong các thôn là 3 - 4 buổi. Tài liệu sử dụng trong bước này: Luật đất đai, Nghị định 64/CP, các văn bản chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn quyết định của tỉnh uỷ, UBND tỉnh, của huyện uỷ, UBND huyện, của đảng uỷ, UBND xã. Lo lắng và thắc mắc của nông dân đối với vấn đề DĐĐT và quan điểm giải quyết của các địa phương về những thắc mắc này (bảng dưới) Thắc mắc thường gặp của người dân và quan điểm giải quyết của các Địa phương khi thực hiện DĐĐT. Lo lắng Y kiến thắc mắc Quan điểm GQ của các ĐP Tình trạng không ổn định về ruộng đất 1. DĐĐT liệu có mâu thuẫn gì với quan điểm nghị định 64, chia đất lâu dài cho hộ nông dân không? Nghị quyết của Đảng là dồn từ thửa nhỏ thành thửa lớn chứ không phải chia lại ruộng, tiêu chuẩn các hộ nông dân không bị mất đi 2. Đối với những khẩu phát sinh (chết, mới sinh, mất sức bị cắt chế độ) sẽ xử lý thế nào ? Vẫn giữ nguyên tiêu chuẩn khi thực hiện NĐ64/CP, không rút ra và cũng không chia thêm, chỉ rà soát lại cho chính xác. 3. Có hay không sự điều chỉnh RĐ giữa các địa phương (thôn, xóm…), liên quan đến vấn đề thay đổi nhân khẩu (lấy chồng, chuyển chỗ ở…) Chỉ điều chỉnh đối với các trường hợp cùng thôn mà không làm trong trường hợp giữa các thôn, các xã, các huyện... với nhau. 4. Những diện tích đất đã chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp được xử lý thế nào? Nếu chuyển nhượng theo đúng thủ tục thì dồn đổi bình thường, nếu không thì coi như đất vẫn của chủ cũ. Quyền lợi và nghĩa vụ tham gia và phương thức thực hiện 1. Hộ chính sách có được ưu tiên nhận ruộng tốt nữa không? Khuyến khích nhường ruộng đẹp, ruộng tốt cho các hộ trong diện chính sách. 2. Những trường hợp đã tự dồn đổi, diện tích khá lớn có nhất thiết phải dồn đổi không? Hộ quá ít khẩu thì dồn thế nào? Hộ có ít khẩu có thể quy về 1 chỗ để bảo đảm diện tích tối thiểu trên mảnh ruộng. Theo nguyên tắc rũ rối chia lại, những mảnh to vẫn phải làm lại để khỏi ảnh hưởng đến các hộ khác. 3. Đất công điền được sử dụng như thế nào? Có chính sách ưu tiên sử dụng cho đất này không? Nhân dân tự quyết định, ưu tiên các cháu sinh sau mốc chia ruộng năm 1994, nhưng vẫn phải bảo đảm diện tích tối thiểu. 4. Đất lấy ra quy hoạch, đường, mương máng có trừ vào đất giao cho hộ không? Đất quy hoạch sẽ trừ vào đất công điền? 5. Ai chịu phần chi phí thực hiện DĐĐT và làm lại sổ đỏ? Nhà nước Bước 3. Điều tra hiện trạng Đây thực chất là bước tổng kiểm kê lại quỹ đất. Trên cơ sở tư liệu bản đồ, sổ sách thu thập được, tổ chức điều tra thống kê diện tích đất nông nghiệp của xã, của thôn (kể cả diện tích đất xâm canh của xã khác), xác định hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của từng hộ gồm: Số lượng thửa, diện tích, loại đất, diện tích đất được giao ổn định lâu dài, diện tích đất thuê, đấu thầu hoặc quỹ đất công ích hoặc đất nông nghiệp khó giao, chốt lại số hộ, số khẩu của từng thôn và trong toàn xã được giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài theo nghị định 64/CP. Đánh giá việc thực hiện đúng, sai, chưa đầy đủ của nghị định 64/CP. Nội dung này do tổ chuyên môn của BCĐ xã kết hợp với tiểu ban chỉ đạo của thôn cùng làm. Thời gian khoảng 15 ngày cho một thôn hay một cụm dân cư. Kinh phí thực hiện việc điều tra lại lấy từ kinh kinh chung của đợt thực hiện này. Ngoài hạn chế về sự manh mún ruộng đất, những hạn chế từ việc thực hiện nghị định 64/CP còn phát hiện một số vấn đề dưới đây: Hạn chế khi chia đất năm 1993 theo nghị định 64/CP Kiểu hạn chế Nguyên nhân và cách giải quyết 1. Chia sai đầu khẩu theo quy định Nguyên nhân: Theo quy định chỉ có những khẩu sinh trước ngày 01/04 năm 1994 mới được chia ruộng theo nghị định 64. Tuy nhiên, thời gian để các cấp từ thôn lên huyện và tỉnh hoàn chỉnh thủ tục chia đất có thể kéo dài vài tháng. Vì vậy, nhiều địa phương đã đưa cả khẩu mới sinh, khẩu mới ở nơi khác về trong giai đoạn kể từ sau ngày 01/4 và trước hạn ngày phải nộp hồ sơ lên xã, huyện. Giải quyết: Chuẩn bị, đối chiếu và rà soát lại tài liệu chia ruộng ở các cấp khác nhau 2. Chia sai diện tích Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân như: Nhầm lẫn trong chia ruộng Cán bộ cũ cố tình chia lợi cho mình Dụng cụ đo đạc không chuẩn xác (thước tre, dây...) Cách giải quyết: Không quy xét nguyên nhân, cũng không công bố sai sót, chỉ tiến hành hiệu chỉnh lại cho đúng. 3. Đất công điền để vượt quy định Nguyên nhân: Đất công điền có thể mang lại nguồn thu cho xã, thậm chí là thôn vì thế có một số nơi đã các cấp thôn, xã đã không tôn trọng quy định về tỷ lệ đất công điền được xác định là 5% diện tích đất NN (một số nơi lên tới 10%) Cách giải quyết Đo đạc khảo sát tổng diện tích đất NN toàn xã, thôn trước khi chia lại. Quy hoạch tập trung đất công điền vào 1 khu không chia lẻ cùng đất khoán. 4. Hạn chế khác: chuyển mục đích sử dụng không đúng thẩm quyền, giấu ruộng… Nguyên nhân: Nhiều nguyên nhân Cách giải quyết Đo đạc khảo sát tổng diện tích đất NN toàn xã, thôn trước khi chia lại Bước 4. Xây dựng kế hoạch tổng thể Muốn xây dựng một kế hoạch tổng thể trước hết xã cần có quy hoạch để làm cơ sở cho các thôn xây dựng phương án của thôn. 1. Xây dựng phương án của xã qua các nội dung sau: a/ Rà soát, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất . Một nội dung rất quan trọng là phải rà soát lại quy hoạch sử dụng đất đã được xây dựng khi thực hiện nghị định 64/CP để phát hiện những mâu thuẫn, vướng mắc của quy hoạch, trọng tâm là đất xây dựng, kênh mương, giao thông nội đồng, các công trình văn hoá thể thao của xã, của thôn, đất cho phát triển khu công nghiệp và làng nghề (nếu có). Nếu còn thiếu thì phải bổ xung cho đủ. Thí dụ mô hình Quốc tuấn trước đây không để đất dự phòng để mở rộng mương dẫn nước, nay cần điều chỉnh. Mỹ thọ không để đất mở rộng đường giao thông liên thôn, từ khu dân cư ra đồng qua DĐĐT đợt này đã kịp thời bổ xung và mở rộng các con đường liên thôn. Loại bỏ các nhân khẩu chia không đúng đối tượng khi thực hiện nghị định 64/CP. Khâu này cần kết hợp chặt chẽ với bước 3 là điều tra hiện trạng. b/ Quy hoạch vùng đất công ích: Về quy hoạch đất công ích nội dung các đề án hướng dẫn DĐĐT của các huyện cũng như của các tỉnh (các huyện, các tỉnh có mô hình theo dõi đều có cùng nội dung ở phần này) như sau: Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đai dài hạn, hàng năm, xác định địa điểm, diện tích đất cần cho xây dựng các công trình công cộng của xã để quy hoạch vùng đất công ích trong xã và chi tiết tới từng thôn cụ thể. Đối với đất công ích trước đây đã tập trung thành vùng phù hợp với quy hoạch thì giữ nguyên và khoanh vẽ trên bản đồ. Điều tra tại các xã về quy hoạch và sử dụng đất công ích trước DĐĐT ta thấy có mấy dạng: - Chia bình quân cho các hộ. - Để rải rác cùng với đất chia lâu dài cho hộ nông dân. (ví dụ Bà X có 1 mảnh ruộng ở cánh đồng Y diện tích là 450m2 trong đó diện tích đất được chia lâu dài chỉ có 350 m2 còn 100 m2 là đất công ích được đấu thầu. - Đất công điền nằm xen kẽ với đất chia lâu dài của các nông hộ, bởi vì những mảnh ruộng xấu, rất trũng khi chia nông dân không nhận. Diện tích này thành đất công ích. - Đất công điền để thành từng khu, mỗi khu có nhiều mảnh có thể mỗi thôn lại có nhiều khu. Ví dụ Thanh xá để đất đấu thầu ở 11 cánh đồng ở các thôn khác nhau. Chính vì sự phân tán của đất công điền mà xã không thể nắm được diện tích cụ thể là bao nhiêu, việc thu sản phẩm của đát công ích giao cho thôn, đất nằm ở thôn nào thôn đó thu do đó xã không thể thu đủ thu đúng sản phẩm được (cũng có thể thôn thu đủ nhưng không nộp đủ cho xã với nhiều lý do khác nhau) Sau DĐĐT thì 4 trong tổng số 6 mô hình nghiên cứu thực hiện theo phương pháp rũ rối chia lại đã tập trung đất công điền, cho đấu thầu gọn lại thành những ô thửa lớn ở những cánh đồng sản xuất gặp nhiều khó khăn nhất của các thôn khác nhau trong xã. Đất công điền đã được tập trung thì xã quản lý thế nào? Quốc tuấn cho rằng nên ưu tiên cho những người không có ruộng (sinh sau mốc chia ruộng, những người về mất sức bị cắt chế độ), trên thực tế Quốc tuấn đã chia ruộng cho các đối tượng trên và được dân đồng tình ủng hộ. Mỹ thọ, Ngũ kiên, Đông quý, Nam cường đều áp dụng phương pháp đấu thầu ai trả hơn người đó thắng chính vì thế mà mức đấu thầu đã được tăng từ 50kg (trước DĐĐT) lên 110-120kg thóc/sào/năm (sau DĐĐT). Kết quả chỉ những hộ có tiềm năng kinh tế, có lao động thắng thầu. Hộp 3: Tập trung đất công điền góp phần củng cố quyền lực của UBND xã Có 2 lí do giải thích rất rõ động cơ của các tác nhân chính sách ở địa phương khi tham gia tích cực vào hoạt động DĐĐT đó là : Cho phép rà soát và kiểm kê lại quỹ đất nông nghiệp Củng cố quyền lực về ruộng đất đối với các UBND đặc biệt là cấp xã. Đối với lí do thứ 2, UBND các xã quan tâm hơn và đã thực hiện khá triệt để. Trước đây tuy đất công điền là quỹ đất để dự phòng ở địa phương, nhưng khi đất phân tán trong dân UBND xã rất khó quản lí. Mỗi khi cần điều chỉnh quỹ đất thường rất phức tạp: cần phải thảo luận, thương thuyết với nông dân. Để đạt được kết quả nhiều khi rất mất thời gian. Sau DĐĐT đất công điền được quy về 1 khu, UBND có quyền : Điều chỉnh bất cứ lúc nào vào các mục đích khác nhau nếu cần Tổ chức đấu thầu đất công điền với giá cao hơn nhằm tăng nguồn thu cho UB c/ Khoanh rõ những loại đất và diện tích đất không thực hiện dồn đổi Căn cứ vào hiện trạng đất đai của địa phương loại ra những vùng đất có tính chất đặc thù không thể dồn ghép vào những vùng khác được như khu đất gieo mạ, khu đất quá cao, hay quá trũng, diện tích ít... Những trường hợp đó vẫn giữ nguyên và được khoanh rõ trên bản đồ. Thí dụ: Tại Ngũ kiên có khoảng 10% đất 1vụ, sau khi trừ vào đất công điền phần còn lại trong khi chưa xin được chuyển đổi thì phải chia đều cho hộ, không nên ghép vào các khu đồng khác để chia. Tại Quốc tuấn nông dân đề nghị vẫn giữa nguyên diện tích mạ của các hộ, không nhập để chia lại hoặc tại Nam cường có một số diện tích chuyên trồng màu từ lâu đã chia đều 70m2 cho 1 khẩu nay không dồn ghép khu này. Đó là vài dẫn chứng về đất không thể chia lại. d/ Xác định diện tích đất phải dồn đổi : Trên cơ sở hạng đất, loại đất và yêu cầu về dồn ghép theo nội dung của đề án (tối đa bao nhiêu mảnh/hộ) mà ghép thành những nhóm đất để chia Cách phân nhóm đất: Phân theo cơ cấu cây trồng: (thí dụ) - Vùng đất trồng lúa kém hiệu quả đã và sẽ xin chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi (đất quá trũng, quá cao, ven làng...). Có thể gọi đây là vùng đất xấu - Vùng trồng lúa thuận lợi là toàn bộ diện tích còn lại thuận tiện cho canh tác lúa có năng suất chất lượng. Có thể gọi đây là vùng đất trung bình và tốt. Phân theo tính chất đất đất: Căn cứ vào hạng đất và yếu tố năng suất cây trồng (năng suất 3 năm gần nhất) để phân thành nhóm đất xấu, nhóm đất trung bình, nhóm đất tốt. Phân theo kinh nghiệm sản xuất. Dựa vào kinh nghiệm sản xuất qua nhiều năm của các nông dân có kinh nghiệm sản xuất cũng có thể ghép nhóm ruộng đất để dồn đổi. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể, từng địa phương lựa chọn 1 trong các cách phân nhóm nêu trên cho phù hợp. Việc sắp xếp những thửa đất nào vào cùng một nhóm phải đưa ra cho nông dân các thôn bàn bạc thảo luận, dân chủ công khai và phải đảm bảo phân nhóm đất không quá số nhóm theo tinh thần chỉ đạo của tỉnh hay của huyện (thôn nào, xã nào phân số nhóm đất nhiều hơn chỉ đạo phải có tờ giải trình, phải được huyện duyệt và đồng ý). Các nhóm đất sau khi xác định phải được vẽ chi tiết trên bản đồ. Phương án của thôn Căn cứ phương án của xã, tiểu ban chỉ đạo của thôn sẽ phải xây dựng phương án dồn đổi ruộng đất chi tiết thuộc địa bàn theo trình tự sau: a/ Định vùng nhóm đất Để đất 5% công ích tập trung theo vùng căn cứ phương án của xã (nếu như trong phương án của xã có để đất công ích tại thôn) Khoanh rõ loại đất, diện tích đất không thực hiện DĐĐT trong thôn (nếu có) Xác định diện tích đất thực hiện DĐĐT trong đó khoanh vẽ chi tiết từng nhóm đất được phân theo phương án của xã đã được người dân trong từng thôn bàn bạc thống nhất. Sau đó xã tổ chức họp nông dân lấy ý kiến hoàn chỉnh phương án của xã. Tổng hợp diện tích từng vùng, nhóm đất của thôn cân đối với diện tích đất giao cho các hộ. b/ Lập danh sách: - Lập danh sách của những người thuộc đối tượng chính sách xã hội và diện tích đã được nhận vào nhóm đất tốt. Trường hợp không có nguyện vọng trên thì để họ nhận chung với gia đình vào từng nhóm đất được giao sau này. - Lập danh sách các hộ có điều kiện và khả năng canh tác tự nguyện đăng ký nhận vào nhóm đất xấu thuộc vùng quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, vùng này nên giao gọn mỗi hộ 1 thửa. - Lập danh sách những hộ chỉ có 1-2 suất ruộng, vận động để họ nhận vào 1 thửa ở nhóm đất nào đó mà được thôn nhất trí. - Lập danh sách các hộ nhận vào những nhóm đất còn lại. c/ Cân đối diện tích từng nhóm đất với diện tích đất dồn đổi của từng hộ Căn cứ diện tích các nhóm đất để định ra tỷ lệ giao cho hộ và tính diện tích đất của hộ được phân ở từng nhóm đất. Về thời gian làm ở bước 4 theo kinh nghiệm thực tế ở các mô hình hết từ 30-40 ngày trong đó có 4-5 buổi họp của BCĐ xã, 2-3 buổi họp dân tại các thôn. Về tài liệu cần dùng cho bước này là: Bản đồ giải thửa, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận QSDRĐ, phương án giao đất của xã, hệ thống bổ xung quy hoạch giao thông thuỷ lợi...... Bước 5. Duyệt phương án và chia lại ruộng. Duyệt phương án: Tất cả các phương án DĐĐTcủa thôn đều phải thể hiện trên bản đồ, có văn bản kèm theo, phải được thông qua, đóng góp ý kiến và nhất trí của toàn thể các chủ hộ trong thôn trước khi trình cấp xã duyệt. Tất cả các phương án DĐĐT của xã cũng phải thể hiện trên bản đồ, có văn bản kèm theo trình cấp huyện duyệt. Huyện đồng ý phương án mới có giá trị thực thi. Nội dung các vấn đề đệ trình duyệt là: Về số hộ, số khẩu, diện tích đất giao theo nghị định 64/CP, diện tích đất công điền hiện UBND đang quản lý, đất dự kiến làm giao thông thuỷ lợi mới, số thửa mới ở các vùng, bình quân m2/ thửa mới, diện tích đất chuyển đổi. Sau đó các văn bản đã được ban chỉ đạo xã xác nhận, ban chỉ đạo huyện phê duyệt, giao cho đội sản xuất (hay là xóm) làm căn cứ pháp lí để giao ruộng cho dân Chia ruộng: Tiến hành tại các thôn khác nhau trong xã a/ Chuẩn bị phiếu gắp thăm và đánh số thứ tự: Mỗi nhóm đất phải lập phiếu gắp thăm tương ứng với nhóm hộ được nhận đất, chú ý mỗi phiếu một số khác nhau để khi gắp thăm không bị trùng. Căn cứ vào số thứ tự trên phiếu tiến hành đánh số thứ tự trên bản đồ theo nhóm đất để đo giao đất ngoài thực địa. Sau đó công bố công khai danh sách các nhóm hộ, các nhóm đất cách đánh số thứ tự phiếu gắp thăm với số thứ tự trên bản đồ. b/ Tổ chức gắp thăm và giao ruộng ngoài đồng Chỉ có chủ hộ hoặc người được chủ hộ uỷ quyền (có giấy uỷ quyền) mới được tham gia bốc thăm. -Tổ chức bốc thăm giữa các hộ có toàn bộ diện tích dồn đổi thuộc tiêu chuẩn của khẩu chính sách được nhận gọn một thửa vào nhóm đất tốt. -Tổ chức bốc thăm giữa các hộ đăng kí nhận gọn một thửa vào nhóm đất xấu. -Tổ chức bốc thăm giữa các hộ chỉ có 1-2 suất ruộng nhận gọn 1 thửa vào nhóm đất được thôn thống nhất. -Tổ chức gắp thăm các hộ còn lại. (Ghi chú: Các hộ bốc thăm xong đều phải công khai cho mọi người cùng biết số của mình, ghi sổ và phải kí tên vào sổ cái do ban chỉ đạo thôn phụ trách) Căn cứ vào kết quả bốc thăm các thành viên trong ban chỉ đạo xã và thôn tiến hành giao đất ngoài thực địa cho từng hộ theo đúng số phiếu đã bốc ứng với số thứ tự trên bản đồ. Chia ruộng theo hình chữ Z khi đến gần bờ của từng khoảnh lớn nếu diện tích còn lại dưới 100 m2 thì giao luôn cho hộ cuối cùng, nếu lớn hơn 100m2 thì có quyền chọn 1 trong 5 hộ tiếp theo nếu hộ nào có diện tích được chia phù hợp với diện tích này thì giao luôn cho hộ đó. Giao đất phải theo hình thức quấn chiếu cho từng nhóm, vùng đất. Bước 6. Hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp giấy QSDRĐ Sau khi giao đất ngoài thực địa cho dân xong các ban chỉ đạo xã cùng với các tiểu ban chỉ đạo thôn cần phải: - Tu chỉnh bản đồ, lập sổ giao nhận diện tích tới từng hộ phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. - Thông báo số thửa, diện tích, loại đất, hạng đất của từng hộ, phát đơn đăng ký quyền sử dụng đất cho hộ kê khai diện tích sau dồn đổi để xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất và lập bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp. - Hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trình UBND huyện, thị xã quyết định và hoàn thành hồ sơ địa chính của xã (trình tự lập hồ sơ và cấp giấy chứng nhận QSDRĐ thực hiện theo quy định tại thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục địa chính). 3.3.2.4 Phương tiện để tổ chức thực hiện a/ Các văn bản chính sách, tài liệu được dùng làm cơ sở để thực hiện DĐĐT: Luật đất đai Nghị định 64/CP ngày 27/9/93, số 85/CP ngày 28/8/1994 về giao đất nông nghiệp cho hộ nông dân của chính phủ. Các văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ, quyết định của UBND tỉnh, huyện về chuyển đổi ruộng đất Kế hoạch và hướng dẫn của Ban chỉ đạo các cấp và các nghành chuyên môn cấp tỉnh, huyện . Quyết định thành lập Ban chỉ đạo các cấp. b/ Tài chính huy động. Nguồn tài chính huy động cho công tác DĐĐT ở mỗi nơi, mỗi thời điểm có cách huy động riêng. Có địa phương như Hải dương, Thái bình tỉnh hỗ trợ một phần lớn, nơi khác thì nguồn huy động chủ yếu là ngân sách xã cộng với việc đóng góp của dân. Ba khoản kinh phí cần nhiều kinh phí là: Chi phí hội họp triển khai DĐĐT Chi phí công đi làm: Khảo sát, đo đạc, chia ruộng Chi phí cấp lại sổ đỏ Kinh phí sử dụng của các mô hình Mô hình Tổng số tiền ( tr.đ) Tỉnh hỗ trợ (%) Huyện hỗ trợ ( %) Ngân sách xã (%) KPhí đóng góp (%) Bình quân (đ/ha) Quốc tuấn (1) 25 60 20 20 00 75.000 Mỹ thọ 50 00 6 44 50 140.000 Ngũ kiên 34 00 00 100 00 115.000 Đông quý 35 50 50 110.000 Thanh xá (2) 4 60 20 20 00 80.000 Nam cường 20 40 20 40 125.000 Chú thích: (1) Chưa tính đến khâu cấp giấy chứng nhận QSDRĐ. (2) Xã Thanh xá làm theo mô hình tự nguyện từ năm 1994-1997 lúc này chưa có chủ trương DĐĐT của tỉnh nên không có hỗ trợ từ phía nhà nước. Số tiền 4 triệu chỉ tính cho 50 ha đất trồng lúa thực hiện DĐĐT năm 2003. Phân chia các khoản chi phí (%tổng chi phí hoạt động DĐĐT) Các khoản chi Quốc tuấn Mỹ thọ Ngũ kiên Đông quý Thanh xá Nam cường Hội họp 40 20 10 10 20 20 Công thực hiện 40 50 40 80 40 Chi cho phúc tra 20 Chi cho cơ sở 40 Cấp giấy chứng nhận QSDRĐ 40 40 50 40 c/ Con người và nhân lực: Dồn điền đổi thửa là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Quá trình thực hiện có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất của hộ nông dân cho nên vấn đề con người thực hiện quá trình này là rất quan trọng. Chính vì thế mà: Trưởng ban chỉ đạo xã phải là bí thư Đảng uỷ xã, các trưởng tiểu ban ở các thôn, phải là bí thư chi bộ thôn, các nhóm chuyên môn của xã như nhóm lập phương án chuyển đổi gồm cán bộ địa chính, phó công an phụ trách hộ tịch, hộ khẩu, cán bộ tài chính, cán bộ thuế. Nhóm quy hoạch phải gồm các cán bộ giao thông thuỷ lợi, HTX dịch vụ, trưởng thôn. Các thành viên trong ban chia ruộng ở thôn phải là những người có chuyên môn, tâm huyết, am hiểu đồng ruộng có kinh nghiệm sản xuất và phải là người có uy tín, có tiếng nói quan trọng trong cộng đồng có như vậy mới đảm bảo được sự công minh trong công việc và làm cho người dân yên tâm tin tưởng. Tất cả các thành viên trong tiểu ban dồn ruộng tại thôn nhất thiết phải được hội nghị nhân dân trong thôn nhất trí bầu ra. Các thành viên trong nhóm quy hoạch sử dụng đất phải được tập huấn chuyên môn như phương pháp thu thập, trình bày số liệu trong từng chuyên mục khác nhau (Hà nam có tới 21 biểu mẫu cần kê khai)...... d/ Sự phối hợp của các cấp: Việc thực hiện DĐĐT lấy cấp thôn (nếu như thôn là một đơn vị sản xuất) làm cơ sở chia ruộng nhưng thực chất đây là nhiệm vụ của toàn Đảng và toàn dân nên phải có một hệ thống tổ chức chặt chẽ từ tỉnh đến huyện tới xã, tới thôn. Các thành viên trong BCĐ cấp tỉnh, huyện phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc, rút kinh nghiệm, tăng cường cán bộ chuyên môn đặc biệt là cán bộ địa chính để giúp cơ sở, hỗ trợ kinh phí, động viên kịp thời và giải quyết kịp thời các thắc mắc của dân. Với cán bộ cấp cơ sở phải đoàn kết, nhất trí, bám sát cơ sở, có sự phân công cụ thể trách nhiệm từng thành viên trong BCĐ, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện phương án của các thôn. 3.4 kết quả giảm số thửa sau khi thực hiện DĐĐT 3.4.1 Mục tiêu giảm sự manh mún về số thửa Tại các địa phương khi xây dựng kế hoạch DĐĐT đều xác định rõ mục tiêu chính như sau: Giảm số thửa, tăng diện tích mỗi thửa để mỗi hộ trung bình chỉ có 1-5 thửa, phấn đấu mỗi thửa có diện tích từ 500 m2 trở lên. Cụ thể ở các vùng như sau: Nam sách-Hải dương: Thôn có 1 hạng đất thì mỗi hộ dồn thành 1 thửa. Thôn có 2 hạng đất thì mỗi hộ dồn lại 2 thửa. Thôn có 3 hạng đất thì mỗi hộ dồn lại không quá từ 3 đến 4 thửa. Bình lục-Hà nam: Mỗi hộ không quá 5 thửa kể cả mạ. Tiền hải-Thái bình: Mỗi hộ không quá 3 thửa. Vĩnh tường-Vĩnh phúc: Mỗi hộ chỉ còn từ 1-3 thửa. Những hộ nhiều khẩu, nhiều diện tích không nên quá 5 thửa. Thửa nhỏ nhất bằng diện tích 1 khẩu được chia theo Nghị định 64/CP. Nhìn chung tại các vùng nghiên cứu không có sự khác nhau nhiều về mục tiêu quy định số thửa/hộ. Vùng nào ruộng đất phức tạp như Vĩnh phúc thì số thửa/hộ nhiều hơn, nhưng không quá 5 thửa/hộ. - Quỹ đất công được quy thành vùng tập trung. - Quy hoạch giao thông thuỷ lợi, quy hoạch đất phải phù hợp với thực tế và có giá trị lâu dài. 3.4.2 Và kết quả đạt được ở các mô hình nghiên cứu Thực hiện theo những mục tiêu, nguyên tắc và phương thức tổ chức theo các bước đã nêu ở trên, kết quả thực hiện DĐĐT tại các mô hình lựa chọn được cho ở bảng sau: Một số kết quả chính sau DĐĐT ở các mô hình nghiên cứu Mô hình Tổng số thửa Số thửa/hộ Diện tích thửa Đất công điền B.quân % Giảm m2 % Tăng Quốc tuấn 6124 3.5 58.2 580 235.0 Như cũ Mỹ thọ 3529 4.3 70.0 1186 650.0 Tập trung Ngũ kiên 7180 4.3 63.2 430 220.0 Tập trung Đông quý 7189 2.3 50.0 934 200.0 Tập trung Thanh xá - 3.7 20.5 557 130.0 Như cũ Nam cường 1990 3.0 50.0 1.000 200.0 Tập trung Qua bảng trên có nhận xét: Về giảm số thửa/hộ: về chỉ tiêu này hầu như các địa phương trong địa bàn nghiên cứu đều thực hiện tốt, không còn hộ nào có trên 5 thửa ruộng. Những xã trồng cây hàng năm là chính như lúa tỷ lệ giảm lớn hơn và đạt 58% ở Quốc tuấn và 70% ở Mỹ thọ. Các vùng đã chuyển đổi hệ thống cây trồng thì tỷ lệ này giảm tương đối thấp vì cây ăn quả đã được trồng, việc dồn ghép khó thực hiện được như ở Thanh xá. Diện tích/thửa đã tăng đáng kể so với trước, phổ biến là tăng gấp 2 lần, diện tích một thửa đạt trên 360m2. Các xã chọn phương pháp DĐĐT gắn với việc xây dựng quy hoạch thì đất công điền đã được tập trung lại thành một đến hai khu trong xã. Điều này cho phép dễ quản lý, khai thác tốt hơn, ví dụ xã Ngũ kiên đất công điền trước kia nằm rải rác trong ruộng chia lâu dài cho hộ nông dân nay đã tập trung lại ở loại đất 1 vụ và cho đấu thầu để nuôi cá như vậy không những quản lý được tốt mà còn tăng được mức khoán đấu thầu từ 40-50 kg lên 90-100 kg thóc/sào/năm. Xã Mỹ thọ cũng nâng được mức khoán từ 50-60 kg lên 100-120kg thóc/sào/năm do đất đấu thầu đã được tập trung. Cũng qua DĐĐT mà Quốc tuấn đã dễ dàng tiến hành mở rộng được hệ thống mương dẫn nước vào từng cánh đồng, công việc này trước đây thường gặp nhiều khó khăn do khi thực hiện Nghị định 64/CP xã chưa có quy hoạch để dự trữ đất dùng cho mục đích này. Khi có nhu cầu mở rộng mương máng phải xin ý kiến của dân và được dân đồng ý góp một phần ruộng đất của mình mới có thể thực hiện được. Xã Ngũ kiên sau DĐĐT đã mở rộng và nâng cấp được 2 km đường giao thông và 3 km mương trên đồng ruộng, mở mới được 450m đường và 300m mương tưới. Với các mô hình DĐĐT tự nguyện kết quả về giảm số thửa/hộ cũng như tăng diện tích trên mảnh ruộng phụ thuộc một phần vào thời gian và mục đích chuyển đổi ruộng đất ở từng địa phương. Xã Thanh xá do thực hiện chuyển đổi từ những năm chưa có chủ trương DĐĐT nên mục tiêu lúc này của chính quyền địa phương và nông dân cần đạt là trồng được cây vải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu thực tiễn dồn điền, đổi thửa ở một số tỉnh và đề xuất chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Đồng bằng S.doc
Tài liệu liên quan