Quản lý đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng mục tiêu vào quá trình đầu tư và các yếu tố đầu tư, bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế – xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất, trong điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan và quy luật đặc thù của đầu tư.
Mục tiêu quản lý hoạt động đầu tư của Cục đầu tư nước ngoài:
- Thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược pháp triển kinh tế- xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. thời kỳ của đất nước, từng ngành, từng địa phương. Công tác quản lý dự án được phân cấp quản lý từ cấp Bộ, cấp địa phương và các khu công nghiệp.
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu tình hình quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài của cục đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oài một các tích cực, chủ động, không để các công việc này bị gián đoạn, chậm trễ.
3.1 Công tác xúc tiến đầu tư
Năm hai năm qua, công tác xúc tiến đầu tư đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Công tác vận động xúc tiến đầu tư được tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, cả trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức đa dạng.
Công tác xúc tiến đầu tư năm 2003 thực sự đã có những bước tiến đáng kể. Với hàng chục đoàn vận động, xúc tiến đầu tư được lồng ghép trong các chuyến thăm và làm việc từ cấp Chính phủ đến cấp Bộ đã được tổ chức tại nhiều quốc gia khác nhau. Đặc biệt, tại thị trường trọng điểm Hoa Kỳ, đã có 4 đoàn xúc tiến đầu tư, trong đó có Đoàn do Phó Thủ tướng Vũ Khoan dẫn đầu. Qua đó đã nâng cao hiểu biết của cộng đồng quốc tế về môi trường đầu tư của Việt Nam và đã đạt được một số kết quả ban đầu bằng một loạt văn bản hợp tác song phương, đa phương đã được ký kết nhằm hỗ trợ Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài, như Chương trình “Sáng kiến chung Việt-Nhật về cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam” với Kế hoạch hành động gồm 44 điểm; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản; Hiệp định bổ sung, sửa đổi khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Hàn Quốc; các Thỏa thuận hợp tác đầu tư ký với Singapore, với Đức. Tiếp theo là số đông các đoàn doanh nghiệp nước ngoài (Singapore, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc.v.v.) đã sang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam và kết quả là một số nhà đầu tư đã quyết định đầu tư và đã được tạo mọi điều kiện để có giấy phép đầu tư một cách nhanh chóng.
Trong năm 2004, không tính các cuộc hội thảo trong khuôn khổ các chuyến thăm của các đoàn Lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức 05 Hội thảo xúc tiến đầu tư ở trong nước và 03 Hội thảo xúc tiến đầu tư ngoài nước. Trong số đó có các hội thảo lớn như Hội nghị bàn tròn về ĐTNN tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 7/2004, Hội thảo ĐTNN tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp TEMASEK, Singapore tổ chức tại Hà Nội tháng 8/2004, Hội thảo xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hội thảo xúc tiến đầu tư tại Thuỵ Điển, Singapore, một số địa phương và Ban quản lý các KCN, KCX cũng đã tổ chức một số cuộc hội thảo vận động đầu tư ở nước ngoài. Việc gắn chặt hơn các hoạt động ngoại giao với hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại đã có tác động tích cực đối với đối với việc thu hút ĐTNN vào Việt Nam .
Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tiếp tục được mở rộng. Trong năm 2004, trung bình mỗi tuần có từ 3-5 đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư, tăng đáng kể so với năm trước trong đó có các đoàn lớn từ Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc, Đài Loan.
3.2 Công tác tiếp nhận, thẩm định và cấp giấp phép dự án đầu tư
Thẩm định dự án là quá trình thẩm tra, xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản của dự án nhằm đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án, để từ đó ra quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư và triển khai dự án. Công tác thẩm định dự án của Cục đầu tư nước ngoài được giao cho Vụ thẩm định dự án.
Cục ĐTNN đã chủ động phối hợp với Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư cũng như với các Bộ, ngành có liên quan để cùng nhau thúc đẩy quá trình xem xét dự án. Công tác tiếp nhận dự án và cấp giấp phép đầu tư ngày càng nhanh chóng, giảm bớt nhiều các thủ tục hành chính rườm rà, các dự án đều được tiếp nhận và thẩm định một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
Các phương pháp được Vụ thẩm định sử dụng để thẩm định dự án đầu tư
Phương pháp so sánh chỉ tiêu: đây là phương pháp phổ biến nhất, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động.
Phương pháp thẩm định dựa trên phân tích độ nhạy cảm của dự án: Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống xấu có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án, khảo sát các tác động của những yếu tố bất trắc đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hoàn vốn của dự án. Phương pháp này dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án.
Phương pháp dự báo : Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu để dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu…..ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tính khả thi của dự án.
Phương pháp thẩm định theo trình tự: thẩm định từ tổng quát đến chi tiết. Thẩm định tổng quát là xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ, tính phù hợp và tính hợp lý của một dự án. Thẩm định chi tiết là xem xét một cách khách quan khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kinh tế, kỹ thuật – công nghệ – môi trường phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế đất nước.
Phương pháp triệt tiêu rủi ro: Để đảm bảo tính vững chắc và dự án có hiệu quả, người ta thường dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án. Hiện nay một số loại rủi ro đã được qui đinh bắt buộc phải có biện pháp xử lý như : Đấu thầu, bảo hiểm xây dựng, bảo lãnh hợp đồng.
Một dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ và chính xác khi có phương pháp thẩm định khoa học kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn và các nguồn thông tin đáng tin cậy. Việc thẩm định dự án có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau trong qúa trình thẩm định tuỳ thuộc vào nội dung yêu cầu đối với dự án.
Tiến trình thẩm định dự án diễn ra như sau:
Tiếp nhận hồ sơ trình duyệt dự án
Lập hội đồng thẩm định dự án
Tổ chức thẩm định dự án
Phê duyệt dự án và dự thảo quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư
Công tác thẩm định dự án đầu tư cũng được phân cấp thẩm định từ cấp Bộ đến cấp địa phương theo tính chất và quy mô dự án.
Việc tiếp nhận, thẩm định và cấp phép cho các dự án được tiếp tục thực hiện theo quyết định phân cấp của Thủ tướng Chính phủ và quyết định ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho các Ban Quản lý Khu công nghiệp-KCX.
Trong năm 2003, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp nhận 60 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.306 triệu USD, trong đó đã cấp phép cho 11 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 20,7 triệu USD.
Các dự án chưa được cấp phép chủ yếu trong lĩnh vực văn hóa, đào tạo và khai khoáng do các văn bản pháp quy và quy hoạch thuộc lĩnh vực này còn chưa hoàn chỉnh, chưa rõ ràng.
Trong năm 2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp nhận 68 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,3 tỷ USD và đã cấp phép cho 53 dự án (trong đó có một số dự án tiếp nhận từ năm 2003) với tổng vốn đầu tư đăng ký 725,7 triệu USD. Tính đến thời điểm cuối năm 2004, còn 35 dự án đang thẩm định với tổng vốn đăng ký khoảng hơn 1 tỷ USD, trong đó có một số dự án có quy mô lớn như: Khu du lịch nghỉ mát Atlantíc Hotel, tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD tại Bà Rỵa-Vũng Tàu; Hợp doanh điện thọai di động, tổng vốn đầu tư đăng ký 655,9 triệu USD; Công cổ phần Pou Sung Vietnam, tổng vốn đầu tư đăng ký 190 triệu USD; Công ty Phát triển, tổng vốn đầu tư đăng ký 309,6 triệu USD tại Hà Nội.v.v.
Nhìn chung, thủ tục thẩm định còn phức tạp, kéo dài một phần do các văn bản pháp quy và quy hoạch phát triển các ngành nói trên chưa đầy đủ, rõ ràng, phần khác do quan điểm của các bộ, ngành còn thiếu thống nhất trong từng trường hợp dự án cụ thể.
3.3 Công tác quản lý dự án đầu tư
Quản lý đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng mục tiêu vào quá trình đầu tư và các yếu tố đầu tư, bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế – xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất, trong điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan và quy luật đặc thù của đầu tư.
Mục tiêu quản lý hoạt động đầu tư của Cục đầu tư nước ngoài:
Thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược pháp triển kinh tế- xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. thời kỳ của đất nước, từng ngành, từng địa phương. Công tác quản lý dự án được phân cấp quản lý từ cấp Bộ, cấp địa phương và các khu công nghiệp.
Quản lý đầu tư nhằm sử dụng hợp lý tiết kiệm và khai thác có hiệu quả các loại nguồn vốn tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động và các tiềm năng khác, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, chống mọi hành vi tham ô lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư và khai thác các kết quả của đầu tư.
Đảm bảo quá trình đầu tư xây dựng công trình theo đúng quy hoạch và thiết kế được duyệt, đảm bảo sự bền vững và mỹ quan với chi phí hợp lý.
Đầu tư của một cơ sở chịu sự quản lý kinh tế – kỹ thuật của cả ngành và địa phương. Cục đầu tư nước ngoài chủ yếu quản lý nhà nước về mặt kinh tế của các dự án đầu tư nước ngoài theo sự phân công phân cấp của nhà nước. Các địa phương quản lý về mặt hành chính và xã hội.
Nội dung quản lý đầu tư của Cục đầu tư nước ngoài:
Tham gia xây dựng chiến lược quy hoạch đầu tư cho Bộ
Tham gia xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài, các kế hoạch huy động vốn.
Lựa chọn đối tác trong hợp tác đầu tư với nước ngoài
Tham gia xây dựng và ban hành các văn bản quản lý thuộc lĩnh vực đầu tư nước ngoài.
Hỗ trợ và trực tiếp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tư
Kiến nghị với cấp trên điều chỉnh, sửa đổi, bổ xung những bất hợp lý trong cơ chế chính sách, quy định dưới luật …nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hiệu quả kinh tế- xã hội của đầu tư.
Cục ĐTNN với chức năng và nhiệm vụ mới đã cố gắng giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp do đó đã khuyến khích nhiều doanh nghiệp tăng vốn mở rộng sản xuất.
Trong công tác điều chỉnh giấy phép đầu tư, trong hai năm qua, đã thực hiện điều chỉnh tăng vốn cho rất nhiều dự án, vốn đăng ký tăng thêm của các dự án đang hoạt động tiếp tục đạt cao thể hiện ngày càng có thêm nhiều dự án triển khai có hiệu quả, là tín hiệu tích cực trong thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời thực hiện điều chỉnh Giấy phép đầu tư khác nhau như:
Điều chỉnh thuế chuyển lợi nhuận
Điều chỉnh bổ xung mục tiêu
Điều chỉnh thuế TNDN
Điều chỉnh chuyển nhượng vốn
Điều chỉnh khác
Đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế nảy sinh trong quản lý hoạt động của Cục ĐTNN
. Những kết quả đã đạt được trong quản lý hoạt động đầu tư của Cục đầu tư nước ngoài
Cục đầu tư nước ngoài chính thức đi vào hoạt động từ ngày 11/7/2003 trên cơ sở hợp nhất Vụ đầu tư nước ngoài Vụ quản lý dự án với cơ sở đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục nhận chức năng xúc tiến đầu tư từ Vụ pháp luật đầu tư. Việc thành lập Cục đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện đưa hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài về một mối, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài.
Theo cỏc chuyờn gia kinh tế, năm 2003,Việt Nam vẫn được đánh giỏ là một quốc gia trong khu vực cú lợi thế về thu hỳt éTNN. Xu thế chuyển dịch vốn éTNN từ cỏc nước phỏt triển sang cỏc nước nghốo, cú lao động rẻ đang tăng lờn.
Trong năm 2003 công tác thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài vừa đan xen những thuận lợi và khó khăn, là năm có nhiều sự kiện tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Đối với ngoài nước, khi làn sóng FDI vào khu vực ASEAN vừa có dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực thì dịch bệnh SARS bất ngờ diễn ra vào những tháng đầu năm, tiếp theo là bầu không khí căng thẳng do chiến tranh Iraq đã làm cản trở việc các nhà đầu tư đi tìm hiểu đầu tư tại các nước Châu á, trong đó có Việt Nam. được sự chỉ đạo của Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ, Đảng uỷ cơ quan và sự hợp tác hỗ trợ của các đơn vị trong Bộ, Cục đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng ổn định tổ chức, bộ máy và nhân sự theo cơ cấu mới nhằm đảm bảo tốt các nhiệm vụ được giao.
Xu hướng cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục diễn ra gay gắt, nhất là sau khi Trung Quốc trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Trong nước, mặc dù diễn ra ở nhiều nơi nhưng nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh với mức tăng GDP khoảng 7,2%. Tình hình chính trị xã hội ổn định và an ninh được đảm bảo, cùng với chủ trương tiếp tục cải cách, đổi mới chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, cũng như kết quả khống chế được dịch SARS và tổ chức thành công Seagames 22 đã nâng cao vị thế của hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
Các kết quả đạt được trong hai năm hoạt động vừa qua :
Năm 2004 cả nước đã thu hút được hơn 4,2 tỷ USD vốn đầu tư mới, tăng 34,7% so với năm 2003, trong đó vốn cấp mới đạt 2,222 tỷ USD và vốn bổ sung đạt 1,94 tỷ USD. Đây là mức đăng ký cao nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính khu vực diễn ra vào năm 1997.
a) Về cấp mới:
Trong năm 2003 trên địa bàn cả nước có 620 dự án mới được cấp Giấy phép đầu tư với vốn đầu tư đăng ký đạt 1,55 tỷ USD, tăng 7,7% so với năm trước và vượt 3,3% so với kế hoạch năm , trong đó:
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép cho 43 dự án, vốn đăng ký đạt 457 triệu USD (chiếm 30% tổng vốn đăng ký);
+ Các địa phương cấp giấy phép cho 400 dự án, vốn đăng ký 654 triệu USD (chiếm 43% vốn đăng ký);
+ Các Ban Quản lý KCN, KCX cấp giấy phép cho 153 dự án, vốn đăng ký 432 triệu USD (chiếm 27% tổng vốn đăng ký).
Trong năm 2004 trên địa bàn cả nước có 723 dự án mới được cấp Giấy phép đầu tư với vốn đầu tư đăng ký đạt 2.222 triệu USD, bằng 93,7% về số dự án và tăng 11,5% về vốn đầu tư so với năm trước. Trong đó:
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép cho 53 dự án, vốn đăng ký 725,7 triệu USD (chiếm 32,6% tổng vốn đăng ký cấp mới);
+ Các địa phương cấp giấy phép cho 439 dự án, vốn đăng ký 942 triệu USD (chiếm 42,4% vốn đăng ký cấp mới);
+ Các Ban Quản lý KCN, KCX cấp giấy phép cho 231 dự án, vốn đăng ký 554 triệu USD (chiếm 25% tổng vốn đăng ký cấp mới).
Trong số các dự án cấp mới trong năm 2004 có một số dự án có quy mô tương đối lớn như: Công ty liên doanh Núi Pháo tổng vốn đầu tư 147 triệu USD; Công ty Hoya có tổng vốn đầu tư 45 triệu USD; Công ty TNHH Shing Mark Vina, tổng vốn đầu tư 50 triệu USD; Công ty liên doanh TNHH Việt Nam Land SSG, tổng vốn đầu tư 56 triệu USD; Công ty TNHH Souht Fork, tổng vốn đầu tư 50 triệu USD; Công ty Đầu tư và phát triển Thành Công, tổng vốn đầu tư 80 triệu USD.
* Theo ngành:
Phần lớn các dự án đầu tư mới tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 69,6% về số dự án và 67,9% vốn đầu tư đăng ký cấp mới. Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 14,1% số dự án và 10,4% vốn đầu tư đăng ký cấp mới; lĩnh vực dịch vụ chiếm 16,3% số dự án và 21,7% vốn đầu tư đăng ký cấp mới.
* Theo nước đầu tư:
Trong năm 2003, có 38 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam với các đối tác chính vẫn là các nhà đầu tư Châu á.
Đài Loan từ vị trí thứ 2 trong năm 2002 trở thành nhà đầu tư lớn nhất trong năm 2003 với 151 dự án có tổng vốn đăng ký 294 triệu USD (tăng 13% so với cùng kỳ năm trước), chiếm 19% tổng vốn đầu tư đăng ký mới của cả nước. Hàn Quốc đứng thứ 2 với 147 dự án, tổng vốn đăng ký 249 triệu USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư đăng ký. British Virgin Islands đứng thứ ba với 24 dự án có tổng vốn trên 193 triệu USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trung Quốc đã vươn lên là nhà đầu tư lớn thứ 4 vào Việt Nam với 51 dự án, tổng vốn đăng ký 138 triệu USD chiếm 9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là úc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore và Thái Lan
Trong năm 2004, có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam với các đối tác chính vẫn là các nhà đầu tư Châu á, trong đó Đài Loan dẫn đầu với 156 dự án có tổng vốn đăng ký 453,4 triệu. Hàn Quốc đứng thứ hai với 159 dự án, tổng vốn đăng ký 339,7 triệu USD. Nhật Bản đứng thứ ba với 61 dự án có tổng vốn đăng ký 224,34 triệu USD. Hồng Kông đứng thứ tư với 38 dự án có vốn đăng ký là 198,12 triệu USD. Như vậy, riêng bốn nước Châu á này đã chiếm 54,47% tổng vốn đầu tư đăng ký.
British Virgin Islands đứng thứ năm với 25 dự án có vốn đăng ký là 176,68 triệu USD. Canada đứng thứ sáu với 12 dự án có vốn đăng ký là 154,96 triệu USD. Trong năm 2004, các nước EU chỉ có 50 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 87,68 triệu USD, chiếm 3,9% tổng vốn đăng ký. Đầu tư của Hoa Kỳ chưa có chuyển biến đáng kể, với 30 dự án có tổng vốn đăng ký 74,9 triệu USD.
*Theo địa phương:
Cơ cấu đầu tư theo vùng vẫn chưa có sự chuyển biến lớn, các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi vẫn là những địa phương thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài. Trong năm 2003, Đồng Nai đã đứng đầu cả nước trong thu hút vốn FDI với 75 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký 282 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2002. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai với 163 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký là 242 triệu USD. Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam là đầu tàu trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, riêng 4 tỉnh (Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu) đã thu hút được 351 dự án, tổng vốn đăng ký trên 875 triệu USD, chiếm tới 58,9% số dự án và 56% vốn đăng ký trên toàn quốc. Các tỉnh trọng điểm phía Bắc thu hút được 114 dự án, tổng vốn đăng ký 331 triệu USD, chỉ bằng 1/3 so với quy mô thu hút của khu vực trọng điểm phía Nam. Riêng Hải Phòng đã thu hút được gần 100 triệu USD.
Trong các dự án cấp mới trong năm 2003 có một số dự án có quy mô vốn đầu tư đăng ký lớn như Công ty TNHH Sài Gòn Sport City, tổng vốn đầu tư đăng ký 130 triệu USD để xây dựng khu giải trí tại Tp Hồ Chí Minh, Công ty TNHH BHP Steel Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký 105 triệu USD để sản xuất thép tại Bà Rỵa-Vũng Tàu, Công ty TNHH Huge Holdings Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký 39,5 triệu USD để sản xuất đĩa CD tại Tp Hải Phòng, Công ty San Miguel Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký 32 triệu USD để sản xuất nước giải lhát tại Đồng Nai.v.v. (chi tiết xem tại Phụ lục 4 đính kèm).
Trong năm 2004, Đồng Nai thu hút được 94 dự án ĐTNN với tổng vốn đầu tư đăng ký là 497,8 triệu USD, dẫn đầu cả nước. TP Hồ Chí Minh đứng thứ hai với 208 dự án có vốn đăng ký 353,1 triệu USD. Bình Dương đứng thứ ba với 130 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký 306,98 triệu USD. Thái Nguyên do có dự án khai khoáng Núi Pháo liên doanh với Canada có quy mô lớn, đã vươn lên đứng hàng thứ tư với vốn đăngký là 147,65 triệu USD, chiếm 7,54% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Hà Nội đứng thứ năm với 68 dự án và vốn đăng ký 130,4 triệu USD.
b. Vốn đầu tư đăng ký bổ sung:
Năm 2003, đã có khoảng 350 lượt dự án được tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 1,15 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm trước. Dự án tăng vốn lớn nhất trong năm là Công ty TNHH Hưng nghiệp FORMOSA tại Đồng Nai, tăng 211 triệu USD, Công ty điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 tại Vũng Tàu, tăng 37 triệu USD, Công ty cổ phần TNHH POUYEN Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, tăng vốn 25 triệu USD, Công ty TNHH sợi TAINAN tại Khu công nghiệp Biên Hòa, Đồng Nai, tăng vốn 20 triệu USD, Công ty dầu thực vật Cái Lân tại Quảng Ninh tăng 18,3 triệu USD.v.v. (chi tiết xem tại Phụ lục 2 đính kèm)
Như vậy, trong 2 năm liên tiếp, vốn đầu tư đăng ký bổ sung bằng khoảng 2/3 vốn đầu tư đăng ký cấp mới, đạt mức cao nhất kể từ sau khi diễn ra khủng hoảng tài chính khu vực.
Năm 2004 đã có 460 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 1,942 tỷ USD, tăng 10,6% về số dự án và 71,2% về tổng vốn tăng thêm so với năm 2003. Các dự án tăng vốn chủ yếu tập trung trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Riêng lĩnh vực này chiếm tới 69,26% tổng vốn tăng thêm.
Trong số các dự án tăng vốn mở rộng sản xuất trong năm 2004, có một số dự án có số vốn tăng thêm rất lớn như:
Công ty xi măng Nghi sơn: tăng vốn thêm 248,9 triệu USD;
Công ty xi măng Chinfon Hải Phòng: vốn tăng thêm 161,7 triệu USD
Công ty Sun Steel tăng 147 triệu USD;
2 dự án Công ty Canon và Saigon Mas đều tăng vốn thêm 100 triệu USD.
Công ty giày Ching Liu tăng vốn thêm 52 triệu USD.
Việc nhiều doanh nghiệp tăng vốn đầu tư cho thấy tình hình tài chínhvà sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN ngày càng khả quan hơn.
c. Về tình hình thực hiện dự án:
Trong năm 2003 đã có gần 150 doanh nghiệp đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong nền kinh tế lên tới gần 2.000 doanh nghiệp. Trong đó có một số dự án lớn đi vào sản xuất như Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3, tổng vốn đầu tư đăng ký 450 triệu USD để sản xuất điện tại Bà Rỵa-Vũng Tàu, Công ty TNHH Hwaseung Vina, tổng vốn đầu tư đăng ký 39,5 triệu USD để sản xuất giày tại Đồng Nai, Công ty TNHH T2 Toàn cầu Đà Nẵng, tổng vốn đầu tư đăng ký 30 triệu USD để sản xuất phầm mền tin học.v.v. (chi tiết xem tại Phụ lục 3 đính kèm).
Cùng với việc chính thức đi vào hoạt động của nhiều doanh nghiệp mới, các chỉ tiêu của khu vực FDI đều tăng so với năm trước.
Vốn thực hiện của khu vực ĐTNN trong năm 2004 đạt 2,85 tỷ USD, tăng 7,5% so với năm 2003 và vượt so với dự kiến ban đầu (mục tiêu năm 2004 là 2,75 tỷ USD). Trong đó, đa số vốn thực hiện thuộc ngành công nghiệp (kể cả dầu khí) và xây dựng chiếm 68,6%, trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 6,4% và vào dịch vụ chiếm 25%.
Doanh thu của khu vực ĐTNN trong năm 2004 đạt khoảng 18 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2003. ước cả năm, sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn ĐTNN tăng 18,3%, cao hơn mức tăng trưởng chung của công nghiệp cả nước (khoảng 16%). Nguyên nhân chủ yếu do thị trường xuất khẩu của một số sản phẩm công nghiệp được mở rộng, giá dầu thô tăng cao; mặt khác, do trong năm 2004 đã có nhiều doanh nghiệp mới chính thức đi vào hoạt động.
Xuất khẩu (không kể dầu thô) của khu vực ĐTNN năm 2004 đạt 8,6 tỷ USD, tăng 35,6% so với năm 2003. Nếu tính cả dầu thô, xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đạt khoảng 14,266 tỷ USD, tăng 35,6% so với năm 2003 và chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Nhập khẩu của khu vực ĐTNN năm 2004 đạt 10,9 tỷ USD, tăng 24,4% so với năm 2003, chiếm 35% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Như vậy, nếu không tính xuất khẩu dầu thô, năm 2004 khu vực kinh tế có vốn ĐTNN nhập siêu 2,36 tỷ USD (thấp hơn so với năm 2003 là 2,49 tỷ USD). Tuy nhiên, nếu tính cả xuất khẩu dầu thô, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 3,3 tỷ USD.
Trừ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu, nộp ngân sách của khu vực có vốn ĐTNN năm 2004 đạt 800 triệu USD, tăng 27,4% so với năm 2003.
Trong năm 2004 có gần 200 doanh nghiệp có vốn ĐTNN chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa tổng số doanh nghiệp FDI đang triển khai và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế lên 3.290 doanh nghiệp. Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã tạo thêm việc làm cho 7,4 vạn lao động, đưa tổng số lao động trực tiếp lên khoảng 74 vạn người.
Trong năm 2004 đã giải thể trước hạn 54 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 167 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu do chậm triển khai, hoạt động kém hiệu quả, tranh chấp giữa các đối tác kéo dài.
d.Vốn thực hiện:
Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trong năm 2003 dự kiến đạt 2,65 tỷ USD, tăng 2,3% so với năm 2002 và vượt 1,9% so với kế hoạch năm. Trong đó, đầu tư vào ngành công nghiệp (kể cả dầu khí) và xây dựng chiếm 78%; vào khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 8% và vào dịch vụ chiếm 14%.
e. Doanh thu, xuất, nhập khẩu:
Trong năm 2003, doanh thu của các doanh nghiệp FDI (không tính dầu thô) ước đạt 13 tỷ USD, tăng 36,8% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu đạt 6,225 tỷ USD, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm trên 31% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, nếu cộng cả dầu khí thì tỷ lệ này đạt trên 50%.
Nhập khẩu của khu vực FDI ước đạt 8,713 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2002, chiếm 34% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Nhập siêu của khu vực FDI ở mức 2,4 tỷ USD chủ yếu cho nhu cầu nhập khẩu phục vụ đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất mới và nguyên liệu cho sản xuất.
f. Nộp Ngân sách nhà nước:
Trừ dầu thô, đóng góp của khu vực FDI cho Ngân sách Nhà nước ước đạt gần 500 triệu USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
g. Tạo việc làm:
Trong năm 2003, khu vực FDI đã thu hút thêm 45.000 lao động, góp phần đưa tổng số lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp FDI hiện nay lên trên 66,5 vạn người.
Trong năm 2005 Đối với cỏc dự ỏn đang triển khai thực hiện 5 thỏng đầu năm, số vốn đưa vào thực hiện đạt 1,1 tỷ USD, tăng 7,9% so cựng kỳ năm truớc. Riờng trong thỏng 5/2005, cả nước cú thờm 82 dự ỏn được cấp giấy phộp đầu tư với tổng số vốn đăng ký 236 triệu USD, đưa tổng số dự ỏn cấp mới trong 5 thỏng đầu năm lờn 259 dự ỏn với tổng số vốn đăng ký là 1,686 tỷ USD, tăng 37% về số dự ỏn và 2,7 lần về vốn đăng ký cấp mới so cựng kỳ năm trước. Ngoài cỏc dự ỏn cấp mới, trong 5 thỏng đó cú 167 dự ỏn tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất với tổng vốn tăng thờm là 767 triệu USD, tăng 15% về số dự ỏn và 108% về vốn so với cựng kỳ năm 2004.
. Những hạn chế trong quản lý hoạt động đầu tư của Cục đầu tư nước ngoài
Có thể nói, khi bước vào thực hiện công tác chuyên môn, bên cạnh một số thuận lợi đó là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 75.doc