MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT 4
1.1. TỔNG QUAN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT 4
1.1.1. Cơ cấu kinh tế 4
1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (trong đó có cơ cấu theo ngành) 8
1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (trong đó có cơ cấu theo ngành) 9
1.1.3. Tăng trưởng kinh tế 9
1.1.4. Chuyển mục đích sử dụng đất 13
1.1.5. Các yếu tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển mục đích sử dụng đất 15
1.1.6. Mối quan hệ giữa sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất với tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 23
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỚI SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM TỪ 1995 ĐẾN 2005 26
1.2.1. Thực trạng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1995 đến 2005 26
1.2.2. Thực trạng biến động và chuyển mục đích sử dụng đất từ 1995 đến 2005. 41
1.2.3. Tác động qua lại giữa tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với biến động và chuyển mục đích sử dụng đất từ 1995 đến 2005. 53
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG TRONG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 60
2.1. NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ CÓ SỰ CHUYỂN DỊCH VỀ CƠ CẤU KINH TẾ 60
2.1.1. Xác định nhu cầu sử dụng đất 60
2.1.2. Xác định diện tích đất chuyển mục đích sử dụng 61
2.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN CƠ SỞ XÁC ĐỊNH NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 63
2.2.1. Phương pháp hệ số co dãn 63
2.2.2. Phương pháp theo bảng cân đối liên ngành 67
2.3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT 76
2.3.1. Nhận xét 2 phương pháp 76
2.3.2. Đề xuất 77
2.4. DỰ BÁO DIỆN TÍCH NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP CẢ NƯỚC VÀ CÁC VÙNG CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẾN NĂM 2020 78
2.4.1. Cơ sở dự báo diện tích đất chuyển mục đích sử dụng đến 2020 78
2.4.2. Dự báo nhu cầu sử dụng một số loại đất: 79
2.4.3. Dự báo diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng 79
2.4.4. Dự báo diện tích đất phi nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng 80
CHƯƠNG 3 : HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG 82
3.1. PHƯƠNG PHÁP TÍNH NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT THEO HỆ SỐ CO DÃN 82
3.2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT THEO BẢNG CÂN ĐỐI LIÊN NGÀNH 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1979 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa ngành nghề, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất thuần nông. Kinh tế trang trại được hình thành và phát triển với quy mô đa dạng phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển cùng với việc ra đời của các khu công nghiệp vừa và nhỏ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. cơ sở hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm) được chú ý đầu tư nhiều hơn, góp phần quan trọng cho việc đổi mới bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống dân cư tại nông thôn.
Công nghiệp - xây dựng: vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,7%/năm, năng lực sản xuất của nhiều ngành, nhiều sản phẩm tăng đáng kể, đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế và đóng góp cho xuất khẩu.
Công nghiệp có sự phát triển rộng khắp, song có sự tập trung cao ở một số vùng, lãnh thổ : giá trị sản xuất của vùng Đông nam bộ chiếm khoảng 56,8%, vùng đồng bằng sông Hồng là 21 – 22%, vùng đồng bằng sông Cửu Long 9,5%, vùng Bắc trung bộ và Duyên hải trung bộ 5,9%, vùng Trung du – Miền núi phía bắc 4,9%, vùng Tây Nguyên khoảng 0,9%. Tình trạng phát triển và phân bố công nghiệp trên các vùng lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố, điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội của vùng đó.
- Vùng trung du miền núi phía bắc : phát triển các ngành công nghiệp dựa trên cơ sở tài nguyên thiên nhiên và nguồn nguyên liệu nông sản như: công nghiệp khai thác - chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim, hóa chất, giấy, dệt da may, công nghiệp thủy điện vừa và nhỏ. Công nghiệp tập trung chủ yếu tại các tỉnh Phú Thọ,Thái Nguyên, Bắc giang, Cao Bằng, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, tạo nên các tuyến trục hành lang công nghiệp mặc dù còn sơ khai như Lào Cai _ Hà Nội, Thái Nguyên – Hà Nội, Lạng Sơn – Hà Nội và Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình. Tình hình phát triển KCN của vùng TDMNB rất hạn chế do hạ tầng kém phát triển, vị trí địa lý cũng như các điều kiện tự nhiên, xã hội có nhiều hạn chế.
- Vùng đồng bằng sông Hồng : Các ngành công nghiệp cơ bản sản xuất công cụ và tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng 35,3%, cơ khí chế tạo 21,3%, sản xuất vật liệu xây dựng 20,7%, chế biến nông lâm sản 17,5%. Đến nay cả vùng đã hình thành trên 23 khu công nghiệp và khu chế xuất, nhưng chỉ tập trung tại một số tỉnh và thành phố lớn như hà Nội, hải Phòng, hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh, tạo ra hành lang công nghiệp dọc trục đường quốc lộ số 5 (Hà Nội – Hải Phòng). Đây là một trong những vùng có tiềm năng phát triển công nghiệp thuận lợi nhất trong nước.
- Vùng bắc trung bộ và Duyên hải trung bộ : chủ yếu công nghiệp chế biến nông lâm thủy hải sản như đường, bia, thủy hải sản đông lạnh; các sản phẩm vật liệu xây dựng như xi măng, đá khai thác, gạch ngói. Gần đây có đóng và sửa chữa tầu thuyền. Toàn vùng có 21 KCN, được bố trí dọc theo dải ven biển, gắn với điều kiện thuận lợi về cảng biển, về đường bộ (Quốc lộ số 1), về đường sắt Bắc - Nam, tạo điều kiện tốt cho việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và hệ thống đô thị trong tương lai.
- Vùng Tây Nguyên : công nghiệp của vùng chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến thô nông lâm sản, công nghiệp thủy điện, công nghiệp sửa chữa cơ khí nhỏ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và tiêu dùng tại chỗ. Sản phẩm công nghiệp nghèo nàn, chủ yếu cung cấp cho thị trường trong vùng.
- Vùng Đông Nam bộ : là vùng có ngành công nghiệp phát triển nhất trong nước. Cơ cấu công nghiệp trong vùng đa dạng, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là công nghiệp chế tác, các ngành công nghiệp chế biến sâu có tỷ trọng lớn. Tại đây có các ngành công nghiệp cơ bản tạo ra sản phẩm kỹ thuật công nghệ trang bị cho toàn nền kinh tế, đồng thời đây cũng là nơi cung cấp phần lớn các sản phẩm tiêu dùng cho cả trong và ngoài nước với quy mô lớn.
Bảng 6: Diện tích và giá trị sản xuất các KCN, KCX cả nước
Năm
Diện tích (1000 ha)
Chỉ số tăng diện tích so năm trước (%)
Giá trị sản xuất (Triệu UDS)
Chỉ số tăng GTSX so năm trước (%)
2000
11.147
103,1
2.594
120,7
2001
11.338
101,7
3.927
151,4
2002
13.161
116,1
4.940
125,8
2003
15.179
115,3
7.853
159,0
2004
19.530
128,7
9.880
125,8
2005
26.517
135,8
12.413
125,6
Nguồn : Vụ quản lý KCN và KCX - Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Để tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong giai đoạn 2001 - 2005, cả nước đã chuyển 39.560 ha đất nông nghiệp sang xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, đưa diện tích đất khu cụm công nghiệp lên 51.317 ha, tăng 28.697 ha so với năm 2000. Trong 5 năm 2001 - 2005 cả nước thành lập thêm 66 KCN với tổng diện tích 13.140 ha, đưa diện tích đất KCN được chính phủ cấp phép tính hết năm 2005 là 26.517 ha với 131 KCN và tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN, KCX đạt khoảng 44,4 tỷ USD, tăng bình quân 32%/năm, đã góp phần vào việc nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP của cả nước.
Các ngành dịch vụ có bước chuyển dịch tích cực, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm 7,6%.
Ngành thương mại hoạt động sôi nổi, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của sản xuất và tiêu dùng trong nước, hàng hóa cho xuất khẩu ngày càng tăng. Ngành du lịch phát triển khá nhanh, thu nhập từ du lịch tăng mạnh, góp phần tạo thêm việc làm, xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn pháp luật, dịch vụ kỹ thuật, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao...đều có bước phát triển khá và tiến bộ.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội:
Với mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, diện tích đất giao thông đã tăng thêm 74.237 ha so với năm 2000, đạt 512.562 ha vào năm 2005, chiếm 55,22% đất sử dụng vào mục đích công cộng. Với diện tích tăng thêm và với vốn đầu tư lên tới 142 nghìn tỷ đồng, trong 5 năm qua, cả nước đã làm mới, nâng cấp hoặc cải tạo 4.575 km quốc lộ và 65.004 km đường giao thông nông thôn, nâng cấp 380 km đường sắt, cầu cống, bến cảng. Kết quả đó nâng cấp và hoàn thiện cơ bản các trục đường giao thông trên tuyến Bắc Nam, kể cả hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, các tuyến từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đi các khu công nghiệp, các vùng kinh tế quan trọng, đường xuyên Á, hành lang Đông Tây, mở thêm tuyến trục song song để giải toả ách tắc giao thông, củng cố các tuyến liên tỉnh ở đồng bằng Nam Bộ; nâng cấp các tuyến lên Tây Nguyên, miền núi. Hoàn thành cải tạo, nâng cấp hoặc mở rộng, xây dựng mới theo quy hoạch cảng biển, cảng sông và sân bay, nâng năng lực thông qua cảng biển lên 23.400 nghìn tấn, cảng sông 17.200 nghìn tấn, hàng không 8 triệu hành khách/năm. Với sự phát triển đó, giao thông vận tải đã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đến năm 2005, đất thủy lợi có diện tích 321.646 ha, chiếm 34,65% đất sử dụng cho mục đích công cộng, tăng 14.541 ha so với năm 2000. Trong 5 năm qua, Nhà nước đã quan tâm đầu tư vào thuỷ lợi với 21.511 tỷ đồng, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 220 công trình thủy lợi, góp phần tăng năng lực tưới cho 94.000 ha, tiêu cho 146.000 ha, ngăn mặn cho 226.000 ha, tạo nguồn 206.000 ha, tăng lượng cấp nước cho 1 triệu ha, nâng tổng năng lực tưới đến năm 2005 lên mức 8 triệu ha gieo trồng, năng lực tiêu lên mức 1,7 triệu ha, tạo điều kiện để khai hoang tăng vụ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Kết cấu hạ tầng xã hội cũng có thay đổi đáng kể. Với nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này lên tới 210 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2001 - 2005, nhiều cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao... đã được sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới. Diện tích đất cho các lĩnh vực này cũng tăng lên so năm 2000 : đất xây dựng công trình giáo dục - đào tạo có 36.153 ha, tăng 8.983 ha so với năm 2000 (tăng 33%), bình quân đạt 10,86 m2/học sinh; Đất xây dựng công trình y tế: có diện tích 4.900 ha, tăng 341 ha so với năm 2000 (tăng 7,5%), bình quân đạt 0,6 m2/người dân; Đất xây dựng công trình văn hoá: có diện tích 8.793 ha, bình quân đạt 1,06 m2/người dân
Giá trị sản xuất các ngành đều tăng lên đã dẫn đến tăng trưởng các ngành và tăng trưởng nền kinh tế chung, theo đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước đạt 7,5%, trong đó khu vực nông lâm ngư nghiệp tăng 3,6%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,3%, dịch vụ tăng 7%. Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng cả nước tăng từ 36,6% năm 2000 lên 41% năm 2005; tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 24,3% xuống 20,9%; tỷ trọng dịch vụ ở mức 38,1%. Cùng với cả nước, các vùng kinh tế cũng có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế.
1.2.2. Thực trạng biến động và chuyển mục đích sử dụng đất từ 1995 đến 2005.
1.2.2.1. Cơ cấu sử dụng đất
Trong 10 năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động đã làm tăng nhu cầu sử dụng đất đai. cơ cấu sử dụng đất cả nước và các vùng đã có sự chuyển biến tích cực, tương ứng với sự biến động về kinh tế - xã hội của cả nước và các vùng trong cùng giai đoạn. Cơ cấu đất chưa sử dụng giảm, tăng cơ cấu đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp so với diện tích đất tự nhiên. Trong đất nông nghiệp các loại đất như đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản tăng nhiều nhất.
Bảng 7: Cơ cấu các loại đất chính cả nước và các vùng (%)
1995
2000
2005
Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
Cả nước
57,1
7,9
35,0
63,7
8,7
27,6
75,1
9,8
15,2
Vùng trung du miền núi phía bắc
35,8
4,5
59,7
49,8
4,6
45,6
67,8
5,5
26,7
Vùng ĐB Sông Hồng
57,2
23,9
18,9
61,1
23,5
15,4
63,3
26,1
10,6
Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền trung
54,5
6,8
38,7
57,5
8,5
34,0
72,7
9,8
17,5
Vùng Tây Nguyên
74,7
3,2
22,1
77,6
4,4
18,0
85,6
5,0
9,4
Vùng Đông nam Bộ
77,4
13,6
9,0
82,4
14,1
3,6
83,1
16,5
0,4
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
78,2
13,2
8,7
83,5
13,3
3,2
84,9
13,8
1,3
(Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai các năm 1995, 2000, 2005 của các tỉnh đã được chuyển đổi thống nhất chỉ tiêu theo Luật đất đai 2003)
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh, đã làm diện tích đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất chuyên dùng cả nước tăng để đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng; trong thời kỳ 1995 - 2005 cơ cấu đất phi nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên có sự thay đổi từ 7,9% tăng lên 9,8% , trong đó: đất chuyên dùng tăng mạnh từ 3,2% năm 1995 lên 4,2% năm 2005.
Phụ thuộc vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng và vào quỹ đất của vùng, cơ cấu sử dụng đất của từng vùng có sự biến động khác nhau. Vùng có cơ cấu đất nông nghiệp tăng nhiều nhất là vùng trung du miền núi phía bắc và vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền trung, nơi có quỹ đất chưa sử dụng được khai thác nhiều cho mục đích nông nghiệp. Vùng có tỷ lệ đất phi nông nghiệp tăng nhanh là Vùng đồng bằng Sông Hồng và Vùng Đông nam Bộ, nơi có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất và có cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét nhất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.2.2.2. Biến động đất nông nghiệp và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
1.2.2.2.1. Biến động đất nông nghiệp :
Đất nông nghiệp của cả nước có xu hướng tăng do khai thác đất chưa sử dụng. Biến động đất nông nghiệp cả nước và các vùng trong 10 năm (1995- 2005) được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 8: Biến động đất nông nghiệp cả nước và các vùng (Đvị : ha)
1995
2000
2005
Biến động
1995-2000
2001-2005
1995-2005
Cả nước
18.809.734
20.978.889
24.822.560
2.169.155
3.843.671
6.012.826
Vùng trung du miền núi Bắc bộ
3.385.190
4.730.776
6.458.574
1.345.586
1.727.798
3.073.384
Vùng đồng bằng Sông Hồng
1.185.548
1.263.587
1.325.764
78.039
62.177
140.216
Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải trung bộ
5.233.373
5.502.857
6.960.831
269.484
1.457.974
1.727.458
Vùng Tây Nguyên
4.101.417
4.226.956
4.672.836
125.539
445.880
571.419
Vùng Đông nam Bộ
1.818.608
1.938.847
1.960.224
120.239
21.377
141.616
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
3.085.598
3.315.866
3.444.331
230.268
128.465
358.733
(Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai các năm 1995, 2000, 2005 của các tỉnh đã được chuyển đổi thống nhất chỉ tiêu theo Luật đất đai 2003)
Trong 10 năm, đất nông nghiệp cả nước tăng 6.012.826 ha. Diện tích đất nông nghiệp tăng theo từng vùng như sau:
Vùng Miền núi và Trung du phía bắc: 3.073.384 ha, chiếm 51,1%
Vùng Đồng bằng sông Hồng: 140.216 ha, chiếm 2,3%
Vùng Bắc Trung Bộ và
Duyên hải Trung bộ: 1.727.458 ha, chiếm 28,7%
Vùng Tây Nguyên: 571.419 ha, chiếm 9,5%
Vùng Đông Nam bộ: 141.616 ha, chiếm 2,4%
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 358.733 ha, chiếm 6,0%
1.2.2.2.2. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp:
Cùng với tăng diện tích, trong giai đoạn 1996 – 2005, nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện cùng với các chính sách đổi mới kinh tế xã hội khác đã có tác động đến chuyển mục đích sử dụng đất cả nước.
Bảng 9: Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp từ 1995 – 2005
TT
Diện tích (ha)
Tỷ lệ
(%)
I
Chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp
414.526
100
1
Đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp
298.342
72,0
1.1
Chuyển sang đất phi nông nghiệp không phải đất ở
172.559
69,8
1.2
Chuyển sang đất ở
125.783
30,2
2
Chuyển đất lâm nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp
87.913
21,2
2.1
Chuyển đất lâm nghiệp sang đất phi nông nghiệp không phải đất ở
68.163
77,5
2.2
Chuyển đất lâm nghiệp sang đất ở
19.750
22,5
3
Chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang phi nông nghiệp
27.533
6,6
3.1
Chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp không phải đất ở
20.832
75,7
3.2
Chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở
6.701
24,3
4
Chuyển các loại đất nông nghiệp khác sang phi nông nghiệp
1007
0,2
II
Chu chuyển nội bộ giữa các loại đất nông nghiệp
1.066.094
(Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai các năm 1995, 2000, 2005 của các tỉnh đã được chuyển đổi thống nhất chỉ tiêu theo Luật đất đai 2003)
cả nước đã chuyển 414.526 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, chủ yếu sang đất ở và đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, cụ thể :
- Chuyển sang đất ở : 152.234 ha, chiếm 36,7% diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp. Đó là do từ năm 1995 đến 2005, cùng với quá trình tăng dân số là quá trình phát triển mạnh các đô thị và đô thị hoá khu vực nông thôn nên nhu cầu diện tích các loại đất ở của cả nước trong giai đoạn này tăng liên tục với mức gia tăng rất lớn.
- Chuyển sang đất phi nông nghiệp không phải đất ở : 265.292 ha
Việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp diễn ra không đồng đều tại các vùng. Diễn biến chuyển mục đích đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp tại các vùng trong 10 năm qua như sau :
Vùng Miền núi và Trung du phía bắc: 48.186 ha, chiếm 11,6%
Vùng Đồng bằng sông Hồng: 161.735 ha, chiếm 39,0%
Vùng Bắc Trung Bộ và
Duyên hải Trung bộ: 70.389 ha, chiếm 17,0%
Vùng Tây Nguyên: 32.800 ha, chiếm 7,9%
Vùng Đông Nam bộ: 32.363 ha, chiếm 7,8%
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 69.053 ha, chiếm 16,7%
+ Đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp : cả nước chuyển sang đất phi nông nghiệp 298.342 ha, trong đó chuyển sang đất ở chiếm 30,2% và chuyển sang đất phi nông nghiệp không phải đất ở chiếm 69,8%. Diễn biến chuyển mục đích đất sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp tại các vùng 10 năm qua như sau :
Vùng Miền núi và Trung du phía bắc: 30.465 ha, chiếm 10,2%
Vùng Đồng bằng sông Hồng: 116.721 ha, chiếm 39,1%
Vùng Bắc Trung Bộ và
Duyên hải Trung bộ: 50.006 ha, chiếm 16,8%
Vùng Tây Nguyên: 18.314 ha, chiếm 6,1%
Vùng Đông Nam bộ: 21.398 ha, chiếm 7,2%
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 60.437 ha, chiếm 20,3%.
+ Đất lâm nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp : 87.913 ha, trong đó chuyển sang đất ở chiếm 22,5% diện tích, chuyển sang đất phi nông nghiệp không phải đất ở 77,5%, trong đó riêng cho đất chuyên dùng là 41.256 ha, chiếm 46,9%.
+ Đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang phi nông nghiệp
Trong 10 năm từ năm 1996 đến năm 2005, cả nước đã chuyển 27.533 ha đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp, trong đó : chuyển sang đất ở 24,3% , chuyển sang đất phi nông nghiệp không phải đất ở 75,7%, trong đó riêng cho đất chuyên dùng là 15.908 ha, chiếm 57,8%.
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang phi nông nghiệp theo vùng lớn nhất là vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đất nông nghiệp khác chuyển sang đất phi nông nghiệp : không đáng kể, trong 10 năm khoảng 1007 ha chuyển sang phi nông nghiệp, chủ yếu sang đất ở và đất chuyên dùng.
1.2.2.2.3. Chu chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp
Ngoài chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, còn diễn ra chu chuyển trong nội bộ giữa các loại đất nông nghiệp lên đến 1.066.094 ha nhằm tận dụng điều kiện thích hợp của các vùng, hình thành vùng sản xuất tập trung cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, vùng nuôi trồng thủy hải sản...có giá trị kinh tế cao hơn, gắn với cơ sở bảo quản, chế biến. Chu chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp theo các vùng như sau:
- vùng đồng bằng sông Cửu Long chu chuyển 382.099 ha, chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp chuyển mục đích sang nuôi trồng thủy sản.
- Vùng Tây Nguyên chuyển 264.023 ha, chủ yếu là đất lâm nghiệp chuyển đổi sang trồng cây công nghiệp lâu năm.
- Vùng Bắc trung bộ và Duyên hải trung bộ chu chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp 163.019 ha .
- Vùng trung du miền núi phía bắc chu chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp 148.518 ha, chủ yếu chuyển đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp.
- Vùng đông nam bộ và Vùng Đồng bằng sông Hồng chu chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp 85.558 ha và 22.32 ha, chủ yếu chuyển đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc đất sản xuất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản.
1.2.2.3. Biến động và chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp
1.2.2.3.1. Biến động đất phi nông nghiệp
Từ những năm 1995 cho đến những năm gần đây nền kinh tế đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên nhu cầu đất phi nông nghiệp của cả nước tăng liên tục và tăng mạnh. Nếu giai đoạn 1995 – 2000, đất phi nông nghiệp tăng 257.794 ha, mỗi năm tăng bình quân 51,6 ngàn ha thì giai đoạn 2001 – 2005 tăng lên 375.442 ha, tăng hơn giai đoạn trước 42.869 ha, mỗi năm tăng trên 75 nghìn ha và tăng ở hầu hết các loại đất trong đất phi nông nghiệp. Hiện trạng, biến động đất phi nông nghiệp cả nước và các vùng trong 10 năm (1995- 2005) được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 10: Biến động đất phi nông nghiệp cả nước và các vùng (Đv : ha)
1995
2000
2005
Biến động
1995-2000
2001-2005
1995-2005
Cả nước
2.592.504
2.850.298
3.225.740
257.794
375.442
633.236
Vùng trung du miền núi Bắc bộ
430.265
441.436
520.779
11.171
79.343
90.514
Vùng đồng bằng Sông Hồng
494.373
486.346
546.662
-8.027
60.316
52.289
Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải trung bộ
653.775
820.338
933.728
166.563
113.390
279.953
Vùng Tây Nguyên
174.394
242.519
272.930
68.125
30.411
98.536
Vùng Đông nam Bộ
319.012
331.013
390.067
12.001
59.054
71.055
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
520.685
528.646
561.574
7.961
32.928
40.889
(Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai các năm 1995, 2000, 2005 của các tỉnh đã được chuyển đổi thống nhất chỉ tiêu theo Luật đất đai 2003)
Trong nhóm đất phi nông nghiệp, đáng chú ý là các loại đất sau tăng mạnh:
- Đất ở : Giai đoạn 1995 - 2005, cùng với quá trình tăng dân số là quá trình phát triển mạnh các đô thị và đô thị hoá khu vực nông thôn. Diện tích các loại đất ở của cả nước trong giai đoạn này tăng liên tục với mức gia tăng rất lớn, bao gồm cả phần tăng lên do thay đổi chỉ tiêu thống kê đất đai (một phần đất vườn tạp liền kề đất ở trước đây là đất nông nghiệp, nay được tính vào đất ở).
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, diện tích đất ở của cả nước là 598,43 nghìn ha, cả giai đoạn 1995 – 2005 tăng 145.685 ha
- Đất chuyên dùng: tăng nhanh, giai đoạn sau tăng nhanh hơn giai đoạn trước. Trong loại đất này, đất kinh doanh sản xuất phi nông nghiệp, đất giao thông và đất thủy lợi tăng đáng kể .
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2000 – 2005, sau 5 năm tăng 81.90 nghìn ha. Trong tổng số đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng thêm của cả nước, vùng Đông Nam Bộ có diện tích tăng nhiều nhất, chiếm 40,1%, kế đó là vùng Đồng bằng sông Hồng có mức tăng chiếm 18,2%. Các vùng khác mức tăng chiếm tỷ lệ nhỏ.
- Đất giao thông năm 2005 có 512.562 ha, tăng 74.237 ha so với năm 2000. Đất giao thông có mức tăng cao như vậy là do trong 5 năm qua, tổng đầu tư cho ngành giao thông được duy trì ở mức 14% đầu tư toàn xã hội, chiếm khoảng 27,50% tổng nguồn vốn ngân sách.
- Đất thuỷ lợi năm 2005 có 321.650 ha, tăng 14.540 ha so với năm 2000. Trong 5 năm qua, tổng đầu tư cho thuỷ lợi là 21.511 tỷ đồng.
1.2.2.3.2. Chuyển đất phi nông nghiệp sang mục đích nông nghiệp
Ngoài diện tích tăng lên do chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp cũng chuyển mục đích sang đất nông nghiệp, nhưng với diện tích đất chuyển mục đích sử dụng ít hơn nhóm đất nông nghiệp.
Bảng 11: Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp từ 1995 – 2005
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng
279.204
100
Chuyển đất phi nông nghiệp sang mục đích nông nghiệp
143.769
51,5
Chu chuyển nội bộ giữa các loại đất phi nông nghiệp
135.435
48,5
(Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai các năm 1995, 2000, 2005 của các tỉnh đã được chuyển đổi thống nhất chỉ tiêu theo Luật đất đai 2003)
Diện tích đất phi nông nghiệp chuyển sang sử dụng vào các mục đích nông nghiệp trong 10 năm là 143.769 ha, theo các vùng như sau:
Vùng Miền núi và Trung du phía bắc: 8.109 ha, chiếm 5,6%
Vùng Đồng bằng sông Hồng: 17.511 ha, chiếm 12,2%
Vùng Bắc Trung Bộ và
Duyên hải Trung bộ: 26.423 ha, chiếm 18,4%
Vùng Tây Nguyên: 23.488 ha, chiếm 16,3%
Vùng Đông Nam bộ: 22.724 ha, chiếm 15,8%
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 45.503 ha, chiếm 31,7%
Nguyên nhân chuyển đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp chủ yếu là do trong giai đoạn 1996 - 2005, để phát triển kinh tế - xã hội, các vùng đã tích cực khai thác diện tích đất sông suối, mặt nước chuyên dùng chuyển sang đất nông nghiệp, do chuyển diện tích đất chuyên dùng như đất khai thác khoáng sản, khai thác VLXD đã hết sử dụng sang đất nông nghiệp, do có sự thay đổi về chỉ tiêu thống kê và hạn mức đất ở của các địa phương. Diện tích đất phi nông nghiệp chuyển sang các loại đất nông nghiệp sau :
- Chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp chiếm 51% diện tích chuyển đổi.
- Chuyển sang đất lâm nghiệp chiếm 18,7% diện tích chuyển đổi.
- Chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản chiếm 31% diện tích chuyển đổi, chủ yếu từ đất sông suối và mặt nước chuyên dùng chuyển sang
- Chuyển sang đất nông nghiệp khác chiếm 0,3% diện tích chuyển đổi.
1.2.2.3.3. Chu chuyển trong nội bộ đất phi nông nghiệp
Ngoài việc chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp, còn có chuyển mục đích sử dụng trong nội bộ nhóm đất phi nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu của thực tế. Diện tích đất chu chuyển trong nội bộ đất phi nông nghiệp 10 năm qua là 135.435 ha, diễn biến theo các vùng như sau :
Vùng Miền núi và Trung du phía bắc: 4.092 ha, chiếm 3,0%
Vùng Đồng bằng sông Hồng: 42.753 ha, chiếm 31,6%
Vùng Bắc Trung Bộ và
Duyên hải Trung bộ: 16.569 ha, chiếm 12,2%
Vùng Tây Nguyên: 9.404 ha, chiếm 6,9%
Vùng Đông Nam bộ: 29.073 ha, chiếm 21,5%
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 37.763 ha, chiếm 27,9%
Xu hướng chung trong chu chuyển nội bộ đất phi nông nghiệp là
- Chuyển đất ở nông thôn sang đất ở đô thị 8.308 ha, chiếm 6,1% diện tích đất chu chuyển trong nội bộ đất phi nông nghiệp.
- Chuyển đất ở nông thôn sang đất chuyên dùng 13.654 ha, chiếm 10,1% diện tích đất chu chuyển trong nội bộ đất phi nông nghiệp.
- Chuyển đất ở đô thị sang đất chuyên dùng 2.890 ha, chiếm 2,1% diện tích đất chu chuyển trong nội bộ đất phi nông nghiệp, chủ yếu chuyển sang đất giao thông, đất kinh doanh và đất công cộng.
- Chuyển đất chuyên dùng sang đất ở đô thị 3.314 ha và đất ở nông thôn 4.673 ha, chiếm 7,9% diện tích đất chu chuyển trong nội bộ đất phi nông nghiệp.
- Chuyển đất sông suối và mặt nước chuyên dùng sang đất ở 2.579 ha, chiếm