Trên cơ sở giải quyết tốt những vấn đề còn hạn chế, thực hiện công khai tài chính, quan tâm hơn đến đời sống của cán bộ công nhân viên xây dựng mới nhà xưởng mua sắm trang thiết bị hiện đại của Nhật Bản, nhằm hiện đại hoá máy móc, thiết bị, cải tiến dây truyền sản xuất, cải tiến cách tổ chức quản lý và khối lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng lớn nhằm phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu là chính. Do đó tính đến hết ngày 31/12/2003 số lượng máy may của công ty đã trên 1,200 máy,(trong đó có 70% là may may được nhập khẩu từ Nhật bản), số lao động 1,300 người, tổng sản phẩm là 2,500,000, doanh thu đạt 41,850,000,000 đồng. Lợi nhuận trước thuế 5.363.000.000 đồng.(Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003) Nhưng hiện nay đa dạng hoá sản phẩm của công ty còn nhiều vần đề cần giải quyết trong chiến lược mở rộng thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế.
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Những giải pháp Marketing nhằm đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty Cổ phần may và Dịch vụ Hưng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tế nước ta. Ngành dệt may đã có những thành tựu đáng kể như sử dụng nhiều lao động, giải quyết việc làm và đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Tính đến năm 2000 giá trị hàng dệt may xuất khẩu đạt 1,9 tỷ USD, năm 2001 đạt 2,1 tỷ USD và năm 2002 hàng dệt may xuất khẩu lên tới 3,2 tỷ USD (Nguồn từ Tạp chí Thương mại số 21/2001). Giá trị xuất khẩu dệt may tăng mạnh trong 2 năm vừa qua đã cho thấy ngành dệt may nước ta ngày càng tăng trưởng và phát triển ổn định. Ngoài ra, ngành dệt may hiện nay đang có gần 90 vạn lao động làm việc chiếm tới 20% tổng số lao động công nghiệp của cả nước là một ngành giải quyết một số lượng lớn lao động phổ thông của nước ta. Đứng trước những thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ và Châu Âu nhưng thị trường trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa biết tận dụng những ưu thế để phát triển như dân số nước ta trên 80 triệu dân là thị trường có nhu cầu hết sức đa dạng và sức mua lớn. Có thể nói rằng những khó khăn mà ngành dệt may nước ta đang gặp phải hiện nay là thiếu những nhà cung ứng trên thị trường và sản phẩm chưa đa dạng cho nhiều đối tượng tiêu dùng, các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến việc đặt hàng cho các nước nhập khẩu mà không tập trung phát triển thị trường trong nước. Hiện nay, các xí nghiệp dệt may lớn ở Trung ương và địa phương đều đang cố gắng dành những năng lực tốt nhất cho hàng dệt may xuất khẩu, phần nào không xuất được thì để lại tiêu dùng trong nước. Vì vậy mà hàng hoá không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và họ phải tìm đến những nhà sản xuất cung ứng khác như: Trung Quốc là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn của ngành dệt may Việt nam hiện nay. Do đó, để tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa thì ngành dệt may Việt Nam đã và đang có những hướng chiến lược phát triển mới, những mục tiêu kinh doanh sản xuất khác nhau nhằm đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước.
Sự phát triển không ngừng và những thành công nối tiếp nhau trong những năm vừa qua của ngành dệt may Việt Nam là cả một quá trình phát triển hơn 110 năm từ công cụ sản xuất thủ công với công nghệ truyền thống sang một nền sản xuất mới với nhiều máy móc thiết bị hiện đại và chiến lược phát triển kinh tế theo định hướng thị trường mở cửa. Bắt đầu từ ĐH VI của Đảng năm 1986 với việc nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi cơ cấu kinh tế đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thực sự mang lại cho ngành dệt may những động lực và định hướng phát triển mới. Sau một thời gian dài với những biến động của thị trường Liên Xô và Đông Âu sụp đổ kèm theo sự tan rã của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đã làm cho việc xuất khẩu hàng dệt may của nước ta gặp khó khăn và thử thách lớn. Hàng loạt các xí nghiệp phải cắt giảm sản xuất, thất nghiệp gia tăng, hàng hoá sản xuất không được tiêu thụ do mất thị trường. Đứng trước những khó khăn, ngày 29/4/1995 Thủ tướng CP đã ký quyết định thành lập Tổng công ty dệt may Việt Nam với tên giao dịch “Việt Nam National Textile and Garment Coporation (VINATEX)” với 55 đơn vị thành viên trong đó có 15 công ty may, 21 công ty dệt, 3 công ty len và nhuộm, 1 viện mẫu thời trang, 1 viện kinh tế kỹ thuật may, 3 trường đào tạo và một số đơn vị khác. Tổng công ty thực hiện chức năng kinh doanh hàng dệt, may mặc từ đầu tư sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm; xuất nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị, sản phẩm dệt may và các hàng hoá có liên quan đến ngành Dệt May. Ngoài một số chức năng trên, Tổng công ty còn thực hiện những nhiệm vụ như nhận, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, quản lý hoạt động kinh doanh theo đúng chức năng, ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của Nhà nước. Sau gần 10 năm thành lập cho đến nay đã có hơn 64 đơn vị thành viên và nhiều thành tựu đáng kể.
Năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp là 4.880,9 tỷ đồng, doanh thu 5.864,6 tỷ đồng, giá trị kim ngạch xuất khẩu 529,6 tỷ đồng. Đến năm 2001 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 11%, doanh thu tăng 10% và giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 15%. Năm 2002 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,2 tỷ USD (Nguồn từ báo Thời báo kinh tế Việt Nam 10/2002). Nhờ những thuận lợi trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực hiện nay như khối mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), diễn đàn kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và khối kinh tế thế giới (WTO) mà ngành dệt may đã có những chiến lược mới phát triển mới trong xu thế thương mại hoá toàn cầu. Tổng công ty dệt may dưới sự chỉ đạo của Bộ công nghiệp đã xây dựng bản quy hoạch tổng thể phát triển ngành dệt may trong những năm tới với các quan điểm chủ đạo như:
Ngành dệt may phải được ưu tiên phát triển và được coi là một ngành trọng điểm trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại đất nước.
Chú trọng đa dạng hoá sản phẩm coi trọng thị trường nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
Tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước.
Giải quyết việc làm cho lao động phổ thông.
Cùng với sự phát triển ngành dệt may Việt Nam ngày càng vững mạnh thì một trong những đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty dệt may là Công ty May Hưng Long cũng đang từng bước xây dựng hướng phát triển mới cho công ty mình nói riêng và ngành dệt may nói chung.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ DỊCH VỤ HƯNG LONG
I. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Công ty May Hưng Long
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty May Hưng Long
Theo Nghị định số 68/1999/QĐ ngày 20/10/1999 của Bộ trưởng bộ công Nghiệp phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển xưởng may Mỹ Văn thuộc công ty May Hưng Yên thành Công ty Cổ phần may và Dịch vụ Hưng Long.
Là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, được tổ chức và hoạt động theo luật Doanh nghiệp do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 12/6/1999.
Tên giao dịch đối ngoại là: HUNG LONG GARMENT STOCK AND SERVICE COMPANY.
Tên viết tắt: HUNG LONG ST.CO
Địa chỉ: Km 24 - Quốc lộ 5- Xã Dị Sử- Huyện Mỹ Hào - Tỉnh Hưng Yên.
Chức năng của Công ty: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp hàng may mặc, các dịch vụ khác.
Sản phẩm chính của công ty là: áo Jacket, quần âu, quần áo tắm.
Công ty Cổ phần May và Dịch vụ Hưng Long có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thời gian hoạt động của công ty là 50 năm ( Kể từ ngày ghi trong Quyết định chuyển từ doanh nghiệp nhà Nước sang công ty cổ phần). Với vốn điều lệ của công ty tại thời điểm thành lập được xác định bằng Việt Nam đồng là: 7000,000,000 đồng (bảy tỷ đồng) . Trong đó vốn vốn sở hữu Nhà nước là 17%, vốn cổ đông là CBNV là 50%, vốn cổ đông khác 33% trên vốn điều lệ. Vốn điều lệ của công ty được chia thành 70,000 cổ phần, mỗi cổ phần trị giá 100.000 đồng có giá trị ngang nhau về mọi mặt…Mọi hoạt động của công ty phải tuân theo bản điều lệ gồm 8 chương , sáu mươi điều , được Đại hội cổ đông thành lập công ty cổ phần thông qua và chấp thuận toàn bộ vào ngày 29/12/2000.
Trong thời gian mới thành lập, việc sản xuất của công ty gặp rất nhiều khó khăn do nhà xưởng xây dựng chưa hoàn chỉnh, máy móc thiết bị sau khi cổ phần không đồng bộ. Thiết bị ban đầu chỉ có 500 máy may, tài sản cố định khi thành lập chỉ có 6.201.223.512 đồng (Thời giá lúc bấy giờ). Một trong những khó khăn trong thời kỳ này phải kể đến là đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật thiếu trình độ chuyên môn, tay nghề kém. Do vậy kết quả hoạt động của công ty mới chỉ đạt được:
Giá trị tổng sản lượng: 14,469,121,529 đồng.
Tổng sản lượng : 1.755.000 chiếc các loại.
Lương bình quân : 850.000 đồng/ tháng.
Lợi nhuận chưa phân phối: 3.132.321.043 đồng
(Trích từ Phòng kế hoạch, tài liệu báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001)
Tuy nhiên bằng sự nỗ lực của Hội đồng quản trị và ban giám đốc công ty đã đưa công ty ngày một phát triển và từng bước đi vào ổn định sản xuất trong hai năm qua.
Trên cơ sở giải quyết tốt những vấn đề còn hạn chế, thực hiện công khai tài chính, quan tâm hơn đến đời sống của cán bộ công nhân viên xây dựng mới nhà xưởng mua sắm trang thiết bị hiện đại của Nhật Bản, nhằm hiện đại hoá máy móc, thiết bị, cải tiến dây truyền sản xuất, cải tiến cách tổ chức quản lý và khối lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng lớn nhằm phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu là chính. Do đó tính đến hết ngày 31/12/2003 số lượng máy may của công ty đã trên 1,200 máy,(trong đó có 70% là may may được nhập khẩu từ Nhật bản), số lao động 1,300 người, tổng sản phẩm là 2,500,000, doanh thu đạt 41,850,000,000 đồng. Lợi nhuận trước thuế 5.363.000.000 đồng.(Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003) Nhưng hiện nay đa dạng hoá sản phẩm của công ty còn nhiều vần đề cần giải quyết trong chiến lược mở rộng thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế.
Công ty hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, với xu hướng ngày một tăng, công ty đã bảo toàn và phát triển vốn trong sản xuất kinh doanh, chăm lo hơn đến đời sống của cán bộ công nhân viên. Đó cũng chính là một hướng phát triển tích cực của Công ty May Hưng Long - một doanh nghiệp Cổ phần làm ăn có hiệu quả.
2. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty CP May và DV Hưng Long
2.1. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là một công ty cổ phần , bộ máy quản lý của Công ty May Hưng Long theo hình thức trực tuyến tham mưu. Hội đồng quản trị và Ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo, giúp đỡ các phòng ban của công ty.
SƠ ĐỒ 3: BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
HĐQT
GIÁM ĐỐC
PGĐ CÔNG TY
PHÒNG XNK- KH
PGĐ KỸ THUẬT
PHÒNG KỸ THUẬT
PHÒNG TÀI VỤ
PHÒNG TỔ CHỨC
PHÒNG HÀNH CHÍNH
PX.MAY
PX. HOÀN THÀNH
PX. THÊU
PX. GIẶT
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
¬ Hội đồng quản trị là cơ quan đầu não cao nhất của công ty chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, là nơi đưa ra những định hướng phát triển sự tồn tại của công ty (đại diện là chủ tịch Hội đồng quản trị).
Ban Giám đốc:(đại diện là Giám đốc công ty), do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người đại diện pháp nhân hợp lý trong mọi giao dịch, bảo vệ quyền lợi cho công nhân viên chức, phụ trách chung về các vấn đề đối nội, đối ngoại, thực hiện các chức năng:
+ Tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ.
+ Lập kế hoạch tổng thể dài hạn, ngắn hạn.
+Đầu tư xây dựng cơ bản.
Phó giám đốc: người giúp đỡ Giám đốc theo các trách nhiệm được giao.
Phòng Xuất nhập khẩu - Kế hoạch với chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác kế hoạch xuất nhập khẩu, chịu trách nhiệm trước giám đốc trong việc chỉ đạo các hoạt động cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm.Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp coi thị trường là vấn đề quan trọng nhất trong chiến lược phát triển.Vì vậy, Phòng Xuất nhập khẩu - Kế hoạch của công ty thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau:
Phân bổ kế hoạch hàng tháng, quý cho các phân xưởng.
Xây dựng kế hoạch khai thác, khả năng hợp tác sản xuất với bên ngoài.
Chỉ đạo xây dựng, kí kết và theo dõi thực hiện hợp đồng kinh tế, các hợp đồng gia công có liên quan tới sản xuất.
Nghiên cứu khảo sát thị trường, đề xuất với giám đốc các giải pháp cụ thể trong kinh tế đối ngoại trên cơ sở pháp luật hiện hành về công tác xuất nhập khẩu.
Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ quản lý và sử dụng vật tư trong công ty.
Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Tiếp nhận thông tin qua điện thoại, fax, thư tín.
Tổ chức mọi hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
Phòng kỹ thuật:
Chức năng: Tham mưu giúp đỡ ban giám đốc về công tác quản lý sử dụng kế hoạch và biện pháp dài hạn, ngắn hạn, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế, chế tạo sản phẩm mới.
Nhiệm vụ:
Quản lý quy trình công nghệ: xây dựng và quản lý dây chuyền sản xuất, quy trình công nghệ, theo dõi kiểm tra và hướng dẫn thực hiện quy trình, quy phạm đã đề ra.
Xây dựng, điều chỉnh mức tiêu hao vật tư hàng tháng, có báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện định mức toàn công ty.
Xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn và sửa chữa thường kì của máy móc thiết bị, tham gia giải quyết các sự cố về kỹ thuật vượt quá khả năng của phân xưởng.
Phối hợp với phòng tổ chức huấn luyện công nhân viên quy trình kỹ thuật sản xuất, bổ túc nâng cao tay nghề.
Xác định chất lượng xuất khẩu các lô hàng, giải quyết các khiếu nại về chất lượng sản phẩm.
Phòng tài vụ:
Chức năng: Tham mưu cho ban giám đốc, giúp giám đốc quản lý các mặt hàng về tài chính.
Nhiệm vụ:
Lập và thực hiện các kế hoạch về kế toán, thống kê, tài chính.
Theo dõi kịp thời, liên tục và có hệ thống các số liệu về số lương, tài sản, tiền vốn và quỹ công ty.
Tính toán các khoản chi phí để lập biểu giá thành thực hiện. Tính lỗ lãi các khoản thanh toán với ngân sách theo chế độ hiện hành.
Quyết toán tài chính, lập báo cáo hàng tháng, kì theo quy định.
Phòng tổ chức bảo vệ:
Chức năng: Tham mưu cho ban Giám đốc về công tác tổ chức lao động như: tiền lương, tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng, kỷ luật, tiến hành chiêu sinh đào tạo lao động mới, thực hiện công tác bảo vệ ở công ty.
Nhiệm vụ:
Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý công ty, quản lý phân xưởng.
Xây dựng quy chế hoạt động, chức năng nhiệm vụ cụ thể của bộ phận phòng ban, phân xưởng; bổ sung nhiệm vụ cho các đơn vị trong từng giai đoạn.
Giúp Đảng uỷ, giám đốc trong việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và nhận xét cán bộ hàng năm.
Xây dựng định mức lao động, định biên cán bộ quản lý.
Làm thường trực các hợp đồng tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật ở công ty.
Thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất.
Tổ chức bảo vệ tuần tra, canh gác phòng cháy, quân sự.
Phòng hành chính y tế:
Chức năng: Giúp giám đốc về công tác quản trị, hành chính và công tác y tế, chăm lo sức khoẻ đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên.
Nhiệm vụ:
Gồm các công tác văn thư lưu trữ , cấp phát văn phòng phẩm, tiếp khách đến giao dịch, mua bán cấp phát vật có giá trị nhỏ, vệ sinh nơi làm việc, quản lý sức khoẻ, tổ chức khám chữa bệnh, làm các thủ tục bảo hiểm y tế, tổ chức nhà ăn tập thể, nhà trẻ.
Đó là những chức năng nhiệm vụ cơ bản của từng phòng ban trong công ty. Trên cơ sơ những chức năng nhiệm vụ đó, các phòng ban sẽ tiến hành tổ chức quản lý và phân công người lao động thực hiện các công việc cụ thể. Tuy nhiên hàng năm, công ty đều tiến hành các hoạt động rà soát lại các chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban để tiến hành sửa chữa, điều chỉnh cho phù hợp với các yêu cầu thay đổi của công việc. Nếu hoạt động nào có sự chồng chéo, công ty sẽ điều chỉnh để phân rõ trách nhiệm của từng phòng ban, phân xưởng; nếu hoạt động nào có sự liên quan đến nhau thì công ty cũng quy định phần nhiệm vụ của từng bộ phận nhằm quản lý về mặt trách nhiệm.
2.2. Các loại sản phẩm dịch vụ của Công ty
Kể từ ngày mới thành lập cho đến nay, Công ty May Hưng Long chủ yếu là làm hàng gia công xuất khẩu, theo đơn đặt hàng của khách hàng. Do đó sản phẩm của công ty chủ yếu là quần áo tắm áo Jacket, quần âu với chất lượng cao.
Hiện nay, do yêu cầu của việc đổi mới về phương hướng hoạt động sản xuất, việc gia công hàng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn như sự cạnh tranh gay gắt về giá gia công của các nước trong vùng và khu vực, hạn ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ đầy tiêm năng bị hạn chế, nên công ty đã coi thị trường nội địa là mục tiêu kinh doanh trong những năm tới. Nhưng để làm được điều này đòi hỏi công ty phải đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm, áp dụng các chính sách Marketing, chiến lựơc kinh doanh hợp lý để đưa sản phẩm thâm nhập thị trường đáp ứng nhiều nhu cầu tiêu dùng là hết sức cần thiết. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống được sản xuất trên dây chuyền gia công đã được cải tiến nâng cao chất lượng công ty còn có thêm một số sản phẩm như váy, khăn tắm găng tay, quần áo bảo hộ lao động... sản xuất trên dây chuyền may với các loại kích cỡ khác nhau.
2.3 Đặc điểm về vốn sản xuất, cơ cấu vốn
Những ngày đầu mới thành lập, Công ty May Hưng Long có số vốn điều lệ là 7.000.000.000 đồng, tài sản cố định (TSCĐ) trị giá 6.201.223.512 đồng (lúc bấy giờ). Có tổng nguồn vốn kinh doanh là: 7.559.037.534 đồng.
Bao gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu: 4.891.987.912 đồng
Nợ phải trả : 2.667.049.622đồng
(Theo báo cáo tài chính ngày 31 tháng 12 năm 2001)
Trong năm 2001, cơ cấu nguồn vốn của công ty đã có nhiều thay đổi so với khi mới thành lập được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn năm 2001
TT
Chỉ tiêu
Giá trị
Năm 2001
I
Nguồn vốn nợ phải trả
4.991.824.756
1. Nợ vay ngắn hạn
4.819.945.756
Vay ngắn hạn
343.514.055
Nợ dài hạn đến hạn trả
-
Phải trả cho người bán
1.652.419.516
Người mua trả tiền trước
Thuế và các khoản phải nộp
651.273.560
Phải trả cho cán bộ công nhân viên
2.051.283.454
Các khoản phải trả phải nộp khác
121.455.171
2. Nợ dài hạn
-
3. Nợ khác
171.879.000
II
Nguồn vốn chủ
10.216.121.543
1. Vốn quỹ
10.132.321.043
Vốn kinh doanh
7.000.000.000
Lãi chưa phân phối
3.132.321.043
Quỹ khen thưởng phúc lợi
83.800.500
Tổng số
15.207.946.299
(Số liệu từ phòng tài vụ công ty may Hưng Long 2001)
Qua số liệu trên ta thấy, năm 2001 tổng số nguồn vốn của công ty đã tăng lên: 2.657.084.009 đồng.
Lãi chưa phân phối của năm 2001 là: 3.132.321.043 đồng.
Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả hơn.
Còn việc trích lập các quỹ như quỹ đầu tư phát triển, quỹ sự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,... cũng đã được công ty quan tâm chú . Cụ thể như sau:
Quỹ đầu tư phát triển: năm 2001 là 626.464.208 đồng chiếm 20%.
Quỹ dự phòng tài chính năm 2001 là 313.232.104 đồng chiếm 10% .
Quỹ khen thưởng năm 2001 là:156.616.052 đồng chiếm 5% .
Quỹ phúc lợi năm 2001 là: 156.616.052đồng chiếm 5%.
Chia cổ tức (24%) là: 2.036.008.679 đồng.
Đây chính là những hoạt động nhằm bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh trong quá trình hoạt động của công ty chắc chắn những năm tiếp theo, các hoạt động đó sẽ vẫn được tiếp tục phát triển và sẽ thu được những kết quả tốt.
2.4. Đặc điểm về lao động của Công ty May Hưng Long
Nhân lực là một yếu tố hết sức quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Là doanh nghiệp cổ phần có vốn của nhà nước ngay ngày đầu thành lập, Công ty May Hưng Long chỉ có khoảng 540 cán bộ công nhân viên trong đó có 55 cán bộ quản lý kinh tế và kỹ thuật. Cho đến nay, cán bộ công nhân viên của công ty đã tăng lên 1,300 người trong đó có 120 cán bộ quản lý kinh tế và kỹ thuật chiếm gần 9.23% tổng số cán bộ công nhân viên của công ty. Trong tổng số 1.300 cán bộ công nhân viên của công ty thì nữ chiếm tới 80% về số tuyệt đối là vào khoảng 1,040 người, còn nam chiếm 20%khoảng 260 người. Tuổi đời trung bình lao động của công ty tương đối trẻ chỉ có 28 tuổi.
Công ty ngày càng quan tâm đến bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao chất lượng lao động. Lao động quản lý có bằng cấp, công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động của công ty, cụ thể:
Về lao động quản lý:
Trong công ty có tổng số lao động quản lý là 120 người, lao động có trình độ Đại học là 25 người chiếm 20.83%.Số người có trình độ cao đẳng 56 người chiếm 46.67%. Số người có trình độ trung cấp là 39 người chiếm 32.5%.
Bảng 2: Tình hình lao động quản lý
STT
TRÌNH ĐỘ
TỔNG
KỸ THUẬT
KINH TẾ
KHÁ, GIỎI
1
Đại học, trên đại học
25
17
8
2
2
Trình độ cao đẳng
56
41
15
7
Trình độ trung cấp
39
34
5
4
Tổng
120
(Số liệu từ phòng tổ chức Công ty May Hưng Long năm 2003 )
Về lao động sản xuất:
Tổng số lao động sản xuất trong công ty là 1,180 người chiếm 91% tổng số lao động toàn công ty. Công tác đào tạo mới, đào tạo bổ sung lao động sản xuất trong công ty rất được quan tâm chú ý họ được đào tạo chủ yếu tại công ty. Chính vì vậy, công nhân có kinh nghiệm và tay nghề cao chiếm tỷ trọng lớn cụ thể được cho dưới bảng sau:
Bảng 3: Tình hình lao động sản xuất
STT
TRÌNH ĐỘ TAY NGHỀ
SỐ LƯỢNG (NGƯỜI)
% LAO ĐỘNG
1
Trình độ tay nghề bậc 7
28
2.20
2
Trình độ tay nghề bậc 6
39
3.10
3
Trình độ tay nghề bậc 5
143
11.24
4
Trình độ tay nghề bậc 4
348
27.40
5
Trình độ tay nghề bậc 3
141
11.09
6
Trình độ tay nghề bậc 2
334
26.26
7
Trình độ tay nghề bậc 1
239
18.79
Tổng
1,272
100
(Số liệu từ phòng tổ chức Công ty May Hưng Long 2003)
Do trình độ kỹ thuật ngày càng phát triển. Hệ thống máy móc thiết bị của công ty dần dần được thay thế cho nên để đáp ứng kịp thời với trìmh độ đó, trong năm 2003, Công ty May Hưng Long đã đào tạo mới, đào tạo bổ sung, đề bạt và tuyển mới lao động quản lý với khối lượng khá lớn. Nhưng chủ yếu công ty vẫn lấy nguồn lực hiện có ở tại doanh nghiệp mình cho đi đào tạo thêm về tay nghề, về trình độ quản lý đồng thời tuyển thêm ở một số trường dạy nghề, cao đẳng, đại học chuyên nghiệp.
Bảng 4: Tình hình đào tạo nguồn lao động
STT
NỘI DUNG
SỐ LƯỢNG (NGƯỜI)
% TỔNG SỐ
1
Đào tạo mới lao động sản xuất
12
15.79
2
Đào tạo bổ sung
60
78.95
3
Đề bạt lao động quản lý
2
2.63
4
Tuyển mới lao động quản lý
2
2.63
Tổng
76
100
(Số liệu từ phòng tổ chức Công ty May Hưng Long năm 2003)
Bên cạnh nhu cầu tăng lao động thì khả năng sẽ giảm 15 lao động đã đến tuổi nghỉ hưu. Nói chung, số lượng lao động của công ty không biến động nhiều nên quá trình phân công lao động của công ty cũng ít khó khăn hơn.
Khi phân công lao động là chia quá trình lao động thành từng bộ phận, từng công việc, từng thao tác; sau đó giao cho những bộ phận hay cá nhân thực hiện quá trình lao động đó. Nhận thức rõ được quá trình phân công lao động, Công ty May Hưng Long đã có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ của các phòng ban chức năng của các phân xưởng để từ đó để mọi cá nhân nhận thức rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình.Thu nhập của người lao động trong công ty gồm 2 bộ phận cơ bản là tiền lương và tiền thưởng.
Dựa vào chất lượng và sản lượng sản phẩm của người lao động trong từng tháng công ty tiến hành đánh giá và phân loại lao động để thực hiện việc khen thưởng vật chất hàng tháng. Mức thưởng cụ thể:
* Loại 1: 100.000 đồng/tháng
* Loại 2: 75.000 đồng/tháng.
* Loại 3 : 50.000 đồng/tháng.
Dựa vào năng suất lao động trong từng tháng, công ty tiến hành phân loại khen thưởng cuối năm, lễ, tết tuỳ theo tình hình tài chính trong năm. Mức thưởng là:
* Loại 1: 1,300,000 đồng/người (Làm đủ 12 tháng trong năm).
Còn các loại khác được chia bình quân rồi nhân với số tháng làm việc
thực tế trong năm.
Công ty áp dụng chính sách trả lương chung đối với tất cả cán bộ công nhân viên là: Trả lương theo thời gian.
Trên sơ sở đó tính ra thu nhập bình quân của Công ty năm 2003 là 1,200.000 đồng/tháng. Nói chung, tình hình thu nhập của người lao động tại công ty khá ổn định, bộ máy quản lý ở công ty đã sát được với thực tế của doanh nghiệp mình. Từ đó có chế độ đãi ngộ thích đáng, tạo lòng tin với người lao động, thúc đẩy được lòng hăng say lao động, sáng tạo một cách tối đa.
2.5. Đặc điểm máy móc thiết bị
Ngay từ khi mới thành lập, Công ty May Hưng Long đã có một số máy móc thiết bị của Nhật, Đài loan...
BẢNG 5: THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY TRONG NGÀY ĐẦU THÀNH LẬP
TT
CHỦNG LOẠI
SỐ LƯỢNG
NƠI SẢN XUẤT
Máy may công nghiệp
248
Đài loan
Máy may công nghiệp
215
Nhật
Máy vắt sổ 5-7 kim
12
Nhật
Máy thùa khuy
14
Đài loan
Máy bổ túi
4
Nhật
Máy dò kim
1
Nhật
Máy thêu
1
Đài loan
Máy giặt và sấy
5
Đài loan
Tổng số
500
(Số liệu từ phòng kỹ thuật cơ điện Công ty May Hưng Long )
Khi nền kinh tế có sự chuyển biến, công ty chuyển hướng sản xuất sang phục vụ nhu cầu xuất khẩu là chính. Lúc này, thiết bị đựơc đầu tư khi mới thành lập đã lạc hậu do đó công ty đã tiến hành mua sắm, lắp đặt một số máy móc mới để thay thế dần dần máy móc cũ. Cho đến nay, công ty đã có một số máy móc khá lớn và hiện đại, cụ thể:
BẢNG 6: DANH MỤC TOÀN BỘ THIẾT BỊ NĂM 2003
STT
TÊN THIẾT BỊ
SỐ LƯỢNG
NHÃN HIỆU
NƯỚC SX
Máy may công nghiệp
461
Tungsing
Đài Loan
Máy may công nghiệp
324
Juki
Nhật
Máy may công nghiệp
234
ShiJuba
Nhật
Máy thêu
1
Juki
Nhật
Máy thùa khuy
36
Juki
Nhật
Máy thùa khuy
8
Tungsing
Đài loan
Máy bổ túi
22
Juki
Nhật
Máy vắt sổ 5-7 kim
37
Juki
Nhật
Máy vắt sổ 5-7 kim
11
Tungshing
Đài loan
Máy giặt + Sấy
5
Đài Loan
Máy dò kim
2
Juki
Nhật
Máy thùa đầu bằng
52
Tungshing
Đài Loan
Máy xén vải
7
Juki
Nhật
Tổng cộng
1,200
(Số liệu từ phòng kỹ thuật cơ điện Công ty May Hưng Long năm 2002)
Hiện nay, thiết bị của công ty không được đồng bộ nhưng hầu hết là máy trung bình và khá hiện đại rất phù hợp với nhiệm vụ sản xuất của công ty. Do đó, nó đem lại năng suất cao và tạo sự tăng trưởng mạnh về kinh tế đồng thời nó cũng là những tiền đề vật chất, kỹ thuật quan trọng cho sự phát triển của công ty trong tương lai.
Hàng tháng phòng kỹ thuật của công ty đều có kế hoạch bảo dưỡng thiết bị cho từng phân xưởng theo các chế độ sau:
+ Tiểu tu : 3 tháng/lần
+ Trung tu : 6 tháng/lần
+ Đại tu : 1 năm/lần
Mỗi phân xưởng đều có cán bộ kỹ thuật đựơc giao nhiệm vụ theo dõi kiểm tra, bảo dưỡng máy thường xuyên hàng ngày.
2.6. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24650.doc