Báo cáo Những vấn đề toàn cầu vấn đề cạn kiệt nguồn nước

Do hạn chế về mặt tiền vốn, kỹ thuật đầu tư vào việc khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước nên việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này còn nhiều hạn chế, gây ra những thất thoát lãng phí.

Đối với Việt Nam, một trong những nguyên nhân chính làm cho nguồn nước ở Việt Nam ngày càng cạn kiệt là do nguồn nước bị ô nhiễm. Mới đây, một tổ chức của Liên Hợp Quốc đã công bố những thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới, trong tổng số 9 thành phố thì đã có 2 thành phố của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội. Ô nhiễm môi trường chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ô nhiễm nguồn nước, khiến nguồn nước ngọt của Việt Nam ngày càng cạn kiệt.

Bên cạnh đó, Việt Nam là một nước nông nghiệp, tuy gần đây, chính phủ Việt Nam đã có những cố gắng để kiên cố hóa kênh mương cũng như vấn đề thủy lợi, nhưng lượng nước ngọt thất thoát trong nông nghiệp vẫn còn rất lớn. Ngoài ra, còn do nguyên nhân diện tích rừng bị thu hẹp một cách đáng kể.

 

doc18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4073 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Những vấn đề toàn cầu vấn đề cạn kiệt nguồn nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải chịu cảnh mức độ cấp nước từ thấp (2100-5000m3/người/năm) đến rất thấp (1100-2000m3/người/năm) và “thảm hại”. Gs.Ts. Nguyễn Trọng Chuẩn, Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2006, trang 175 2. Cạn kiệt nguồn nước là một vấn nạn diễn ra trên phạm vi toàn thế giới Khu vực Trung Đông và Bắc Phi là những khu vực thiếu nước nghiêm trọng. Mỗi năm gần 2/3 khu vực châu Phi đứng trước nguy cơ hạn hán, trong đó, 6 nước Trung Phi và 5 nước Bắc Phi là những quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. Năm 2005, lượng nước bình quân theo đầu người của khu vực này chỉ là 677 m3/người/năm, thấp hơn rất nhiều so với “tuyến cảnh báo” mà quốc tế đưa ra; đặc biệt, một số nước như Xyri, Ả rập Xê út, Giooc đa ni, Yê men, lượng nước bình quân theo đầu người chỉ đạt 100-200m3/người/năm Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2004, trang 557-558 . Khu vực Châu Á là khu vực có tài nguyên nước rất phong phú nhưng do sự tăng trưởng dân số và kinh tế nên nhu cầu về nước ở khu vực này ngày càng gia tăng. Theo dự đoán, chỉ trong một thời gian ngắn nữa, châu Á sẽ phải đổi mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Theo báo cáo nghiên cứu của một số chuyên gia quốc tế về tài nguyên nước, đến thế kỷ XXI, phần lớn các nước Châu Á sẽ phải đứng trước vấn đề thiếu nước. Cụ thể: Khu vực Nam Á, hạn hán ngày càng trầm trọng, các nguồn nước ngầm bị cạn kiệt, diện tích biển Aran bị thu hẹp. Điển hình là Trung Quốc, tổng lượng tài nguyên nước của Trung Quốc đứng thứ 6 thế giới, nhưng lượng nước bình quân tính theo đầu người chỉ có 2400m3/người/năm, thấp hơn rất nhiều so với lượng nước bình quân theo đầu người của thế giới là 7300m3/người/năm, đứng ở vị trí 109/192 quốc gia và bị xếp vào một trong số các quốc gia thiếu nước trên thế giới. Khu vực Trung Á cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước. Hiện nay, một số quốc gia trong khu vực này đã có những biện pháp để bảo vệ nguồn nước. Khu vực Tây Á là khu vực có mối đe dọa lớn nhất về nước ở Châu Á với hơn 90% dân số đang chịu những áp lực nặng nề về thiếu nước. Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2004, trang 558 Việt Nam trong những năm gần đây cũng thường xuyên ở trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, gây những ảnh hưởng nghiêm trọng cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Mùa khô vừa qua, do tình trạng thiếu hụt nước nghiêm trọng khiến các địa phương phải đau đầu trong việc giải quyết nguồn nước cho hoạt động tưới tiêu trong nông nghiệp. Điện năng, cũng do nguồn nước cạn kiệt mà không đủ cung cấp điện cho cả nước trong mùa nóng nực, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Khu vực Châu Mỹ: Tài nguyên nước ở khu vực này phong phú nhưng lại phân bổ không đồng đều giữa các quốc gia, hoặc giữa các vùng trong cùng một quốc gia. Do vậy, nhiều nới ở Châu Mỹ cũng đang phải chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng Khu vực Châu Âu: Cũng là một khu vực có nguồn nước phong phú song dự báo có khả năng khu vực này phải chịu tình cảnh hạn hán xảy ra trên diện rộng trong vòng vài thập niên tới. Theo UPI Như vậy, qua việc phân tích ở trên, có thể thấy rằng: cạn kiệt nguồn nước không chỉ diễn ra trên một quốc gia, một khu vực mà nó diễn ra ở hầu hết các nước, các khu vực trên thế giới. Do đó, những khó khăn do vấn đề cạn kiệt nguồn nước đem lại không chỉ cho một quốc gia hay khu vực riêng lẻ mà cho toàn bộ nhân loại – một vấn đề chung của cả loài người. Vì thế, lẽ đương nhiên, để giải quyết vấn đề cạn kiệt nguồn nước cần sự phối hợp của tất cả các quốc gia, các tổ chức có liên quan. Trên thực tế, vấn đề cạn kiệt nguồn nước đang là vấn đề quan tâm của thế giới. Kể từ hội nghị đầu tiên của Liên hợp quốc về nước diễn ra ở Mar del Plata năm 1977, thì đến nay, Liên hợp quốc đã phát động và tổ chức rất nhiều diễn đàn, hội nghị quốc tế để tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước của thế giới như Hội nghị của năm trăm chuyên gia vào tháng Giêng năm 1992 tại Dublin (Ailen), Hội nghị bộ trưởng năm 1994 về nước sinh hoạt và làm sạch môi trường vùng Noordwijk (Hà Lan); hay Diễn đàn thế giới về nước ở Marrakech năm 1997 và La Haye năm 2000… Smair & Francois Houtart, Toàn cầu hóa các cuộc phản kháng – Hiện trạng các cuộc đấu tranh 2002, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2004, trang 220-221. Tóm lại, cạn kiệt nguồn nước là một vấn đề mang tính toàn cầu, một vấn đề mà hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt. Đó cũng là một vấn đề mang tính thời sự quốc tế. Nhiều dự báo đáng lo ngại về việc tăng nhu cầu về nước đã được đăng tải trên trang nhất các báo. Mức tăng thực tế thấp hơn nhiều so với dự báo ban đầu nhưng nó cũng phản ánh mức tăng đáng kể và vấn đề nguồn nước đang trở lại là vấn đề hàng đầu ở thế kỷ XXI và không ngày nào báo chí lại không đề cập đến vấn đề này. Nhưng những nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đó? Nguyên nhân của vấn đề Những nguyên nhân khách quan Xuất phát từ những đặc trưng của nguồn nước như: sự khan hiếm, tính không thể thay thế, sự phân bố không đồng đều. a. Tính khan hiếm Người Trung Quốc thường nói: “vật hiếm là quý”, nước không phải là tài nguyên vô cùng vô tận, giơ tay ra là lấy được, mà là tài nguyên vô cùng quý giá và ít ỏi. Phải khẳng định rằng nước ở xung quanh chúng ta rất phong phú, 70% diện tích trái đất được bao phủ bởi nước. Nhưng 97,5% trong số đó là nước mặn, chỉ có 2,5% là nước ngọt. Trong khối lượng nước ngọt đó có tới 74% là nước ở trạng thái băng tuyết ở hai cực Nam-Bắc địa cầu và các dòng sông băng; 22,4% phân bố ở những chỗ sâu dưới lòng đất hay tích tụ dưới dạng sương mù và độ ẩm; một phần khác nằm trong bề mặt trái đất; trong khí quyển và trong các thể sinh vật, chỉ có 0,4% là nước ngọt. Trong tổng số nước ngọt của trái đất, con người có thể khai thác chưa tới 1% để phục vụ nhu cầu của mình. Lượng nước ngọt con người sử dụng hiện nay là nước mưa. Lượng nước mưa trên trái đất vào khoảng 105 000km3/năm, trong đó con người mới sử dụng được khoảng 35000 km3, trong đó: 8% cho các mục đích sinh hoạt đời sống, 23% cho công nghiệp và cho các hoạt động nông nghiệp là 63%. Gs.Ts. Nguyễn Trọng Chuẩn, Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2006, trang 172-173 b. Tính không thể thiếu Nhu cầu về nước của nhân loại ngày càng cao. Nếu thiếu nước con người không thể tồn tại và phát triển, các hoạt động sinh hoạt sản xuất không thể diễn ra. Do vậy, nước có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cũng như sinh hoạt, lao động sản xuất của con người. Như chúng ta đã biết, 70% cơ thể con người là nước, nếu thiếu nước trong 10 ngày thì con người không thể tồn tại. Đối với quá trình sản xuất và đời sống xã hội, như đã đề cập ở trên, nước có vai trò vô cùng lớn và cực kì quan trọng. Nước quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đặc biệt, theo tính toán hiện nay, sản xuất nông nghiệp tiêu thụ tới 63% lượng nước ngọt trên thế giới. Vì tầm quan trọng đó của nước, nước còn được coi là tài nguyên chiến lược của mỗi quốc gia. c. Tính khó có thể thay thế Hiện nay, theo dự đoán, con người khó có thể tìm ra sản phẩm thay thế nước hơn tìm ra sản phẩm có thể thay thế dầu mỏ hay gỗ. Với trình độ khoa học kỹ thuật đương đại, con người đã bắt đầu công việc biến nước biển thành nước ngọt nhưng tình trạng thiếu nước vẫn chưa được khắc phục do thiếu vốn và công nghệ. Trong khi đó, nước là tài nguyên không thể tái tạo. Do vậy, trước mắt khó có thể giải quyết vấn đề cạn kiệt nguồn nước bằng khoa học kỹ thuật. d. Phân bố không đồng đều Xét từ góc độ địa lý: một số quốc gia và khu vực có nguồn tài nguyên nước rất lớn, trong khi một số quốc gia lại đứng trước nguy cơ thiếu nước trầm trọng. Vùng Trung Đông và Bắc Phi là những vùng thường xuyên bị khô hạn, lượng mưa trung bình hàng năm chỉ đạt 100mm; có vùng như Xyri, Ả rập Xê út…, lượng nước bình quân theo đầu người chỉ có 100-200 m3/người/năm; trong khi đó, một số quốc gia như Braxin, Nga, Canada, Mỹ, Ấn Độ… lại chiếm 40% lượng nước của thế giới. Xét từ góc độ của mỗi quốc gia: lượng nước phân bố không đồng đều. Phần lớn là tài nguyên nước chảy qua các khu vực không có người, trong khi những khu vực có đông dân cư lại thiếu nước nghiêm trọng. Lượng nước của sông Daia chiếm 30% lượng nước tái sinh của Châu Phi nhưng con sông này chủ yếu chảy qua những vùng dân cư thưa thớt, do vậy, phần lớn người dân của châu lục này sống trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Sông Amazon có lưu lượng nước chiếm 60% lượng nước ở Nam Mỹ nhưng nó không chảy qua các khu dân cư đông đúc nên lượng nước của nó không được sử dụng triệt để. Sự phân bố không đồng đều của các nguồn nước còn được biểu hiện theo mùa, có mùa lượng mưa tập trung thành lũ, có mùa lại hạn hán. Sự phân bố không đồng đều này gây ra tình trạng lãng phí nước, đồng thời làm cho các quốc gia dễ xảy ra tranh chấp. Ở Việt Nam, nguồn nước phân bố giữa các vùng hay giữa hai miền Nam – Bắc cũng có sự bất đồng đều, khiến nhiều nơi thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô, có nơi lại quá dư thừa lượng nước. e. Tính xuyên biên giới và xuyên khu vực Tài nguyên nước không phân bố theo biên giới hành chính của quốc gia, dân tộc. Trên toàn thế giới có khoảng 263 lưu vực sông lớn, chiếm tới 45,3% diện tích bề mặt trái đất (trừ Nam Cực). Ở các lưu vực này, tập trung ½ dân số thế giới. 1/3 trong tổng số các con sông đó đang được hai hay nhiều nước sử dụng. Các khu vực nước ngầm thường được nhiều nước chia sẻ, trong khi nước ngầm chiếm 98% nguồn nước cung cấp nước ngọt cho con người trên thế giới. Do vậy, nhiều xung đột, mâu thuẫn do liên quan đến khai thác và sử dụng nguồn nước đã xảy ra ở nhiều nước và nhiều khu vực. Những nguyên nhân chủ quan a. Sự tăng nhanh của dân số thế giới Trước tiên, dân số thế giới tăng nhanh làm tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế do sự gia tăng dân số, từ đầu thế kỷ XX đến nay, theo đà tăng của dân số, lượng nước dùng trong công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt không ngừng tăng lên. Từ năm 1975 đến năm 1990, lượng nước dùng trong nông nghiệp toàn cầu tăng lên 6 lần, trong công nghiệp tăng 21 lần, nước sinh hoạt của thành phố tăng 7,5 lần. Sự tăng trưởng dân số ở các quốc gia đang phát triển đi đôi với sự thiếu nước ngày càng trầm trọng. b. Môi trường sinh thái bị phá hoại Sự phá hoại môi trường sinh thái cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm tài nguyên nước ngọt của đất liền, như: chặt phá rừng bừa bãi, đất bị thoái hóa… Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu khiến nước bốc hơi nhanh cũng là một nguyên nhân làm giảm tài nguyên nước. c. Sự ô nhiễm tài nguyên nước Tài nguyên nước bị ô nhiễm làm cho chất lượng nước bị giảm cùng với sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp và sự tăng lên của nước sinh hoạt thành phố, sự ô nhiễm toàn cầu ngày càng nghiêm trọng, nguồn nước tự nhiên bị nước thải công nghiệp-nông nghiệp và nước sinh hoạt không được xử lý làm ô nhiễm. Do vậy, các nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm trọng. Người ta ước tính rằng khoảng 90% nước đã được sử dụng trong các nước đang phát triển không được xử lý mà đổ trực tiếp vào môi trường. Hầu hết các con sông lớn trên thế giới như sông Nil (châu Phi), sông Amazon (châu Mỹ), sông Trường Giang (châu Á)… đều bị ô nhiễm ở mức nhất định. d. Sự không hợp lý trong sử dụng và quản lý nguồn nước Sử dụng và quản lý nguồn nước không hợp lý làm cho tài nguyên nước bị lãng phí nghiêm trọng, nhất là sản xuất nông nghiệp. Một lượng lớn nước dùng trong thủy lợi đã bị thất thoát qua các hệ thống tưới tiêu kém hiệu quả và do rò rỉ, bốc hơi ở các vùng đô thị. e. Sự hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật Do hạn chế về mặt tiền vốn, kỹ thuật đầu tư vào việc khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước nên việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này còn nhiều hạn chế, gây ra những thất thoát lãng phí. Đối với Việt Nam, một trong những nguyên nhân chính làm cho nguồn nước ở Việt Nam ngày càng cạn kiệt là do nguồn nước bị ô nhiễm. Mới đây, một tổ chức của Liên Hợp Quốc đã công bố những thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới, trong tổng số 9 thành phố thì đã có 2 thành phố của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội. Ô nhiễm môi trường chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ô nhiễm nguồn nước, khiến nguồn nước ngọt của Việt Nam ngày càng cạn kiệt. Bên cạnh đó, Việt Nam là một nước nông nghiệp, tuy gần đây, chính phủ Việt Nam đã có những cố gắng để kiên cố hóa kênh mương cũng như vấn đề thủy lợi, nhưng lượng nước ngọt thất thoát trong nông nghiệp vẫn còn rất lớn. Ngoài ra, còn do nguyên nhân diện tích rừng bị thu hẹp một cách đáng kể. Tác động đến Quan hệ quốc tế Cạn kiệt nguồn nước ngày càng trở thành vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới, nó không chỉ gây ra những khó khăn, bất ổn kinh tế-xã hội trong nội bộ quốc gia đó mà còn khiến cho một số quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng và dễ dẫn tới những xung đột giữa các quốc gia có liên quan. 1. Cạn kiệt nguồn nước khiến cho các mối quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, bất ổn định 1.1. Những tranh chấp từ sự phân bố không đồng đều nguồn nước Đặc tính này của nước buộc các quốc gia phải hợp tác với nhau. Tuy nhiên, quá trình hợp tác đã nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn. Vùng Trung Đông là hình mẫu của những vùng mà ở đó nhà thuỷ văn học trở thành nhà ngoại giao hay nhà quân sự, tóm lại là nằm trong bộ máy quyền lực. Nhiều vụ tranh chấp và xung đột đã xảy ra liên quan đến việc phân chia nước như: "Thổ Nhĩ Kỳ giữ lập trường dùng sức mạnh đối với Xyri, Irắc và Iran phân chia nước sông Tigre và Euphrate", hay "việc phân chia nước sông Jourdain và Yarmouk gắn liền số phận của Ixraen, Palextin, Xyri và Gioocdan". Việc các quốc gia này hợp tác với nhau không những không tìm ra được giải pháp mà ngày càng xuất hiện nhiều hơn các mâu thuẫn và mỗi bên đều công khai những lợi ích khác biệt, không muốn nhượng bộ, và đúng như Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông B.B.Gali đã từng cho rằng, từ năm 1982, "Nguyên nhân chính đe doạ hoà bình Trung Đông là thiếu hụt tài nguyên nước" Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2004, Tr574. . 1.2. Những mâu thuẫn từ nguồn nước chung Thực tế có rất nhiều trường hợp nhiều quốc gia sử dụng chung một nguồn nước, với những quốc gia này, nếu có mâu thuẫn về chế độ chính trị, chủng tộc, tôn giáo, lợi ích kinh tế… thì rất dễ xảy ra các tranh chấp về sự phân phối sử dụng, quản lý nguồn nước. Quốc gia có nguồn nước bắt nguồn rất có thể lấy việc ngăn chặn dòng chảy nguồn nước để đe dọa hay làm phương tiện mặc cả lợi ích với quốc gia khác khi xảy ra mâu thuẫn. Khu vực Trung Đông là một ví dụ điển hình cho mâu thuẫn giữa những quốc gia chung một nguồn nước nhưng có xung đột về chính trị: “55% tài nguyên nước của Ixraen bắt nguồn từ các nước Ả rập và 2/3 số dân nói tiếng Ả rập phải sống nhờ vào các dòng sông bắt nguồn từ các quốc gia không phải là Ả rập” Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2004, Tr563. , trong khi chúng ta biết xung đột về chính trị giữa Ixraen và các nước Ả rập đang ngày một leo thang mặc cho những nỗ lực thiết lập hòa bình của Liên hợp quốc và các nước lớn tại khu vực này. Chính những xung đột này đã khiến cho vấn đề phân bổ và quản lý nguồn nước khu vực này vốn đã rất khó khăn nay lại càng trở nên phức tạp và khó giải quyết bằng con đường thương lượng, hòa bình hơn. 1.3. Vấn đề di dân Khủng hoảng tài nguyên nước, với những nguy cơ cạn kiệt nguồn nước và ô nhiễm nguồn nước dễ dẫn tới vấn đề di dân, người dân của quốc gia thiếu nước sẽ tìm đến những nước dồi dào nước hơn để sinh sống và làm việc, tạo nên một sự bất ổn chính trị - xã hội cho quốc gia khủng hoảng nước và cả những quốc gia liên quan, trở thành gánh nặng của các cơ quan chức năng về giải quyết và quản lý dân tị nạn. Vấn đề này nếu không được nhanh chóng giải quyết thì dễ dẫn đến những xung đột quốc tế, xung đột giữa dân di cư và dân bản địa về lợi ích của nguồn nước. Có thể coi đây là những tác động lớn nhất của vấn nạn cạn kiệt nguồn tài nguyên nước tới quan hệ quốc tế. Nó gây ra những bất ổn trên diện rộng, trên nhiều lĩnh vực, làm cho vấn đề trở nên ngày một phức tạp hơn, khó khăn hơn… Nếu con người không giải quyết tốt tác động của vấn đề toàn cầu này thì hậu quả của nó sẽ lại dẫn đến những vấn đề toàn cầu khác…, quan hệ quốc tế sẽ trở nên hỗn độn và rối rắm hơn rất nhiều. Thúc đẩy quá trình hình thành “tư duy toàn cầu” Nếu như trước đây , khi nguồn nước chưa trở thành vấn đề quan tâm của nhiều quốc gia, chưa trở thành một “vấn đề toàn cầu”, nước vẫn được cho là tặng phẩm không giới hạn của thiên nhiên thì việc khai thác và sử dụng nguồn nước – theo như quan niệm của nhiều quốc gia – là vấn đề thuộc vào lợi ích quốc gia, không cần hoặc rất ít để ý tới lợi ích của các quốc gia khác. Song, từ khi tài nguyên nước ngày một trở nên cạn kiệt, trở thành mối đe dọa ngày càng tăng về sự thiếu thốn nguồn lực nước thì mọi người đã coi nước như một tài nguyên chiến lược. Nước trở thành vấn đề chính trong nhiều chương trình nghị sự của các quốc gia và quốc tế, trở thành một “vấn đề toàn cầu” cần sự phối hợp giải quyết của nhiều quốc gia với nhau thì các quốc gia đã quan tâm tới lợi ích toàn cầu về nguồn nước nhiều hơn. Sự phối hợp giải quyết vấn đề cạn kiệt nguồn nước giữa các quốc gia thiếu nước, giữa các quốc gia phong phú về tài nguyên nước với các quốc gia thiếu hụt nước ngày càng trở nên phổ biến hơn. Các quốc gia đã nhận ra một điều sẽ không thể có chuyện đơn lẻ một quốc gia giải quyết được vấn đề mà không có sự phối hợp, hợp tác của các quốc gia khác. Thúc đẩy quá trình hình thành các cơ chế hợp tác quốc tế Đứng trước việc các quốc gia phải đối mặt với sự cạn kiệt về nguồn nước trong khi có những quốc gia lại quá dồi dào về nguồn tài nguyên này và những vấn đề tranh chấp nảy sinh khi sử dụng chung một nguồn nước khiến các quốc gia phải cùng phối hợp hành động giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, luật pháp của mỗi quốc gia khác nhau lại có những quy định không giống nhau về việc sử dụng, khai thác và bảo vệ nguồn nước nên để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn, các quốc gia có xu hướng xây dựng một cơ chế hợp tác chung và điều này ngày càng trở thành một nhu cầu cần thiết. Trong những cơ chế hợp tác chung đó, các quốc gia có đề ra những quy định, quy ước về việc khai thác và sử dụng nguồn nước (đối với những quốc gia chung một nguồn nước), về việc giúp đỡ, hỗ trợ nguồn nước (đối với những quốc gia dồi dào tài nguyên nước và những quốc gia còn thiếu hụt nguồn tài nguyên này), và cả những hình thức xử phạt đối với những trường hợp vi phạm quy ước, quy chế đó. Những cơ chế hợp tác chung này ngày một trở nên hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn và đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của các quốc gia thành viên. 4. Những thách thức cho luật pháp quốc tế 4.1. Chủ quyền quốc gia đang bị thách thức. Một trong 7 nguyên tắc cơ bản của Liên hiệp quốc thừa nhận: "Chủ quyền lãnh thổ tuyệt đối của các quốc gia" TS. Lê Mai Anh, Giáo trình Luât quốc tế, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội – 2005, Tr442. . Và học thuyết quốc tế đầu tiên được hình thành (còn gọi là học thuyết Harmon: Chủ quyền lãnh thổ tuyệt đối) tuyên bố rằng, một nhà nước có thể sử dụng các nguồn nước có trên lãnh thổ của mình sao cho phù hợp nhất với lợi ích quốc gia, mà không cần quan tâm đến những hậu quả gây cho bên ngoài. Do đã từng là trọng tài một cách không công bằng giữa Mỹ và Mêhicô trong cuộc xung đột Rio Grande (1895) học thuyết này đa bị lãng quên vào những năm 1950 và không còn được viện dẫn trong những cuộc thương lượng ngoại giao. Khi các nước từ bỏ một phần chủ quyền lãnh thổ tuyệt đối này, tức là đã bắt đầu một logic mới về sự hạn chế được chấp nhận" thỏa thuận một phần đối với chủ quyền quốc gia, và coi nước là một tài nguyên có thể chia sẻ. Từ đó xuất hiện một nguyên tắc mới về "việc sử dụng hợp lý và công bằng" được đưa ra, theo đó, các quốc gia chỉ có thể 'sử dụng lãnh thổ của mình mà không được gây ra ảnh hưởng xấu đến bên ngoài". Điều này đã được ghi nhận trên thế giới (nguyên tắc 21 và 22 trong tuyên tố Stôckhôm năm 1992 về môi trường). Như vậy môt thách thức được các quốc gia có chủ quyền rất quan tâm là liệu chủ quyền quốc gia có bị tiêu diệt. 4.2. Sự lạm phát các Hiệp ước và Công ước Không đi sâu vào các phân tích trong lịch sử (Caponera (1992) hoặc Sironeau (1996) người ta đã thống kê được 3.800 văn bản quốc tế về chủ đề này) có thể nói, Luật quốc tế quan tâm trước hết đến việc giải quyết giao thông đường thuỷ; điều này thể hiện rõ qua việc quốc tế hoá một số sông hồ, và qua việc thành lập uỷ ban sông Ranh trong Hội nghị Viêng chăn năm 1815. Từ đó hàng loạt các con sông được tuyên bố quốc tế hoá (Hiệp ước Pari 1856 về sông Ranh và sông Đanuyp, Hiệp ước Berlin 1885 về các sông Công gô, Niger và Zambère. Các Hiệp ước 1918 về sông Oder, và song Miémen, Hiệp ước 1921 về sông Elbe, Hiệp ước 1923 về sông Weser ...vv). Công ước Bácxêlôna năm 1921 được coi là giải quyết được tất cả các vấn đề, nhưng lại không có hiệu lực. Trong thế kỷ XX đã nhanh chóng xuất hiện sự cần thiết phải có ban trọng tài cho các cuộc xung đột liên quan đến toàn bộ việc sử dụng nước (đây là trường hợp về thuỷ điện (Công ước Genève 1923) về các vấn đề đánh cá và chất lượng nước (1906 Italia - Thuỵ Sĩ 1907, Mỹ/ Anh và Canada, và tất nhiên phải kể đến công ước Berne 1976 và Strasbourg 1996 về sông Ranh) và về việc phân chia nguồn nước (công ước 1927 giữa Liên Xô - ngày nay là Acmênia và Adecbaigian và Thổ Nhĩ Kỳ trên cơ sở bình đẳng, hoặc dưới dạng tỷ lệ như giữa Iran và Apganistan - Kabul 1973 - hoặc giữa Camơrun và Sat - Mondou 1970 - hoặc trên cơ sở lãnh thổ như công ước Indus, giữa Ấn Độ và Pakistan). Thierry de Monbrial và Pierre Jacquet, Thế giới toàn cảnh Ramses 2001, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2001, Tr120. Các Hiệp ước về nước ngầm tương đối ít và cũng mới xuất hiện gần đây (Viện Hàn lâm về nước, 1998) tổng cộng có 286 Hiệp ước đang có hiệu lực và liên quan tới 61 trên 200 lưu vực quốc tế (Sironeau 1996). Rõ ràng, số lượng các Hiệp ước và Công ước nêu trên cho thấy một thực trạng hết sức báo động về sự lạm phát các Hiệp ước và Công ước về lĩnh vực này và thách thức đối với luật pháp quốc tế là làm thế nào để pháp điển hoá được lĩnh vực này và quan trọng hơn là khai thác được các giá trị pháp lý của nó một cách hiệu quả nhất. Phương thức giải quyết Biện pháp kỹ thuật và quản lý 1.1. Làm ngọt nước biển Các quốc gia ở những khu vực thiếu nước hay có nguy cơ thiếu nước trên thế giới đang có những kế hoạch xây dựng nhà máy làm ngọt nước biển, điều này giúp giải quyết sự thiếu hụt nước cho những quốc gia này trong sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, để có thể xây dựng được những nhà máy này cần những công nghệ vô cùng tiên tiến và khoản vốn đầu tư rất cao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giá thành để sử dụng nước rất cao, không phải ai cũng có điều kiện để sử dụng nguồn nước ngọt này. Nếu sử dụng nguồn nước này phụ vụ cho công tác tưới tiêu trong nông nghiệp thì sẽ càng tốn kém, dễ dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn nước này. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Để giảm lãng phí nguồn nước sử dụng trong nông nghiệp, ta cần đầu tư xây dựng những công trình thủy lợi với hệ thống kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo việc cung cấp đầy đủ nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp và không lãng phí. Bên cạnh đó, ta cũng phải tìm hiểu, học hỏi, có biện pháp kỹ thuật hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, chống ô nhiễm nguồn nước, ví dụ như: đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất; các nhà máy, xí nghiệp… cần đầu tư máy móc, phương tiện kỹ thuật xử lý chất thải nguồn nước, không dùng những phương pháp thủ công, không đảm bảo để thải nước đã qua sử dụng ra môi trường bên ngoài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sạch. Giảm sự tăng dân số Dân số tăng nhanh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cạn kiệt nguồn nước. Dân số càng tăng, mức nước tiêu dùng cho sinh hoạt đời sống càng nhiều và mức độ ô nhiễm nguồn nước sạch càng cao. Theo nghiên cứu cho thấy, đa số những nước ở trong tình trạng thiếu hụt, cạn kiệt nguồn nước là những nước đông dân. Vậy, để giảm thiểu và ngăn chặn nguy cơ cạn kiệt nguồn nước tại những quốc gia này, ta cần thúc đẩy công tác khống chế tăng dân số, có những hình thức tuyên truyền hiệu quả khiến con người có nhận thức đúng đắn về hậu quả của việc tăng dân số đối với nguồn nước của chúng ta. 1.4. Thúc đẩy công tác tuyên truyền Không chỉ vấn đề tăng dân số, chúng ta cũng cần thúc đẩy và làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của con người về tiết kiệm sử dụng nước, giảm lãng phí sử dụng nước, bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là nguồn nước sạch. Biện pháp thị trường Hiện nay, có không ít quốc gia sử dụng phương pháp này nhằm làm giảm tình trạng sử dụng nước lãng phí, nâng cao ý thức của con người hơn khi sử dụng nguồn tài nguyên này, đồng thời cũng để giải quyết nhu cầu sử dụng nước của những nước thiếu hụt nước. Những nước dồi dào tài nguyên nước và những nước thiếu hụt nguồn tài nguyên này có thể mua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững vấn đề toàn cầu vấn đề cạn kiệt nguồn nước.doc
Tài liệu liên quan