Mục Lục
1. TỔNG QUAN 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1
2. MÔ TẢ HỆ THỐNG 2
2.1. MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 2
2.2. LỰA CHỌN THIẾT BỊ VÀO 3
2.2.1. Lựa chọn cảm biến 3
2.2.2. Lựa chọn công tắc hành trình 6
2.2.3. Lựa chọn nút nhấn 8
2.3. LỰA CHỌN NGÕ RA 8
2.3.1. Lựa chọn động cơ 8
2.3.2. Lựa chọn đèn 9
2.3.3. Lựa chọn buzzer 10
2.3.4. Lựa chọn CONTACTOR 3 pha 11
2.4. LỰA CHỌN PLC 11
2.5. SƠ ĐỒ NỐI DÂY 13
3. THIẾT KẾ PHẦN MỀM 14
3.1. YÊU CẦU THIẾT KẾ 14
3.2. SƠ ĐỒ TRẠNG THÁI 14
3.3. CHƯƠNG TRÌNH PLC 15
4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG 18
5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 23
5.1. KẾT LUẬN 23
5.2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 23
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
25 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo phần Bài tập PLC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
I
Mục Lục
1. TỔNG QUAN 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1
2. MÔ TẢ HỆ THỐNG 2
2.1. MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 2
2.2. LỰA CHỌN THIẾT BỊ VÀO 3
2.2.1. Lựa chọn cảm biến 3
2.2.2. Lựa chọn công tắc hành trình 6
2.2.3. Lựa chọn nút nhấn 8
2.3. LỰA CHỌN NGÕ RA 8
2.3.1. Lựa chọn động cơ 8
2.3.2. Lựa chọn đèn 9
2.3.3. Lựa chọn buzzer 10
2.3.4. Lựa chọn CONTACTOR 3 pha 11
2.4. LỰA CHỌN PLC 11
2.5. SƠ ĐỒ NỐI DÂY 13
3. THIẾT KẾ PHẦN MỀM 14
3.1. YÊU CẦU THIẾT KẾ 14
3.2. SƠ ĐỒ TRẠNG THÁI 14
3.3. CHƯƠNG TRÌNH PLC 15
4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG 18
5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 23
5.1. KẾT LUẬN 23
5.2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 23
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
1
1. TỔNG QUAN
1.1. Đặt vấn đề
Các hệ thống đóng cửa garage tự động đòi hỏi phải có sự an toàn tuyệt đối, độ
chính xác cao, hiệu xuất lớn, dễ giám sát, chịu được rung động, môi trường làm việc
ô nhiễm,. Để thực hiện các yêu cầu trên thì các công ty, nhà ở thường sử dụng công
nghệ lập trình PLC, với những ưu điểm vượt trội mà các bộ điều khiển cổ điển dùng
dây nối và relay không thể nào so sánh được như lập trình dễ dàng, gọn nhẹ, dễ dàng
di chuyển, lắp đặt, dể bảo quản và sửa chữa, khả năng xử lý nhanh, hoạt động tốt
trong môi trường công nghiệp,.
1.2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, thiết kế và giải quyết các hệ thống tự động
đóng cửa garage sử dụng PLC của Mitsubishi sử dụng phương pháp ladder để lập
trình. Hệ thống dùng trong các bãi giữ xe, nhà ở hay trong trong các nhà máy xí
nghiệp, bệnh viện,....
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
2
2. MÔ TẢ HỆ THỐNG
2.1. Mô tả quy trình công nghệ
Cửa garage tự động hoạt động trên nguyên lý dùng các cảm biến quang để xác
định có xe và tác động động cơ quay thuận nghịch để đóng, mở cửa. Sử dụng công
tắc hành trình tác động để ngừng quay động cơ. Từ nguyên lý làm việc trên ta thấy
muốn hệ thống hoạt động được cần có động cơ 3 pha, công tắc hành trình loại thường
hở, cảm biến quang loại thu phát. Sau đây là chu trình làm việc như hình 2.1.
Hình 2.1: Hệ thống đóng, mở cửa garage tự động
Khi bật công tắc hệ thống đóng cửa và kiểm tra xem có xe hay không. Khi có
xe đến cảm biến X2, đèn Y6 sáng lên, cửa garage sẽ đi lên và lúc này Buzzer Y7 hoạt
động. Cửa garage vẫn đi lên cho đến khi tác động công tắc hành trình thì dừng, lúc
này buzzer cũng ngừng hoạt động. Xe đi qua cửa qua cảm biến X3, đèn Y6 tắt, cửa
garage sẽ đi xuống và lúc này buzzer Y7 hoạt dộng. Cửa garage vẫn đi xuống cho
đến công tắc hành trình dưới được tác đồng thì dừng, lúc này buzzer cũng ngừng hoạt
động. Đồng thời ta kết hợp hai nút nhấn UP là X10 và DOWN là X11 để mở hoặc
đóng cửa, nhưng khi có xe trong vùng xác định giữa X2 và X3 thì hai nút nhấn này
không thể tác động.
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
3
2.2. Lựa chọn thiết bị vào
Các thiết bị được sử dụng ở ngõ vào PLC:
- 2 cảm biến quang.
- 2 công tắc hành trình.
- 2 nút nhấn.
2.2.1. Lựa chọn cảm biến
Các loại cảm biến có thể dùng Cảm biến quang điện, cảm biến điện
cảm,.
Ở đề tài này chọn cảm biến quang điện để xác định vị trí và sự dịch
chuyển của xe ô tô.
Mô hình đóng mở cửa garage tự động dùng 2 cảm biến quang.
Bảng 2.1: Lựa chọn cảm biến
STT Số
lượng
Cảm biến Công dụng Hình ảnh
1 2 Cảm biến phát
hiện vật thể.
Tên cảm biến :
BEN10M-TDT
Phát hiện vật
chuyển động
trong tầm của
cảm biến (10m)
Cấu tạo và thông số kĩ thuật của cảm biến BEN10M-TDT.
Cảm biến quang điện thu-phát thực tế như hình 2.2.
Hình 2.2: Cặp thu phát cảm biến
Đầu ra là NPN, có 3 dây nối. NPN cho phép dòng điện trong cảm biến đi vào
điện áp chung. Bình thường đầu ra của cảm biến là một Transistor có vai trò như một
khóa (khi sụt áp). Nếu cảm biến vừa phát hiện được đối tượng sẽ tạo ra dòng tác động
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
4
trực tiếp tới Transistor NPN. Khi không có dòng tác động Transistor không cho phép
dòng chạy trong cảm biến. Khi có tác động Transistor sẽ mở khóa cho phép dòng
chạy trong cảm biến tới cực chung.
Sau đây là nguyên lý hoạt động của PLC như hình 2.3:
Hình 2.3: Sơ đồ kết nối cảm biến với PLC
Cảm biến chịu phản ứng của các tác nhân vật lý. Nếu cảm biến không hoạt
động, điện áp đường tác động thấp, khi đó Transistor khóa. Có nghĩa là đầu ra NPN
không có dòng vào/ra. Khi cảm biến hoạt động làm cho đường tác động có điện áp
cao, Transistor mở khóa và tác động đóng khóa. Dòng chạy từ cảm biến tới đất. Điện
áp ở đầu ra của NPN giảm xuống -V.
Kích thước 18mm.
Ngõ vào 10 – 24 VDC.
Khoảng cách phát hiện 10m.
Dòng định mức 40mA.
Vỏ làm bằng chất liệu ABS.
Chống nhiễu tốt.
Gọn và tiết kiệm chỗ.
Bảo vệ chống ngắn mạch và nối cực nguồn.
Chế độ hoạt động Ligh-ON.
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
5
Thông số kỹ thuật BEN10M-TDT:
Bảng 2.2: Thông số kỹ thuật cảm biến BEN10M-TDT
Tên thiết bị BEN10M-TDT
Khoảng cách phát hiện 10m
Vật thể phát hiện tiêu chuẩn - Giấy trắng 100 x 100mm.
Đặc tính trễ - Tối đa 20% khoảng cách phát hiện.
Điện áp nguồn cấp - 12VDC - 24VDC +/- 10% kể cả xung
tối đa 10%(p-p).
Ngõ ra điều khiển - Ngõ ra transistor colector hở, tối đa
200mA, điện áp dư tối đa 1V.
Thời gian đáp ứng Tối đa 1ms.
Mức chiếu sáng của môi trường Hoạt động đối với ánh sáng mặt trời
Max 11000lx, đối với đèn chiếu sáng
Max 3000lx.
Nhiệt độ mối trường - Hoạt động - 250C tới 550C (không
đóng băng hoặc ngưng tụ).
- Bảo quản - 250C tới 700C (không đóng
băng hoặc ngưng tụ).
Độ ẩm môi trường - Hoạt động 35% đến 85%RH.
- Bảo quản 35% đến 95%RH.
Mức độ chịu rung - Biên độ rung 1,5mm tại tần số 10 -
55HZ trong 2 giờ theo x, y ,z.
Mức độ chịu sốc - Mức độ phá hủy 500m/s2 cho 3 lần ở
mỗi hướng x,y,z
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
6
Sơ đồ đấu dây của cảm biến như hình 2.4.
Hình 2.4: Sơ đồ đấu dây của cảm biến
Dây nối cảm biến trong hình dạng thực tế như hình 2.5.
Hình 2.5: Hình dạng cảm biến
2.2.2. Lựa chọn công tắc hành trình
Sử dụng công tắc hành trình tác động vào để cơ cấu dừng hoạt động vì nó dễ
điều khiển, có hai chế độ là dẫn và ngắt, khi có vật thể tác động vào thì dẫn, ngược
lại thì ngắt. Công tắc hành trình được sử dụng ở các cơ cấu điều khiển để ngưng hoạt
động của động cơ.
Chọn loại công tắc hành trình loại đầu dài có con lăn để giảm hư hại giữa vật
thể tác động vào công tắc hành trình trong hình 2.6 là loại D4MC-2000.
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
7
Hình 2.6:Công tắc hành trình NC/NO omron
Thông số kỹ thuật D4MC-2000.
Bảng 2.3: Thông số kỹ thuật D4MC-2000
Tên thiết bị - D4MC - 2000
Bánh xe cần dài - 63mm
Cấp bảo vệ - IP67
Tuổi thọ hoạt động - 10.000.000 (tác động cơ), 500.000 lần
(tác động điện).
Tốc độ tác động - 0.05 mm/s ~ 0.5 m/s.
Cách điện - 100MΩ min (ở 500VDC).
Điện trở tiếp điểm - 15mΩ max.
Đấu nối - Kiểu terminal có bọc cao su bảo vệ độ
kín.
Nhiệt độ mối trường - Hoạt động -100C tới 800C (không đóng
băng).
- Bảo quản - 250C tới 700C (không đóng
băng hoặc ngưng tụ).
Độ ẩm môi trường - Bảo quản 35% đến 95%RH.
Mức độ chịu rung - Biên độ rung 1,5mm tại tần số 10 -
55HZ.
Mức độ chịu sốc - Mức độ phá hủy 500m/s2 cho 3 lần ở
mỗi hướng x,y,z.
Ngoài ra D4MC - 2000 còn có các ưu điểm sau.
Nhiều kiểu dáng tác động, cho các ứng dụng khác nhau.
Đấu nối kiểu terminal có bọc cao su bảo vệ độ kín.
Đạt tiêu chuẩn UL/CSA and CCC.
Kiểu dáng lắp đặt đơn giản, giảm thời gian bảo trì, thay thế.
Sơ đồ dấu dây của công tắc hình trình khi kết nối với PLC như hình 2.7.
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
8
Hình 2.7: Sơ đồ dấu dây công tắc hành trình
2.2.3. Lựa chọn nút nhấn
Sử dụng nút nhấn để điều khiển cửa garage lên xuống bằng tay khi không có
xe hoặc khi hệ thống cảm biến có sự cố hay bảo trì.
Chọn nút nhấn đèn led màu xanh lá cây như hình 2.8 để sáng lên khi nhấn
nút điều khiển.
Hình 2.8: Nút nhấn có đèn loại tròn 24VDC
Thông số kỹ thuật nút nhấn có đèn, tròn AL6M - M24S:
Bảng 2.4: Thông số kỹ thuật nút nhấn
Tên thiết bị - Nút nhấn có đèn, tròn AL6M - M24S
Đường kính - 16mm
Màu - Xanh lá cây
Điện áp hoạt động - 24VDC
2.3. Lựa chọn ngõ ra
Các thiết bị đươc sử dụng ở ngõ ra của PLC:
- 1 Motor 3 pha.
- 1 đèn báo màu xanh, 1 đèn báo màu đỏ.
- 1 buzzer.
- 2 contactor 3 pha.
2.3.1. Lựa chọn động cơ
Những loại động cơ có thể dùng.
- Động cơ một pha AC.
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
9
- Động cơ một pha DC.
- Động cơ ba pha AC.
- Động cơ ba pha DC.
Thông số kỹ thuật động cơ Teco
Bảng 2.5: Thông số kỹ thuật Motor Teco
Tên thiết bị - Motor giảm tốc Teco
Cấp bảo vệ - IP55
Màu - Xám
Tần số - 50-60Hz
Điện áp hoạt động - 380V
Vân hành - Liên tục
Nhiệt độ môi trường - - 150C tới 400C
Tỉ số truyền
-
5
1
~
120
1
.
Hình dạng động cơ được sử dụng trong hệ thống như hình 2.9.
Hình 2.9: Động cơ có hộp giảm tốc
2.3.2. Lựa chọn đèn
Có rất nhiều đèn báo trong công nghiệp với các màu phổ biến như màu đỏ,
xanh lá cây, vàng với các ứng dụng khác nhau.
Chọn đèn báo màu xanh lá cây để báo hiệu là đang có xe trong khu vực quy
định, màu xanh để báo hiệu là khu vực đã an toàn để xe đi qua. Lựa chọn đèn ABB
KL70 - 401G Light Element như hình 2.10.
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
10
Hình 2.10: Đèn ABB KL70-401G Light Element
Thông số kỹ thuật đèn ABB KL70-401G Light Element.
Bảng 2.6: Thông số kỹ thuật đèn ABB KL70-401G Light Element
Tên thiết bị - Tín hiệu tháp ánh sáng
Màu đèn - Xanh lá cây
Tín hiệu - Liên tục.
Điện áp hoạt động - 220 VAC/VDC.
Đường kính - 5cm / 2.0’’
Đồng thời ta chọn thêm đèn ABB KL70-401R có thông số như trên nhưng
màu đỏ để báo hiệu khi động cơ dừng.
2.3.3. Lựa chọn buzzer
Buzzer trong hệ thống đóng cửa garage xe này chủ yểu để cảnh báo là cửa đi
lên hoặc cửa đi xuống, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Ta chọn buzzer ABK875-
R5 như hình 2.11.
Hình 2.11: Buzzer báo động
Thông số kỹ thuật.
Bảng 2.7: Thông số kỹ thuật Buzzer ABK875-R5
Tên sản phẩm - ABK875-R5
Màu - Xám
Âm thanh loại - Âm thanh báo động
DB tại 1 mét - 112 dB
Kích thước tổng thể - 117 X W 124 x D 84 (mm)
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
11
Tín hiệu - Liên tục.
Điện áp hoạt động - 230VAC.
Tần số - 350-400Hz
Cân nặng - 2,1Kg
Nhiệt độ môi trường - Hoạt động -350C tới 660C
2.3.4. Lựa chọn CONTACTOR 3 pha
Lựa chọn contactor công nghiệp phù hợp với động cơ 3 pha vậy nên chọn
contactor M65 New CJX2-1210 AC như hình 2.12.
Hình 2.12: Contactor công nghiệp
2.4. Lựa chọn PLC
PLC được phân loại theo 2 cách.
o Hãng sản xuất gồm các nhãn hiệu như Siemen, Omron, Misubishi,.
o Version:
PLC Siemen có các họ : S7-200, S7-300, S7-400, Logo.
PLC Misubishi có các họ: FX, FX0, FXON.
Sử dụng PLC để điều khiển cửa garage nên chọn loại PLC của Mitsubishi, dòng
FX0S-30MR-DS là thích hợp vì Cơ cấu máy nhỏ gọn, chi phí thấp, module màn hình
và khối mở rộng có hệ thống dễ dàng nâng cấp.
Đặc diểm của PLC FX0S là loại PLC có kích thước nhỏ gọn, phù hợp với các
ứng dụng với số lượng I/O nhỏ hơn 30, giảm chi phí lao động và kích cờ panel điều
khiển. Với việc sử dụng bộ nhớ chương trình bằng EEPROM cho phép dữ liệu chương
trình được lưu lại trong bộ nhớ trong trường hợp mất nguồn đột xuất, giảm thiều thời
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
12
gian bao hành sản phẩm. Dòng FX0 được tích họp sẵn bên trong bộ đếm tốc độ cao
và các bộ tạo ngắt, cho phép xử lý tốt một số ứng dụng phức tạp.
Nhược điểm của dòng FX0 là không có khả năng mở rộng số lượng I/O được
quản lý, không có khả năng nối mạng, không có khả năng kết nối với các Module
chuyên dùng, thời gian thực hiện chương trình lâu (thời gian thực hiện các lệnh cơ
bản khoảng 1.6us – 3.6us, các lệnh ứng dụng khoảng vài trăm us).
Bảng 2.8: Thông số kỹ thuật PLC FX0S-30MR-DS
Dung lượng chương trình 8000 bước Sử dụng bộ nhớ EEPROM
bên trong
Cấu hình
vào ra
(I/O)
Vào Tối đa 18 ngõ: X0 - X17 Trừ FX0S-30M có 16 ngõ
Ra Tối đa 16 ngõ: Y0- Y15 Trừ FX0S-30M có 14 ngõ
Rơ le phụ
trợ (M)
Thông thường Số lượng: 512 Từ M0-M511
Chốt Số lượng: 11 (tập con) Từ M496-M511
Đặc biệt Số lượng:56 Từ M8000 - M8255
Rơ le trạng
thái (S)
Thông thường Số lượng: 64 Từ S0-S63
Khởi tạo Số lượng: 10 (tập con) Từ S0-S9
Bộ định
thời Timer
(T )
100 ms Số lượng: 56 Từ T0-T55
10 ms Số lượng: 24 Từ T32-T55 (khi M8028 -
ON)
Bộ đếm
(C)
Thông thường Số lượng: 16 Từ C0-C15
Chốt Số lượng: 2 (tập con) Từ C14-C15
Bộ đếm
tốc độ cao
(HSC)
1 pha Số
lượng: 4
Tần sổ đếm lừ
14kHz trở xuống
Từ C235-C238
1 pha hoạt động
bằng ngõ vào
Số
lượng: 3
C241, C242, C244
2 pha Số
lượng: 3
Tần số đếm từ C246, C247, C249
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
13
Pha A/B Số
lượng: 3
2kH/ trở xuống
*Lưu ý: mọi bộ
đếm đều được
chốt
C251.C252.C254
Thanh ghi
dử liệu
(D )
Thông thường Số lượng: 32 Từ D0-D31
Chốt Số lượng: 2 (tập con) Từ D0-D31
Được điều chỉnh
bên ngoài
Số lượng:1 D8013
Đặc biệt Số lượng: 27 Từ D8000 - D8255
Chỉ mục Số lượng: 2 V, Z
Con trỏ (P) Dùng với lệnh
CALL
Số lượng: 64 Từ P0-P63
Dùng với ngắt Số lượng: 4
Nguồn
cung cấp
24V DC +10% -15%
2.5. Sơ đồ nối dây
Mạch điều khiển ở hình 2.13 mô tả các kết nối vào ra với PLC.
KR
220VAC
Buzzer
OL
DW Button
GND
UP Button Light
KF
.
.
.
Stop
NL
PLC
24VDC
Top LS
Buttom LS
Blue While
While
220VAC
NL
Blue
Brown
Brown
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
14
Hình 2.13: Mạch điều khiển kết nối với PLC hệ thống cửa garage xe tự động
Mạch động lực kết nối với các contactor được điều khiển bởi PLC như hình
2.14.
M
OL
KRKF
CB
L1 L2 L3
Hình 2.14: Mạch động lực kết nối với động cơ của hệ thống garage xe
3. THIẾT KẾ PHẦN MỀM
3.1. Yêu cầu thiết kế
Hệ thống đóng cửa garage xe tự động có 3 chế độ hoạt động.
o Cửa đi xuống, buzzer hoạt động khi nhấn nút xuống hoặc không có xe trong
vùng làm việc của cảm biến cửa sẽ đi xuống. Chế độ tự động khi có xe và
điều khiển khi không có xe.
o Cửa đi lên, buzzer hoạt động: Khi có xe đến hoặc được nhấn nút đi lên.
o Cửa dừng, buzzer ngừng hoạt động: Khi cửa garage không hoạt động.
3.2. Sơ đồ trạng thái
Hệ thống garage xe tự động được mô tả bằng state diagram như hình 3.1.
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
15
Hình 3.1: Sơ đồ trạng thái hoạt động của hệ thống
3.3. Chương trình PLC
Để mô phỏng chương trình cửa garage tự động ta sử dụng phần mềm FX-
Training của hãng Mitsubishi.
o Các bước mô phỏng:
B1: Mở giao diện phần mềm FX-Training chọn F1 như hình 3.2.
Dừng, Buzzer
off, đèn stop
on
Cửa đi xuống,
Buzzer on, đèn
stop off
Cửa đi lên,
Buzzer on, đèn
stop off
Công tắc hành
trình trên
X2=1 hoặc X3=1
và công tắc hành
trình trên = 0
UP và công
tắc hành
trình trên = 0
Công tắc hành
trình dưới
X2 và X3 và
công tắc hành
trình dưới = 0
DW và X3, X2,
công tắc hành
trình dưới = 0
UP
DW và X3=0 và
X2=0
M6 M5
M7
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
16
Hình 3.2: Chọn F1 giao diện garage xe
B2: Phần mềm sẽ hiện ra giao diện mô phỏng tiếp đến nhấn vào edit
leader.
B3: Ta có thể viết chương trình mới hoặc mở chương trình đã viết sẵn
như hình 3.3.
Hình 3.3: Chọn file đã viết sẵn
B4: Thực hiện write to PLC như hình 3.4 để mô phỏng.
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
17
Hình 3.4: Viết chương trình vào PLC để mô phỏng
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
18
4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG
Hệ thống hoạt động khi mới cấp nguồn như hình 4.1.
Hình 4.1: Khi vừa cấp nguồn cửa đóng lại
Điều khiển cửa garage thông qua nút nhấn UP(X10) và DOWN(X11) ở hình 4.2
và hình 4.3.
Hình 4.2: Nhấn nút up cửa đi lên
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
19
Hình 4.3: Nhấn nút down cửa đi xuống
Khi có xe đến cảm biến X2 hệ thống sẽ tự hoạt động như hình 4.4 và nút nhấn
bị vô hiệu hóa khi có vật thể như hình 4.5.
Hình 4.4: Khi xe đến cửa cảm biến X2 lên mức [1] cửa đi lên
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
20
Hình 4.5: Khi có xe trong vùng giới hạn nút UP và DOWN bị vô hiệu hóa
Xe đang còn trong phạm vi của cảm biến X2 hoặc X3 thì cửa vẫn còn mở để
đảm bảo an toàn như hình 4.6 và khi cả 2 cảm biến hết tác động thì cửa garage sẽ
đóng như hình 4.7.
Hình 4.6: Khi xe qua cửa đến cảm biến X3 lên mức [1] cửa vẫn mở
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
21
Hình 4.7: Khi xe qua cửa cảm biến X2 và X3 xuống mức [0] thì cửa đóng lại
Ta có thể điều khiển được nút nhấn khi cảm biến không được tác động như hình
4.8.
Hình 4.8: Khi cảm biến X2 và X3 xuống mức [0] thì có thể sử dụng được nút nhấn
UP DOWN
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
22
Chương trình PLC điều khiển cửa garage xe viết bằng phần mềm FX-Training của
hãng Mitsubishi.
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
23
5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
5.1. Kết luận
Qua bài tiểu luận này nhóm đã đạt được.
o Tìm hiểu phần cứng của PLC Mitsubishi, các công cụ hỗ trợ hệ thống như
cảm biến, nút nhấn, công tắc hành trình,.
o Sử dụng được phần mềm FX-Training, viết chương trình bằng ngôn ngữ
ladder, thiết kế thành công hệ thống cửa garage xe tự động.
o Hiểu được kết nối phần cứng cũng như phần mềm của plc.
5.2. Hướng Phát triển đề tài
o Thực hiện mô hình thực tế đề tài tại nhờ ở, bãi giữ xe, kho hàng trong công
nghiệp,.
o Thiết kế màn hình HMI để báo cáo hoạt động và điều khiển hệ thống garage
xe.
o Thêm vào chức năng báo quá tải để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt.
o Thêm vào chứa năng thời gian bảo trì sau 30 ngày hoạt động.
o Có thể thay đổi nút nhấn bằng remote hoặc smartphone để điều khiển garage.
o Thêm công tắc để vô hiệu hóa chức năng tự động khi chỉ cho phép điều khiển
bằng tay.
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải
24
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slide bài giảng của thầy Nguyễn Thanh Hải.
2. PROGRAMMING MANUAL THE FX SERIES OF PROGRAMMABLE
CONTROLLER.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_phan_bai_tap_plc.pdf