Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU 2
Thuật ngữ viết tắt 3
Danh mục bảng biểu 4
Chương I: TỔNG ĐÀI A1000E10 5
1.1. Tổng quan về tổng đài A1000E10 5
1.2. Cấu trúc chức năng tổng đài A1000E10 8
1.3. Cấu trúc phần mền A1000E10 17
1.4. kết luận chương I 22
Chương II: Phân hệ truy nập thuê bao 23
2.1. Tổng quan về phân hệ vệ tinh CSN 23
2.2. Cấu trúc phần cứng của CSN 24
2.3. Quá trình thiết lập cuộc gọi của CSN 33
2.4. Kết luận chương II 35
Chương III: Ứng dụng và triển khai CSN tại Huyện Lập Thạch-Vĩnh Phúc 36
3.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội Huyện Lập Thạch 36
3.2. Mạng viễn thông huyện Lập Thạch 36
3.3. Ứng dụng phân hệ vệ tinh CSN tại Huyện Lập Thạch 37
3.4. Kết luận chương III 43
Kết luận chung 44
Tài liệu tham khảo 44
45 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2271 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân hệ vệ tinh tổng đài A1000E10 và ứng dụng tại huyện Lập Thạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iống hệt nhau, mọi kết nối được thiết lập đồng thời trên cả hai nhánh này. Vì vậy trên mỗi khối truy nhập (CSN, SMT, SMA) nối tới ma trận chuyển mạch có khối chức năng khuếch đại và lựa chọn nhánh (SAB) để xác định kết nối có trạng thái active. Ba bit kiểm tra được sử dụng để xác định trạng thái active cho đường truyền và thủ tục kiểm tra kết nối.
Trạm gốc thời gian và đồng bộ (STS)
đưa ra các tín hiệu định thời và đồng bộ, nó bao gồm:
Khối chức năng gốc thời gian ba bản sao (BTT).
Một hoặc hai module giao diện đồng bộ (HIS).
Trạm gốc thời gian có ba chế độ hoạt động là đồng bộ (dF/F < 10-11),độc lập (dF/F < 2.10-9trong 72h), không có giao diện đồng bộ (dF/F < 5.10-7 trong 72h).
Trong chế độ đồng bộ trạm gốc thời gian nhận tín hiệu đinh thời từ bên ngoài thông qua giao diện đồng bộ theo chế độ đồng bộ chủ tớ. Giao diện đồng bộ nhận tín hiệu đồng bộ từ các trạm SMT tại bốn cổng, nó lựa chọn liên kết được ưu tiên cao nhất sau đó lọc bỏ toàn bộ nhiễu trên các liên kết đồng bộ.
Trạm gốc thời gian và đồng bộ phân phát tín hiệu định thời tới các trạm khác của tổng đài và truyền tín hiệu 8Mhz và tín hiệu đồng bộ khungtới mỗi nhánh của ma trận chuyển mạch trung tâm. Hai tín hiệu này được sao ba bản rồi gửi tới trạm chuyển mạch.
Trạm dự phòng.
Trạm dự phòng là thiết bị không bắt buộc. Trạm này tự động tiếp quản công việc khi một trạm điều khiển ngừng hoạt động. Trạm được xây dựng nên bởi các bộ xử lý và các khối điều khiển đường dây để có thể tiếp quản công việc của mọi trạm làm việc. Phần mềm cần thiết để khối phục lại chức năng có lỗi ngay lập tức được nạp theo yêu cấu của khối chức năng bảo vệ trung tâm.
Một thủ tục tương tự có thể được áp dụng với các trạm SMA để tăng cường tính sẵn sàng của mạng báo hiệu số 7.
Mạng thông tin nội bộ.
Mạng thông tin nội hạt giữa các bộ xử lý là một mạng LAN bao gồm một khối ghép kênh liên trạm (MIS) dùng để truyền bản tin giữa các trạm SMC và trạm SMM và một khối ghép kênh truy nhập trạm (MAS) để truyền bản tin giữa các trạm SMA, SMT, SMX và các trạm SMC.Các bản tin được truyền trong một môi trường sử dụng một giao thức truyềndữ liệu duy nhất. Môi trường đó là mạng token ring hoạt động theo tiêu chuẩn IEEE 802.5. Điều này có nghĩa là nhiều trạm hoặc bộ xử lý có thể được nối vào cùng một vòng ring sử dụng phương pháp truy nhập bằng thẻ bài.
Mỗi khối ghép kênh gồm có hai mạng token ring hoạt động trên cơ sở phân chia tải, mỗi mạng có khả năng xử lý toàn bộ tải trong trạm ghép kênh. Vòng token ring có cấu trúc kép để đảm bảo an toàn cho các bản tin được truyền đi. Mỗi khối ghép kênh thường hoạt động với tốc độ 4Mbit/s trên các đôi dây.
Cấu trúc phần mền A1000E10
Một khối lượng đáng kể phần mềm đã được phát triển kể từ khi hệ thống đi vào hoạt động. Phần mềm này hiện đang chạy trên các hệ thống tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới trong những điều kiện hoạt động khác nhau. Tất cả phần mềm được phát triển và cải thiện cả về chất lượng và số lượng đều có thể dễ dàng sử dụng cho thế hệ phần cứng tiếp theo. Các chương trình ứng dụng chiếm 90% tổng số chương trình phần mềm. Alcatel đã phát triển các phương tiện như các chương trình biên dịch và thông dịch để phần mềm có thể được sử dụng với bất kỳ công nghệ phần cứng nào, có nghĩa là nó đảm bảo sự độc lập hoàn toàn của phần mềm với phần cứng. Một số mục tiêu cho việc thiết kế hệ thống phần mềm cũng được áp dụng như đảm bảo độ tin cậy của dịch vụ, dễ dàng cho vận hành và bảo dưỡng cũng như mở rộng hay sửa chữa.
Phần mềm của Alcatel 1000 E10 và đặc biệt là phần mềm chuyển mạch bao gồm các module độc lập. Hầu hết các module được xây dựng gồm có các lệnh liên quan đến một chức năng cụ thể. Có hai loại module: các module chuẩn xử lý các chức năng chuẩn hay có khả năng cung cấp một chức năng cho khách hàng riêng biệt, các module dành riêng được phát triển để đáp ứng những yêu cầu của khách hàng. Các module phần mềm có giao diện chuẩn và có cấu trúc tương thích đã được định rõ vì thế các module thực hiện các chức năng mới dễ dàng được đưa vào hệ thống. Các nhóm module được thiết kế để thực hiện các chức năng riêng biệt (xử lý cuộc gọi, tính cước...) được nhóm lại để tạo thành các “ máy phần mềm ”.
Ngôn ngữ lập trình được liên kết chặt chẽ với những ràng buộc về thời gian thực kết hợp với chức năng được module phần mềm thực hiện. Một vài chức năng hoạt động thường xuyên thậm chí liên tục, thời gian đáp ứng cần phải rất nhanh. Những chức năng đó cần một ngôn ngữ gần với ngôn ngữ máy. Với những lý do như vậy phần mềm cơ sở của hệ thống được viết bằng assembler.Tuy nhiên với các phần mềm chẩn đoán, giao tiếp người máy hay điều khiển chuyển mạch là các chương trình rất phức tạp thêm nữa những ràng buộc về thời gian thực ít nghiêm ngặt hơn vì thế loại phần mềm này được viết bằng ngôn ngữ bậc cao CHILL theo khuyến nghị của ITU-T.
Cấu trúc của các máy phần mềm.
Các máy phần mềm được tổ chức trên cơ sở những nguyên tắc sau:
Chế độ bảo vệ n+1 được áp dụng cho tất cả các chức năng điều khiển. Vì thế các máy phần mềm được nạp cho n+1 trạm điều khiển. Khi chế độ này được áp dụng hệ thống hoạt động trên cơ sở phân chia tải.
Các máy phần mềm tại trạm kết cuối PCM (SMT) có cấu trúc kép và hoạt động theo chế độ active/standby. Đảm bảo tính sẵn sàng cao.
Các máy phần mềm tại trạm vận hành và bảo dưỡng (SMM) cũng có cấu trúc kép và hoạt động theo chế độ active/standby.
Alcatel 1000 E10 cũng có thể có các máy phần mềm dự phòng cho các trạm điều khiển dự phòng.
Liên lạc giữa các máy phần mềm được thực hiện thông qua mạng LAN, việc liên lạc này là trong suốt với phần cứng của trạm có phần mềm này.
Phần mềm của trạm SM
được nạp cho tất cả các trạm SM có đặc điểm:
BSM
HYP: Khối siêu giám sát ML SM/k: Thành phần chính hoặc
SUP: Khối giám sát phụ của ML SM
SEQ: Khối sắp xếp Mli: MLi (thành phần đơn)
MLj/c: Thành phần c (ECH hoặc
Macro) của MLj.
Bộ nối chính
ML
SM/W
SUP
ML
?
SUP
HYP
Bộ nối phụ
ML
SM/S
SUP
HYP
Bộ xử lý chính
HYP
SUP
ML
SM/S
SUP
ML
i
SUP
ML
J/E
Bộ xử lý phụ
HYP
SUP
ML
SM/S
SEQ
ML
j/M
Hình 1.6: Cấu trúc phần mềm trạm SM
Một hệ điều hành (siêu giám sát) cung cấp khả năng truy nhập phần cứng, cung cấp các tài nguyên phần mềm và thực hiện liên lạc liên trạm. Nó giúp cho máy phần mềm độc lập với vị trí vật lý của nó và cho phép các máy phần mềm có chức năng khác nhau tồn tại trên nhiều bộ xử lý của cùng một trạm.Một khối chức năng siêu giám sát chuẩn được cài đặt trên tất cả các trạm SM là đối tượng hoạt động. Một đối tượng hoạt động là một bộ xử lý truy nhập tới bus của trạm (PUP, PUS, khối điều khiển đường dây). Hệ điều hành còn cung cấp các dịch vụ như như quản lý thời gian, hỗ trợ truy nhập file, điều khiển ngắt giám sát hoạt động....
Máy phần mềm (ML) được cài đặt toàn bộ trong một trạm SM. Nó có thể bao gồm một hoặc nhiều“khối thi hành”được cài đặt trên các đối tượng hoạt động khác nhautrong trạm. Mỗi khối thi hành là một thành phần.Vì thế một thành phần là một tập con của máy phần mềm chạy trên một bộ xử lý riêng biệt.Một máy phần mềm biết cấu trúc thành phần của riêng nó nhưng các máy phần mềm khác thì không biết. Vì thế một thành phần chính đại diện cho máy phần mềm trong giao tiếp với bên ngoài, các thành phần khác gọi là thành phần phụ.
Về mặt chức năng mỗi thành phần thực hiện một tập các hoạt động, mỗi hoạt động đảm nhiệm một dịch vụ. Các dịch vụ được sắp xếp bởi khối chức năng giám sát (SUP) hoạt động như một thành phần của hệ điều hành. Một thành phần bao gồm khối giám sát và trong một số trường hợp là các dịch vụ dành riêng, nó cũng chứa toàn bộ các chương trình ứng dụng của máy phần mềm.
Máy phần mềm SM (ML SM) được sao trên tất cả các đối tượng hoạt động (PUP, PUS) trong trạm SM. Nó kết hợp một thành phần vào một đối tượng. Thành phần chính được cài đặt trong khối điều khiển đường dây khối ghép kênh chính của trạm, các thành phần phụ được cài đặt trong mỗi đối tượng hoạt động khác của trạm. Nhiệm vụ của từng thành phần phụ thuộc vào loại đối tượng.
Tóm lại hệ diều hành trong trạm được tổ chức thành hai lớp: lớp siêu giám sát kết hợp với trạm, lớp giám sát kết hợp với một thành phần của máy phần mềm.
Máy phần mềm liên lạc với nhau trên cơ sởcác nguyên tắc sau:
Phía phát: Theo yêu cầu của máy phần mềm, siêu giám sát trong đối tượng chứa máy xác định trạm SM cung cấp máy phần mềm đích bằng cách tham khảo các file định tuyến, khối điều khiển đường truyền dãn (nếu máy phần mềm đích không nằm trên cùng một trạm), hàng đợi liên lạc để truyền bản tin.
Phía thu: Chức năng siêu giám xác định máy phần mềm đích trên cơ sở địa chỉ hệ thống trong bản tin. Dựa trên tiêu chí ưu tiên và điều khiển luồng chức năng siêu giám sát lựa chọn hàng đợi máy phần mềm và chuyển bản tin.
Các máy phần mềm có thể được download và cài đặt trong các trạm sau:
Các máy phần mềm điều khiển cho các trạm SMC.
Các máy phần mềm kết nối ghép kênh cho các trạm SMT.
Các máy phần mềm sử lý báo hiệu số 7 (lớp 1, 2, 3) và khối dịch vụ cho các trạm SMA.
Các máy phần mềm điều khiển kết nối cho trạm SMX.
Máy phần mềm xử lý cuộc gọi
Máy phần mềm xử lý cuộc gọi kết hợp một thành phần khối giao tiếp thực hiện liên lạc với các máy phần mềm khác và phân hệ xử lý cuộc gọi. Máy phần mềm này thực hiện các chức năng xử lý cuộc gọi.
Chức năng xử lý cuộc gọi cũng có khả năng xử lý song song, trong chế độ này thay vì chạy một chương trình đơn hai chương trình chạy đồng thời và độc lập.Khi xử lý song song chức năng của từng chương trình được xác định rõ ràng:
Chương trình thứ nhất thực hiện các chức năng quản lý cuộc gọi,đưa ra quyết định khi có sự việc mới phát sinh, thực hiện các chức năng liên quan đến đường dây bên gọi.
Chương trình thứ hai thực hiện các chức năng liên quan đến đường dây bên bị gọi.
Chương trình được phân cấp để cấu trúc chức năng của nó phản ánh các giai đoạn khác nhau khi thực hiện chức năng chuyển mạch:
Lớp 1: Các chức năng chung cho việc chiếm vùng nhớcho cuộc gọi.
Lớp 2: Các module dành riêng cho mã báo hiệu được sử dụng trên đường truyền hướng đến.
Lớp 3: Module khởi tạo chế độ xử lý song song.
Lớp 4: Các chức năng chuyển mạch.
Máy phần mềm xử lý cuộc gọi có cấu trúc dự phòng (n+1) và được cài đặt trong các trạm SMC.
Máy phần mềm tính cước.
Máy phần mềm tính cước kết hợp thành phần khối giao tiếp và phân hệ tính cước TAX. Máy thực hiện các công việc liên quan đến chức năng tính cước. Cả hai phân hệ xử lý cuộc gọi (TAP)và tính cước (TãX) đều có khả năng xử lý song song.
Chức năng tính cước có phân cấp làm ba lớp: lớp thưc nhất xác định công việc phải thi hành, lớp thứ hai xác định phương thức tính cước, lớp thứ ba đọc dữ liệu tính cước.
Chương trình gồm có các module có thể hoán đổi cho nhau được lưa chọn thích hợp với các ứng dụng: tính cước flat rate, periodic, tính cước theo xung nhận được từ tổng đài ở xa....
Máy phần mềm kết nối trạm ghép kênh.
Máy phần mềm này thực hiện các chức năng chuyển mạch (các chức năng kết cuối đường truyền dẫn PCM, xử lý báo hiệu kênh kết hợp, quản lý các kênh bán cố định như các liên kết báo hiệu số 7). Các chức năng phòng vệ an toàn (truyền các cảnh báo PCM, tự kiểm tra để phát hiện lỗi, xử lý CRC 4.
Có hai loại chương trình dựa theo chức năng cần thực hiện:
Các chương trình chuyển mạch xử lý các tình huống do thiết bị thoại tạo ra và các khối hệ thống khác.
Các chương trình phòng vệ chạy song song phát hiện các lỗi phát sinh do phần cứng hoặc phần mềm.
Các chương trình này được điều khiển bởi một chương trình điều hành được gọi là khối thiết lập lịch trình hoạt động, nó kích hoạt các chương trình khi:
Một ngắt phát sinh trong những trường hợp như có lỗi phần cứng, time-out, yêu cầu truyền bản tin. Một chương trình sẽ được chạy để thực hiện công việc được yêu cầu.
Nếu không các hoạt động có thể được kích hoạt và có thể thực hiện chạy trên cơ sở ưu tiên đã được thiết lập trước. Một hoạt động là “có thể được kích hoạt” nếu nó được yêu cầu thực hiện một công việc. Công việc này có thể được yêu cầu bởi một hoạt động khác, thông qua khối xử lý ngắt, hoặc do bản thân hoạt động. Một hoạt động là “có thể có thể thực hiện” nếu nó được khởi tạo và được cho phép chạy bởi các hoạt động khác và các tiện ích giám sát hệ thống.
kết luận chương I
Chương I trình bày tổng quan về tổng đài A1000E10 và phân hệ chuyển mạch tổng đài A1000E10, cấu trúc phần mềm tổng, chức năng và hoạt động. hiện nay ngoài tổng đài NEAX, siements, Acatel là tổng đài được sử dụng phổ biến trong mạng viễn thông của VNPT.
Chương II: Phân hệ truy nập thuê bao
Tổng quan về phân hệ vệ tinh CSN
Trong sự thiết kế hệ thống Alcatel E10, Alcatel phát triển phân hệ truy nhập thuê bao nó có thể đặt bên ngoài tổngđài, các nhóm tập trung thuê bao đặt gần đến xa như vậy nó làm giảm nhỏ khoảng cách trung bình của đường dây thuê bao và đưa đến biện pháp truyền thống tối ưu của mạng nội hạt.
Nó được phát triển dựa trên cơ sở các đặc điểm nổi bật của thế hệ trước đó . CSN được thiết kế với tính khả thi rất lớn của mạng phân bố và tiến dần tới mạng ISDN Và điều đó làm tăng năng lực sử lý thực sự tới sự điều khiển các phát kiến sẽ bùng nổ trong các dịch vụ mới. CSN được đấu nối với phân hệ đáu nối và điều khiển (OC ) của tổng đài Alcatel e10 theo các tuyến PCM chuẩn phù hợp với khuyến nghị CCITT G .732 . CSN có các đặc điểm sau:
Tính linh hoạt cao, hỗ trợ cả các đường truyền tương tự và ISDN.
Có cấu trúc phân tán, CSN có thể được cài đặt tại tổng đài hoặc ở xa (nó bao gồm các bộ tập trung số nội hạt (CNL) hoặc ở xa (CNE).
Có thể hoạt động độc lập khi kết nối với OCB283 bị hỏng.
CSN có khả năng cung cấp kết nối cho các đường dây thuê bao tương tự, các đường truyền số tốc độ cơ bản (2B+D) hoặc cơ sở (30B+D). Dung lượng tối đa của CSN là 5.120 đường tương tự hoặc 2.560 đường truyền số kết nối nội hạt hoặc từ xa. Mỗi bộ tập trung số có một số khối đường dây dự phòng vì thế không cần phải bảo dưỡng ngay lập tức khi một khối đường dây đang hoạt động bị hỏng.
CSN có thể được sử dụng một cách linh hoạt từ những vùng đô thị đông dân cho đến những vùng nông thôn xa xôi. Tại những vùng thành phố CSN có thể được đặt ngay tại phòng tổng đài và các bộ tập trung số chủ yếu là nội hạt, tại vùng ngoại ô có thể sử dụng cả CSN nội hạt và ở xa, sử dụng kết hợp CNL và CNE, tại những vùng nông thôn một CSN nội hạt hoặc ở xa có thể phục vụ cho 20 CNE.
Cấu trúc phần cứng của CSN
CSN được phân chia về mặt chức năng thành hai phần:
Thiết bị truy nhập thuê bao và tập trung số được tạo nên bởi các các bộ tập trung số nội hạt (CNL) hoặc ở xa (CNE). Đường dây được nối tới các khối đường dây (SLIC) trong mỗi bộ tập trung. Mỗi khối đường dây cung cấp một đường tương tự hoặc một đường truy nhập số tốc độ cơ bản/ cơ sở.
Khối điều khiển số (UCN) có các chức năng chính như xử lý các cuộc gọi đi và gọi đến, chuyển mạch, thiết lập các cuộc gọi nội hạt.
CSN có thể xử lý các cuộc gọi đi và gọi đến với lưu lượng 480 Erlangs và 16 đường kết nối PCMtới OCB283. Số đường kết nối PCM phụ thuộc vào dự đoán lưu lượng trên đường dây và chất lượng dịch vụ mà người vận hành yêu cầu(tối thiểu là hai đường).
Mỗi bộ tập trung thuê bao cung cấp 256 đường tương tự, có 16 bo mạch đường dây và mỗi bo mạch kết nối cho 16 đường dây tương tự. Hoặc tám đường truy nhập số tốc độ cơ bản hoặc một đường tốc độ cơ sở.
Bộ tập chung thuê bao CN
Một bộ tập trung số cho thuê bao (CN) chứa 16 khối kết cuối đường dây thuê bao tương tự hoặc số (truy nhập tốc độ cơ bản hoặc cơ sở). Chức năng chính của nó là tập trung các kênh tín hiệu từ các bo mạch(kênh 64 kbit/s từ các đường tương tự và các kênh B và D từ các đường truyền số) tới 4 đường PCM (tối đa) kết nối CNvới khối điều khiển số (UCN). CN sử dụng thủ tục HDLC để thông tin với UCN thông qua hai đường kết nối 64 kbit/s.
Các đường dây thuê bao nối tới một bo mạch tương tự hoặc số có thể truy nhập tới bất kỳ khe thời gian nào của đường PCM nối CN tới UCN. Điều này loại bỏ nguy cơ mất cân bằng trong phân chia lưu lượng.
Một bộ tập trung số nội hạt (CNL) hoặc ở xa (CNE) thực hiên các chức năng giống nhau với tất cả các đường dây nối tới nó. Về mặt phần cứng chỉ có các mạch giao diện với UCN là khác nhau
Bộ tập chung thuê bao gần CNL:
Hình2.1: Bộ tập chung thuê bao gần (CNL)
Bộ tập trung số nội hạt bao gồm những phần sau:
Từ 1 đến 16 đơn vị kết nối (UT) cho thuê bao số hoặc analog.
Một đơn vị kết cuối cho việc định vị và phòng vệ CNLM bảng (TDOL)
Hai phần giao tiếp đường mạng (THLR0 và THLR1): điều khiển phân chia xung đồng hồ và các tuyến nội bộ. (các tuyến LTVE và LTVR).
Bộ nguồn TCRMT cung cấp điện áp được yêu cầu cho CNLM.
Một đơn vị đầu cuối VT là một bảng cho phép hội thoại báo hiệu HDLC với đơn vị điều khiển số UCN.
Bộ tập chung thuê bao xa:
Hình2.2: Bộ tập chung thuê bao xa
Bộ tập trung thuê bao số xa bao gồm những phần sau:
Từ 1 đến 16 đơn vị kết cuối (UT) làm chức năng của CARD thuê bao cho thuê bao số và analog.
1 đơn vị kết cuối cho việc thiết lập và bảo vệ CNEM (TPOS).
2 phần giao tiếp (THLR0 và THLRI) cho việc phân chia xung đồng hồ và các đường nội bộ (LTVE và LTVR).
4 bộ biến đổi mã tái tạo đồng bộ, mỗi đơn vị xử lý 1 tuyến PCM (TTRS).
2 bộ tạo dao động (bảng TOSC).
1 đơn vị kiểm tra đường thuê bao (TMLAB).
Đấu nối tới OCB 283
Đơn vị truy nhập thuê bao xa CSND được đấu nối với mạng đấu nối (CX) thông qua đơn vị truy nhập đường trung kế SMT bởi hai tới 16 đường MIC.
Hình2.3: Đấu nối từ CSND tới OCB 283
Kết cuối đường dây thuê bao tương tự TABA16
Mỗi đường dây tương tự được nối tới một khối đường dây, khối này gồm các thành phần sau:
Mạch giao diện đường dây thuê bao (SLIC) thực hiện các chức năng chuẩn“ BORSCHT ”. Đó là các chức năng cấp nguồn (Battery), bảo vệ chống quá áp (Overload protection), kết nối với mạch cấp chuông (Ringing tone), giám sát trạng thái mạch vòng nội hạt (Supervision),mã hóa và giải mã (coding), mạch chuyển đổi 2/4 dây (Hybrid), kiểm tra đo thử (Testing).
Mạch mã hoá và lọc (COFIDEC) thực hiện chuyển đổi tương tự / số (mã hoá luật A).
Bo mạch đường dây thuê bao tương tự chứa 16 khối đường dây.Bo mạch này có các khối điều khiển và kết nối chung cho cả 16 đường dây nối tới bo mạch. Các thiết bị này thực hiện các chức năng sau:
Khối điều khiển hoạt động như một chuyển mạch T, kết nối một khối đường dây bất kỳ với một kênh rỗi trong 120 kênh PCM đầu ra khỏi bộ tập trung số (4 đường PCM). Khối điều khiển cũng bao gồm một bộ mã hoá HDLC xử lý báo hiệu và các bản tin điều khiển. Một khe thời gain trên đường PCM có thể lập trình để mang dữ liệu điều khiểnhoặc báo hiệu.
Bộ xử lý và bộ nhớ thực hiện công việc quét trạng thái và điều khiển 16 khối đường dây theo các trạng thái phát hiện được hoặc theo các lệnh từ UCN, nó cũng phát hiện các trạng thái cuộc gọi(nhấc máy, nhận quay số, đặt máy...).
Có một số loại bo mạch đường dây thuê bao khác như loại 2 dây, 4 dây, bo mạch cung cấp đường liên kết dữ liệu 64 kbit/s sử dụng cho các đường lease line (kết nối bán cố định tới CSN).
Hình2.4: kết cuối đường dây thuê bao tương tự
Kết cuối đường dây thuê bao số.
CSN hỗ trợ cả đường truyền số tốc độ cơ bản (2B+D)và cơ sở (30B+D). Các đường truyền này được nối tới các khối đường dây thuê bao. Khối này thực hiện các chức năng:
Chức năng kết cuối đường truyền số: kết nối, truyền dẫn, bảo vệ chống quá áp, bảo dưỡng và đo thử chất lượng đường truyền (giám sát tín hiệu định thời, kiểm tra CRC4, xử lý tín hiệu cảnh báo...)...
Chức năng kết cuối chuyển mạch: ghép tách các kênh B và D, chuyển mạch các kênh B và D tới các kênh đầu ra trong bốn đường PCM nối tới UCN, xử lý báo hiệu kênh D và các báo hiệu khác...
Mỗi bo mạch đường truyền số 2B+D chứa 8 khối đường dây, còn bo mạch 30B+D chỉ chứa một khối đường dây truy nhập tới toàn bộ các đường truyền PCM.
Đơn vị điều khiển UC
Hình2.5: Đơn vị điều khiển UC
Khối UC có các chức năng chính như xử lý các cuộc gọi đi và gọi đến, chuyển mạch, thiết lập các cuộc gọi nội hạt.
Cấu tạo của khối UC bao gồm :
Bảng TMQR : bộ điều khiển mạng đấu nối
+ Bảng TPUCB : bộ xử lý đơn vị điều khiển
+ Bảng TMUCB : bộ nhớ đơn vị điều khiển
+ Bảng TCCS-SVC7: coupler quản lý báo hiệu số 7 giữa CSN và trường chuyển mạch chính.
+ Bảng TCCS-SVcut : coupler quản lý báo hiệu HDLC giữa các bộ tập trung và GTA với đơn vị đấu nối.
+ Một Bus UC đấu nối tất cả các bảng bên trong UC.
Các đơn vị đấu nối hoạt động theo kiểu hoạt động/dự phòng. Bảng mạch TSUC được sử dụng để lựa chọn chế độ hoạt động bởi việc tạo ra tín hiệu P/R (điều khiển/dự phòng). Bảng mạch này không có cấu trúc khép kín.
Đơn vị xử lý thiết bị phụ trợ GTA:
Hình2.6: Sơ đồ khối của khối GTA
Nó được đặt trong đơn vị điều khiển và có cấu trúc tương tự như một bộ tập trung. Nó được nối với mạng đấu nối Rex bằng bốn đường LRI.
GTA bao gồm các khối chức năng:
Từ 0¸2 đơn vị đầu cuối tạo ra các film và tone được yêu cầu cho hoạt động tự trị của CSND (bảng TFILMB).
Từ 0¸2 đơn vị đầu cuối thu các tín hiệu quay số từ bộ thu tín hiệu ấn phím trong chế độ hoạt động tự trị của CSND (bảng TRF8B).
Một đơn vị đầu cuối để kiểm tra đường dây thuê bao analog được đấu nối đến bộ tập trung (TMLAB).
Một đơn vị đầu cuối định vị, bảo vệ GTA (bảng TPOS).
Hai phần giao tiếp điều khiển việc phân chia xung đồng hồ và các đường nội bộ đến ngăn máy (THLR).
Các bảng TFILMB và TRF8B chỉ có trong CSND.
Các bảng TMLAB, TPOS, THLR có trong mọi CSN.
Đơn vị kết cuối tạo và phát tone, film (bảng TFILMB): Bảng mạch này tạo ra bốn tone và 4 film. Chúng chỉ được sử dụng khi CSND hoạt động ở chế độ độc lập.
Bảng TFILMB có cấu tạo như sau:
Logic chung cho tất cả các đơn vị đầu cuối LCUT.
Một đoạn phần mềm ứng dụng để tạo ra và truyền các tone và film.
Tone được lưu giữ trong 1 ROM 8 Kbit, ROM này được chia làm 4 phần, mỗi phần 2 Kbit, cùng tạo ra 4 loại tone sau:
Tone hồi âm chuông: truyền trên TS 24, tần số 440 Hz. Nhịp 1,7 s có / 3,3 s không.
Tone mời quay số trên khe thời gian 25, tần số 440 Hz, phát liên tục.
Tone báo bận: trên khe thời gian 26, tần số 440 HZ, thời gian 550 ms có / 550 ms không.
Tone ấn phím: truyền trên khe thời gian 27, kết hợp hai tần số 697 Hz và 1209 Hz. Thời gian 100 ms có / 100 ms không. Tone phát liên tục tới bộ điều khiển DLIC, bộ nay truyền chúng vào các khe thời gian từ 24¸27 của 4 tuyến LTUE. Sự ngắt quãng của các tone này cũng do bộ điều khiển DLIC.
DLIC: bộ điều khiển đấu nối hoạt động theo các chương trình do Up điều khiển. Việc định thời cho các tone đạt được bởi việc đấu nối/cắt đấu nối DLIC. Các lệnh đấu nối/cắt đấu nối được đưa ra bởi Up.
Các film được ghi trong 4 đơn vị nhớ, mỗi film kéo dài 12s. Các film được đấu nối theo yêu cầu của bộ quản lý HDLC trong các TS dành cho HDLC của LRI0 và LRI1.
Hình2.7: Bảng tạo và phát tone, film
Các đơn vị đầu cuối thu các tín hiệu ấn phím TRF8B: Bảng mạch này chỉ có ở CSND và có thể vận hành độc lập. Nó tương đương với 8 bộ thu tần số.
Vai trò của nó là nhận tổ hợp từ máy điện thoại ấn phím
Quá trình thiết lập cuộc gọi của CSN
Hình2.8: thiết lập cuộc gọi trong CSN
Thuê bao chủ nhấc máy: Sự thay đổi trạng thái trong mạch vòng thuê bao được thiết bị đường dây thuê bao tương ứng phát hiện. và do đó chức năng giám sát mạch vòng thuê bao phát hiện được yêu cầu của thuê bao.
Xác định thuê bao chủ gọi: Cuộc gọi từ thuê bao chủ gọi được phát hiện bởi mạch vòng đường dây thuê bao phía tổng đài, sau đó bộ điều khiển mạch điện thuê bao sẽ xác định số thiết bị EN (equipment number) của thuê bao chủ gọi. EN rất cần thiết cho việc biên dịch thành số danh bạ DN (directory number) của thuê bao thông qua bảng biên dịch.
A1000E10 so sánh trạng thái của thuê bao hiện thời với trạng thái trước đo của thuê bao được lưu trong RAM để xác định yêu cầu kết nối của thuê bao, từ đó phát bản tin DEC tới UCN. Với chu kỳ quét 64ms cho phép xác định tức thời trạng thái của thuê bao.
Cấp phát bộ nhớ và kết nối với các thiết bị dùng chung: Một trong các chức năng chủ yếu của tổng đài là điều khiển. một số logic cần được diễn giải các sự kiện diễn ra trong tiến trình sẩy ra cuộc gọi và trên cơ sở đó đưa ra các quyết định cần thiết và hoạt hóa các tác động tương ứng. khi tổng đài nhận được tín hiệu yêu cầu khởi tạo cuộc gọi (off-hook signal), thiết bị điều khiển sẽ cấp phát thiết bị chung và cung cấp kênh thông cho thuê bao chủ giọi.
Thu và lưu trữ các con số DN: Sau khi nhân được tín hiệu mời quay số thuê bao chủ gọi sẽ tiến hành phát các chữ số DN của thuê bao bị gọi bằng cách qua đĩa số (máy điện thoại cũ) hay ấn số. các chữ số này sẽ được tổng đài SPC thu và lưu trữ vào một vùng nhớ trong bộ nhớ. Nếu thuê bao thực hiện quay số kiểu DP, bộ quét đường dây thuê bao sẽ quết và xác định các con số bị gọi để gửi về trung tâm. Nếu thuê bao thực hiện kiểu quay số kiểu mã đa tần thì tín hiệu trong băng sẽ được gửi thẳng tới bộ thu MF theo tuyến đường thoại. MF nhận được các con số và chuyển đổi hướng dưới dạng số về trung tâm xử lý.
Phân tích các con số: Sau khi thu được các chữ số DN của thuê bao bị gọi, hệ thông điều khiển cần phải phân tích các chữ số này để xác đinh hướng của cuộc gọi hiện hành. Nếu cuộc gọi kết cuối tại tổng đài, nghĩa là kiểu cuộc gọi nội đài-khi cả thuê bao chủ gọi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân hệ vệ tinh tổng đài A1000E10 và ứng dụng tại huyện Lập Thạch.doc