Chi phí tài chính có xu hƣớng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng chi phí của Vitranschart. Chi phí tài chính bao gồm chi phí lãi vay và các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá. Tỷ giá VND/USD tăng nhanh và mặt bằng lãi suất cao trong 2 năm gần đây là nguyên nhân làm gia tăng gánh nặng chi phí tài chính của Vitranschart. Năm 2010, chi phí tài chính là 306,4 tỷ đồng, chiếm 15,4% trong cơ cấu chi phí của Vitranschart, cao hơn 79% so với tổng chi phí tài chính của cả năm 2009. Trong đó,
chi phí lãi vay năm 2010 là 153,5 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2009. Như vậy, yếu tố tỷ giá điều chỉnh có tác động mạnh hơn so với lãi suất trên chi phí tài chính của Vitranschart. Với đợt điều chỉnh tỷ giá VND/USD trong tháng 3/2011 vừa qua, ước tính Vitranschart phải chịu khoản lỗ 70 tỷ đồng, có thể sẽ được phân bổ hết vào chi phí hoạt động năm 2011.
16 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2044 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Phân tích công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy thoái, đình trệ như trong thời gian qua.
Theo đánh giá của Vitranschart, hiện tại các tàu trọng tải dưới 15.000 DWT hoạt động không hiệu quả, các tàu trọng tải trên
35.000 DWT khó kiếm được đơn hàng trong giai đoạn khủng hoảng. Do vậy, trong thời gian tới Vitranschart có xu hướng
đầu tư vào các tàu trọng tải 22.000 - 35.000 DWT, sau đó nâng lên 28.000 – 35.000 DWT nếu thị trường vận tải biển có diễn
biến tốt hơn. Việc đầu tư cho đội tàu quy mô lớn hơn sẽ giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất khai thác, tiết kiệm nhiên liệu, đáp
ứng nhu cầu chuyên chở hàng hóa đang ngày càng lớn, mở rộng phạm vi hoạt động tới các cảng quốc tế ngoài khu vực
châu Á.
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
Sự lựa chọn của Niềm Tin Ngày 13 tháng 4 năm 2011
4 PHÒNG NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Tốc độ tăng trƣởng bình quân sản lƣợng vận chuyển là 15%/năm và của sản lƣợng luân chuyển là 20%/năm trong
giai đoạn 2004 - 2010. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng chung của ngành vận tải biển
thế giới. Hành trình của đội tàu Vitranschart là các tuyến đường xa do đó có sự chênh lệch rất lớn giữa sản lượng vận
chuyển và sản lượng luân chuyển, hiệu suất khai thác đội tàu khá cao và có xu hướng tiếp tục được đẩy mạnh hơn. Mục
tiêu tăng trưởng sản lượng vận tải cho năm 2011 Vitranschart đặt ra khá khiêm tốn: sản lượng vận chuyển tăng đạt 2 triệu
ngàn tấn; và sản lượng luân chuyển đạt 18 tỷ tấn km, đều thấp hơn so với mức thực hiện được trong năm 2010. Theo thông
tin cập nhật từ Vitranschart, 3 tháng đầu năm 2011, sản lượng vận chuyển của công ty đã đạt 704 ngàn tấn và sản lượng
luân chuyển đã đạt 3.890 triệu tấn km.
951 1.283 1.455 1.671
1.797 2.039 2.200
704
2.000
7.133
8.819
10.911
12.151
17.204
20.333 20.300
3.890
18.000
-
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Q1.2011 2011P
SẢN LƢỢNG VẬN TẢI CỦA ĐỘI TÀU VITRANSCHART
Sản lượng vận chuyển (ngàn tấn) Sản lượng luân chuyển (triệu tấn Km)
Nguồn: Vitranschart
*Sản lượng vận chuyển: Tổng khối lượng hàng hóa cả đội tàu vận chuyển được trong một khoảng thời gian xác định
*Sản lượng luân chuyển: Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển theo cự ly
Hoạt động vận tải biển của Vitranschart chủ yếu là các tuyến đƣờng quốc tế: Nam Mỹ - Tây Phi/Đông Nam Á; Nam Á –
Đông Bắc Á; Đông Nam Á - Đông Nam Á/Tây Phi/Trung Mỹ; các tuyến mới: Châu Úc-Trung Đông/Nam Á/Biển Đen/Đông
Bắc Á; Địa Trung Hải. Do đó doanh thu bằng ngoại tệ chiếm 90% trong tổng doanh thu của Vitranschart. Đây là một yếu tố
tích cực giúp Vitranschart hạn chế phần nào rủi ro từ việc điều chỉnh tỷ giá VND/USD.
78,9%
88,6%
21,1%
11,4%
Vận chuyển
Luân chuyển
CƠ CẤU SẢN LƢỢNG VẬN TẢI THEO KHU VỰC NĂM 2010
Nước ngoài Trong nước
Nguồn: Vitranschart
Các mặt hàng vận tải chủ yếu của Vitranschart là gạo, đƣờng, ngoài ra là nông sản và các sản phẩm khác nhƣ phân
bón, sắt thép. Đối với mặt hàng gạo, tuyến đường vận chuyển chủ yếu của Vitranschart là chở thuê giữa các cảng nước
ngoài. Các hợp đồng vận chuyển xuất khẩu gạo từ Việt Nam chủ yếu là các hợp đồng với Vinafood 1 và Vinafood 2. Ngoài
ra, một số khách hàng quốc tế của Vitranschart có thể kể đến là Noble, Crossland, Cargill, Louis Dreyfus, Sumati,…
Năm 2010, doanh thu thuần của Vitranschart đạt 1.932 tỷ đồng, vƣợt 9% so với kế hoạch, lợi nhuận trƣớc thuế đạt
128 tỷ đồng, vƣợt 7% so với kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt 94 tỷ đồng. Trong các tháng đầu năm 2010, giá cước vận
tải biển đã tăng 30%-60% so với năm 2009, cộng thêm 2 tàu mới được đưa vào khai thác là VTC Tiger và VTC Glory, làm
cho doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2010 của Vitranschart đạt 936 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận
sau thuế đạt 57 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2009 lỗ 63,5 tỷ đồng). Tuy nhiên sau khi lên mức đỉnh vào tháng 5/2010, giá cước vận
tải hàng rời sụt giảm mạnh trong suốt các tháng còn lại của năm 2010 (Ghi chú: Nhà đầu tư tham khảo biểu đồ diễn biến chỉ số vận tải hàng
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
Sự lựa chọn của Niềm Tin Ngày 13 tháng 4 năm 2011
5 PHÒNG NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH
rời ở phần “Rủi ro giá cước vận tải biển”, trang 10 báo cáo này). Do vậy, mảng kinh doanh vận tải biển của Vitranschart trong năm 2010 vẫn
chưa có sự đột phá đáng kể. Việc thanh lý 2 tàu Far East và Phương Đông 2 đóng vai trò quan trọng giúp Vitranschart vượt
kế hoạch lợi nhuận 120 tỷ trong năm 2010. Tàu Far East được thanh lý trong Quý II-2010 với giá 28 tỷ đồng, thu về lợi
nhuận 25,7 tỷ đồng. Tàu Phương Đông 2 được thanh lý trong Quý III-2010 với giá 2,8 triệu USD, tàu này đã khấu hao xong,
như vậy lợi nhuận thu về là 2,8 triệu USD, tương đương 54,6 tỷ đồng (quy đổi theo tỷ giá ngân hàng 1 USD = 19.500 VND
tại thời điểm cuối năm 2010).
Quý 1/2011, Vitranschart ƣớc tính doanh thu đạt 450 tỷ đồng. Theo đánh giá của chúng tôi, năm 2011 chưa phải là năm
hồi phục mạnh của ngành vận tải biển. Các doanh nghiệp sẽ còn phải đối phó với khá nhiều vấn đề như lãi suất vay cao, giá
nhiên liệu biến động, giá cước vận tải biển thế giới trồi sụt,.. Tuy nhiên, Vitranschart là một doanh nghiệp vận tải biển có vị
thế vững chắc trong ngành, nguồn khách hàng ổn định, không có tình trạng tàu phải neo nằm chờ hàng như một số doanh
nghiệp khác. Do vậy, hoạt động vận tải biển của Vitranschart trong giai đoạn hiện tại vẫn nằm ở vị trí hòa vốn chứ chưa
khiến Vitranschart rơi vào tình trạng khó khăn mặc dù giá cước bình quân vận tải hàng rời cỡ tàu Handysize trong 3 tháng
đầu năm 2011 thấp hơn khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2010. Hơn nữa, trong năm 2011 Vitranschart sẽ thanh lý 2 tàu
Phương Đông 1 và Phương Đông 3 (đều đã khấu hao xong, giá trị bảo hiểm 3 triệu USD cho mỗi tàu) vào Quý 3 và Quý 4,
ước tính thu về 104 tỷ đồng. Kế hoạch kinh doanh cho năm 2011 là doanh thu đạt 2.100 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt
85 – 100 tỷ đồng.
Hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải năm 2010 đóng góp 85,2% tổng doanh thu và 98,2% lợi nhuận thuần của
Vitranschart. Mảng hoạt động này có sự phục hồi đáng kể trong năm 2010 với doanh thu tăng 55,7%, lợi nhuận thuần tăng
83,7%, biên lợi nhuận cao nhất so với các hoạt động khác: đạt 17,9%. Hoạt động thương mại có biên lợi nhuận 2,7%. Riêng
các hoạt động khác như làm đại lý, sửa chữa bảo dưỡng, cung ứng xuất khẩu thuyền viên,.. không mang lại lợi nhuận trong
năm 2010.
1.825
1.085
1.689
270
144
208
92 88 86
-
500
1.0 0
1.500
.000
2008 2009 2010
Tỷ đồ g
DOANH THU THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM
Cung cấp dịch vụ vận tải Thương mại Hoạt động khác
83,5%
82,4%
85,2%
12,3%
10,9%
10,5%
4,2%
6,7%
4,3%
2008
2009
2010
CƠ CẤU DOANH THU THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
Sự lựa chọn của Niềm Tin Ngày 13 tháng 4 năm 2011
6 PHÒNG NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH
49,1%
84,2%
98,2%
2,9%
12,9%
1,9%
48,0%
2,9%
2008
2009
2010
CƠ CẤU LỢI NHUẬN THUẦN QUA CÁC NĂM
7,5%
15,2% 17,9%
2,9%
17,0%
2,7%
142,4%
6,2% -0,3%
-30%
0%
30%
60%
90%
120%
150%
2008 2009 2010
BIÊN LỢI NHUẬN CÁC HOẠT ĐỘNG QUA CÁC NĂM
Trong cơ cấu chi phí của Vitranschart, chí phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất. Từ năm 2009, nhờ các cải
thiện về quản trị, điều phối, áp dụng công nghệ mới trong công tác quản lý (triển khai hệ thống phần mềm quản trị doanh
nghiệp ERP-SAP), chi phí giá vốn hàng bán đã giảm xuống còn 75,9% trong tổng chi phí hoạt động năm 2010.
83,8%
79,4%
75,9%
9,8%
12,5%
15,4%
2008
2009
2010
CƠ CẤU CHI PHÍ
Các khoản giảm trừ Giá vốn hàng bán Chi phí tài chính Chi phí quản lý Chi phí bán hàng
Nguồn: Vitranschart
Chi phí tài chính có xu hƣớng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng chi phí của Vitranschart. Chi phí tài chính bao
gồm chi phí lãi vay và các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá. Tỷ giá VND/USD tăng nhanh và mặt bằng lãi suất cao trong 2 năm gần
đây là nguyên nhân làm gia tăng gánh nặng chi phí tài chính của Vitranschart. Năm 2010, chi phí tài chính là 306,4 tỷ đồng,
chiếm 15,4% trong cơ cấu chi phí của Vitranschart, cao hơn 79% so với tổng chi phí tài chính của cả năm 2009. Trong đó,
chi phí lãi vay năm 2010 là 153,5 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2009. Như vậy, yếu tố tỷ giá điều chỉnh có tác động mạnh
hơn so với lãi suất trên chi phí tài chính của Vitranschart. Với đợt điều chỉnh tỷ giá VND/USD trong tháng 3/2011 vừa qua,
ước tính Vitranschart phải chịu khoản lỗ 70 tỷ đồng, có thể sẽ được phân bổ hết vào chi phí hoạt động năm 2011.
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
Sự lựa chọn của Niềm Tin Ngày 13 tháng 4 năm 2011
7 PHÒNG NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH
22,9%
34,0%
33,1%
12,8%
17,9%
16,7%
33,5%
10,7%
15,1%
4,1%
15,2%
10,7%
26,7%
22,2%
24,4%
2008
2009
2010
CƠ CẤU CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH THEO YẾU TỐ
Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu Chi phí nhân công Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác
Nguồn: Vitranschart
Trong cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, chi phí cho nguyên, nhiên, vật liệu ngày càng giữ vai trò quan
trọng. Năm 2008 chi phí này chỉ chiếm 22,9% trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh nhưng năm 2009 và năm 2010 đã tăng
lên 34% và 33,1%. Giá dầu thô thế giới tăng cao trong 3 năm qua là nguyên nhân khiến chi phí cho nhiên liệu của
Vitranschart ngày càng lớn, góp phần làm tăng chi phí giá vốn hàng bán.
Các tỷ suất sinh lợi trong 2 năm 2009 và 2010 sụt giảm mạnh so với năm 2008 do tình hình khó khăn chung của
ngành. Các tỷ số ROE, ROA, ROS năm 2010 chỉ cải thiện nhẹ so với năm 2009
43,5%
12,6%
15,9%
8,1%
2,3% 3,1%
9,0%
4,7% 4,9%
-5%
5%
15%
25%
35%
45%
55%
2008 2009 2010
TỶ SUẤT LỢI NHUẬN
ROE ROA ROS
*9T2010: Kết quả kinh doanh lũy kế 4 quý gần nhất
So với một số doanh nghiệp niêm yết cùng ngành có mức vốn điều lệ tƣơng đƣơng, Vitranschart có kết quả và hiệu
quả kinh doanh năm 2010 khá tốt:
Chỉ tiêu VOS VTO VIP VST VNA
Tổng Tài sản (tỷ đồng) 4.860,18 3.063,96 2.164,34 3.322,05 1.179,41
Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 1.567,72 1.036,88 852,10 705,88 355,07
Doanh thu thuần (tỷ đồng) 2.721,91 1.351,04 1.416,26 1.931,94 938,15
Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 134,16 99,96 96,63 127,57 53,45
Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 119,48 88,88 76,96 93,92 40,57
Tỷ lệ lãi gộp 13,76% 29,69% 17,40% 21,75% 14,76%
Tỷ lệ lãi EBIT 9,57% 16,43% 11,48% 14,55% 11,72%
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
Sự lựa chọn của Niềm Tin Ngày 13 tháng 4 năm 2011
8 PHÒNG NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH
Tỷ lệ lãi trước thuế 4,93% 7,40% 6,82% 6,60% 5,70%
ROS 4,39% 6,58% 5,43% 4,86% 4,32%
ROE 7,94% 9,76% 9,24% 15,87% 12,19%
ROA 2,52% 2,80% 3,50% 3,07% 3,60%
EPS 2010 (đồng) 853 1.147 1.287 1.797 2.029
Book Value (đồng) 11.198 13.048 14.247 11.964 11.836
Nguồn: BCTC các Doanh nghiệp, MHBS tổng hợp
Năm 2010, tỷ suất ROE của Vitranschart đạt 15,87%, cao nhất trong số các doanh nghiệp được so sánh, EPS đạt 1.797
VND/CP.
Vitranschart là doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao so với các doanh nghiệp khác với việc sử dụng đòn bẩy tài chính
lớn: tổng nợ vay cuối năm 2010 là 2.300 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản, trong đó nợ vay dài hạn chiếm khoảng 81%.
Cũng như các doanh nghiệp có cơ cấu nợ vay cao khác, Vitranschart phải chịu áp lực khá lớn từ gánh nặng lãi vay phải trả
hàng năm, nhất là trong những năm gần đây do lãi suất vay tăng cao. Chi phí lãi vay Vitranschart phải trả trong năm 2010 là
153,5 tỷ đồng. Chi phí này trong các năm sau dự kiến tiếp tục tăng do Vitranschart đang theo đuổi chiến lược đầu tư tăng
gấp đôi trọng tải đội tàu cho đến năm 2013.
Chỉ tiêu VOS VTO VIP VST VNA
Nợ vay dài hạn/Tổng tài sản 52,72% 51,61% 46,11% 56,07% 41,77%
Tổng nợ vay/ Tổng tài sản 57,56% 61,23% 55,20% 69,31% 57,31%
Khả năng chi trả Lãi vay (lần) 2,06 1,82 2,47 1,83 1,95
Nguồn: BCTC các Doanh nghiệp, MHBS tổng hợp
Khoản vay bằng USD hiện chiếm khoảng 74% tổng dư nợ do hầu hết việc thanh toán tiền đầu tư tàu đều sử dụng đồng USD
để giao dịch. Mỗi lần tỷ giá VND/USD điều chỉnh tăng sẽ tăng thêm gánh nặng nợ vay và chi phí lãi cho Vitranschart mặc dù
doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ để bù đắp phần nào cho rủi ro này.
Khả năng chi trả lãi vay của Vitranschart cuối năm 2010 vẫn được đảm bảo mặc dù thấp so với các doanh nghiệp cùng
ngành. Thị trường vận tải biển trong thời gian tới chưa có xu hướng lạc quan rõ ràng. Nếu giá cước vận tải, chi phí nhiên
liệu, hay tỷ giá diễn biến không thuận lợi thì cơ cấu nợ vay hiện tại của Vitranschart là một rủi ro mà các nhà đầu tư cần lưu
ý.
PHÂN TÍCH SWOT
ĐIỂM MẠNH (S) ĐIỂM YẾU (W)
- Đội tàu trẻ, có hệ thống quản lý tốt, năng lực vận tải cao so với các
đội tàu trong ngành và đang không ngừng được nâng cao
- Đội tàu có trọng tải vừa phải, phù hợp với điều kiện nền kinh tế Việt
Nam hiện tại, mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Đội ngũ quản lý trình độ cao, nhiều kinh nghiệm
- Đội thuyền viên có kinh nghiệm lâu năm
- Có khả năng tự tìm nguồn khách hàng mà không phụ thuộc vào Tổng
Công ty Hàng hải Việt Nam. Khách hàng chủ yếu của Vitranschart là
khách hàng nước ngoài có nhu cầu chở hàng hóa thô như đường, xi
măng, thép, gạo,…
- Sử dụng đòn bẩy nợ khá cao, đặc biệt là nợ bằng đồng USD để đầu
tư cho đội tàu, do đó sẽ phải đối mặt những rủi ro về lãi suất và tỷ
giá
CƠ HỘI (O) THÁCH THỨC (T)
- Tiềm năng của ngành vận tải biển Việt Nam còn rất lớn, đường bờ
biển dài có lợi để phát triển ngành công nghiệp cảng biển và vận tải
biển
- Hệ thống cảng ở Việt Nam đa số là cảng nhỏ, phù hợp với năng lực
- Qua trình hồi phục của nền kinh tế thế giới diễn ra chậm, giao
thương quốc tế chưa ổn định gây khó khăn cho việc quản lý đội tàu
- Lãi suất vay hiện khá cao và tỷ giá VND/USD luôn có xu hướng điều
chỉnh tăng làm tăng gánh nặng chi phí nợ vay
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
Sự lựa chọn của Niềm Tin Ngày 13 tháng 4 năm 2011
9 PHÒNG NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH
vận tải hiện tại của đội tàu Vitranschart
- Hoạt động xuất nhập khẩu, giao thương quốc tế ngày càng mở rộng,
nhu cầu vận tải ngày càng lớn
- Ngành vận tải biển Việt Nam đang được hưởng những chính sách
ưu đãi, hỗ trợ phát triển của Chính phủ
- Huy động được nguồn vốn lớn để đầu tư nhằm trẻ hóa và nâng cao
năng lực vận tải của đội tàu để có thể mở rộng hoạt động tới các
khách hàng quốc tế khu vực lớn trên các tuyến đường xa hơn
- Đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt mà ưu thế đang thuộc về các
doanh nghiệp vận tải biển nước ngoài và đa quốc gia
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
Sự lựa chọn của Niềm Tin Ngày 13 tháng 4 năm 2011
10 PHÒNG NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH
RỦI RO ĐẶC THÙ
Rủi ro về giá nhiên liệu. Chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí kinh doanh (33%) của Vitranschart, do vậy
biến động của giá nhiên liệu, nhất là giá dầu, trên thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp.
Giá dầu thô thế giới tăng rất mạnh trong khoảng nửa năm qua. Hiện tại, giá dầu thô đang ở mức trên 100 USD/thùng, là mức
khá cao đối với các doanh nghiệp vận tải biển. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh của các
doanh nghiệp trong ngành vào nửa cuối năm 2010 không được tốt như các tháng đầu năm.
Diễn biến giá dầu thô trong 1 năm qua (USD/thùng)
Nguồn: cập nhật đến ngày 13/4/2011
Rủi ro về giá cước vận tải biển. Biến động của giá cước vận tải biển có ý nghĩa quan trọng đối với việc ra các quyết định
trong quản lý đội tàu của Vitranschart. Giá cước giảm không những khiến doanh thu của doanh nghiệp giảm mà còn có thể
đưa doanh nghiệp vào tình trạng càng hoạt động càng lỗ, nhất là với các doanh nghiệp có đội tàu lớn hoặc tàu cũ. Do đó nếu
giá cước ở mức thấp trong thời gian dài sẽ mang lại nguy cơ phá sản rất lớn cho các doanh nghiệp vận tải biển có năng lực tài
chính yếu.
Các tàu của Vitranschart đều có trọng tại dưới 35.000 DWT, được xếp loại tàu Handysize.
Diễn biến chỉ số BDI và BHSI trong vòng 1 năm qua
Nguồn: Baltic Exchange, cập nhật đến ngày 13/04/2011
Chỉ số BHSI sau khi chạm đáy ngày 8/2/2011 tại mức điểm 634 đã có sự hồi phục nhẹ. Tuy nhiên, nhìn chung chỉ số BHSI
bình quân 3 tháng đầu năm 2011 thấp hơn khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2010. Chúng tôi cho rằng điều này sẽ có ảnh
hưởng lên kết quả hoạt động kinh doanh quý 1 của các doanh nghiệp vận tải biển. Đặc biệt, đây cũng là giai đoạn giá dầu thô
thế giới có xu hướng tăng mạnh. Đại diện của Vitranschart cho biết hiện công ty đang hoạt động tại điểm hòa vốn. Chúng tôi e
ngại xu hướng giá cước vận tải hàng rời và giá dầu thô thế giới nếu tiếp tục duy trì như các tháng đầu năm 2011 thì mảng kinh
doanh vận tải biển của Vitranschart sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn.
Rủi ro về lãi suất. Đặc điểm của các doanh nghiệp vận tải biển là thường phải sử dụng nguồn vốn vay rất lớn để đầu tư cho
đội tàu. Lãi suất cao do vậy sẽ làm tăng gánh nặng chi phí lãi vay cho doanh nghiệp. Hiện tại mặt bằng lãi suất tại Việt Nam đã
khá cao và khả năng giảm rất khó do lạm phát có xu hướng bùng phát trong năm nay.
Rủi ro về tỷ giá. Tỷ giá VND/USD tác động đến Vitranschart ở các khía cạnh sau:
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
BDI BHSI
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
BHSI
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
Sự lựa chọn của Niềm Tin Ngày 13 tháng 4 năm 2011
11 PHÒNG NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH
- Nợ vay: Dư nợ vay bằng USD lớn, tỷ giá VND/USD điều chỉnh tăng sẽ tạo ra khoản lỗ do việc định giá lại khoản nợ bằng
đồng USD.
- Doanh thu: Đặc thù của ngành là có nguồn thu bằng ngoại tệ do đó tỷ giá VND/USD điều chỉnh tăng sẽ có lợi cho doanh
nghiệp
- Chi phí đầu vào như nhiên liệu vận hành tàu, chi phí đầu tư mua tàu sẽ bị tăng lên nếu tỷ giá VND/USD điều chỉnh tăng.
Nhìn chung chi phí đầu vào đội lên do tỷ giá có thể được bù đắp từ nguồn lợi tăng thêm từ doanh thu.
Tỷ giá VND/USD trong 10 năm trở lại đây tăng trung bình 3%/năm, trong 2 năm gần đây tăng trên 5%/năm. Đầu năm 2011,
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh tỷ giá VND/USD tăng 9,2%, đưa đến khoản lỗ 70 tỷ đồng cho Vitranschart. Căng
thẳng trên thị trường ngoại hối vẫn chưa chấm dứt và tình trạng này dự báo còn kéo dài trong ít nhất 5 – 10 năm nữa. Do vậy
rủi ro về tỷ giá đối với Vitranschart ngày càng lớn.
DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2011 VÀ TRIỂN VỌNG TRONG NHỮNG NĂM SAU
Kế hoạch kinh doanh năm 2011 của Vitranschart sẽ được trình Đại hội cổ đông vào tháng 4/2011. Theo đó, Vitranschart đặt ra
chỉ tiêu sản lượng vận chuyển 2 triệu tấn, sản lượng luân chuyển 18 tỷ triệu km, doanh thu 2.100 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế
đạt 85 – 100 tỷ đồng, trong đó bao gồm 5,3 triệu USD dự kiến thu được từ việc thanh lý 2 tàu đã hết khấu hao là Phương Đông
1 và Phương Đông 3 (hiện có giá trị bảo hiểm 2,5 triệu USD mỗi tàu). Hai tàu này có công suất và tuổi tàu ngang với tàu
Phương Đông 2 đã được thanh lý với giá 2,8 triệu USD trong quý 3/2010. Vitranschart dự kiến doanh thu Quý 1/2011 đạt 450
tỷ đồng, bằng 21,4% kế hoạch.
Trong quý 3 hoặc quý 4 năm 2011, Vitranschart sẽ đầu tư mua 1 tàu Handysize với giá trị đầu tư từ vốn vay khoảng hơn 400
tỷ. Ngoài ra, Vitranschart còn đầu tư đóng mới một tàu Supramax trọng tải 56.000 DWT, với trị giá hơn 800 tỷ đồng. 96%
nguồn vốn tài trợ dự án này dự kiến vay của VDB bằng VND với lãi suất ưu đãi, giải ngân theo tiến độ đóng tàu. Tàu đóng mới
dự kiến đến năm 2012 có thể bắt đầu đưa vào khai thác và đóng góp doanh thu cho Vitranschart. Đây là dự án đầu tư tàu
Supramax đầu tiên của Vitranschart, có thể mở ra cơ hội giúp Vitranschart tạo đột phá trong doanh thu, đạt được vị trí tầm cỡ
cao hơn trong ngành. Tuy nhiên, đây là khoản đầu tư khá lớn, sẽ làm tăng thêm rủi ro cho Vitranschart khi hiện tại dư nợ vay
của Vitranschart cũng đã khá lớn so với các doanh nghiệp trong ngành.
Lợi nhuận trong các năm của Vitranschart sẽ tiếp tục có sự đóng góp của việc thanh lý các tàu cũ hết khấu hao. Đây là các
khoản thu khá hiệu quả do hầu hết các tàu hiện nay của Vitranschart được đầu tư khi giá thành còn thấp, dễ thanh lý do các
tàu trọng tải Handysize phù hợp điều kiện khai thác của ngành tại Việt Nam và phù hợp điều kiện tài chính của các doanh
nghiệp nhỏ mới hình thành trong nước.
Ngoài ra, Vitranschart còn có một dự án về bất động sản đang được triển khai là dự án xây dựng cao ốc văn phòng 19 tầng ở
khu đất 3.000m
2
tại số 428 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, Tp.HCM. Theo kế hoạch, dự án này được đầu tư vốn 100 tỷ trong năm
2010 nhưng do một số chậm trễ về thủ tục hành chính về phía cơ quan quản lý nên cho đến nay vẫn chưa giải ngân. Theo
chúng tôi được biết, dự án này đã được Vitranschart xúc tiến từ nhiều năm nay và hiện các thủ tục hành chính sắp được hoàn
tất. Với quy mô và vị trí của dự án cao ốc văn phòng này, chúng tôi dự kiến đây sẽ mang lại nguồn thu ổn định cho Vitranschart
sau khi dự án được đưa vào khai thác.
THỊ TRƢỜNG VẬN TẢI BIỂN
Diễn biến trên thị trƣờng vận tải biển thế giới trong vòng 1 năm qua
Nguồn: Baltic Exchange, cập nhật đến 13/4/2011
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
BDI BCI BPI BSI BHSI
0
200
400
600
800
1000
1200
BDTI BCTI
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
Sự lựa chọn của Niềm Tin Ngày 13 tháng 4 năm 2011
12 PHÒNG NGHIÊN CỨU – PHÂN TÍCH
*Ghi chú:
- BDI: Baltic Dry Index - BDTI: Baltic Dirty Tanker Index
- BCI: Baltic Capeside Index - BCTI: Baltic Clean Tanker Index
- BPI: Baltic Panamax Index
- BSI: Baltic Supramax Index
- BHSI: Baltic Handysize Index
Năm 2010, thị trường vận tải biển thế giới một lần nữa lại rơi vào tình trạng ảm đạm khi chỉ số ngành vận tải hàng khô đều
giảm sâu vào trung tuần tháng 7/2010. Chính sách xuất nhập khẩu nguyên liệu như thép, quặng sắt, than đá của Trung Quốc
đóng vai trò rất quan trọng tác động đến diễn biến trồi sụt của ngành. Sự cắt giảm nhập khẩu các mặt hàng này trong các
tháng gần đây của Trung Quốc được xem là nguyên nhân chính kéo các chỉ số vận tải hàng rời giảm.
Các chỉ số vận tải hàng lỏng ít biến động hơn nhưng cũng đang trong xu hướng giảm so với các tháng đầu năm. Đối tượng
vận tải chủ yếu của ngành là dầu thô và các sản phẩm từ dầu như gas, khí đốt, xăng,.. 80% trữ lượng dầu thô toàn cầu thuộc
về OPEC. Trong báo cáo được công bố ngày 11/11/2010, OPEC cho biết nhu cầu dầu thô thế giới năm 2010 đạt 85,78 triệu
thùng/ngày, tăng 1,32 triệu thùng/ngày so với năm 2009. Cũng trong báo cáo, OPEC dự báo nhu cầu dầu thô sẽ tăng ổn định
và đạt 87 triệu thùng/ngày vào năm 2011. Mặt khác, để giá dầu thô thế giới lên không quá cao, gây ảnh hưởng sự phục hồi
kinh tế toàn cầu, các thành viên OPEC không có ý định cắt giảm sản lượng và đồng thuận giữ mức khai thác dầu thô là 24,84
triệu thùng/ngày. Ngoài ra, Nga – nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ 2 thế giới không thuộc OPEC – dự kiến sản lượng khai thác
năm 2010 là 10,10 triệu thùng/ngày. Như vậy có thể thấy cung – cầu dầu thô thế giới trong thời gian tới ổn định do đó chỉ số
vận tải hàng lỏng có thể sẽ không biến động xấu.
Thị trƣờng vận tải biển trong nƣớc
Ngành vận tải biển Việt Nam cũng cùng chung số phận với ngành vận tải biển quốc tế, chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc suy
thoái kinh tế trong giai đoạn 2008-2009. Tuy nhiên, quy mô ngành vận tải biển trong nước quá nhỏ bé so với quy mô ngành
trên phạm vi thế giới nên chúng tôi cho rằng hoạt động của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng chủ
yếu từ diễn biến hoạt động xuất nhập khẩu trong nước.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 9 năm qua có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 18% - 20% mỗi năm. Đây là
yếu tố hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành vận tải biển của Việt Nam.
Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, sản lượng hàng hoá vận chuyển của các doanh nghiệp vận tải biển trong năm
2010 đạt khoảng 88,8 triệu tấn, tăng trưởng 11% so với năm 2009. Trong đó, vận chuyển trong nước chiếm khoảng 30% và
vận chuyển quốc tế chiếm 70% tổng sản lượng vận chuyển.
Tính đến cuối năm 2010, cả nước có hơn 1.636 tàu với tổng trọng tải 7,1 triệu DWT, tăng 8,8% so với năm 2009. Đội tàu Việt
Nam đứng hạng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á xét về tổng trọng tải, tuy nhiên thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập
khẩu trong nước mới chỉ chiếm gần 15% và 85% thị phần còn lại đang nằm trong tay các doanh nghiệp vận tải biển nước
ngoài. Trong Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ đã đề ra mục tiêu cho ngành là nâng cao
thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu trong nước lên 27% - 30%. Để đạt được mục tiêu đó, đội tàu biển Việt Nam
cũng cần phải được chú trọng đầu tư, theo đó nâng tổng trọng tải lên đạt 6 – 6,5 triệu DWT vào năm 2010, 8,5 – 9,5 triệu DWT
vào năm 2015, và 11,5 – 13,5 triệu DWT vào năm 2020.
-40
-20
0
20
40
60
80
100
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tỷ USD Cán cân Thƣơng mại qua các năm
Cán cân thương mại Xuất khẩu Nhập khẩu
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN MHB
B
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo phân tích công ty Cổ Phần Vận Tải Và Thuê Tàu Biển Việt Nam.pdf