Báo cáo Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Năng Lượng VIỆT ÚC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ MINH ÁNH 2

1.1. Khái niệm và vai trò của tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp 2

1.1.1. Khái niệm 2

1.1.2. Tầm quan trọng của tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp 3

1.1.2.1. Đối với doanh nghiệp 3

1.1.2.2. Đối với lao động 3

1.1.2.3. Đối với xã hội 3

1.1.3. Mối quan hệ giữa tuyển dụng nhân sự và các nội dung khác của quản trị nhân sự 4

1.1.3.1. Mối quan hệ giữa tuyển dụng nhân sự và bố trí sử dụng lao động 4

1.1.3.2. Mối quan hệ giữa tuyển dụng nhân sự với đào tạo và phát triển nhân sự 4

1.1.3.3. Mối quan hệ giữa tuyển dụng và đãi ngộ nhân sự 4

1.2. Các nguồn tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp. 5

1.2.1. Nguồn ứng viên từ nội bộ doanh nghiệp 5

1.2.2. Nguồn ứng viên từ bên ngoài doanh nghiệp 6

1.3. Quy trình tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp 8

1.3.1. Chuẩn bị tuyển dụng 8

1.3.2. Thông báo tuyển dụng 8

1.3.3. Thu nhận và xử lý hồ sơ 8

1.3.4. Phỏng vấn sơ bộ 10

1.3.5. Kiểm tra, trắc nghiệm. 11

1.3.6. Phỏng vấn lần hai. 11

1.3.7. Điều tra, xác minh lý lịch. 12

1.3.8. Ra quyết định tuyển dụng 12

1.3.9. Khám sức khỏe 12

1.3.10. Bố trí công việc. 12

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng nhân sự. 13

1.4.1. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 13

1.4.2. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp 13

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ MINH ÁNH 17

2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Minh Ánh 17

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty .17

2.1.1.2 Lĩnh vực hoạt động 18

2.1.1.3 Môi trường hoạt động 18

2.1.2 Sơ đồ tổ chức của Công ty 19

2.1.3 Phương hướng phát triển tương lai 19

2.1.3.1 Về khách hàng 19

2.1.3.2 Về chương trình đào tạo và huấn luyện 20

2.1.4 Phương châm hoạt động của công ty 20

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 22

2.2. Thực trạng công tác tuyển dụng tại công ty TNHH TM & ĐT Minh Ánh 23

2.2.1 Thực trạng công tác tuyển dụng 23

2.2.2 Nguyên tắc tuyển dụng 24

2.2.3 Nguồn tuyển dụng 25

2.2.4 Quy trình tuyển chọn 25

2.2.4.1 Tuyển chọn không qua đào tạo 25

2.2.4.2 Tuyển dụng có qua đào tạo 30

2.2.5 Kết quả của công tác tuyển dụng 32

2.3. Tổng số lao động và cơ cấu lao động của công ty 33

2.3.1. Cơ cấu lao động theo giới tính 33

2.3.2. Cơ cấu lao động theo tính chất lao động 33

2.3.3 Cơ cấu lao động theo chuyên môn 34

2.4 Thực trạng hoạt động của phòng tổ chức hành chính 35

2.4.1 Công tác tuyển mộ và tuyển chọn 35

2.4.2. Các loại hợp đồng lao động 35

2.4.3 Thù lao lao động 35

2.4.4 Kỷ luật lao động 36

2.4.5 Đào tạo nguồn nhân lực 36

2.5 Đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty 36

2.5.1 Ưu điểm 36

2.5.2 Nhược điểm 37

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – ĐẦU TƯ MINH ÁNH 39

3.1. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực của công ty trong thời gian tới 39

3.1.1. Kế hoạch quản trị nhân sự của Công Ty 39

3.1.2. Kế hoạch tuyển dụng nhân sự của công ty trong thời gian tới 39

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Minh Ánh 39

3.2.1. Các giải pháp chủ yếu 39

3.2.1.1. Đa dạng hóa nguồn tuyển dụng 39

3.2.1.2. Thiết lập bộ phận tuyển dụng nhân sự độc lập 40

3.2.1.3. Xây dựng kế hoạch nhân sự 41

3.2.1.4. Nâng cao trình độ chuyên môn các cán bộ làm công tác tuyển nói riêng và quản trị nhân sự nói chung. 42

3.2.1.5. Đánh giá sau tuyển dụng và xây dựng dự trù kinh phí cho công tác tuyển dụng. 42

3.2.1.6 Xây dựng chính sách nhân sự khoa học hiệu quả. 43

3.2.1.7 Tăng cường công tác chỉ đạo từ giám đốc Công ty và sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận phòng ban chức năng trong Công ty. 43

3.2.2. Một số giải pháp khác 44

Kết luận 45

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Năng Lượng VIỆT ÚC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồm nhiều bộ phận cấu thành. Từng bộ phận biểu hiện chi tiết về một khía cạnh nhất định của kết quả kinh doanh. Phân tích chi tiết các chỉ tiêu cho phép đánh giá một cách chính xác, cụ thể kết quả kinh doanh đạt được. - Chi tiết theo thời gian: Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện trong từng đơn vị thời gian thường không đều nhau. Do đó, việc phân tích chi tiết theo thời gian giúp chúng ta đánh giá kết quả kinh doanh được xác thực, đúng và tìm các giải pháp có hiệu lực cho hoạt động kinh doanh 1.8 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần năng lượng VIỆT ÚC 1.8.1 Khái quát về Công ty cổ phần năng lượng VIỆT ÚC Tên gọi : Công ty cổ phần năng lượng VIỆT ÚC Tên viết tắt: VIET UC ENERGY JSC Hình thức sở hữu : Công ty cổ phần Vốn điều lệ : 900.000.000đ Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất thiết bị sử dụng năng lượng chiết lưu (không hoạt động tại trụ sở). Lắp đặt hệ thống điện. Lắp đặp hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí. Lắp đặt hệ thống xây dựng. Bán buôn kim loại và quặng kim loại. Bán buôn vật liệu, lắp đặt khác trong xây dựng. Bán buôn máy móc, thiết bị điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và các thiết bị khác dùng trong mạch điện). Bán buôn máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời. Hoạt động thiết kế chuyển dư (trừ thiết kế công trình). Khai thác, xử lí và cung cấp nước. Giám đốc: Đào Ngọc Thành Địa chỉ: Số 422D Đường HT 37, Phường Hiệp Thành, Quận 12,TP HCM. Điện thoại: (08)62596008 Fax :(08)62596018 Email: vietucpower@gmail.com. Mã số thuế: 0310226381 Công ty là một đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, hoạch toán độc lập, được sử dụng con dấu riêng theo quyết định tại công văn của Chính Phủ. Giấy phép kinh doanh số 4602000069 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP HCM cấp ngày 8/9/2010 với tên gọi là Công ty cổ phần năng lượng VIỆT ÚC Gần 1 năm hoạt động Công ty đã chứng tỏ vị thế của mình trên thị trường trong nước. Khẳng định chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất, so với sự cạnh tranh trên thị trường hiện nay thì để đưa ra những chiến lược chiêu thị và khuyến mãi sản phẩm cũng rất cần thiết cho công ty mục đích là làm tăng thêm thương hiệu. Quy mô của Công ty ngày càng phát triển với số vốn đầu tư hiện nay lên tới 900.000.000đ. Công ty còn trang bị thêm một số máy móc, thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. 1.8.2 Nhiệm vụ hoạt động và quyền hạn của công ty 1.8.2.1 Nhiệm vụ Xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương và cả nước. Đảm bảo quyền lợi và lợi ích cho người lao động theo đúng quy định của Bộ luật lao động, ký kết các hợp đồng lao động, thực hiện chính sách cán bộ lao động và tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên của Công ty theo quy định của nhà nước. Tôn trọng quyền tổ chức Công đoàn. Đảm bảo trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường. Thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi sinh, phòng chống cháy nổ và an toàn lao động theo các quy định của Nhà nước Việt Nam. Luôn có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên. 1.8.2.2 Quyền hạn Tài sản của Công ty thuộc sở hữu của bản thân Công ty. Đứng đầu điều hành Công ty là giám đốc, người trực tiếp quản lý sử dụng, bổ sung đổi mới để sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu sản xuất bằng nguồn vốn tự có và huy động từ các nguồn khác. Toàn bộ tài sản của Công ty được hạch toán đầy đủ, chính xác trong bảng tổng kết tài sản của Công ty theo các kỳ báo cáo. Công ty có quyền thuê hoặc cho thuê những tài sản chưa dùng hoặc chưa sử dụng hết công suất, có quyền nhượng bán những tài sản cố định được tạo ra do nguồn vốn tự có của mình. Công ty có quyền được phép lựa chọn ngân hàng thuận lợi cho việc giao dịch cuả mình, được quyền mở các chi nhánh, cơ quan đại diện, hệ thống cửa hàng phân phối sản phẩm, các đại lí trong phạm vi toàn quốc và quốc tế. 1.8.3 Cơ cấu tổ chức của công ty - Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, đứng đầu Công ty là chủ tịch hội đồng thành viên (kiêm Giám đốc) sau đó là phó giám đốc và các phòng ban, giữa các phòng ban có mối quan hệ qua lại lẫn nhau và chịu sự chỉ đạo trực tiếp về hành chính của Giám đốc. - Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả cao, cung cấp kịp thời mọi thông tin kinh doanh nói chung và của công ty cổ phần năng lượng Việt Úc nói riêng. Sự cồng kềnh, chồng chéo hay đơn giản hóa quá mức bộ máy tổ chức quản lý đều không ít nhiều mang đến những ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình sản xuất kinh doanh của bản thân Công ty. Bởi thế, trong toàn bộ quá trình dài hình thành và phát triển của mình, Công ty cổ phần năng lượng Việt Úc luôn cố gắng hoàn thiện tốt bộ máy tổ chức quản lý của mình nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tối ưu. GIÁM ĐỐC Phó Giám Đốc Kinh Tế Phó Giám Đốc Kĩ Thuật Trưởng Phòng Kĩ Thuật Phòng Kinh Doanh Phòng Kế Toán Phòng Hành Chính Trưởng Phòng Kinh Doanh Trưởng Phòng Hành Chính Bộ Phận Lắp Đặt Bộ Phận Bảo Hành Bộ Phận Thiết Kế Và Lắp Ráp NV Kĩ Thuật 1 NV Kĩ Thuật 2 NV Kĩ Thuật 3 NV Kĩ Thuật 4 NVKD 1 NVKD 2 NVKD 3 Thư Kí Văn Phòng NV HànhChính Kinh Tế Kho Kinh Tế Tổng Hợp Kế Toán Trưởng SƠ ĐỒ: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG VIỆT ÚC « Nhiệm vụ, chức năng vị trí của các phòng ban. ØGiám đốc Là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Có quyền quyết định các phương án đầu tư, kinh doanh cũng như đại diện Công ty đi ký kết hợp đồng với các đơn vị kinh tế khác. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát mọi mặt hoạt động tại Công ty. Có quyền bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các cán bộ, công nhân viên trong Công ty. ØPhó giám đốc Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh và phát triển của Công ty, thay Giám đốc giải quyết các vấn đề tại Công ty khi Giám đốc vắng mặt và thay Giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế khi có sự ủy quyền của Giám đốc. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết lên kế hoạch ngắn và dài hạn cho sản xuất, lập các lệnh sản xuất cho phân xưởng. Cân đối thu-chi, theo dõi và giải quyết các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của Công ty. ØPhòng hành chính. Đảm trách và tuyển dụng lao động, quản lý nhân sự, đảm bảo trật tự an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường cho toàn Công ty. Đề xuất với Giám đốc thực hiện và giải quyết các chính sách đối với cán bộ công nhân viên như: cho thôi việc, nghỉ hưu, đề bạt thăng chức…theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Tham gia cùng các phòng ban khác trong việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, chế độ nhân sự và tiền lương. ØPhòng kế toán. Tổ chức việc ghi chép, lưu trữ chứng từ, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. Trích lập các quỹ, theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả, lập kế hoạch thanh toán cho nhà cung cấp. Giúp Giám đốc trong việc quản lý, theo dõi tình hình tài chính, tình hình kinh doanh tại Công ty, đề xuất những giải pháp nhằm để sử dụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả. Lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo như báo cáo thuế, báo cáo quyết toán, các báo cáo tài chính theo quy định. Cung cấp thông tin về tài chính cho Giám đốc và cho các đối tượng bên ngoài Công ty. ØPhòng kinh doanh Tổ chức bán hàng Tổ chức dịch vụ sau bán hàng Giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng Phân tích các dữ liệu về tình hình thị trường đối thủ cạnh tranh ØPhòng kĩ thuật Tham mưu giúp việc cho Giám đốc và lãnh đạo công ty trong việc quản lý xác hạch nhà máy, lĩnh vực kinh tế, kế hoạch, kĩ thuật… Xây dựng kế hoạch và tổng hợp kết quả thực hiện theo định kì của công ty để báo cáo cơ quan cấp trên khi có yêu cầu kế hoạch Lập kế hoạch, theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của công ty định kì hàng tháng, quí, năm và đột xuất theo yêu cầu lãnh đạo của công ty CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG VIỆT ÚC 2.1 Phân tích đánh giá 2.1.1 Phân tích kết quả sản xuất về mặt giá trị sản phẩm BẢNG 2.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THEO GIÁ TRỊ SẢN PHẨM 0.1 MÁY NƯỚC NÓNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI SOLAR HOT ( Dòng ống thu nhiệt Ø 47 – Dài 1,5m ) ĐVT: Đồng Sản Phẩm Dung Tích (Lít) Số người dùng Đơn giá (VNĐ) Ghi chú SOLAR HOT 120 2-3 5,870,000 Vỏ bồn được bằng Inox 304. Ruột bồn làm bằng Inox 304-2B theo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. 160 3-4 6,540,000 200 4-5 8,500,000 260 5-6 10,900,000 300 6-7 12,890,000 0.2 MÁY NƯỚC NÓNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI SOLAR HOT CAO CẤP (SA) ( Dòng ống thu nhiệt Ø 58 – Dài 1,8m ) ĐVT: Đồng Sản Phẩm Dung Tích (Lít) Số người dùng Đơn giá (VNĐ) Ghi chú SOLAR HOT 135 2-3 6,900,000 Vỏ bồn được bằng Inox 304. Ruột bồn làm bằng Inox 304-2B theo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. 160 3-4 8,400,000 180 4-5 8,980,000 200 5-6 10,590,000 240 6-7 12,890,000 260 7-8 13,980,000 320 8-9 15,900,000 500 12-13 29,700,000 0.3 MÁY NƯỚC NÓNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI SOLAR HOT CAO CẤP ( Dòng ống thu nhiệt Ø 58 – Dài 1,8m ) ( Ống thu nhiệt công nghệ mới tím đỏ với khả năng hấp thu nhiệt cao hơn 50% so với ống thường) ĐVT: Đồng Sản Phẩm Dung Tích (Lít) Số người dùng Đơn giá (VNĐ) Ghi chú SOLAR HOT 135 2-3 7,680,000 Vỏ bồn được bằng Inox 304. Ruột bồn làm bằng Inox 304-2B theo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. 160 3-4 8,980,000 180 4-5 9,700,000 200 5-6 11,760,000 240 6-7 13,940,000 260 7-8 14,900,000 320 8-9 16,800,000 500 12-13 30,900,000 Trong năm 2010 tổng giá trị sản phẩm của doanh nghiệp là 2,028,000,000đ. Với doanh thu như vậy thì mang lại hiệu quả rất nhiều cho Công ty, các mặt hàng của Việt Úc đều mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp, giá trị nói lên sản phẩm là thế mạnh của Công ty, là sản phẩm được khách hàng tin dùng nhất, phù hợp với nhu cầu, chất lượng cho khách hàng có cái nhìn tốt hơn về sản phẩm. Mặt khác, ta cũng thấy rằng giá trị của sản phẩm mang lai lợi nhuận cao cho Công ty, vì vậy mà doanh nghiệp cần tiếp tục phát triển hơn nữa vầ thế mạnh của sản phẩm. 2.1.2 Chất lượng sản phẩm Nói đến chất lượng là vấn đề tất yếu của mỗi doanh nghiệp được đặt ra, chỉ tiêu để đạt được chất lượng tốt đòi hỏi phải kết hợp nhiều khâu trong quá trình sản xuất. Đối với nền kinh tế như hiện nay chỉ tiêu chất lượng sãn phẩm có tác dụng tích cực trong việc tiêu thụ sản phẩm và ảnh hưởng lớn đến doanh thu của Công ty. Doanh nghiệp đã tạo nên tên tuổi và có nhiều khách hàng, vì thế uy tín của doanh nghiệp là hàng đầu. Công ty luôn trang bị thiết bị cải tiến sản phẩm và luôn đáp ứng dược yêu cầu của khách hàng, làm vừa lòng khách hàng. Hơn thế nữa, khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp đây là những khách hàng lớn, chất lượng luôn là hàng đầu. Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp luôn có đội ngũ kỹ thuật giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất cũng như về chất lương của sản phẩm, cho nên sản phẩm sai và hỏng cũng được giảm bớt không gây mất thời gian nhiều, không gây ảnh hưởng đến việc giao hàng cho khách hàng. Mặt khác, thì luôn mang lại cho khách hàng sự hài lòng và tin dùng khi mua sản phẩm của Việt Úc. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm này có sự phát triển, đó cũng là nhờ vào sự phấn đấu của tất cả các nhân viên và sự lãnh đạo của ban Giám đốc. 2.2 Tình hình sản xuất_kinh doanh của Công ty 2.2.1 Tình hình sản xuất của công ty Bộ phận sản xuất có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp sản xuất theo nhiệm vụ của cấp trên đề ra đó là phòng kế hoạch, phòng kế hoạch sẽ đưa ra những chỉ tiêu và chỉ tiêu cụ thể để việc hoàn thành sản phẩm được hiệu quả. Sau phòng kế hoạch là các quản đốc sẽ hướng dẫn một cách cụ thể cho công nhân lao động và các tổ trưởng, tổ trưởng được quản đốc giám sát một cách chặt chẽ, trong quá trình điều hành phân xưởng quản đốc chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng của sản phẩm, quản lí và kiểm tra chất lượng, thời gian giao hàng, báo cáo định kỳ cho lãnh đạo Công ty về tình hình sản xuất phải thường xuyên giám sát hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân và quản lí tài sản của Công ty. Doanh nghiệp sản xuất và phát triển với xu hướng hiện nay mục đích làm thỏa mãn nhu cầu của con người, xã hội càng phát triển thì việc kích thích mua sắm, chất lượng quan trọng là giá cả phù hợp. Để được khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng tất cả thị hiếu khách hàng. 2.2.2 Kết quả sản xuất_kinh doanh của công ty Công ty cổ phần năng lượng Việt Úc là một trong những doanh nghiệp có tiềm năng và phát triển các sản phẩm về nội thất, đã góp phần vào nền kinh tế cho đất nước. Công ty đã sản xuất và tiêu thụ trên thị trường trong nước đã tạo được cho doanh nghiệp một thương hiệu uy tín với chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt nhất, luôn cung ứng môt cách nhanh nhất cho khách hàng.. BẢNG: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 1.Tổng doanh thu 2028 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. (3=1-2) 2028 4.Giá vốn hàng bán 1807.5 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. (5=3-4) 220.5 6.Doanh thu hoạt động tài chính 55.575 7.Chi phí tài chính 59.904 Trong đó:Chi phí vay lãi vay 55.252 8.Chi phí bán hàng 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 105.598 10.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.[10=5+(6-7)-(8+9)] 110.573 11.Thu nhập khác 7.742 12.Chi phí khác 18.085 13.Lợi nhuận khác 15.975 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. (14=10+13) 126.548 15.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 9.853 16.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại 17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. (17=14-15-16) 116.695 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu.(*) 2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 2.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là không nhiều nhưng nó tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố khách quan như mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm chi phí sản xuất, hoàn thiện tổ chức sản xuất. Mỗi yếu tố có mức độ khác nhau, tùy theo hoàn cảnh và thời điểm của nó. Khối lượng sản phẩm được sản xuất bao nhiêu thì tiêu thụ hết và đó cũng là điều kiện tốt để giảm chi phí bán hàng cho doanh nghiệp, và cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận mà công ty thu được. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 220,500,000đ. Chính vì 2010 đã có nhiều đơn đặt hàng cho Công ty và giá cả của sản phẩm cũng có xu hướng tăng lên, nên làm cho lợi nhuận này tăng lên. Trong khi đó, lợi nhuận khác có xu hướng tăng nhẹ cụ thể là tăng 15,975đ, không dừng lại ở đó lợi nhuận trước thuế đã giảm 126,584,000đ đã kéo theo tổng lợi nhuận sau thuế cũng đã giảm. Việt Úc đã có những khó khăn và thuận lợi trong việc kinh doanh, quát trình sản xuất có nhiều chỉ tiêu và các điều kiện phải thích hợp với khả năng vốn có của công ty. 2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí bỏ ra. Tổng chi phí và năm 2010 chiếm 88,51% trong tổng chi phí. Qua đó, giá vốn hàng bán là chi phí quan trọng là yếu tố quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Do đó, doanh nghiệp cần có biện pháp và kế hoạch sử dụng giá vốn hàng bán sao cho có hiệu quả, bám sát và kiểm soát một cách chặt chẽ. Bên cạnh đó, các nhân tố còn lại như: chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác, chi phí tài chính, chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng không cao trong tổng chi phí. Vì vậy, sự ảnh hưởng của các chi phí này sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận, nhưng cũng cần phải sử dụng hợp lý và đạt hiệu quả. - Chi phí vốn hàng bán tăng cao. Công ty phải bỏ vốn ra để nâng cấp xưởng sản xuất và nguồn nhân lực cũng đang gặp nhiều khó khăn cho nên phải có chính sách hỗ trợ để thu hút người tài và giữ lại những nhân công lành nghề có kinh nghiệm. Thị trường có nhiều biến động, giá cả tăng giảm bất thường, sự chênh lệch tỷ giá của đồng đôla, ảnh hưởng rất nhiều. Tuy chịu nhiều sự tác động nhưng công ty đã sử dụng rất có hiệu quả và thu lại lợi nhuận cao. - Không dừng lại ở đó giá vốn hàng bán 2010 là 1807,5 triệu đồng. Tuy tăng rất cao nhưng thực tế chi phí do giá vốn hàng bán tăng nhanh mà lợi nhuận thu lại chưa đạt yêu cầu như mong muốn. Các yếu tố vẫn còn tác động mạnh đến giá vốn hàng bán, tuy được giảm thiểu mức có thể nhưng vẩn không thể và chi phí cho nguyên liệu, các công cụ và ảnh hưởng của giá cả trên thị trường. Như thị trường ở thời gian đó nguồn cung ứng vật tư có nhiều sự cạnh tranh, Việt Nam là nước có nhiều nguồn tài nguyên nhưng vẫn phải nhập khẩu, không riêng gì mặt hàng inox mà các mặt hàng như điện tử, trang thiết bị, máy móc… chưa đáp ứng nhu cầu trong nước. Các nước trên thế giới bị ảnh hưởng các thiên tai xảy ra thường xuyên, sự tăng giá của dầu và giá vàng kéo theo sự chênh lệch tỷ giá là điều tất yếu. Việc mở rộng quy mô sản xuất không ngừng tăng lên. Để khẳng định vị trí cũng như về chất lượng uy tín của công ty, đã không ngần ngại đầu tư vốn vào trong hoạt động sản xuất với chi phí bỏ ra rất cao. Mang lại hiệu quả tối ưu nhất và phát triển nhất. - Chi phí bán hàng là nhân tố thứ 2 góp phần vào việc tăng doanh thu và lợi nhuận. Nguyên nhân khiến cho chi phí này tăng là công ty phải trả lương cho công nhân viên tăng và các chi phí tiếp khách, tìm đối tác để ký kết hợp đồng. Doanh thu của năm cao là do sự khai thác nguồn nhân lực một cách có hiệu quả, biết sử dụng đúng người đúng việc, phân bố nhân công hợp lý, và việc ưu đãi nhân viên là yếu tố mang lại hiệu cao. Tạo cho người lao động làm việc hăng say đó chính là vấn đề nâng mức tiền lương, chế độ khen thưởng, hơn thế nữa việc tìm kiếm thị trường, các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. - Tiếp theo là chi phí quản lý doanh nghiệp thì việc chi phí chính là tiền lương cho cán bộ, các chi phí như cước điện thoại, tiền điện… Năm 2010 giảm vì sử dụng khoản chi phí này có lợi cho Công ty, cũng đã giảm thiểu các khoản chi phí dưới mức thấp nhất có thể. - Sau chi phí quản lý thì chi phí hoạt động tài chính mang lại tác động đến Công ty, năm 2010 tăng đạt mức 246.65%. Là một Công ty cổ phần ngoài số vốn của các cổ đông, còn phải vay nguồn vốn của bên ngoài. Việc vay vốn này là cần thiết trong việc duy trì hoạt động kinh doanh của công ty. - Chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất nhưng chiếm phần nhỏ trong tổng chi phí. Là những chi phí tạo ra trong quá trình sản xuất cho nên không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu và lợi nhuận. Nhìn chung, tổng chi phí của Việt Úc gia tăng trong quá trình phát triển. Công ty đang đầu tư cơ sơ vật chất, trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, giá vốn hàng bán rất cao. Nhưng Việt Úc cũng đã duy trì và biết sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, giảm thiểu các chi phí, bên cạnh đó cố gắng hết khả năng trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định Tài sản cố định là tài sản là dạng hình thái vật chất của vốn cố định, là bộ phận quan trọng của vốn sản xuất. Biểu hiện năng lực sản xuất và trình độ khoa học kỹ thuật của công ty. Để phản ánh tình trạng sử dụng trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật, cần phải phân trích một số yếu tố như là, tỷ suất đầu tư tài sản cố định, tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định. Việc sử dụng toàn bộ tài sản của công ty phải có hiệu quả và thấy được tỷ lệ vốn sỡ hữu. Các nhân tố thể hiện được giá trị tài sản hiện có và những tác động đến nguồn tài sản cố định. BẢNG: TỶ SUẤT ĐẦU TƯ TSCĐ VÀ TỶ SUẤT TỰ TÀI TRỢ TSCĐ Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 A. Tài sản cố định Đồng 525,818,011 B. Vốn chủ sở hữu Đồng 545,849,776 C. Tổng tài sản Đồng 935,830,330 1. Tỷ suất đầu tư tài sản cố định(A/C) Đồng 0,50 (lần) 2. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định(B/A) Đồng 1,03(lần) Như ta thấy, tỷ suất đầu tư tài sản cố định của năm giảm. Điều đó cho thấy, việc đầu tư trang thiết bị máy móc của công ty đang giảm dần. Tỷ suất tài trợ tài sản cố định của công ty đều lớn hơn 1, bên cạnh đó tỷ suất năm qua giảm theo. Như vậy, khả năng tài chính của doanh nghiệp là tương đối ổn định, nhưng vẫn còn sử dụng nguồn vốn vay để đổi mới, mua trang thiết bị mới, tài sản cố định thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh và thời gian khấu hao rất lâu cho nên không thể thu hồi nhanh được. Như vậy, việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả là hết sức cần thiết cho Việt Úc, đã vận dụng một cách hợp lý và trong quá trình sản xuất công ty đã nhập thêm một số máy móc, thiết bị. Bên cạnh doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm là vì ở yếu tố này, đầu tư máy móc, mở rộng quy mô sản xuất, trong năm này thiết yếu, các máy móc thiết bị cũ hình như không còn hoạt động tốt và công suất không mạnh, cần sửa chữa, để đáp ứng nhu cầu trong sản xuất. Công ty đã có những chính sách phù hợp và việc quản lý tài sản rất tốt, cần phải phát huy hơn nữa để cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại kết quả cao. 2.3.4 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Nguồn vốn lưu động biểu hiện của tài sản lưu động và vốn lưu động, không ngừng vận động, thường trải qua những giai đoạn của quá trình sản xuất như dự trữ, sản xuất, tiêu thụ. Nhằm đẩy mạnh hiệu quả sử dụng vốn này bằng cách tăng nhanh tốc độ lưu chuyển, cải thiện tình hình sản xuất. 2.4 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 2.4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu BẢNG: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Lợi nhuận sau thuế Đồng 116,695,803 Doanh thu thuần Đồng 2,028,398,580 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 0,06 Số liệu phân tích trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp trong năm có xu hướng đang tăng.. Nguyên nhân của việc tăng này là sự ảnh hưởng của nền kinh tế đã tác động đến sự phát triển của Việt Úc, doanh thu 2010 cao nhưng lợi nhuận đạt ở mức rất thấp có nhiều lý do dẫn đến lợi nhuận thấp, chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh rất cao, chưa tận dụng hết những tiềm năng mà doanh nghiệp đang có. Tuy mang lại kết quả không tốt vì doanh thu tăng nhiều mà lợi nhuận hòng mang lại chưa cao, nhưng Công ty cũng mang lại hiệu quả trong kinh doanh, vẫn duy trì được lợi nhuận. Hơn thế nữa, doanh nghiệp cũng cố gắng hết khả năng của mình để không mang lại sự thâm hụt trong kinh doanh, việc đó đòi hỏi Công ty cần phải phát huy hơn nữa để mang lại lợi nhuận tốt hơn cho các kỳ kinh doanh sau. Chưa đầy 1 năm hoạt động thì Việt Úc cũng đã cố gắng nhiều trong việc kiểm soát chi phí: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác. Việc có những khoản chi phí đó doanh nghiệp đã có một hệ thống quản lý chặt chẽ và những giải pháp phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh việc giảm chi phí, doanh nghiệp còn chịu sự tác động của bên ngoài, tình hình biến động về giá cả thị trường, nhu cầu khách hàng và cái quan trọng đó chính là tỷ giá vì doanh nghiệp sản xuất và chủ yếu xuất khẩu cho nên việc biến động của tỷ giá cũng tác động đến lợi nhuận. Sự kiểm soát chưa mang tính toàn diện, giá cả hiện nay tăng lên hằng năm, doanh nghiệp phải chịu các khoản chi phí ngày càng tăng của giá vốn hàng bán. Không dừng lại ở đó các chi phí hoạt động tài chính mỗi năm tăng lên rất cao, vì công ty nào cũng hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay và phải trả một khoản lãi vay hàng năm. Những nguyên nhân đó góp phần làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm đáng kể, nhưng công ty cũng đạt được lợi nhuận và tương đối ổn định. Nói chung, trong quá trình phát triển có nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm lợi nhuận dẫn đến tỷ suất cũng giảm là do giá vốn hàng bán cao. Doanh nghiệp cần có những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế giá vốn hàng bán và tăng lợi nhuận để mang lại hiệu quả hơn nữa. 2.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết vốn kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ kinh doanh đem lại hiệu quả như thế nào. BẢNG: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN VỐN KINH DOANH Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Lợi nhuận sau thuế Đồng 116,695,803 Vốn kinh doanh bình quân Đồng 1,807,581,080 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh % 0,06 Theo kết quả trên, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh là có sự tăng trưởng nhưng tương đối. Điều đó, chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng vốn kinh doanh của mình có hiệu quả nhất. Tỷ suất lợi nhuận toàn ngành năng lượng đạt 2,5%, so với toàn ngành thì công ty cũng đã đạt mức ổn định, tuy gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng của nền kinh tế nhưng Việt Úc cũng đã cố gắng hết khả năng của mình. Như thế, vốn kinh doanh tăng là nhờ vào sự chênh lệch của tỷ giá hoái đoái và bổ sung từ lợi nhuận thu được.Tuy nguồn vốn luôn tăng như vậy nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả của nó và kết quả thu từ hoạt động kinh doanh chưa đáng kể gì so với nguồn vốn bỏ ra. Công ty cần phải chủ động hơn nữa để đưa ra các giải pháp phù hợp và sự quản lý chặt chẽ trong việc điều hành sản xuất. 2.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu Phản ánh hiệu quả của vốn chủ sở hữu, được xác định bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Năng Lượng VIỆT ÚC.doc
Tài liệu liên quan