Báo cáo Phân tích hoạt động tài chính Công ty TNHH quảng cáo và thương mại Rồng Việt

Cũng như hầu hết các công ty hiện nay, việc phân tích tài chính tại TNHH QC&TM Rồng Việt không được chú trọng. Việc phân tích tài chính được thực hiện bởi phòng kế toán và chỉ quan tâm đến một số chỉ tiêu cơ bản. Số liệu cũng chỉ được sử dụng trong các buổi họp giao ban. Thường thì khi cần, công ty phân tích trực tiếp trên các bảng báo cáo.

docx31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13811 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích hoạt động tài chính Công ty TNHH quảng cáo và thương mại Rồng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn nhân viên gián tiếp ít biến động hơn so với công nhân trực tiếp sản xuất Phân theo trình độ: Năm 2008: Trình độ đại học là 4 lao động, chiếm 7,8% . Cao đẳng, trung cấp có 15 lao động, chiếm 29,4% .Công nhân trực tiếp sản xuất có 32 lao động chiếm 62,8%. Năm 2009: Trình độ đại học 9 người chiếm 16,9%. Trình độ cao đẳng, trung cấp có 16 người chiếm 30,2%. Công nhân trực tiếp sản xuất có 28 người,chiếm 52,9%. Năm 2010: Trình độ đại học 13 người chiếm 26%. Trình độ cao đẳng, trung cấp có 15 người, chiếm 30%. Công nhân trực tiếp sản xuất có 22 người chiếm 44%. Phân theo thời hạn lao động: Trong công ty, phân theo thời hạn có 4 tiêu chí: Số lượng kí hợp đồng không xác định thời hạn: năm 2008 có 29 lao động, chiếm 56,8%, năm 2009 là 35 lao động chiếm 66%. còn năm 2010 là 40 lao động chiếm 80% . Ta thấy năm 2009 tăng so với năm 2008 là 6 lao động, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 5 lao động. Số lượng kí hợp đồng cố định 1-3 năm: năm 2008 có 22 lao động chiếm 43,2%. Năm 2009 là 18 lao động, chiếm 34%, còn năm 2010 là 10 lao động chiếm 20%. Qua đây ta thấy năm 2010 số lượng kí hợp đồng cao đẳng 1-3 năm giảm 8 lao động so với 2009,năm 2009 giảm 4 lao động so với năm 2008. Số lượng kí hợp đồng dưới 1 năm và không phải kí hợp đồng có 0 lao động. Qua số liệu trên, trong công ty công nhân kí hợp đồng không xác định thời hạn chiếm ưu thế. Vì lao động của công ty đến từ nhiều nơi và có nhiều độ tuổi khác nhau, do đó họ không thể xác định được cho mình thời hạn làm việc tại công ty nên số lượng kí hợp đồng không xác định thời hạn là cao nhất. Còn những lao động khác chủ yếu là công nhân trực tiếp sản xuất, giám đốc và các trưởng phòng thường có thời hạn làm việc dài, do đó cần phải kí kết hợp đồng. 1.3: Tình hình tài sản và nguồn vốn. Bảng1.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của ctyTNHH QC & TM Rồng Việt từ 2008 - 2010 ĐVT: đồng Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 +/- % +/- % A-Tài sản ngắn hạn 2,290,842,753 5,546,650,638 6,182,763,.022 3,255,807,885 142.1 636,112,384 11.5 B-Tài sản dài hạn 134,947,000 218,101,122 203,395,262 83,154,122 61.6 -14.70586 -6.7 A-Nợ phải trả 1,711,420,173 4.989.141.028 5.465.986.714 3.277.720.855 91.5 476,572,686 9.6 B-Vốn chủ sở hữu 714,369,580 775,610,732 920,171,570 61,241,152 8.6 144,560,838 18.64 Tổng cộng nguồn vốn/tài sản 2,425,789,753 5,764,751,760 6,386,158,284 3,338,962,007 137.6 621,133,524 10.8 nguồn:bảng cân đối kế toán 2009-2010 Kết quả 3 năm 2008, 2009, 2010 doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản cũng như nguồn vốn lần lượt là 2.425.789.753 đồng, 5.764.751.760 đồng và 6.386.158.284 đồng. 1.3.1:Tài sản ngắn hạn: Tuy tổng tài sản của công ty qua 3 năm đều tăng ổn định, năm 2008 tài sản ngắn hạn là 2.290.842.753 đồng, năm 2009 thì tài sản ngắn hạn tăng mạnh lên 5.546.650.638. đồng, mức tăng là 3.255.807.885 đồng tương ứng tăng 142.12% so với năm 2008, đến năm 2010 tài sản ngắn hạn là 6.182.763.022 đồng tăng lên 636.112.384 đồng tương ứng tăng 11,5% so với năm 2009. Nguyên nhân gây nên sự biến động này là do sự biến động của tiền và các khoản tương đương tiền , các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho biến đổi gây nên, trong đó: Tiền và các khoản tương đương tiền qua 3 năm đều có sự biến động, năm 2008 khoản mục này ở mức 83.026.990 đ, nhưng năm 2009 đã giảm xuống mức 47.264.299 đ tức giảm 35.762.691 đ tương đương giảm 56,7% so với năm 2008, đến năm 2010 khoản mục này tăng lên và đạt mức 97.482.457 đ tăng 50.218.158 đ tương ứng tăng 106,2% so với năm 2009. Nhìn chung thì dấu hiệu tăng lên của khoản mục này là tốt cho doanh nghiệp, đáp ứng tốt cho nhu cầu chi cho hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. Cùng với sự biến đổi của khoản mục trên, một yếu tố nữa làm cho tài sản ngắn hạn biến động đó là các khoản phải thu ngắn hạn. Các khoản phải thu ngắn hạn biến động qua các năm. Năm 2008 khoản mục này là 0 đ, năm 2009 là 442.837.962đ, năm 2010 l à 296.893.853 đ gi ảm 172.944.109 đ tương ứng giảm 60,9% so với năm 2009. Một yếu tố nữa góp phần quan trọng làm nên sự biến động của nguồn tài sản ngắn hạn là hàng tồn kho. Vào năm 2008 hàng tồn kho là 2.207.815.763đ đến năm 2009 hàng tồn kho tăng mạnh lên 5.050.129.850đ tương ứng tăng 128,7% so với năm 2008 và đến năm 2010 hàng tồn kho tiếp tục tăng và tăng lên 5.750.858.333đ tương ứng tăng 13,9% so với năm 2009. Nhìn chung qua ba năm thì , đều này có thể là một dấu hiệu không tốt cho doanh nghiệp.. Tóm lại các yếu tố nêu trên đã gây ra sự biến động tăng của tài sản ngắn hạn. Sự tăng lên của hàng tồn kho là yếu tố chính làm cho tài sản ngắn hạn tăng lên dáng kể,mặc dù tiền và các khoản tương đương tiền và các khoản phải thu ngắn hạn có giảm song không đáng kể. 1.3.2:Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự biến động về tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Song với bản thân doanh nghiệp thì tài sản dài hạn lại không chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2008 Tài sản dài hạn của doanh nghiệp là 134.947.000đ đến năm 2009 tài sản dài hạn tăng lên mức 218.101.122đ tức tăng 83.154.122đ tương ứng tăng 61,6% so với năm 2008, và năm 2010 tài sản giảm nhẹ xuống còn 203.395.262đ giảm 14.705.860đ tương ứng giảm 6,7% so với năm 2009. Nhưng nhìn chung qua ba năm thì tài sản dài hạn vẫn tăng. Nguyên nhân làm cho tài sản dài hạn của doanh nghiệp tăng lên là do các yếu tố sau tác động: tài sản cố định, tài sản dài hạn khác. Khoản mục góp phần quan trọng tạo nên sự tăng lên của tài sản dài hạn đó là khoản mục tài sản dài hạn khác,tài sản cố định có tăng nhưng mức tăng nhẹ không đáng kể. Tài sản dài hạn khác năm 2008 là ođ nhưng vào năm 2009 là 62.306.617đ nhưng lại giảm vào năm 2010 xuống còn 46.126.743đ. Tài sản cố định năm 2008 là 134.947.000, đến năm 2009 TSCĐ của doanh nghiệp là 155.794.505đ tức tăng 20.847.505 đ so với năm 2008 và đến năm 2010 tài sản cố định là 157.268.519đ tăng1.474.014đ so với năm 2009. Tài sản của doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho nên cần phải được quản lý và theo dõi thường xuyên và chính xác từng biến động của nó, để doanh nghiệp đưa ra những chính sách sử dụng phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình 1.3.3: Nguồn vốn. Căn cứ vào bảng phân tích tình hình nguồn vốn của công ty 3 năm ta thấy nguồn vốn tăng dần qua các năm cụ thể: Năm 2009 tổng nguồn vốn là 5.764.751.760 đồng tăng 3.338.962.007 đồng tương ứng 137,6% so với năm 2008, đến năm 2010 tổng nguồn vốn là 6.386.158.284 đồng tăng 621.133.524 đồng tương ứng 10,8% so với năm 2009. Điều này cho thấy đây là một dấu hiệu tích cực của doanh nghiệp, tuy nhiên để thấy việc gia tăng này tốt hay không chúng ta phải lần lượt đi sâu vào phân tích sự biến động của từng nhân tố tác động đến sự tăng lên của tổng nguồn vốn. Qua bảng chúng ta thấy nợ phải trả chiếm một tỷ trọng lớn hơn so với nguồn vốn chủ sở hữu (nó chiếm >70% tổng nguồn vốn)và nó liên tục tăng qua các năm, Năm 2008 nợ phải trả là1.711.420.173 đồng, đến năm 2009 thì nợ phải trả tăng lên 4.989.141.028 đồng mức tăng là 3.277.720.855 đồng tương ứng 91,5%. Trong nợ phải trả có nợ ngắn hạn và trong đó có nhiều khoản mục ảnh hưởng lớn đến sự tăng giảm của nợ ngắn hạn dẫn đến biến động của nợ phải trả như vay và nợ ngắn hạn năm 2008 chỉ là 800.000.000 đồng và năm 2009 thì vay ngắn hạn là 4.530.000.000đ, mức tăng là 3.370.000.000 đồng. Năm 2010 vay ngắn hạn là 5.339.883.177 đồng, mức tăng là 809.883.177 đồng . Phải trả người bán năm 2008 là 651.078.868 đồng,năm 2009 là 445.959.572 đồng giảm 205.119.296 đồng tương ứng 68,5% so với 2008, đến năm 2010 khoản tiền này đã giảm xuống 118.526.971 đồng tương ứng giảm 26,6% so với năm 2009. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước năm 2008 là 55.506.686đồng, năm 2009 là 13.181.456 đồng, giảm 42.325.230 đồng so với 2008, đến năm 2010 khoản tiền này tiếp tục giảm còn 7.576.566 đồng tương ứng giảm 5.604.890 đồng so với 2009 sự giảm xuống về khoản tiền phải nộp cho nhà nước sẽ ảnh hưởng đến khoản tiền thu vào của doanh nghiệp nên đây là một dấu hiệu tốt cho doanh nghiệp. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng vùa phải trong tổng nguồn vốn nhưng nó vẫn có tác động đến sự biến động của tổng nguồn vốn.Năm 2008 nguồn vốn chủ sở hữu là 714.369.580, năm 2009 là 775.610.732 đồng tăng 61.241.152 đồng so với năm 2008,sang năm 2010 khoản tiền này là 920.171.570 đồng tăng 144.560.838 đồng so với 2009.Điều này cho chúng ta thấy công ty đang làm ăn hiệu quả và có nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm,sự biến động tích cực này do ảnh hưởng Vốn chủ sở hữu và nguồn kinh phí và các quỹ khác. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH QC & TM RỒNG VIỆT 2.1: Thực trạng hoạt động tài chính tại công ty. Cũng như hầu hết các công ty hiện nay, việc phân tích tài chính tại TNHH QC&TM Rồng Việt không được chú trọng. Việc phân tích tài chính được thực hiện bởi phòng kế toán và chỉ quan tâm đến một số chỉ tiêu cơ bản. Số liệu cũng chỉ được sử dụng trong các buổi họp giao ban. Thường thì khi cần, công ty phân tích trực tiếp trên các bảng báo cáo. 2.1.1:Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH QC & TM Rồng Việt qua 3 năm 2008 – 2010. Công ty TNHH QC&TM Rồng Việt với quá trình hình thành và phát triển gần 11 năm là tiền đề lớn khiến công ty có thị trường ổn định trên toàn tỉnh. Những năm trước đây, hoạt động kinh doanh của công ty hoạt động ổn định và ở mức trung bình. . Để thấy được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ta có một số phân tích sau. Bảng2.1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH QC & TM Rồng Việt qua 3 năm 2008-2009-2010 ĐVT: đồng Việt Nam stt Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 +/- % +/- % 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6,119,105,765 5,564,108,108 10,110,771,935 -554,997,657 -9.6 10,110,771,935 81.7 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 3 Giá vốn hàng bán 5,548,122,761 4,954,656,268 9,097,230,162 -593,466,493 -10.7 4,142,573,894 83.6 4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 570,983,004 609,451,840 1,013,541,773 38,468,836 6.7 404,089,933 66.3 5 Doanh thu hoạt động tài chính 437,518 963,076 876,542 525,558 120.1 -86,534 -8.9 6 Chi phí tài chính 93,600,000 44,660,171 595,225 -48,939,829 52.2 -44,064,964 -98.7 - Trong đó: chi phí lãi vay 7 Chi phí quản lý kinh doanh 415,496,272 490,432,137 788,423,090 74,935,865 18,1 297,990,953 60.7 8 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 62,324,250 75,322,608 225,400,000 12,998,358 20.8 150,077,392 199.2 9 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 62,324,250 75,322.608 225,400,000 12,998.358 20.8 150,077,392 199.2 10 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 17,450,790 13,181,456 56,350,000 -4,269,334 -24.5 43,168,544 327.5 11 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp  44,873,460 61,241,152 169,050,000 16,367,692 36.5 107,808,848 176.1 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009 – 2010 ) Nhìn vào bảng ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty biến động qua các năm. Năm 2008 là 6.119.105.765 đồng .Năm 2009, doanh thu giảm còn 5.564.108.108 đồng, giảm 554.997.657 đồng so với năm 2008, tương ứng giảm 9,6% so với năm 2008. Nhưng đến năm 2010, hoạt động sản xuất kinh doanh đã có sự khởi sắc, điều này thể hiện rõ ở doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2010 là 10.110.771.935 đồng, tăng 4.456.663.822 đồng,tương ứng tăng 81,7% so với năm 2009. Cũng tương tự doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, gía vốn hàng bán của công ty cũng biến động mạnh mẽ qua từng thời kì. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy tuy có sự biến động, nhưng trong thời kì nào doanh thu của công ty vẫn cao hơn giá vốn hàng bán. Cụ thể là vào năm 2008 giá vốn hàng bán là 5.548.122.761 đồng, chiếm tỷ lệ 90,7% so với doanh thu. Đến năm 2009, giá vốn hàng bán đã giảm còn 4.954.656.268 đồng ,tuy nhiên tỷ lệ giá vốn hàng bán vẫn nằm ở tỷ lệ cao là 89,1% so với doanh thu.. Năm 2010, giá vốn hàng bán có sự tăng cao mạnh mẽ, cụ thể là đã tăng 4.142.573.894 đồng so với năm 2009 và đạt9.097.230.162 đồng , và tỷ lệ giá vốn đạt 89,9% so với doanh thu. Điều này chứng tỏ công ty vẫn chưa tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh. Từ số liệu về doanh thu và giá vốn hàng bán ta có thể biết được lợi nhuận gộp cuả công ty qua các năm, năm 2008 đạt 570.983.004 đồng tương ứng với 9,3% so với doanh thu, năm 2009 lợi nhuận gộp của công ty tăng lên mặc dù doanh thu của công ty bị giảm xuống, và lợi nhuận gộp là 609.451.840 đồng, năm 2010 lợi nhuận gộp đạt con số là 1.013.541.773 đồng tương ứng với 10,1% so với doanh thu. Qua bảng ta có thể thấy doanh thu từ hoạt động tài chính góp một phần rất nhỏ vào lợi nhuận của công ty. Năm 2008 đạt được 437.518 đồng, điều này chứng tỏ công ty gần như không đầu tư vào hoạt động tài chính trên thị trường. Năm 2009, doanh thu từ hoạt động tài chính là 963.076 đồng và cũng tương tự vào năm 2010 doanh thu từ hoạt động tài chính cũng chỉ là 876.542 đồng. Chi phí từ hoạt động tài chính năm 2008 và 2009 lại là một con so không nhỏ,cụ thể năm 2008 chi phí tài chính là 93.600.000 đồng, năm 2009 là 44.660.171 đồng, điều này nói lên chi phí phát sinh trong các hoạt động tài chính của công ty là đáng kể, và đây cũng chính là một nhược điểm của công ty trong sản xuất kinh doanh. , Nhưng qua năm 2010, chi phí từ hoạt động tài chính lại giảm rất đột biến, chỉ có 595.225 đồng. Đối với chi phí quản lí doanh nghiệp, là một công ty không lớn nên không có nhiều phòng và các bộ phận làm việc khác nhau nên chi phí cho việc vận hành bộ máy này không lớn lắm. Cụ thể vào năm 2008 là 415.496.272 đồng tương ứng với tỷ lệ nhỏ so với doanh thu là 6.8%, qua năm 2009 là 490.432.137 đồng tương ứng 8,8% so với doanh thu, năm 2010 là 788.423.090 đồng tương ứng 7,8% so với doanh thu. Việc chi phí quản lí doanh nghiệp phát sinh ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận trước thuế của công ty, và việc giảm thiểu chi phí quản lí kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo bộ máy vận hành tốt là một điều rất tốt cũng như rất cần thiết của những doanh nghiệp và đối với công ty TNHH TM & QC Rồng Việt không ngoại trừ,. Qua đó ta có thể thấy được lợi nhuận kế toán từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm như sau: vào năm 2008 đạt 62.324.250 đồng tương ứng tỷ lệ 1,1% so với doanh thu, vào năm 2009 đạt 75.322.608 đồng tương ứng với 1,4% so với doanh thu thuần và đến năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã tăng mạnh và đạt 225.400.000 đồng tương ứng với tỷ lệ 2,2% so với doanh thu thuần điều này khẳng định nỗ lực của công ty Từ các chỉ tiêu thể hiện bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh ở trên, ta có thể tính được lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm như sau. Vào năm 2008 đạt 44.873.460 đồng, vào năm 2009 tăng lên mức 61.241.152 đồng, qua năm 2010 thì tổng lợi nhuận tăng vọt và đạt 169.050.000 đồng. Qua đây thể hiện công ty TNHH TM & QC Rồng Việt là một công ty phát triển rất mạnh mẽ, và nếu dựa vào đà phát triển như thế này chắc chắn trong tương lai công ty sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong tiến trình sản xuất kinh doanh của mình. 2.1.2 Phân tích khả năng thanh toán. Bảng 2.2: phân tích khả năng thanh toán qua 3 năm 2008-2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % 1.      Tài sản lưu động Đồng 2,290,842,753 5,546,650,638 6,182,763,022 3,255,807,885 142.1 636,112,384 11.5 2.      Hàng tồn kho Đồng 2,207,815,763 5,050,129,850 5,750,858,333 2,842,314,087 128.7 700,728,483 13.9 3.      Nợ ngắn hạn Đồng 1,711,420,173 4,989,141,028 5,465,986,714 3,277,720,855 191.5 476,845,686.00 9.6   *  Hệ số thanh toán hiện hành (1/3) Lần 1.34 1.11 1.13 -0.23 0.02 *  Hệ số thanh toán nhanh(1-2)/3 Lần 0.05 0.10 0.08 0.05 (0.02) 2.1.2.1 Phân tích khả năng thanh toán hiện hành. Hệ số thanh toán hiện hành cho biết tổng giá trị thuần của tài sản lưu động và tài sản ngặn hạn hiện có ở doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Trên thực tế hệ số khả năng thanh toán hiện hành nằm trong khoản từ 1 đến 2 là đảm bảo khả năng trả nợ ngắn hạn. Từ kết quả của bảng phân tích khả năng thanh toán thấy được: năm 2008 là 1.34 lần, năm 2009 là 1.11 lần giảm 0,23 lần so với năm 2008 và năm 2010 là 1.13 lần tăng 0.02 lần so với năm 2009. Điều này thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp khá tốt. Doanh nghiệp không nên duy trì chỉ số này quá cao vì khi chỉ số này quá cao chứng tỏ doanh nghiệp đang dự trữ một lượng tài sản lưu động lớn, điều này làm cho tốc đo quay vòng vốn lưu động chậm lại dẩn đến việc sử dụng vốn không có hiệu quả. 2.1.2.2 Phân tích khả năng thanh toán nhanh. Hệ số này cho biết vốn bằng tiền và chứng khoán ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt nhanh hiện có của doanh nghiệp có đảm bảo kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không. Bởi vì chỉ tiêu này sau khi loại bỏ lượng hàng tồn kho để khắc phục nhược điểm khả săng thanh toán nợ ngắn hạn. bởi lượng hàng tồn kho nhiều thì khả năng chuyển đổi thành tiền mặt là rất khó khăn. Thông thường chỉ tiêu này bằng 1 là khả quan. Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy hệ số thanh toán vào các năm lần lượt như sau: năm 2008 là 0.05 lần, đến năm 2009 là 0.1 và năm 2010 là 0,08. Nhìn chung khả năng thanh toán của doanh nghiệp là không tốt. Nguyên nhân dẫn đến điều này là chính sách quản lý tồn kho của doanh nghiệp chưa được thực hiện tốt, có thể là do doanh nghiệp chưa đẩy mạnh được khâu bán hàng nên lượng hàng tồn kho tăng lên. Tuy nhiên doanh nghiệp nên duy trì tỷ số thanh toán nhanh ở mức thấp vì như vậy sẽ làm tăng hiệu quả sữ dụng vốn của doanh nghiệp. 2.1.3 Phân tích khả năng cân đối vốn. Bảng 2.3: Phân tích khả năng cân đối vốn qua 3 năm 2008-2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % 1.      Nợ phải trả Đồng 1,711,420,173 4,989,141,028 5,465,986,714 3,277,720,855 191.5 476,845,686 9.6 2.      Tổng tài sản Đồng 2,425,789,753 5,546,650,638 6,182,763,022 3,120,860,885 128.7 636,112,384 11.5 3.      Lợi nhuận trước thuế Đồng 62,324,250 75,322,608 225,400,000 12,998,358 20.9 150,077,392 199.2 4.      Lãi vay Đồng 5.      LNTT + Lãi vay Đồng 62,324,250 75,322,608 225,400,000 12,998,358 20.9 150,077,392 199.2 *        Hệ số nợ (1/2) Lần 0.71 0.90 0.88 0.19  -0.02 *        Khả năng thanh toán lãi vay (5/4) Lần 2.1.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản. Tỷ số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp phản ánh mức độ đảm bảo đối với chủ nợ. qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số nợ qua 3 năm có sự biến động tăng vào năm 2009 nhưng giảm xuống vào năm 2010 điều này là tốt cho doanh nghiệp. Cụ thể: năm 2008 hệ số nợ là 0.71lần, đến năm 2009 hệ số nợ tăng lên dến 0.9 lần, mức tăng là 0.19 lần, điều này là không tốt cho doanh nghiệp. Hệ số nợ tăng sẽ tác động không tốt đến khả năng đầu tư của doanh nghiệp và khả năng thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư khác vào doanh nghiệp. Đến năm 2010 thì hệ số nợ giảm xuống còn 0.88 lần,mức giảm là 0,02 lần, hệ số nợ giảm hệ số là dấu hiệu tốt mà doanh nghiệp cần phải duy trì, bởi vì khi hệ số nợ giảm thì uy tín hay sự đảm bảo cho các đối tác làm ăn hay các nhà đầu tư của doanh nghiệp ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên nhìn chung so với năm 2008 thì hệ số nợ vẫn tăng, vậy nên thời gian tới doanh nghiệp phải có những chính sách phù hợp để kiểm soát hệ số nợ càng giảm càng tốt 2.1.3.2 Khả năng thanh toán lãi vay. Khả năng thanh toán cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi vay hàng năm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải trả lãi vay, điều này tỏ doanh nghiệp làm ăn rất có lãi và không sử dụng vốn vay nên không phải chịu chi phí sử dụng vốn vay hàng năm. 2.1.4: Phân tích khả năng hoạt động. Bảng 2.4: phân tích khả năng hoạt động qua 3 năm 2008-2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 +/-  % +/_  % 1.     Doanh thu thuần Đồng 6,119,105,765 5,564,108,108 10,110,771,935 -554,997,657 -9.1 4,546,663,827 81.7 2.     Tổng tiền và các loại TS tương đương tiền Đồng 83,026,990 47,264,299 97,482,457 35,762,691 -43.1 50,218,158 106.2 3.     Các khoản phải thu Đồng 0 442,837,962 296,893,853 442,837,962 -145,944,109 -33.0   Vòng quay tiền(1/2) Vòng 73.7 117.7 103.7 44 -14   Kì thu tiền bình quân((3)*360)/(1)) Ngày 0 29 11 29 -18 2.1.4.1: Vòng quay tiền. Vòng quay tiền được xác định bằng cách chia doanh thu trong năm cho tổng số tiền và các loại tài sản tương đương tiền bình quân, cho biết số vòng quay của tiền trong năm. Qua bảng phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp ta thấy vòng quay tiền của doanh nghiệp giảm rất mạnh. Cụ thể năm 2008 vòng quay tiền là 73.7 vòng trong năm nghĩa là cứ bỏ ra một đồng tiền và các khoản tương đương tiền thì thu lại được 73.7 đồng doanh thu thuần, đến năm 2009 vòng quay tiền tăng mạnh lên 117.7 vòng, tăng 44 vòng, và đến năm 2010 giảm chỉ còn 103,7 vòng, giảm 14 vòng. Song nhìn chung qua 3 năm thì vòng quay tiền của doanh nghiệp tăng lên khá mạnh, điều này chứng tỏ doanh ngiệp hoạt động ngày càng hiệu quả. 2.1.4.2: Kỳ thu tiền bình quân. Trong phân tích tình hình tài chính ký thu tiền bình quân sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Qua số liệu phân tích khả năng hoạt động ta thấy kỳ thu tiền bình quân qua 3 năm nhìn chung tăng lên. Điều này có nghĩa là kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp rất nhanh. Năm 2008 là 0 ngày, đến năm 2009 kỳ thu tiền là 29 ngày, và năm 2010 giảm và kỳ thu tiền là 11 ngày, mức giảm là 18 ngày. Kỳ thu tiền giảm xuống chứng tỏ các khoản phải thu giảm xuống, điều này rất tốt cho doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần phải tiếp tục giữ vững và phát huy. 2.1.5: Phân tích khả năng sinh lời. Bảng 2.5: phân tích khả năng sinh lời chỉ tiêu ĐVT 2008 mức tăng/giảm 2009 mức tăng/giảm 2010 1 LN sau thuế đồng 44,873,160  16,367.992 61,241,152  107,808,848 169,050,000 2 Tổng tài sản đồng 2,425,789,753 3,338,962,007 5,764,751,760 621,133,524 6,386,158,284 3 Vốn chủ sở hữu đồng 714,369,580 61,241,152 775,610,732 144,560,838 920,171,570 4 Tỷ suất sinh lời của TS (1/2) % 1.85 -0.79 1.06 1.59 2.65 5 Tỷ suất sinh lời của VCSH (1/3) % 6.28 1.62 7.9 10.47 18.37 2.1.5.1: Phân tích khả năng sinh lãi trên tổng tài sản(ROA). Tỷ số này đựơc tính ra bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế của kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nữa năm, hay một năm) chia cho tổng tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ . Đây là một chỉ tiêu hợp nhất dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ suất sinh lãi của tài sản doanh nghiệp qua các năm biến động tăng, giảm không ổn định : Năm 2008 tỷ suất sinh lời là 1,85%, điều này có nghĩa là năm 2008 cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 1,85 đồng. Năm 2009 tỷ suất sinh lãi là 1,06% giảm 0,79% so với năm 2008.Điều này có nghĩa năm 2009 cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 1,06 đồng và giảm 0,79 đồng so với năm 2008, đây là một dấu hiệu tiêu cực của doanh nghiệp, vì tỷ suất sinh lãi trên tổng tài sản biến động của doanh nghiệp do 2 khoản mục tác động trực tiếp, đó là khoản lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản của doanh nghiệp nhưng năm 2009 tổng tài sản tăng 137,64% so với năm 2008 trong khi đó khoản lợi nhuận sau thuế tăng 36,5% so với năm 2008, nên đã làm cho tỷ suất sinh lãi trên tổng tài sản giảm, do vậy mà doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của mình, tuy là năm 2009 doanh nghiệp không sử dụng tốt công suất của tài sản để mang lại một tỷ suất sinh lãi cao làm cho doanh nghiệp thu thêm lợi nhuận, nhưng sang đến năm 2010 thì doanh nghiệp đã quan tâm giải quyết kịp thời, đã đưa ra nhiều chính sách về quản lý tài chính, điều chỉnh cơ cấu lại tài sản lưu động, xem xét lại vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên, vì vậy năm 2010 tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là 2,65% tăng 1,59% so với năm 2009. Điều này có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 2,65 đồng, đây là một sự nổ lực lớn của doanh nghiệp tuy là chưa khắc phục được nhưng doanh nghiệp đã khôi phục được tình trạng sử dụng tài sản hiệu quả thấp của năm 2009,thành tích của doanh nghiệp được thể hiện là năm 2010 tỷ lệ lợi nhuận sau thuế tăng 176,04% so với năm 2009, trong khi đó tỷ lệ tổng tài sản tăng 10,8% so với năm 2009,qua đó cho ta thấy tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tổng tài sản. Qua đó cho ta thấy doanh nghiệp đã cố gắng rất nhiều để tăng hiệu quả sử dụng tài sản của mình nhưng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản vẫn thấp vì vậy doanh nghiệp cần phải khắc phục một số yếu điểm và tăng cường khai thác sử dụng tốt công suất của tài sản doanh nghiệp để mang lại hiệu quả cao . 2.1.5.2: Phân tích khả năng sinh lãi trên tổn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbao_cao_thuc_tap_duc_hong_8305.docx
Tài liệu liên quan