Báo cáo Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Hòa

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ NHNo&PTNT HUYỆN ĐÔNG HÒA 1

1.1 SƠ LƯỢC VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, TÌNH HÌNH DÂN CƯ, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐÔNG HÒA 1

1.1.1 Vị trí địa lý 1

1.1.2 Tình hình dân cư 1

1.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 1

1.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG HÒA 1

1.2.1 Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam 1

1.2.2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hòa 2

1.2.3 Tình hình hoạt động Tín dụng năm 2010 4

1.2.4 Phương hướng hoạt động trong năm 2011 6

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN ĐÔNG HÒA 8

2.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 8

2.1.1 Tình hình tổng nguồn vốn kinh doanh 8

2.1.2 Tình hình huy động vốn 10

2.1.3 Giải pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động 12

2.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 13

2.2.1 Phân tích doanh số cho vay 13

2.2.2 Phân tích tình hình thu nợ 16

2.2.3 Phân tích tình hình dư nợ 19

2.2.4 Phân tích tình hình nợ xấu 23

2.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 26

2.3.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 26

2.3.2 Đánh giá chất lượng tín dụng 29

2.4 NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 30

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN ĐÔNG HÒA 32

3.1 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT – CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP 32

3.1.1 Điểm mạnh – Strengths 32

3.1.2 Điểm yếu – Weaknesses 32

3.1.3 Cơ hội – Opportunities 33

3.1.4 Thách thức – Threats 33

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN ĐÔNG HÒA 34

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37

4.1 KẾT LUẬN 37

4.2 KIẾN NGHỊ 37

4.2.1 Đối với NHNo&PTNT huyện Đông Hòa 37

4.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 39

4.2.3 Đối với Chính quyền địa phương 40

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 41

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5022 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng nghiệp vụ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Phân tích tình hình thu nợ Trong hoạt động ngân hàng để có thể duy trì, bảo tồn và mở rộng nguồn vốn cho vay thì đi đôi với công tác cho vay, Ngân hàng cũng cần quan tâm chú ý đến công tác thu hồi nợ. Ngân hàng phải thu hồi số nợ vay của khách hàng để tiếp tục tái đầu tư vốn cho nền kinh tế. Nếu không thu hồi được nợ thì nguồn vốn của Ngân hàng sẽ bị đóng băng, kế hoạch kinh doanh sẽ bị chậm lại, tác hại lớn lớn hơn là gây ra rủi ro tín dụng, ảnh hưởng tới thanh khoản, từ đó ảnh hưởng tới uy tín, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng phải có kế hoạch thu hồi nợ thường xuyên, phù hợp với tình hình hoạt động của mình. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng Dựa theo tình hình cho vay, công tác thu nợ theo thời hạn tín dụng cũng chia là hao loại: thu nợ ngắn hạn và thu nợ trung hạn. Bảng 2.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng Đơn vị: Triệu đồng, % CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 (+),(-) so với năm trước % (+),(-) so với năm trước TN ngắn hạn 85,870 130,007 44,137 51.40% Trong đó: Hộ nông dân Khách hàng tư nhân 82,023 123,782 41,759 50.91% Hộ SX, KD DNTT 3,847 6,225 2,378 61.81% TN trung hạn 40,108 28,929 -11,179 -27.87% Trong đó: Hộ nông dân Khách hàng tư nhân 39,352 27,924 -11,428 -29.04% Hộ SX, KD DNTT 756 1,005 249 32.94% Tổng doanh số TN 125,978 158,936 32,958 26.16% (Nguồn: phòng Tín dụng) Nếu so với công tác cho vay thì công tác thu nợ của Ngân hàng đạt được nhiều kết quả tốt hơn. Năm 2009 tổng doanh số thu nợ đạt mức 125,978 triệu đồng, đến năm 2010 con số này đã tăng lên mức 158,936 triệu đồng; tăng 32,958 triệu đồng với tốc độ tăng khá cao 26.16% so với năm 2009. Do nợ tồn đọng còn nhiều, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng ở mức cao, nhằm khống chế tỷ lệ này ở mức thấp nhất có thể Ngân hàng đã đặt ra nhiều biện pháp thu hồi nợ và đã đạt được hiệu quả cao. Thu nợ ngắn hạn Doanh số cho vay ngắn hạn tăng cao buộc Ngân hàng chú trọng hơn nữa đến công tác thu nợ của những khoản vay này. Năm 2010 doanh số thu nợ đạt mức cao với 130,007 triệu đồng; tăng 44,137 triệu đồng với tốc độ tăng mạnh 51.4% so với năm 2009. Trước tình hình kinh tế khó khăn, Ngân hàng xem xét kỹ các khoản vay, tiến hành thẩm định, đánh giá khách hàng chính xác mới tiến hành cho vay. Điều này phần nào giúp công tác thu hồi nợ nhanh hơn, đạt số lượng nhiều hơn do phần lớn khách hàng đã được đánh giá khả năng tài chính, khả năng trả nợ và ý thức trả nợ cao; các khoản vay ngắn hạn được đánh giá hiệu quả hơn. Không chỉ thu hồi nợ từ khoản vay của khách hàng tư nhân đạt kết quả tốt, tốc độ thu tăng 50.91% so với năm 2009, Ngân hàng còn thu hồi nợ từ doanh nghiệp với số tiền lên tới 6,225 triệu đồng; tăng 61.81% so với năm 2009. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Nhằm tăng cao doanh số thu hồi nợ ngắn hạn, Ngân hàng cần đề ra nhiều biện pháp thu hồi nợ có tác dụng mạnh nhất là trong ngắn hạn. Thu nợ trung hạn Phần lớn vay trung hạn là các doanh nghiệp. Những năm vừa qua, tuy doanh số cho vay trung hạn đối với doanh nghiệp giảm nhưng doanh số thu nợ đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2010 doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp đạt mức 1,005 triệu đồng, tăng 249 triệu đồng so với năm 2009. Cân nhắc giữa chi phí và lợi nhuận, doanh nghiệp đã nhanh chóng hoàn thành công tác trả nợ. Tuy nhiên, doanh số thu nợ trung hạn năm 2010 chỉ đạt mức 28,929 triệu đồng, giảm 11,179 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là do công tác thu nợ đối với khoản vay khách hàng tư nhân gặp khó khăn hơn, từ đó làm giảm doanh số thu nợ trung hạn. Năm 2009 doanh số thu nợ đối với khách hàng cá nhân đạt mức 39,352 triệu đồng nhưng đến năm 2010 con số này đã giảm còn 27,924 triệu đồng. Do không nắm bắt được mức độ rủi ro trong tương lai cũng như trình độ sử dụng vốn trung hạn thấp, nguồn trả nợ chính từ thu nhập của phương án, dự án vay nên khi xảy ra rủi ro đối tượng này thường mất khả năng trả nợ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho công tác thu nợ. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho Ngân hàng là vừa phải cho vay hiệu quả vừa phải hoàn thành nhiệm vụ thu hồi nợ, từ đó mới nâng cao được hiệu quả hoạt động. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Mặc dù công tác thu hồi nợ nhìn chung là tốt, tuy nhiên mỗi cách phân loại đều có ý nghĩa riêng, không chỉ xem xét tiến độ thu hồi nợ, Ngân hàng cũng cần tính đến khả năng kinh doanh của từng thành phần kinh tế; từ đó đề ra biện pháp thu nợ cụ thể cho từng trường hợp. Hình 2.3: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế (Nguồn: phòng Tín dụng) Những năm gần đây do diễn biến kinh tế thị trường phức tạp, điều kiên thời tiết thay đổi thất thường, bệnh dịch lan tràn nhiều hộ sản xuất thua lỗ, nông dân mất mùa. Trong khi thu nhập chính của những hộ này chủ yếu là từ chăn nuôi, trồng trọt; nguồn thu nhập phụ không đáng kể, mất nguồn thu nhập chính cũng là nguyên nhân không trả nợ được cho Ngân hàng. Tình hình thu nợ đối với những hộ này rơi vào bế tắc, Ngân hàng chỉ biết trông chờ vào khả năng trả nợ ở mùa sau. Điều này không có nghĩa là hạn chế cho vay đối với hộ nông dân, vì nếu không tiếp cận được vốn thì năng suất lao động của người nông dân hầu như rất thấp. Ngoài sự tin tưởng, Ngân hàng cần tiếp tục hỗ trợ vốn, phối hợp với phòng khuyến nông ở xã, huyện giúp nông dân đề ra phương án sản xuất hiệu quả. Đồng thời đề ra phương hướng khắc phục hậu quả kịp thời khi có thiệt hại xảy ra. Tạo được lòng tin ở nông dân, công tác thu nợ của Ngân hàng sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn. Mặc dù, hộ nông dân không thu được nợ nhưng đối với khách hàng tư nhân và doanh nghiệp, công tác thu nợ đã mang lại kết quả tốt, góp phần tăng tổng doanh số thu nợ cho Ngân hàng. Năm 2010 doanh số thu nợ đối với khách hàng tư nhân đạt mức 151,706 triệu đồng tăng cao hơn so với năm 2009 chỉ đạt mức 121,375 triệu đồng. Đối với doanh nghiệp con số này tăng từ mức 4,603 năm 2009 lên mức 7,230 triệu đồng năm 2010. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp và khách hàng tư nhân có khả năng kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn, có ý thức trả nợ tốt, Ngân hàng cần có biện pháp ưu đãi với thành phần này nhằm giữ chân và lôi kéo thêm nhiều khách hàng hơn nữa. Giải pháp cho công tác thu hồi nợ Công tác thu hồi nợ là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động của Ngân hàng; vì vậy cần được đặc biệt quan tâm để đảm bảo nguồn vốn của Ngân hàng không bị ứ đọng gây ra rủi ro tín dụng, ảnh hưởng uy tín cũng như lợi nhuận của Ngân hàng. Điều quan trọng nhất là công tác cho vay tốt mới giảm thiểu áp lực trong thu hồi nợ. Ngân hàng cần thẩm định và đánh giá khách hàng một cách chính xác trước, trong và sau khi cho vay. Đặc biệt cần lưu ý với các khoản vay trung hạn, do tính chất luân chuyển vốn, chi phí sử dụng vốn cao hơn, thời gian trả nợ nhất định và liên tục trong quá trình vay nên đòi hỏi người sử dụng vốn phải có trình độ hiểu biết nhất định về lịch trả nợ cũng như dự báo tình hình trong tương lai. Ngân hàng cần tư vấn rõ để khách hàng hiểu, từ đó tìm ra phương án tối ưu cho cả khách hàng và Ngân hàng. Xây dựng và duy trì tổ xử lý nợ tồn đọng, CBTD nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Tập trung xử lý dứt điểm các khoản nợ quá hạn, nợ tồn đọng, kiên quyết không để tình trạng nợ kéo dài. Mặt khác, phối hợp với các ban ngành, các cấp Chính quyền địa phương để xử lý thu hồi nợ tồn đọng, nợ cho vay tạo ra môi trường đầu tư an toàn hơn, lành mạnh hơn. Phân tích tình hình dư nợ Thực tế cuộc khủng hoảng của ngành tài chính thế giới thời gian qua một lần nữa cho thấy, hoạt động tín dụng nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ra hậu quả khôn lường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay. Chính vì vậy, các Ngân hàng có sự kiểm soát chặt trong hoạt động cho vay dù phải hy sinh lợi nhuận. Tăng dư nợ là một vấn đề nhưng đáng quan tâm hơn là biết được dòng vốn đó chảy vào đâu. Bởi nếu các dòng vốn đó đi đúng mục tiêu như các chính sách của Chính phủ đề ra thì không gây ra nguy cơ nhưng nếu không kiểm soát tốt để nguồn vốn đó đi vào các kênh đầu cơ như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản thì rủi ro xảy ra là điều khó tránh. Với nguyên tắc “Có tăng trưởng thêm nguồn vốn ổn định mới tăng trưởng thêm dư nợ” những năm qua tổng nguồn vốn kinh doanh tăng mạnh là cơ sở cho tăng trưởng dư nợ. Hình 2.4: Xu hướng tổng dư nợ cho vay trong giai đoạn 2005 – 2010 và kế hoạch năm 2015 (Nguồn: phòng Tín dụng) Tình hình dư nợ tăng mạnh qua các năm cho thấy công tác đầu tư tín dụng của Ngân hàng đã đạt nhiều kết quả tích cực. Dư nợ tăng khẳng định một điều rằng quy mô hoạt động của Ngân hàng được mở rộng, số lượng khách hàng tăng, cung cấp nguồn vốn cần thiết cho nền kinh tế, thu lãi được nhiều. Tuy nhiên, dư nợ càng lớn thì luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Vì thế, Ngân hàng phần nào hạn chế chỉ tiêu dư nợ để cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro sao cho hợp lý. Theo kế hoạch năm 2015 Ngân hàng dự kiến dư nợ cho vay sẽ đạt mức 280,000 triệu đồng. 2.2.3.1 Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng Dư nợ là số tiền tính tới thời điểm hiện tại ngân hàng đang cho vay và chưa thu hồi. Bao gồm các khoản cho vay chưa đến thời điểm thanh toán, các khoản nợ quá hạn, nợ quá hạn được gia hạn nợ. Dư nợ cho vay có ý nghĩa quan trọng trong công tác đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và quy mô hoạt động của Ngân hàng. Bảng 2.6: Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng Đơn vị: Triệu đồng, % CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 (+),(-) so với năm trước % (+),(-) so với năm trước Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Ngắn hạn 95,552 67.87% 97,761 66.34% 2,209 2.31% Trung hạn 45,239 32.13% 49,602 33.66% 4,363 9.64% Tổng dư nợ: 140,791 100% 147,363 100% 6,572 4.67% (Nguồn: phòng Tín dụng) Cùng với sự gia tăng doanh số cho vay thì dư nợ cho vay cũng biến động theo. Tổng dư nợ cho vay năm 2010 đạt mức 147,363 triệu đồng; tăng 6572 triệu đồng với tốc độ tăng 4.67% so với năm 2009. Nhìn chung, tốc độ tăng dư nợ nhanh hơn tốc độ tăng doanh số cho vay nhưng mức tăng nhỏ. Ngân hàng luôn cân nhắc kỹ đối với các khoản vay, chú trong bản chất hơn là hình thức nhằm tránh tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng, giảm nguy cơ rủi ro luôn tiền ẩn. Dư nợ cho vay ngắn hạn: Chiếm tỷ trọng 66.34% trong tổng dư nợ, năm 2010 dư nợ ngắn hạn đạt mức 97,761 triệu đồng tăng 2,209 triệu đồng so với năm 2009. Dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng là vì công tác cho vay ngắn hạn của nhiều thành phần kinh tế trước xu thế phát triển kinh tế tăng, Ngân hàng có chủ trương mở rộng cho vay đối với các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình với mục đích cho vay kinh doanh, làm kinh tế phụ gia đình hoặc cho vay tiêu dùng. Dư nợ cho vay trung hạn: Chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với dư nợ ngắn hạn. Năm 2009 mức dư nợ trung hạn đạt mức 45,239 triệu đồng đến năm 2010 con số này tăng lên mức 49,602 triệu đồng với tốc độ tăng 9.64%. Những dự án lớn chưa được triển khai một cách hiệu quả so với tiềm năng của huyện góp phần đẩy dư nợ trung hạn lên cao. Nếu xét cơ cấu cho vay thì cho vay tài trợ vốn lưu động, vốn ngắn hạn chiếm ưu thế hơn. Ngân hàng cần chuyển dịch cơ cấu cho vay tăng dần cho vay trung và dài hạn đối với các dự án lớn, đáp ứng yêu cầu vốn trung và dài hạn hợp lý cho người dân. 2.2.3.2. Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế Với mục tiêu tăng trưởng dư nợ an toàn, chất lượng và hiệu quả, tăng trưởng trên cơ sở tăng nguồn vốn huy động tại địa phương đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ nhằm khẳng định vai trò chủ lực đầu tư nông nghiệp, nông thôn ngân hàng đã đề ra nhiều giải pháp khả thi để tăng trưởng dư nợ. Bảng 2.7: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế Đơn vị: Triệu đồng, % CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 (+),(-) so % (+),(-) so Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng với năm trước với năm trước Ngành nông nghiệp 79,293 56.32% 81,773 55.49% 2,480 3.13% Ngành CN, TTCN 6,742 4.79% 8,473 5.75% 1,731 25.67% Ngành thủy, hải sản 16,020 11.38% 17,881 12.13% 1,861 11.62% Ngành TM, DV 15,038 10.68% 16,186 10.98% 1,148 7.63% Ngành vận tải 6,717 4.77% 8,029 5.45% 1,312 19.53% Tiêu dùng 16,221 11.52% 14,186 9.63% -2,035 -12.55% Ngành khác 760 0.54% 835 0.57% 75 9.87% Tổng dư nợ 140,791 100% 147,363 100% 6,572 4.67% (Nguồn: phòng Tín dụng) Chú thích: CN, TTCN: Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp TM, DV: Thương mại, Dịch vụ Sản xuất nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện nên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Năm 2010 dư nợ ngành nông nghiệp đạt mức 81,773 triệu đồng, tăng 2,480 triệu đồng so với năm 2009. Dư nợ tăng chậm do cho vay ngành nông nghiệp có tính thời vụ, tính chất các khoản vay là ngắn hạn, thời gian thu hồi nợ nhanh. Kinh tế nông thôn ngày càng phát triển, bà con mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thiết bị máy móc cho sản xuất nhưng diễn biến thời tiết xấu, giá cả hàng hóa tăng, bệnh dịch lây lan là những nguyên nhân làm cho dư nợ ngành tăng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuy chỉ chiếm 5.75% trên tổng dư nợ nhưng là ngành có tốc độ tăng khá nhanh 25.76%. Năm 2010 dư nợ ngành đạt mức 8,473 triệu đồng, tăng 1,713 triệu đồng so với năm 2009. Với chủ trương công nghiệp hóa, cơ khí hóa nông thôn, đây là ngành có triển vọng trong tương lai để phát triển kinh tế huyện, cần chú trọng đến công tác đầu tư ngành này nhằm đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Ngành thủy, hải sản là ngành có giá trị kinh tế cao, thời gian qua đã đóng góp tích cực trong công tác thay đổi bộ mặt của huyện. Năm qua, ngành nhiều khó khăn do thiên tai, bão lũ, dịch bệnh ở một số loài tôm khiến nhiều ngư dân gần như mất trắng đã làm tăng dư nợ của ngành. Bên cạnh đó, hoạt động nuôi trồng và khai thác vẫn còn hạn chế, chưa tận dụng hết được tiềm năng của huyện. Dư nợ năm 2010 đạt mức 17,881 triệu đồng; tăng 1,861 triệu đồng với tốc độ tăng 11.62% so với năm 2009. Do cách thức nuôi trồng và đánh bắt chủ yếu là ven bờ nên nhu cầu vay vốn chủ yếu là tu sửa thuyền bè, mua lưới đánh bắt. Dựa vào tính chất ngành nghề, Ngân hàng có thể mạnh dạn đầu tư vốn cho ngư mua thuyền lớn phục vụ đánh bắt xa bờ nhằm khai thác tối đa tiềm lực của huyện. Thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, mang lại nhiều lợi nhuận và thời gian này ít gặp rủi ro nên rất nhiều người tăng cường vay vốn để đầu tư, chính vì vậy làm cho dư nợ ngành này tăng lên. Năm 2010 dư nợ ngành đạt mức 16,186 triệu đồng, tăng 1,148 triệu đồng so với năm 2009. Chiếm tỷ trọng 10.98% trên tổng dư nợ, thương mại dịch vụ đang từng ngày thay đổi bộ mặt kinh tế của huyện. Là ngành dịch vụ, hướng tới phục vụ nhu cầu khách hàng là xu hướng tất yếu khi kinh tế xã hội phát triển, đời sống vật chất con người ngày càng tăng cao. Vận tải chiếm 5.54% trong tổng dư nợ nhưng có tốc độ tăng khá nhanh 19.53%. kinh tế ngày càng tăn trưởng, đường xá mở rộng, giao thông thuận tiện là điều kiện để ngành vận tải phát triển, giúp lưu thông hàng hóa từ vùng này đến vùng khác. Năm 2010 dư nợ cho vay ngành này đạt mức 8,029 triệu đồng, tăng 1,312 so với năn 2009. Tiêu dùng năm qua giảm đáng kể, tốc độ giảm 12.55%. Tình hình kinh tế khó khăn, giá cả nhiều mặt hàng tăng cao trong khi tốc độ tăng lương chậm hơn, tình trạng lạm phát khiến người dân phải thắt eo buộc bụng, cắt giảm chi tiêu đến mức tối đa có thể nhằm chống chọi với cơn bão giá. Năm 2010, dư nợ tiêu dùng giảm 2,035 triêu đồng còn 14,186 triệu đồng so với năm 2009, chiếm 9.63% trên tổng dư nợ cho vay. Một số ngành khác có mức dư nợ thấp, chiếm tỷ trọng khá nhỏ trên tổng dư nợ; với số tiền 835 triệu đồng tăng 75 triệu đồng so với năm 2009. Nhìn chung dư nợ các ngành đều gia tăng với mức tăng không đồng đều, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các ngành để phát triển phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, ngân hàng cần tăng hơn nữa dư nợ cho vay nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tăng trưởng an toàn, chất lượng và hiệu quả. Phân tích tình hình nợ xấu Hoạt động tín dụng ngân hàng luôn có rủi ro nhất định. Vì công tác thu nợ thực hiện trong tương lai, Ngân hàng chỉ có thể kiểm soát để đạt mức thu nợ cao, hạn chế mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Vì vậy, nợ quá hạn, nợ xấu là điều khó tránh khỏi của bất kỳ Ngân hàng nào. Nó là nguyên nhân của tình trạng vốn bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm ảnh hưởng đến hoạt động tái đầu tư, khả năng đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng kém, gây ra tình trạng mất thanh khoản tạo tâm lý bất an cho khách hàng gửi tiền. Nghiêm trọng hơn là hình ảnh Ngân hàng giảm sút, khả năng phá sản tăng cao. Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng, từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cũng như trình độ thẩm định dự án có tính khả thi của Ngân hàng. Nợ xấu theo thành phần kinh tế Phần lớn công tác cho vay của Ngân hàng chỉ tập trung cho hộ sản xuất kinh doanh. Những năm gần đây, kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu đời sống con người tăng cao Ngân hàng đã mở rộng cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, do công tác quản lý nợ còn hạn chế, tỷ lệ nợ xấu ở các thành phần này đã tăng lên đáng kể. Bảng 2.8: Nợ xấu theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng, % CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 % (+),(-) nợ xấu so với năm trước (+),(-) so với năm trước % (+),(-) so với năm trước Số tiền % Nợ xấu Số tiền % Nợ xấu Doanh nghiệp 277 4.71% 4.71% 277 CV tiêu dùng CBNV 1,138 0.77% 1,095 7.72% 6.95% -43 -3.78% CV hộ SXKD 1,593 1.17% 1,806 1.42% 0.25% 213 13.37% Tổng nợ xấu 2,731 1.94% 3,178 2.16% 0.22% 447 16.37% (Nguồn: phòng Tín dụng) Cho vay tiêu dùng CBNV năm 2010 đạt mức 1,095 triệu đồng, tuy đã giảm 43 triệu so với năm 2009 nhưng tỷ lệ nợ xấu khá cao 7.72%. Một phần do Ngân hàng chủ quan trong công tác cho vay, phần khác do ý thức trả nợ của một số CBNV ở các trường học, cơ quan kém, một số đã chuyển địa điểm công tác nhưng không báo lại cho Ngân hàng, kê khai lương tháng cao hơn thực tế để được vay nhiều hơn, số khác lại cố tình không trả nợ dù CBTD đã làm việc nhiều lần có cam kết, thậm chí khởi kiện dân sự, cơ quan quản lý tiền lương chưa nhiệt tình trong công tác thu nợ của Ngân hàng. Nhìn chung, công tác cho vay phục vụ đời sống gặp phải nhiều khó khăn nhất là công tác thu hồi nợ, Ngân hàng cần những giải pháp chặt chẽ, phù hợp hơn để giảm nợ xấu đến mức thấp nhất. Tình hình kinh tế khó khăn, sau thời gian bám trụ nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp tục kinh doanh dẫn đến giải thể, phá sản. khoản nợ xấu đối với doanh nghiệp tăng lên, năm 2010 xuất hiện nợ xấu ở mức 277 triệu đồng với tỷ lệ nợ xấu 4.17%. Góp phần gia tăng tỷ lệ nợ xấu là hộ sản xuất kinh doanh với tỷ lệ nợ xấu 1.42%, là thành phần kinh tế có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất nhưng số tiền nợ xấu lại cao nhất trong cơ cấu nợ xấu đạt mức 1,806 triệu đồng. Gần đây, Ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với hộ mới nhằm khống chế tỷ lệ nợ xấu nhưng đó chỉ là biện pháp tạm thời, xét về lâu dài Ngân hàng cần có chiến lược cụ thể trong công tác quản lý và xử lý nợ rủi ro. 2.2.4.2. Nợ xấu theo ngành kinh tế Mặc dù áp dụng nhiều biện pháp khống chế tỷ lệ nợ xấu nhưng năm 2010 tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng vẫn ở mức cao 2.16%, tăng 0.22% so với năm 2009. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng nợ xấu của Ngân hàng còn khá cao 16.37%, với số tiền nợ xấu ở mức 3,178 triệu đồng. Mỗi ngành có một đặc điểm riêng nên Ngân hàng cần đưa ra biện pháp có tính khả thi, phù hợp với từng ngành nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu, hướng Ngân hàng tới quản lý chất lượng tín dụng tốt hơn. Bảng 2.9: Nợ xấu theo ngành kinh tế Đơn vị: Triệu đồng, % CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 % (+),(-) nợ xấu so với năm trước (+),(-) so với năm trước % (+),(-) so với năm trước Số tiền % Nợ xấu Số tiền % Nợ xấu Ngành nông nghiệp 1,080 1.36% 1,352 1.65% 0.29% 272 25.19% Ngành CN, TTCN 30 0.35% 0.35% 30 Ngành thủy, hải sản 104 0.65% 333 1.86% 1.21% 229 220.19% Ngành TM, DV 80 0.53% 81 0.50% -0.03% 1 1.25% Ngành vận tải 281 4.18% 241 3.00% -1.18% -40 -14.23% Tiêu dùng 1,138 7.02% 1,095 7.72% 0.70% -43 -3.78% Ngành khác 48 6.32% 46 5.51% -0.81% -2 -4.17% Tổng nợ xấu 2,731 1.94% 3,178 2.16% 0.22% 447 16.37% (Nợ xấu theo ngành kinh tế = Nợ xấu của ngành /Dư nợ của ngành) (Nguồn: phòng Tín dụng) Tình hình kinh tế khó khăn không chỉ đối với nông nghiệp mà bao phủ tất cả các ngành khác trong nền kinh tế. Năm 2010 nông nghiệp và tiêu dùng là hai ngành có số tiền nợ xấu cao nhất, lần lượt ở mức 1,352 và 1,095 triệu đồng, tuy nhiên tiêu dùng có tỷ lệ nợ xấu cao hơn 7.72%. Nhìn chung, số tiền nợ xấu các ngành còn lại đều nhỏ và tỷ lệ nợ xấu thấp; đáng chú ý là ngành thủy, hải sản có mức tăng nợ xấu nhanh đáng kể tăng 2.2 lần so với năm 2009. Đây là ngành có tiềm năng lớn nhưng độ rủi ro cao, không chỉ chú trọng công tác đầu tư Ngân hàng cần xét đến khía cạnh rủi ro tín dụng mà khoản vay của ngành gây ra. 2.2.4.3. Nguyên nhân tăng nợ xấu 2.2.4.3.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng Ngân hàng chưa nắm bắt được nhu cầu vốn thực sự của khách hàng, điều này liên quan đến đội ngũ CBTD trong việc xem xét hồ sơ vay, kiểm tra thẩm định nhu cầu vay vốn của khách hàng. Giả sử, nếu Ngân hàng không nắm được khả năng nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng hộ này vay thừa, hộ kia thiếu vốn. Hộ vay thừa sẽ không sử dụng hết số tiền vay, số tiền còn lại có thể sử dụng sai mục đích như mua sắm, chi tiêu trong gia đình… Còn đối với hộ thiếu vốn sẽ không đủ trang trải các chi phí sản xuất từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sử dụng vốn giảm. Vì thế cả hai trường hợp đều có khả năng phát sinh nợ quá hạn, gây tổn thất cho Ngân hàng. Công tác thu hồi nợ chưa đồng bộ và nhất quán. CBTD thiếu kiểm tra, quản lý kỳ hạn trả nợ gốc, trả lãi của khách hàng không chặt chẽ, chưa nổ lực trong công việc thu hồi nợ gốc và nợ lãi đến hạn, nợ gốc đến hạn. Mặt khác, do công tác kiểm tra khoản vay sau khi giải ngân còn lơ là, kiểm tra không thường xuyên xuất hiện tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. 2.2.4.3.2. Nguyên nhân từ khách hàng, khoản vay Sau suy thoái kinh tế toàn cầu, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, nhiều lao động xuất khẩu vay vốn tại ngân hàng đã trở về quê hương. Phần lớn đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, với hy vọng xuất khẩu lao động sẽ kiếm được thu nhập cao để cải thiện đời sống nhưng khi trở về lại không tìm được công việc phù hợp, thu nhập bấp bênh, không có khả năng trả nợ. Mặt khác, một số khách hàng có biểu hiện chây ỳ trong việc trả nợ gốc, trả lãi chậm; nhất là nợ cho vay tiêu dùng CBNV ở các cơ quan trong huyện và giáo viên các trường học. Bên cạnh đó, sự minh bạch về sổ sách kế toán của doanh nghiệp vẫn còn là một khó khăn rất lớn đối với CBTD trong công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng vay vốn. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đôi khi chỉ thể hiện tính hình thức hơn là thực chất. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Ngân hàng vẫn luôn chú trọng phần tài sản đảm bảo như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. Chiếm phần lớn trong danh mục tài sản thế chấp vay vốn hiện nay là bất động sản, chủ yếu là đất ở và đất nông nghiệp có tính thanh khoản thấp, giá trị nhỏ. Biện pháp thường thấy của Ngân hàng là gia hạn nợ nhưng đó là cách để tiến gần hơn tới ranh giới nợ xấu. Mặt khác, khi giá nhà đất giảm như trong thời gian qua, Ngân hàng lại rơi vào tình trạng giá tài sản thế chấp cho khoản nợ lại cao hơn giá thực tế. Nếu có xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ, Ngân hàng cũng gặp phải nhiều vướng mắc; đặc biệt là bán tài sản thế chấp. 2.2.4.3.3. Nguyên nhân khác Lãi suất huy động của các NHTM, cả USD và VND đều biến động tăng. Lãi suất cho vay đầu ra buộc phải tăng theo để cân đối. Theo đó, chi phí vốn của doanh nghiệp đội lên, khả năng trả nợ bị ảnh hưởng. Doanh nghiệp trên địa bàn có quy mô vừa và nhỏ, vốn tự có thấp muốn tiếp tục kinh doanh phải chấp thuận mức lãi suất cao do xuất phát từ sự thiếu vốn trầm trọng, năng lực tài chính hạn chế, độ tín nhiệm thấp nên không tiếp cận được những nguồn vốn khác. Và tất nhiên, nguy cơ nợ xấu Ngân hàng tăng lên từ nhóm đối tượng này. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. Những năm qua, do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, mưa bão, lũ lụt triền miên, dịch bệnh hoành hành, giá cả tăng cao dẫn đến nhiều hộ sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, nông dân bị mất mùa; trong khi đấy lại là nguồn thu nhập chính, từ đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Thực tế cho thấy hoạt động tín dụng ngân hàng vẫn có sự can thiệp của Chính phủ, Ngân hàng vẫn có nghĩa vụ thực hiện các khoản cho vay chính sách, theo các chương trình phát triển của Chính phủ hoặc vì lý do chính trị. Tất nhiên, các khoản cho vay chính sách thông thường bao giờ cũng có chất lượng thấp hơn các khoản cho vay thương mại. Nhìn chung, Ngân hàng đang cố gắng khống chế nợ xấu ở mức thấp có thể. Mặc dù, tăng trưởng dư nợ tín dụng cao hơn năm 2009 nhưng với quy định về tỷ lệ an toàn vốn phải nâng lên 9% kể từ ngày 1/10/2010, Ngân hàng đã bắt đầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao thuc tap tot nghiep.doc
  • pdfBao cĂ¡o thuc tap tot nghiep.pdf
Tài liệu liên quan