ThươngMỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT .1
BÁO CÁO TÓM TẮT.2
GIỚI THIỆU .9
PHẦN I – PHÂN TÍCH CÁN CÂN THANH TOÁN (BOP) TỪ GÓC ĐỘ KINH TẾ .10
I.1. GIỚI THIỆU.10
I.2. TỔNG QUAN CÁN CÂN THANH TOÁN Ở VIỆT NAM.10
I.2.1 Đặc điểm BOP ở Việt Nam.10
I.2.2 Diễn biến cán cân thương mại.15
I.3. SỰ BỀN VỮNG VÀ VẤN ĐỀ MANG TÍNH CƠ CẤU CỦA BOP .18
I.4. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHÍNH SÁCH .19
I.4.1. Đề xuất biện pháp ngắn hạn .19
I.4.2. Đề xuất biện pháp dài hạn.21
PHẦN II – KHUNG KHỔ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI.22
II.1. QUY ĐỊNH VỀ BOP CỦA WTO LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI HÀNG
HÓA.22
II.1.1 Ngoại lệ BOP trong hệ thống GATT/WTO.22
II.1.2 Quy định BOP áp dụng với các thành viên phát triển (Điều XII GATT 1994)
22.
II.1.3 Quy định BOP áp dụng với các nước đang phát triển (Điều XVIII:B GATT
1994) .23
II.1.3 Hình thức các biện pháp BOP.23
II.1.4 Mức độ, cơ chế quản lý giám sát, phạm vi và thời hạn áp dụng hạn chế .24
II.1.5 Vai trò của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) .26
II.1.6 Khía cạnh pháp lý và quy định về thủ tục Tham vấn về BOP .30
II.2. QUY ĐỊNH BOP CỦA WTO TRONG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ.38
II.3 CÁC CUỘC THAM VẤN TRONG KHUNG KHỔ UỶ BAN BOP .38
II.3.1 Giới thiệu .38
II.3.2 Các đợt tham vấn đầy đủ quan trọng nhất giữa Uỷ ban BOP của WTO với các
nước đang phát triển đến năm 2000.39
II.3.3 Tham vấn đầy đủ với các thành viên LDC .43
II.3.4 Tham vấn với các nền kinh tế chuyển đổi theo Điều XII GATT 1994 đến năm
2000 .43
II.3.5 Các đợt tham vấn gần đây.48
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích thâm hụt thương mại của Việt Nam và các điều khoản về cán cân thanh toán của WTO (10/2009), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường hợp của Ấn Độ, một số thành viên khác phát hiện Ấn Độ không lý giải một
cách hợp lý là tại sao biện pháp theo giá không hữu hiệu trong loại bỏ khó khăn về BOP
và lý do tại sao lại án dụng hạn chế định lượng để xử lý khó khăn BOP.
22
II.1.4 Mức độ, cơ chế quản lý giám sát, phạm vi và thời hạn áp dụng hạn chế
Mức độ
Mức độ của biện pháp hạn chế vì lý do BOP được quy định khá chặt chẽ tại Điều XII
hoặc XVIII:B GATT 1994, biện pháp chỉ được áp dụng ở mức độ không quá mức cần
thiết để khắc phục khó khăn BOP. Trong trường hợp nước vận dụng Điều XVIII:B là
nước đang phát triển, thì biện pháp BOP “sẽ không vượt quá mức cần thiết: (i) để ngăn
ngừa nguy cơ hay để ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng dự trữ ngoại hối, hoặc (ii)
trong trường hợp một bên ký kết có dự trữ ngoại hối rất thấp, để nâng dự trữ ngoại hối
lên một mức hợp lý.”
23
18
Đoạn 2 trong Cách hiểu
19
Đoạn 2 trong Cách hiểu
20
Đoạn 3 trong Cách hiểu
21
Đoạn 4 trong Cách hiểu
22
Báo cáo Tham vấn với Ấn Độ, WT/BOP/R/11. Trong đợt tham vấn gần đây của Ecuador với Ủy ban BOP, nhiều
thành viên tuyên bố việc sử dụng hạn chế định lượng là không phù hợp. Ecuador đã đồng ý thay thế hầu hết các hạn
chế định lượng bằng biện pháp theo giá. WT/BOP/R/91
23
Điều XVIII:9 GATT 199425
Yêu cầu này đối với các nước đang phát triển không chặt chẽ bằng các nước phát triển vì
các nước đang phát triển có thể áp dụng biện pháp BOP để ngăn ngừa “nguy cơ” suy
giảm nghiêm trọng dự trữ ngoại hối, trong khi các nước phát triển chỉ được phép áp dụng
biện pháp này để ngăn ngừa “nguy cơ lớn” về sự suy giảm dự trữ. Ngoài ra, các thành
viên đang phát triển có dự trữ thiếu hụt có thể áp dụng biện pháp BOP để nâng dự trữ của
mình lên mức hợp lý, trong khi các thành viên phát triển chỉ được phép áp dụng khi dự
trữ quốc tế rơi xuống mức thật thấp.
Cơ chế quản lý giám sát và phạm vi của biện pháp
Quy định của WTO cũng đặt ra một số hạn chế nhất định khi áp dụng hạn chế thương
mại vì lý BOP. Biện pháp BOP phải tránh không gây ra thiệt hại đối với lợi ích kinh tế
hoặc thương mại của bất cứ thành viên nào khác
24
Biện pháp có thể phân biệt giữa các .
sản phẩm, nhưng không được phân biệt giữa các nước.
25
Biện pháp cần có cơ chế giám
sát, quản lý minh bạch nhằm tối thiểu hóa tác động bảo hộ không mong muốn.
Về phạm vi áp dụng, Cách hiểu đưa ra cách diễn giải chặt chẽ hơn so với lời văn gốc
trong GATT 1947 cũng như trong thực tiễn, theo đó “Thành viên khẳng định rằng các
biện pháp hạn chế nhập khẩu được thực hiện vì lý do BOP có thể chỉ được áp dụng để
kiểm tra mức độ tổng quát của nhập khẩu và không thể vượt quá mức cần thiết để giải
quyết khó khăn về BOP.
26
Biện pháp hạn chế cần được quản lý giám sát một cách minh
bạch.
27
Các cơ quan tại nước nhập khẩu phải đưa ra lý giải hợp lý về tiêu chí sử dụng để
xác định sản phẩm bị áp dụng biện pháp hạn chế. Dựa trên Điều XII và đoạn 10 Điều
XVIII, các chính phủ có thể không áp dụng hoặc áp dụng biện pháp hạn chế ở mức độ
nhất định đối với các sản phẩm thiết yếu. Thuật ngữ “các sản phẩm thiết yếu” được hiểu
là các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cơ bản hoặc có ảnh hưởng tới nỗ lực cải thiện
cán cân thanh toán của nước thành viên, ví dụ như vật tư, tư liệu và máy móc phục vụ sản
xuất. Khi triển khai cơ chế giám sát, quản lý việc áp dụng biện pháp hạn chế, một thành
viên chỉ áp dụng cơ chế cấp phép tùy ý trong trường hợp không thể dùng cơ chế khác và
sẽ từng bước xóa bỏ cơ chế này.”
28
Trong trường hợp tham vấn của Ukraine, dự kiến áp
dụng phụ thu nhập khẩu bị phản đối vì chỉ áp dụng với 2 sản phẩm chiếm khoảng 0.6 %
số dòng thuế, và chỉ ảnh hưởng đến khoảng 7.3 % tổng kim ngạch nhập khẩu.
29
Thời hạn áp dụng
Biện pháp BOP chỉ được áp dụng trong một thời gian nhất định. Thành viên có nghĩa vụ
thông báo công khai ngay khi có thể về lịch trình xóa bỏ biện pháp hạn chế nhập khẩu.
Lịch trình này có thể được điều chỉnh nếu cần thiết để phản ánh kịp thời tình hình BOP
30
Nước đang phát triển không phải thực hiện yêu cầu “thu hồi hoặc điều chỉnh biện pháp
hạn chế với lý do là sự thay đổi trong chính sách phát triển của mình đã làm mất đi tính
cần thiết của biện pháp hạn chế được áp dụng theo quy định tại Mục này”.
31
24
Điều XII(3/c) GATT 1994
25
Điều XIII GATT 1994
26
Cách hiểu, đoạn 4.
27
Cách hiểu, đoạn 4.
28
Cách hiểu, đoạn 4.
29 WT/BOP/R/93
30
Cách hiểu, đoạn 1.
31
Điều XVIII: (11) GATT 199426
Nhưng cũng có trường hợp cụ thể trong đó các thành viên liên quan không đồng ý với
cách diễn giải về chính sách phát triển và sự khác biệt giữa chính sách phát triển và các
biện pháp kinh tế vĩ mô. Trong vụ hạn chế định lượng của Ấn Độ, Hội đồng kết luận rằng
Ấn Độ có thể quản lý được tình hình BOP thông qua các công cụ chính sách kinh tế vĩ
mô, mà không cần áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng. Ấn Độ kiện phúc thẩm
phán quyết này với lập luận rằng Hội đồng yêu cầu Ấn Độ điều chỉnh chính sách phát
triển của mình. Tuy nhiên, Cơ quan Phúc thẩm giữ nguyên phán quyết của Hội đồng và
kết luận: “chúng tôi cho rằng các công cụ chính sách vĩ mô không liên quan đến chính
sách phát triển cụ thể nào, nhưng được tất cả các thành viên vận dụng mà không gắn với
loại hình chính sách phát triển mà họ theo đuổi.”
32
Tổng kết các yêu cầu cơ bản đối với các biện pháp BOP
Theo quy định hiện hành của WTO, các biện pháp BOP phải thỏa mãn yêu cầu:
· Tạm thời;
· Nguyên tắc cơ bản là dựa trên cơ sở là giá cả;
· Minh bạch; và
· Áp dụng chung với toàn bộ nhập khẩu.
II.1.5 Vai trò của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
Thẩm quyền của IMF
Quy định BOP trong GATT/WTO không thể áp dụng nếu không xác định rõ các khái
niệm cơ bản về
· Sự sụt giảm nghiêm trọng dự trữ tiền tệ; hoặc
· Nguy cơ (lớn) của sự sụt giảm nghiêm trọng; hoặc
· Xác định mức dự trữ tiền tệ nào là mức rất thấp hoặc không đủ.
Các vấn đề này thuộc thẩm quyền và năng lực của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Điều XV:
1 GATT 1994 nêu quy định về trách nhiệm hợp tác chung đối với cả IMF và WTO về các
nội dung tỷ giá và thương mại nhằm hướng tới mục tiêu theo đuổi chính sách được điều
phối chung.
Theo Điều XV: 2, WTO “sẽ chấp nhận kết quả phân tích thực tế và số liệu thống kê cũng
như thực tế khác do Quỹ đưa ra liên quan tới vấn đề ngoại hối, dự trữ tiền tệ và cán cân
thanh toán, và sẽ chấp nhận nhận định của Quỹ về việc liệu biện pháp tỷ giá của thành
viên có phù hợp với Điều khoản Thỏa thuận của Quỹ Tiền tệ Quốc tế không…” Trong
quá trình xác định quyết định cuối cùng, thì WTO, “trong các trường hợp liên quan tới
các tiêu chí nêu tại đoạn 2(a) Điều XII hoặc tại đoạn 9 Điều XVIII, sẽ chấp nhận nhận
định của Quỹ về tình trạng thế nào được coi là sự sụt giảm nghiêm trọng về dự trữ tiền tệ
của một thành viên, là mức dự trữ tiền tệ rất thấp hoặc là mức tăng hợp lý về dự trữ tiền
tệ, cũng như về các khía cạnh tài chính liên quan đến nội dung trao đổi trong quá trình
tham vấn về các vụ việc cụ thể”.
32
Ấn Độ - Hạn chế số lượng, Báo cáo của Ban Bồi thẩm, WT/DS90/AB/R, đoạn 124.27
Thông tin do IMF cung cấp
33
IMF thường xuyên cung cấp thông tin cho Ủy ban BOP về tình hình kinh tế của nước
thành viên, tập trung vào các chỉ số kinh tế vĩ mô có liên quan đến tình hình và triển vọng
cán cân thanh toán của nước thành viên đó. Thông tin này được sử dụng trong các đợt
tham vấn của Ủy ban BOP về "hiện trạng và triển vọng cán cân thanh toán" và "các biện
pháp khác nhằm phục hồi sự cân bằng", là các nội dung quan trọng khi Ủy ban cân nhắc
về cơ sở hợp lý của việc ban hành, duy trì hoặc mở rộng việc áp dụng biện pháp hạn chế
vì lý do cán cân thanh toán.
Ủy ban BOP không yêu cầu IMF cho ý kiến đối với đánh giá của Ủy ban về lý do hợp lý
của biện pháp hạn chế thương mại hoặc ý kiến đối với các vấn đề về quy định pháp lý và
lưu ý diễn giải đối với Điều XVIII: 11 GATT.
Trong giai đoạn 1970-2009, Ủy ban BOP đã thực hiện khoản 230 cuộc tham vấn với các
nước thành viên. Hầu hết các cuộc tham vấn này đều thực hiện theo các thủ tục chính
thức của Ủy ban, trong đó IMF phải đưa ra ý kiến nhận định của mình, ý kiến này được
phản ánh đầy đủ vào báo cáo của Ủy ban, và đưa ra báo cáo tham vấn của IMF về diễn
biến phát triển kinh tế của thành viên liên quan.
Các thông tin chung do IMF cung cấp cho Ủy ban BOP
Ý kiến nhận định của IMF gửi cho Ủy ban BOP thường bao gồm các nội dung cụ thể sau:
· Tình hình phát triển của nền kinh tế thực (ví dụ như: đầu tư, tổng cầu, sản lượng,
tăng trưởng và lạm phát);
· Mối liên hệ giữa tình hình nền kinh tế thực với khu vực tài chính và điều kiện
kinh tế vĩ mô, đặc biệt là phần đánh giá của IMF về sự mất cân đối thăng bằng
kinh tế bên trong vốn là nguyên nhân làm phát sinh bất cập về cán cân thanh toán,
trong đó tập trung vào các chính sách tài khóa, tiền tệ và tỷ giá;
· Tình hình cán cân thanh toán hiện tại, tập trung vào thương mại và tài khoản vãng
lai, ngoài ra, kể từ đầu thập niên 80 đến này phần này còn bao gồm thêm cả diễn
biến tài khoản vốn;
· Mô tả biện pháp hạn chế tỷ giá và thương mại được thành viên áp dụng và các
bước đi nhằm thắt chặt hơn hoặc tự do hóa hạn chế;
· Thông tin về mối quan hệ giữa nước thành viên tham vấn với IMF, cụ thể là IMF
có đang cho vay hoặc đang đàm phán chương trình cho vay nào không.
Trong phần ý kiến của mình, nếu cần thiết, IMF có thể nêu các nhân tố bên ngoài có tác
động tiêu cực tới hiện trạng hoặc triển vọng cán cân thanh toán của nước thành viên. Ví
dụ như khủng hoảng năng lượng những năm 70, hay cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính
mới đây hay các rào cản thương mại ở nước ngoài và sự thay đổi trong giá cánh kéo của
hàng xuất nhập khẩu ảnh hưởng thế nào đối với giá nhập khẩu và thu nhập từ xuất khẩu
của nước thành viên. Thông thường, các yếu tố này được xem xét đánh giá trong mối
quan hệ qua lại với tình hình cán cân thanh toán xem có làm trầm trọng hóa bất cập, hay
tạo ra rủi ro không đo lường về cán cân thanh toán hay không, và trong một số trường
33
Mô tả chi tiết vai trò của IMF trong các cuộc tham vấn BOP, tham khảo: WT/BOP/2128
hợp được coi là cơ sở kéo dài thời hạn áp dụng trước khi xóa bỏ biện pháp hạn chế
thương mại vì lý do cán cân thanh toán.
Thông tin về nợ nước ngoài
Trong bản ý kiến của mình, nếu cần thiết, IMF có thể nêu thêm các thông tin về mức nợ
nước ngoài và nghĩa vụ trả nợ của nước thành viên. Nội dung này ngày càng trở nên phổ
biến trong các bản ý kiến của IMF kể từ cuối thập kỷ 70, do nhiều nước có khả năng tiếp
cận được thị trường vốn quốc tế và mức nợ nước ngoài tăng. IMF cung cấp thông tin về
dự trữ quốc tế gộp và thay đổi dự trữ thuần, và trong một số trường hợp, đánh giá vai trò
của nợ ngắn hạn trong tổng thể tình hình nợ nước ngoài của nước thành viên. Thông tin
nợ được phân tích trong quan hệ với các chính sách điều chỉnh cán cân thanh toán cũng
như xác định nhu cầu về nguồn vốn, và thường được thể hiện dưới hình thức số tương đối
để liên hệ giữa vay nợ nước ngoài với việc tích lũy dự trữ tiền tệ và tạo ra các nghĩa vụ về
ngoại hối mang tính chất đối ứng.
Thông tin về dự trữ quốc tế
Bản ý kiến của IMF thường đưa ra các số liệu thống kê và thông tin về mức dự trữ quốc
tế của nước thành viên, thể hiện dưới dạng số tuyệt đối, và theo cả số tương đối dưới
dạng tháng nhập khẩu và trong một số trường hợp là theo tỷ lệ phần trăm hay số tương
đối của tổng giao dịch đối ngoại. Thông tin này thường được thể hiện và phân tích trong
quan hệ với diễn biến dự kiến về cán cân thanh toán và nợ nước ngoài của nước thành
viên, đặc biệt là để làm rõ liệu cán cân thanh toán của nước đó có tiếp tục xấu đi và tạo ra
sức ép đối với dự trữ quốc tế hay không, hay là ngược lại, hay liệu tổng nghĩa vụ thanh
toán với nước ngoài có tạo ra sức ép với dự trữ quốc tế hay không, hoặc liệu việc tiếp tục
vay nước ngoài có tiếp tục đảm bảo tính bền vững và khả thi để bù đắp cán cân thanh
toán và củng cố dự trữ quốc tế hay không. Bức tranh tĩnh về dự trữ và liệu dự trữ có đủ
hay không thường được trình bày kết hợp với ý kiến của Quỹ về triển vọng hoặc dự đoán
về thay đổi mức dự trữ quốc tế do quốc gia đó nắm giữ.
Nhiều nước tham gia tham vấn với Ủy ban BOP có mức dự trữ quốc tế tương đương 3
tháng nhập khẩu. (Trong khung khổ WTO, đây được gọi là “nguyên tắc vàng của IMF”,
trong đó dự trữ quốc tế cần đảm bảo đủ để phục vụ 3 tháng nhập khẩu). Trong bản ý kiến
của mình với Ủy ban BOP, các nước thành viên thường dẫn chiếu mức dự trữ này với vai
trò là mức dự trữ tối thiểu, đảm bảo sự thận trọng trong hoạt động của cơ quan quản lý
tiền tệ. Một vài nước thành viên có mức dự trữ thấp hơn nhiều trong thời điểm thực hiện
tham vấn với Ủy ban BOP, trong một số trường hợp thậm chí con số này thấp hơn 1
tháng nhập khẩu, trong khi đó nhiều nước khác lại có mức dự trữ quốc tế lớn hơn nhiều;
dự trữ ở mức tương đương 6-7 tháng nhập khẩu không phải là bất thường, và trong một
số trường hợp dự trữ quốc tế lên tới mức 11-12 tháng nhập khẩu tại thời điểm thực hiện
tham vấn về BOP. Thực tế cho thấy, các nước thành viên duy trì dự trữ cao hơn trong
thập kỷ 90 so với các thập kỳ 70 và 80, vì họ lo ngại về sự biến động mạnh dòng vốn sau
khi khủng hoảng tài chính diễn ra. Tuy nhiên, thực tế này không thực sự phổ biến, một
phần là bởi vì các nước liên quan không phải luôn luôn là các nền kinh tế mới nổi, tức là
những nền kinh tế dễ bị ảnh hưởng bởi luồng vốn vào đột biến cũng như nguy cơ rút vốn
đầu cơ nước ngoài.
Nội dung dự trữ tiền tệ thường được thảo luận trong khung khổ của Uỷ ban. Ví dụ, trong
trường hợp Ấn Độ tham vấn với Uỷ ban BOP vào 12/1995, Uỷ ban đã tuyên bố Ấn Độ
đang trong quá trình thực hiện tự do hoá mạnh mẽ cơ chế thanh toán và đã cải cách thị 29
trường trong nước. Đại diện Ấn Độ cho rằng với quy mô và độ phức tạp của nền kinh tế
của mình, “Ấn Độ cần có lượng dự trữ lớn hơn tiêu chuẩn 3 đến 4 tháng nhập khẩu”
34
.
Trong bối cảnh xử lý các vấn đề thực thi và các vướng mắc được nêu trong Vòng Đàm
phán Phát triển Doha, tại Uỷ ban BOP cũng diễn ra tranh luận, trong đó Ấn Độ giải thích
quan điểm về yêu cầu dự trữ tài chính. Ấn Độ không đồng ý với nguyên tắc ba tháng
nhập khẩu và cho rằng các nước đang phát triển “thường gặp phải các vấn đề khó khăn về
cán cân thanh toán phát sinh từ việc mở rộng thị trường trong nước cũng như do sự biến
đổi giá cánh kéo thương mại trong quá trình phát triển của mình. Vì vậy, cần ghi nhận
rằng chính xu hướng phát triển của các nước này sẽ tạo nên bất cập về cán cân thanh
toán, cũng như sự cần thiết phải đảm bảo sự an toàn của tình hình tài chính đối ngoại của
một nước đang phát triển và đảm bảo mức dự trữ đủ để thực hiện các chương trình phát
triển thông qua biện pháp kiểm soát tổng mức nhập khẩu trong một giai đoạn nhất định
khi các chương trình phát triển kinh tế tạo ra nhu cầu mới”. Dựa trên nhận định này, nước
này đề nghị diễn giải Điều XVIII:11 GATT 1994 theo đó Uỷ ban BOP “cần thể hiện rõ
hơn quan điểm công nhận và cân nhắc rằng nước đang phát triển có nhu cầu cao hơn về
dự trữ để thực hiện chương trình phát triển kinh tế của mình và rằng các chương trình này
thường đi kèm với việc sử dụng vốn nước ngoài để đầu tư cho cơ sở hạ tầng”.
35
Vai trò của IMF trong các vụ giải quyết tranh chấp
Vai trò của IMF được minh hoạ rõ trong giải quyết tranh chấp của WTO liên quan đến
Hoa Kỳ và Ấn Độ. Hoa Kỳ cho rằng biện pháp hạn chế định lượng của Ấn Độ áp dụng
đối với hơn 2,700 dòng thuế hàng nông và công nghiệp được thông báo cho WTO là
không phù hợp với Điều XI:1 và XVIII:11 GATT 1994 và Điều 4.2 Hiệp định Nông
nghiệp. Ngoài ra, các thủ tục và thực tiễn cấp phép nhập khẩu của Chính phủ Ấn Độ cũng
được coi là không phù hợp với yêu cầu căn bản của WTO nêu tại Điều XIII GATT 1994
và Điều 3 Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu. Cơ quan Giải quyết tranh chấp của
WTO (DSB) thành lập Hội đồng vào 18/11/1997.
Hoa Kỳ đưa ra cáo buộc của mình dựa trên quan điểm đánh giá của IMF về cơ sở hợp lý
mà Ấn Độ đưa ra khi áp dụng biện pháp vì lý do BOP, đó là Ấn Độ không gặp bất cập về
cán cân thanh toán. Quan điểm của IMF nêu rõ Ấn Độ “có tình hình tài chính đối ngoại
có thể được quản lý tốt bằng các công cụ kinh tế vĩ mô; không cần thiết phải áp dụng hạn
chế định lượng và vì vậy biện pháp này cần được xoá bỏ trong thời gian tương đối
ngắn.”
36
Cơ quan Phúc thẩm chấp nhận đánh giá của IMF rằng Ấn Độ không cần phải
điều chỉnh chính sách phát triển của mình vì những lý do giải thích ở trên. Dự trữ tiền tệ
của Ấn Độ là đủ mức, vì vậy biện pháp BOP của Ấn Độ là không cần thiết để ngăn chặn
nguy cơ hoặc chấm dứt tình trạng sụt giảm dự trữ tiền tệ theo nghĩa của Điều XVIII:9;
Ấn Độ đã vi phạm Điều XVIII:11, câu hai, trong đó nêu rõ biện pháp hạn chế chỉ được
duy trì ở mức cần thiết theo Điều XVIII:9. Cuối cùng, Ấn Độ phải xoá bỏ hầu hết các
biện pháp hạn chế nêu trên vào 1/4/2000. Kể từ 1/4/2001, Ấn Độ xoá bỏ toàn bộ các biện
pháp hạn chế và như vậy đã thực hiện đầy đủ các khuyến nghị của Cơ quan Phúc thẩm.
(Chương tới sẽ nêu chi tiết hơn về vụ kiện Biện pháp hạn chế định lượng của Ấn Độ).
34 WT/BOP/R/11
35 WT/BOP/R/61
36
Báo cáo Tham vấn với Ấn Độ, WT/BOP/R/32, Bản Ý kiến của IMF30
II.1.6 Khía cạnh pháp lý và quy định về thủ tục Tham vấn về BOP
Thông báo
Nếu một thành viên WTO cho rằng mình gặp khó khăn về BOP và quyết định đề nghị áp
dụng biện pháp hạn chế định lượng nhằm khắc phục khó khăn này, thì bắt buộc phải
thông báo cho Đại Hội đồng về việc áp dụng biện pháp và bất kỳ thay đổi nào trong việc
áp dụng biện pháp đó. Lịch trình xoá bỏ hạn chế nhập khẩu cần được công bố công khai,
ngay khi có thể, việc thay đổi lịch trình này cũng phải được công bố công khai.
37
Nếu
biện pháp BOP được điều chỉnh đáng kể thì “sẽ phải thông báo cho Đại Hội đồng trước
khi hoặc không chậm hơn 30 ngày từ ngày công bố. Hàng năm, mỗi thành viên phải làm
bản thông báo tổng hợp cho Ban Thư ký, trong đó nêu rõ mọi thay đổi về luật, quy định,
tuyên bố chính sách, hoặc các loại thông báo công khai, để các thành viên khác xem xét.
Việc thông báo phải cung cấp đủ thông tin, ở mức tối đa có thể, theo từng dòng thuế, về
biện pháp được áp dụng, phạm vi sản phẩm được áp dụng và dòng thương mại chịu ảnh
hưởng”.
38
Nếu bất cứ thành viên nào nghi ngờ hoặc đặt ra câu hỏi về tài liệu thông báo, thành viên
đó có thể yêu cầu Uỷ ban BOP rà soát lại tài liệu này. Công việc rà soát này chỉ thuần tuý
mang tính chất làm rõ thông tin hoặc vấn đề nêu trong tài liệu thông báo “rằng liệu có cần
thiết phải thực hiện tham vấn theo đoạn 4(a) Điều XII hoặc đoạn 12 (a) Điều XVIII.
39
Có
thể xảy ra trường hợp một thành viên áp dụng hạn chế nhập khẩu mà không nêu rõ lý do
áp dụng biện pháp. Nếu bất cứ thành viên nào có cơ sở để cho rằng biện pháp hạn chế
nhập khẩu này là vì lý do BOP, thì thành viên đó có thể yêu cầu Uỷ ban BOP xem xét.
Trong trường hợp đó, Chủ tịch Uỷ ban BOP sẽ yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp
đó và cung cấp thông tin này cho tất cả các thành viên.
40
Các loại Tham vấn BOP
41
Một thành viên WTO áp dụng biện pháp hạn chế mới hoặc nâng mức độ áp dụng của các
biện pháp hạn chế lên cao đáng kể so với trước đó thì có nghĩa vụ phải tham vấn với Uỷ
ban các biện pháp hạn chế BOP (Uỷ ban BOP) trong vòng 4 tháng kể từ khi áp dụng biện
pháp BOP. Uỷ ban BOP thực hiện tham vấn thay mặt cho các thành viên WTO. Thành
viên áp dụng biện pháp nhập khẩu vì lý do BOP có thể yêu cầu thực hiện tham vấn theo
đoạn 4 (a) Điều XII hoặc đoạn 12 (a) Điều XVIII GATT 1994 nếu thấy phù hợp. Các
thành viên phát triển tham vấn theo Điều XII, còn các nước đang phát triển thì theo Điều
XVIII:B. Nếu thành viên áp dụng biện pháp hạn chế không đưa ra yêu cầu tham vấn, thì
Chủ tịch Uỷ ban BOP sẽ mời thành viên đó tham gia tham vấn. Uỷ ban BOP thực hiện
tham vấn nhằm rà soát toàn bộ các biện pháp hạn chế nhập khẩu vì lý do BOP. Trước
đây, thành viên Uỷ ban có thể gồm đại diện của mọi thành viên WTO có quan tâm.
Thông thường, tất cả các thành viên phát triển và đang phát triển đều có đại diện trong
Uỷ ban này. Các thành viên là các nước kém phát triển (LDC) hoặc nền kinh tế nhỏ đang
phát triển thường không có mặt trong Uỷ ban vì lý do không đủ nguồn lực và chỉ tham
gia vào các cuộc họp của Uỷ ban mà thôi. Quy định thay đổi kể từ 3/6/2009. Kể từ đó đến
nay, mọi thành viên hiện tại và tương lai của WTO “sẽ thông báo với Tổng Giám Đốc
nguyện vọng tham gia với vai trò là thành viên của Uỷ ban BOP”.
42
37
Đoạn 1 và 9 trong Cách Hiểu
38
Đoạn 9 trong Cách Hiểu
39
Đoạn 10 trong Cách Hiểu
40
Đoạn 10 trong Cách Hiểu
41
Đoạn 5-8 trong Cách Hiểu
42 WT/BOP/R/92/Rev.131
Vào tháng 1 hàng năm, Ban Thư ký sẽ gửi cho các nước và trình lên Tổng Giám đốc lịch
tham vấn trong năm. Lịch này được xây dựng trên cơ sở lấy ý kiến của các thành viên có
liên quan, căn cứ theo chương trình và tiến độ thực hiện các cuộc tham vấn của IMF với
Chính phủ của nước thành viên, để đảm bảo rằng các thông tin có ý nghĩa và cập nhật
nhất từ nguồn IMF được sử dụng trong tham vấn trong khung khổ WTO.
43
Chi tiết về thủ tục của các đợt tham vấn được gọi là “thủ tục tham vấn đầy đủ”, đã tồn tại
kể từ năm1970. Các thủ tục khái quát hơn, “thủ tục tham vấn rút gọn” được áp dụng với
các nước thành viên chậm phát triển, và cũng được áp dụng cả với các nước thành viên
đang phát triển nhưng ở mức độ hạn chế hơn. Quy định về tham vấn đầy đủ được thông
qua vào 28/4/1970
44
, còn quy định về thủ tục tham vấn rút gọn được thông qua vào
19/12/1972.
45
Tham vấn đầy đủ
Tham vấn đầy đủ có thể thực hiện theo Điều XII:4 và XVIII:12 GATT 1994. Các nước
phát triển tham vấn hàng năm, còn các nước đang phát triển tham vấn hai năm một lần.
Tham vấn bao gồm nội dung về bản chất khó khăn BOP của thành viên; các biện pháp
thay thế có thể và tác động của biện pháp hạn chế đối với nền kinh tế của các nước thành
viên khác. Tham vấn thực hiện nhằm tạo cơ hội để trao đổi quan điểm một cách tự do để
hiểu rõ hơn các vấn đề bất cập mà nước tham vấn gặp phải, về các biện pháp đã được áp
dụng để giải quyết bất cập và khả năng giải quyết theo hướng đảm bảo thương mại đa
phương tự do hơn.
Căn cứ theo “Kế hoạch thảo luận trong tham vấn theo Điều XII:4 (b) và XVIII:12(b)”
46
,
các nội dung sau đây sẽ được giải quyết trong khung khổ tham vấn đầy đủ:
I. Hiện trạng và triển vọng BOP
§ Tình hình BOP và mức dự trữ tiền tệ;
§ Triển vọng BOP và dự kiến thay đổi dự trữ;
§ Các vấn đề cần cân nhắc ảnh hưởng tới dự trữ hoặc nhu cầu tăng dự trữ;
§ Các nhân tố bên trong hoặc bên ngoài ảnh hưởng tới BOP, như xuất khẩu
hay nhập khẩu;
§ Ảnh hưởng của biện pháp hạn chế đối với BOP và dự kiến khung thời gian
áp dụng biện pháp hạn chế;
§ Triển vọng về việc nới lỏng hoặc chấm dứt biện pháp hạn chế cũng như
khả năng ảnh hưởng tới BOP.
II. Biện pháp thay thế để phục hồi sự cân bằng
· Tình hình tiền tệ, tài khoá ở trong nước và các nội dung liên quan có tác
động tới BOP;
· Biện pháp trong nước nhằm duy trì hoặc phục hồi cân bằng bao gồm các
biện pháp dài hạn như nâng cao năng suất và năng lực xuất khẩu hoặc
giảm thiểu mất cân đối cơ cấu hoặc sự trì trệ;
· Các biện pháp khác có thể giúp phục hồi cán cân thanh toán quốc gia.
III. Hệ thống và phương pháp của biện pháp hạn chế
43
Đoạn 7 trong L/3388
44
L/3388, 27/4/1970
45
L/3772/Rev.1, 19/12/1972
46
Phụ lục I của L/338832
§ Cơ sở pháp lý và hành chính của biện pháp hạn chế;
§ Phương pháp sử dụng để hạn chế nhập khẩu, chi tiết hoá các loại hàng hoá
và tỷ lệ nhập khẩu theo từng phương pháp;
§ Đối xử với hàng nhập khẩu từ các nước hoặc khu vực tiền tệ khác nhau;
§ Các cơ chế sử dụng thương mại nhà nước hoặc độc quyền nhà nước trong
nhập khẩu và thực thi hạn chế nhập khẩu.
IV. Ảnh hưởng của biện pháp hạn chế
· Ảnh hưởng mang tính bảo hộ đối với sản xuất trong nước. Khó khăn, bất
cập có thể gia tăng nếu nới lỏng hoặc xoá bỏ biện pháp hạn chế;
· Các bước đi nhằm giảm thiểu tác động bảo hộ của biện pháp hạn chế;
· Các bước đi nhằm giảm thiểu khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi trước
khi biện pháp BOP có thể bị xoá bỏ;
· Các bước đi theo quy định tại Điều XII: 3 (c) và Điều XVIII:10.
Do các vấn đề bất cập về BOP và các biện pháp hạn chế áp dụng tại các nước thành viên
là rất đa dạng, nên kế hoạch tham vấn không thể cứng nhắc, cần được điều chỉnh cho phù
hợp với từng trường hợp cụ thể. Thực tiễn về tham vấn trong khung khổ Uỷ ban BOP cho
thấy tất cả các nhân tố đều được đưa ra cân nhắc, nhân tố bên trong bên ngoài có ảnh
hưởng đến tình hình BOP của nước tham vấn. Trong các cuộc tham vấn với các nước
đang phát triển, nội dung lưu ý thường tập trung vào xoá bỏ hoặc khắc phục bất cập BOP
hoặc các bất cập về thương mại và phát triển khác thông qua các biện pháp tạo điều kiện
tăng thu nhập từ xuất khẩu.
47
Tham vấn rút gọn
Thể chế của tham vấn rút gọn được xây dựng từ những năm 70 dưới thời GATT do có
nhiều khó khăn phát sinh khi t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bop_8839.doc