MỤC LỤC
Lời cảm ơn 1
1. Bối cảnh nghiên cứu. 2
1.1. Những vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở vùng Đồng bằng sông Hồng. 2
1.2 Kinh tế hộ nông dân và vấn đề nghiên cứu hệ thống sản xuất nông nghiệp ở ĐBSH 4
2. Giới thiệu một số nét chính về báo cáo 6
3. Mục đích nghiên cứu 8
4. Giả thiết nghiên cứu 9
5. Các câu hỏi nghiên cứu 9
PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1. Phương pháp tiếp cận phát triển hệ thống canh tác 11
2.1.1.Lý thuyết hệ thống 11
2.1.2. Hệ thống nông nghiệp 11
2.1.3. Hệ thống canh tác 12
2.1.4. Phát triển hệ thống canh tác 14
2.1.5. Vấn đề chuyển đổi hệ thống canh tác 16
2.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi hệ thống canh tác 16
2.2.Kinh tế hộ nông dân 17
2.2.1.Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân 17
2.2.2.Động thái kinh tế hộ nông dân 19
2.3. Thu nhập và cách tính thu nhập của hộ nông dân 20
2.3.1 Cách tính thu nhập 20
2.3.2 Các loại thu nhập ở hộ nông dân 24
2.3.3. Yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân 25
2.3.4. Ứng xử của các nông hộ 31
2.4. Phương pháp triển khai nghiên cứu 33
2.4.1. Phân vùng và chọn điểm nghiên cứu 33
2.4.2. Lựa chọn hộ điều tra và phương pháp điều tra phỏng vấn 37
2.4.3. Các công cụ nghiên cứu chính 37
3.1. Tổng quan về địa bàn bàn nghiên cứu 38
3.1.1. Khái quát về đặc điểm nhiên, kinh tế - xã hội vùng ĐBSH 38
3.1.2. Một số đặc điểm của hệ thống canh tác tại địa bàn nghiên cứu 41
3.1.2.2. Tỉnh Hà Tây 44
3.1.2.3. Tỉnh Thái Bình 45
3.1.2.4. Tỉnh Nam Định 47
3.2. Hiện trạng thu nhập của các hộ nông dân ĐBSH 55
3.2.1. Tình trạng chung của các hộ nông dân trong các vùng nghiên cứu 56
3.2.2. Thu nhập của hộ phân theo hệ thống canh tác 62
PHẦN IV: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP 72
4.1. Phân tích định lượng 72
4.1.1. Phương pháp mô phỏng 72
4.1.2. Kết quả mô phỏng 73
4.2. Phân tích định tính những ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác 81
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính SWOT 81
4.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính 82
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 90
5.1. Kết quả nghiên cứu về thu nhập của hộ nông dân do biến động hệ thống sản xuất ở ĐBSH 90
5.1.1. Hệ thống canh tác của hộ nông dân ĐBSH rất phong phú đa dạng và có sự khác biệt giữa các tiểu vùng 90
5.1.2.Thu nhập của hộ tăng dần theo sự phát triển của hệ thống canh tác 91
Thu nhập của hộ nông dân ở ĐBSH hiện nay nhìn chung vẫn ở mức trung bình so với các vùng trên cả nước. Theo kết quả điều tra của chúng tôi, bình quân thu nhập của hộ nông dân ở ĐBSH hiện nay khoảng 28 đến 30 triệu đồng/năm. 91
Trước sự giảm thiểu đất canh tác và áp lực tăng dân số ngày càng lớn, các hộ nông dân ở ĐBSH nói chung đều có xu hướng đa dạng hoá các hoạt động kinh tế, nhưng đồng thời vẫn giữ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như là cơ sở cho mọi hoạt động kinh tế hộ gia đình. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ nông dân ở ĐBSH đã dần dần hình thành 3 loại hộ chủ yếu, đó là: hộ thuần nông, hộ kiêm (sản xuất nông nghiệp kết hợp các ngành nghề phi nông nghiệp) và hộ chuyên kinh doanh phi nông nghiệp. 91
5.1.3. Mức độ phân hoá thu nhập giữa các nhóm hộ của các vùng ngày càng gia tăng Error! Bookmark not defined.
Khoảng cách chênh lệch giữa nhóm hộ có thu nhập cao nhất với có hộ thu nhập thấp nhất chênh lệch nhau là khá lớn, đặc biệt là ở vùng ven đô thị 24,7 lần, sau đó đến vùng thuỷ sản ven biển, và mức chênh lệch thấp nhất là vùng nông nghiệp đa dạng 5,5 lần; vùng thuần lúa 12,7 lần; và vùng thuỷ sản ven biển 8,1 lần. Tính trung bình thì một hộ phi nông nghiệp có mức thu nhập cao gấp 8 lần so với một hộ nông nghiệp thuần tuý. Error! Bookmark not defined.
Qua hệ số gini cho thấy xu hướng bất bình đẳng trong thu nhập và tiêu dùng giữa các nhóm hộ ngày càng lớn có nghĩa là khoảng cách chênh lệch về chi cho tiêu dùng của người nghèo và người giàu trong vùng ĐBSH ngày càng doãng ra. Hệ số gini đặc biệt cao ở vùng ven đô và vùng thuần lúa (0,53). Error! Bookmark not defined.
5.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ theo hệ thống canh tác tại các vùng ở ĐBSH 91
5.2. Đề xuất giải pháp tăng thu nhập của các hộ nông dân ĐBSH 96
5.2.1.Quan điểm 96
5.2.2. Trao đổi về định hướng và giải pháp chuyển đổi hệ thống sản xuất của vùng nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân 97
PHỤ LỤC 102
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
111 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2757 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác ở Đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn huyện. Đến năm 2005, toàn huyện có 130 cánh đồng, vùng sản xuất với hơn 830 ha cho thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm.
Tuy nhiên, những làng nghề ở Vụ Bản trước đây đã mai một giờ đang được phục hồi cùng với một số nghề mới bắt đâu xuất hiện góp phần tăng thu nhập cho nông dân.
Xã Vĩnh Hào: Là xã nằm trong vùng đất trũng của huyện Vụ Bản có dân số 5.834 người với hơn 2.800 lao động và 1.460 hộ. Xã có diện tích tự nhiên 624,7 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 77,22%, đất trồng cây hàng năm chủ yếu là đất trũng trồng 2 vụ lúa/năm với 404 ha. Với quĩ đất sản xuất nông nghiệp tương đối thấp (bình quân 827 m2/người) và chủ yếu là đất trũng nên hệ thống canh tác của các hộ trong xã tương đối đồng nhất là sản xuất 2 vụ lúa/năm và trồng khoai tây trên một số diện tích đất vàm cao. Một hướng phát triển cây cảnh sử dụng hiệu quả đất vườn tạp trước đây đã cho thu nhập rất cao đã xuất hiện hầu hết ở các hộ nông dân Vĩnh Hào.
Xã Thành Lợi: Đây là xã đông dân nhất của huyện Vụ Bản với hơn 14 nghìn dân và 4.947 lao động, trong đó chỉ có 10% lao động làm phi nông nghiệp. Tổng hộ thuần nông chiếm 79% trong tổng số 3.588 hộ toàn xã. Tổng số hộ nghèo là 187 hộ, chiếm 5,2%. Nhìn chung đất nông nghiệp bình quân đầu người ở đây thấp (543 m2) và hầu hết được khai thác theo công thức luân canh 2 lúa + màu. Cây màu được chuyển dịch theo hướng sản xuất có giá trị cao như khoai tây, lạc và các loại rau màu khác. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của xã chiếm khoảng 100 ha đang là cơ hội cho xã phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
3.1.3.Hệ thống canh tác của nông dân vùng ĐBSH
Hệ thống sản xuất của các hộ nông dân nói chung và ĐBSH nói riêng bao gồm sản xuất nông nghiệp thuần, nông nghiệp kiêm các ngành nghề phi nông nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp.
- Hệ thống canh tác nông nghiệp của hộ nông dân ĐBSH
Hệ thống sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân vùng ĐBSH nhìn chung tương đối thuần nhất, bao gồm: canh tác cây lương thực, rau màu và chăn nuôi lợn, gia cầm. Tuy nhiên, có thể chia thành một số tiểu vùng: (i). Nơi có có diện tích đất trũng hoặc ven biển hệ thống canh tác nông nghiệp thường tập trung phát triển lúa nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với (vùng phát triển thuỷ sản ven biển); (ii). Nơi ven các thành phố và đô thị hệ thống canh tác nông nghiệp của hộ nông dân thường tập trung phát triển lúa, màu với phát triển công nghiệp, dịch vụ (vùng ven đô); (iii). Nơi có nhiều chân đất vàm cao ở xa các trung tâm thành phố và khu công nghiệp hệ thống canh tác thường tập trung phát triển cây lương thực, cây ăn quả và rau màu xuất khẩu kết hợp với chăn nuôi lợn, gia cầm (vùng nông nghiệp đa dạng); (iv). Vùng đất vàm trung bình chủ yếu phát triển cây lúa và chăn nuôi lợn kết hợp với kinh doanh phi nông nghiệp (vùng thuần lúa)
Phát triển hệ thống canh tác sang s ản xuất phi nông nghiệpcủa hộ nông dân ĐBSH
Trong những năm gần đây quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng ở vùng ĐBSH là điều kiện thuận lợi phần thúc đẩy phát triển hệ thống canh tác và tăng thu nhập cải thiện đời sống gia đình bằng cách mở rộng các hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp theo hướng sử dụng sản phẩm nông nghiệp và khai thác lao động nông nghiệp. Hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của các hộ bao gồm:
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: một số hộ nông dân đã phát triển hệ thống canh tác theo hướng sử dụng sản phẩm nông nghiệp: chế biến nông sản như: làm bánh, bún, mỳ gạo, xay xát, ...; sử dụng lao động nông nhàn để sản xuất nguyên vật liệu xây dựng cho chính gia đình mình (gạch ngói gia công, khai thác đa sỏi) và cung cấp công cụ thô sơ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương (cát nghề cơ khí, nghề truyền thống, vv...)
- Kinh doanh thương mại dịch vụ: một số hộ nông dân đã phát triển hệ thống canh tác theo hướng sử dụng vốn đầu tư để khai thác lao động nông nhàn hoặc lao động dư thừa trong nông nghiệp để buôn bán hàng hoá tiêu dùng, vật tư nông nghiệp và xây dựng, dịch vụ nông nghiệp, xay xát, dịch vụ đời sống cho nông dân tại địa phương, vv...
- Các hoạt động phi nông nghiệp khác như: một số hộ nông dân đã phát triển hệ thống canh tác theo hướng sử dụng lao động mà không phải đầu tư vốn bằng các việc làm công ăn lương, làm thuê thời vụ, đi xuất khẩu lao động...Đây là nguồn thu nhập của nhiều hộ nông dân ĐBSH không phải bỏ vốn đầu tư kinh doanh mà chủ yếu khai thác lao động.
Hệ thống sản xuất của các hộ rất phong phú, đa dạng, có hộ chỉ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, cá biệt có hộ chỉ đi sâu sản xuất một loại hàng hoá với qui mô lớn, có hộ đa dạng hoá nhiều hoạt động cả nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hệ thống sản xuất của các hộ nông dân có sự khác nhau giữa các tiểu vùng ĐBSH. Trong 418 hộ điều tra có 37% hộ thuần nông; 61% số hộ kiêm và 2% số hộ phi nông nghiệp. Tỷ lệ này có sự khác nhau giữa các tiểu vùng: vùng cận đô có tỷ lệ hộ thuần nông thấp và có tỷ lệ hộ phi nông nghiệp; các vùng khác hầu hết đều có tỷ lệ hộ thuần nông, hộ kiêm chiếm đa số và không có hộ phi nông nghiệp (Bảng III-3).
Bảng III-3. Phân loại hộ ở các vùng điều tra theo hệ thống canh tác (hộ)
Các tiểu vùng
Số lượng hộ (hộ)
Cơ cấu các loại hộ (%)
Thuần nông
Hộ kiêm
Phi nông nghiệp
Tổng số
Thuần nông
Hộ kiêm
Phi nông nghiệp
Tổng
Tổng số hộ điều tra
153
257
8
418
36,6
61,48
1,91
100
Kinh tế cận đô
31
65
8
104
29,81
62,5
7,69
100
Đa dạng hoá cây trồng
53
48
0
101
52,48
47,52
0
100
Thuỷ sản ven biển
21
84
0
105
20,00
80,00
0
100
Thuần lúa
48
60
0
108
44,44
55,56
0
100
Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài năm 2005
3.1.3.1. Hệ thống canh tác của nhóm hộ thuần nông
Hệ thống canh tác nông nghiệp của các hộ thuần nông rất phong phú và hệ thống canh tác của hộ phản ảnh rõ những nét đặc trưng của mỗi tiểu vùng của ĐBSH. Ở trong cùng một tiểu vùng, có những hộ chỉ trồng lúa nuôi lợn, những cũng có nhiều hộ hệ thống canh tác lại gồm nhiều cây con khác nhau như: trồng lúa + rau màu (khoai tây, khoai lang, dưa hấu, bí xanh, bí đỏ, dưa chuột ...) + chăn nuôi lợn, trâu bò, gia cầm và có cả nuôi trồng thuỷ sản.
Trong số các hộ thuần nông đề tài điều tra ở ĐBSH thì vùng cận đô có 20%, vùng đa dạng nông nghiệp chiếm 34,6%, vùng thuỷ sản ven biến chiếm 13,7% và vùng thuần lúa chiếm 31,4%. Tỷ lệ hộ phân theo hệ thống canh tác trong nhóm hộ thuần nông rất khác nhau giữa mỗi vùng và nó thể hiện đặc trưng kinh tế nông hộ của mỗi vùng.
Vùng cận đô sản xuất nông nghiệp của các hộ thường tập trung theo 2 hệ thống canh tác chính là trồng lúa + chăn nuôi và trồng lúa + màu rau + chăn nuôi;
Vùng phát triển đa dạng nông nghiệp sản suất nông nghiệp của các hộ nông dân phát triển theo nhiều hệ thống canh tác, tuy nhiên đa số các hộ vẫn tập trung vào trồng lúa + rau màu và chăn nuôi;
Vùng thuỷ sản ven biển sản xuất nông nghiệp của các hộ chủ yếu tập trung vào hệ thống canh tác: trồng lúa + chăn nuôi lợn, gia cầm và phát triển thuỷ sản;
Vùng thuần lúa sản xuất nông nghiệp của các hộ chủ yếu canh tác trồng lúa + màu và chăn nuôi lợn, gia cầm (Bảng III-4).
Bảng III-4. Cơ cấu hộ thuần nông phân theo hệ thống canh tác năm 2004 (%)
Hệ thống canh tác
Chung của vùng ĐBSH
Kinh tế cận đô
Đa dạng Nông nghiệp
Thuỷ sản ven biển
Thuần lúa
Chuyên trồng lúa
0,65
0
1,89
0
0
Lúa-màu
2,61
0
5,66
0
2,08
Lúa-chăn nuôi
19,61
67,74
3,77
4,76
12,5
Lúa-thuỷ sản
2,61
0
7,55
0
0
Lúa – màu - chăn nuôi
50,98
25,81
56,6
14,29
77,08
Lúa-màu-thuỷ sản
4,58
0
13,21
0
0
Lúa- chăn nuôi - thuỷ sản
9,8
3,23
3,77
57,14
0
Lúa – màu- chăn nuôi - thuỷ sản
9,15
3,23
7,55
23,81
8,33
Tổng số
100
100
100
100
100
Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài năm 2005
3.1.3.2.Hệ thống sản xuất của nhóm hộ kiêm
Trong điều kiện quĩ đất sản xuất nông nghiệp hạn chế, lao động dư thừa và thị trường sức lao động mở rộng theo yêu cầu của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá phát triển, nhiều hộ nông dân đã mở rộng hệ thống sản xuất từ thuần nông sang phát triển thêm một số hoạt động kinh doanh khác. Những hộ hệ thống sản xuất vừa có sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh một số một số ngành nghề khác được gọi là hộ kiêm.
Hệ thống sản xuất của hộ kiêm, bao gồm sản xuất nông nghiệp với các hoạt động phi nông nghiệp tương đối phổ biến ở hầu hết các hộ nông dân trong các vùng. Tuy nhiên, hệ thống sản xuất của các hộ kiêm cũng rất phong phú đa dạng: có hộ kiêm sản xuất nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp, có hộ kiêm nông nghiệp với kinh doanh thương mại dịch vụ, có hộ kiêm nông nghiệp với các hoạt động làm công ăn lương, làm thuê, có hộ kiêm kiêm nông nghiệp với kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và hoạt động khác.
Bảng III-5.Cơ cấu nhóm hộ kiêm phân theo hệ thống sản xuất năm 2004 (%)
Hệ thống canh tác
Chung của vùng ĐBSH
Kinh tế cận đô
Đa dạng Nông nghiệp
Thuỷ sản ven biển
Thuần lúa
Nông nghiệp+ tiểu thu công nghiệp
17,12
6,15
14,58
19,05
28,33
Nông nghiệp + tiểu thủ công nghiệp + thương mại dịch vụ
1,56
3,08
0,00
1,19
1,67
Nông nghiệp+ tiểu thu công nghiệp+ hoạt động có thu khác
6,61
1,54
0,00
7,14
16,67
Nông nghiệp+thương mại dịch vụ+thu khác
6,23
9,23
6,25
5,95
3,33
Nông nghiệp+ tiểu thu công nghiệp+thương mại dịch vụ+ hoạt động có thu khác
0,78
0,00
0,00
1,19
1,67
Nông nghiệp+thương mại dịch vụ
19,84
27,69
35,42
14,29
6,67
Nông nghiệp+ hoạt động có thu khác
47,86
52,31
43,75
51,19
41,67
Tổng
100,0
100,0
100,0
100,00
100,0
Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài năm 2005
Cũng giống như nhóm hộ thuần nông, cơ cấu hộ phân theo hệ thống sản xuất của nhóm hộ kiêm rất đa dạng phong phú và khác nhau giữa các vùng. Vùng cận đô, hệ thống sản xuất của các hộ kiêm phong phú hơn các vùng khác bao gồm đủ các thể loại: kiêm nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp, với thương mại dịch vụ.
Tuy nhiên, số hộ kiêm vẫn tập trung nhiều hơn vào hệ thống sản xuất nông nghiệp kiêm với các hoạt động khác (làm thuê, làm công ăn lương) chiếm tới 45-50% ở tất cả các vùng . Nguyên nhân là do nhu cầu lao động ở khu công nghiệp và các doanh nghiệp ngày càng lớn người lao động nông thôn có thể tìm việc làm có thu nhập mà không phải đầu tư vốn và không đòi hỏi phải có trình độ quản lý kinh doanh. (Bảng III-5).
3.1.4.Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác nông nghiệp
3.1.4.1.Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác cây trồng của hộ
Theo kết quả tỉnh toán từ số liệu điều tra các hộ nông dân ở vùng (ven đô, đa dạng sản xuất nông nghiệp, phát triển thuỷ sản ven biển và vùng thuần lúa) cho thấy hiệu quả hệ thống canh tác cây trồng qua một số chỉ tiêu chính sau:
Giá trị sản phẩm thô bình quân héc ta của một loại cây trồng trong một vụ hay hệ thống luân canh gồm nhiều cây trồng kế tiếp nhau trong một năm (giá trị sản phẩm = sản lượng/ha X giá bán/kg tại nhà);
Chi phí sản xuất/ha, bao gồm chi phí trung gian (làm đất, giống, phân bón các loại, hoá chất, thuỷ lợi và các chi phí vật dụng khác) và chi phí xã hội (thuê lao động, lãi tiền vay và chi phí khác) cũng tính cho một loại cây trồng trong một vụ hay hệ thống luân canh gồm nhiều cây trồng kế tiếp nhau trong một năm.
Thu nhập thuần/ha là phần giá trị gia tăng sau khi trừ chi phí sản xuất/ha (Giá trị sản phẩm thô/ha trừ đi chi phí sản xuất) của một loại cây trồng trong một vụ hay hệ thống luân canh gồm nhiều cây trồng kế tiếp nhau trong một năm.
Bảng III-7. Thu nhập thuần trên ha của một số cây trồng chính ở các vùng năm 2004
Đơn vị (trđ)
Các vùng
Lúa xuân
Lúa mùa
Ngô
Khoai lang
Khoai tây
Rau các loại
Dưa hấu
Cây cảnh
Lạc
Kinh tế ven đô
9,73
8,72
10,12
15,42
30,25
Đa dạng nông nghiệp
9,94
7,09
5,16
10,0
12,87
26,43
55,16
Thuỷ sản ven biển
8,99
7,74
Thuần lúa
9,49
8,28
8,97
17,47
29,13
65,9
18,65
Nguồn: kết quả điều tra các hộ của đề tài
Kết quả hạch toán chi phí sản xuất cây trồng trong hệ thống canh tác của các hộ ở 4 vùng điều tra cho thấy thu nhập/ha các loại cây trồng cùng một giống ở các vùng không khác nhau nhiều lắm. Thu nhập trên ha của một số cây trồng cụ thể: lúa xuân từ 9 – 10 triệu đồng, lúa mùa từ 7-9 triệu đồng, ngô hơn 5 triệu đồng, khoai lang 9-10 triệu đồng, khoai tây 13 – 17 triệu đồng, rau các loại 26-30 triệu đồng, lạc 18 triệu đồng, dưa hấu 55 triệu đồng và cây cảnh cao nhất gần 66 triệu đồng (Bảng III-7).
Thu nhập trên 1 ha canh tác phụ thuộc vào hệ thống luân canh cây trồng trên từng loại đất. Thực tế ở hầu hết các vùng thu nhập của công thức luân canh 2 vụ lúa/năm đạt thấp nhất. Nếu lấy thu nhập thuần trên 1 ha đất canh tác 2 lúa năm 2004 làm gốc (=1) để so sánh thì thấy thu nhập thuần trên 1 ha canh tác của các công thức luôn canh cây trồng tăng dần: công thức 2 vụ lúa + 1 vụ ngô đông sẽ tăng gấp 1,3 lần; 2 vụ lúa + 1 vụ khoai lang sẽ tăng gấp 1,58 lần; 2 lúa + 1 vụ khoai tây tăng gấp 1,76 lần; vụ lúa xuân + 2 vụ dưa hấu tăng gấp 3,82 lần và cao nhất là công thức trồng 3 vụ dưa hấu + 1 vụ rau tăng gấp 4,79 lần (Bảng III-8).
Bảng III-8. So sánh hiệu quả sản xuất giữa các công thức luôn canh cây trồng (lần)
(2 vụ lúa làm mốc = 1)
Chỉ tiêu
lúa Xuân +2 dưa hấu
2 lúa +ngô đông
2 lúa + khoai lang
2 lúa + khoai tây
3 dưa hấu + rau các loại
1. Giá trị sản phẩm thô/ha
3,16
1,34
1,40
1,84
4,03
2. Tổng chi phí/ha
2,06
1,40
1,39
2,00
2,77
3. Chi phí trung gian/ha
2,04
1,39
1,09
1,97
2,75
4. Giá trị gia tăng thô/ha
3,8
1,30
1,58
1,76
4,76
5. Giá trị gia tăng thuần/ha
3,81
1,30
1,58
1,76
4,76
6.Thu nhập thuần/ha
3,82
1,30
1,58
1,75
4,76
Nguồn: kết quả điều tra các hộ của đề tài
3.1.4.2.Hiệu quả kinh tế sản xuất chăn nuôi của hộ
Thực tế, chăn nuôi của các hộ phần lớn vẫn là chăn nuôi tận dụng từ những sản phẩm của ngành trồng trọt do gia đình tự làm như: thóc, cám gạo, rau xanh trong vườn, khoai tây củ nhỏ, khoai lang củ nhỏ ...Song đã có một số hộ mở rộng qui mô chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá bằng cách sử dụng cám công nghiệp. Tuy nhiên, qui mô về các con nuôi của các hộ giữa các vùng ở ĐBSH có đôi chút khác nhau, vùng cận đô các hộ chăn nuôi với số lượng đầu con gia súc, gia cầm nhiều hơn các vùng còn lại.
Hạch toán kết quả chăn nuôi của các hộ cũng sử dụng các chỉ tiêu tương tự như hạch toán kết quả cây trồng, bao gồm việc tính giá trị sản phẩm thô, chi phí và thu nhập của từng loại vật nuôi cho 2 phương thức chăn nuôi (tận dụng và sử dụng thức ăn công nghiệp).
Với 2 phương thức chăn nuôi thì thu nhập bình quân trên kg sản phẩm chăn nuôi dùng thức ăn công nghiệp thường thấp hơn chăn nuôi tận dụng song mức chênh lệch này không nhiều (tổng thu nhập của hộ chăn nuôi công nghiệp lớn hơn chăn nuôi tận dụng vì qui mô chăn nuôi lớn hơn). Nhìn chung, thu nhập trên kg sản phẩm giống thường cao hơn sản phẩm thịt (gần gấp đôi). Thu nhập trên 1 kg sản phẩm cùng loại không chênh lệch nhiều giữa các vùng, trong đó vùng cận đô thường cao hơn 3 vùng kia (Bảng III-9).
Bảng III-9.Thu nhập của các phương thức chăn nuôi của các hộ năm 2004
Vùng
Chăn nuôi thức ăn công nghiệp (1000đ/kg)
Chăn nuôi tận dụng (1000đ/con trâu, bò, 1000đ/kg lợn và gia cầm)
Lợn thịt
Lợn giống
Trâu, bò
Lợn thịt
Lợn giống
Gia cầm
Kinh tế ven đô
2,98
5,1
2,3
6,8
5,2
Đa dạng nông nghiệp
2,91
4,91
5039,17
1,97
6,80
4,82
Thuỷ sản ven biển
2,19
4,5
1,89
6,5
5,1
Thuần lúa
2,47
4,1
3948,91
1,69
3,37
7,80
Nguồn: kết quả điều tra các hộ của đề tài
3.1.4.3.Hiệu quả kinh tế nuôi trồng thuỷ sản của các hộ
Nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu có ở vùng phát triển nông nghiệp đa dạng và vùng ven biển. Ngoài diện tích ao hồ có sẵn, nhiều hộ ở 2 vùng này được địa phương cho phép cho phép chuyển diện tích đất trũng trồng lúa vụ mùa bấp bênh sang đào ao thả cá và trồng cây ăn quả trên bờ bao.
Kết quả hạch toán nuôi trồng thuỷ sản của các hộ cho thấy thu nhập trên 1 ha nuôi cá là 40 triệu đồng/năm, 1 ha nuôi tôm và xen cua ven biển là 64 triệu đồng/năm. Với mức thu nhập như vậy, thả cá và nuôi tôm cua có thu nhập trên ha gấp từ 4-7 lần trồng lúa.
Bảng III-10. Thu nhập thuần trên ha nuôi trồng thuỷ sản năm 2004 (trđ) * Ghi trú: các ô trống trong Bảng là không có sản xuất các con thuỷ sản đó
Vùng
Nuôi cá
Nuôi tôm, cua
Trong đó
Nuôi tôm
Nuôi cua
Da dạng nông nghiệp
40,41
Thuỷ sản ven biển
64,04
42,36
21,68
Nguồn: kết quả điều tra các hộ của đề tài
3.1.5.Xu hướng chuyển dịch hệ thống canh tác trên phạm vi vùng giai đoạn 2000 - 2004
Xu hướng chuyển dịch các loại cây trồng chính trong hệ thống canh tác ở các vùng
Xét trên phạm vi tỉnh đại diện cho mỗi vùng nghiên cứu cho thấy việc bố trí cơ cấu cây trồng trong hệ thống canh tác từ năm 2000 đến 2004 chuyển đổi theo hướng chung là (i) Giảm diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản và phát triển rau màu có giá trị kinh tế cao hơn lúa; (ii) Tăng diện tích gieo trồng màu nhờ tăng mùa vụ trên diện tích đất cạn.
Tuy nhiên, giữa các vùng có sự bố trí cơ cấu cây trồng trong hệ thống canh tác khác nhau nhằm phát huy lợi thế riêng của mình.
Hà Tây đại diện cho vùng kinh tế cận đô chỉ trong 4 năm (2000 – 2004), diện tích gieo trồng một số cây giảm mạnh như: mía chỉ còn 50%, ngô còn 69%, khoai lang còn 80% và lúa còn 97%. Diện tích một số cây trồng tăng mạnh như: diện tích nuôi trồng thuỷ sản, trồng đậu tương, rau các loại và cây lạc.
Tỉnh Hải Dương đại diện cho vùng đa dạng hoá nông nghiệp, diện tích các cây trồng giảm mạnh là khoai lang, đậu tương, lạc, lúa chuyển sang phát triển các loại rau quả, ngô đông và mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
Tỉnh Thái Bình đại diện cho vùng thuỷ sản ven biển, giảm diện tích trồng khoai lang, lúa và đậu tương, ổn định diện tích trồng mía và rau các loại; mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản và lạc và ngô đông.
Vùng thuần lúa đại diện là tỉnh Nam Định, gần như bỏ việc trồng mía, giảm diện tích trồng khoai lang, lúa và đậu tương; mở rộng diện tích ngô, lạc, rau các loại và nuôi trồng thuỷ sản (Bảng III-11).
Bảng III-11. So sánh diện tích gieo trồng các loại cây trồng chính của các vùng năm 2004/2000 (%)
Diện tích
Hà Tây
Hải Dương
Thái Bình
Nam Định
Lúa
97,39
92,14
97,40
96,93
Ngô
69,42
107,69
240,43
120,59
Khoai lang
80,36
48,05
47,19
61,43
Mía
50,00
100,00
100,00
21,43
Lạc
111,90
87,50
260,00
119,61
Đậu tương
131,94
57,58
93,75
96,55
Rau các loại
111,30
124,21
101,23
109,41
DT nuôi thuỷ sản
129,17
123,88
123,68
118,10
Nguồn: Số liệu thống kê của sở nông nghiệp và PTNT các tỉnh
Xu hướng chuyển dịch các con nuôi trong hệ thống canh tác nông nghiệp ở các vùng
Từ năm 2000 đến 2004, xu hướng phát triển các con nuôi trong hệ thống nông nghiệp của các hộ nông dân của hầu hết các vùng ở ĐBSH đều giống nhau, đó là giảm số lượng đàn trâu. Trong đó, giảm mạnh ở các tỉnh Hải Dương và Thái Bình chỉ còn 60% so với năm 2000; Hà tây và Nam Định còn 70%. Các con gia súc, gia cầm khác đều tăng ở tất cả các tỉnh (riêng Thai Bình giảm số lượng bò) (Bảng III-12).
Bảng III-12. So sánh số lượng đàn gia súc, gia cầm năm 2004/2000 (%)
Con nuôi
Hà Tây
Hải Dương
Thái Bình
Nam Định
Trâu
76.16
60.67
60.36
72.22
Bò
132.38
118.93
82.58
120.07
Lợn
126.87
133.68
146.95
130.94
Gia cầm
135.41
110.78
117.85
104.58
Sản lượng thuỷ sản
157.17
201.42
131.70
129.51
Nguồn: Số liệu thống kê của sở nông nghiệp và PTNT các tỉnh
3.1.6. Xu hướng phát triển hệ thống canh tác của các hộ giai đoạn 2000 – 2004
Như chúng ta đã phân tích ở phần lý thuyết, một trong nhiều giải pháp tăng thu nhập mà hộ nông dân thường làm là phát triển hệ thống canh tác của gia đình. (i). Có thể chuyển từ hệ thống canh tác kém hiệu quả sang hệ thống canh tác hiệu quả hơn hoặc bằng cách thay đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi (tập trung phát triển các cây con có hiệu quả kinh tế) (ii). Có thể mở rộng các hoạt động kinh doanh bằng cách phát triển thêm các ngành nghề phi nông nghiệp trên cơ sở sử dụng các sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp làm nguyên liệu cho các ngành nghề phi nông nghiệp. (iii). Có thể kết hợp cả 2 cách trên.
Do hạn chế về các thông tin của các hộ (chỉ điều tra 1 năm) nên trong phân tích chúng tôi không thể so sánh được sự chuyển dịch hệ thống canh tác của từng hộ theo cách (i) và cách (iii) mà chỉ sơ bộ xem xét quá trình chuyển dịch hệ thống canh tác của các hộ theo cách (ii) từ sản xuất thuần nông sang sản xuất kiêm trên pham vi tỉnh. Kết quả cho thấy, xu hướng diễn ra phổ biến ở hầu hết các tỉnh là giảm tỷ lệ hộ thuần nông, trong đó giảm mạnh nhất là tỉnh Hà Tây (đại diện cho vùng ven đô); tăng tỷ lệ hộ kiêm và hộ phi nông nghiệp.
Bảng III-13. Biến động về tỷ lệ các loại hộ trong cơ cấu hộ ở các tỉnh giữa năm 2004 với năm 2000 (%)
Hà Tây
Hải Dương
Thái Bình
Nam Định
Tỷ lệ hộ thuần nông
-6,13
-3,13
-3,15
-3,16
Tỷ lệ hộ kiêm
5,78
2,96
3,10
3,10
Tỷ lệ hộ phi nông nghiệp
0,35
0,17
0,05
0,06
Nguồn: tính toán từ số liệu thống kê các tỉnh
So sánh tỷ lệ của các nhóm hộ trong cơ cấu hộ phân theo các hoạt động sản xuất giữa năm 2004 với năm 2000, đã có 6,13% số thuần nông chuyển sang hoạt động kinh doanh kiêm (nông nghiệp kết hợp với phi nông nghiệp) và phi nông nghiệp đối với vùng ven đô là và hơn 3% số hộ thuần nông chuyển sang hoạt dộng kinh doanh kiêm và phi nông nghiệp đối với các vùng khác (Bảng III-13).
3.2. Hiện trạng thu nhập của các hộ nông dân ĐBSH
3.2.1. Tình trạng chung của các hộ nông dân trong các vùng nghiên cứu
3.2.1.1. Quy mô ruộng đất và lao động bình quân của hộ
Quy mô sản xuất gia đình của các hộ nông dân ở ĐBSH vẫn còn bị chi phối chủ yếu bởi diện tích đất nông nghiệp mà họ được Nhà nước giao cho. Phần diện tích này thực sự là quá nhỏ bé và manh mún. Tại các vùng mà chúng tôi điều tra, quy mô đất canh tác trung bình hiện nay của một hộ gia đình chỉ từ 0,224 ha đến xấp xỉ 0,3 ha. Đây là quy mô rất nhỏ, nó chỉ bằng một nửa so với bình quân của cả miền Bắc và chỉ bằng 1/3 đến 1/5 so với Đồng bằng sông Cửu Long Kinh tÕ hé gia ®×nh vµ c¸c quan hÖ x· héi ë n«ng th«n §BSH thêi kú ®æi míi, NguyÔn §øc TuyÕn, ViÖn x· héi häc, 2003
. Với quy mô đất canh tác gia đình như vậy, nó làm cho kinh tế hộ gia đình ở ĐBSH chỉ thích ứng với kiểu tổ chức lao động gia đình và với các điều kiện sản xuất thủ công. Nó cũng khó có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình nếu chỉ tập chung đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Để bù đắp những thiếu hụt về thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ nông dân chuyển sang các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp như thủ công, buôn bán nhỏ, làm thuê và dịch vụ. Xu hướng này xuất hiện ngày càng nhiều tại những vùng ven đô thị do tốc độ đô thị hoá cao, đất nông nghiệp của các hộ ngày càng bị thu hẹp cho nhu cầu phát triển của công nghiệp và xây dựng.
Bảng III-14. Quy mô ruộng đất và lao động bq/hộ ở các vùng năm 2004
Chỉ tiêu
Vùng ven đô
Vùng đa dạng hoá
Vùng thuần lúa
Vùng thuỷ sản ven biển
Tổng diện tích đất/hộ (m2)
2.546,0
3.258,0
3.262,5
4.164,1
Đất nông nghiệp bq/hộ (m2)
2.240,0
2.850,8
2.976,2
2.967,6
Đất nông nghiệp bq/khẩu (m2)
504,6
732,6
677,2
777,8
DT canh tác bq/hộ (m2)
1.653,6
2.381,4
2.941,2
2.173,7
Số khẩu bq/hộ (người)
4,3
4,0
4,6
4,0
Lao động bq/hộ (LĐ)
3,0
2,7
2,6
3,1
Nguồn: Điều tra thực địa, 2005
Quy mô về nhân lực của hộ gia đình tại các vùng mà chúng tôi điều tra cho thấy số nhân khẩu phổ biến của các hộ nông dân khoảng 4 đến 5 người và có khoảng từ 2 đến 3 lao động. Số nhân khẩu và lao động bình quân hộ thế này nhìn chung tương đương với những năm trước đấy và so với bình quân trung của các nước: Năm 1997, tính trên cả nước, bình quân số khẩu của mỗi hộ là 4,7 người, trong đó thành thị là 4,6 người và nông thôn là 4,8 người Kinh tÕ hé gia ®×nh vµ c¸c quan hÖ x· héi ë n«ng th«n §BSH thêi kú ®æi míi, NguyÔn §øc TuyÕn, ViÖn x· héi häc, 2003
.
Quy mô ruộng đất trong mỗi hộ gia đình thấp trong khi số nhân khẩu lớn và với số lao động như trên, có thể thấy những khó khăn của kinh tế hộ nông dân ở ĐBSH khi mỗi lao động bình quân phải nuôi 1,5 - 2 nhân khẩu. Diện tích đất nông nghiệp bình quân/khẩu có sự khác biệt giữa các vùng ở ĐBSH: Vùng ven đô tỷ lệ này rất thấp, chỉ đạt 505m2/khẩu trong khi trung bình của cả vùng ĐBSH là 673m2/khẩu. Cao nhất là vùng ven biển, nơi có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nên bình quân mỗi khẩu có 778m2 đất nông nghiệp.
3.2.1.2. Hiện trạng thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ
Thu nhập của hộ
Mặc dù kinh tế hộ gia đình ở ĐBSH thường là đa ngành nghề, nhưng cho đến nay, nông nghiệp vẫn là cơ sở và chỗ dựa cho mọi hoạt động kinh tế khác của hộ. Đại đa số dân cư nông thôn ở ĐBSH hiện nay đều coi mục tiêu chính của hoạt động nông nghiệp gia đình là nhằm đảm bảo đủ khẩu phần lương thực tối thiểu cho mọi thành viên trong hộ. Ngay tại những vùng ven đô, thu nhập bình quân/hộ cao nhất 38.317 ngàn đồng thì tỷ lệ thu nhập từ nông nghiệp cũng chiếm khoảng 22%.
Bảng III-15. Thu nhập bình quân của hộ ở các vùng năm 2004
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Chung ĐBSH
Kinh tế ven đô
Đa dạng hoá
Thuần lúa
Thuỷ sản ven biển
Thu nhập
28,44
38,31
22,69
22,85
29,90
TĐ: Nông nghiệp
11,62
8,42
11,13
10,88
16,06
Phi nông nghiệp
16,81
29,88
11,56
11,96
13,84
Nguồn: Điều tra thực địa, 2005
Tại các vùng khác, tỷ lệ thu từ nông nghiệp và từ phi nông n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác ở Đồng bằng sông Hồng.doc