Báo cáo Phân tích tình hình cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương chi nhánh Gia Lai trong năm 2009 và năm 2010

Trong hoạt động cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay chủ yếu là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa khi cầm cố quyền sử dụng thuộc về người đi vay, mặt khác tài sản là động sản nên dễ bị mất, hao mòn, bị hỏng, giá cả biến động mạnh. Đó còn chưa kể đến một số DN đi vay còn làm thay đổi một số chi tiết trên tài sản để thu lợi khi phát mãi tài sản, vấn đề nay thuộc về đạo đức kinh doanh của các DN, ngân hàng không thể kiểm soát hết được. Vì vậy cho dù đã cho vay có tài sản đảm bảo nhưng vẫn tồn tại nợ xấu cao, năm 2009 nợ xấu đạt 6,21% sang năm 2010 nợ xấu tuy có giảm nhưng vẫn còn cao, đạt 4,59% cao nhất trong các loại hình cho vay bằng tài sản đảm bảo.

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10474 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích tình hình cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương chi nhánh Gia Lai trong năm 2009 và năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nk chi nhánh Gia Lai đã xây dựng được đội ngũ CBNV có trình độ chuyên môn cao, có tâm huyết với nghề; kinh doanh có lợi nhuận và dần tạo được hình ảnh về một ngân hàng đáng tin cậy trong mắt khách hàng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đây là những tiền đề thuận lợi để Techcombank chi nhánh Gia Lai có thể nâng cao sức mạnh nội tại của mình và cạnh tranh được với các NHTMCP khác trên cùng địa bàn và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, bền vững hơn. PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NHTMCP KỸ THƯƠNG CHI NHÁNH GIA LAI 2.1. Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp tại NHTMCP Kỹ Thương chi nhánh Gia Lai Sau khi tìm hiểu và nắm bắt được tình hình tổng quan của toàn chi nhánh, tôi nhận thấy hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận tương đối cao cho chi nhánh trong hai năm qua. Cụ thể, tiền lãi vay thu từ khách hàng doanh nghiệp năm 2009 và năm 2010 lần lượt đạt 5.872.000.000 đồng và 8.236.000.000 đồng. Đây là con số khá ấn tượng đối với một chi nhánh ngân hàng vừa mới đi vào hoạt động như Techcombank. Và dưới đây là những phân tích, đánh giá cụ thể của tôi về tình hình cho vay đối với DN tại chi nhánh trong năm 2009 và năm 2010: 2.1.1. Phân tích tình hình cho vay đối với doanh nghiệp tại Techcombank chi nhánh Gia Lai theo thời hạn Bảng 2: Biến động tình hình cho vay đối với các DN theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) 1. DNBQ 95.125 100 164.375 100 69.250 72,79 Ngắn hạn 67.013 70,44 104.021 63,28 37.008 55,22 Trung dài hạn 28.112 29,56 60.354 36,72 32.242 114,69 2. NXBQ 2.610 100 3.671 100 1.061 40,65 Ngắn han. 1.865 71,45 2.644 72,02 779 41,76 Trung dài hạn 745 28,55 1.027 27,98 282 37,85 3. Tỷ lệ nợ xấu 2,7 2,33 -0,37 Ngắn hạn 2,78 2,54 -0,24 Trung dài hạn 2,65 1,70 -0,95 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 và năm 2010 của NH Techcombank chi nhánh Gia Lai) Năm 2010 là năm mà tình hình kinh tế xã hội nước ta nói chung và của tỉnh Gia Lai nói riêng chịu tác động không nhỏ của môi trường bên ngoài, trong đó nổi bật là dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng nhìn vào bảng số liệu DNBQ đối với các DN vẫn ở mức ổn định. DNBQ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và tăng đều, năm 2010 tăng 37.008 triệu đồng với tốc độ tăng là 55,22% và DNBQ trung dài hạn tăng 32.242 triệu đồng, tăng với tốc độ rất nhanh đạt 114,69%. Nhìn chung, những năm qua NH Techcombank chi nhánh Gia Lai đã có nhiều cố gắng trong việc tăng trưởng dư nợ TD trung - dài hạn góp phần vào việc đầu tư vốn xây dựng phát triển kinh tế huyện nói chung, trong đó có các DN. Tỉ lệ đầu tư vốn trung - dài hạn nhìn chung là hợp lý, đảm bảo, an toàn. Với chính sách tín dụng chặt chẽ cùng với năng lực thẩm định có hiệu quả của cán bộ tín dụng nên khách hàng vay vốn luôn chú trọng việc trả nợ vay đúng hạn. Chính vì thế tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh NH chiếm tỷ trọng không cao và có giảm. Tỷ lệ nợ xấu năm 2010 cho vay ngắn hạn là 2,54% giảm 0,24% so với năm 2009; trung dài hạn là 1,70%, giảm 0,95% so với năm 2009. 2.1.2. Phân tích tình hình cho vay đối với doanh nghiệp tại NH Techcombank chi nhánh Gia Lai theo ngành kinh tế Hiện nay, các DN trên địa bàn tỉnh Gia Lai tham gia vào hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc phân tích ta có thể chia thành các nhóm sau: nông -lâm - ngư nghiệp; công nghiệp - xây dựng; thương mại và dịch vụ và ngành khác. Bảng 3: Biến động tình hình cho vay đối với DN theo ngành kinh tế ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu/Năm Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL(%) 1. DNBQ 95.125 100 164.375 100 69.250 72,79 +Nông lâm ngư nghiệp 24.017 25,25 38.715 23,55 14.698 61,19 + CN-Xây dựng 27.169 28,56 43.742 26,61 16.573 60,99 +Thương mại và dịch vụ 32.415 34,07 62.188 37,83 29.733 91,84 + Ngành khác 11.524 12,11 19.730 18,09 8.206 71,2 2. NXBQ 2.610 100 3.671 100 1.151 44,1 +Nông lâm ngư nghiệp 636 24,37 895 24,38 259 40,72 + CN-Xây dựng 726 27,82 1.125 30,65 399 54,95 + Thương mại và dịch vụ 885 33,9 1.278 34,81 393 44,4 + Ngành khác 363 13,91 373 10,16 10 2,75 3. Tỷ lệ nợ xấu 2,74 2,23 -0,51 +Nông lâm ngư nghiệp 2,64 2,31 -0,33 + CN-Xây dựng 2,67 2,57 -0,1 + Thương mại và dịch vụ 2,73 2,06 -0,67 + Ngành khác 3,15 1,89 -1,26 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 và năm 2010 của NH Techcombank chi nhánh Gia Lai) Ngành TM & DV luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành. Điều này được thể hiện qua dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất (DNBQ: 37,83% dư nợ toàn ngành) trong cơ cấu cho vay của chi nhánh. Dư nợ cho vay qua hai năm có bước tăng trưởng rất nhanh, năm 2010 tăng 72,79% so với năm 2009. Điều đó cũng nói lên được doanh số cho vay và doanh số thu nợ của chi nhánh tăng nhanh. Bởi lẽ hiện nay phần lớn các DN trong tỉnh đang hoạt động SXKD trong ngành TM&DV (chiếm 65-75% tổng mức bán lẻ toàn tỉnh). Nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh là rất lớn. Tuy nhiên, một hạn chế lớn là ngành này đang hoạt động với mức vốn đầu tư thấp, quy mô nhỏ, thời gian quay vòng vốn nhanh, nhu cầu vốn chủ yếu để bổ sung vốn lưu động… do đó các DN có xu hướng vay nợ nhiều. Nợ xấu của nhóm ngành này cũng chiếm tỷ trọng cao, chiếm 34,81% tổng nợ xấu theo ngành. Nói chung, ngành TM&DV có NXBQ cao nhưng tỷ lệ nợ xấu lại thấp hơn ngành khác, tỷ lệ nợ xấu năm 2010 là 2,06%, chênh lệch -0,67% so với 2009. Điều này cũng đáng ngại khi NH có xu hướng nâng cao dư nợ cho ngành này. Chiếm tỷ trọng sau ngành TM & DV là ngành Công nghiệp - Xây dựng (có tỷ trọng DNBQ chiếm 26,61% tổng dư nợ toàn doanh nghiệp). Năm 2010 ngành công nghiệp và xây dựng đạt 43.742 triệu đồng tăng 60,99% so với năm 2009 tương ứng với 16.573 triệu đồng. Dự tính đến năm 2020 nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp cho nên việc đầu tư cho phát triển các ngành công nghiệp ở địa bàn là nhiệm vụ thiết yếu để góp phần công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nhìn chung, tỷ trọng dư nợ của nhóm ngành này nhỏ nhưng lại có tỷ lệ nợ xấu cao hơn ngành TM & DV, tỷ lệ nợ xấu năm 2010 là 2,57%, chênh lệch -0,1% so với năm 2009. Nguyên nhân là lượng vốn cần cho hoạt động kinh doanh của ngành này nhiều, tuy nhiên trong điều kiện môi trường kinh tế bất ổn định, thời tiết không thuận lợi, thị trường tiêu thụ đầy biến động, chi phí hoạt động tăng vì giá điện, giá xăng dầu tăng làm cho một số doanh nghiệp trong nhóm ngành này kinh doanh không có hiệu quả, ứ đọng vốn. Từ đó chiếm dụng vốn của ngân hàng. Trong những năm qua tốc độ đô thị hóa xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa bàn đang dần dần phát triển làm cho nhu cầu vốn đầu tư xây dựng tăng. Chính thực trạng phát triển hết sức khả quan trên của ngành công nghiệp - xây dựng đã góp phần mở rộng hoạt động cho vay đối với lĩnh vực này của chi nhánh. Cùng với việc đẩy mạnh đầu tư tín dụng vào các ngành trên, NH còn chú trọng đầu tư vào nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Năm 2010 có dư nợ đạt 38.715 triệu đồng tăng 61,19% so với năm 2009 tương ứng 14.698 triệu đồng. Tuy có bước tăng trưởng nhưng nhóm ngành này luôn chiếm tỷ trọng thấp. Gia lai là mảnh đất cao nguyên, có diện tích đất lớn phù hợp để đầu tư vào nông nghiệp và lâm nghiệp. Theo thống kê của NH thì nhu cầu vay vốn của người dân trong nông nghiệp và lâm nghiệp luôn nhiều hơn trong lĩnh vực khác (tính theo hồ sơ được xét duyệt vay vốn) nhưng quy mô của vốn vay nhỏ điều đó dẫn đến tỷ trọng của nhóm nghành này luôn thấp. Và nguyên nhân dẫn đến hoạt động cho vay đối với nhóm ngành này giảm xuống là do thời gian gần đây, các DN sản xuất kinh doanh trong ngành gặp nhiều khó khăn, từ điều kiện thời tiết phức tạp, sâu hại, dịch bệnh, tình hình giá cả biến động phức tạp, sự thiếu thông tin, kinh nghiệm trong kinh doanh. Kéo theo sự khó khăn trong kinh doanh như vậy làm cho tỷ lệ nợ xấu của nhóm ngành này cao là điều dễ hiểu. Tỷ lệ nợ xấu năm 2010 là 2,31%, chênh lệch -0,51% so với năm 2009. Tỷ trọng cho vay cũng như DNBQ nhóm ngành thì thấp nhất nhưng tỷ lệ nợ xấu lại không hề thấp. Với những khó khăn và thực trạng kinh doanh trên thì việc tiếp cận được nguồn vốn vay của NH là điều khó khăn đối với các DN thuộc nhóm này. 2.2.3. Phân tích tình hình cho vay đối với các doanh nghiệp tại NH Techcombank chi nhánh Gia Lai theo tính chất bảo đảm Bảng 4: Biến động tình hình cho vay đối với DN theo tính chất bảo đảm ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) 1 DNBQ 95,125 100 164,375 100 69,250 72.79 ĐB không bằng tài sản 0 0,00 0 0,00 0 0,00 ĐB bằng tài sản 95.125 100,00 164.357 100,00 69.250 72,79 + Cầm cố 21.201 22,28 36.353 22,19 15.152 71,46 + Thế chấp 57.452 60,39 98.410 59,88 40.958 71,29 + Tài sản từ vốn vay 16.472 17,33 29.594 17,93 13.122 79,66 2.NXBQ 2.610 100 3.671 100 1.061 40,65 ĐB không bằng tài sản 0 00,0 0 0,00 0 0,00 ĐB bằng tài sản 2.610 100 3.671 100 1061 40,65 + Cầm cố 611 23,41 832 22,66 221 20,83 + Thế chấp 436 16,70 679 18,50 243 22,90 + Tài sản từ vốn vay 1.563 59,89 2.610 58,84 1.047 32,94 3. Tỷ lệ nợ xấu 2,74 2,23 -0,51 ĐB không bằng tài sản 0 0 0 ĐB bằng tài sản 2,74 2,23 -0,51 + Cầm cố 2,57 2,23 -0,34 + Thế chấp 1,07 0,89 -0,18 + Tài sản từ vốn vay 6,21 4,59 -1,62 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 và năm 2010 của NH Techcombank chi nhánh Gia Lai) Đảm bảo tiền vay luôn là vấn đề được các NH hiện nay quan tâm và coi đó như là một trong những nguyên tắc quan trọng của HĐTD. Nếu công tác thẩm định, xử lý, định giá tài sản đảm bảo tiền vay không tốt, NH nhiều khả năng sẽ là người bị thiệt hại trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Nhìn vào cơ cấu cho vay ở bảng trên, ta có thể thấy hình thức cho vay không đảm bảo tài sản đối với DN là không được áp dụng ở NH mặc dù hình thức cho vay này vẫn chiếm một phần đáng kể trong cơ cấu cho vay chung. Điều này có thể giải thích dựa trên thực trạng phát triển không ổn định hiện nay của các DN nên NH chưa dám thực hiện cho vay tín chấp đối với DN. Do đó, có thể thấy toàn bộ các khoản cho vay đều được đảm bảo bằng tài sản. Trong hoạt động cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay chủ yếu là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa… khi cầm cố quyền sử dụng thuộc về người đi vay, mặt khác tài sản là động sản nên dễ bị mất, hao mòn, bị hỏng, giá cả biến động mạnh. Đó còn chưa kể đến một số DN đi vay còn làm thay đổi một số chi tiết trên tài sản để thu lợi khi phát mãi tài sản, vấn đề nay thuộc về đạo đức kinh doanh của các DN, ngân hàng không thể kiểm soát hết được. Vì vậy cho dù đã cho vay có tài sản đảm bảo nhưng vẫn tồn tại nợ xấu cao, năm 2009 nợ xấu đạt 6,21% sang năm 2010 nợ xấu tuy có giảm nhưng vẫn còn cao, đạt 4,59% cao nhất trong các loại hình cho vay bằng tài sản đảm bảo. So với hình thức trên là hình thức cầm cố, thế chấp. Đây là biện pháp an toàn hơn đối với các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bởi lẽ NH thường căn cứ theo khung giá của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh để định giá tài sản trong khi khung định giá này đã quá cũ so với thực tế, tức là giá thực tế của tài sản được cầm cố, thế chấp thường thấp hơn giá thị trường. Trong khi đó, theo quy định các DN chỉ được vay khoảng 60% đến 70% trên tổng giá trị tài sản cầm cố, thế chấp. Vì vậy, khoản vay mà các DN nhận được thực tế tương đối thấp so với giá trị tài sản mà DN đem cầm cố, thế chấp. Đây là một trong những lý do quan trọng để các DN luôn cố gắng hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, tránh trường hợp không trả được nợ và bị NH tịch thu tài sản cầm cố, thế chấp; tức là lúc này DN sẽ mất đi khoản tiền nhiều hơn khoản vốn vay. Thực tế cũng cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của hình thức này cũng không đáng kể, nợ xấu của cho vay thế chấp là 0,89%, cho vay cầm cố là 2,23% trong năm 2010. Tuy nhiên, do khung định giá quá cũ so với thực tế, quy mô vốn vay cần thiết không đủ nên điều này đã gây khó khăn cho các DN khi tìm đến nguồn vốn của NH và làm hạn chế quy mô hoạt động của NH trong lĩnh vực đầy tiềm năng này. 2.2. Đánh giá tình hình cho vay đối với doanh nghiệp tại NH Techcombank chi nhánh Gia Lai 2.2.1. Kết quả đạt được Hiện nay, các DN luôn có nhu cầu lớn về vốn nhằm tăng cường hoạt động đầu tư cũng như hoạt động mở rộng SXKD. Bên cạnh đó thì sự cạnh tranh giữa các NHTM quốc doanh, NHTMCP diễn ra không kém phần gay gắt trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Trong bối cảnh đó, NH Techcombank chi nhánh Gia Lai không ngừng đổi mới phương pháp và cách thức làm việc để đáp ứng nhu cầu phát triển của cả nền kinh tế nói chung và của thành phố Pleiku nói riêng. Cùng với sự phát triển toàn diện của chi nhánh, hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn đối với DN nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Cho đến nay chi nhánh giải quyết cho vay trên 100 DN, quy mô dư nợ không ngừng tăng trưởng, chi nhánh đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tìm kiếm thị trường, đa dạng hóa nhiều loại hình khách hàng, loại hình cho vay với mức lãi suất hấp dẫn, cơ cấu cho vay không chỉ bó hẹp ngắn hạn mà cả dài hạn, không chỉ ngoài quốc doanh mà trong khu vực quốc doanh. Chất lượng thẩm định và quản lý các khoản vay ngày một nâng cao. Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc Luật các tổ chức tín dụng, các quy định, quy chế, cũng như quy trình nghiệp vụ do cấp trên ban hành. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá khách hàng từ nhiều nguồn thông tin, xây dựng hệ thống chỉ tiêu nhằm xác định hạn mức tín dụng phù hợp với từng khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng cũng như giảm thiểu thời gian và thủ tục duyệt vay. Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao vai trò kiểm tra nội bộ, tăng cường gặp gỡ, nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tìm kiếm các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ xấu thấp và có chiều hướng giảm qua các năm. Các khoản vay mới hầu như không phát sinh nợ quá hạn. Tuy đội ngũ cán bộ của chi nhánh chủ yếu là cán bộ trẻ nhưng sự liên kết giữa các cán bộ rất chặt chẽ. Đội ngũ cán bộ trẻ trung cùng với sự nhảy bén của mình và sự hướng dẫn chỉ đạo tận tình của những cán bộ có kinh nghiệm đã tạo ra một môi trường làm việc hết sức có hiệu quả, một tinh thần làm việc hăng say, đoàn kết để chi nhánh ngày một phất triển. 2.2.2. Một số tồn tại Để tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường và cạnh tranh được với các NHTM khác, chi nhánh cũng đã xác định phương châm cho mình “đi vay để cho vay” bảo đảm hoạt động kinh doanh có lãi. Song trong hai năm qua bên cạnh những thành quả đạt được thì ngân hàng cũng còn có những hạn chế nhất định: 2.2.2.1. Quy trình cho vay Việc chấp hành thể lệ tín dụng còn chưa được nghiêm túc, trong thực hiện quy trình cho vay còn nhiều sơ hở, thực hiện quy trình tắt, phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người cán bộ tín dụng: Có hợp đồng cho vay trong trường hợp vốn tự có của khách hàng quá nhỏ, hay cho vay vốn lớn hơn gấp mấy lần vốn tự có của khách hàng, nhiều công đoạn trong quy trình vay chưa được quan tâm đúng mức như xem xét thẩm định dự án cán bộ tín dụng chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh, việc kiểm tra kiểm soát cho vay còn mang tính hình thức, đối phó với thủ tục quy định. Ngân hàng còn chủ quan trong khi cho vay, thể hiện ở một số trường hợp quan niệm cho rằng đối với khách hàng quen thuộc không cần giám sát chặt chẽ và chỉ dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp thay cho những số liệu tài chính đáng tin cậy. 2.2.2.2. Cơ cấu cho vay Như phân tích ở trên, cho vay theo thời hạn thì đối tượng khách hàng còn đơn điệu, hầu như chỉ cho vay ngắn hạn đối với các DN. Một trong những lý do quan trọng nhất là NH còn e ngại rủi ro cho các khoản cho vay trung - dài hạn. Như phân tích ở phần tình hình cho vay, ta thấy trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh thì dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm gần 70%, còn lại là dư nợ tín dụng trung - dài hạn. Điều này là một hạn chế của chi nhánh, vì cho vay trung - dài hạn có mức độ rủi ro kỳ hạn cao hơn so với cho vay ngắn hạn nhưng bù lại nó lại đem lại thu nhập lớn cho chi nhánh. Do đó, chi nhánh cần tìm biện pháp khắc phục, không chỉ mở rộng hơn nữa tín dụng trong tương lai mà còn thu hút thêm những đối tượng là khách hàng mới trong lĩnh vực mới nhằm tăng thị phần của chi nhánh. Yếu tố thứ hai là cho vay theo hình thức đảm bảo. Các DN muốn vay đươc vốn tại NH thì phải có tài sản đảm bảo. Phần lớn các DN vay vốn với khung định giá 50-60% giá trị tài sản đảm bảo, như vậy lượng vốn vay quá ít so với nhu cầu vay vốn của DN làm cho DN vay được vốn nhưng vẫn thiếu vốn. Mặt khác, với tiêu chí đã đi vay là phải có tài sản đảm bảo, một số DN nhỏ không có tài sản đảm bảo hay có tài sản đảm bảo không phù hợp về giấy tờ pháp lý hay không đủ với quy mô khoản vay dẫn đến các DN này gặp khó khăn tiếp cận vốn của NH, NH thì mất đi một cơ hội kinh doanh. Yếu tố thứ ba là cho vay theo ngành kinh tế, ở loại hình cho vay này hình thức cho vay còn chưa được trải đều ở các ngành kinh tế, việc NH tập trung vốn đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn, có những mặt tốt, có những mặt tích cực, song việc đầu tư vốn phát triển phải hài hòa có sự hỗ trợ giữa các ngành kinh tế trên địa bàn mới có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế. Tại chi nhánh NH dư nợ vẫn tập trung chủ yếu vào ngành thương mại - dịch vụ, CN - xây dựng, còn các ngành khác chiếm tỷ trọng rất thấp, chiếm 12,11% tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ NH chưa tận dụng hết cơ hội kinh doanh và sinh lời cho mình. 2.2.2.3. Chất lượng tín dụng Công tác thẩm định và quản lý các khoản vay còn hạn chế, do chi nhánh mới thành lập nên đối tượng cho vay của chi nhánh chủ yếu là khách hàng mới nên việc nắm bắt các thông tin của các đối tượng đi vay không được hoàn chỉnh và chính xác, điều này ảnh hưởng đến chất lượng của các khoản vay, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. Điều này đòi hỏi chi nhánh phải thận trọng hơn. Qua phân tích nợ xấu của các loại hình thức cho vay đối với DN thì ta thấy được chất lượng tín dụng của chi nhánh chưa được tốt lắm, tỷ lệ nợ xấu tuy có giảm nhưng vẫn cao. Nguồn vốn chi nhánh tự huy động tuy có tăng trưởng mạnh mẽ nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay, phải tiếp nhận nguồn vốn chủ yếu điều chuyển từ trung tâm. Đây là một hạn chế của chi nhánh bởi vì nếu chi nhánh nhận vốn điều chuyển từ cấp trên thì phải trả lãi cao, điều này ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của chi nhánh. Nếu chi nhánh muốn khẳng định mình trên thị trường thì đòi hỏi chi nhánh phải xúc tiến marketing, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, tăng cường công tác huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn trong tương lai. Nhìn chung, tình hình cho vay đối với doanh nghiệp tại Techcombank chi nhánh Gia Lai đạt kết quả tương đối tốt so với các NHTMCP khác trên địa bàn tỉnh. Số lượng khách hàng doanh nghiệp được cấp tín dụng đã tăng đáng kể từ 65 doanh nghiệp trong năm 2009, đến năm 2010 đã đạt hơn 100 doanh nghiệp. Từ những phân tích và đánh giá cụ thể trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thêm hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Techcombank chi nhánh Gia Lai. PHẦN III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NHTMCP KỸ THƯƠNG CHI NHÁNH GIA LAI 3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với DN tại NH Techcombank chi nhánh Gia Lai 3.1.1. Những thuận lợi và cơ hội Nguồn vốn huy động phần lớn là tiền gửi tiết kiệm của dân cư có kỳ hạn do lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn so với các ngân hàng thương mại khác trong địa bàn và tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế... qua đó tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng về lãi suất cho vay nói chung cũng như đối với các DN nói riêng. Tuy ngân hàng mới thành lập, đội ngũ công nhân viên còn trẻ nhưng họ có tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn giỏi, đầy năng lực, có nhiều sáng kiến trong công việc, có phong cách giao tiếp và thường xuyên được đào tạo với công nghệ tiên tiến, phù hợp với sự phát triển của công nghệ ngân hàng hiện đại... tạo lợi thế và tăng thêm niềm tin cho khách hàng đối với Techcombank. Việc thực hiện trình tự quy trình cho vay giúp mỗi cán bộ tín dụng cũng như lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình khách hàng xin vay thông qua các báo cáo, đánh giá được thực chất vấn đề xin vay của khách hàng đối với NH từ đó dẫn đến quyết định trong hoạt động cho vay. Hai năm qua, cùng với sự phát triển chung của thành phố. Quy mô và chất lượng các DN cũng có bước tăng trưởng đáng kể, các DN ngày càng tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động do đó nhu cầu vốn kinh doanh là rất lớn. Đây là thị trường đầy tiềm năng mà chi nhánh đã và đang khai thác rất có hiệu quả. Trong những năm qua, tình hình kinh tế xã hội của Thành phố Pleiku có nhiều chuyển biến tích cực: Hoạt động văn hóa xã hội nhiều tiến bộ, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao, cơ sơ hạ tầng không ngừng được hoàn thiện... từ đó tạo điều kiện cho các DN kinh doanh hiệu quả, mở rộng sản xuất, làm cho nhu cầu vay vốn của DN cũng không ngừng tăng lên. Đồng thời, các cơ chế, quy chế tín dụng được tiếp tục hoàn thiện và đơn giản hóa tạo điều kiện cho các DN dể dàng tiếp cận nguồn vốn hơn. 3.1.2. Những khó khăn và thách thức Bên cạnh những thuận lợi nêu trên cũng như những cơ hội ngân hàng có thể nắm bắt được để tăng cường hoạt động tín dụng đối với các DN thì hiện nay bản thân chi nhánh cũng còn gặp phải không ít khó khăn, thách thức sau: Nguồn vốn huy động trong những năm qua mặc dù đã có sự tăng trưởng mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động cho vay tại chi nhánh, vẫn còn phải nhận nguồn vốn điều chuyển từ trung tâm. Chi nhánh phải bỏ ra một nguồn phí trả lãi cho nguồn vốn điều chuyển này. Chính điều này nhiều lúc đã làm chi nhánh bỏ lỡ đi một số các dự án đầu tư có hiệu quả. Đối với các DN, dù đã có sự phát triển đáng kể, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của địa phương. Tuy nhiên, một thực trạng “cố hữu” là đa phần các DN vốn tự có thấp, hiệu quả hoạt động còn thấp, thông tin tài chính thiếu rõ ràng, minh bạch... Một mâu thuẫn lớn hiện nay là các DN nói chung đặc biệt là các DN xuất hiện nhiều hiện tượng ghi giảm lợi nhuận kinh doanh nhằm giảm mức nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp cho Nhà nước nhưng bên cạnh đó lại muốn chứng tỏ năng lực tài chính tốt, lợi nhuận cao đối với Ngân hàng để được cho vay... Chính sự không rõ ràng trên đã gây không ít khó khăn trong công tác thẩm định cho vay đối với các DN này gây mất uy tín cũng như sự an tâm cần thiết cho ngân hàng khi cho vay, đó là chưa kể tình trạng một số DN còn hoạt động trái pháp luật, buôn lậu, lách luật, lừa đảo các cơ quan chức năng để thành lập DN, để xin hoàn thuế giá trị gia tăng, để góp vốn liên doanh liên kết, lừa đảo vay vốn NH... vẫn xảy ra ở nơi này nơi khác. Về phía NH lại quá chắc chắn trong công tác đảm bảo tiền vay, việc đánh giá tài sản đảm bảo lại chưa có một cơ quan, tổ chức chính thức nào đứng ra đảm nhận... Chính những yếu tố trên làm cho việc triển khai mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực khách hàng này gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình kinh tế, thị trường cũng như những hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố có thể có nhiều biến động đòi hỏi một NH muốn tồn tại và phát triển phải chủ động vươn lên, nắm bắt cơ hội, phát huy những thuận lợi có được, đồng thời biết cách vượt qua những khó khăn... Trước những khó khăn thách thức nêu trên, tập thể Cán bộ Công nhân viên chi nhánh Techcombank đã không ngừng bám sát chỉ đạo của Trung Ương, đồng thời cần nghiên cứu tìm ra những giải pháp tích cực giúp cho hoạt động cho vay đối với các DN trong thời gian tới đạt hiệu quả tốt hơn. 3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại NHTMCP Kỹ Thương chi nhánh Gia Lai 3.2.1. Hoàn thiện quy trình cho vay đối với doanh nghiệp Tăng cường hoạt động kiểm soát nội bộ tại chi nhánh một cách thường xuyên và chặt chẽ hơn. Với giải pháp thiết thực này sẽ góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của các cán bộ tín dụng trong suốt quá trình đưa ra quyết định cho vay cũng như giúp giảm thiểu những rủi ro tín dụng trong tương lai. Ngoài ra, ngân hàng nên đơn giản hóa các thủ tục xin vay vốn, đẩy mạnh quá trình điều tra, xét duyệt các dự án có hiệu quả. Đối với cho vay ngắn hạn thì quy trình cho vay không mấy phức tạp, có tính thực tế cao hơn còn trong bộ hồ sơ xin vay vốn trung dài hạn có rất nhiều các thủ tục: Đơn xin vay, luận chứng kinh tế, dự toán công trình kinh tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bản quyết toán hiệu quả kinh tế của dự án... Trong các khách hàng vay vốn trung dài hạn của NH chủ yếu là khách hàng truyền thống và khách hàng lâu năm từ trước đã tham gia vay vốn ngắn hạn của NH. Vì vậy, giữa bộ hồ sơ vay vốn trung dài hạn với bộ hồ sơ vay vốn ngắn hạn có hai điểm trùng nhau đó là: Báo cáo thực trạng tài chính của doanh nghiệp, báo cáo quyết toán của doanh nghiệp kế tiếp hai năm trước. Do đó, NH có thể đơn giản hai thủ tục này khi mà DN chưa có đủ thì hoàn toàn có thể áp dụng dựa vào bộ hồ sơ vay vốn ngắn hạn. Việc đơn giản hóa như vậy sẽ làm khách hàng không ngần ngại khi đặt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương chi nhánh Gia Lai trong năm 2009 & năm 2010.doc
Tài liệu liên quan