Báo cáo Phân tích tình hình tài chính của nhà máy thuốc lá Bắc Sơn

Trong phân tích tài chính kỳ thu tiền được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phải phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp và các khoản trả trước. Kỳ htu tiền bình quân 2005 giảm do doanh htu giảm không đáng kể trong khi đó các khoản phải thu giảm nhiều hơn. Tuy nhiên vốn ứ đọng trong khâu thanh toán vẫn lớn hơn, thị trường tiêu htụ không tăng. Dự trữ lớn , các khoản phải thu lớn , doanh thu giảm dẫn đến việc công ty thuốc lá Bắc Sơn lâm vào tình cảnh khó khăn

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Phân tích tình hình tài chính của nhà máy thuốc lá Bắc Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu: Phân tích tài chính được các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ cuối thế kỉ XIX. Từ thế kỉ XX đến nay, phân tích tài chính thực sự được phát triển và được chú trọng hơn bao giờ hết bởi nhu cầu quản lý doanh nghiệp ngày càng tăng, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, sự phát triển của tập đoàn kinh doanh và khả năng sử dụng công nghệ thông tin. Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính đem lại những mục tiêu khác nhau. Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà đầu tư quan tâm đến tình hình thu nhập của chủ sở hữu, giá trị tăng thêm của vốn đầu tư, lợi tức cổ phần. Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng. Phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế… Những khái quát chung về nhà máy thuốc lá Bắc Sơn - Là một doanh nghiệp Nhà Nước thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, được thành lập khá lâu và được cổ phần hoá năm 2005. Là công ty cổ phần 1 thành viên. - Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối ổn dịnh, sản xuất 2 mặt hàng chính là Vinataba và thuốc lá nội địa - Từ năm 2005 áp dụnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 55%.Công ty đã điều chỉnh giá bán tăng dần theo lộ trình của tổng công ty thuốc lá Việt Nam đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi -Hoạt động tổng thể của nhà máy được đánh giá là có hiệu quả, đảm bảo lãi hàng năm là 2 tỷ đồng, giải quyết được năng lực sản xuất hiện có của nhà máy ( 100 triệu bao/năm) hiện nay sản lượng tiêu thụ hàng năm mới đạt 30-40 triệu bao/ năm.Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 500 công nhân với mức lương binh quân 1,5 triệu đồng/ngươi/1tháng Sau đây là việc phân tích tài tình hình tài chính của nhà máy thuốc lá Bắc Sơn thuộc tổng công ty thuốc lá Việt Nam trong 5 năm từ năm 2001-2005. Phân tích các tỉ số tài chính: 1.1 Tỷ số về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn Năm Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện hành 2001 59790616558 31855347742 1,8769 2002 67018426584 31274883894 2,1429 2003 81406305595 41922159584 1,9418 2004 100532871483 54139900151 1,8569 2005 70166124909 64495197559 1,0879 Tỷ số thanh toán hiện hành năm 2005 thấp hơn nhiều so với những năm trước.Đặc biệt so với năm 2002.Điều này cho thấy: Tài sản lưu động năm 2005 giám mạnh so với năm 2004.Nguyên nhân là do trong năm này công ty không có các tài sản lưu động khác cũng như các khoản đầu tư ngắn hạn, các tài khoản khác cũng giảm nhiều so với năm trước.Tuy mức dự trữ của năm này có cao hơn năm trước nhưng mức tăng là không đáng kể.Trong khi đó, mức nợ ngắn hạn của công ty lại tăng đều đặn qua các năm. Công ty phải dùng tới 91,92% giá trị tài sản lưu động mới đủ để thanh toán các khoản nợ.Con số này ở các năm trước thấp hơn rất nhiều.Cụ thể là: Năm 2001: công ty phải dùng tới 53,29% Năm 2002: ------------------------- 46,67% Năm 2003: ------------------------- 51,49% Năm 2004: ------------------------- 53,85% Năm 2005: ------------------------- 91,92% Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành có xu hướng giảm và giảm nhanh ở năm 2005 điều này là một vấn đề mà doanh nghiệp cần phải lưu ý trong thời gian sau. *Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động – Dự trữ)/ Nợ ngắn hạn Năm Tài sản lưu động Dự trữ Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh 2001 59790616558 19235793717 31855347724 1,273 2002 67018426584 24787332891 31724883894 1,350 2003 81406305595 21640929319 41922159584 1,443 2004 100532871483 32551502303 54139900151 1,256 2005 70166124909 33970726224 64465197559 0,561 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh năm 2005 thấp hơn rất nhiều so với những năm trước.Nguyên nhân là do mức dự trữ của công ty tăng nhưng tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng các khoản nợ ngắn hạn.Trong khi đó, tiền và các khoản phải thu của công ty năm 2005 đều thấp hơn so với các năm trước, các tài sản lưu động khác và đầu tư tài chính ngắn hạn doanh nghiệp không có. Mặc dù trong các năm trước các tài khoản này đều có xu hướng tăng qua các năm. Những thay đổi trong chính sách tín dụng đã làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty trở nên yếu kém.Con số 0,561( <1) thực sự là đáng lo ngại đối với công ty.Công ty không thể thanh toán nhanh các khoản nợ nếu không sử dụng đến một phần dự trữ. * Chỉ tiêu vốn lưu động ròng( chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên) Vốn lưu động ròng = Tổng tài sản lưu động – Tổng nợ ngắn hạn Hoặc: Vốn lưu động ròng = Vốn thường xuyên ổn định – Tài sản cố định ròng Năm Tổng tài sản lưu động Tổng nợ ngắn hạn Vốn lưu động ròng 2001 59790616558 31855347742 27935268816 2002 67018426584 31274883894 35743542690 2003 81406305595 41922159584 39484146011 2004 100532871483 54139900151 45879091834 2005 70166124909 64495197559 5670927350 Chỉ tiêu vốn lưu động phản ánh một phần khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh và khả năng đáp ứng thời cơ thuận lợi của công ty.Tuy nhiên chỉ tiêu này của công ty trong năm 2005 thấp hơn rất nhiều so vơi các năm trước( bằng khoảng 1/8 năm 2004).Điều này thể hiện khả năng thanh toan của công ty thấp, công ty khó có thể hoàn trả các khoản nợ nhanh. Vốn lưu động thấp làm ảnh hưởng nhiều tới việc mở rộng sản xuất kinh doanh. * Tỷ số dự trữ (tồn kho) trên vốn lưu động ròng Tỷ số dự trữ = Dự trữ / Vốn lưu động ròng Năm Dự trữ Vốn lưu động ròng Tỷ số dự trữ 2001 19235793717 27935268816 68,86% 2002 24787332891 35743542690 69,34% 2003 21640929319 39484146011 54,81% 2004 32551502303 45879091834 70,95% 2005 33970726224 5670927350 599% Tỷ số dự trữ trên vốn lưu động ròng cho biết dự trữ chiếm bao nhiêu phần trăm vốn lưu động ròng.Năm 2005 tỉ số này là quá cao so vói các năm trước( gấp gần 10 lần các năm trước đó) dự trữ của năm này cao tới mức toàn bộ vốn lưu động ròng không đủ để tài trợ nó.Dự trữ quá cao làm ảnh hưởng nhiều tới cơ cấu vốn cũng như khả năng thanh toán của công ty.Không những thế nó còn ảnh hưởng tới khả năng tái đầu tư sản xuất, nó cũng có thể làm mất đi những cơ hội đầu tư thuận lợi khác của công ty. 1.2 Các tỷ số về khả năng cân đối vốn * Tỷ số nợ trên tổng tài sản(hệ số nợ) Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng tài sản Năm Nợ phải trả Tổng tài sản Hệ số nợ 2001 31855347742 71612376975 44,5% 2002 31274883894 76951227811 40,6% 2003 41922159584 90660641954 46,2% 2004 54653779649 108938536179 50,2% 2005 64495197559 122130249105 52,8% Tỷ số nợ đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu so với phần tài trợ của các chủ nợ.Các chủ nợ sẽ nhìn vào tỷ số này để xem xét mức độ an toàn và sự bảo đảm cho các món nợ. Tỷ số nợ năm 2005 cao hơn các năm trước. Nguyên chủ yếu là do nợ ngắn hạn của công ty tăng nhiều qua các năm. Mặc dù trong năm 2003 và 2004 công ty còn có các khoản nợ khác nhưng tổng nợ phải trả trong các năm này vẫn không bằng năm 2005.Tổng tài sản tăng nhưng mức tăng không bằng mức tăng của các khoản nợ Tỷ số nợ của công ty cao bên cạnh đó tỷ số khả năng thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán hiện hành thấp; tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động lại quá cao đây thực sự là một điều rất bất lợi cho công ty.Công ty sẽ khó có thể huy động được vốn để sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.Khi nhìn vào các con số này chủ nợ sẽ không tin tưởng vào sự bảo đảm cho các khoản vay.Nếu công ty có vay vốn được thì việc trả nợ cũng là một vấn đè rất lớn. * Khả năng thanh toán lãi vay hoặc số lần có thể trả lãi: Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi / Lãi vay Năm Lợi nhuận trước thuế và lãi Lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay 2001 2002 2003 2004 2005 7250120406 853333352 8,496 Tỷ số này cho biết mức độ lợi nhuận bảo đảm khả năng trả lãi vay như thế nào.Đối với công ty Thuốc lá Bắc Sơn các tỷ số: khả năng thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán hiện hành thấp nhưng tỷ số khả năng thanh toán lãi vay lại khá cao.Điều này cho thấy khả năng trả lãi vay của công ty cao nhưng việc hoàn trả nợ là thấp. 1.3. Phân tích tỷ sốvề khả năng hoạt động của nhà máy thuốc lá Bắc Sơn Khả năng hoạt động của 1 doanh nghiệp được đánh giá xem xét thông qua 1 số chỉ tiêu, tỷ số như vòng quay tiền, vòng quay dự trữ, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu suất sử dụng tổng tài sản. * Vòng quay tiền Vòng quay tiền = Doanh thu / (Tiền + Tài sản tương đương tiền) Năm Doanh thu Tiền+Tài sản tương đương tiền Vòng quay tiền 2001 222486911006 15471536702 14,38 2002 250197924185 26576630931 9,41 2003 280504480400 34795716489 8,06 2004 293761656107 19017031174 15,45 2005 287790965662 13125669730 21,93 Vòng quay tiền thể hiện khả năng quay vòng tiền của doanh nghiệp nhanh hay chậm để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.Từ kết quả trên ta thấy được vòng quay tiền qua các năm (5 năm) có sự thay đổi rõ rệt. Vòng quay tiền năm 2001 là 14,38 nhưng 2 năm tiếp theo lại giảm xuống nhanh chóng, điều này cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp khó khăn, tiền không thể quay vòng nhanh để tiến hành sản xuất kinh doanh được. Tuy nhiên công ty đã khắc phục được điều đó đưa ra những chính sách phù hợp để cải thiện tình hình hoạt động của công ty. Thể hiện qua 2 năm 2004-2005, đã có sự tăng lên đáng kể. Nhưng chỉ thông qua vòng quay tiền thì chúng ta vẫn chưa thể khẳng định hiệu quả kinh doanh của nhà máy là tốt hơn mà phải kết hợp phân tích một số chỉ tiêu khác. * Vòng quay dự trữ: Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vòng quay dự trữ = Doanh thu / Dự trữ Năm Doanh thu Dự trữ Vòng quay dự trữ 2001 222486911006 19235793717 11,57 2002 250197924185 24787332891 10,09 2003 280504480400 21640929319 12,96 2004 293761656107 32551502303 9,02 2005 287790965662 33970726224 8,47 Từ kết quả trên cho thấy vòng quay tiền dự trữ qua 5 năm có xu hướng giảm xuống. Điều đó chứng tỏ sự bất hợp lý và kém hiệu quả trong hoạt động quản lý dự trữ của nhà máy thuốc. Khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng cần được xem xét để có thể đưa ra giải pháp xử lý đúng đắn và kịp thời. Nguyên nhân vòng quay dự trữ năm 2005 thấp hơn so với các năm khác (2001-2004) là do doanh thu năm 2005 giảm trong khi đó sản phẩm dự trữ tăng lên. Ta thấy trong năm 2005 vòng quay tiền lớn, nhưng vòng quay dự trữ lại quá thấp điều này là không tốt, bất hợp lý. Số lần tiền được đưa quay trở lại tiến hành sản xuất nhiều hơn số dự trữ (NVL, vật liệu phụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm). * Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = (Các khoản phải thu*360)/DT Năm Doanh thu Các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân 2001 222486911006 25028686462 40,5 2002 250197924185 15644773614 22,51 2003 280504480400 24932151550 32 2004 293761656107 29037612910 35,59 2005 287790965662 23069728955 28,86 Trong phân tích tài chính kỳ thu tiền được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phải phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp và các khoản trả trước. Kỳ htu tiền bình quân 2005 giảm do doanh htu giảm không đáng kể trong khi đó các khoản phải thu giảm nhiều hơn. Tuy nhiên vốn ứ đọng trong khâu thanh toán vẫn lớn hơn, thị trường tiêu htụ không tăng. Dự trữ lớn , các khoản phải thu lớn , doanh thu giảm dẫn đến việc công ty thuốc lá Bắc Sơn lâm vào tình cảnh khó khăn * Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu / Tài sản cố định Năm Doanh thu Tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 2001 222486911006 11695927084 19,02 2002 250197924185 9796967894 25,54 2003 280504480400 9108503026 30,79 2004 293761656107 8255664696 35,58 2005 287790965662 51927450196 5,54 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định cho biết 1 đồng tài sản cố định được bao nhiêu đồng doanh thu trong 1 năm. Ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của nhà máy thuốc lá Bắc Sơn trong 4 năm 2001-2004 có xu hướng tăng thể hiện hiệu quả hoạt động tốt, tuy nhiên năm 2005 đã giảm đáng kể, năm 2005 giảm 6,42 lần so với năm 2004. Tài sản cố định nhiều nhưng tạo ra doanh thu thấp nên có thể nói việc sử dụng tài sản cố định không hiệu quả, cần phải có nhiều chính sách phù hợp. * Hiệu suất sử dụng tổng tài sản(HSSDTTS) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu / Tài sản Năm Doanh thu Tài sản HSSDTTS 2001 222486911006 71612376975 3,11 2002 250197924185 76951227811 3,25 2003 280504480400 90660641954 3,09 2004 293761656107 108938536197 2,69 2005 287790965662 122130249105 2,36 Chỉ tiêu này chính là vòng quay toàn bộ tài sản, hiệu suất này thấp và giảm qua các năm từ 2001-2005. Hiệu suất thấp và giảm chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của nhà máy thấp , trong khi đó dự trữ nhiều dẫn đến sự yếu kém trong việc đưa ra những kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.Hiệu suất sử dụng tài sản cố định thấp , hiệu suất sử dụng tổng tài sản thấp dẫn đến thực trạng của công ty thuốc lá Bắc Sơn còn có rất nhiều bất cập. Doanh nghiệp cần phải có biện pháp cải thiện tình hình này. 1.4 Các tỷ số về khả năng sinh lãi Tỷ số này phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Thu nhập sau thuế / Doanh thu Năm Thu nhập sau thuế Doanh thu Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm 2001 2285711453 222486911006 0,0103 2002 3409398880 250197924185 0,014 2003 4138909963 280504480400 0,015 2004 5915240929 293761656107 0,017 2005 5220086693 287790965662 0,018 Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm sau thuế trong 1 trăm đồng doanh thu ta thấy tỷ số này tăng lên qua các năm 2001-2005. Mức doanh lợi tiêu thụ sản phẩm tăng với mức độ không cao. Năm 2004 so với năm 2003 là 13,3%, năm 2005 so với 2004 là 5,88% do doanh thu tăng không đáng kể đồng thời chi phí mua hàng hoá và các chi phí khác cỷa côgn ty tăng không đáng kể nên mặc dù doanh lợi tiêu thụ sản phẩm có tăng nhưng rất ít. * Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu ROE = Thu nhập sau thuế / Vốn chủ sở hữu Năm Thu nhập sau thuế Vốn chủ sở hữu ROE 2001 2285711453 3975029233 0,057 2002 3409398880 45676343917 0,075 2003 4138909963 48738482370 0,08 2004 5195270929 54284756530 0,095 2005 5220086693 57635051546 0,091 ROE phản ánh khả năng sinh lãi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Ta thấy ROE có xu hướng tăng lên. Điều này làm cho các chủ sở hữu hài lòng, do lợi nhuận sau thuế tăng lên. * Doanh lợi tài sản ROA ROA = TNTT & Lãi / TS = TNST / TS Năm TNTT & Lãi Tài sản ROA 2001 2285711453 71612376975 0,032 2002 3409398880 76915227811 0,044 2003 4138909963 90660641954 0,045 2004 5195240929 108939536179 0,048 2005 5220086693 122130249105 0,043 ROA đánh giá khả năng sinh lợi của 1 đồng vốn đầu tư. ROA tăng từ năm 2001-2004 nhưng đến năm 2005 lại giảm xuống do công ty kinh doanh sản xuất không hiệu quả. ROE năm 2005 tăng nhưng ROA năm 2005 giảm đã cho ta thấy một thực tế là tình công ty làm ăn thất thường không ổn định. 2 > Phân tích biểu diễn nguồn vốn và sử dụng vốn ( bảng tài trợ ) Chúng ta có 5 bảng tài trợ trong 5 năm (2000 - 2005): Đơn vị tính: đồng 2.1 Năm 2000-2001: 31/12/2000 31/12/2001 sử dụng vốn Nguồn vốn I.Tài sản 1.Tiền 13437187434 15471536702 2034349268 2.Phải thu 20240467273 25028686462 4788219189 3.Hàng tồn kho 15341458656 19235793717 3894335061 4.TS lưu động khác 23479804 54599677 31119873 5.TS cố định 15180685802 11695927084 3484758718 6. Đầu tư TC dài hạn 115833333 125833333 10000000 II. Nguồn vốn: 1. Nợ ngắn hạn 26244575050 31855347742 5610772692 2. Nguồn vốn - Quỹ 37094537252 39757029233 2662491981 Tổng cộng 63339112302 71612376975 10758023391 11758023391 Nhận xét: DN khai thác vốn chủ yếu là từ vay nợ ngắn hạn, tính khấu hao TS cố định, tăng các nguồn vốn quỹ khác. Trong tổng số nguồn vốn được cung ứng là 11,76 tỷ đồngthì vay ngắn hạn là 5,6 tỷ chiếm 48%, tính khấu hao cho TS cố định là 3,5 tỷ chiếm 30% còn lại là nguồn vốn và quỹ khác. Với tổng nguồn là 10,7 tỷ DN sử dụng chủ yếu để tài trợ cho phần tăng các khoản thu 4,8 tỷ chiếm 44,8%, tăng lượng tiền mặt 2 tỷ chiếm 18,7% ngoài ra còn tài trợ một phần nhỏ cho tăng tài sản lưu động khác và tăng đầu tư TC dài hạn. 2.2. Năm 2001-2002: 31/12/2001 31/12/2002 Sử dụng vốn Nguồn vốn I. Tài sản: Tiền các khoản phải thu Hàng tồn kho Tài sản lưu động khác Tài sản cố định và đầu tư dài hạn II. Nguồn vốn Nợ ngắn hạn Nguồn vốn-quỹ 15471536702 25028686462 20212820339 54599677 12082012569 31099676750 41749979089 26576630931 15644773614 24787332891 9689148 9932801227 31274883894 45676343917 11105094229 4574512552 9383912848 44910529 149211432 175207144 3926364822 Tổng cộng 72849655839 76951227811 1567906781 15679606775 Nhận xét: Doanh nghiệp khai thác nguồn vốn bằng cách chủ yếu là từ các khoản phải thu, nguồn vốn- quỹ, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Trong tổng số 15,7 tỷ đồng nguồn vốn được cung ứng các khoản phải thu là 9,4 tỷ chiếm 60%; nguồn vốn quỹ là 3,9 tỷ chiếm 25%. Với tổng nguồn là 15,7 tỷ đồng, doanh nghiệp đã sử dụng để ở dạng tiền là 11,1 tỷ chiếm 70,8%, còn lại là sử dụng để dưới dạng hàng tồn kho. 2.3. Năm 2002-2003: 31/12/2002 31/12/2003 Sử dụng vốn Nguồn vốn I. Tài sản: 1.Tiền mặt và tiền gửi 2.Các khoản phải thu 3.Hàng tồn kho 4.TS lưu động khác 5.TS cố định 6.Các khoả đầu tư TC dài hạn II. Nguồn vốn 1.Nợ ngắn hạn 2.Nợ khác 3.Nguồn vốn-Quỹ 4.Nguồn kinh phí-quỹ khác 26576630931 15644773614 24787332891 9689148 9796967894 135833333 31274883894 0 44030615985 1645727932 34795716489 24932151550 21640929319 37508237 9108503026 145833333 41429530965 429628619 46251937138 2486545232 8219085558 9287377936 27819089 10000000 3146403572 688464868 10154647071 429628619 2221321153 840817300 Tổng Cộng 76951227811 90660641954 17544282583 17481282583 Nhận xét: DN khai thác nguồn vốn bằng cách chủ yếu là vay nợ ngắn hạn, tăng lượng hàng tồn kho, từ nguồn vốn - quỹ ... Trong tổng số nguồn vốn được cung ứng là 17,5 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn là 10,1 tỷ chiếm 57,7%, tăng lượng hàng tồn kho là 3,1 tỷ chiếm 17,7%, từ nguồn vốn và quỹ là 2,2 tỷ chiếm 12,6 % ..... Với tổng nguồn là 17,5 tỷ, DN đã sử dụng chủ yếu phần tăng các khoản phải thu là 9,3 tỷ chiếm 53,1%, tăng lượng tiền mặt và tiền gửi là 8,2 tỷ chiếm 46,9%. 2.4.Năm 2003-2004: 31/12/2003 31/12/2004 Sử dụng vốn Nguồn vốn I. Tài sản: 1.Tiền 2.Đầu tư TC ngắn hạn 3.Khoản phải thu 4.Hàng tồn kho 5.TS lưu động khác 6.TS cố định 7.Đầu tư TC dài hạn II. Nguồn vốn 1.Nợ ngắn hạn 2.Nợ khác 3.Nguồn vốn-Quỹ 4.Nguồn kinh phí 34795716489 0 24932151550 21640929319 37508237 3108503026 145833333 41429530965 492628619 46251937138 2486545232 19017031174 19893983690 29037612910 32551502303 32741406 8255664696 150000000 54139900151 513879498 51180764202 3103992328 19893983690 4105461360 10910572984 4166667 15778685315 4766831 852838330 12710369186 21250879 4928827064 617447096 Tổng cộng: 90660641954 108938536179 34914184701 34061346371 Nhận xét: DN khai thác nguồn vốn chủ yếu bằng cách giảm lượng tiền, vay nợ ngắn hạn, nguồn vốn- quỹ ... Trong tổng số vốn được cung ứng là 34 tỷ đồng giảm lượng tiền là 15,8 tỷ chiếm 46,5%, vay nợ ngắn hạn là 12,7 tỷ chiếm 37,4%, nguồn vốn và quỹ là 4,9 tỷ chiếm 14,4% .... Với tổng nguồn là 34,9 tỷ DN đã sử dụng chủ yếu để đầu tư tài chính ngắn hạn 19,9 tỷ chiếm 57%, tăng lượng hàng tồn kho là 10,9 tỷ chiếm31,2%, tăng các khoản phải thu là 4,1 tỷ chiếm 8,5% ... 2.5 Năm 2004-2005: 31/12/2004 31/12/2005 Sử dụng vốn Nguồn vốn I.Tài sản 1. Tiền và tương tiền 19017031174 13125669730 5891361444 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 19893983690 19893983690 3.Các khoản phải thu 29070354316 23069728955 6010625361 4. Hàng tồn kho 32551502303 33970726224 1419223921 5. Tài sản cố định 8255664696 51927450196 43671785500 6. Đầu tư tài chính dài hạn 150000000 36674000 113326000 II. Nguồn vốn 1. Nợ ngắn hạn 54653779649 64495197559 9841417910 2. Vốn chủ sở hữu 51180764202 53653097214 2472333012 3. Kinh phí-quỹ khác 3103992328 3981954332 877962004 Tổng cộng 108938536179 122130249105 45091009421 45101009421 Nhận xét: Doanh nghiệp khai thác nguồn vốn chủ yếu là đầu tư tài chính ngắn hạn, vay ngắn hạn, tiền, các khoản phải thu.Trong tổng số nguồn vốn được cung ứng là 45101009421, đầu tư tài chính ngắn hạn là 19893983690 chiếm 44,1%, vay ngắn hạn chiếm 21,8%. Với tổng nguồn này doanh nghiệp sử dụng chủ yếu cho phần tài sản cố định chiếm 96,8%, còn lại là hàng tồn kho. 3> Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán Năm Doanh thu Giá vốn hàng bán Lãi gộp 2001 135631806742 124290459079 11341347663 2002 152044920431 133886451062 18158469351 2003 175706724030 153756500023 21950224007 2004 184581065145 151101488552 23479576593 2005 191926580370 155041130389 36885449981 Thu nhập trước khấu hao và lãi = Lãi gộp- Chi phí bán hàng,quản lý + Doanh thu hoạt động tài chính(không kể khấu hao và lãi vay) Năm Lãi gộp Chi phí bán hàng và quản lý Doanh thu hoạt động tài chính Thu nhập trước khấu hao và lãi 2001 11341347663 4070652172 4856186343 2414509148 2002 18158469351 5433418277 +8252292249 593225861 5065984686 2003 21950224007 6051053401 +10728109817 915571509 60866322298 2004 23479576593 5878008960 +11897870542 1469240603 7172937694 2005 36885449981 5899603320 +22640859194 897925071 9247912538 Thu nhập trước thuế = Thu nhập trước khấu hao và lãi – Khấu hao- Lãi vay Năm Thu nhập trước thuế 2001 3361340372 2002 5013821882 2003 6086632298 2004 7215612401 2005 7250120406 Thu nhập sau thuế = Thu nhập trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp Năm Thu nhập trước thuế Thuế thu nhập DN Thu nhập sau thuế 2001 3361340372 1075628919 2285711453 2002 5013821882 1604423002 3409398880 2003 6086632298 1947722335 4138909963 2004 7215612401 2020371472 5195240929 2005 7250120406 2030033713 5220086693 Kết luận Qua việc phân tích tình hình tài chính của nhà máy thuốc lá Bắc Sơn ta có thể thấy rõ hơn về nhà máy như sau: việc khai thác nguồn vốn bằng cách chủ yếu là từ các khoản phải thu, nguồn vốn quỹ, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tài sản cố định và lưu động đều tăng qua các năm nhưng việc sử dụng những tài sản này thật sự không hiệu quả. Tỷ số dự trữ trên vốn lưu động ròng của công ty là cao và biến động không đều qua các năm. Tỷ số nợ cao nhưng khả năng trả lãi vay cũng vẫn cao do vậy nhà máy vẫn có khả năng huy động được vốn vay. Bên cạnh đó doanh lợi tiêu thụ sản phẩm tăng nhưng với mức độ không cao, nhà máy kém hiệu quả trong hoạt động quản lý dự trữ của nhà máy. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy gặp khó khăn, tiền không thể quay vòng nhanh để tiến hành sản xuất kinh doanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35636.DOC
Tài liệu liên quan