Thành phẩm ở công ty khi xuất kho bán cho khách hàng hay cho các mục đích khác như: chào hàng, tiêu dùng nội bộ, đều dùng hoá đơn GTGT.
Khi khách hàng có nhu cầu mua thành phẩm của công ty, nhân viên phòng Kinh tế thị trường viết hoá đơn GTGT và xin xác nhận của giám đốc công ty. Sau đó khách hàng phải mang hoá đơn GTGT đến phòng kế toán nộp tiền(nếu thanh toán ngay) hoặc ghi sổ công nợ( nếu mua chịu), cuối cùng xuống nhận hàng tại kho thành phẩm của công ty.
Hoá đơn GTGT được lập thành 3 liên (xem biểu số 20)
-Liên 1: lưu tại quyển gốc ở phòng kinh tế thị trường.
-Liên 2: giao cho khách hàng.
-Liên 3: làm căn cứ để thủ kho xuất kho thành phẩm sau đó chuyển cho phòng kế toán.
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần chè Kim Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là phương pháp ghi thẻ song song, việc ghi sổ được tiến hành đồng thời ở cả kho và phòng kế toán.
1.2.2.1.Tại kho.
Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập xuất tồn từng vật liệu theo chỉ tiêu số lượng trên cơ sở các PNK,PXK.
Để thuận tiện cho việcghi chép, kiểm tra, đối chiếu và quản lí từng vật liệu, kế toán mở cho mỗi nhóm một quyển thẻ kho và mở cho cả năm. Trong một quyển thẻ kho mỗi thứ vật liệu được mở và ghi chép trên một số tờ sổ nhất định. Số thứ tự của từng vật liệu trong từng quyển thẻ kho sẽ thống nhất với số thứ tự của vật liệu đó trên bảng kê tổng hợp N-X-T.
Khi nhận được các PNK, PXK thủ kho thực hiện thu, phát vật liệu, sau đó ghi số lượng vật liệu thực nhập , thực xuất vào thẻ kho. Cuối ngày thủ kho tính tồn kho và ghi vào thẻ kho của từng vật liệu. Định kì (10 ngày) sau khi ghi thẻ kho xong thủ kho sẽ chuyển cho phòng kế toán cả thẻ kho và PNK ,PXK. Cuối tháng thủ kho tiến hành tính số tồn kho cuối tháng từng thứ vật liệu.
(Mẫu thẻ kho xem biểu số 03.
Mẫu sổ chi tiết vật liệu xem biểu số 04)
( Biểu số 03)
Đơn vị: Công ty CP chè Kim Anh
Tên kho:1( chị Thái)
Thẻ kho
Ngày lập thẻ:01/01/2001
Tên kho: Nguyên liệu chính
Tên nhãn hiệu, qui cách vật tư: Chè xanh đặc sản
Đơn vị tính : Kg
Đơn giá hạch toán:
stt
Ctừ
Diễn giải
Ngày N_X
Số lượng
Kí xác nhận của
SH
NT
Nhập
Xuất
Tồn
kế toán
Số dư 30/11/2001
2.560
1
30
10/12
Tuấn XN chè Đại Từ
10/12
1.650
4.210
2
60
28/12
PX thành phẩm
28/12
1.743
2.467
3
63
30/12
PX thành phẩm
30/12
1.904
563
4
31
31/12
Tuấn XN chè Đại Từ
30/12
2.410
2.973
Cộng SPS trong tháng
4.060
3.647
Số dư 31/12/2001
2.973
( Biểu số 04)
Công ty CP chè Kim Anh
Sổ kế toán chi tiết vật liệu
Năm 2001
Tài khoản 152
Tên kho: Nguyên liệu chính(Thái)
Tên, qui cách vật liệu(Sản phẩm hàng hoá): chè xanh đặc sản
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Ghi chú
SH
Ngày
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
01/12
Số dư đầu kỳ
2.560
84.480.000
30
10/12
Tuấn XN chè Đài Từ
331
33.000
1.650
54.450.000
60
28/12
PX Thành phẩm
621
1.743
63
30/12
PX Thành phẩm
621
1.904
31
31/12
Tuấn XN chè Đại Từ
331
33.000
2.410
79.530.000
Cộng cuối tháng
33.000
4.060
133.980.000
3.647
120.351.000
2.973
98.109.000
Đơn vị tính:Kg
Ngày tháng năm
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
( Kí, họ tên) ( Kí, họ tên)
1.2.2.2. Tại phòng kế toán.
Định kì kế toán vật liệu xuống kho nhận thẻ kho và PNK,PXK. Phòng kế toán sẽ tiến hành phân loại chứng từ theo PNK,PXK và theo số thứ tự chứng từ tăng dần, sau đó kiểm tra việc ghi chép trên thẻ kho nếu phù hợp sẽ kí xác nhận vào thẻ kho, đồng thời kiểm tra số dư cuối ngày của từng vật liệu trên thẻ kho. Để thuận tiện cho công tác hạch toán sau này kế toán vật liệu còn định khoản ngay trên PNK,PXK căn cứ vào Hoá đơn GTGT mua vật liệu, phiếu chi ,…
Cuối tháng trên cơ sở số liệu của từng vật liệu ở thẻ kho, kế toán kế toán sẽ chuyển số liệu này vào bảng kê tổng hợp N-X-T nhóm vật liệu tương ứng. Công việc này được thực hiện trên máy vi tính.
1.2.3. Kế toán tổng hợp vật liệu.
ở công ty CP chè Kim Anh hạch toán tổng hợp nhập, xuất kho vật liệu đang được áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên.
1.2.3.1. Kế toán tổng hợp nhập vật liệu.
Tại công ty, vật liệu mua về nhập kho thường chỉ xảy ra trường hợp hàng và hoá đơn cùng về trong tháng nên kế toán vật liệu không sử dụng TK 151 và NKCT số 6 để theo dõi vật liệu mua ngoài .
Khi mua vật liệu Công ty áp dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau. Với những nhà cung cấp thường xuyên , Công ty thường áp dụng hình thức mua hàng trả chậm.Ngoài ra còn có thể thanh toán ngay bằng tiền mặt, TGNH, hoặc bằng tiền tạm ứng.
NgoàI nhập kho vật liệu mua ngoàI còn xảy ra trường hợp nhập lại kho vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất, cho phục vụ sản xuất nhưng sử dụng không hết hoặc nhập kho phế liệu thu hồi .
1.2.3.1.1. Trường hợp mua vật liệu trả chậm.
Trong tháng khi có vật liệu mua ngoài về nhập kho cùng với hoá đơn do người bán gửi kèm theo và sau khi đã làm tủ tục nhập kho, kế toán sẽ sử dụng PNK và hoá đơn GTGT mua hàng để ghi sổ chi tiết (SCT) TK 331, cuối tháng sẽ ghi chuyển số liệu từ sổ chi tiết TK331 vào NKCT số 5 cùng tháng.
* Sổ chi tiết TK 331:
SCT TK 331 được mở cho cả năm và mở cho từng người bán.
- Số dư đầu tháng: phản ánh số tiền công ty còn nợ người bán hay số tiền ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận được hàng, cũng có khi đó là số tiền công ty trả thừa cho người bán.
- Số phát sinh Có TK 331, Nợ TK 152: hàng ngày căn cứ vào hoá đơn GTGT mua vật liệu và PNK của số vật liệu ghi trên hoá đơn đó kế toán công nợ ghi vào sổ chi tiết TK 331 của người bán theo các cột dòng cho phù hợp.
- SPS Nợ TK 331, Có các TK liên quan: hàng ngày căn cứ vào các chứng từ thanh toán tiền hàng cho người bán, kế toán công nợ sẽ ghi vào cột Nợ TK 331 trên SCT TK 331.
+ Nếu thanh toán bằng tiền mặt: căn cứ vào phiếu chi , kế toán ghi vào cột SPS Nợ trên SCT TK 331 của người bán tương ứngvới số tiền ghi trong phiếu chi.
+ Nếu thanh toán bằng TGNH căn cứ vào giấy báo nợ của ngân hàng thông báo đã thanh toán cho người bán theo yêu cầu của công ty, kế toán sẽ ghi vào SCT TK 331 của người bán tương ứng theo định khoản Nợ TK331, Có TK 112.
+ Thanh toán bằng tiền vay ngắn hạn ngân hàng: căn cứ vào thông báo của ngân hàng đã trả cho người bán theo yêu cầu của công ty, kế toán sẽ ghi SCT TK 331 của người bán tương ứng theo định khoản Nợ TK 331, Có TK 311.
-Số dư cuối tháng: phản ánh số tiền công ty còn nợ ngưòi bán cuối tháng( dư có) hoặc số tiền công ty đã ứng trước cho người bán nhưng cuối tháng vẫn chưa nhận được hàng, hoặc số tiền công ty trả thừa cho người bán (dư nợ).
Cuối tháng kế toán công nợ tiến hành cộng sổ chi tiết TK331 theo từng người bán và ghi chuyển số liệu sang NKCT số 5.
* NKCT số 5:
NKCT số 5 được sử dụng để theo dõi tổng hợp tình hình mua hàng trả chậm và tình hình thanh toán với người bán.
- Số dư đầu tháng : chuyển số liệu ở cột “dư cuối tháng” của NKCT số 5
tháng trước ghi sang cột “dư đầu tháng” của NKCT số 5 tháng này tương ứng với từng người bán.
- Cột “ghi Có TK 331,ghi Nợ các TK” và cột “ghi Nợ TK 331, ghi Có các TK”: phản ánh số tiền mua hàng chịu phát sinh trong tháng và số tiền đã thanh toán cho người bán trong tháng. Căn cứ vào SCT TK 331 của từng người bán lấy số liệu tổng phát sinh nợ, tổng phát sinh có của từng người bán trong tháng để ghi vào NKCT số 5.Mỗi người bán trong SCT TK 331 được ghi một dòng trong NKCT số 5.
Số liệu trên NKCT số 5 của từng người bán phải khớp với số liệu trên SCT TK 331. Số liệu của NKCT số 5 dùng để ghi vào Bảng kê số 3 cùng tháng và ghi vào sổ cái TK 152.
1.2.3.1.2.Trường hợp mua vật liệu trả ngay bằng tiền mặt:
Hằng ngày nếu phát sinh các khoản chi tiền mặt để thu mua vật liệu thì cuối ngày kế toán tiền mặt sẽ tổng hợp các phiếu chi để ghi vào sổ quĩ( kiêm báo cáo quĩ) và đồng thời ghi vào NKCT số 1.
Công ty ứng trước tiền cho người bán hoặc trả tiền mặt cho người bán khi mua vật liệu: kế toán căn cứ vào phiếu chi tiền mặt và hoá đơn GTGT mua vật liệu để ghi vào báo cáo chi tiền mặt ở các cột cho phù hợp theo định khoản: Nợ TK 331, Có TK 111.
Công ty thuê ngoài vận chuyển vật liệu về kho và thanh toán ngay bằng tiền mặt: Căn cứ vào hoá đơn, biên lai cước phí vận chuyển ,phiếu chi tiền mặt kế toán ghi vào NKCT số1 theo định khoản Nợ TK 152, Có TK 111.
Định kì 10 ngày kế toán lấy số liệu ở báo cáo chi tiền mặt để vào NKCT số 1. Cuối tháng kế toán tiến hành cộng NKCT số 1 theo các cột, lấy số liệu dòng tổng cộng ở cột “TK 152” để ghi vào bảng kê số3 và sổ cáI TK 152 cùng tháng .
1.2.3.1.3. Trường hợp mua vật liệu thanh toán băng TGNH:
Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến mua vật liệu như: giấy báo nợ của ngân hàng, hoá đơn GTGT mua vật liệu, kế toán sẽ ghi vào NKCT số 2 ở các dòng, các cột cho phù hợp. Phương pháp ghi NKCT số 2 tương tự NKCT số1.
1.2.3.1.4. Mua vật liệu bằng tiền tạm ứng cho công nhân viên(CNV).
Hàng ngày khi tạm ứng tiền cho nhân viên tiếp liệu đi mua vật liệu và khi có vật liệu nhập kho do mua bằng tiền tạm ứng, kế toán ghi vào SCT TK 141” tạm ứng cho CNV”. Cuối tháng ghi chuyển số liệu từ sổ chi tiết TK 141 vào NKCT số 10.
* Sổ chi tiết TK 141:
Sổ này được mở cho cả năm và mở cho từng CNV được tạm ứng.
- Số dư đầu tháng : là số dư cuối tháng ở trên SCT TK 141 tháng trước chuyển sang, phản ánh số tiền mà công ty tạm ứng cho CNV nhưng chưa thanh toán.
- Số phát sinh Nợ trong tháng: Để nhận được tiền tạm ứng nhân viên tiếp liệu phảI làm đơn đề nghị tạm ứng và xin xác nhận của giám đốc, sau đó đem xuống phòng kế toán. Kế toán sẽ căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng đã có chữ kí xác nhận của giám đốc để viết phiếu chi và phát tiền. Sau đó kế toán sẽ căn cứ vào phiếu chi và giấy đề nghị tạm ứng để ghi vào SCT TK141 của nhân viên tạm ứng đó theo định khoản: Nợ TK 141, Có TK 111.
- Phát sinh có trong tháng: Căn cứ vào hoá đơn GTGT, PNK vật liệu liên quan đến tiền tạm ứng cho CNV, giấy thanh to án tạm ứng, kế toán sẽ ghi vào SCT TK 141 của nhân viên đó theo định khoản Nợ TK152,Nợ TK 133, Có TK 141.
Số dư cuối tháng: phản ánh số tiền công ty đã tạm ứng cho CNV nhưng cuối tháng vẫn chưa thanh toán.
- Cuối tháng kế toán tiến hành cộng SCT TK 141 theo từng nhân viên tạm ứng và ghi chuyển số liệu vào NKCT số10.
* NKCT số 10 : được sử dụng để theo dõi,tổng hợp tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng cho CNV trong công ty.
Số liệu của NKCT số10 phải khớp với số liệu TK 141 của từng CNV nhận tạm ứng về: số dư đầu tháng, SPS trong tháng và số dư cuối tháng. Số liệu của NKCT số 10 được dùng để ghi bảng kê số 3 và sổ cái TK 152 cùng tháng.
1.2.3.1.5. Trường hợp nhập lại kho vật liệu thừa không dùng hết và phế liệu thu hồi.
- Căn cứ vào PNK vật liệu không dùng hết nhập kho và phiếu nhập kho phế liệu thu hồi do phòng kế hoạch lập và đơn giá thực tế vật liệu đó hoăc giá ước tính của phế liệu thu hồi, kế toán sẽ ghi vào NKCT số 7. Số liệu ở NKCT số 7được dùng để ghi vào bảng kê 3 cùng tháng ở cột giá thực tế và sổ cái TK 152.
1.2.3.2. Kế toán tổng hợp xuất vật liệu.
Để phản ánh đầy đủ, kịp thời, tính toán và phân bổ vật liệu chính xác, đúng đối tượng, bộ phận sử dụng, kế toán vật liệu phải lập bảng kê số 3( Bảng kê tính giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ) và bảng phân bổ số 2( Bảng phân bổ vật liệu, CCDC). Công ty không sử dụng giá hạch toán để hạch toán hàng ngày vật liệu nhập xuất kho (PNK,PXK chỉ ghi chỉ tiêu số lượng).
* Bảng kê số 3:( Biểu số 06)
- Số dư đầu tháng: căn cứ vào dòng “tồn kho cuối tháng” của Bảng kê số3 tháng trước để ghi chuyển sang.
- SPS trong tháng: căn cứ vào số liệu dòng tổng cộng ở cột ghi Nợ TK 152 trên các NKCT số 1,2,5,7,10 để ghi vào các dòng tương ứng ở cột giá thực tế.
- Hệ số chênh lệch giá: không tính vì công ty không sử dụng giá hạch toán.
- Xuất dùng trong tháng: lấy số liệu trên “ Bảng phân bổ vật liệu” cùng tháng ở dòng”cộng” để ghi sang “Bảng kê số3” theo cột giá thực tế.
* Bảng phân bổ vật liệu: ( Biểu số 07)
Để có số liệu ghi vào bảng phân bổ vật liệu, kế toán dựa trên Bảng kê tổng hợp N-X-T vật liệu theo nhóm vật liệu ở phần xuất.
Trên bảng kê tổng hợp N-X-T vật liệu ở phần xuất kế toán vật liệu cũng tập hợp và phân bổ vật liệu cho từng đối tượng sử dụng nhưng chỉ phân bổ theo chỉ tiêu số lượng chứ không phân bổ cụ thể giá trị. Đến cuối tháng kế toán sẽ lấy đơn giá thực tế bình quân cả kì dự trữ của từng vật liệu nhân với số lượng xuất cho từng đối tượng sử dụng. Tiếp theo kế toán vật liệu tiến hành cộng giá trị thực tế vật liệu xuất dùng theo từng nhóm từng loại từng kho cho từng đối tượng sử dụng. Cuối cùng cộng giá trị thực tế vật liệu xuất dùng ở tất cả các kho lại theo đối tượng sử dụng để có số liệu ghi vào Bảng phân bổ vật liệu theo các dòng phù hợp ở cột giá thực tế.
* Sổ cáI TK 152:( Biểu số 05)
Sổ cáI TK 152 được mở cho cả năm trên một tờ sổ phản ánh SPS nợ và có, số dư cuối tháng của vật liệu. Cuối tháng sau khi đã khoá sổ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các NKCT, kế toán mới tiến hành lấy số liệu từ các NKCT để ghi vào Sổ cái TK 152.
( Biểu số 05)
Công ty CP chè Kim Anh
Sổ cáI
TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu”
Năm 2001
Số dư đầu năm
Nợ
Có
3.097.847.025
Ghi có các TK, đối ứng Nợ TK 152
Tháng….
Tháng 11
Tháng 12
TK 111
108.895.518
TK112
TK141
544.524.400
TK621
28.698.619
TK331
1.584.290.350
Cộng SPS Nợ
2.266.408.887
Tổng SPS Có
3.013.464.575
Số dư cuối tháng
Nợ
5.568.517.137
4.821.461.449
Có
Ngày tháng năm
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
( Kí, họ tên) ( Kí, họ tên)
2. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
2.1. Kế toán tập hợp chi phí.
2.1.1.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Việc tính toán để xác định giá thực tế của vật liệu xuất dùng trong tháng được thể hiện trên Bảng kê số 3 – Bảng tính giá thành thực tế của vật liệu và công cụ dụng cụ.
(biểu số 05)
Đơn vị: Công ty cổ phần chè Kim Anh
Trích: Bảng kê số 3
Tính giá thực tế vật liệu – công cụ dụng cụ
Tháng 12/2001
STT
Chỉ tiêu
TK152-NL-VL
TK153-CC-DC
1
I. Số dư đầu tháng
5.568.517.137
207.855.907
2
II. Số phát sinh trong tháng
2.226.408.887
32.085.881
3
Từ Nhật ký chứng từ số 1 (Ghi có TK111)
108.895.518
12.105.881
4
Từ Nhật ký chứng từ số 5 (Ghi có TK331)
1.584.290.350
19.980.000
5
Từ Nhật ký chứng từ số 7 (Ghi Có TK154)
544.524.400
0
6
Từ Nhật ký chứng từ khác
28.698.619
0
7
III. Cộng SDĐT và SPS trong tháng
7.834.926.024
239.941.788
8
IV. Hệ số chênh lệch
0
0
9
V. Xuất dùng trong tháng
3.013.464.575
23.101.545
10
VI. Tồn kho cuối tháng ( III-V)
4.821.461.449
216.840.243
Kế toán ghi sổ
Ngày …tháng….năm…
Kế toán trưởng
Sau khi đã xác định được trị giá thực tế của hàng xuất trong tháng, kế toán lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
(Biểu số 06)
Đơn vị: Công ty cổ phần chè Kim Anh
Trích: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Tháng 12/2001
STT
TK ghi Có
TK ghi Nợ
TK152
TK153
1
TK621 – CPNVLTT
2.959.780.280
9.720.000
2
TK627 – CPSXC
11.483.281
11.330.054
3
TK641 – CPBH
118.820
1.086.400
4
TK642 – CPQLDN
1.261.000
965.091
Cộng
2.972.643.381
23.101.545
Ngày…..Tháng…..năm…
Kế toán ghi sổ
Kế toán trưởng
Toàn bộ công tác phân bổ nguyên vật liệu xuất dùng được ghi trên bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ.
Cuối tháng, kế toán tổng hợp và ghi vào Bảng kê số 4 – Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng, Bảng kê số 5 – Tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Sau đó dựa vào bảng kê số 4 và số 5 để ghi nhật ký chứng từ số 7, từ nhật ký chứng từ số 7 ghi vào Sổ cái TK621
(Biểu số 08)
Sổ cái tài khoản 621
Năm 2001
STT
Ghi có các TK đối ứng với Nợ TK này
T1
T2
T3
T4
…
T12
1
TK152
2.959.780.280
Cộng phát sinh Nợ
2.959.780.280
Cộng phát sinh Có
2.959.780.280
Ngày ….tháng….năm…
Kế toán ghi sổ
Kế toán trưởng
2.1.2.Chi phí nhân công trực tiếp.
Hình thức trả lương áp dụng tại công ty là lương khoán sản phẩm cho từng bước trong quy trình công nghệ. Trên cơ sở định mức kỹ thuật, đơn giá hiện hành, mức sản xuất và tiêu thụ của công ty trong một khoảng thời gian. Ba phòng tài chính kế toán, kinh tế thị trường (kế hoạch), hành chính tổ chức lao động sẽ bàn bạc thống nhất về đơn giá tiền lương rồi trình giám đốc duyệt.
Hàng tháng, dựa vào khối lượng công việc đã thực hiện được, phòng hành chính tổ chức lao động lập bảng thanh toán lương làm khoán sản phẩm.
Tiền lương phải trả công nhân sản xuất
=
Công khoán trên một tấn sản phẩm
´
Đơn giá một công
´
Khối lượng sản phẩm (Tấn)
Sau khi đã tính toán tiền lương phải trả công nhân sản xuất, tổng hợp tiền lương của toàn công ty, bảng thanh toán tiền lương của toàn công ty được gửi sang phòng tài chính kế toán.
Cuối tháng, kế toán dựa vào bảng thanh toán lương của công ty và các số liệu trên nhật ký chứng từ số 1, phần Nợ TK338 (tiền lương công nhân nợ) để lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Để theo dõi khoản mục này, kế toán mở TK622-Chi phí nhân công trực tiếp. Trong quá trình hạch toán tiền lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo quy định của Nhà nước và theo chế độ kế toán hiện nay công ty đang áp dụng.
BHXH được trích hàng tháng theo tỷ lệ 20% trên tổng lương cơ bản. Trong đo 15% tính vào chi phí sản xuất, 5% trừ vào thu nhập của người lao động.
BHYT được trích hàng tháng theo tỷ lệ 3% trên tổng lương cơ bản. Trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất, 1% tính vào thu nhập của người lao động.
KPCĐ được trích 2% trên tổng lương thực tế. Trong đó cả 2% đều tính vào chi phí sản xuất .
Hệ số lương cấp bậc bình quân của công ty tính theo năm công tác.
Công ty cổ phần chè Kim Anh
Cuối tháng, căn cứ vào số liệu tổng cộng trên bảng phân bổ số 1 – Bảng phân bổ tiền lương và BHXH để ghi vào bảng kê số 4 – tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng, bảng kê số 5 – tập hợp chi phí bảo hiểm và chi phí quản lý doanh nghiệp. Sau đó, dựa vào Bảng kê số 4 và bảng kê số 5 để ghi vào Nhật ký chứng từ số 7, từ Nhật ký chứng từ số 7 ghi vào sổ cái TK622.
( biểu số 10)
Đơn vị: Công ty cổ phần chè Kim Anh
Trích: Sổ cái tài khoản 622
Năm 2001
STT
Ghi có các TK đối ứng với Nợ TK này
T1
T2
T3
T4
…
T12
1
TK334
158.844.600
2
TK338
30.180.474
Cộng phát sinh Nợ
189.025.074
Cộng phát sinh Có
189.025.074
Dư cuối tháng Nợ:
Có:
Ngày ….tháng….năm…
Kế toán ghi sổ
Kế toán trưởng
2.1.3. Chi phí sản xuất chung.
Khoản mục này bao gồm những mục như: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu và công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất nói chung, khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Để theo dõi khoản mục này, công ty mở TK627 – chi phí sản xuất chung. TK này được mở chi tiết thành các TK
Chi phí nhân viên quản lý PX:
Thực tế ở công ty tổ chức sản xuất theo PX nên để quá trình sản xuất ở PX diễn ra liên tục, công ty tổ chức bộ phận phục vụ và các khoản chi phí này cần hạch toán vào sản phẩm.
Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH để ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho khoản mục chi phí nhân viên PX.
Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ:
Do giá trị công cụ dụng cụ của công ty là nhỏ, vì vậy khi xuất công cụ dụng cụ để sản xuất sản phẩm kế toán áp dụng phương pháp phân bổ một lần trực tiếp vào sản phẩm. Trị giá thực tế của công cụ dụng cụ xuất dùng được kế toán ghi vào khoản mục chi phí công cụ sản xuất thuộc chi phí sản xuất chung.
Chi phí vật liệu gián tiếp ở công ty là những chi phí vật liệu dùng cho toàn bộ PX như: Chổi quét dọn PX, bóng đèn, dây điện dùng để lắp cho các PX, đồ dùng bảo hộ lao động, chi phí vật tư xuất dùng để sửa chữa máy móc thiết bị ở PX,…Khoản chi phí này trong chi phí sản xuất chung được kế toán chi phí căn cứ trên các chứng từ, tài liệu như phiếu xuất, bẩng kê, bảng phân bổ nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ, …Cuối tháng ghi vào Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung( Biểu số 11) cho khoản mục chi phí dụng cụ sản xuất và khoản mục chi phí vật liệu.
Chi phí khấu hao TSCĐ:
TSCĐ của công ty phần lớn là các TSCĐ có gía trị tương đối lớn nhưng do thời gian sử dụng quá lâu, chỉ có một số máy móc được trang bị thêm vào năm 1999 bằng nguồn vốn tự bổ sung của công ty.
Nhìn chung, TSCĐ ở công ty rất ít biến động tăng giảm. Việc tính khấu hao TSCĐ được thực hiện hàng tháng và tiến hành trích khấu hao theo tỷ lệ đã được Bộ Nông nghiệp phê chuẩn. Số khấu hao phải tính hàng tháng và công ty áp dụng phương pháp khấu hao bình quân để tính, công thức:
mức khấu hao
=
Nguyên giá TSCĐ ´ tỷ lệ khấu hao
6 tháng
Do đặc thù sản xuất của ngành chè là sản xuất theo mùa vụ nên công ty chỉ tiến hành trích khấu hao vào 6 tháng cuối năm và mức tính mỗi tháng không cố định. Khi nào số luỹ kế tính khấu hao bằng mức tính khấu hao trung bình năm thì thôi. Nếu cuối năm chưa trích hết thì phải điều chỉnh lại cho phù hợp với số đã đăng ký.
Mức khấu hao sẽ được kế toán TSCĐ tổng hợp và được phản ánh ở bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.Đơn vị: Công ty cổ phần chè Kim Anh
Cuối tháng, kế toán căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ để ghi vào Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ .
Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Chi phí dịch vụ mua ngoài tính vào chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí về điện nước,…phục vụ cho sản xuất.
Công ty sử dụng công tơ đo điện để theo dõi lượng điện thực dùng, từ đó làm căn cứ thanh toán tiền điện cho nơi cung cấp.
Cuối tháng kế toán căn cứ vào số liệu tổng hợp phần Nợ TK627-chi phí sản xuất chung thể hiện trên Nhật ký chứng từ số 1 để ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho khoản mục chi phí dịch vụ mua ngoài .
Chi phí bằng tiền khác:
Các chi phí bằng tiền khác được tính vào khoản mục chi phí sản xuất chung ở công ty bao gồm: chi phí bồi dưỡng ca đêm, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, tiền công tác phí…
Cuối tháng kế toán căn cứ vào số liệu tổng hợp phần nợ TK627 thể hiện
Trên Nhật ký chứng từ số 1 để ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho khoản mục chi phí bằng tiền khác.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung:
Cuối tháng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng phân bổ công cụ dụng cụ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Nhật ký chứng từ số 1 để ghi vào bảng tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng mục với yêu cầu của kế toán quản trị ở công ty.
( Biểu số 13)
Đơn vị: Công ty cổ phần chè Kim Anh
Trích: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung
Tháng 12/2001
ĐVT: VNĐ
Số TT
Chỉ tiêu
Giá trị
1
Chi phí nhân viên PX
11.660.800
2
BHXH, BHYT, KPCĐ
2.215.552
3
Chi phí vật kiệu
11.483.281
4
Chi phí dụng cụ sản xuất
11.330.054
5
Chi phí khấu hao TSCĐ
174.080.941
6
Chi phí dịch vụ mua ngoài
11.132.000
7
Chi phí bằng tiền khác
16.188.360
Cộng
238.090.988
Ngày……tháng……năm 2001
Kế toánghi sổ
Kế toán trưởng
Cuối tháng, căn cứ vào số liệu tổng cộng trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung để ghi vào bảng kê số 4. Sau đó dựa vào bảng kê số 4 để ghi vào Nhật ký chứng từ số 7, từ Nhật ký chứng từ số 7 ghi vào số cái TK627.
( Biểu số 14)
Đơn vị: Công ty cổ phần chè Kim Anh
Trích: Sổ cái tài khoản 627
Năm 2001 đvt:vnd
STT
Ghi có các TK đối ứng với Nợ TK này
T1
T2
T3
T4
…
T12
1
TK111
27.320.360
2
TK152
11.483.281
3
TK153
11.330.054
4
TK214
174.080.941
5
TK334
11.660.800
6
TK338
2.215.552
Cộng PS Nợ
Cộng PS Có
Dư cuối tháng: Nợ
Có
238.090.988
238.090.988
Ngày ….tháng….năm…
Kế toán ghi sổ
Kế toán trưởng
2.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty.
Định kỳ cuối tháng, sau khi đã có chứng từ liên quan: Các bảng phân bổ, các Nhật ký chứng từ,…..kế toán tiến hành tập hợp chi phí vào bảng kê số 4-Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo PX, bảng kê số 5-Tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp,…Sau đó chuyển sang Nhật ký chứng từ số 7 (đây là Nhật ký chứng từ dùng để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của công ty và dùng để phản ánh phát sinh bên có TK154, TK621, TK622, TK627,…và dùng để ghi Nợ các TK154, TK621, TK622, TK627. Từ Nhật ký chứng từ số 7 ghi vào sổ cái TK621, TK622,TK627, TK154.
Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải luôn dựa trên nguyên tắc: Chi phí sản xuất phải phù hợp với định mức do phòng Kỹ thuật lập ra. Đối với những khoản chi phí quá lớn hoặc quá nhỏ so với định mức, kế toán tập hợp chi phí có thể yêu cầu kế toán ở các bộ phận liên quan giải trình để làm sáng tỏ. Trường hợp có sai sót phải sửa chữa kịp thời.
( Biểu số 15)
Đơn vị: Công ty cổ phần chè Kim Anh
Trích: Sổ cái tài khoản 154
Năm 2001 đvt:vnd
STT
Ghi có các TK đối ứng với Nợ TK này
T1
T2
T3
…
T12
1
TK621
2.959.780.280
2
TK622
189.025.074
3
TK627
238.090.988
Cộng PS Nợ
Cộng PS Có
Dư cuối tháng: Nợ
Có
1.011.200
3.386.896.342
3.386.896.342
677.786
Ngày ….tháng….năm…
Kế toán ghi sổ
Kế toán trưởng
2.1.5 Đánh giá sản phẩm dở dang.
Do đặc điểm của quy trình công nghệ tại công ty cổ phần chè Kim Anh là quy trình phức tạp kiểu liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn ngày, chu trình sản xuất từ sấy đến sao hương, từ sàng tách hương đến đóng gói rất ngắn, chỉ có chè trong giai đoạn ướp hương là chiếm thời gian dài nên ở công ty người ta coi chè đóng gói là chè thành phẩm, chè sao hương chưa được đóng gói là sản phẩm dở. Ngoài ra, do đặc điểm chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí (khoảng 74,5%), sản phẩm dở đầu kỳ và cuối kỳ ít và tương đối ổn định nên công ty coi toàn bộ chi phí nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm dở (chè sao hương chưa đóng gói) là chi phí sản phẩm dở. Chi phí này tính theo công thức:
Chi phí tính cho chè làm dở cuối kỳ, trong kỳ
=
Chi phí tính cho chè làm dở đầu kỳ
+
Chi phí nguyên vật liệu chính PS
-
Chi phí nguyên vật liệu chính tính cho chè thành phẩm
Khoản chi phí sản phẩm dở cuối kỳ được thể hiện trên cột tồn, dòng tồn cuối ký của sổ chi tiết nhập - xuất – tồn bán thành phẩm sao hương và sổ tổng hợp nhập -xuất – tồn bán thành phẩm sao hương và được ghi vào cột chi phí làm dở cuối kỳ trong bảng tính giá thành.
( Biểu số 17)
Công ty cổ p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 390.doc