Báo cáo Phương pháp biên tập chương trình Phát thanh

Biên tập hiểu theo nghĩa chung nhất là hình thức hoạt động văn hoá xã hội trong các lĩnh vực sáng tạo văn học nghệ thuật, khoa học, báo chí, Biên tập theo từ điển tiếng Việt là việc tìm tòi, thu góp tài liệu, biên soạn sách vở, chỉnh sửa tác phẩm báo chí, Đây là bộ phận không thể thiếu trong các quá trình xuất bản sách, sản xuất báo chí cũng như trong công tác nghiên cứu khoa học.

Nếu xét ở khía cạnh ngữ nghĩa đơn thuần thì phương pháp biên tập chỉ là sự tu sửa, sửa chữa các tác phẩp văn hoá. Nhưng theo khái niệm khoa học hiện giới thiệu đến công chúng đại thì biên tập đuợc khai thác như một quá trình biên mục đích chính trị, văn hoá, khoa học, có tính nhân thành các sản phẩm văn hoá, tinh thần mang tính xã hội dưói dạng xuất bản phẩm để giới thiệu đến đông đảo công chúng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3827 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Phương pháp biên tập chương trình Phát thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Mở Đầu Trong thời đại hiện nay, báo chí giữ vai trò hết sức quan trọng. Nó là cầu nối giữa Đảng, Nhà nuớc với nhân dân, là phương tiện thông tin hữu hiệu của mọi mặt đời sống xã hội. Bởi vậy, báo chí có tác động mạnh mẽ tới đại bộ phận xã hội và trở thành một kênh giao tiếp có vị trí và vai trò tích cực trong việc gắn kết sức mạnh toàn dân, nâng cao dân trí con người, định hướng dư luận và hoà nhập với cộng đồng thế giới. ở nước ta, báo chí là công cụ của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức và đoàn thể xã hội, là diễn đàn của nhân. Ngay từ khi ra đời, báo chí đã thể hiện được sứ mạnh của mình. Sự bùng nổ thông tin với sự phát triển mau lẹ của công nghệ tin học đã tác động sâu sắc đến báo chí, tạo điều kiện quan trọng để báo chí thể hiện sức mạnh và hiệu quả hơn. Trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, báo chí có vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động quần chung đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Đến thời kỳ xây dựng đất nước, báo chí góp phần mạnh mẽ vào công cuộc thônh tin tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng ngày càng cao, đòi hỏi sự tăng cường cả về số lượng và chất lượng, cung cấp đầy đủ và kịp thời đáp ứng nhu cầu của công chúng. 1.lý do chọn đề tài Với một nhiệm vụ hết sức quan trọng là cung cấp thông tin cho công chúng một cách chính xác và nhanh nhất, báo chí giúp cho người dân nắm được nhứng thông tin chính xác các sự kiện, hiện tượng xảy ra hằng ngày, hằng giờ…Bởi vậy, báo chí có tác động mạnh mẽ tới đại bộ phận xã hội. Báo chí là nhịp cầu nối những niềm tin giữa Đảng và quần chúng, nâng cao chất lượng dân trí cũng như kết nối cộng đồng xã hội và quốc tế. Báo chí là sản phẩm của các phưong tiện truyền thông hiện đại như: báo in, báo phát thanh, bao truyền hình, báo trực tuyến,…Quy trình sản xuất báo chí vô cùng phức tạp nhưng cũng hết sức lý thú. Và một trong những công đoạn trong quá trình sản xuất báo chí nói chung và chương trình phát thanh nói riêng là công đoạn “biên tập”. Có thể nói công tác biên tập có một vị trí vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của cơ quan báo chí. Bởi vì nó chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho quá trình cho cơ quan báo chí, đồng thời cũng là “người gác cửa” cần mẩn để các cơ quan báo chí và nhà báo vừa đi đúng định hướng vừa tạo nên diện mạo và phong cách riêng của mình và đặc biệt quan trọng nhất đó là nâng cao chất lượng cho các sản phẩm báo chí. Tuy nhiên, hiện nay một số cơ quan báo chí nói chung cũng như một số nhà báo nói riêng chưa nhận thức sâu sắc được vị trí, tầm quan trọng của công tác biên tập, cho nên vẫn chưa đầu tư thời gian cũng như chất lượng cho các tác phẩm báo chí. Vì đòi hỏi sự chính xác của thông tin là yêu cầu trên hết, các phương pháp biên tập thật phù hợp để cho người nghe dễ hiểu, tiếp nhận được thông tin một cách tốt nhất, đảm bảo được chất lượng thông tin. Nên tôi đã chọn đề tài “Phương pháp biên tập chương trình Phát thanh ” làm đề tài cho báo cáo thực tập. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “ Phương pháp biên tập chương trình Phát Thanh” là nghiên cứu để hiểu rõ thêm phương pháp, cách thức biên tập các chương trình phát thanh. Là một sinh viên báo chí, tôi mong muốn được nghiên cứu tìm hiểu, học hỏi, nâng cao hiểu biết, củng cố kiến thức để nâng cao trình độ lí luận của mình, đồng thời tạo tiền đề khi ra công tác thực tiễn tại cơ quan báo chí, sẽ hiểu biết thêm về các phương pháp biên tập trong chương trình phát thanh. Không bỡ ngỡ trước công việc được giao khi đi thực tế để sáng tạo ra các tác phẩm báo chí có chất lượng và phục vụ lợi ích và nhu cầu của nhân dân. 3. Phạm vi nghiên cứu Với lượng kiến thức đã được học ở trường và lượng thời gian thực tập có hạn, tôi đã chọn Đài phát thanh – truyền hình Đức Thọ, là nơi khảo sát về phương pháp biên tập chương trình phát thanh. Đặc biệt tôi chú trọng nghiên cứu thực tế các phương pháp biên tập chương trình phát thanh tại Đài Đức Thọ trong những năm qua, nhất là từ tháng 1 cho đến tháng 4 năm 2011. Bằng việc tiếp xúc thực tế, khai thác thông tin tư liệu để có những nhận xét, so sánh rồi rút ra kết luận về phương pháp biên tập chương trình phat thanh tại đài. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong phần tiểu luận này, từ các sở lý luận chung tôi đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu lí luận, điều tra, thống kê, so sánh, nghiên cứu từ lí luận chung về công tác biên tập báo chí, các tài liệu công bố trên sách, báo, sự truyền đạt kinh nghiệm của các giảng viên, biên tập viên, phóng viên tại Đài Phát Thanh – Truyền Hình Đức Thọ, so sánh với thực tế ngoài cuộc sống, qua đó tổng hợp và áp dụng xem Đài phát thanh – truyền hình Đức Thọ đã thực hiện các phương pháp đó như thế nào? Những ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn về phương pháp biên tập chương trình phát thanh của đài. Đồng thời tiểu luận được triển khai trên cơ sở bám sát hoạt động thực tiễn trong quá trình thực tập tại đài Đài Phát Thanh – Truyền Hình Đức Thọ. 5. Kết cấu tiểu luận. Kết cấu tiểu luận gồm 3 phần: - Mở đầu. - Nội dung. Chương 1 : Cơ sở đề lý luận về phương pháp biên tập chương trình Phát thanh. Chương 2 : Cơ sở thực tiễn về phương pháp biên tập chương trình Phát thanh. Khảo sát tại Đài Truyền Thanh – Truyền Hình Đức Thọ. - Kết luận. Nội Dung Chương 1: CƠ Sở lý luận về phương pháp biên tậpchương trình Phát Thanh. 1.1. Khái niệm. 1.1.1. Khái niệm phương pháp. Phương pháp là các cách thức được sử dụng để tìm kiếm luận cứ và tổ chức luận cứ để chứng minh cho luận điểm ( luận đề). Là cách thức, con đường, phương tiện để đạt được mục đích. 1.1.2. Khái niệm biên tập. Biên tập hiểu theo nghĩa chung nhất là hình thức hoạt động văn hoá xã hội trong các lĩnh vực sáng tạo văn học nghệ thuật, khoa học, báo chí,…Biên tập theo từ điển tiếng Việt là việc tìm tòi, thu góp tài liệu, biên soạn sách vở, chỉnh sửa tác phẩm báo chí,…Đây là bộ phận không thể thiếu trong các quá trình xuất bản sách, sản xuất báo chí cũng như trong công tác nghiên cứu khoa học. Nếu xét ở khía cạnh ngữ nghĩa đơn thuần thì phương pháp biên tập chỉ là sự tu sửa, sửa chữa các tác phẩp văn hoá. Nhưng theo khái niệm khoa học hiện giới thiệu đến công chúng đại thì biên tập đuợc khai thác như một quá trình biên mục đích chính trị, văn hoá, khoa học, có tính nhân thành các sản phẩm văn hoá, tinh thần mang tính xã hội dưói dạng xuất bản phẩm để giới thiệu đến đông đảo công chúng. Ngày nay, do nhiều nhu cầu phát triển đa dạng của nhiều đối tượng công chúng và nhiều khả năng hiện đại hoá các phương tiện thông tin đại chúng nên công việc biên tập trở thành một nghề chuyên môn chiếm vị trí quan trọng trong các cơ quan báo chí. Biên tập là công đoạn đọc và xử lý bản thảo các tác phẩm bái chí ( báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng) do phóng viên, biên tập viên thực hiện, nhằm nâng cao chất lượng các tác phẩm bái chí, chương trình phát thanh đạt mức tối đa.Công việc biên tập trong cơ quan báo chí không chỉ có nhiệm vụ biên tập chỉnh sửa tin bài, tác phẩm báo chí mà công việc của họ còn mang tính định hướng, chuẩn bị từ đầu vào, đến đầu ra một cách tốt nhất cho các sản phẩm báo chí. 1.1.3. Chương trình Phát thanh. Chương trình phát thanh là sự sắp xếp hợp lý các thành phần tin, bài, băng tiếng động, băng âm thanh trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền của cơ quan phát thanh và đem lại hiệu quả thông tin, giải trí, văn hoá, giáo dục…đối với người nghe thông qua phương tiện chuyển tải là máy thu thanh ( ra dio). Cùng một lúc và ngay tức khắc bằng kênh truyền thông radio, thông điệp có thể tác động đến hàng tỉ người, vượt qua mọi rào cản biên giới quốc gia,vùng lãnh thổ và mọi hàng rào kiểm soát hải quan, biên phòng, thuế vụ. Không những thế, thông điệp được truyền đi và tác động vào con người bằng tất cả thế mạnh của âm thanh phong phú, sinh động – một thế giới âm thanh có thể tạo dựng tất cả lên trước mắt con người về những gì đã và đang diễn ra trong mối liên hệ quá khứ và tương lai. Ngôn ngữ là phương tiện chủ yếu cho người viết phát thanh, và bằng ngôn ngữ phát qua đài phát thanh có thể chuyển tải hình ảnh, tình cảm cả bầu không khí của vấn đề, sự kiện. Tác phẩm chương trình phát thanh phải mang đặc điểm của quá trình thông tin bằng âm thanh. Lời nói trên phát thanh phải làm người ta nghe được, thấy được, hiểu dược và xúc cảm. Ngôn ngữ và cách thể hiện của phát thanh viên là điều rất quan trọng của phát thanh, cần có một phương pháp biên tập thật cụ thể, ngắn gọn và có thể chuyển tại đến thính giả một cách chi tiết tạo được cảm xúc cho thính giả. Đồng thời sự kết hợp của âm nhạc vá tiếng động tạo sự thu hút và tính khách quan chân thật hơn, sự kết hợp này tạo nên sự thành công cho chương thình phát thanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1.doc
  • doc2.doc