MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI 1
1. Giới thiệu chung về Công ty 1
2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1
3. Nhiệm vụ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty 1
CHƯƠNG II: CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ 3
1. Đặc điểm, nhiệm vụ, chức năng của bộ máy quản lý 3
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cấp 3
CHƯƠNG III: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU 6
1. Đặc điểm về lao động 6
2. Đặc điểm về vốn sản xuất, cơ cấu các nguồn vốn
3. Đặc điểm về máy mọc thiết bị của Công ty 7
4. Đặc điểm về nguyên vật liệu của Công ty 8
5. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty 9
CHƯƠNG IV: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ SẢN XUẤT CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1998 - 2020 10
I. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí Hà Nội 10
II. Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và sản xuất của Công ty giai đoạn 1998 - 2020 11
KẾT LUẬN 14
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quá trình hình thành và phát triển của công ty cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t Nam số 710A- 00006 tại Ngân Hàng Công Thương Đống Đa.
Tài khoản Ngoại tệ số 362111307222 tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.
Địa chỉ giao dịch : Số 24 Đường Nguyễn Trãi-Quận Thanh Xuân Hà Nội.
Điện Thoại : 04.8584416 – 8584354 – 8583163.
Fax : 04.8583268.
Giấy phép kinh doanh số : 1152/QĐ-TCNĐT cấp ngày 30/10/1958.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty :
Công ty cơ khí Hà Nội đã phát triển qua 4 giai đoạn .
Giai đoạn 1 : ( 1958-1965 ) : Đây là giai đoạn khai thác công suất của thiết bị, đào tạo đội ngũ cán bộ, đảm bảo tự lực điều hành trong mọi khâu sản xuất kinh doanh từ thiết kế công nghệ, chế tạo đến lắp ráp và chuẩn bị kĩ thuật cho những loạt sản phẩm chế tạo.
Giai đoạn 2 ( 1965-1975 ) : Là giai đoạn cả nước bước vào thời kì kế hoạch 5 năm lần thứ hai. Do hoạt động trong điều kiện bom đạn chiến tranh khốc liệt ở miền Bắc nên khẩu hiệu của công ty là “ Vừa sản xuất, vừa chiến đấu “ hoà nhập vào khí thế sôi sục của cả nước với số lượng và chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú. Những đóng góp đó đã được Nhà Nước trao tặng Huân chương Lao Động hạng 2, nhận Cờ Luân lưu của Chính phủ ( 1973-1975).
Giai đoạn 3 ( 1975-1985 ) : Là giai đoạn ổn định sản xuất, cơ sở sản xuất được mở rộng, tăng 2,7 lần về diện tích mặt bằng, sản lượng máy công cụ tăng lên 122% và đã có máy xuất khẩu ra nước ngoài .
Giai đoạn 4 ( 1986 đến nay ) : Là giai đoạn công ty chuyển mình theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Tuy bước đầu gặp khó khăn, song nhận được sự lãnh đạo và hỗ trợ khuyến khích của Đảng, Nhà Nước, nên tập thể cán bộ công nhân viên đã nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn phát huy sáng kiến tiếp tục sản xuất.
Nhiệm vụ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty :
Công ty cơ khí Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước, chuyên sản xuất các mặt hàng cơ khí phục vụ chủ yếu cho các ngành kinh tế, công nghiệp dưới dạng sản phẩm hoặc phụ tùng thay thế. Ngoài ra công ty cũng sản xuất một số mặt hàng phục vụ tiêu dùng của thị trường trong nước.
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm các ngành nghề và lĩnh vực sau:
- Công nghệ sản xuất máy cắt gọt kim loại, thiết bị công nghiệp, phụ tùng thay thế.
- Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư thiết bị.
- Thiết kế, chế tạo, lắp đặt các máy và thiết bị đơn lẻ, dây chuyền và thiết bị đồng bộ, dịch vụ kĩ thuật trong lĩnh vực công nghiệp.
- Sản xuất TOLE định hình, mạ mầu, mạ kẽm.
- Máy và thiết bị nâng hạ.
Chương II
Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý.
Đặc điểm, nhiệm vụ, chức năng của bộ máy quản lý.
Để tiến hành tổ chức quản lý và điều hành sản xuất, công ty tổ chức quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đây là kiểu tổ chức ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay với bộ máy gọn nhẹ, không có phòng trung gian, thông tin kịp thời chính xác, góp phần phục vụ sản xuất cao nhất và nhanh chóng tìm hiểu thị hiếu của khách hàng để có những phương án chỉ đạo và điều hành thích hợp.
Nhiệm vụ chung của các phòng ban là tổ chức việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh đầy đủ các chỉ thị, mệnh lệnh của ban giám đốc và chủ trương các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài các nhiệm vụ trên, các phòng ban còn giúp đỡ ban giám đốc theo dõi, kiểm tra và chỉ đạo việc thực hiện tiến độ sản xuất.
Sơ đồ 1. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty.
-Xưởng Mộc
-Xưởng Đúc
-X. Máy công cụ
-X. Bánh răng
-X. Cơ khí lớn
-X. Kết cấu thép
-X. Thuỷ lực
-X. Cán thép
-X. Cơ khí 4B
-TT lắp đặt thiết bị CN
Phòng XDCB
P. Bảo vệ
P. Quản trị đời sống
P. Y tế
P. VHXH
Phòng kế toán
Phòng vật tư
Phòng giao dịch thương mại
Văn Phòng GĐ
Phòng tổ chức Nhân sự
TT tự động hóa
Thư viện
Ban Quản lý dự án
PGĐ kinh tế đối ngoại
PGĐ nội chính và xây dựng cơ bản
PGĐ kĩ thuật và sản xuất
PGĐ quản lí chất lượng và môi trường.
Giám đốc công ty
Phòng kĩ thuật
Phòng điều độ sản xuất
Phòng KCS
Phòng Cơ điện
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cấp :
2.1. Ban giám đốc công ty :
Giám đốc công ty : Là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty và là người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với cấp trên về tình hình hoạt động của công ty. Ngoài công tác phụ trách chung các mặt trong hoạt động quản lí kinh doanh, giám đốc còn trực tiếp điều hành, giám sát các mặt công tác của một số đơn vị :
+ Phòng tổ chức cán bộ
+ Ban nghiên cứu và phát triển
+ Trung tâm tự động hoá
+ Liên doanh với SHIROKI
Phó giám đốc nội chính và xây dựng cơ bản giúp GĐ quản lý, điều hành các hoạt động nội chính và xây dựng cơ bản, chịu trách nhiệm trước giám đốc. PGĐ nội chính và XDCB điều hành, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị : Văn phòng giám đốc, phòng quản trị đời sống, phòng bảo vệ, phòng y tế, phòng XDCB và có nhiệm vụ đề xuất phương án tổ chức bộ máy, sắp xếp lao động trong lĩnh vực công tác phụ trách.
Phó giám đốc kinh tế đối ngoại giúp giám đốc trong lĩnh vực hoạt động đối ngoại và xuất nhập khẩu, chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc chỉ đạo giám sát hoạt động của các đơn vị : Phòng kế toán tài chính, VP thương mại, Phòng vật tư, Ban đấu thầu dự án. PGĐ kinh tế đối ngoại có nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng các phương án đấu thầu, các phương án xuất nhập khẩu và có thể thay mặt GĐ kí kết các hợp đồng kinh tế.
Phó giám đốc sản xuất giúp GĐ công ty điều hành hoạt động sản xuất, thực hiện đúng tiến độ mục tiêu đã định. Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất và phục vụ sản xuất của các đơn vị sau : Phòng kĩ thuật, Phòng KCS, Phòng điều độ sản xuất, tổng kho, Phòng cơ điện, Các phân xưởng sản xuất. Có nhiệm vụ xây dựng phương án tổ chức sản xuất, sắp xếp lao động hợp lý.
Phó giám đốc về đảm bảo chất lượng và môi trường giúp giám đốc trong lĩnh vực môi trường và an toàn lao động. Có nhiệm vụ đề bạt, thưởng phạt các cá nhân trong lĩnh vực mình phụ trách theo quy định của công ty.
2.2. Các phòng ban chính :
Văn phòng giám đốc là thư kí các hội nghị do GĐ triệu tập và chủ trì tổ chức, điều hành thực hiện các công việc của văn phòng.
Văn phòng giao dịch thương mại : Giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước, nghiên cứu thị trường và tiến hành các hoạt động Marketing trong và ngoài nước. Thiết lập và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng kinh tế của công ty đã kí kết với khách hàng và nhà cung cấp đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh của công ty và làm đầu mối giải quyết những vướng mắc với khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng, nghiên cứu, giải quyết các thủ tục giấy phép, thuế.....thực hiện những hoạt động XNK trực tiếp hoặc uỷ thác của công ty theo chỉ đạo của GĐ
Phòng kế toán tài chính : Theo dõi tình hình hoạt động của công ty, quản lý vốn bằng tiền, thực hiện hạch toán kinh tế theo chế độ kế toán nhà nước và công ty quy định, cung cấp các thông tin tài chính phục vụ cho việc ra quyết định của Ban giám đốc, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ thống kê, quản lý về kho tàng, vốn, tài sản và lập các dự toán, kiểm tra việc thực hiện dự toán, định mức chi tiêu sử dụng vật tư, tài sản, vốn và kinh phí.
Phòng tổ chức nhân sự giúp GĐ tổ chức nhân sư, lao động tiền lương và thực hiện đầy đủ những chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong công ty đúng với pháp luật và các quy chế hoạt động của công ty đã ban hành.l
Phòng KCS giúp GĐ kiểm tra, thanh tra chất lượng những loại sản phẩm sản xuất và những loại vật tư, hàng hoá mua sắm cần thiết cho nhu cầu sản xuất của công ty.
Phòng điều độ sản xuất giúp giám đốc công ty trong lĩnh vực phân công, theo dõi chế tạo sản phẩm, điều hành các đơn vị sản xuất và những đơn vị phục vụ sản xuất theo lệnh sản xuất đã phát, xây dựng kế hoạch tác nghiệp, phát hiện những vấn đề trực tiếp hay gián tiếp gây trở ngại, chậm trễ đến quá trình sản xuất, báo cáo kịp thời đến phó giám đốc phụ trách sản xuất.
Phòng vật tư vận tải : Có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường, mua sắm vật tư, thiết bị theo đúng chỉ tiêu và định mức kĩ thuật, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về số lượng chủng loại, chất lượng vật tư và thời gian để đảm bảo cung ứng cho quá trình sản xuất được liên tục, nhịp nhàng theo kế hoạch, đồng thời với nhiệm vụ tổ chức vận chuyển và bốc xếp hàng hoá.
Phòng kĩ thuật : Có nhiệm vụ tổ chức, điều tra, nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ KHKT vào công tác thiết kế xây dựng quy trình công nghệ chế tạo các sản phẩm theo kế hoạch và hợp đồng kinh tế của công ty.
Trung tâm tự động hoá : Có nhiệm vụ nghiên cứu những công nghệ mới, tự động hoá, tìm giải pháp ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng của các sản phẩm và thích ứng với nhu cầu của thị trường.
Phòng cơ điện : Có nhiệm vụ theo dõi tình hình sử dụng và hiện trạng các thiết bị, lập phương án sản xuất, mua sắm các thiết bị, vật tư thay thế và dự phòng để phục vụ kịp thời cho sữa chữa định kì, sửa chữa đột xuất khi cần thiết, hướng dẫn, chỉ đạo và tổng hợp kiểm kê TSCĐ trong toàn công ty, tham gia Hội đồng thanh lý, nhượng bán các trang thiết bị trong toàn công ty.
Chương III
Những đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu.
Đặc điểm về lao động :
Lao động là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh vì bất cứ thiết bị máy móc nào, công nghệ kĩ thuật cao đến đâu cũng không thay thế được con người. Con người là nguồn lực khởi đầu của mọi nguồn lực. Việc đảm bảo số lượng, chất lượng lao động là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của công ty.
Bảng 1. Đặc điểm về lao động của công ty .
Chỉ tiêu
Số lượng ( người )
% Tổng số lao động
Tổng số lao động của công ty
917
100
Số nam
687
74.9
Số nữ
230
25.1
Lao động gián tiếp
256
28
Cán bộ quản lí
65
7.1
Nhân viên phụ trợ
191
20.8
Lao động trực tiếp
661
72
CN kĩ thuật bậc 4 trở lên
483
52.7
CN kĩ thuật bậc 4
138
15
CN chưa qua đào tạo
40
4.3
Trình độ cao đẳng trở lên
178
19.4
Do đặc thù của ngành cơ khí, đòi hỏi lao động nặng nhọc, làm việc trong môi trường khắc nghiệt nên số lao động nam giới chiếm đa số ( 74.9% ) so với tỷ lệ nữ là 25,1%. Nhìn chung tỷ lệ trình độ lao động của công ty là tương đối tốt, đặc biệt công nhân bậc 4 trở lên chiếm đa số nhưng những người có tay nghề cao lại là những người có tuổi đời và tuổi nghề cao sắp về hưu, vì vậy việc tuyển những thợ bậc cao là rất cần thiết.
Để thấy rõ cơ cấu lao động của công ty ngày càng hợp lý hơn , ta hãy so sánh tình hình lao động của công ty qua các năm dựa vào bảng sau :
Bảng 2. Cơ cấu lao động của công ty qua một số năm
Năm
Tổng số
CBCNV
Tuổi bình
quân
Lao động
Gián tiếp
Lao động
Trực tiếp
Nam
Nữ
Sl
Tỷ lệ%
Sl
Tỷ lệ%
Sl
Tỷ lệ%
Sl
Tỷ lệ%
1997
1000
43
719
71.8
281
28.2
758
75.8
242
24.2
1998
990
42.6
709
71.6
281
28.4
751
75.8
239
24.2
1999
1090
42
798
73.2
292
26.8
840
77
250
23
2000
917
41.1
661
72
256
28
687
74.9
230
25.1
Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động của công ty giảm dần qua các năm gần đây, sự giảm này là do công ty đã bố trí lại sản xuất phù hợp với các khâu sản xuất và máy móc thiết bị. Đồng thời công ty đã giải quyết chế độ chính sách về hưu và mất sức để tinh giảm biên chế cán bộ công nhân viên công ty.
ty..
2. Đặc điểm về vốn sản xuất, cơ cấu nguồn vốn.
Là một DNNN, Công ty cơ khí Hà Nội luôn phát huy vai trò là nòng cốt trong ngành công nghiệp chế tạo máy công cụ bằng nhiều nguồn vốn khác nhau : Vốn do nhà nước cấp, vốn vay, vốn tự có, vốn hoạt động thuê tài chính......, Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là 140 tỷ đồng trong đó vốn cố định là 51 tỷ đồng chiếm 36, 4% và vốn lưu động là 89 tỷ đồng chiếm 63,6% trong tổng nguồn vốn. Điều đó cho thấy công ty phân phối vốn khá hợp lý bởi đối với doanh nghiệp công nghiệp thì số vốn lưu động có hiệu quả chiếm từ 60-70% trên tổng số vốn.
Những số liệu trên cho thấy rằng công ty cơ khí Hà Nội là một công ty luôn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc quá nhiều vào nhà nước, cụ thể là công ty có thể đưa ra các chiến lược, quyết định năng động giúp nắm bắt được cơ hội kinh doanh kịp thời. Và song song với vấn đề này là sự đổi mới cơ chế chính sách kinh tế và công cụ quản lí tài chính của nhà nước ở tầm vĩ mô thì việc khai thác, tạo lập các nguồn vốn cho công ty càng trở nên linh hoạt, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh của công ty hiện tại và trong tương lai.
Theo các số liệu thực tế tại công ty năm 1997, 1998 thì nhìn chung ta thấy công ty hoạt động rất có hiệu quả năm sau luôn vượt trội so với năm trước.
Bảng 3 ( Đơn vị : 1000 triệu đồng)
1997
1998
Vốn sản xuất kinh doanh
33, 575
37,08
Doanh thu
60, 169
74,431
Nộp ngân sách
1, 493
1,735
Tỷ suất lợi nhuận ( %)
0,66
1,17
Song với một doanh nghiệp nhà nước sản xuất với quy mô lớn cần phải có chính sách ưu đãi về khối lượng vốn vay, đồng thời tiến độ cấp phát vốn và thủ tục giải ngân phải hợp lý. Bởi ta thấy thực trạng công ty cơ khí Hà Nội còn thiếu vốn để đầu tư chiều sâu cho sản xuất công nghiệp. Có được như vậy thì nhà nước sẽ trở thành nhân tố quan trọng trong việc khuyến khích ngành cơ khí đầu tư phát triển đặc biệt là số vốn cố định cần được bổ sung để ngành chế tạo máy phát huy được hiệu quả trên cơ sở những cái hiện có.
Tuy nhiên với khả năng của mình, công ty vẫn đảm bảo đủ số vốn hoạt động bằng nhiều biện pháp như vay ngắn hạn, vay dài hạn, và bằng việc huy động mọi nguồn lực trong nội bộ để đầu tư trong sản xuất. Ngoài ra nguồn vốn của công ty còn biểu hiện bằng tiền của những tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng....
3.Đặc điểm về máy móc thiết bị của công ty.
Với tính chất đặc thù riêng của ngành sản xuất hàng cơ khí, nên máy móc thiết bị của công ty cũng mang tính chất rất đặc thù mà chủ yếu là các loại máy tiện, máy phay, máy bào, máy khoan, cắt..., với công suất lớn và số lượng đa dạng.
Bảng 4. Một số loại máy móc thiết bị
Stt
Tên máy móc thiết bị
Số lượng
Độ hao mòn (%)
Cp bảo dưỡng (USD)
Năm SX
1
Máy tiện các loại
147
65
700
1956
2
Máy phay các loại
92
60
4500
1956
3
Máy bào các loại
24
55
400
1956
4
Máy mài các loại
137
55
410
1956
5
Máy cưa các loại
16
70
1520
1956
6
Máy búa các loại
5
60
450
1956
7
Máy cắt tôn
3
40
1500
1956
8
Máy hàn điện
26
55
80
1963
9
Máy hàn hơi
9
55
40
1956
10
Máy nén khí
14
60
140
1956
11
Cần trục các loại
65
55
800
1956
12
Máy khoan các loại
64
60
200
1956
Từ bảng số liệu trên ta thấy số lượng lớn máy móc thiết bị của công ty đã cũ, mức hao mòn từ 40-70% cho nên sản phẩm sản xuất ra chất lượng không cao lắm, làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Nhận thức được điều này, công ty đã và đang thực hiện một số dự án nâng cấp trang thiết bị, máy móc nhà xưởng, nâng cao năng lực sản xuất.
Đặc điểm về nguyên vật liệu của công ty.
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hoá, nó chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh và toàn bộ giá trị được chuyển hết vào chi phí kinh doanh.
Đối với NVL của công ty, phần lớn được nhập từ nước ngoài nên phải dùng ngoại tệ để thanh toán và còn phải chịu thuế nhập khẩu nên giá thành sản phẩm của công ty sẽ tăng lên. Tuỳ theo kết cấu sản phẩm mà có những NVL khác nhau nhưng NVL chính vẫn là sắt thép chế tạo, các loại động cơ lắp máy công cụ, vòng bi, phụ tùng điện, dầu mỡ, khí đốt...Số lượng NVL không ổn định mà ở một mức nào đó phụ thuộc vào lượng đơn đặt hàng. Thị trường cung cấp NVL cả trong và ngoài nước nhưng phần lớn từ nước ngoài.
Bảng 5. Số NVL công ty nhập hàng năm.
STT
Mặt hàng nhập
Số lượng (Tấn/ Năm)
Nguồn nhập
Giá trị
(USD/ Tấn)
1
Tôn tấm
200
Hàn Quốc
450
2
Sắt thép
100
Xingapo
350
3
Than điện cực
20
Trung Quốc
120
4
Chất đồng
50
CHLB Đức
500
5
Thiết bị
80
Trung Quốc
200
Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Thị trường trong nước : Công ty thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới về mẫu mã và liên tục mở rộng thị trường, kết hợp với chiến lược phát triển sản phẩm và tiếp cận thị trường. Do vậy sản phẩm của công ty được tiêu dùng khắp nơi trong cả nước, khách hàng chính của công ty gồm : Nhà máy đường, Nhà máy xi măng,...Hiện nay công ty đang tập trung mở rộng thị trường trên cả ba miền : Bắc, Trung, Nam. Đây là một việc làm cần thiết và là yếu tố quan trọng giúp cho công ty đứng vững trên thị trường.
Thị trường nước ngoài: Trong công tác phát triển thị trường của mình, Công ty lấy thị trường trong nước làm nền tảng, làm cơ sở lâu dài cho sự phát triển thị trường của mình. Tuy nhiên trong tương lai, khi mà năng lực cơ khí Việt Nam được cải thiện, thì thị trường nước ngoài là một hướng quan trọng đối với công tác phát triển thị trường của công ty. Ngay từ bây giờ, công ty đã tiến hành nghiên cứu thị trường thế giới, sản phẩm của công ty bước đầu đã được xuất khẩu sang một số nước như : Tiệp, Bungari, Hà Lan, Lào, Campuchia...
Chương IV
Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và sản xuất công ty cơ khí Hà Nội
(Giai đoạn 1998 – 2020)
I. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí Hà Nội.
Hiện nay, Công ty Cơ khí Hà Nội đang dẫn đầu về chế tạo các thiết bị kĩ thuật cho ngành mía đường và các mặt hàng này chiếm trên dưới 1/2 tổng doanh thu hàng tháng của công ty.
Để đóng góp vào mục tiêu phát triển và hiện đại hoá dây chuyền sản xuất ( đặc biệt trong sản xuất thép và đúc gang ) với công suất cao cải thiện được vấn đề ô nhiễm môi trường. Đồng thời trang bị được những thiết bị gia công hiện đại và phương tiện kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm chế tạo được các chi tiết có kĩ thuật phức tạp và yêu cầu chất lượng cao, nâng cao độ chính xác trong chế tạo máy, tạo tiền đề để công ty có thể đẩy nhanh chương trình xuất khẩu máy. Hiện nay công ty đã và đang thực hiện được một chương trình sản xuất kinh doanh linh hoạt nhằm bảo đảm doanh thu, nhịp độ phát triển của công ty và phục vụ một cách tối đa cho các ngành công nghiệp khác. Công ty thực hiện chế tạo theo các đơn đặt hàng của các nhà máy đường trong cả nước, sản xuất được nhiều phụ tùng và các thiết bị đảm bảo kĩ thuật, đồng bộ, chính xác. Trong số các thiết bị lần đầu tiên được chế tạo tại Việt Nam như : Máy đập mía, cụm thiết bị bốc hàng, nồi nấu đường, nồi tinh luyện đường, trục ly tâm, các nồi nấu liên tục, nồi nấu chân không.....và rất nhiều phụ tùng cơ khí khác.
Vượt qua nhiều khó khăn trong giai đoạn vừa SXKD để tự trang trải, vừa đào tạo đội ngũ lao động, vừa cải tạo mở rộng mặt bằng và nâng cấp nhà xưởng đổi mới công nghệ, Công ty cơ khí Hà Nội đã phấn đấu hết mình và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Với định hướng nâng cao chất lượng mặt hàng máy công cụ, đa dạng hoá sản phẩm, công ty đã tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, hình thức đẹp, phù hợp với nhu cầu thị trường. Tổng kết năm 1999 so với năm 1998 công ty đã kí được khối lượng hợp đồng với giá trị 47,7 tỷ đồng đạt 162%, doanh thu bán hàng đạt trên 60 tỷ bằng 150,17%, nộp NS hơn 3,7 tỷ bằng 124,9% so với năm trước.
Kết quả hiện nay công ty đã đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ, điều khiển tự động để nâng cao các thiết bị công nghệ tạo ra các sản phẩm máy công cụ tự động điều khiển đầu tiên tại công ty, có máy đã được tặng Huy chương vàng tại hội chợ triển lãm Quốc tế hàng công nghiệp năm 1997 và nhiều thành tích khác. Ta có thể nhìn rõ hơn qua bảng tổng kết SXKD sau :
Bảng : So sánh kết quả SXKD 1999-2000 ( Đơn vị : Tr. đồng )
TH98
TH99
TH2000
So sánh
99/98 (%)
00/99 (%)
Giá trị TSL (giá CĐ 94)
57092
37673
38824
65
103
Doanh thu bán hàng
74242
46232
48048
62
103
Doanh thu SXCN
67207
40145
43405
59
108
Doanh thu thương mại và doanh thu khác
7035
6087
4643
86
76
Đầu tư XDCB
4591
2019
23500
43
163
Tổng giá trị HĐ đã kí
Trong đó gối đầu sang năm sau :
26716
2961
30931
3100
49715
21000
115
101
160
677
Trong những năm qua, có thể nói năm 1998 công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất, nếu xét theo chỉ tiêu về lợi nhuận. Trong năm 1999, tất cả các chỉ tiêu đều thấp hơn năm 1998. Năm 2000 là một năm có nhiều cố gắng. Các chỉ tiêu đều tăng so với năm 1999 mở ra một triển vọng mới cho công ty.
II. Chiến lược phát triển KHCN và sản xuất của công ty giai đoạn 1998 - 2020 .
Công ty Cơ khí Hà Nội đang tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước theo đường lối đổi mới của ĐCS Việt Nam. Hiện nay, Công ty có một cơ sở hạ tầng còn nhiều tiềm năng, có bề dày truyền thống và kinh nghiệm trong chế tạo máy, nhất là chế tạo máy công cụ, có những kinh nghiệm bước đầu về SXKD theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, thiết bị và công nghệ sản xuất của công ty còn lạc hậu, mất cân đối giữa khâu tạo phôi và gia công cơ khí, chưa tạo được thị trường ổn định, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa có thị trường xuất khẩu, đội ngũ lao động chưa thích nghi hoàn toàn với cơ chế thị trường. Chính vì vậy Công ty đã đưa ra Chiến lược phát triển KHCN và SX trong giai đoạn 1998 - 2020 nhằm xây dựng Công ty thành một trung tâm chế tạo máy hàng đầu của Việt Nam vào đầu thế kỉ XXI. Làm cho sản phẩm của công ty vừa đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa có khả năng xuất khẩu với tỷ trọng ngày càng cao.
A. Chiến lược Khoa học và công nghệ :
1. Chính sách đầu tư :
Chính sách đầu tư của công ty trong thời gian tới nhằm mục tiêu thực hiện các chương trình sản xuất mà hướng chính là sản xuất ra các loại sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu với giá trị ngày càng gia tăng.
Chính sách đầu tư thể hiện ở các vấn đề sau :
Chỉ nhập những thiết bị mà trong nước không thể sản xuất được hoặc chỉ mua thiết kế để tự sản xuất tại công ty và phối hợp sản xuất trong nước.
Thiết bị nhập vừa hiện đại, vừa thích hợp với trình độ công nghệ của Việt Nam. Ưu tiên nhập các thiết bị mới, nhập những công nghệ có lợi cho các công nghệ khác.
Nghiên cứu chế tạo các thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ có tính năng tương tự như đã nhập để tự trang bị mở rộng và cung cấp cho nhu cầu trong nước, tiến tới xuất khẩu ngay những sản phẩm đó.
2. Chính sách về KHCN :
a) Gắn chặt các hoạt động KHCN với thực tế sản xuất kinh doanh của công ty
Xây dựng mô hình công nghệ mới dựa trên cơ sở đầu tư đồng bộ vào bốn yếu tố cơ bản của công nghệ là Kĩ thuật, con người, thông tin và tổ chức.
c) Quy hoạch phát triển năng lực công nghệ :
Nâng cao năng lực kĩ thuật của công ty :
Nâng cấp và hiện đại hoá các thiết bị hiện có.
Đổi mới kĩ thuật thông qua liên doanh và hợp tác kinh doanh.
Nhập thiết bị lẻ và thiết bị đồng bộ thông qua các dự án đầu tư.
Xây dựng năng lực nghiên cứu triển khai ( R&D ) để giải quyết các vấn đề công nghệ phức tạp, tiến tới tự tạo ra công nghệ sản xuất mới.
Tạo ra đội ngũ lao động có năng lực cải tiến vào đổi mới quá trình sản xuất.
Liên kết với một số trường Đại Học và Viện nghiên cứu để hình thành tổ hợp giáo dục - đào tạo; KHCN; Vừa đào tạo đội ngũ vừa hợp tác kinh doanh.
Tiến hành đào tạo tại chỗ, đào tạo lại, bổ túc trình độ cho đội ngũ lao động hiện có.
Nghiên cứu quy chế sử dụng chuyên gia trong và ngoài công ty để thực hiện các mục tiêu phát triển công ty đến năm 2020
Xây dựng quy chê trả công lao động hợp lý nhằm khuyến khích người lao động gắn bó với sản xuất.
Lập quy hoạch và lập kế hoạch đào tạo lao động cho năm chương trình sản xuất và chính sách đầu tư.
Xây dựng hệ thống thông tin.
Xây dựng hệ thống quản lý thông tin KHCN với các nội dung sau :
+ Tổng kết, biên soạn, quản lý các thông tin về tính năng kĩ thuật thiết bị bản vẽ thiết kế, quy trình công nghệ mẫu, tiêu chuẩn hiện hành.... làm tư liệu sử dụng hàng ngày của công ty.
+ Tổ chức thu thập, nghiên cứu, thẩm định, lưu trữ các thông tin, văn bản pháp quy phục vụ cho phương hướng phát triển khoa học, công nghệ của công ty.
+ Xây dựng thư viện Khoa học kĩ thuật trên cơ sở kết hợp việc nối mạng thông tin để hình thành hệ thống lưu trữ và quản lý tài liệu gốc, các tài liệu có giá trị sử dụng cao, sử dụng lâu dài.
+ Quản lý sáng chế, phát minh, sáng kiến, nhãn hiệu hang hoá, bản quyền và các chế độ chính sách về KHCN của Nhà nước.
Xây dựng cơ chế kiểm soát và khai thác thông tin Khoa học công nghệ.
+ áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào quản lý và sản xuất, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thống nhất, tiến tới nối mạng quốc gia và Internet.
+ Nghiên cứu ban hành các quy định nội bộ về kiểm soát thông tin, về tư vấn đầu tư, về chi phí thu thập thông tin, về chuyển giao bí quyết....
+ Ban hành các quy định về khai thác sử dụng thông tin nhằm chuyển hoá tri thức thành các dự án, chương trình đầu tư có lợi cho sản xuất kinh doanh.
Xây dựng hệ thống tổ chức phù hợp với chiến lược phát triển.
B. Chiến lược sản xuất.
Phương hướng phát triển :
Đầu tư quy mô lớn để đổi mới công nghệ và thiết bị sản xuất, lấy xuất khẩu làm phương hướng phát triển lâu dài.
Xây dựng mô hình sản xuất theo phương hướng da dạng hoá sản phẩm cùng nhiều loại hình kinh doanh nhằm mục tiêu cung cấp máy móc thiết bị cho các ngành kinh tế quốc dân, lấy định hướng sản xuất sản phẩm xuất khẩu là chính.
Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và kinh doanh nhập khẩu là mục tiêu phấn đấu để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước và các nước trong khu vực.
Năm chương trình sản xuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 42.DOC