Báo cáo Quan sát địa cầu hổ trợ cho việc lập bản đồ sinh thái truyền thống và bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam - Dự án (EO-STEM)

MỤC LỤC

MỤC LỤC .i

DANH MỤC HÌNH .iii

DANH MỤC PHỤLỤC.v

LỜI CẢM ƠN .vi

1.0 GIỚI THIỆU.1

1.1 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CÔNG VIỆC TEK.1

1.2 TÓM LƯỢC BÁO CÁO.1

2.0 TỔNG QUAN VỀPHƯƠNG PHÁP TEK VÀ ỨNG DỤNG CỦA

NÓ .3

2.1 LỊCH SỬVÀ GIÁ TRỊCỦA TEK.3

2.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA BẢN ĐỒ.5

2.3 CƠSỞCỦA SỰLỒNG GHÉP TEK, GIS VÀ EO .6

3.0 THÀNH PHẦN TEK CỦA DỰÁN EO-STEM .8

3.1 KHU VỰC THỬNGHIỆM VÀ CÁC THÔN.8

3.2 TEK VÀ BỐI CẢNH VĂN HÓA CỦA CÁC THÔN .9

3.3 THU THẬP DỮLIỆU CỘNG ĐỒNG: PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC CHỦ ĐỀ.11

3.4 ĐỘI NGŨTHAM GIA CÔNG TÁC DỰA VÀO THÔN BẢN.12

4.0 THU THẬP TEK VÀ THỒNG TIN ĐA DẠNG SINH HỌC DỰA

VÀO CỘNG ĐỒNG .14

4.1 LẬP KẾHOẠCH THU THẬP DỮLIỆU TEK THÔN BẢN .14

4.2 CHUẨN BỊBẢN ĐỒGIS VÀ HÌNH ẢNH EO.15

4.3 THU THẬP DỮLIỆU NHÓM.15

4.3.1 Đặc điểm và Lịch sửThôn.16

4.3.2 Thiết lập địa phận thôn .16

4.3.3 Xác định các loại rừng và các khu vực sửdụng đất .17

4.3.4 Xác định sự đa dạng sinh học và sửdụng đất .20

4.4 THU THẬP DỮLIỆU GIS DI ĐỘNG .23

5.0 LỒNG GHÉP BẢN ĐỒTEK VÀ CÁC HÌNH ẢNH EO, VÀ THIẾT

LẬP DỮLIỆU CƠSỞTHÔN .24

5.1 SƠLƯỢC ĐẶC ĐIỂM VÀ RANH GIỚI THÔN .25

5.2 CÁC LOẠI RỪNG VÀ SỬDỤNG ĐẤT .27

5.3 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SỬDỤNG ĐẤT .30

5.4 TỔHỢP TEK VÀ CÁC BẢN ĐỒDỰA VÀO EO .32

6.0 SỰTRÌNH DIỄN CÁC BẢN ĐỒVÀ PHẢN HỒI TỪTHÔN .35

6.1 LẬP KẾHOẠCH CHO CÁC CUỘC GẶP GỠPHẢN HỒI ỞTHÔN .35

6.2 CHUẨN BỊCÁC BẢN ĐỒTEK VÀ CÁC HÌNH ẢNH EO . 36

6.3 CÁC HOẠT ĐỘNG PHẢN HỒI ỞTHÔN . 37

6.3.1 Các cuộc gặp Xã và Thôn . 37

6.3.2 Thẩm tra biên giới. 39

6.3.3 Sựthẩm tra phân loại rừng TEK. 41

6.3.4 Thông tin đa dạng sinh học . 45

6.3.5 So sánh sựphân loại EO và TEK. 46

6.3.6 Sựthu thập dữliệu và sựthẩm tra. 48

7.0 SỰ ĐÁNH GIÁ VỀTEK, GIS VÀ SỰLỒNG GHÉP EO. 50

7.1 CÁC CÔNG CỤGEOMATICS ĐỂHỖTRỢTHU THẬP DỮLIỆU TEK . 50

7.1.1 Các địa phận thôn bản . 50

7.1.2 Các loại rừng và sửdụng đất . 50

7.1.3 Dữliệu đa dạng sinh học. 51

7.1.4 Việc ứng dụng hình ảnh EO và sựphân loại. 51

7.1.5 Các nghiên cứu TEK khác. 53

7.2 MỐI LIÊN HỆGIỮA TEK VÀ EO . 54

8.0 KẾT LUẬN . 57

9.0 CÁC HOẠT ĐỘNG TEK CỦA EO-STEM TRONG TƯƠNG LAI. 59

9.1 CẬP NHẬT CÁC BẢN ĐỒCHO TẤT CẢCÁC THÔN . 59

9.2 MỞRỘNG VIỆC LẬP BẢN ĐỒDỰA VÀO THÔN BẢN . 59

9.3 XÂY DỰNG TIỀM NĂNG VÀ NĂNG LỰC. 60

10.0 KẾT THÚC . 57

pdf127 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quan sát địa cầu hổ trợ cho việc lập bản đồ sinh thái truyền thống và bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam - Dự án (EO-STEM), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các thay đổi đề nghị và những bổ sung cho các diện tích sử dụng đất và các loại rừng đang hiện hữu. Một cuộc họp mặt với các đại diện của tất cả các thôn là đặc biệt hữu ích từ viễn cảnh tập trung vào vấn đề chồng lên nhau của các biên giới thôn mà đã trở thành một vấn đề chính trong suốt các cuộc thảo luận sắp đến. Buổi gặp đã kết thúc bằng sự phê chuẩn kế hoạch và lịch trình các hoạt động cho công tác thôn sắp đến. Trong suốt các hội thảo thôn, các bản đồ TEK giai đoạn 2 và bản đồ các loại SPOT của mỗi thôn đã được sử dụng để tập hợp trực tiếp thông tin mới về đa dạng sinh học và sử dụng đất. Các bản đồ này đã được sử dụng ở dạng in của chúng cũng như ở dạng kỹ thuật số thông qua việc sử dụng một máy tính để bàn. Người dân trong thôn đã có thể sử dụng cả hai loại bản đồ truyền thống và kỹ thuật số một cách thành công. Như là một phần trong quá trình này, một sự thẩm tra tất cả các địa danh truyền thống đã được tiến hành để bảo đảm chính tả và sự chính xác của các tên địa phương mà đã được sử dụng cho việc xác định các nơi quan trọng, mô tả các điểm mốc và đánh dấu các biên giới. Các bản đồ truyền thống đã cung cấp một ảnh chụp nhanh các thông tin về địa phận như đã được xác định ở giai đoạn 2 của công tác thôn, trong khi các bản đồ kỹ thuật số đã được sử dụng để vẽ lên bản đồ các biên giới thôn được mở rộng và tập hợp thông tin về các vùng xa xôi hơn mà ban đầu không được vẽ EO-STEM Báo Cáo Số 9 39 Hatfield trên các bản đồ thôn. Các bản đồ kỹ thuật số đã đưa ra một lợi thế cho việc điều chỉnh tầm xa đến một vùng mong muốn tại các tỷ lệ khác nhau một cách nhanh chóng và với các bản đồ cơ sở khác nhau mà tùy thuộc vào hiện trạng nào được đòi hỏi. Các buổi lập bản đồ đã được tiến hành chủ yếu bằng tiếng Anh với sự phiên dịch đồng thời sang tiếng Việt. 6.3.2 Thẩm tra biên giới Trong các thôn, chủ đề đầu tiên của thảo luận được liên quan đến bối cảnh địa lý và các biên giới đất đai được sử dụng bởi mỗi thôn. Quan tâm trước tiên là vị trí địa lý của các đoạn nhất định của biên giới thôn mà được thiết lập trong suốt đầu giai đoạn 2 trên cơ sở thôn này sang thôn khác đã tạo ra những vùng chồng lên nhau khi đặt một bản đồ tổ hợp cho tất cả 5 thôn. Mặc dù các vấn đề biên giới đã không phải là mục đích trực tiếp của chỉ thị EO-STEM TEK nhưng chúng rất quan trọng khi các thông tin TEK và EO được sử dụng cho các ứng dụng quản lý môi trường hay phát triển bền vững bởi vì nhữung vấn đề này đòi hỏi sự đồng ý giữa các thôn đặc biệt là khi các biên giới chưa được xác định một cách hợp pháp. Các thôn láng giềng cùng sử dụng một vài vùng có rừng, cụ thể là các vùng xa thôn và khó đến được. Trong một số trường hợp, như là đối với thôn Cân Sam, hầu hết tất cả đất đai thôn đang là chung với thôn Pahy ở phía Tây và với Pa Ring ở phía Đông. Tuy nhiên, những người dân trong thôn nhận thức được tình trạng này. Những người dân trong thôn đã đề nghị rằng sau khi các bản đồ được điều chỉnh chính xác, bước tiếp theo nên làm là các cơ quan đại diện có thẩm quyền chịu trách nhiệm cho các vấn đề địa chính gặp gỡ với tất cả các thôn để giải quyết các vấn đề biên giới theo các quy trình giao đất đã được thiết lập. Đội EO- STEM đã giải thích rõ ràng rằng điều này không phải là một phần trong chỉ thị của dự án này, mà các bản đồ sẽ phản ánh hiện trạng và tất nhiên có thể sử dụng như là một cơ sở tốt cho công tác giao đất. Tất cả, ngoại trừ một thôn, đã mở rộng các biên giới để sử dụng (xem Phụ lục 4). Trong suốt giai đoạn 2 của công việc TEK, những người dân trong thôn đã vẽ lên trên bản đồ các khu vực trực tiếp bao quanh thôn, nhưng không vẽ các khu vực rừng rậm rạp mà nằm cách xa các khu vực sử dụng đất thôn mà có thể dễ dàng đến được hơn. Các đất thôn cách xa hơn là khó đến được hơn bởi vì khoảng cách và địa thế khó khăn sẽ làm mất nhiều thời gian hơn để thực hiện cuộc hành trình khứ hồi. Tuy nhiên, những người dân trong thôn đã cảm thấy rằng những khu vực này cũng là những khu vực biên giới chồng lên nhau và vì vậy việc sử dụng đất cùng nhau nên được tính đến trên các bản đồ mặc dù chúng dường như ít được sử dụng một cách tập trung. Các thôn Pahy và Cân Sam đã mở rộng biên giới của chúng ở phía Bắc và Nam và thôn Pa Ring thì ở phía Nam (xem Hình 23 như là một ví dụ). A Ròm đã mở các vùng ở phía Tây và Nam trong khi đã di chuyển sử dụng đất đai sang phía Đông, rõ ràng là do sự nhầm lẫn với biên giới xã mà được vẽ một cách khác nhau trên các bản đồ chính quyền khác nhau. Cân Tôm là thôn duy nhất mà không cần các điều chỉnh về biên giới. Tất cả các thôn đã mở rộng các khu vực của chúng đối với biên giới xã. EO-STEM Báo Cáo Số 9 40 Hatfield Hình 23 Bản đồ phác họa mẫu về sự mở rộng biên giới của thôn Cân Sam như đã được vẽ bởi những người dân trong thôn sử dụng bút điện tử và máy vi tính để bàn; các thành viên của đội EO-STEM đã chú thích trên bản đồ. EO-STEM Báo Cáo Số 9 41 Hatfield 6.3.3 Sự thẩm tra phân loại rừng TEK Như đã được chỉ ra trong mục 5.2, một sự khác nhau đã được xác định trong việc phân loại rừng bởi vì các loại rừng không sắp xếp dọc theo các đường biên giới của thôn. Đội EO-STEM đã nỗ lực để xác định có hay không một sự khác nhau trong sự nhận thức về chất lượng rừng, hay một cách đơn giản là trong sự giải thích về hệ thống phân loại như đã được trình bày bởi đội EO-STEM. Như đã được mô tả trước đây ở Hình 16, một khu vực sử dụng đất chung giữa các thôn Pahy, Pa Ring và Cân Sam đã bộc lộ một sự giải thích khác nhau về các loại rừng ở phần phía Bắc thuộc địa phận của họ dựa vào TEK. Pa Ring đã xác định vùng này mà như đã được mô tả trên bản đồ đa dạng sinh học dưới dạng “rừng nguyên sinh” là một vùng đồi cao hơn với các cây cao hơn, chất lượng rừng tốt hơn và đa dạng sinh học loài lớn hơn khu vực nằm thấp hơn bao quanh. Vì vậy, họ đã xem nó như là rừng nguyên sinh đối lập với các khu vực “rừng trung bình” bao quanh. Các giải thích tương tự về đường biên giới phía Tây của thôn Pahy với Cân Tôm đã đạt được. Những người dân thôn Cân Tôm đã xác định vùng biên giới cũng dưới dạng rừng nguyên sinh/ rừng trung bình ở phần phía Bắc và rừng trồng keo với các cây lớn hơn xa hơn về phía Nam. Khi được so sánh với các loại xuất phát từ EO, ký hiệu cho toàn bộ khu vực mà đã được xác định ở Hình 24 dưới dạng các khu vực A, B, C, D, E, và F là rất tương tự nhau và đại diện cho rừng già hoặc trung bình theo các loại EO. Ngoại lệ là các khu vực 1, 2 và 3 dọc theo các con suối, nơi mà theo những người dân trong thôn, khu vực 1 đại diện cho một rừng trồng keo và khu vực 2 và 3 được xác định như là rừng trẻ. Hình 25 chỉ ra sự phân loại EO trong mối quan hệ với thông tin TEK mà được thu thập trong suốt các cuộc phỏng vấn thôn ở thôn Pahy. Có hai giả thuyết cho các giải thích khác nhau về rừng và các loại che phủ đất; giả thuyết thứ nhất cho là các loại được xuất phát từ hình ảnh SPOT, trong khi giả thuyết thứ hai cho là các loại được xuất phát từ việc số hóa dữ kiện trong máy điện toán bản đồ sử dụng đất TEK từ thôn Pahy. Các mô hình chung của các loại EO nói chung là theo các mô hình mà được vẽ bởi những người dân trong thôn; tuy nhiên, sự phân loại EO được chi tiết hơn khi so sánh “các điểm màu” với các khu vực sử dụng đất thôn bao quát hơn. Cũng như thế, sự giải thích các loại rừng như đã được nhận thức bởi những người dân trong thôn không cần thiết theo sau những loại mà xuất phát từ sự phân loại EO. Trong hầu hết các khu vực phía Bắc của thôn, rừng trung bình đã được xác định mà nó cũng là một loại chiếm ưu thế của bản đồ EO. Khu vực rừng non đã được xác định bởi những người dân trong thôn (Y) chứa những dấu hiệu tương tự với một vài khu rừng nghèo hơn và khu vực rừng tái sinh, trong khi các khu vực đã được xác định như là rừng trồng (PF) chứa nhiều hơn các dấu hiệu về loại “rừng tái sinh”, đặc biệt là các rừng trồng cao su (PR). Đối với hai khu vực đã được xác định như là cánh đồng vùng cao (A) bởi những người dân trong thôn, một trong chúng trùng hợp với loại “nông nghiệp” (một khu vực về phía Tây của thôn), trong khi khu vực còn lại về phía Đông được phân loại như là “rừng trung bình” và đòi hỏi sự thẩm tra trong thôn; có vẻ như là khu vực rừng trung bình đã bị phân loại nhầm trong hình ảnh vệ tinh. EO-STEM Báo Cáo Số 9 42 Hatfield Hình 24 Các loại rừng xuất phát từ SPOT và TEK cho khu vực chồng lên nhau giữa các thôn Pahy, Pa Ring và Cân Sam (cũng xem Hình 16). EO-STEM Báo Cáo Số 9 43 Hatfield Hình 25 Các loại rừng xuất phát từ SPOT và TEK cho thôn Pahy. Như đã được biểu diễn trên hình 26, những người dân trong thôn đã làm những điều chỉnh sau đây đối với sử dụng đất và các loại bao phủ đất sau khi khảo sát bản đồ phân loại xuất phất từ SPOT. Các khu vực phía bắc của thôn mà đầu tiên được xác định như là rừng trồng ở hình 24 bây giờ được tách thành hai vùng được dán nhãn 1 và 2 trong hình 24A. Vùng 1 bây giờ đã được xác định sâu hơn như là rừng trồng các cây keo khoảng 9 năm tuổi, trong khi vùng 2 đã được xác định như là rừng cũng trồng keo nhưng được xen với ngô, sắn và lúa vùng cao. Hai vùng này, tương ứng, có các dấu hiệu chính của rừng nghèo và rừng trung EO-STEM Báo Cáo Số 9 44 Hatfield bình. Các khu vực phía nam và tây nam của thôn cũng đã được chỉnh cho đúng và tách thành ba vùng nhỏ hơn. Vùng 3 thực tế là một vùng đất cát với một số đá và không có rừng trồng ở vùng này. Vùng 4 và 5 là rừng trồng nhưng không có các cây cao su. Vùng 6 là một rừng trồng không thay đổi. Nó đã được xác định một lần nữa như là một rừng trồng xen lẫn với các cây cao su non trong khi dấu hiệu hình ảnh là hiển thị một phức hợp của khai thác rừng và nông nghiệp. Hình 26 Những người dân thôn Pahy đã thực hiện những thay đổi đối với sử dụng đất/ các loại bao phủ đất dựa vào sự phân loại xuất phát từ EO. EO-STEM Báo Cáo Số 9 45 Hatfield 6.3.4 Thông tin đa dạng sinh học Việc lập bản đồ da dạng sinh học đã tập trung vào các loài quan trọng nhất đối với những dân trong thôn và thông tin đã được thu thập dựa vào việc sử dụng các loài đặc biệt (như là làm nhà, thức ăn, dược phẩm và thương mại). Bên cạnh việc xác định loài, thông tin về các vùng phân bố của chúng cũng như là tầm quan trọng đối với đời sống địa phương cũng đã được thu thập. Trước tiên, các thông tin hiện có về các bản đồ thôn đã được thẩm tra và những thay đổi và bổ sung nhỏ đã được làm tại những nơi thích hợp (xem Hình 27). Sau đó, các thông tin ngắn gọn về các loài ưu thế trong vùng và về các loài quan trọng nhất đối với đời sống đại phương đã được thu thập ở dạng bảng (xem Phụ lục 5). Tiếp theo, sự phân bố địa lý của các loài được xác định dựa vào việc sử dụng đất và bao phủ đất chính. Mục đích là rút gọn danh sách dài về các loài mà đã được thu thập trong suốt giai đoạn 2 và tập trung vào các loài mà được xem là quan trọng nhất cho kinh tế địa phương. Thông tin này sẽ được sử dụng trong việc tạo ra bản đồ đa đạng sinh học vùng có tính chất quyết định. Với các đường biên giới thôn mới được mở rộng gần đây bao gồm các vùng trong địa phận xã nằm xa các thôn về phía bắc và nam, nhiều thông tin hơn về bao phủ đất và đa dạng sinh học ở các vùng này sẽ trở nên sẵn có. Thông tin này mở rộng vùng mà đã được vẽ trên bản đồ ở giai đoạn 2 và cung cấp thông tin TEK thêm vào về đa dạng sinh học các vùng. Đối với thông tin đa dạng sinh học chi tiết được thu thập, xem Phụ lục 6 và Phụ lục 7. Hình 27 Những người dân trong thôn xác định các loại thực vật trên bản đồ sơ bộ về đa dạng sinh học vùng. EO-STEM Báo Cáo Số 9 46 Hatfield 6.3.5 So sánh sự phân loại EO và TEK Một bản đồ các loại xuất phát từ SPOT được phủ lên bằng sự phân loại xuất phát từ TEK mà đã đoạt được trong suốt các cuộc thảo luận phản hồi đã được giới thiệu cho những người dân trong thôn để phê chuẩn và làm sáng tỏ sự giải thích thông tin có được từ các dữ liệu được phán đoán một cách mơ hồ và các dạng rừng TEK mà họ đã cung cấp. Bản đồ cũng đã mô tả một sự gắn kết quan trọng giữa EO và TEK được thu thập trong suốt giai đoạn 2 và 3 của thành phần TEK. Việc làm sáng tỏ đã đạt được từ những người dân trong thôn đối với một vài vùng, đặc biệt là các vùng dưới rừng trồng và với rừng non bao phủ. Những vùng này là những vùng mà tại đây hầu hết các mâu thuẫn đã được phát hiện trong suốt quá trình lập bản đồ tiếp theo công việc giai đoạn 2. Những vùng này cũng có những vùng nhỏ hơn và nằm gần với các thôn hơn. Quá trình được mô tả dưới đây sử dụng một ví dụ của thôn Cân Tôm trong Hình 28. Hình 28 Các loại TEK giai đoạn 2 và các thay đổi giai đoạn 3 từ thôn Cân Tôm. Các vùng được dán nhãn 1 và 2: Vùng 1 trước tiên được thiết kế như là đất trống, trong khi vùng 2 đã được thiết kế như là đất nông nghiệp. Cả hai vùng này thể hiện các dấu hiệu rất tương tự trên bản đồ các loại EO và do đó đã được điều chỉnh đúng thành các vùng lúa vùng cao sau khi nghiên cứu bản đồ xuất phát từ EO. EO-STEM Báo Cáo Số 9 47 Hatfield Các vùng được dán nhãn 3 và 4: Những vùng này trước tiên được thiết kế như là rừng trồng. Trong trường hợp vùng 3 như là một rừng trồng cao su và vùng 4 như là rừng trồng keo, sau khi nghiên cứu bản đồ phân loại xuất phát từ EO, những người dân trong thôn đã làm các điều chỉnh đúng sau: Vùng 3 là một rừng trồng cao su nhưng gần đây đã được trồng và chứa các cây nhỏ mà cũng được xen với các vườn nhà. Đây là tại sao trên sự phân loại EO, vùng này thể hiện hầu hết dưới dạng đất nông nghiệp. Quan trọng hơn, vùng này cũng đã mở rộng (Vùng 3a trên bản đồ), dựa trên bản đồ vệ tinh. Vùng 4, trước tiên được xác định như là một vùng rừng trồng keo lớn; sau đó phân loại lại vùng được dãn nhãn 3a, một vùng khác (4a) đã được xác định như là vùng đất nghèo với nhiều cỏ và một ít cây keo được trồng nhưng phát triển chậm và chất lượng rất kém. Phần còn lại của vùng 4 là vùng trồng keo có chất lượng tốt hơn với các cây to hơn và phát triển trên đất tốt hơn và cũng dưới các điều kiện tốt hơn. Các vùng được dãn nhãn 4 và 5: Vùng 4 là tương tự với vùng 5 và đầu tiên toàn bộ khu vực đã được xác định như là rừng trồng keo. Cũng như vậy, dựa vào sự giải thích bản đồ xuất phát từ EO, vùng này đã được tách ra thành 2 phần, với vùng 5a bây giờ đang là vùng đất nghèo đầy đá và các cây rất nhỏ với sự phát triển thấp, trong khi phần còn lại của vùng 5 là rừng trồng keo với các cây cao và phát triển tốt hơn. Chúng ta có thể rõ ràng nhận thấy các dấu hiệu trên bàn đồ xuất phát từ EO cho vùng được dán nhãn 4 và 5 là rât tương tự nhau cũng như là các dấu hiệu cho vùng 4a và 5a tương ứng. Vùng 6: Vùng 6 trước tiên được xác định như là một vùng rừng non. Cũng như thế, dựa vào sự giải thích bản đồ xuất phát từ EO, những người dân trong thôn đã chia vùng này thành 3 phần. Thứ nhất, được dán nhãn là 6b trên bản đồ thực tế là rừng tốt hơn với các cây cao hơn. Bây giờ vùng này đã được thiết kế như là rừng nguyên sinh, cơ bản là loại giống như vùng 7 trên bản đồ. Chúngta cũng có thể nhìn thấy các dấu hiệu cho hai vùng này là rất tương tự trên bản đồ. Vùng 6b đã được xác định như là rừng trồng keo phát triển tốt và đang giống với vùng 8 trên bản đồ. Cũng như vậy, các dáu hiệu cho vùng 6b và 8 là rất tương tự nhau. Vùng 6c trở thành một rừng trồng cao su có chất lượng tốt và biên giới và diện tích với cùng sự thiết kế và dấu hiệu tương tự như là vùng láng giềng ở thôn Pahy. Rõ ràng rằng sử dụng đất/ vùng bao phủ đất mà được xác định bởi những người trong thôn theo sau các dấu hiệu xuất phát từ EO trên bản đồ. Điều này cho chúng ta thấy tầm quan trọng của các bản đồ cơ sở / bộ dữ liệu mà được sử dụng cho việc thu thập dữ liệu TEK cũng như cách thức trình diễn thông tin khác nhau trên bản đồ không thể chỉ ảnh hưởng đến việc lập bản đồ mà còn khiến cho các thảo luận thêm vào mà thường có thể bộc lộ toàn bộ bộ thông tin mới mà trước đấy đã không được bàn luận. Khi được giới thiệu với bản đồ sử dụng đất, những người dân trong thôn đã có khung hướng vẽ các khu vực sử dụng đất của họ lên nói chung là nhiều hơn khi được giới thiệu với bản đồ xuất phát từ EO. Các loại EO được làm chi tiết hơn nhiều, trình diễn các điểm ảnh hay màu sắc khác nhau mà có thể được “dịch” bởi những người dân trong thôn sang một khu vực sử dụng đất mà có ý nghĩa đối với họ. EO-STEM Báo Cáo Số 9 48 Hatfield Hoạt động cuối cùng là giới thiệu với người dân trong thôn với một giải thích cảnh quan 3D mà được chồng lên bởi các đường biên giới thôn và các loại rừng. Những sự hình dung không gian 3 chiều đã được tạo ra sử dụng một mô hình độ cao kỹ thuật số và được chồng lên bởi hình ảnh SPOT. Một quan điểm được chọn để mô tả địa phận thôn tốt nhất mà không có nhiều vùng bị che khuất. Mặc dù những người dân trong thôn đã có thể xác định các đặc điểm địa lý chính như là các con suối và các đồi bao quanh, các mô tả cảnh quan không gian 3 chiều đã không được thể hiện một cách dễ dàng. Vì các hình ảnh không gian ba chiều đã trở thành “hơi điệu” ở các tỷ lệ xích lớn hơn, chúng cũng đã được tạo ra ở các tỷ lệ xích nhỏ hơn, nhưng điều này thậm chí đã làm cho việc thể hiện một vài vùng đặc trưng trở nên phức tạp hơn đối với người dân trong thôn. 6.3.6 Sự thu thập dữ liệu và sự thẩm tra Dữ liệu đã được thu thập bằng nhiều cách khác nhau; bằng việc sử dụng các tầng bao phủ trên đỉnh của các bản đồ treo tường, tất cả các thông tin được dùng để lập bản đồ đã được thẩm tra và và những thay đổi đối với các loại đất, đa dạng sinh học, các địa danh và thông tin khác đã được làm. Sự đánh giá các loại rừng đã được tiến hành sử dụng các bản đồ các loại xuất phát từ hình ảnh vệ tinh và các loại từ TEK được in tỷ lệ lớn. Sử dụng một máy vi tính để bàn, việc thu thập và cập nhật dữ liệu cũng đã được khảo sát tỉ mỉ (Hình 29). Thuân lợi chính của việc ứng dụng kỹ thuật này là sự linh hoạt của việc trình diễn các vùng khác nhau trên bản đồ một cách nhanh chóng và ở các tỷ lệ xích khác nhau, như được yêu cầu, mà làm cho việc lập bản đồ các vùng nhất định chính xác hơn. Nó cũng cho phép lập bản đồ tại các vùng xa hơn của sử dụng thôn được mở rộng mà trước tiên không được chỉ ra trên các bản đồ được in. Thuận lợi khác của kỹ thuật này là là có thể dễ dàng lồng ghép dữ liệu trong dữ liệu cơ sở, bởi vì nó có sẵn ở dạng kỹ thuật số. Hình 29 Những người dân trong thôn duyệt lại các bản đồ và tạo các đặc điểm mới của bản đồ sử dụng một máy vi tính để bàn. EO-STEM Báo Cáo Số 9 49 Hatfield Những người dân trong thôn được hiện diện với một cây bút điện tử, và mức độ và vùng điều chỉnh tầm xa thích hợp được trình diễn, đã có thể vẽ các đường ranh giới và các vị trí được xác định một cách chính xác trên bản đồ điện tử, vì thế tạo ra một ghi nhận kỹ thuật số trong dữ liệu cơ sở. Việc thẩm tra thực địa một cách chi tiết về thông tin được thu thập từ các thảo luận nhóm là không thể thực hiện được. Dữ liệu thực địa đã được thu thập bởi những người dân trong thôn sẽ đề ra một sự hiểu biết tốt hơn về cảnh quan đất đai của họ và các mô hình sử dụng đất đai được tổng quát hóa phức tạp như thế nào theo một phức hợp các giá trị kinh tế và văn hóa. Điểm đặc trưng của đất đai là hiếm khi đồng nhất, mà đúng hơn là gồm mô hình được cấu tạo bởi những mảnh đất mà được sử dụng trong nhiều cách. Trong các vùng mà bị ảnh hưởng bởi mưa mùa, các mô hình sử dụng đất thường hay thay đổi theo mùa. Khái niệm về đặc điểm sử dụng đất ưu thế hay “quan trọng nhất” có thể xuất hiện khác với một quan điểm của người dân trong thôn nhiều hơn là khác với một viễn cảnh vệ tinh, mặc dù điều sau sẽ là khách quan và chính xác hơn. Một vài vùng nơi mà những điều mơ hồ xảy ra có thể được vẽ bản đồ và được kiểm tra tại thực địa với các người dân trong thôn địa phương sử dụng các công nghệ GIS di động. Điều này có thể cho phép một hướng khác tại thực địa, đó chính là các cuộc khảo sát thực địa với những người dân trong thôn và xác định bằng GPS vào thời gian thực tế sẽ cho phép việc thẩm tra, thu thập và cất giữ thông tin về cả hai sự phân loại được thực hiện một cách trực tiếp tại thực địa. EO-STEM Báo Cáo Số 9 50 Hatfield 7.0 SỰ ĐÁNH GIÁ VỀ TEK, GIS VÀ SỰ LỒNG GHÉP EO Mục đích của thành phần TEK của EO-STEM là cung cấp một phương pháp thu thập dữ liệu TEK trong Hành Lang Xanh để xác định kiến thức thôn bản về đa dạng sinh học và sử dụng đất và tài nguyên trong địa phận thôn của người dân trong thôn trong khi thăm dò sự đóng góp mà GIS, GPS, và EO di động mang lại cho các phương pháp truyền thống hơn. Công việc dựa vào thôn bản đã tạo ra một số thông tin có ý nghĩa mà cho phép nâng cao giá trị của việc lồng ghép TEK và EO/GIS cho các ứng dụng đa dạng sinh học. Trong suốt quá trình trao các bản đồ trở lại cho cộng đồng, sự phản hồi đã đạt được mà đã làm cho sự hiểu biết về việc tính tóan và sự thu thập dữ liệu TEK có thể được lồng ghép như thế nào được mở rộng. Công việc đã chứng minh tầm quan trọng của các bản đồ cơ sở, GPS và GIS như là các công cụ cơ bản để hỗ trợ TEK mà là các công cụ được sử dụng lâu dài trong công việc phỏng đoán. 7.1 CÁC CÔNG CỤ GEOMATICS ĐỂ HỖ TRỢ THU THẬP DỮ LIỆU TEK Các hoạt động EO-STEM đã được đặt trong một bối cảnh văn hóa và địa lý hơn là công việc trước đây là được tiến hành bởi nhóm. Một số nhữung hiểu biết sâu rộng về vấn đề được quan tâm đã được chuẩn bị mà là quan trọng đối với việc sử dụng các công nghệ mới. 7.1.1 Các địa phận thôn bản Các đường ranh giới thôn là rất quan trọng, và trước khi lập bản đồ rừng và các thông tin đa dạng sinh học có thể được biểu diễn trên bản đồ, những người dân trong thôn muốn bảo đảm rằng các đường ranh giới của các diện tích sử dụng đất của họ được xác định chính xác. Các hoạt động EO-STEM đã không liên quan đến việc giao đất (LUP/LA), mặc dù các bản đồ có thể là hữu ích trong tương lai cho mục đích này. Bởi vì các đường ranh giới không thể được xác định một cách hợp pháp, có một số sự chồng lên nhau trong sử dụng các vùng rừng trong các thôn, mà là quan trọng cho bất kỳ các kế hoạch bảo tồn rừng nào được đề nghị. Một khi mà các đường ranh giới đã được xác định, những người dân trong thôn sẽ tập trung vào việc lập bản đồ dạng rừng và đa dạng sinh học. Quá trình giao đất chắc chắn sẽ đưa vào sử dụng và quan tâm đến các vùng sử dụng đất được chia sẻ bởi các các thôn khác nhau. 7.1.2 Các loại rừng và sử dụng đất Các đường ranh giới mà những người dân trong thôn vẽ lên bản đồ khi sử dụng các bản đồ cơ sở được tạo ra từ các bản đồ địa hình có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ các đặc điểm sử dụng đất nào hiện có trên bản đồ. Trong bối cảnh văn hóa của Việt Nam, các bản đồ cơ sở “được chấp nhận bởi giới chức thẩm quyền” không cần bị nghi ngờ, cho dù các thôn biết rằng một bản đồ nào đó trình bày một vài sử dụng đất không đúng. Tiếp theo, giá trị của EO như là một sự miêu tả “không thiên vị”cảnh quan là quan trọng, bởi vì không có ảnh hưởng nào EO-STEM Báo Cáo Số 9 51 Hatfield đến sự chọn các đường biên giới của những người dân trong thôn. Tất nhiên, các yêu cầu nhất định phải được hoàn thành trước khi EO có thể được sử dụng như là “bức vẽ” duy nhất cho các dữ liệu được tập hợp, để đảm bảo rằng các cộng đồng có thể giải thích hình ảnh và xác định các đặc điểm. 7.1.3 Dữ liệu đa dạng sinh học Dữ liệu dựa vào thôn bản được thu thập đã có khuynh hướng làm nổi bật rừng và các nguồn tài nguyên thực vật khác mà được sử dụng bởi thôn. Rõ ràng rằng các nguồn tài nguyên động vật hoang dã cũng đã được khai thác, nhưng có lẽ có một vài sự miễn cưỡng để thừa nhận điều này, bởi sự quan tâm về việc thông tin có thể được sử dụng như thế nào. Khi sự thật được ghi nhận giữa đội thực địa TEK và những người dân trong thôn, thông tin liên quan đến sự khai thác một số loài, kể cả một số loài mà có tình trạng bảo tồn cao (và sự bảo vệ hợp pháp), đã được cung cấp. 7.1.4 Việc ứng dụng hình ảnh EO và sự phân loại Trong giai đoạn 2 của công việc TEK, vai trò của các hình ảnh EO đã được giới thiệu bằng cách sử dụng SPOT như là một hình ảnh cơ sở mà có thể làm tăng dữ liệu bản đồ cơ sở hiện có. Trong giai đoạn 3, sự phản hồi được tập hợp lại cũng cho phép đưa ra một đánh giá về giá trị của sự phân loại EO về bao phủ rừng. Một điều cần chú ý với dữ liệu SPOT-5 là các đặc tính không gian của hình ảnh. Hình ảnh EO cung cấp một sự mô tả khác về bề mặt của trái đất từ sự mô tả của các bản đồ, đối với việc mô tả bối cảnh địa lý, môi trường và đa dạng sinh học của một vùng địa lý đặc biệt. Phần lớn người dân địa phương mà liên quan với sự phát triển của TEK về đa dạng sinh học và các vấn đề đất và tài nguyên khác đã học rất nhanh để có thể phát hiện thấy được thông tin đa dạng sinh học dựa trên bề mặt hai chiều của bản đồ địa hình. Như là trong các trường hợp khác, việc trình diễn thôn của hình ảnh EO mà sự mô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo- Quan sát địa cầu hổ trợ cho việc lập bản đồ sinh thái truyền thống và bảo tồn đa dạng sinh học việt nam- dự án (eo-stem).pdf
Tài liệu liên quan