Báo cáo Quản trị chiến lược - Phân tích nội bộ doanh nghiệp

MỤC LỤC

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP 1

1. MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP 2

2. CÁC YẾU TỐ CẦN PHÂN TÍCH 2

2.1 QUẢN TRỊ SẢN XUẤT/TÁC NGHIỆP 2

2.1.1 Một số khái niệm 2

a. Sản xuất 2

b. Khái niệm về quản trị sản xuất/tác nghiệp 4

2.1.2 Các quyết định (chức năng) trong quản trị sản xuất 4

a. Quy trình sản xuất 4

b. Công suất 6

c. Hàng tồn kho 7

d. Việc cung ứng nguyên liệu 8

e. Cơ sở vật chất của doanh nghiệp 10

f. Chất lượng 10

2.2 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 11

2.2.1 Phân tích các tỷ số tài chính 12

a. Tỷ số thanh toán 12

a.1 Tỷ số thanh toán hiện hành 12

a.2 Tỷ số thanh toán nhanh 13

b. Các tỉ số đòn bẫy tài chính (các chỉ số về đòn cân nợ) 13

b.1 Tỷ số nợ trên tài sản 14

b.2 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần 14

b.3 Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần 15

c. Khả năng thanh toán lãi vay 15

d. Các tỷ số hoạt động 15

d.1 Số vòng quay các khoản phải thu 16

d.2 Số vòng quay hàng tồn kho 16

d.3 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 16

d.4 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 16

d.5 Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần 17

e. Các tỷ số sinh lợi 17

e.1 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) 17

e.2 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) 17

e.3 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) 18

f. Giá trị thị trường 18

f.1 Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) 18

f.2 Tỷ lệ chi trả cổ tức 18

f.3 Tỷ số giá thị trường trên thu nhập (P/E) 19

f.4 Tỷ suất cổ tức 29

2.2.2 Đánh giá các tỷ số tài chính thông qua phương pháp so sánh 20

a. So sánh theo thời gian 20

b. So sánh với những chuẩn mực của ngành. 21

2.2.3 Một số vấn đề gặp phải khi so sánh các tỷ số tài chính 22

2.3.4 Liên hệ thực tiễn với công ty sữa vinamilk 22

2.3 NHÂN SỰ 25

2.3.1 Khái niệm 25

a. Lên kế hoạch & tuyển dụng 25

b. Đào tạo & phát triển 25

c. Xây dựng đội ngũ kế cận 25

2.3.2 Các vị trí trong Quản Trị Nhân Sự 26

2.3.3 Thực tiễn từ công ty Vinamilk 27

2.4 MARKETING – TIẾP THỊ 29

2.4.1 Vai trò của Marketing 29

2.4.2 Những vấn đề cần xem xét trong hoạt động Marketing 30

a. Product - Sản Phẩm 31

a.1 Danh mục sản phẩm sữa của Vinamilk 31

a.2 Mẫu mã, bao bì 31

a.3 Nhãn hiệu 32

a.4 Chất lượng sản phẩm 32

b. Price - Giá cả 33

b.1 Các nhân tố ảnh hưởng 33

b.2 Các chiến lược giá trong thời gian qua 35

c. Place - Phân Phối 36

d. Promotion -Cổ Động 37

d.1 Quảng Cáo 37

d.2 Quan hệ công chúng 38

2.5 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN – R&D 39

2.5.1 Định nghĩa và chức năng 39

2.5.2 Một số vấn đề cần lưu ý khi đánh giá hoạt động R&D của doanh nghiệp 42

a. Doanh nghiệp có bộ phận R&D không? 42

b. Chi phí sử dụng cho R&D 43

c. Hình thức hoạt động R&D 44

d. Lực lượng nhân sự và trang thiết bị 45

2.6 HỆ THỐNG THÔNG TIN 46

2.6.1 Quy trình xử lý thông tin 46

2.6.2 Các bước cần thiết khi hình thành một hệ thống thông tin của Porter và Miller 47

2.6.3 Các vấn đề cần xem xét về hệ thống thông tin trong doanh nhiệp 48

2.6.4 Hệ thống thông tin quản lý 48

a. Các loại thông tin quản lý 49

b. Các loại hệ thống thông tin quản lý thông dụng 49

c. Cấu trúc hệ thống thông tin quản lý 50

3. MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NỘI BỘ_Ma trận IFE 52

3.1 TẠI SAO PHẢI XÂY DỰNG MA TRẬN IFE - Ý NGHĨA 52

3.2 CẤU TRÚC MA TRẬN IFE 52

3.3. CÁCH ĐÁNH GIÁ 53

3.4 VÍ DỤ 54

3.5 XÂY DỰNG MA TRẬN IFE CHO CÔNG TY VINAMILK 56

4. MỘT VÀI MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TRONG MARKETING VÀ QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP 57

4.1. MÔ HÌNH 4P 57

4.1.1. Product (Sản phẩm) 57

4.1.2. Price (Giá) 60

4.1.3. Place (Kênh phân phối) 68

4.1.4. Promotion (Chiêu thị) 69

4.2. MÔ HÌNH 4C 71

4.3. MÔ HÌNH 7S 73

4.3.1. Cơ cấu tổ chức (Structure) 74

4.3.2. Hệ thống (System) 74

4.3.3. Chiến lược (Strategy) 75

4.3.4. Kỹ năng (Skills) 75

4.3.5. Đội ngũ nhân viên (Staff) 76

4.3.6. Văn hóa doanh nghiệp (Style) 77

4.3.7. Giá trị chung (Shared value) 77

5. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH NỘI BỘ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 79

5.1 NHÂN SỰ 79

5.2 TÀI CHÍNH 81

5.3 MARKETING 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

docx89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7288 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quản trị chiến lược - Phân tích nội bộ doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hút khách hàng của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, việc đưa ra được chính sách gia phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp cho Vinamilk có chiến lược kinh doanh hiệu quả. b.1 Các nhân tố ảnh hưởng Mục tiêu kinh doanh Mục tiêu chủ lực của Vinamlik hiện nay là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh. Khi đó giá bán sẽ được tính toán sao cho có thể tăng doanh thu và lợi nhuận tối đa. Để đạt được mục tiêu trở thành công ty sữa và thực phẩm có lợi cho sức khỏe với mức tăng trưởng nhanh và bền vững nhất thị trường Việt Nam với các dòng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh dài hạn, Vinamlik chấp nhân hạ giá bán tới mức có thể để đạt quy mô thị trường lớn nhất. Vinamilk tập trung làm ra những sản phẩm có chất lượng quốc tế, luôn hướng tới sự đáp ứng hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng, luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định. Trong trường hợp này, Vinamilk thường định giá cao, bên cạnh việc cố gắng tác động vào tâm lý người tiêu dùng trong mối quan hệ tương tác giữa giá cả và chất lượng. Uy tín và chất lượng sản phẩm Sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo, tạo được lòng tin cho phép Vinamilk định giá bán cao mà không gây những phản ứng từ người tiêu dùng. Nhu cầu, tâm lý tiêu dùng sản phẩm sữa Càng ngày con người càng quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe của mình, vì thế các sản phẩm sữa được ưa chuộng. (đặc biệt là sữa bột, sữa nước và sữa chua). Xu hướng chọn mua loại đắt nhất ( tâm lý gắn liền giữa giá bán và chất lượng) cũng góp phần làm tăng giá sữa. Giá của đối thủ cạnh tranh Tâm lý chung của người tiêu dùng thường so sánh giá của những công ty cùng loại sản phẩm để đưa ra quyết định mua sản phẩm Vì thế, Vinamilk tiến hành nghiên cứu chi phí, giá thành và giá bán, chất lượng sản phẩm của đối thủ. Ví dụ về nghiên cứu Dutch Lady – đối thủ cạnh tranh lớn cùa Vinamilk: Loại Sản Phẩm Giá (VNĐ) Sữa bột Dielac Pedia 400g 99.000 Dutch Lady 456 – 900g 118.000 Sữa nước Sữa tươi tiệt trùng không đường Vinamilk 4.000 Sữa chua uống vị trái cây Vinamilk 4.500 Sữa Dutch Lady 180ml - không đường 4.500 Sữa tươi Dutch Lady – CGHL 180ml – Sôcôla – có đường. 4.500 b.2 Các chiến lược giá trong thời gian qua Sự ổn định trong chính sách giá Bất chấp cuộc chạy đua lợi nhuận của các hãng sữa ngoại, Vinamilk vẫn duy trì giá bán ổn định từ giữa năm 2008 đến nay. Hiện giá bán của Vinamilk trên thị trường chỉ bằng khoảng 1/3 so với giá sữa ngoại. Với giá sữa hiện nay, Vinamilk chấp nhận giảm lãi hoặc bù đắp từ việc kinh doanh nhiều dòng sản phẩm khác nhau để chia sẻ gánh nặng chi tiêu với người tiêu dùng, chứ không lỗ. Chính sách giá đắt tiền hơn để có chất lượng tốt hơn Khi sản phẩm hiện tại có giá trị được định vị trong tâm trí người tiêu dùng cao thì việc định vị sản phẩm mới hoàn toàn thuận lợi. Một loạt nhẵn hiệu của Vinamilk được nâng cấp như: Dielac lên Dielac Alpha có sữa non colostrum của Vinamilk, Friso lên Friso Gold, Dumex thành Dumex Gold. Chính sách giữ nguyên giá nhưng chất lượng cao hơn Các sản phẩm có giá trị định vị thấp thì Vinamilk sử dụng hình thức định vị giá trị cao hơn nhưng giữ nguyên giá. Điển hình là việc định vị dòng sữa tiệt trùng và sữa chua. Chính sách giá thu mua của Vinamilk Chủ trương: Vùng nhiều đổng cỏ, không đô thị hóa, điều kiện chăn nuôi tốt nhưng vận chuyển xa thì giá thấp hơn. Đồng thời luôn điều chỉnh giá thu mua theo mùa vụ và tình hình giá sữa thế giới. Kết luận: Chính sách giá của Vinamilk khá hợp lý. Lợi thế cạnh tranh cách biệt so với những sản phẩm cùng loại chính là lợi thế tuyệt đối trong việc đáp ứng đa số nhu cầu tiêu dùng ở mọi nơi, mọi giới và mọi tầng lớp. Place - Phân Phối Mạng lưới phân phối của Vinamilk là một lợi thế cạnh tranh có thế mạnh hơn hẳn các đối thủ khác trên thị trường Việt Nam. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng. Chính sách đại lý Vinamilk có những ưu đãi đối với đại lý để họ trở thành người bạn thân thiêt, chung thủy với sản phẩm của mình. Trường hợp vi phạm hợp đồng, công ty kiên quyết cắt bỏ để làm gương cho các đại lý khác. Hệ thống đại lý phân thành 2 loại: - Nhóm các sản phẩm về sữa (sữa đặc, sữa bột…) : với nhóm này Vinamilk đặt ra điều kiện thiết yếu phải giữ cam kết không bán bất kỳ sản phẩm sữa nào khác. - Nhóm sản phẩm kem, sữa tươi, sữa chua: chủ trương mở rộng rãi và không hạn chế ngặt nghèo các điều kiện. Thường đối với đại lý, tùy thuộc vào vị trí, địa điểm bán hàng mà công ty quy định doanh số và thưởng cho đại lý theo quý, theo tháng. Quản lý và xây dựng hệ thống phân phối Hiện nay công ty có 2 kênh phân phối: ² Phân phối qua kênh truyền thống: (220 nhà phà phân phối độc lập tại 64 tỉnh thành và hơn 140.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc) thực hiện phân phối hơn 80% sản lượng của công ty. Vinamilk đã mở 14 phòng trưng bày sản phẩm tại các thành phố lớn. ² Phân phối qua kênh hiện đại: ( hệ thống siêu thị, Metro…) Vinamilk có lợi thế thông qua hệ thống các nhà máy sữa được đầu tư trải dài ở nhiều địa phương trong cả nước. Với một mạng lười phân phối đều khắp toàn quốc cũng như các kênh trực tiếp khác như: bệnh viện, siêu thị, trường học…Vinamilk có khả năng chuyển những bất lợi từ phía nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách hàng. d. Promotion -Cổ Động d.1 Quảng Cáo Hiểu được tầm quan trọng của Quảng cáo trong chiến lược xúc tiến của mình, Vinamilk luôn chú trọng, đề cao, sáng tạo không ngừng và đã đạt được những thành công không nhỏ trong việc nâng cao doanh thu bán hàng của mình. ò Về phần yêu cầu quảng cáo: Vinamilk đã đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe mà một thông điệp quảng cáo cần đạt được. Cụ thể là: - Là một cồng ty chuyên sản xuất các sản phẩm từ sữa, mà nguồn sữa chủ yếu từ bò nên hình ảnh những con bò được coi là đặc trưng, cốt lõi trong mỗi clip quảng cáo của Vinamilk. Nhưng không vì thế mà hình ảnh các chú bò lại đơn điệu, trùng lặp mà ngược lại, chúng luôn sôi động, ngộ nghĩnh, độc đáo và để lại ấn tượng khó quên trong lòng khán giả (nhất là trẻ em). Sản phẩm sữa có được từ kết quả lao động của người nông dân Việt Nam, chăm chỉ, hiền hòa và những chú bò tươi vui, khỏe mạnh. Hiện thân của sự sảng khoái, mạnh mẽ về thể chất, từ đó mang lại vui vẻ, hạnh phúc về mặt tinh thần, đó chính là một cuộc sống tươi đẹp đích thực. º Chiến dịch tiếp thị truyền thông đa phương tiện nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõ lợi ích “tươi, thuần khiết đến trực tiếp từ thiên nhiên”, thông qua: - Chiến lược nhân cách hóa hình ảnh những chú bò sữa khỏe mạnh, vui nhộn, năng động. Hình ảnh những cánh đồng cỏ xanh rì, bát ngát, đầy nắng…gắn liền với nó là những chú bò vui vẻ nhảy múa, hát ca, thể hiện sự gần gũi với thiên nhiên. Đây thực sự là một hình ảnh đầy cảm xúc có tác dụng gắn kết tình cảm của người tiêu dùng với thương hiệu Vinamilk. è Đầu tư cho xây dựng sự tin yêu của người tiêu dùng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự đầu tư to lớn và lâu dài về tiếp thị. Việc gia tăng được giá trị thương hiệu cho Vinamilk cũng như tăng doanh số, thị phần và lợi nhuận về ngắn cũng như dài hạn đã khẳng định: kết quả thu được vượt trội chi phí bỏ ra. Về phương tiện quảng cáo: với mục đích đưa sản phẩm của mình tới đại bộ phận người tiêu dùng, Vinamilk sử dụng mọi hình thức quảng cáo như: truyền hình, phát thanh, báo chí, quảng cáo ngoài trời… d.2 Quan hệ công chúng Vietbao.vn (29/01/2011). Thành công của Vinamlik: Giá trị của chiến lược đúng. Được lấy về từ: Tiếp nối truyền thống hoạt động vì lợi ích cộng đồng, Vinamilk đã và đang tich cực hoạt động trong các lĩnh vực xã hội, nhân văn vì cộng đồng. Năm 2008: dành hơn 17 tỷ đồng cho các hoạt động từ thiện. Trong đó có chương trình 6 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo. Dành 3,1 tỷ đồng cho quỹ “Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ” năm học 2007-2008, hỗ trợ tiền phẫu thuật hở môi, hàm ếch cho trẻ em dị tật… Không chỉ góp phần làm xoa dịu nỗi đau, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, Vinamilk còn tích cực mang tới cho cộng đồng niềm vui và những kiến thức xã hội có ích trong cuộc sống. Thông qua các chương trình truyền hình và một số hoạt động khác, Vinamilk đã trở nên gần gũi, thân thiết hơn không chỉ với các em thiếu nhi mà với mọi người dân Việt Nam. 2.5 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN – R&D 2.5.1 Định nghĩa và chức năng Nghiên cứu và phát triển là việc khám phá ra những hiểu biết mới về sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, sau đó áp dụng những hiểu biết đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng (hoặc của thị trường). Nghiên cứu phát triển có 4 chức năng chính Theo Thời báo Kinh tế Sài gòn – Phương Trinh. Cần hiểu đúng về chức năng R&D. Đăng tải trên vnbrand: : Nghiên cứu - phát triển sản phẩm (Product R&D) : nghiên cứu thuần túy về mặt sản phẩm để cho ra đời những sản phẩm có thiết kế, chất liệu, đặc tính, công dụng mới. Hoạt động Product R&D thường chú trọng đến công thức, thành phần cấu tạo, màu sắc, hương vị… của sản phẩm. Các công ty đang theo đuổi chiến lược phát triển sản phẩm cần phải đặc biệt tập trung vào chức năng này. Ví dụ: nghiên cứu nước mắm làm từ cá hồi, bột nêm làm từ rong biển… Nghiên cứu - phát triển bao bì (Packaging R&D) : nghiên cứu các loại bao bì mới. Ví dụ : một công ty trong ngành nước giải khát tung ra các sản phẩm trà xanh đóng chai, được chiết rót ở nhiệt độ cao, buộc phải có một loại chai nhựa làm bằng chất liệu chịu nhiệt mà không bị biến dạng, không độc hại. Bộ phận R&D của công ty phải nghiên cứu để chọn một loại chất liệu phù hợp với chi phí hợp lý nhất cho sản phẩm mới này. Nghiên cứu – phát triển công nghệ (Technology R&D) : nghiên cứu, tìm kiếm công nghệ sản xuất, chế biến tối ưu để cho ra đời sản phẩm ( cả cũ lẫn mới) với chất lượng và giá thành tối ưu. Ngoài ra còn bao gồm cả hoạt động “tình báo công nghệ”. Ví dụ: công nghệ lên men tự nhiên khác với công nghệ thủy phân bằng a-xít trong sản xuất nước tương, công nghệ sản xuất bia tươi khác với bia “luộc”, công nghệ pha chế hương liệu trong ngành thức uống… Nghiên cứu – phát triển quá trình (Process R&D) : nghiên cứu tìm kiếm các quá trình sản xuất, chế biến, lắp ráp, vận hành, phối hợp… tối ưu, mang tính ứng dụng cao, đem lại hiệu suất và hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp. Như vậy, có thể nói, hoạt động R&D đóng vai trò như một chìa khóa quyết định khả năng cạnh tranh thành công của doanh nghiệp. Sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp phải gắn chặt với hoạt động R&D. Và R&D đôi khi còn quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới đang toàn cầu hóa, hội nhập và cạnh tranh khốc liệt. Hoạt động R&D giúp cho doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm mới, mang đầy yếu tố “ sáng tạo và công nghệ”, cải tiến qui trình sản xuất, hoặc sản phẩm hiện có, đáp ứng nhu cầu luôn đổi mới của khách hàng. Từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp giữ vững khách hàng, tăng doanh số, lợi nhuận cũng như mở rộng hơn nữa qui mô doanh nghiệp. Ví dụ: Hoa kỳ và Nhật Bản đã đầu tư cho hoạt động R&D lên tới 3% GDP, Đức và Pháp từ 2-3% GDP, Hàn quốc 5% GDP, Singapore 1.1% GDP. Đây đều là những nước phát triển nhanh, mạnh trên thế giới, sản phẩm tạo ra mang hàm lượng công nghệ cao. “Ở Việt Nam, hầu hết các máy rút tiền ATM đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Hiện nay trong nước, chỉ có Ngân hàng TMCP Đông Á, nhờ tự nghiên cứu, đầu tư cải tiến một số chức năng của máy ATM mà máy ATM của Đông Á có khả năng vừa nhận tiền vừa nhả tiền. Đây làm máy ATM trong nước duy nhất có tính năng ưu việt này. Chính sự nghiên cứu đầu tư cải tiến máy ATM đã giúp cho ngân hàng TMCP Đông Á giành được một lượng khách sử dụng dịch vụ của mình tương đối lớn” Theo Diễn đàn Doanh nghiệp (29/05/2009). Ngân hàng Đông Á giới thiệu công nghệ ATM H38N. Đăng tải trên VNTRADES: . Khi bắt đầu ra thị trường, sản phẩm đèn com-pắc Ðiện Quang phải cạnh tranh mạnh mẽ với đèn com-pắc mang thương hiệu Philips. Ðây là thương hiệu quốc tế nổi tiếng và đã được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng nên là thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Song, qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thị trường trong nước, công ty phát hiện, một trong những đặc thù ở Việt Nam là điện áp hay thay đổi đột ngột, là nguyên nhân khiến các loại bóng đèn ngoại nhập khi sử dụng ở Việt Nam hay bị cháy. Vì vậy, bộ phận R&D của công ty với 11 kỹ sư có trình độ cao học trở lên đã tập trung nghiên cứu chế tạo để đèn com-pắc Ðiện Quang có thể khắc phục được nhược điểm này, đáp ứng tốt nhất người tiêu dùng trong nước, với chất lượng tương đương với đèn ngoại nhập nhưng giá cả lại cạnh tranh hơn và đặc biệt tuổi thọ cao hơn. Nhờ hoạt động R&D gắn chặt nhu cầu thị trường, không chỉ đèn com-pắc mà các sản phẩm khác của Ðiện Quang có thể cạnh tranh thành công với sản phẩm cùng loại và đang dần chiếm lĩnh thị trường trong nước. Hiện doanh nghiệp này có ba phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn Vilas, hằng năm đầu tư ít nhất từ 3% đến 5% doanh thu cho hoạt động R&D. Bình quân một năm, “Ðiện Quang đưa ra thị trường mười sản phẩm mới và đến nay, đã có 20 nhóm hàng với 200 loại sản phẩm khác nhau” Theo ND (27/08/2010). Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển sản phẩm ở doanh nghiệp. Đăng tải trên báo Hòa Bình: . Nói về ngành công nghệ phần mềm (CNPM) của Việt Nam, 5 năm qua ngành đã có bước phát triển ngoạn mục về quy mô và thị trường. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của ngành thường xuyên cao gấp 3-4 lần tỷ lệ tăng trưởng GDP chung của cả nước, năng suất và giá trị sản lượng lao động trong ngành cũng cao hơn các ngành kinh tế khác từ 3-10 lần. Tuy có sự phát triển đáng kể như vậy, nhưng để có thể vươn lên tầm thế giới, đưa VN trở thành một nước mạnh về CNPM thì còn rất nhiều thử thách. Một trong đó chính là sự yếu kém trầm trọng về hoạt động R&D cho ngành. Ông Herry Nguyễn Hữu Thái Hòa _ giám đốc Chất lượng của Tập đoàn Schneider Electric Châu Á Thái Bình Dương - nhận định “giá trị R&D của Việt Nam đang ở mức nguy hiểm nhất, chúng ta không có những Viện R&D và không biết làm R&D như thế nào vì bản chất từ trước tới nay chúng ta chưa bao giờ làm R&D ”. Do đó, từ bao nhiêu năm nay, ngành CNPM của Việt Nam vẫn chỉ đi làm thuê, lắp ráp, gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài mà chưa thể bức phá tự tạo ra một sản phẩm mang giá trị Việt Nam Theo VNMedia (15/11/2010). Thiếu R&D, PM Việt Nam sẽ mãi làm thuê. Đăng tải trên CIMSI News: . Một số vấn đề cần lưu ý khi đánh giá hoạt động R&D của doanh nghiệp Doanh nghiệp có bộ phận R&D không? Hiện nay, hầu hết các Doanh nghiệp đều bộ phận nghiên cứu và phát triển. Ví dụ : “Tập đoàn Samsung Electronics có tổng cộng 42 viện nghiên cứu trên toàn thế giới, ngày đêm không ngừng nghỉ nghiên cứu, sáng tạo, có khả năng tạo ra những sản phẩm dẫn đầu thị trường, mang lại những giá trị mới cho người tiêu dung” Bài viết The R&D workforce and organization. Đăng tải trên website Samsung: . Tổ chức R&D toàn công ty : Phương tiện kỹ thuật số Mạng viễn thông Dụng cụ bán dẫn LCDs Đồ gia dụng kỹ thuật số Các phòng thí nghiệm GBM Phát triển sản phẩm Các phòng thí nghiệm phân khu R&D cho các công nghệ cốt lõi được áp dụng cho các sản phẩm cách tân Nhóm R&D tiên tiến CTO Tìm kiếm các công nghệ nền tảng tương lai và thiết lập các ngành kinh doanh mới Công ty cổ phẩn SUNHOME (chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gia dụng dùng gas cao cấp) đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển sản phầm mới, thỏa mãn nhu cầu người tiêu dung hiện nay nên SUNHOME đã thành lập một bộ phần thiết kế và phát triển (R&D) bao gồm một số kỹ sư cao cấp được đào tạo tạo Nhật Bản và Hàn Quốc. “Bộ phần này có chức năng lập kế hoạch, xúc tiến kế hoạch, nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm mới dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống máy tính tiên tiến, phục vụ thiết kế hàng gia dụng” Bài viết The R&D workforce and organization. Đăng tải trên website Samsung: . Tuy nhiên hiện nay có một thực trạng là sự gia tăng nhanh chóng các hình thức liên doanh, liên kết, sát nhập… đã làm cho các bộ phận nghiên cứu bị cắt giảm hoặc bị loại bỏ do tình trạng “dư thừa”. Ví dụ, khi tập đoàn General Electric tiếp nhận RCA, công ty đã bán phòng thí nghiệm nghiên cứu của RCA cho SRI International. Chi phí sử dụng cho R&D Quy mô vốn đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển khác nhau giữa các công ty và giữa các ngành, nhưng tổng chi phí thường không vượt quá chi phí sản xuất và marketing ban đầu. Trung bình, phần lớn các công ty chỉ chi một tỷ lệ nhỏ trong thu nhập của mình ( 5 %) cho hoạt động R&D. Thông thường, có “4 phương pháp để xác định chi phí R&D” Fred R.David. Khái luận về Quản trị Chiến lược. NXB Thống Kê. : Đầu tư cho càng nhiều dự án càng tốt. Tính theo phần trăm doanh số bán hàng Chi tiêu ngang mức mà đối thủ cạnh tranh chi cho R&D. Xác định xem các sản phẩm mới thành công như thế nào và sau đó tính ngược trở lại để dự tính nhu cầu đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Các Doanh nghiệp cần chú trọng vấn đề chí phí làm sao cho sử dụng hiệu quả nhất, giá trị thu nhận được xứng đáng với mức chi phí bỏ ra. Hình thức hoạt động R&D Nghiên cứu và phát triển có hai hoạt động cơ bản: Nghiên cứu và phát triển bên trong: nghĩa là tổ chức tự thực hiện, tổ chức hoạt động nghiên cứu và phát triển. Và/ hoặc : Nghiên cứu và phát triển theo hợp đồng : công ty thuê các nhà nghiên cứu hoặc các tổ chức độc lập để phát triển những sản phẩm riêng biệt. Để hoạt động nghiên cứu và phát triển được hỗ trợ từ bên ngoài người ta thường sử dụng phương pháp liên doanh với một công ty khác. Nhiều công ty thường boăn khoăn không biết nên sử dụng loại hình nào. Sau đây là một số đặc điểm của công ty để lựa chọn hình thức hoạt động R&D cho phù hợp Fred R.David. Khái luận về Quản trị Chiến lược. NXB Thống Kê. : Nếu mức tiến bộ kỹ thuật thấp, mức tăng trưởng thị trường trung bình, và có những rào cản to lớn đối với những người mới tham gia vào thì hoạt dộng R&D bên trong công ty sẽ là giải pháp tốt hơn. Bởi vì nếu hoạt động R&D thành công thì sẽ mang lại cho công ty sự độc quyền tạm thời về sản phẩm, qui trình mới, giúp công ty vươn lên tìm chỗ đứng trên thị trường. Nếu kỹ thuật thay đổi nhanh chóng và thị trường tăng trưởng chậm chạp thì việc tập trung vào hoạt động R&D có thể có rất nhiều rủi ro vì có thể dẫn đến một công nghệ lỗi thời hay không có thị trường. Nếu kỹ thuật thay đổi chậm chạp nhưng thị trường lại phát triển nhanh thì thường sẽ không có đủ thời gian phát triển hoạt động R&D. do đó, cần sử dụng các chuyên gia về loại công nghệ đôc quyền hay phi độc quyền từ công ty khác. Nếu cả kỹ thuật và thị trường đều phát triển nhanh chóng thì nên hợp tác nghiên cứu phát triển cùng một công ty có tên tuổi lớn. Nhiều công ty sử dụng cả hai phương pháp để phát triển sản phẩm mới. Ví dụ: Ngày 1/3 tại Thụy Sĩ, Vinamilk đã ký hợp tác quốc tế về nghiên cứu và ứng dụng khoa học dinh dưỡng để phát triển sản phẩm dinh duỡng đặc thù cho trẻ em Việt Nam với 3 đối tác hàng đầu Châu Âu: Tập đoàn DSM - Thuỵ Sĩ; Công ty Lonza và Tập đoàn Chr. Hansen - Đan Mạch. “Chương trình hợp tác  sẽ giúp Vinamilk ứng dụng những thành tựu khoa học dinh dưỡng tiên tiến nhất để phát triển sản phẩm sữa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của trẻ em Việt Nam” Minh Hồng. Vinamilk hợp tác với các tập đoàn thực phẩm quốc tế. Đăng tải trên VCCI (03/03/2011): . Lực lượng nhân sự và trang thiết bị Lực lượng nhân sự yêu cầu có trình độ chuyên môn cao, có chất xám và khả năng sáng tạo. đối với các công ty đa quốc gia, có nhiều chi nhánh và viện nghiên cứu trên thế giới, thì thông thường lực lượng nhân sự R&D chính là người bản địa. Trang thiết bị đầy đủ, tiện nghi, phù hợp với mục đích nghiên cứu, và phải luôn đổi mới để phục vụ tốt hơn. HỆ THỐNG THÔNG TIN Chức năng của hệ thống thông tin: liên kết các lĩnh vực hoạt động và các bộ phận trong doanh nghiệp, đồng thời cung cấp cơ sở cho tất cả các quyết định quản trị. Nó là nền tảng của tất cả các tổ chức, biểu hiện những bất lợi hay lợi thế cạnh tranh chủ yếu. Mục đích của hệ thống thông tin: cải tiến các hoạt động của một công ty thông qua nâng cao chất lượng của các quyết định quản trị. Một hệ thống thông tin tốt thường sẽ trả lời được những câu hỏi về chiến lược và tổ chức quan trọng; qua đó các cấp quản trị sẽ đưa ra được những quyết định hợp lý và hiệu quả. Quy trình xử lý thông tin Hệ thống thông tin tiếp nhận các dữ liệu thô từ môi trường bên ngoài và bên trong của tổ chức. Thông tin nội tại tổ chức thường được lấy từ các báo cáo, sổ sách của tổ chức. Thông tin bên ngoài có thể lấy từ đối tác, đối thủ cạnh tranh, tổ chức có liên quan, các nhà cung cấp, chính phủ, v.v... Các dữ liệu thu thập có thể thuộc các mảng về: marketing, tài chính, sản xuất, các vấn đề cá nhân nội bộ công ty, các yếu tố xã hội, văn hóa, dân số, địa lý, kinh tế, chính trị, chính phủ, luật pháp, công nghệ và cạnh tranh ở bên ngoài. Các dữ liệu này được lưu thông một cách logic, dữ liệu đầu vào khi đưa vào hệ thống được biến đổi thành dữ liệu đầu ra. Dữ liệu đầu ra có thể là băng in của máy vi tính, các bảng báo cáo viết tay, bảng biểu, sơ đồ, đồ thị, séc, đơn đặt hàng, các hóa đơn, phiếu kho, bảng lương và các loại chứng từ khác. Dữ liệu chỉ trở thành thông tin khi nó đã được đánh giá, chọn lọc, rút gọn, phân tích, tổ chức cho phù hợp với mục tiêu, vấn đề, chủ thể và thời điểm riêng biệt. Một hệ thống thông tin hiệu quả sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu, các mô hình phân tích, phần cứng, phần mềm của máy điện toán. Qua đó, giúp nâng cao những hiểu biết về các chức năng kinh doanh, cải tiến việc thông tin liên lạc, cung cấp thông tin nhiều hơn cho việc ra quyết định, phân tích những khó khăn và giúp nâng cao sự kiểm soát. Vai trò: một công ty có thể có những khả năng đặc biệt trong một hoặc một số lĩnh vực với một hệ thống thông tin hiệu quả. Đây là nguồn chiến lược quan trọng, theo dõi các thay đổi của môi trường, nhận ra những mối đe dọa trong cạnh tranh và hỗ trợ cho việc thực hiện, đánh giá và kiểm soát chiến lược. Một công ty có hệ thống thông tin yếu kém sẽ ở vào vị trí bất lợi trong hoạt động cạnh tranh. Công ty Mitsui, một công ty thương mại lớn của Nhật Bản có phương châm “ Thông tin là huyết mạch của công ty”. Họ đã lắp đặt một mạng lưới vệ tinh kết nối 200 văn phòng trên khắp thế giới. Các bước cần thiết khi hình thành một hệ thống thông tin của Porter và Miller Đánh giá cường độ thông tin. Đầu tiên phải đánh giá mức độ thông tin hiện tại và tiềm năng của các quy trình và sản phẩm của công ty. Một qui trình sản xuất cần nhiều thông tin và trải qua nhiều giai đoạn lắp ráp phức tạp. Chẳng hạn, qui trình lắp ráp một chiếc xe hơi đòi hỏi phải tập trung gần 7.500 bộ phận khác nhau thì phạm vi kỹ thuật của hệ thống thông tin sẽ rộng hơn nhiều so với một quy trình lắp ráp 20 bộ phận. Một sản phẩm cần nhiều thông tin là sản phẩm mang nhiều nội dung thông tin. Sản phẩm của công ty dịch vụ dành cho các nhà phân tích Dun & Bradstrul là ví dụ điển hình cho loại sản phẩm này. Xác định kỹ thuật của hệ thống thông tin hình thành lợi thế cạnh tranh như thế nào. Các nhà quản trị cần phải đánh giá ảnh hưởng của kỹ thuật thông tin đối với chuỗi giá cả và sự cạnh tranh trong ngành. Ảnh hưởng này càng mạnh thì càng có nhiều khả năng thay đổi tình hình cạnh tranh trong ngành. Nhiều công ty đã thành công trong việc thay đổi cơ sở cạnh tranh bằng cách đầu tư vào kỹ thuật của hệ thống thông tin để hình thành khả năng riêng biệt của hệ thống này. VD: Citibanks đã giới thiệu máy nói tự động vào đầu thập niên 70, American airlines giới thiệu hệ thống đặt vé máy bay bằng máy vi tính vào những năm 60. Phát triển kế hoạch để tận dụng lợi thế về kỹ thuật hệ thống thông tin. Kế hoạch này nên phân loại các loại đầu tư chiến lược cho các hoạt động phát triển sản phẩm mới để tạo ra khả năng riêng biệt. Đặc biệt lưu ý, chức năng của hệ thống thông tin cần được phối hợp chặt chẽ với các chức năng khác để có thể khai thác lợi thế cạnh tranh về thông tin một cách triệt để. Các vấn đề cần xem xét về hệ thống thông tin trong doanh nhiệp Các nhà quản trị trong công ty có sử dụng hệ thống thông tin để ra quyết định hay không ? Công ty có trưởng ban thông tin hay giám đốc hệ thống thông tin hay không? Các dữ liệu trong hệ thống thông tin có được cập nhật thường xuyên hay không? Các nhà quản trị từ tất cả các bộ phận chức năng của công ty có đóng góp đầu vào cho hệ thống thông tin hay không ? Công ty có mật khẩu hữu hiệu để vào hệ thống thông tin hay không ? Các chiến lược gia của công ty có quen thuộc với hệ thống thông tin của các đối thủ cạnh tranh hay không? Hệ thống thông tin có dễ sử dụng hay không ? Những người sử dụng hệ thống thông tin có hiểu được lợi thế cạnh tranh mà thông tin có thể mang lại cho công ty hay không ? Có những chương trình huấn luyện về máy điện toán hay không ? Hệ thống thông tin có được cải tiến liên tục về nội dung và tính dễ sử dụng hay không ? 2.6.4 Hệ thống thông tin quản lý Là một nhánh chức năng trong hệ thống thông tin. Đây là hệ thống cung cấp thông tin cho công tác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích nội bộ doanh nghiệp.docx
Tài liệu liên quan