Phân vùng môi trường được xem là một công cụ chính trong quy hoạch quản lý chất lượng môi trường huyện Bến Lức. Việc phân chia ra các nhóm quản lý môi trường gắn với ranh giới quản lý hành chính xã sẽ giúp các nhà quản lý môi trường hợp tác, tận dụng năng lực của hệ thống quản lý hành chính và thống nhất được nhiệm vụ quản lý môi trường với các ngành khác nhau.
Các tiêu chí phân vùng:
− Đặc điểm địa hình, địa chất
− Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010
− Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
− Hiện trạng môi trường và công tác quản lý
− Ranh giới hành chính xã
Dựa vào các tiêu chí trên, huyện Bến Lức được chia thành 2 vùng: Nam Bến Lức và Bắc Bến Lức.
Theo quy hoạch phát triển kinh tế vùng phía nam Bến Lức sẽ phát triển mạnh công nghiệp, thương mại - dịch vụ; dân cư tập trung, vùng phía bắc Bến Lức tập chung phát triển nông nghiệp. phân vùng quy hoạch môi trường Bến Lức theo phân vùng quy hoạch hoạch phát triển kinh tế.
109 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5125 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Bến Lức đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định.
Yêu cầu các đơn vị khi chuyển đổi quy mô sản xuất kinh doanh, ngành nghề, chuyển đổi tư cách pháp nhân phải thực hiện lập hồ sơ môi trường cho dự án đang hoạt động.
Buộc các đơn vị trong quá trình sản xuất kinh doanh phải xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải theo hồ sơ mà đơn vị đã đăng ký được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tất cả các yêu cầu trên của Thanh tra buộc các đơn vị phải thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
3.3.3. Tình hình thực hiện công tác giám sát môi trường ở các cơ sở sản xuất
Trong quá trình hoạt động của các cơ sở công nghiệp, theo định kỳ các cơ sở này phải thực hiện công tác quan trắc môi trường theo định kỳ, trong quá trình đo đạt dưới sự giám sát của:
Phòng quản lý môi trường.
Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Cán bộ quản lý Môi trường cấp xã.
Các thành phần tham dự nhằm trong quá trình hoạt động để theo dõi, kiểm tra giám sát của địa phương.
Bảng 3.4 : Danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh
STT
Tên cơ sở công nghiệp
Địa chỉ
Loại hình sản xuất
1.
Công ty Rehangs Việt Nam Stainless
Xã Nhựt Chánh
Các dụng cụ nhà bếp bằng Inox
2.
Công ty cổ phần Long Hiệp
Xã Long Hiệp
Thuốc trừ sâu các loại
3.
Công ty TNHH Chí Hiếu
Xã An Thạnh
Tole tráng kẽm
4.
Công ty đồ hộp Việt Cường
Xã Nhựt Chánh
Cá đóng hộp
5.
Công ty giày ChingLuh Việt Nam
KCN Thuận Đạo
Giày thể thao các loại
6.
Công ty TNHH SX TM Đông Dương
Thị trấn Bến Lức
Dầu nhờn các loại
7.
Công ty TNHH Thắng Lợi
Thị trấn Bến Lức
Gạch ceramiac
8.
Công ty bao bì XK TM Vạn Thành
Xã Long Hiệp
Bao bì các loại
9.
DNTN SX TM Tiến Thành
Thia trần Bến Lức
Các linh kiện điện
10.
Công ty Lê Long Việt Nam
Thị trấn Bến Lức
Bình ắc qui
11.
Công ty TNHH Việt Hưng
Xã Thạnh Đức
Nhang trừ muỗi
12.
DNTN đúc gang Ba Lê
Xã Long Hiệp
3.3.4. Tình hình thực hiện Quyết định 64 của chính phủ tại các cơ sở công nghiệp
Thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 22 tháng 4 năm 2003 về việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Huyện Bến Lức có hai cơ sở công nghiệp nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải di dời (xem bảng 2.4)
Bảng 3.5 : Danh sách các doanh nghiệp thực hiện Quyết định 64 trên địa bàn huyện
STT
Tên Cơ sở
Loại hình sản xuất
Địa chỉ
1.
Công ty LêLong Việt Nam
Sản xuất bình ắc quy
Thị trấn Bến Lức
2.
Xí nghiệp nhuộm Long An
Dệt vải các loại
Xã Nhựt Chánh
Xí nghiệp nhuộm Long An: là một xí nghiệp nhà nước, ra đời từ những năm tám mươi, do đó công nghệ lạc hậu, hệ thống xử lý nước thải xuống cấp, không có khả năng xử lý, nước thải từ quá trình nhuộm được thải thẳng ra sông Vàm Cỏ Đông, không qua hệ thống xử lý. Năm 2003, được sự hỗ trợ của Dự án VCEP, Xí nghiệp tiến hành thực hiện sản xuất sạch hơn tại nhà máy, nhưng đến năm 2004 xí nghiệp đã giải thể cho ná nay.
Công ty ắc quy Lê Long Việt Nam: là một công ty nước ngoài, chuyên sản xuất bình ắc quy, nằm trong khu vực thị trấn Bến Lức, khu vực dân cư tập trung. Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải, tuy nhiên xử lý không triệt để nên còn ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh. Hiện nay, Công ty đang tiến hành cải thiện hệ thống xử lý nước thải, khí thải và quan trắc môi trường theo định kỳ, qua các lần quan trắc, chất lượng nước thải, khí thải của Công ty đều đạt tiêu chuẩn Việt Nam quy định, hiện nay Công ty cũng đang làm thủ tục hồ sơ để xin rút khỏi quyết định 64.
3.4. NĂNG LỰC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở HUYỆN BẾN LỨC
3.4.1. Nhân sự đang làm công tác quản lý môi trường của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bến Lức và các xã.
Bến Lức là một trong những huyện thu hút công nghiệp trong tương lai, nhưng hiện nay lực lượng làm công tác quản lý môi trường cấp huyện, xã còn quá mỏng, trình độ chuyên môn chưa được đào tạo nhiều, kiến thức kỹ năng về quản lý môi trường còn quá ít ỏi.
Hình 3.11Nhân sự phòng TNMT huyện Bến Lức
Bảng 3.5: Các nhân sự đang làm công tác quản lý môi trường ở cấp huyện và xã.
STT
Họ tên
Đơn vị
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
1.
Lê Văn Nam
Phòng TNMT huyện Bến Lức
2.
Nguyễn Thị Hạnh
Phòng TNMT huyện Bến Lức
Cán bộ phụ trách môi trường cấp xã
1.
Huỳnh Công Trạng
Xã An Thạnh
2.
Huỳnh Văn Tài
Xã Bình Đức
3.
Đặng Hoàng Phúc
Xã Long Hiệp
4.
Huỳnh Văn Trinh
Xã Lương Hoà
5.
Nguyễn Văn Sáu
Xã Lương Bình
6.
Huỳnh Tấn Long
Xã Thạnh Đức
7.
Trần Thị Ngọc Châu
Xã Thạnh Hoà
8.
Nguyễn Hoàng Minh
Xã Thạnh Lợi
9.
Văn Thị Kim Tho
Xã Tân Hoà
10.
Ngô Minh Cang
Xã Tân Bửu
11.
Đặng Trung Hiếu
Xã Phước Lợi
12.
Trần Hoàng Minh
Xã Thanh Phú
13.
Nguyễn Minh Duy
Xã Nhựt Chánh
14.
Huỳnh Thanh Phong
Xã Mỹ Yên
15.
Nguyễn Châu Phi
Thị trấn Bến Lức
3.4.2. Các trang thiết bị hiện có phục vụ cho công tác quản lý.
Hình 3.12Các trang thiết bị đo môi trường của phòng TNMT huyện bến Lức
Trước kia, được sự hỗ trợ của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là sở Khoa học và Công nghệ) cung cấp các trang thiết bị đo nhanh hiện trường cho phòng Kinh tế Kế hoạch để đo nhanh các thông số ô nhiễm nước tại các cơ sở sản xuất, bao gồm các trang thiết bị sau:
Máy đo ồn
Máy TOA đo nhanh 6 chỉ tiêu nước
Đến năm 2005, sau khi thành lập phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, các trang thiết bị được chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, nhưng đến nay các cán bộ của Phòng chưa được tập huấn hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị này.
3.4.3. Kỹ năng quan trắc và lấy mẫu của các cán bộ quản lý
Hiện nay, các nhân viên của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và các cán bộ phụ trách môi trường cấp xã chưa được đào tạo, tập huấn kỹ năng quan trắc lấy mẫu hiện trường. Được sự hỗ trợ của dự án VCEP, các nhân viên này chỉ được tham dự khoá tập huấn “nhập môn quản lý môi trường” do Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức, thông qua khoá tập huấn, các cán bộ phụ trách môi trường của huyện chỉ nắm được các khái niệm cơ bản về quản lý môi trường, được giới thiệu một số phương pháp lấy mẫu đơn giản và nhận diện môi trường bị ô nhiễm.
3.5. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT VÀ VIỆC ĐẦU TƯ CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI
3.5.1. Tình hình xử lý nước thải
Nước thải sinh hoạt tại các cơ sở chỉ được xử lý qua bể tự hoại, nồng độ các chất ô nhiễm sau khi qua bể tự hoại chỉ giảm được một phần, phần còn laị được thoát ra sông sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực.
Phần lớn nước thải sản xuất được lắng tự nhiên rồi thoát ra sông. Chỉ có một số cơ sở sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài (Công ty TNHH Giày ChingLuh VN, Công ty đồ hộp Việt Cường, Công ty TNHH Quốc tế Nagarjuna) có hệ thống thiết bị xử lý nước thải sản xuất đạt yêu cầu. Do đó lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất nếu không được xử lý và có biện pháp quản lý chặt chẽ các nguồn thải này thì sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện trạng xử lý nước thải của một số ngành nghề qua kết quả khảo sát điều tra như sau:
1. Sản xuất Nhựa
Có 08 cơ sở cung cấp số liệu, hầu hết nước thải của các cơ sở này là nước thải sinh hoạt được thu vào bể tự hoại rồi thải ra sông. Tổng lượng thải của các cơ sở này khoảng 95 m3/ngày.đêm. Trong 08 cơ sở khảo sát có 03 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải, nước sau khi xử lý đạt quy chuẩn loại B, QCVN 24/2008/BTNMT. Công nghệ áp dụng để xử lý nước thải ngành nhựa là cơ học, hóa lý kết hợp xử lý sinh học.
2. Chế biến lương thực thực phẩm
Thành phần nước thải của các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm chủ yếu là chất hữu cơ. Nên nước thải của các cơ sở này chủ yếu được xử lý bằng biện pháp sinh học. Trong số 07 cơ sở khảo sát, có 02 cơ sở có hệ thống xử lý hoàn chỉnh. Lượng nước thải trung bình của mỗi cơ sở dao động từ 70 - 400 m3/ngày (chế biến thuỷ hải sản, đồ hộp). Các chỉ tiêu COD, BOD5, SS sau xử lý : COD 82 – 165 mg/l, BOD5 12 – 35.25 mg/g, SS 40 – 65.5 mg/l, nước sau xử lý thải ra sông Vàm Cỏ Đông. Các cơ sở còn lại chỉ sử dụng bể tự hoại trước khi thải ra kênh nội đồng đổ ra sông.
3. Mía đường
Khảo sát tại Công ty Nagarjuna, lượng nước thải 350 m3/ngày.đêm. Hệ thống xử lý nước thải với chi phí 177 đ/m3 (557.500 đ/1 quý). Nước sau xử lý đạt COD 44mg/l; BOD5 2,3 ; SS 19; pH 8,7 ; DO 6,2 , đạt tiêu chuẩn loại A, QCVN 24/2008/BTNMT trước khi thải ra kênh Xáng Lớn.
4. Chế biến thức ăn gia súc
Qua khảo sát 04 cơ sở sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm. Tuỳ theo qui mô sản xuất của từng cơ sở mà lượng nước thải trung bình có thể từ 10 – 20 m3/ngày hoặc 300 m3/ngày (Công ty TNHH Đa Năng). Các cơ sở này xử lý nước thải chủ yếu bằng cách sử dụng bể tự hoại trước khi thải ra sông Vàm Cỏ Đông. Riêng Công ty TNHH Green Feed VN, nước thải được lắng 1 tuần sau đó được tái sử dụng, nên lượng thải chỉ khoảng 2m3/ngày.
5. Sản xuất gạch ceramic.
Nước thải các cơ sở sản xuất gạch chủ yếu là nước thải sinh hoạt, qua khảo sát 02 cơ sở thì nước thải được đưa qua bể lắng hoặc tái sử dụng lại một phần trước khi thải ra sông Vàm Cỏ Đông.
6. Hoá chất
Qua khảo sát 04 cơ sở (Hoá chất ngành dệt nhuộm, Gia công thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất thuốc diệt côn trùng, sản xuất ắc quy acid chì) thì hầu hết các cơ sở đều có hệ thống xử lý nước thải, các thông số sau khi xử lý nằm trên giới hạn cho phép của QCVN 24/2008/BTNMT, COD: 8 – 58 mg/l; BOD: 4 – 26mg/l; SS: 0 – 21 mg/l, Ntổng 2 – 2,8mg/l; Ptổng 0,01 – 3,8mg/l. Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý là sông Vàm Cỏ Đông.
7. Sắt thép, gang
Nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt, được đưa vào bể tự hoại, qua các hố ga và thải ra sông. Riêng nước thải của DNTN Inox Thành Phát do có quá trình xi mạ, nước thải có COD: 458; BOD5: 64; SS: 84.7; Ntổng: 4; Ptổng: 39; Cu: 5.41; tổng Coliform: 460.10-3 NNP/100ml; pH = 5.38 , thuê Cty TNHH Tân Đức Thảo xử lý với chi phí 300.000 đ/m3.
8. Xăng dầu
Khảo sát 02 cơ sở, lượng nước thải từ 2 cơ sở này không lớn, nước thải được xử lý bằng cách lắng, lọc sau đó thải ra ngoài, chi phí xử lý của cơ sở sản xuất dầu nhờn bôi trơn là 5.000 đ/m3, nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 24/2008/BTNMT, loại A.
9. Giấy
Điều tra 02 cơ sở sản xuất bao bì, thùng carton, với nguyên liệu là các loại giấy tấm, giấy cuộn,….Nước thải chủ yếu là nước rửa khuôn in, có các thông số: COD=88.5; BOD5=25; SS=81.35; Ntổng=3.5. Nên công nghệ xử lý áp dụng là hóa lý. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép QCVN 24/2008/BTNMT.
10. Thương mại dịch vụ
Chủ yếu là nước thải sinh hoạt thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận, một số cơ sở cho qua bể lắng, lọc, tự hoại trước khi thải ra ngoài
11. Giày
Khảo sát 02 cơ sở, nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt, các thông số đo được của nước thải sau xử lý của Công ty ChingLuh Việt Nam nằm trong giới hạn cho phép loaị B, QCVN 24/2008/BTNMT. Công ty CRECIMENTO INDUSTRIAL các chỉ tiêu COD, BOD nằm trong giới han cho phép của QCVN 24/2008/BTNMT, loại C; SS, Ntổng đạt loại B.
12. Cơ khí
Chủ yếu là nước thải sinh hoạt, lượng nước thải sản xuất không đáng kể, riêng Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ vận tải Long Giang-sản xuất cơ khí và sơn tĩnh điện xử lý nước bằng cách cho Soda vào hầm chứa với chi phí 50.000 đ/m3.
13.Thuốc lá
Khảo sát tại nhà máy Thuốc lá Long An, với số lượng công nhân viên chức 208 người, lưu lượng nước thải 3m3/ngày.đêm, chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Trong quá trình sản xuất không sử dụng nước. Công ty đầu tư đầu tư hệ thống xử lý nước thải với chi phí 12.000.000 đ/năm, nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 24/2008/BTNMT, loại B. Nước sau xử lý thải ra cống, ra sông.
14. Các ngành khác (SX đồ điện gia dụng, điêu khắc đá mỹ nghệ,. SX giấy nhôm, giấy chống thấm, Kỹ nghệ sắt-chế biến gỗ-xây dựng dân dụng,…): Nước thải được thải ra kênh nội đồng hoặc tự thấm.
3.5.2. Khí thải
Khí thải từ các ống khói và từ các nguồn khác xuất phát từ các nhà máy, các cơ sở sản xuất là những nguồn thải cố định.Về lý thuyết những nguồn thải cố định như vậy rất dễ kiểm soát bằng các biện pháp công nghệ sau khi xác định được các thông số ô nhiễm và tính toán tải lượng ô nhiễm.
Cho đến nay, việc giám sát chất lượng không khí trong các khu vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp mới được thực hiện ở những công đọan đo đạc thông số ô nhiễm trong ống khói, trong khu vực sản xuất và chất lượng không khí xung quanh khu vực dân cư bao quanh cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, việc đo đạc này chưa mang tính chất định kỳ ở những cơ sở đang hoạt động, thường chỉ được thực hiện đơn lẻ cho từng nghiên cứu đánh giá tác động môi trường hoặc trong những đợt kiểm tra kiểm soát ô nhiễm, thanh tra môi trường. Hiện nay cũng chưa có thống kê về lượng nhiên liệu tiêu thụ hằng năm trên địa bàn huyện.Trong tương lai, nền công nghiệp của huyện phát triển mạnh với nhiều khu công nghiệp ra đời thì mức độ tiêu thụ nhiên liệu sẽ ngày càng tăng và lượng khí thải thải ra môi trường sẽ ngày càng lớn.
Nguồn khí thải chủ yếu tại các cơ sở chủ yếu là do đốt nhiên liệu (dầu FO, DO…) cho lò hơi, lò sấy, lò nung, lò đúc, nấu kim loại, chạy máy phát điện (dự phòng)… Khí thải đốt các loại nhiên liệu nêu trên chứa các chất ô nhiễm như bụi, SO2, NOx, CO, các chất hữu cơ bay hơi (VOC).
Các chất khí ô nhiễm chỉ thị chính trong quá trình sản xuất của các cơ sở được khảo sát là bụi, SO2, NO2, CO, NH3, H2S, các chất hữu cơ bay hơi (dung môi sơn, mực in, …), hơi axit , chì.
Một số cơ sở đã xây dựng hệ thống chụp hút, quạt hút khí ô nhiễm và phát tán bên ngoài qua ống thải khí. Các cơ sở chỉ lắp đặt quạt thổi gió nhằm mục đích phân tán, pha loãng thật nhanh các khí ô nhiễm, biện pháp này không giải quyết được tình trạng ô nhiễm bên trong nhà xưởng, công nhân lao động là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Các cơ sở có hệ thống xử lý tương đối hoàn chỉnh (Công ty LêLong Việt Nam, Nhà máy thuốc lá Long An, DNTN Inox Thành Phát,.... các cơ sở còn lại có hệ thống xử lý nhưng chưa hiệu quả hoặc không có hệ thống xử lý.
Bên cạnh đó, do điều kiện các cơ sở nằm rải rác trên một diện tích rộng, không tập trung đã gây khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng, làm cho tình hình ô nhiễm môi trường diễn ra ngày một nghiêm trọng.
1. Nhựa
Hầu hết các cơ sở khảo sát không có hệ thống xử lý khí thải và không thống kê được lưu lượng khí thải mỗi ngày. Tuy nhiên đa số các cơ sở không phát sinh ra khí thải, lượng khí thải chủ yếu là từ lò hơi và khu tạo hạt nhựa, hơi dung môi hữu cơ Styren.
2. Chế biến lương thực thực phẩm
Trong 07 cơ sở khảo sát chỉ có 02 cơ sở trả lời thông tin về khí thải, không có cơ sở nào có hệ thống xử lý khí thải. Nguồn phát sinh khí thải là từ nhiên liệu đốt lò hơi. Nhiên liệu sử dụng là dầu DO. Lưu lượng khí thải của công ty Cổ phần Rượu Việt Nam là 1.620 m3/ngày.đêm.
Khí thải của các cơ sở này nằm trong giới hạn cho phép của TCVN 5939-1995 (cột B), riêng nồng độ SO4 có cao hơn tiêu chuẩn nhưng không đáng kể. Nguồn tiếp nhận khí thải là môi trường không khí.
3. Mía đường
Nguồn phát sinh khí thải chủ yếu từ 2 lò hơi đốt bằng bằng bã mía. Lưu lượng khí thải 8.640.000 m3/ngày.đêm, hệ thống xử lý khí thải đi kèm theo lò hơi. Nguyên tắc xử lý dựa vào hệ thống vách ngăn trọng lực và cyclon, xả bụi vào các phễu chứa. Khí thải thoát ra ngoài qua ống khói cao 40 m đạt tiêu chuẩn QCVN 19: 2009/BTNMT loại B.
4. Chế biến thức ăn gia súc
Qua khảo sát 04 cơ sở, lượng khí thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm chủ yếu là từ lò hơi, máy chế biến thức ăn gia súc. Nhiên liệu sử dụng là dầu FO, DO, than đá. Lưu lượng khí thải tại Công ty TNHH Green Feed Việt Nam là 298.320 m3/ngày.đêm, của Chi nhánh Công ty TNHH Cargill Việt Nam là 4.152 m3/ngày.đêm. Hai cơ sở còn lại không tính được lượng khí thải ra. Khí thải được phát tán vào không khí qua đường ống khói cao từ 7,5 – 14 m. Bụi thải được thu gom bằng Cyclon hoặc dùng nước lắng bụi.
5. Sản xuất gạch ceramic
Trình độ công nghệ của 02 cơ sở khảo sát đều là cấp A, Nguồn phát sinh khí thải là lò nung, máy sấy. Nhiên liệu sử dụng là gas và dầu FO. Khí sinh ra từ quá trình sấy phun và nung chủ yếu chứa hơi nước và một số hợp chất như SO2, NOx, CO, sản phẩm hữu cơ từ việc đốt cháy nhiên liệu.
6. Hóa chất
Qua 04 cơ sơ khảo sát (Hoá chất ngành dệt nhuộm, Gia công thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất thuốc diệt côn trùng, sản xuất ắc quy acid chì). Nguồn phát sinh khí thải chủ yếu từ giai đoạn chiết nguyên liệu, đốt nhiên liệu, đóng gói sản phẩm, nấu chì, trộn bột, sạc lá chì,…. Khí thải ra chủ yếu là SO4, NO2, CO và Bụi. Các chỉ tiêu đo đạc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 19: 2009/BTNMT loại B
7. Sắt thép, gang
Nguồn phát thải khí thải chủ yếu từ lò hơi, lò luyện thép, luyện gang, lò nung phôi, quá trình đánh bóng sản phẩm, quá trình xi mạ. Trong số 05 các cơ sở khảo sát, chỉ có 02 cơ sở đầu tư hệ thống xử lý khí thải. Trong đó DNTN Danh Liêm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
8. Xăng dầu
Qua khảo sát 02 cơ sở, 1 sản xuất dầu bôi trơn (Nhiên liệu-Công ty TNHH SX-TM Đông sản xuất dầu nhờn bôi trơn: dầu DO) và 1 bán xăng dầu, Khí thải phát sinh trong quá trình đốt dầu DO. Chưa có biện pháp xử lý khí thải.
9. Giấy
Vấn đề phát thải khí thải không đáng kể nhưng DNTN Phước Hiệp vẫn tiến hành kiểm tra mức độ tác động của việc sản xuất đến môi trường không khí và đề ra biện pháp giảm thiểu.
10. Thương mại - dịch vụ
Khảo sát 11 cơ sở cung cấp dịch vụ thương mại, các cơ sở này không phát thải khí thải.
11. Giày
Khí thải chủ yếu từ máy phát điện, nhưng máy này chỉ hoạt động trong trường hợp lưới điện có sự cố. Vì vậy vấn đề khí thải của các cơ sở này là không đáng kể.
12. Thuốc lá
Trình độ công nghệ của nhà máy: cấp B. Khí thải được phát sinh chủ yếu từ bụi sợi thuốc lá, nhiệt dư và đặc biệt là hơi Nicotin. Nhà máy có đầu tư hệ thống hút bụi, và các biện pháp khác nhằm giảm thiểu mùi hơi Nicotin và bụi. Xử dụng thiết bị lọc bụi túi vải để xử lý bụi.
CHƯƠNG IV
DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HUYỆN BẾN LỨC ĐẾN NĂM 2010
4.1. DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là quy hoạch tổng hợp có quy mô lớn và bao hàm tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, dự án sẽ tác động đến mọi mặt đời sống xã hội và tài nguyên thiên nhiên toàn huyện Bến Lức, trong đó có các thành phần có tác động đáng kể đến môi trường Huyện, Tỉnh. Các thành phần dự án có tác động đáng kể đến vấn đề môi trường liên quan được trình bày trong bảng dưới:
Bảng 4.1: Các thành phần dự án gây tác động đáng kể
STT
Thành phần dự án
Yếu tố tác động
1
Các nguồn tác động hiện hữu: Khu đô thị, khu dân cư, KCN – CCN, hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Khí thải công nghiệp, giao thông.
Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp (thuốc BVTV, phân bón), nước do nuôi trồng thủy sản.
Chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt.
Chất thải nguy hại: bệnh viện, bao bì của hóa chất trong nông nghiệp.
Bệnh tật do môi trường.
2
Quy hoạch phát triển đô thị và khu dân cư tập trung.
Khí thải giao thông, bụi xây dựng, đun nấu.
Tiếng ồn giao thông, xây dựng.
Nước thải sinh hoạt, dịch vụ.
Chất thải rắn sinh hoạt, bệnh viện.
Phá hủy hệ sinh thái (dưới nước, trên cạn).
Thay đổi mục đích sử dụng đất.
Thay đổi cảnh quan.
Thay đổi cơ cấu và số lượng việc làm, giáo dục
Ảnh hưởng an ninh xã hội.
Bệnh tật do quá trình đô thị hóa.
3
Quy hoạch phát triển Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Khí thải công nghiệp, giao thông, bụi xây dựng.
Tiếng ồn công nghiệp, giao thông, xây dựng.
Nước thải công nghiệp, sinh hoạt.
Chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt.
Chất thải nguy hại từ sản xuất công nghiệp.
Thay đổi mục đích sử dụng đất
Thay đổi cảnh quan
Phá hủy hệ sinh thái.
Thay đổi cơ cấu và số lượng việc làm.
Ảnh hưởng an ninh xã hội.
_ Bệnh tật do môi trường công nghiệp.
4
Quy hoạch phát triển Nông lâm thủy sản
Khí thải do sử dụng thuốc BVTV, dọn đồng ruộng.
Chất thải rắn nông nghiệp, làm thủy lợi nội đồng.
Nước thải nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Chất thải nguy hại: hóa chất nông nghiệp.
Phá hủy hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
Phát triển hạ tầng kỹ thuật (làm thủy lợi, hồ chứa…)
Bệnh tật do sản xuất nông nghiệp (ngộ độc thuốc BVTV,…).
5
Quy hoạch phát triển dịch vụ (bao gồm cả thương mại, du lịch)
Khí thải, tiếng ồn: giao thông.
Chất thải rắn sinh hoạt.
Nước thải sinh hoạt, dịch vụ.
Thay đổi mục đích sử dụng đất.
Thay đổi cảnh quan.
Phá hủy hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
Thay đổi cơ cấu và số lượng việc làm, văn hóa và giáo dục ở địa phương.
Ảnh hưởng an ninh xã hội.
6
Khai thác tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản
Khí thải, nước thải và chất thải rắn từ các hoạt động khai thác.
Phá vỡ cảnh quan.
Phá hủy hệ sinh thái.
Suy giảm tài nguyên nước ngầm.
Suy giảm tài nguyên biển.
Thay đổi cơ cấu và số lượng việc làm ở địa phương.
Ảnh hưởng an ninh xã hội.
_ Bệnh tật do các hoạt động khai thác tài nguyên.
7
Quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Phá hủy kết cấu đất.
Phá hủy hệ sinh thái.
Phá hủy cảnh quan.
Thay đổi vi khí hậu.
Thay đổi cơ cấu việc làm, văn hóa, lối sống.
Ảnh hưởng an ninh xã hội.
8
Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (GTVT, thuỷ lợi, xử lý môi trường, viển thông, cấp và thoát nước, cấp điện)
Khí thải từ hoạt động giao thông, xây dựng hệ thống thủy lợi.
Tiếng ồn từ quá trình xây dựng giao thông, thủy lợi.
Chất thải rắn xây dựng giao thông, thủy lợi.
Môi trường nước do cải tạo, xây dựng thủy lợi.
Thay đổi canh quan.
Phá hủy hệ sinh thải.
Thay đổi điều kiện kinh tế xã hội địa phương.
Ảnh hưởng an ninh xã hội.
Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường (CEE), năm 2009
4.1.1. PHÂN VÙNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG.
Dựa vào đặc điểm địa hình, địa chất và hoạt động kinh tế - xã hội của huyện Bến Lức, nhóm đề xuất hai kiểu phân vùng: phân vùng ( Bắc – Nam Bến Lức) và phân kiểu cho mỗi vùng Bắc – Nam.
Phân vùng.
Phân vùng môi trường được xem là một công cụ chính trong quy hoạch quản lý chất lượng môi trường huyện Bến Lức. Việc phân chia ra các nhóm quản lý môi trường gắn với ranh giới quản lý hành chính xã sẽ giúp các nhà quản lý môi trường hợp tác, tận dụng năng lực của hệ thống quản lý hành chính và thống nhất được nhiệm vụ quản lý môi trường với các ngành khác nhau.
Các tiêu chí phân vùng:
Đặc điểm địa hình, địa chất
Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Hiện trạng môi trường và công tác quản lý
Ranh giới hành chính xã
Dựa vào các tiêu chí trên, huyện Bến Lức được chia thành 2 vùng: Nam Bến Lức và Bắc Bến Lức.
Theo quy hoạch phát triển kinh tế vùng phía nam Bến Lức sẽ phát triển mạnh công nghiệp, thương mại - dịch vụ; dân cư tập trung, vùng phía bắc Bến Lức tập chung phát triển nông nghiệp. phân vùng quy hoạch môi trường Bến Lức theo phân vùng quy hoạch hoạch phát triển kinh tế.
Nam Bến Lức
1). Vị trí
Các xã phía Nam sông Bến Lức và kênh Thủ Thừa (gọi là vùng phía Nam huyện) gồm thị trấn Bến Lức và các xã An Thạnh, Thanh Phú, Tân Bửu, Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp, Nhựt Chánh, Thạnh Đức.
Tổng diện tích đất của Nam Bến Lức là 11.980 ha.
2). Đặc điểm.
Quy hoạch sử dụng đất.
Phát triển công nghiệp – cụm công nghiệp.
Phát triển thương mại – dịch vụ.
Phát triển các khu đô thị.
Hiện trạng về giao thông.
- Có các tuyến giao thông chính chạy qua là quốc lộ 1A và tuyến đường cao tốc TP.HCM – Mỹ Tho – Cần Thơ, tuyến N2, Tỉnh lộ 830, 10 và sông Vàm Cỏ Đông.
b) Bắc Bến Lức.
1). Vị trí
Các xã phía Bắc sông Bến Lức và kênh Thủ Thừa (gọi là vùng phía Bắc huyện) gồm các xã Thạnh Lợi, Thạnh Hoà, Bình Đức, Lương Bình, Lương Hoà, Tân Hoà.
Diện tích Bắc Bến Lức: 166,17 km2.
2). Đặc điểm.
Quy hoạch sử dụng đất
Phát triển nông nghiệp.
Phát triển dân số
Hiện trạng về giao thông.
Có các tuyến giao thông chính chạy qua tuyến N2, Tỉnh lộ 830, và sông Vàm Cỏ Đông
4.1.1.2. Phân kiểu phía Nam Bến Lức.
Tiêu chí phân kiểu:
Dựa vào hiện trạng quy hoạch sử dụng đất
Dựa vào chức năng sản xuất
Vùng công nghiệp.
Khu I . (Khu công nghiệp Thuận Đạo).
Kí hiệu: A1
Vị trí: Thị trấn Bến Lức, dọc sông Bến Lức.
Khu II (KCN Vĩnh Lộc II).
Kí hiệu: A2
Vị trí: xã Long Hiệp. huyện Bến Lức, tỉnh Long An, Cạnh Quốc lộ 1A
Khu III (Khu công nghiệp Nhựt Chánh)
Kí hiệu: A3
Vị trí: Ấp 5, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Phía Đông tiếp giáp sông Vàm Cỏ Đông; Phía Tây tiếp giáp đường tỉnh 832; Phía Bắc tiếp giáp cống và rạch Bắc Tân
Khu IV (Khu công nghiệp Thạnh Đức)
Kí hiệu: A4
Vị trí: xã Thạnh Đức, huyện bến Lức, tỉnh Long An, Giáp sông Vàm Cỏ Đông và kênh Thủ Thừa, cạnh đường Thạnh Đức, cách thị xã tân An 15 km, thị trấnBến Lức 1 km và cách trung tâm Tp.HCM khoảng 35 km theo Quốc Lộ 1A.
Khu V (KCN Long Hiệp)
Kí hiệu: A5
Vị trí: xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An,
Khu VI (KCN Tân Bửu)
Kí hiệu: A6
Vị trí: xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, cạnh sông Tân Bửu
Khu VI (Khu công nghiệp Bắc An Thạnh)
Kí hiệu: A7
Vị trí: Nằm dọc theo đường tỉnh 830, xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh long An
vùng đô thị - khu dân cư tập chung.
Theo quy hoạch đến năm 2010, huyện Bến Lức sẽ hình thành đô thị mới bao gồm thị trấn Bến Lức và một số xã lân cận. Đây sẽ là đô thị công nghiệp nằm ở phía Đông Nam tỉnh Long An gồm thị trấn Bến Lức các xã Mỹ Yên, Long Hiệp, Phước Lợ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Bến Lức đến năm 2010.doc