Báo cáo Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020

MỤC LỤC

 

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN 1

I.1. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN 1

I.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2

I.2.1. Tổng quan về Quy hoạch môi trường 2

I.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 3

I.2.3. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 5

I.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 6

I.4. CĂN CỨ THỰC HIỆN DỰ ÁN 6

I.5. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM DỰ ÁN 7

I.5.1. Mục tiêu dự án 7

I.5.2. Nội dung dự án 8

I.5.3. Sản phẩm của dự án 8

I.6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN 8

I.6.1. Cơ quan chủ trì dự án 8

I.6.2. Cơ quan thực hiện dự án 8

I.6.3. Các cơ quan phối hợp chính 8

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP 10

II.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 10

II.1.1. Vị trí địa lý 10

II.1.2. Địa chất, địa hình, địa mạo 10

II.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu 11

II.1.4. Đặc điểm sông rạch, kênh đào và chế độ thủy văn 12

II.2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP 13

II.2.1. Thực trạng kinh tế thời kỳ 1996 - 2005 13

II.2.2. Thực trạng văn hóa - xã hội tỉnh Đồng Tháp 20

II.2.3. Đánh giá tổng quan về thực trạng phát triển bền vững của tỉnh Đồng Tháp 26

CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP 31

III.1. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN TỈNH ĐỒNG THÁP 31

III.1.1. Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất 31

III.1.2. Tài nguyên nước 34

III.1.3. Tài nguyên khoáng sản và tình hình khai thác sử dụng 37

III.1.4. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học 39

III.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP 44

III.2.1. Hiện trạng môi trường đất 44

III.2.2. Hiện trạng môi trường nước 46

III.2.3. Hiện trạng môi trường không khí 61

III.2.4. Hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại 65

III.2.5. Tình hình thiên tai và sự cố môi trường 67

III.3. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP 68

III.3.1. Hiện trạng công tác quản lý 68

III.3.2. Một số khó khăn và tồn tại 71

III.4. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH VÀ CÁC VÙNG Ô NHIỄM/SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM 72

III.4.1. Xác định các vấn đề tài nguyên môi trường cấp bách 72

III.4.2. Xác định các khu vực ô nhiễm suy thoái trọng điểm 75

CHƯƠNG IV: DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 77

IV.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP 77

IV.1.1. Định hướng phát triển kinh tế 77

IV.1.2. Định hướng phát triển xã hội 81

IV.2. DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỔI TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 83

IV.2.1. Dự báo xu thế biến đổi tài nguyên 83

IV.2.2. Dự báo diễn biến môi trường 89

IV.3. DỰ BÁO CÁC KHU VỰC SUY THOÁI, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM 99

CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 103

V.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP 103

V.1.1. Quan điểm bảo vệ môi trường 103

V.1.2. Mục tiêu bảo vệ môi trường 104

V.2. ĐÁNH GIÁ SẮP XẾP ƯU TIÊN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 106

V.2.1. Đánh giá các vấn đề môi trường 106

V.2.2. Sắp đặt ưu tiên các vấn đề môi trường 111

V.3. XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 112

V.3.1. Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường 112

V.3.2. Chương trình bảo vệ môi trường đô thị 113

V.3.3. Chương trình bảo vệ môi trường công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 115

V.3.4. Chương trình bảo vệ môi trường nông nghiệp và nông thôn 117

V.3.5. Chương trình phòng chống thiên tai 118

V.3.6. Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ rừng tỉnh Đồng Tháp 120

V.4. LỰA CHỌN THỨ TỰ ƯU TIÊN CÁC DỰ ÁN GIA ĐOẠN NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2020 121

V.4.1. Tiêu chí lựa chọn dự án ưu tiên 121

V.4.2. Lập ma trận để xác định các dự án ưu tiên 123

CHƯƠNG VI: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CÁC VÙNG TRỌNG ĐIỂM KINH TẾ TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 127

VI.1. ĐỀ XUẤT CÁC GIÁI PHẢP NHẰM THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP 127

VI.1.1. Giải pháp kinh tế 127

VI.1.2. Giải pháp về tổ chức và tăng cường năng lực 128

VI.1.3. Giải pháp khoa học công nghệ 128

VI.1.4. Giải pháp về giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức về môi trường 129

VI.1.5. Giải pháp về hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế 129

VI.2. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN 130

VI.2.1. Phân công nhiệm vụ của các cơ sở trong công tác bảo vệ môi trường 130

VI.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND Thành phố, thị xã và các huyện 132

VI.2.3. Các tổ chức cơ quan, đoàn thể 133

CHƯƠNG VII: LẬP BẢN ĐỒ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP GẮN LIỀN VỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 134

VII.1. CƠ SỞ DỮ LIỆU 134

VII.2. PHẦN MỀM SỬ DỤNG 134

VII.3. CÁC BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ 134

VII.4. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 134

VII.4.1. Thành lập bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt: 134

VII.4.2. Thành lập bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm: 135

VII.4.3. Thành lập bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường không khí: 136

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 137

 

 

doc173 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 11470 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác tuần lễ xanh - sạch - đẹp, thu gom rác ở các chợ, cụm tuyến dân cư, thi tìm hiểu về môi trường, thi vẽ tranh môi trường… - Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh xây dựng kế hoạch hành động liên ngành về BVMT trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước. - Song song với công tác thông tin tuyên truyền, công tác giáo dục đào tạo cũng được Sở quan tâm, các cán bộ của Sở đã liên tục được cử đi tham dự các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước. Kết quả công tác truyền thông tuyên truyền giáo dục về môi trường trong các năm qua được đổi mới về phương pháp, chất lượng cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở được nâng cao. Tạo được nhận thức của cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước và trong cộng đồng dân cư. Tạo được ý thức của mọi người chủ động tham gia công tác bảo vệ môi trường ngày được tốt hơn. III.3.1.9. Công tác phối hợp hoạt động giữa các cơ quan địa phương và Trung ương - Thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng trong tỉnh như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ… trong việc xem xét về mặt môi trường, thẩm định các báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư, xây dựng kế hoạch cung cấp NS&VSMT nông thôn… - Thường xuyên trao đổi thông tin với các tỉnh, với Cục Bảo vệ Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và nắm bắt kịp thời những thông tin mới về môi trường. - Đã tham mưu đề xuất cho UBND tỉnh trong việc thu phí nước thải sinh hoạt và nước thải của các cơ sở sản xuất. - Tư vấn, đôn đốc và làm việc với các địa phương lập kế hoạch cũng như xây dựng dự án xử lý ô nhiễm các điểm nóng về môi trường theo Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ. III.3.2. Một số khó khăn và tồn tại - Hệ thống văn bản pháp luật về BVMT còn thiếu và chưa đồng bộ gây khó khăn cho công tác quản lý. - Trong công tác quy hoạch phát triển KT - XH của tỉnh chưa chú trọng xem xét, lồng ghép các yếu tố tác động đến môi trường trong các dự án quy hoạch phát triển ngành, phát triển vùng, các cụm, tuyến dân cư và các dự án đầu tư. Cũng như một số ngành, địa phương, dự án có quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường nhưng khi thực hiện thì chưa tốt, chưa đầy đủ. - Các xã hiện nay chưa có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực môi trường, do vậy khó khăn cho công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ. - Công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực môi trường chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Công tác bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước và khoáng sản chưa thật sự trở thành công tác thường xuyên của các cấp, các ngành, chưa có sự quan tâm đầu tư thỏa đáng, nguồn kinh phí chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. - Phân cấp quản lý trong lĩnh vực môi trường chưa rõ ràng giữa các cấp, các ngành. - Công tác kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường chưa được tiến hành thường xuyên, một phần do thiếu trang thiết bị, phương tiện và con người. - Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác môi trường chưa đáp ứng yêu cầu thực tế và còn tản mạn. Thiếu cán bộ môi trường ở cấp huyện, thị, khu công nghiệp. - Công tác tuyên truyền – giáo dục môi trường chưa làm thường xuyên, liên tục. - Một số đơn vị, tổ chức, cá nhân lo chạy theo lợi nhuận kinh tế mà không tuân thủ các về môi trường, gây khó khăn cho công tác quản lý. - Công tác giải quyết khiếu nại về môi trường chưa được pháp luật về bảo vệ môi trường điều chỉnh cụ thể (phân lập giữa khiếu kiện hành chính và khiếu kiện dân sự trong lĩnh vực môi trường, phân định thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền…). Tuy nhiên, do số lượng phát sinh các vụ việc không lớn nên thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động phối hợp cùng UBND và cơ quan quản lý môi trường ở địa phương giải quyết kịp thời, không để tình trạng tồn đọng đơn. - Chưa có về thu phí, lệ phí cấp phép khai thác tài nguyên nước, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước có hiệu lực từ tháng 4/2005 nhưng đến nay chưa tiến hành xử phạt hình thức nào nên các hoạt động khai thác tài nguyên nước chưa xin phép còn nhiều. III.4. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH VÀ CÁC VÙNG Ô NHIỄM/SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM III.4.1. Xác định các vấn đề tài nguyên môi trường cấp bách III.4.1.1. Ô nhiễm không khí do ảnh hưởng bởi các hoạt động giao thông và phát triển kinh tế tại các đô thị, các KCN và làng nghề truyền thống - Tại khu vực đô thị: Tại các khu vực có mật độ giao thông khá cao, ở một số khu vực hàm lượng bụi trong không khí vào mùa khô vượt tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. - Khu vực sản xuất TTCN: Riêng ở các khu sản xuất, tiểu thủ công nghiệp thì ồn và bụi vẫn là nét đặc trưng, điển hình là các cơ sở gia công cơ khí, khu vực sản xuất gạch. Trong đó đáng chú ý là khu vực sản xuất cụm lò gạch xã An Hiệp, huyện Châu Thành. Khu này hiện có 50 cơ sở sản xuất gạch ngói với khoảng 200 lò nung sản xuất theo công nghệ truyền thống. Căn cứ vào kết quả quan trắc thì nồng độ các chất ô nhiễm do đốt lò gạch tại khu vực này gây khói, bụi ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân cư và cây trồng xung quanh. Ngoài các chất thông thường còn có sự hiện diện của HF trong không khí đặc trưng cho vùng sản xuất gạch. Nồng độ HF trong không khí đôi khi lên đến 0,08 mg/m3 (vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép TCVN 5938-1995 là 0,005 mg/m3). III.4.1.2. Ô nhiễm tài nguyên môi trường nước do ảnh hưởng bởi các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người tại các khu vực nông thôn, KCN, làng nghề truyền thống, khu vực nuôi trồng thủy sản và các bệnh viện Hiện nay trung bình mỗi ngày các kênh mương và sông rạch tỉnh Đồng Tháp phải tiếp nhận một khối lượng nước thải khá lớn, trong khi đó nước thải sinh hoạt chưa được xử lý, vào mùa khô lưu lượng nước tại các con sông và các kênh rạch giảm xuống, tốc độ dòng chảy yếu, khả năng tự làm sạch cũng giảm đi. Do đó, hàm lượng các chất ô nhiễm sẽ rất cao, đặc biệt là các kênh đào chảy qua 2 đô thị lớn là thành phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc. Lưu lượng nước thải sinh ra từ các nhà máy xí nghiệp tại thành phố, thị xã, các thị trấn huyện thị, các khu, cụm công nghiệp và các làng nghề là rất lớn mà thành phần chủ yếu của nước thải là chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng. Trong đó bức xúc nhất hiện nay vẫn là ô nhiễm môi trường ở làng nghề làm bột nuôi heo xã Tân Phú Đông. Chỉ riêng xã này đã nuôi số heo bằng 10% tổng số heo trong toàn tỉnh (khoảng 30.000 - 40.000 con), lượng phân cần phải xử lý là 70 – 80 tấn/ngày, hiện mới chỉ giải quyết được khoảng 20% lượng phân thải ra (khoảng 7.000 – 8.000 con/năm) nên vấn đề ô nhiễm ở khu vực này ngày càng gia tăng. Hiện nay, 3 bệnh viện lớn của tỉnh đã có hệ thống xử lý nước thải y tế đảm bảo chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, các bệnh viện còn lại trên địa bàn tỉnh hiện vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải, nước thải tại các bệnh viện này được thải trực tiếp, là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất đáng quan tâm. Bên cạnh đó, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh cũng đã và đang gây ô nhiễm môi trường nước, cụ thể: Từ năm 2000 trở lại đây, do tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa ngày càng có những chuyển biến tích cực: tăng nhanh về sản lượng xuất khẩu, mở rộng thị trường sang nhiều quốc gia và giá cả xuất khẩu khá ổn định. Từ đó, diện tích nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu của tỉnh ngày càng tăng. Tính đến cuối năm 2005, diện tích nuôi cá tra, cá ba sa phục vụ xuất khẩu trong tỉnh khoảng 700 ha nuôi thâm canh và 200 bè. Tuy nhiên, do những năm gần đây việc nuôi cá tra, cá ba sa bè không đủ sức cạnh tranh về giá thành cũng như chất lượng so với nuôi cá tra ao ở những vùng đất bãi bồi, đất ven sông nên số lượng bè nuôi cá tra có chiều hướng giảm. Trong khi đó, diện tích và số lượng ao nuôi cá tra, cá ba sa khu vực các bãi bồi ven sông Tiền và Sông Hậu của tỉnh ngày càng phát triển và mở rộng, đã làm cho nguồn nước một số vùng trong tỉnh bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước tỉnh Đồng Tháp đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến tình hình sức khỏe người dân trong khu vực. Số người mắc bệnh liên quan đến nước tăng cao như các bệnh phụ khoa, bệnh dịch tả, lỵ, trực tràng ... Tỷ lệ các bệnh liên quan đến sử dụng nguồn nước tại Đồng Tháp có xu hướng tăng theo từng năm, đặc biệt là các bệnh ngoài da và phụ khoa mà nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã tác động mạnh mẽ đến đời sống dân cư nông thôn, tình trạng này nghiêm trọng nhất vào mùa mưa lũ, làm nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như: - Thiếu nước sạch cho dân trong mùa lũ. - Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt (phân, rác, nước thải) trong điều kiện lũ lụt kéo dài. - Ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm do phân, rác, nước thải thải ra từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân và từ các chuồng trại chăn nuôi. - Gia tăng tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến nguồn nước ô nhiễm. III.4.1.3. Ô nhiễm do chất thải rắn Chất thải rắn đô thị chưa được thu gom triệt để, tỷlệ thu gom còn thấp. Theo ước tính thì tổng lượng rác thải ra toàn tỉnh ước tính 400 tấn/ngày, tuy nhiên chỉ thu gom được khoảng 52% của lượng thải trên trong ngày. Công tác xử lý rác thải chưa được thực hiện đúng . Rác thải công nghiệp chưa được quản lý chặt chẽ, công tác thu gom xử lý chưa hoàn toàn tách rời với rác thải đô thị. Rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư nông thôn chưa được thu gom, xử lý. Người dân thải bỏ xuống kênh, rạch hoặc các chỗ trũng sau nhà. Khối lượng rác thải y tế độc hại tại một số bệnh viện chưa được tiêu hủy đúng . III.4.1.4. Suy thoái đất do việc độc canh cây lúa, lạm dụng phân hóa học và TBVTV Hiện nay chưa ghi nhận được sự ô nhiễm đất mà chỉ có thoái hóa đất do độc canh cây lúa thể hiện qua năng suất lúa của vùng canh tác 3 vụ lúa/năm thấp hơn so với các vùng khác, rõ ràng nhất là khu vực huyện Châu Thành. Năng suất bình quân của vùng 3 vụ lúa/năm là 47,8 tạ/ha, thấp hơn rất nhiều so với năng suất bình quân của tỉnh là 53,63 tạ/ha. Với kết quả trên, nếu không thực hiện các biện pháp cải tạo đất như xen canh, luân canh thì chắc chắn rằng trong vòng 2 thập niên nữa hầu hết đất canh tác 3 vụ lúa/năm sẽ bị thoái hóa. Mặt khác, do người dân lạm dụng hóa chất BVTV một cách phổ biến, không theo quy định của nhà sản xuất, kết hợp với lượng hóa chất tồn dư trong thời gian trước, làm gia tăng nồng độ các chất độc hại trong môi trường đất. Đặc biệt là việc lạm dụng TBVTV tại làng hoa kiểng thị xã Sa Đéc. Diện tích của làng hoa trên 250 ha với gần 2.000 hộ làm nghề. Ở đây có trên 1.000 chủng loại hoa, mỗi năm xuất đi các tỉnh, thành và cả sang Lào, Campuchia, Trung Quốc trên 10 triệu sản phẩm nên việc lạm dụng TBVTV và phân hóa học là điều không tránh khỏi và ngày càng nhiều hơn. Điều này dẫn đến lượng tồn dư hóa chất độc hại trong môi trường đất ngày càng nhiều gây suy thoái môi trường đất và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân trong khu vực. III.4.1.5. Tình trạng suy thoái tài nguyên sinh học tại các khu bảo tồn, Vườn quốc gia Đồng Tháp là một tỉnh có tính đa dạng sinh học khá đa dạng và phong phú với hệ sinh thái của vùng đất ngập nước nổi tiếng thế giới được biết đến với cái tên Đồng Tháp Mười. Đây là một vùng tài nguyên thiên nhiên phong phú và độc đáo, nhưng đang bị suy giảm bởi áp lực phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội, nguồn tài nguyên đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn, Vườn quốc gia và hệ sinh thái nhạy cảm tỉnh Đồng Tháp đang bị thu hẹp dần. Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân ngày càng được đẩy mạnh làm cho một diện tích lớn đất nông nghiệp dần chuyển thành ao nuôi. Hiện nay hệ sinh thái VQG Tràm Chim đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện của loài sinh vật ngoại lai là cây mai dương. Đây là loài có sức sống mạnh, chúng xâm lấn môi trường sống của các loài khác khiến các loài này dần bị tiêu diệt. Hiện loài mai dương đang phát triển mạnh, diện tích đã lên đến 400 ha, đây là đối tượng cần phải loại trừ nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của VQG. III.4.1.6. Tình hình sạt lở và lũ lụt Do nằm bên bờ sông Tiền nên sạt lở là sự cố môi trường thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Trung bình hàng năm hiện tượng sạt lở mất khoảng 40 ha đất tại các bờ sông. Ở Đồng Tháp có 2 vùng sạt lở với quy mô lớn và quan trọng nhất là khu vực Hồng Ngự và khu vực Châu Thành - Sa Đéc. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dòng chảy nên sạt lở luôn diễn ra ở đầu cù lao và bồi phía đuôi làm cho các cù lao có khuynh hướng lùi dần về phía hạ du. Ở các nơi còn lại thường có sạt lở với quy mô nhỏ theo dạng bào mòn. Một nguyên nhân khác dẫn đến tình hình sạt lở đó là do tình hình khai thác cát sông. Do tình trạng khai thác cát sông, không đúng trữ lượng và vị trí khai thác cho phép đã và đang diễn ra trong tỉnh, nhất là trong thời gian gần đây, làm biến đổi dòng chảy, kéo theo tình trạng sạt lở tại khu vực bờ sông. Những khu vực xảy ra tình trạng sạt lở do ảnh hưởng của quá trình khai thác trong thời gian qua chủ yếu tại một số khu vực thuộc huyện Hồng Ngự, Thanh Bình. III.4.1.7. Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn Tình hình cung cấp nước sinh hoạt còn nhiều khó khăn do chất lượng nước suy giảm và khối lượng nước cấp trên đầu người còn thấp. Tình hình thiếu nước sạch tại các vùng nông thôn Đồng Tháp hiện nay vẫn còn phổ biến. Theo báo cáo tổng kết chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1999 – 2005 và định hướng giai đoạn 2006 – 2010, hiện tỉnh đã đầu tư xây dựng được 248 công trình cấp nước sạch, cải tạo sửa chữa 24 công trình, cấp phát 16.579 bộ bình lọc, xô lọc nước, 13.000 chai hóa chất khử trùng và chế phẩm xử lý và vận động các hộ dân thực hiện trên 1.200 bể chứa nước (loại 4 m3). Các công trình cấp nước trên đã cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng thêm cho 100.000 hộ dân, trong đó có 106 cụm, tuyến dân cư đã được xây dựng trạm cấp nước. Nâng tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch trong toàn tỉnh đến cuối năm 2005 là 43%. Trong đó, các huyện có hộ dân sử dụng nước sạch cao nhất là huyện Tân Hồng (chiếm 80%), các huyện có hộ dân sử dụng nước sạch thấp nhất là huyện Châu Thành (chiếm 7,2%). Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ cấp nước rất không đồng đều tại các địa phương trong tỉnh. Nhìn chung, tại khu vực nông thôn chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm cho cấp nước sinh hoạt. Nước mưa cũng được sử dụng nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước ao hồ, kênh rạch còn chiếm khoảng 57%. III.4.1.8. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu phát triển Nhìn chung, hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Trong đó, hệ thống cấp nước tại các đô thị chưa đồng bộ, chưa sâu rộng, chất lượng nước chưa được bảo đảm, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng... Bên cạnh đó, tại thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc và các trung tâm thị trấn, huyện thị đều chưa có hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng, không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Hệ thống thoát nước ở một số khu vực quá cũ kỹ và xuống cấp, không đủ khả năng thoát nước trong nội ô gây ngập úng cục bộ khi mưa lớn và kéo dài. Mặt khác, ở hầu hết các khu, cụm công nghiệp hiện chưa có xây dựng nhà máy xử lý chất thải tập trung. Riêng Khu Công nghiệp Sa Đéc đã hoàn thành đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải chung cho khu C. Các khu công nghiệp Trần Quốc Toản, khu công nghiệp Sông Hậu, các cụm công nghiệp của các huyện, thị chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải chung cho toàn khu. Đối với các ngành tiểu thủ công nghiệp: xử lý ô nhiễm khói lò gạch hiện đang là vấn đề bức xúc của Tỉnh. Hiện nay chưa có công nghệ phù hợp với địa phương để xử lý ô nhiễm do khói lò gạch gây nên. Hiện nay, việc thu gom chất thải rắn chỉ thực hiện tại các đô thị. Phương thức xử lý rác vẫn chỉ là chôn lấp. Trong khi đó, tất cả các bãi chôn lấp không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và ở một số khu vực đang diễn ra tình trạng quá tải. Trang thiết bị thu gom và vận chuyển rác trong những năm gần đây mặc dù đã được tăng cường nhưng vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Ngoài ra, đội ngũ công nhân vệ sinh còn mỏng không đảm bảo thu gom được hết rác hiện tại. Lượng rác phát sinh từ các khu vực nông thôn hầu như chưa được thu gom, phần lớn được đổ trực tiếp xuống kênh, sông hoặc ở sau nhà các hộ dân. III.4.2. Xác định các khu vực ô nhiễm suy thoái trọng điểm Dựa vào quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và kết quả đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp trong những năm gần đây có thể xác định các khu vực suy thoái trọng điểm như sau: i. Các khu đô thị: - Thành phố Cao Lãnh. - Thị xã Sa Đéc. ii. Các khu vực trong và xung quanh các khu công nghiệp, làng nghề: - KCN Trần Quốc Toản. - KCN Sông Hậu. - Làng nghề làm bột nuôi heo xã Tân Phú Đông và Tân Quy Tây. - Cụm lò gạch xã An Hiệp, huyện Châu Thành. - Làng bột Tân Bình và Tân Phú Trung. iii. Khu vực nuôi trồng thủy sản: - Khu vực nuôi trồng thủy sản cồn Đông Giang, xã Tân Khánh Đông. - Khu vực nuôi trồng thủy sản cồn Bình Mỹ, xã Bình Thạnh. - Khu vực nuôi trồng thủy sản xã An Nhơn (khu vực nuôi ao hầm đuôi cồn Bạch Viên, xã An Nhơn: 100 ha). - Khu vực nuôi trồng thủy sản xã Tân Nhuận Đông. - Khu vực nuôi trồng thủy sản bãi bồi ven sông Tiền xã An Hiệp. - Khu vực nuôi ao hầm ven sông Sa Đéc, xã An Hiệp. - Khu vực bãi bồi ven sông Tiền từ Mương Điều trở về thượng nguồn xã Tân Khánh Trung. iv. Khu vực làng hoa kiểng Sa Đéc. v. Khu vực các bãi rác: - Khu vực bãi rác Quảng Khánh, thành phố Cao Lãnh. - Khu vực bãi rác Phú Long, thị xã Sa Đéc. vi. Khu vực Vườn Quốc gia Tràm Chim CHƯƠNG IV DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 IV.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP IV.1.1. Mục tiêu chiến lược - Phát triển nhanh nền kinh tế, đưa GDP đầu người lên mức thu nhập trung bình, giảm nhanh tỷlệ hộ nghèo, chỉ số HDI đạt mức phát triển con người trung bình cao. - Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, giáo dục và y tế, nối mạng hạ tầng hoàn chỉnh với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. - Định hình các khu cụm kinh tế công thương nghiệp, làng nghề, khu cụm du lịch sinh thái, khu nông nghiệp kỹ thuật cao, củng cố cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển ngay sau năm 2005. - Định hình các khu dân cư, giải quyết tốt tái định cư, đảm bảo mỗi hộ dân đều có nhà ở phù hợp. - Tăng cường đào tạo lực lượng công chức có chuyên môn kỹ thuật - nghiệp vụ và xây dựng đội ngũ, bộ máy nhân sự vững mạnh trong sạch cho yêu cầu trước mắt, tiến đến tổ chức chính quyền điện tử, chuẩn bị cho phát triển bền vững sau năm 2010. - Đào tạo lực lượng công nhân lành nghề, trung cấp và cao cấp phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội, giải quyết tốt lao động từ nông nghiệp chuyển sang. Đây vừa là mục tiêu vừa là biện pháp để phát triển nhanh. IV.1.2. Định hướng phát triển kinh tế IV.1.2.1. Phát triển nông nghiệp, nông thôn - Trong thời kỳ 2006-2010 nền nông nghiệp tập trung vào các sản phẩm có thế mạnh với 2 mục tiêu chính là hiệu quả và chất lượng sản phẩm, nhằm hình thành và phát triển bền vững, ổn định các vùng chuyên canh, sản xuất nông sản phẩm hàng hóa trên quy mô tập trung với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường và đạt hiệu quả sản xuất ổn định. Các sản phẩm chủ lực có tính chiến lược và tính đặc thù cho từng ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp trong thời kỳ phát triển 2006-2020 là: lúa, hoa kiểng, rau đậu, xoài cát, quýt hồng và thịt heo, thịt bò. a. Ngành trồng trọt Tuy diện tích gieo trồng có khuynh hướng giảm dần theo tiến độ gia tăng các loại đất phi nông nghiệp nhưng tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt trong thời kỳ 2006-2010 vẫn khá ổn định nhờ vào quá trình phát triển các vùng chuyên canh theo chiều sâu (đặc biệt vùng lúa, hoa kiểng, rau đậu, xoài, quýt hồng), đồng thời phát triển các loại hình dịch vụ kỹ thuật trồng trọt. - Diện tích canh tác lúa 212.000 ha năm 2010 và 200.000 ha năm 2020. Diện tích gieo trồng 426.000 ha năm 2010 và 398.000 ha năm 2020. Sản lượng 2.420.000 tấn năm 2010 và 2.386.000 tấn năm 2020. - Diện tích gieo trồng màu 22.000 ha năm 2010 và 27.350 ha năm 2020, sản lượng 172.350 tấn năm 2010 và 235.000 tấn năm 2020. - Diện tích gieo trồng rau đậu 14.000 ha năm 2010 và 20.000 ha năm 2020, sản lượng 221.000 tấn năm 2010 và 320.000 tấn năm 2020. - Diện tích gieo trồng đậu nành 24.000 ha năm 2010 và 28.000 ha năm 2020, sản lượng 51.600 tấn năm 2010 và 63.000 tấn năm 2020. - Diện tích gieo trồng mè 2.700 ha năm 2010 và 3.300 ha năm 2020, sản lượng 3.300 tấn năm 2010 và 4.300 tấn năm 2020. - Dừa phân tán trong vườn cây ăn trái, diện tích 500 ha năm 2010 và 550 ha năm 2020, sản lượng 2,75 triệu trái năm 2010 và 3,3 triệu trái năm 2020. - Cây ăn trái dự kiến 25.000 ha năm 2010 và 27.000 ha năm 2020, sản lượng 237.000 tấn năm 2010 và 318.000 tấn năm 2020, trong đó có khoảng 67.000 tấn trái cây có múi, 152.000 tấn xoài, 70.000 tấn nhãn. - Ổn định tổ chức sản xuất và từng bước đưa các loại hình canh tác công nghệ - kỹ thuật cao vào làng nghề hoa kiểng Tân Quy Đông. b. Ngành chăn nuôi Ngoài mục tiêu tăng trưởng khá nhanh, ngành chăn nuôi còn đặt trọng tâm vào việc cải thiện quy mô và hiệu quả nuôi, nâng cao chất lượng và độ đồng nhất của sản phẩm xuất chuồng, cung ứng giống, đặc biệt chú trọng vệ sinh phòng dịch và cải thiện môi trường nuôi... - Tổng đàn heo dự kiến 450.000 con năm 2010 và 676.000 con năm 2020, sản lượng 39.300 tấn năm 2010 và 63.800 tấn năm 2020. - Đàn trâu liên tục giảm từ 1.271 con năm 2010 đến xóa hẳn vào năm 2015 do tình hình cơ giới hóa đã đều khắp trên địa bàn toàn tỉnh. - Đàn bò tăng đạt 38.300 con năm 2010 và 66.810 con năm 2020, sản lượng thịt dự kiến là 1.770 tấn năm 2010 và 3.600 tấn năm 2020. - Đàn gia cầm dự kiến 4,8 triệu con năm 2010 và 6,7 triệu con năm 2020. Sản lượng dự kiến 8.400 tấn thịt, 80 triệu quả trứng năm 2010 và 12.300 tấn thịt, 137 triệu quả trứng năm 2020. c. Ngành thủy sản - Đối với nuôi trồng thủy sản chuyên canh: mở rộng diện tích nuôi ao hầm trong khu vực thổ cư và chú trọng phát triển các loại hình nuôi có tiềm năng sản xuất quy mô lớn, chất lượng sản phẩm đồng nhất như nuôi công nghiệp – bán công nghiệp trên khu vực bãi bồi, nuôi đăng quần, đồng thời ổn định nuôi bè. - Đối với nuôi trồng thủy sản xen canh: phát triển bền vững các hình thức nuôi xen trong ruộng lúa trên đồng lũ, nuôi xen trong mương vườn trên cơ sở cải thiện hệ thống canh tác và hệ thống thủy lợi đầu mối - nội đồng. - Đối với ngành đánh bắt: ổn định quy mô đánh bắt nội địa hình bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đồng lũ. Ngành thủy sản dự kiến tăng trưởng nhanh nhất so với các ngành khác trong khu vực 1. Diện tích mặt nước nuôi trồng đạt khoảng 9.500 ha năm 2010 và ổn định trong khoảng 15.350 ha năm 2020. Ngành nuôi bè chủ yếu phát triển chung quanh 1.800 bè cá. Về cơ cấu theo loài: đến năm 2010 có khả năng phát triển trên 4.100 ha cá, trên 4.900 ha tôm, 450 ha ương cá giống đầu nguồn, đến năm 2020 dự kiến trên 6.500 ha cá, trên 8.300 ha tôm và 500 ha ươn cá. Sản lượng nuôi trồng năm 2010 ước đạt khoảng 391.000 tấn cá, 7.500 tấn tôm, năm 2020 dự kiến có khả năng tăng lên 516.000 tấn cá, trên 10.000 ha tôm. Các phương tiện đánh bắt chủ yếu có quy mô nhỏ, khai thác thủy sản mùa lũ trên kênh rạch và thủy sản trên đồng lũ vào cuối mùa lũ. Dự kiến số phương tiện sẽ giảm ổn định trong khoảng 1.500 phương tiện, năng suất khai thác ổn định ở mức độ 90 kg/ha mặt nước nhằm mục tiêu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, sản lượng hàng năm ổn định trong khoảng 20.500 tấn. d. Ngành lâm nghiệp - Ổn định diện tích rừng đặc dụng trên cơ sở đất của Vườn quốc gia Tràm Chim. - Ổn định rừng phòng hộ ở quy mô 1.200 ha và rừng sản xuất ở quy mô 5.900 ha. - Tập trung trồng mới cây phân tán trên các trục giao thông nông thôn, các bờ bao vùng và tiểu vùng thủy lợi, vận động phong trái trồng cây tại khu vực đô thị, các công trình xây dựng công cộng và trồng tận dụng cây phân tán trong khu vực kinh tế vườn. Tổng số lượng cây phân tán trồng mới vào khoảng 7,4 triệu cây năm 2010 và 8,1 triệu cây năm 2020. Sản lượng khai thác chủ yếu là rừng sản xuất và cây phân tán, năm 2010 dự kiến khai thác 106.700 m3 gỗ, 399.200 Ste củi và 7,6 triệu tre trúc, năm 2020 khai thác 101.300 m3 gỗ, 390.600 Ste củi và 7,5 triệu tre trúc. IV.1.2.2. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Về định hướng chung, công nghiệp chế biến là trọng tâm cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, sử dụng công nghệ thích hợp với trình độ lao động, từng bước đầu tư chiều sâu, đầu tư vào công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao và loại dần công nghệ lạc hậu. Các ngành công nghiệp mũi nhọn là chế biến nông thủy sản, đồ uống từ trái cây, vật liệu xây dựng, ngành cơ khí sửa chữa, gia công và chế tạo, sản phẩm từ hóa chất, điện - điện tử, may mặc, các hàng thủ công mỹ nghệ. - Xây dựng hoàn chỉnh các khu, cụm công nghiệp của tỉnh, h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (172trang).doc