Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 – 2020

 

Mục Lục

§Đặt vấn đềÆt vÊn ®Ò 1

Phần thứ nhất : các yếu tố cơ bản và điều kiện phát triển.3

I. Vị trí địa lý, địa hình 3

II. Tài nguyên thiên nhiên 3

1. Tài nguyên đất 3

2. Khí hậu, thuỷ văn 5

3. Tài nguyên rừng 6

4. Khoáng sản 7

5. Tiềm năng du lịch 7

III. Nguồn nhân lực 8

Phần thứ hai :Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Sơn La đến năm 2004 11

I. Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp 11

1. Tốc độ tăng trưởng GDP 11

2. GDP bình quân đầu người 12

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 13

4. Kinh tế đối ngoại 14

4.1. Xuất nhập khẩu.14

4.2. Các hoạt động khác.15

5. Đầu tư phát triển 16

6.Thu, chi ngân sách 16

II. Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản 18

1. Nông nghiệp 18

1.1. Trồng trọt.20

1.2. Chăn nuôi.21

2. Lâm nghiệp 24

3. Thuỷ sản 26

III. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 27

IV. Xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và bưu chính viễn thông 30

1. Xây dựng cơ bản 30

2. Mạng lưới giao thông 30

3. Bưu chính viễn thông 32

V. thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng 33

1. Hoạt động thương mại 33

2. Về du lịch 34

3. Tài chính, ngân hàng 35

VI. Văn hoá - thể thao, giáo dục- đào tạo, y tế 36

1. Văn hoá - thể thao 36

2. Giáo dục - đào tạo 37

3. Y tế, chăm lo sức khoẻ nhân dân 40

VII. an ninh, quốc phòng 41

VIII. Một số nhận định chung 43

1. Về xuất phát điểm của nền kinh tế tỉnh (có so sánh với cả nước và vùng trong thời điểm hiện nay) 43

2. Một số biến động kinh tế- xã hội khi có thuỷ điện Sơn La 45

3. Những lợi thế và hạn chế 46

3.1. Lợi thế so sánh.46

3.2. Hạn chế.47

Phần thứ ba : định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh sơn la thời kỳ 2006 - 2020 49

I. Bối cảnh thế giới, trong nước 49

1. Xu thế hội nhập 49

2. Xu hướng phát triển cả nước 51

3. Xu hướng phát triển của vùng TDMN phía Bắc 52

II. quan điểm phát triển 54

III. Mục tiêu phát triển 54

1. Mục tiêu tổng quát 54

2. Một số mục tiêu cụ thể 55

2.1. Mục tiêu kinh tế.55

2.2. Mục tiêu phát triển xã hội.55

2.3. Mục tiêu về môi trường.56

IV. Lựa chọn phương án tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 56

V. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực 61

1. Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 61

2. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 71

3. Giao thông, vận tải và bưu chính viễn thông 76

4. Các ngành dịch vụ 79

5. Tài chính, ngân hàng 81

6. Giáo dục - đào tạo 82

6.1. Giáo dục.82

6.2. Đào tạo.86

7. Y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân 87

8. Văn hoá, thể dục thể thao 89

9. An ninh, quốc phòng 91

10. Gắn phát triển kinh tế với phát triển bền vững 92

VI. Định hướng quy hoạch phát triển theo lãnh thổ 94

1. Vùng kinh tế dọc quốc lộ 6 - vùng động lực kinh tế của tỉnh 94

2. Vùng kinh tế dọc Sông Đà 96

3. Vùng cao biên giới 98

4. Các vùng sản xuất nông lâm nghiệp tập trung gắn với công nghiệp chế biến 99

VII. quy hoạch các khu tái định cư cho thuỷ điện Sơn La và các thuỷ điện khác và sắp xếp điều chỉnh dân cư trên địa bàn tỉnh 100

VIII. điều chỉnh địa giới hành chính và Quy hoạch phát triển đô thị gắn với khu công nghiệp 103

1. Quy hoạch điều chỉnh địa giới hành chính 103

1.1 Huyện Sốp Cộp.103

1.2. Huyện Mộc Châu.103

1.3. Huyện Mường La.103

1.4. Huyện Mai Sơn.103

1.5. Thị xã Sơn La.104

2. Quy hoạch khu đô thị mới và các trung tâm cụm xã 104

IX. Một số chương trình và dự án ưu tiên đầu tư 105

1. Công nghiệp - xây dựng 105

2. Hệ thống điện 105

3. Nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi 105

4. Hệ thống đường giao thông 105

5. Phát triển du lịch - dịch vụ - đô thị 106

6. Văn hoá - xã hội - y tế - giáo dục 106

Phần thứ tư : một số giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch 113

I. Tổ chức thực hiện Quy hoạch 113

2. Phát triển nguồn nhân lực 113

3. Giải pháp về vốn 114

4. Tăng cường chính sách thị trường 116

5. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường 117

Phần thứ năm : Kết luận và một số kiến nghị 118

 

 

doc126 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5608 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 – 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rở thành một tỉnh phát triển trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. 2. Một số mục tiêu cụ thể 2.1. Mục tiêu kinh tế: - Tăng trưởng kinh tế Trên cơ sở phát triển thuỷ điện Sơn La và các ngành phù trợ đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, rút ngắn khoảng cách so với cả nước, phấn đấu đến năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 9,6 triệu đồng/người (tương đương 600-630 USD theo tỷ giá năm 2005) Tû gi¸ b×nh qu©n n¨m 2005 lµ 15.800 VN§ = 1 USD. , bằng 60-65% cả nước, đến năm 2020 đạt 34,6 triệu đồng/người (tương đương với 2.200 USD theo tỷ giá năm 2005), bằng khoảng 70-75% cả nước (hiện nay đạt khoảng 41%). Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả thời kỳ 2006 - 2020 khoảng 12-12,5%/năm, trong đó: giai đoạn 2006-2010 là 15%, giai đoạn 2011-2015 là 14-14,5% và giai đoạn 2016-2020 khoảng 8 - 9%. - Cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu kinh tế theo hướng tăng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm giá trị nông lâm nghiệp, đến năm 2010 Sơn La trở thành tỉnh có cơ cấu công nghiệp, xây dựng - dịch vụ và nông lâm nghiệp. 2.2. Mục tiêu phát triển xã hội - Từng bước giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên và nâng cao chất lượng dân số: tốc độ tăng tự nhiên giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 1,55% và giai đoạn 2016 - 2020 giảm xuống còn 1,35%. Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2010 là 1.088 ngàn người và đến năm 2020 vào khoảng là 1.248 ngàn người. - Giảm tỷ lệ đói nghèo: Đáp ứng đủ các nhu cầu cơ bản cho nhân dân về ăn, mặc và các hàng tiêu dùng khác, đến năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh theo tiêu chí mới còn 25% (năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh theo tiêu chí này khoảng 46%), đến 2020 giảm tỷ lệ xuống dưới 10% (theo tiêu chí hiện hành). - Mở rộng quy mô hệ thống trường lớp, loại hình đào tạo. Nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đúng độ tuổi. Chất lượng giáo dục các bậc học được nâng cao mạnh mẽ, 100% số xã phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS vào năm 2007 và phổ cập PTTH năm 2020; Cơ sở vật chất giáo dục được nâng cấp và từng bước hiện đại hóa. Đào tạo công nhân kỹ thuật, cán bộ được coi trọng, được mở rộng về quy mô, đa dạng hóa về ngành nghề, nâng cao về chất lượng. - Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, mọi người dân đều được hưởng thụ dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Nâng cao tuổi thọ bình quân lên 72 - 73 tuổi vào năm 2020. - Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân với hệ thống phòng thủ vững chắc từ tỉnh, huyện đến từng thôn bản đảm bảo tính cơ động, sẵn sàng chiến đấu, chủ động đối phó với mọi tình huống. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở mỗi điểm dân cư, thôn bản trên địa bàn toàn tỉnh. 2.3. Mục tiêu về môi trường Phát triển bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tài nguyên rừng, từng bước khôi phục tài nguyên rừng kết hợp với sản xuất nông lâm nghiệp. Nâng độ che phủ của rừng từ 41% (2005) lên 55% vào năm 2010 và đạt 60% vào năm 2020. IV. Lựa chọn phương án tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Để đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra, xuất phát từ thực tiễn kinh tế-xã hội của tỉnh, trên cơ sở phát huy tốt nhất cơ hội xây dựng thuỷ điện Sơn La, có thể xây dựng 2 phương án phát triển. Phương án I Với giả thiết Tổ máy thứ nhất nhà máy thuỷ điện Sơn La đi vào hoạt động sớm, khoảng 2009-2010 và sau 2 năm sẽ phát huy hết công suất - vào khoảng năm 2012. Nếu theo phương án này thì mọi hoạt động kinh tế trên địa bàn sẽ được vận hành với cường độ cao để phục vụ cho việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La hoàn thành sớm, như công tác di dân lòng hồ, xây dựng các công trình phù trợ, nhà ở công nhân… nhờ đó mà các loại dịch vụ cũng phát triển theo, đặc biệt trong giai đoạn 2005-2012. Trên cơ sở phân tích và dự tính khả năng phát triển của các ngành sản xuất chủ yếu đã đi đến kết quả dự báo một số chỉ tiêu tổng hợp như sau: Biểu 15. Dự báo một số chỉ tiêu theo phương án I Phương án I Chỉ tiêu GDP giá 94, tỷ đồng Tốc độ tăng GDP (%) 2005 2010 2015 2020 2006-2010 2011-2015 2016-2020 GDP cả tỉnh 2.135 4.177 8.074 11.792 15,0 14,0 8,0 Nông lâm thủy sản 981 1.270 1.636 2.060 5,3 5,2 4,7 Công nghiệp + XD 447 1.553 3.624 5.592 28,3 18,5 9,1 Dịch vụ 707 1.354 2.814 4.140 13,9 15,8 8,0 GDP (giá hiện hành) 4.319,7 10.750 25.226 43.335 Dân số, 1000 người 992,7 1.088 1.165 1.248 1,55 1,48 1,35 GDP/người (triệu đồng) 4,34 9,8 21,65 34,715 * Ghi chú: Để so sánh GDP/người của tỉnh với cả nước cần có chung một mặt bằng về giá. Có nhiều cách để quy đổi, trong đó cách đơn giản nhất là lấy giảm phát của tỉnh bằng giảm phát trung bình của toàn quốc. Như vậy, theo phương án này thì: Về tăng trưởng kinh tế: Nhịp độ tăng GDP trung bình giai đoạn 2006-2010 là 15%. Nhịp tăng GDP trong thời kỳ 2011-2015 đạt 14,0%, và giai đoạn 2016-2020 là 8%. GDP sau 15 năm (2006-2020) tăng gấp 5,52 lần (tính theo giá so sánh). Với khả năng phát triển các sản phẩm chủ yếu của ngành nông lâm nghiệp, thủy sản trong giai đoạn 2006-2010, nhịp độ tăng trưởng bình quân GDP khối ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản đạt khoảng 5,3%; trong giai đoạn 2011-2015 khoảng 5,2%; giai đoạn 2016-2020 là 4,7%. GDP ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng cao, trung bình cả thời kỳ 2006-2020 trên 18,35%. Trong đó giai đoạn 2006-2010 là 28,3%, 2011-2015 là 18,5%, do nhà máy thủy điện Sơn La đã đi vào hoạt động và phát huy hết công suất nên sau đó giảm xuống 9,1% trong giai đoạn 2016-2020. Thực tiễn cho thấy, sau khi hoàn thành xây dựng và phát huy hết công suất nhà máy thuỷ điện, tăng trưởng của công nghiệp-xây dựng khó cao bằng thời kỳ đầu xây dựng. GDP ngành dịch vụ tăng cao trong giai đoạn 2006-2010, đạt 13,9%/năm, do tác động của xây dựng thủy điện Sơn La đến nhu cầu tiêu dùng. Sau đó do lợi thế về cơ sở hạ tầng, GDP dịch vụ tiếp tục tăng ở mức cao, khoảng 15,8% trong thời kỳ 2011-2015 và khoảng 8% trong thời kỳ 2015 – 2020. Rút ngắn khoảng cách GDP/người của tỉnh với trung bình cả nước: Đến năm 2010 GDP/người của tỉnh bằng 63% và đến 2020 đạt khoảng trên 75% trung bình cả nước. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp- xây dựng, dịch vụ và giảm khá nhanh tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, đến năm 2020 sẽ đạt được một cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp phù hợp với phương hướng chung của cả nước. Biểu 16. Chuyển dịch cơ cấu ngành tính theo GDP Phương án I Chỉ tiêu GDP giá hiện hành (tỷ đồng) Cơ cấu kinh tế (%) 2005 2010 2015 2020 2005 2010 2015 2020 GDP cả tỉnh 4.319,7 10.750 25.226 43.335 100 100 100 100 Nông lâm thủy sản 1.994,2 3.010 5.676 9.317 45 28 22,5 21,5 Công nghiệp + XD 926,5 3.762,5 10.973 19.501 19 35 43,5 45 Dịch vụ 1.399,0 3.977,5 8.577 14.517 36 37 34 33,5 Nếu nhịp độ tăng trưởng trên được đảm bảo thì đến năm 2010 tỷ trọng GDP nông lâm ngư nghiệp chiếm xấp xỉ 28% giảm xuống 21,5% vào 2020. GDP công nghiệp-xây dựng chiếm 35% (2010) tăng lên 45% (2020). GDP dịch vụ chiếm 37% (2010) giảm xuống 33,5% năm 2020. Về chuyển dịch cơ cấu dân số và lao động: Dân số thành thị tăng do tăng số người xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, do chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, dự kiến đến năm 2010 dân số thành thị chiếm 17%, năm 2020 chiếm xấp xỉ 25% tổng số dân. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động diễn ra đồng thời với chuyển dịch cơ cấu GDP. Đến năm 2020 lao động trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng tăng thêm 9-10%, và lao động dịch vụ tăng thêm 10-12%. Phương án II Với giả thiết Thủy điện Sơn La hoàn thành vào năm 2015 (trễ hơn phương án I). Các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ tăng trưởng phù hợp theo tiến độ của việc xây dựng nhà máy thuỷ điện. Kết quả dự báo một số chỉ tiêu tổng hợp như sau: Biểu 17. Dự báo một số chỉ tiêu tổng hợp theo phương án II Phương án II Chỉ tiêu GDP giá 94, tỷ đồng Tốc độ tăng GDP (%) 2005 2010 2015 2020 2006-2010 2011-2015 2016-2020 GDP cả tỉnh 2.135 4.123 7.248 10.842 14,1 11,9 8,4 Nông lâm thủy sản 981 1.270 1.633 2.056 5,3 5,2 4,7 Công nghiệp + XD 447 1.499 3.313 5.198 27,4 17,2 9,4 Dịch vụ 707 1.353 2.302 3.587 13,9 11,2 9,3 GDP giá hiện hành 4.319,7 10.610 22.645 39.847 Dân số, 1000 người 992,7 1.088 1.165 1.248,0 1,55 1,48 1,35 GDP/người (triệu đồng) 4,34 9,757 19,4 31,9 Về tăng trưởng kinh tế Nhịp độ tăng GDP trung bình thời kỳ 2006-2010 là 14%, trong thời kỳ 2011-2015 đạt 12%/năm, thời kỳ 2016-2020 là 8,4%/năm. Bình quân cả thời kỳ 2006 – 2020 đạt 11,4%/năm Rút ngắn khoảng cách GDP/người của tỉnh với trung bình cả nước: Đến năm 2010 GDP/người của tỉnh bằng 63% và đến 2020 đạt xấp xỉ 69% trung bình cả nước. Cụ thể như sau: Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp- xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông – lâm – ngư nhiệp, đến năm 2020 sẽ đạt được một cơ cấu kinh tế tương đối hợp lý theo chiều hướng như phương án I: Biểu 18. Chuyển dịch cơ cấu ngành tính theo GDP Phương án II Chỉ tiêu GDP giá hiện hành (tỷ đồng) Cơ cấu kinh tế (%) 2005 2010 2015 2020 2005 2010 2015 2020 GDP cả tỉnh 4.319,7 10.610 22.645 39.847 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông lâm thủy sản 1.994,2 3.261 5.592 9.105 45 30,7 24,7 22,8 Công nghiệp + XD 926,5 3.858 10.063 18.209 19 36,4 44,4 45,7 Dịch vụ 1.399 3.491 6.990 12.533 36 32,9 30,9 31,5 Lựa chọn phương án phát triển và cơ cấu kinh tế: Tây bắc là vùng nghèo nhất cả nước. Việc Chính phủ quyết định đầu tư xây dựng thủy điện Sơn La, đã mang lại cho tỉnh Sơn La một cơ hội phát triển mới vì đã tập trung một nguồn vốn lớn, đầu tư trong một thời gian dài vào địa bàn này, làm đòn bẩy thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc đầu tư vào Sơn La sẽ mang lại lợi ích trên nhiều phương diện như lợi ích về kinh tế, về xã hội và cả về chính trị: Lợi ích về kinh tế: Thứ nhất, hình thành ngành công nghiệp điện có tính chuyên môn hoá cao sử dụng tài nguyên sẵn có của cả vùng Tây bắc không phụ thuộc vào ranh giới hành chính, tạo ra hiệu quả liên kết kinh tế giữa các tỉnh và các vùng trong cả nước. Thứ hai, các ngành phục vụ cho sản xuất chuyên môn hoá như xây dựng đường giao thông, vận tải, xây dựng sản xuất bổ trợ như xi măng cũng được củng cố và phát triển. Thứ ba, các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ sản xuất, cá nhân và cộng đồng như ngân hàng, tài chính, bưu điện, viễn thông được xây dựng trở thành mạng lưới với phương thức dịch vụ hiện đại, thông thoáng. Tạo ra sức mạnh nội lực, nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ liên kết và hợp tác liên tỉnh. Lợi ích về hiệu quả liên kết vùng: Thứ nhất, quy mô sản xuất và về thị trường tiêu thụ được mở rộng. Thứ hai, tạo ra sự cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh, tạo ra sự gắn kết giữa sản xuất với dịch vụ, và giữa các hình thức dịch vụ với nhau, đồng thời hỗ trợ lẫn nhau về tài nguyên khan hiếm; Thứ ba, tạo ra cơ hội mới cho người lao động trong tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập, người lao động có cơ hội học tập lẫn nhau, hoàn thiện về kỹ năng, tay nghề. Tạo ra môi trường thuận lợi để chuyển dịch công nghệ giữa các tỉnh trong vùng, do đó công nghệ được nhanh chóng đổi mới. Lợi ích về chính trị luôn luôn là nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở gia tăng lợi ích về kinh tế và xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện, lòng tin vào Đảng tiếp tục được củng cố, Chính quyền ngày càng được củng cố, an ninh chính trị được đảm bảo… Vị thế của tỉnh được nâng lên một tầm cao mới. Lợi ích về xã hội là cơ sở để phát triển dịch vụ, đảm bảo an ninh biên giới: Tình hình an ninh của cả nước cũng được tăng cường nhờ tăng trưởng và phát triển kinh tế Sơn La; Tăng cường hợp tác về kinh tế xuyên biên giới tỉnh sẽ giúp người dân địa phương mở rộng hiểu biết về văn hoá, đảm bảo an ninh và an toàn xã hội; Nhờ phát triển kinh tế, mức sống dân cư và chất lượng cuộc sống được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng và dịch vụ y tế gia tăng tạo ra nhu cầu xã hội mới làm căn cứ cho phát triển lĩnh vực y tế, thương mại và dịch vụ. Chọn phương án phát triển: Hai phương án nêu trên đều có nội dung phát triển kinh tế - xã hội tương tự nhau, nhưng khác nhau về tiến độ đầu tư. Cả hai phương án đều đòi hỏi tiếp tục đầu tư cao sau khi hoàn thành xây dựng thủy điện Sơn La, bởi vì quy mô kinh tế của tỉnh lớn hơn, đồng thời một số lợi thế về tài nguyên đã được khai thác đưa vào sử dụng. Vì vậy, để tăng trưởng cao sau khi hoàn thành thủy điện Sơn La yêu cầu đầu tư lớn, đây là một thách thức có thể nhận thấy trên con đường phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Với thực tiễn đầu tư trong giai đoạn 2003-2005 và quyết tâm của TW, thì nhu cầu đầu tư của phương án I và phương án II đều có thể khả thi, bởi vì nguồn vốn chủ yếu là của Trung ương. Tuy vậy, để lựa chọn cơ cấu kinh tế và phương án phát triển phù hợp còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa, đáng chú ý nhất đối với tỉnh Sơn La là nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài như đã nêu trên. Kết quả dự báo các sản phẩm chủ yếu trong tỉnh cho thấy tốc độ phát triển của phương án II thấp hơn phương án I, tiến độ đầu tư không quá tập trung. Tuy vậy, phương án I cần được xem xét lựa chọn, bởi vì, Nhà nước cùng các bộ ngành và tỉnh đều quyết tâm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy thuỷ điện quan trọng này, nếu phương án này khả thi thì khoảng cách GDP/người của Sơn La so với cả nước được thu hẹp một cách đáng kể, từ 41% năm 2005 lên 75% vào 2020, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo phương án I cũng phù hợp với phương hướng phát triển. Phương án II là phương án dự phòng trong tình huống phải kéo dài xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La đến 2015. V. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực 1. Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản * Phương hướng chung: Chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trường, đảm bảo phát triển bền vững và đem lại hiệu quả ngày càng cao. Xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, phấn đấu đến năm 2010 sẽ có những vùng đạt 30-50 triệu đồng/ha đất canh tác. Sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ cho công trình thuỷ điện Sơn La và nhân dân trong tỉnh, tránh tình trạng đắt đỏ quá mức do dân số cơ học tăng cao, đặc biệt khu vực thị xã và công trường thuỷ điện. Bảo vệ rừng đầu nguồn cho thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Sơn La và các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ khác. Tiếp tục quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư, quy hoạch mới vùng định canh định cư, vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La, tạo điều kiện cho dân tộc đặc biệt khó khăn ổn định đời sống, có đất đai, có điều kiện để phát triển sản xuất. Tổ chức sản xuất nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế trang trại, lấy kinh tế hộ làm đơn vị tự chủ, các doanh nghiệp, hợp tác xã nông lâm nghiệp là đơn vị dịch vụ 2 đầu cho kinh tế hộ phát triển. ổn định và tăng tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản bình quân giai đoạn 2006 – 2020 đạt 6,1%/năm, trong đó, giai đoạn 2005 – 2010 đạt 6%/năm, giai đoạn 2011-2015 đạt 6,5%/năm. Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2005 lên đạt 3.600 tỷ đồng, tăng lên 12.521,5 tỷ đồng vào năm 2020 (giá hiện hành). Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành tiếp tục dịch chuyển theo hướng gia tăng mạnh mẽ tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Tăng nhanh giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đất từ khoảng 9 triệu đồng/ha năm 2004 lên 18 – 20 triệu đồng/ha năm 2010 và khoảng 35 triệu đồng/ha năm 2020. Biểu 19. Dự báo phát triển nông lâm ngư nghiệp Đơn vị 2005 2010 2015 2020 I. Tổng giá trị gia tăng ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản - Giá so sánh 1994 Tỷ đồng 981 1270 1636 2060 - Giá hiện hành Tỷ đồng 1994,2 3300 5676 9275 Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản - Giá so sánh năm 1994 Tỷ đồng 1288 1722 2360 3130 - Giá hiện hành Tỷ đồng 3600 5268,6 8490,7 12521,5 Về nông nghiệp: + Về lương thực: Đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Tăng cường thâm canh ruộng lúa nước, sử dụng giống mới năng suất cao trên 90% diện tích lúa và ngô ở các vùng trọng điểm như Phù Yên, Sông Mã, Thuận Châu, Mai Sơn. Đến năm 2005 đạt 35 vạn tấn lương thực có hạt, bình quân khoảng 351 kg/người/năm. Đến năm 2010 đạt 36-37 vạn tấn, bình quân 340kg/người/năm. Đến năm 2020 đạt khoảng 42,5 vạn tấn, bình quân 340 kg/người/ năm. Cây lúa nước: Thâm canh tăng vụ, đưa diện tích ruộng 1 vụ lên 2 vụ thâm canh cao. Đảm bảo ổn định diện tích 15 ngàn ha ruộng nước, tận dụng nơi có điều kiện khai hoang để bù vào diện tích bị ngập 17 xã của 3 huyện vùng lòng hồ sắp tới (Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La) và đưa sang sử dụng mục đích khác. Tiến hành kiên cố hoá các đập đầu mối, tuyến kênh cấp I, kênh cấp II ở các vùng lúa tập trung và vùng có diện tích lúa trọng điểm dọc suối Tấc, suối Vạt, suối Muội, Sốp Cộp. Tiếp tục đầu tư các công trình thuỷ lợi, khai hoang mở rộng diện tích ở những nơi có điều kiện. Dự kiến khai hoang hết đất bằng chưa sử dụng khoảng 200 ha vào năm 2010. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đưa lúa lai từ 3.500 ha hiện nay lên 20.000 ha vào năm 2010, thâm canh đưa năng suất lúa chiêm xuân lên 58 tạ/ha, lúa mùa 45 tạ/ha. Đồng thời xây dựng vùng lúa đặc sản (nếp tan) làm hàng hoá vùng Mường Chanh (Mai Sơn), Sốp Cộp, Mường Và (Sông Mã). Cây lúa nương: Hiện tại diện tích lúa nương còn nhiều, thời gian tới chỉ nên duy trì ở các xã vùng sâu, vùng xa, địa bàn chưa có điều kiện giao thông phát triển. Bình quân hàng năm giảm khoảng 7%-10% diện tích so với năm trước, không trồng lúa nương dọc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, địa bàn đường ô tô có thể đi được bốn mùa trong năm, kết hợp với việc đưa giống mới chịu hạn, năng suất cao vào gieo trồng để bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ. Giảm mạnh diện tích lúa nương trên đất dốc, xây dựng nương định canh, nương bậc thang, tiến hành các biện pháp chống xói mòn đất, bằng phương thức: trồng băng cây xanh, đào rãnh, xếp đá cản dòng chảy... Phấn đấu đưa diện tích lúa nương xuống khoảng 8 ngàn ha vào năm 2010 và 5 ngàn ha từ 2015 trở đi. Cây ngô: Là cây lương thực hàng hoá có ưu thế của Sơn La. Hướng tới đi vào tập trung thâm canh, tăng vụ, ổn định diện tích gieo trồng ngô toàn tỉnh khoảng 55-60 ngàn ha, phát triển mạnh ngô lai có năng suất và chất lượng cao đủ tiêu chuẩn hàng hoá và tăng diện tích trên đất ruộng 1 vụ, tăng vụ thu đông. Xây dựng các vùng ngô hàng hoá tập trung ở Mộc Châu - Yên Châu, Mai Sơn. Thâm canh, đưa giống mới vào trồng để tăng năng suất ngô bình quân từ 30 tạ/ha năm 2005 lên xấp xỉ 45 tạ/ha vào năm 2010. ổn định sản lượng ngô từ 20 vạn tấn hiện nay lên 23-24 vạn tấn năm 2020. Chú trọng công nghệ phơi sấy bảo quản ngô sau thu hoạch. Biểu 20. Dự kiến sản xuất lương thực Đơn vị 2005 2010 2015 2020 I. Diện tích gieo trồng cây LT Ha 96.795 89.500 90.000 90.000 II. Sản lượng lương thực có hạt Tấn 350.000 360.000 395.000 424.400 III. SLLT bình quân đầu người kg/ng/năm 351 340 340 340 1. Lúa cả năm - Diện tích gieo trồng Ha 36.095 34.500 33.000 34.000 - Sản lượng Tấn 130.000 135.000 170.000 192.000 2. Lúa chiêm xuân - Diện tích gieo trồng Ha 8.800 9.500 11.500 12.000 - Sản lượng Tấn 50.000 55.000 74.000 80.000 3. Lúa mùa - Diện tích gieo trồng Ha 15.295 1.600 16.500 17.000 - Sản lượng Tấn 66.800 70.700 89.000 105.000 4. Lúa nương - Diện tích gieo trồng Ha 12.000 8.000 5.000 5.000 - Sản lượng Tấn 13.200 9.200 7.000 7.000 5. Cây ngô - Diện tích gieo trồng Ha 66.000 55.000 57.000 55.000 - Sản lượng Tấn 200.000 225.000 231.000 232.000 Xây dựng vùng vành đai thực phẩm, hoa cây cảnh: nhằm phục vụ cho công trình thuỷ điện Sơn La, đô thị và nhu cầu của nhân dân. Địa bàn phát triển là trên các huyện với 3 nhóm chính: - Nhóm cây rau xanh, gồm (rau đậu các loại, măng tre). - Nhóm cây hoa, cây cảnh. - Nhóm cây ăn quả, gồm (nhãn, vải, Sơn Tra, mận, mận hậu, mơ, xoài, chuối, dứa, đu đủ, hồng, táo, lê, đào, cây có múi và cây ăn quả khác, …). * Nhóm cây rau xanh: Tổng diện tích khoảng 12.000 ha, trong đó: - Tre trúc lấy măng: 4.500 ha với giống bát độ, lục trúc, điền trúc, tập trung ở huyện Sốp Cộp 1.000 ha, Thuận Châu 1.000 ha, Mai Sơn 1.500 ha, các huyện khác 1.000 ha (mỗi huyện 200 - 300 ha). - Rau đậu các loại: 6.700 ha, tập trung chủ yếu địa bàn Thị Xã, Mộc Châu, Mường La, Mai Sơn, Sông Mã, Phù Yên mỗi huyện từ 500 - 900 ha. * Nhóm hoa cây cảnh: Giành diện tích quy hoạch đáng kể: 470 ha chủ yếu bố trí ở địa bàn thị xã Sơn La, Mộc Châu, Mai Sơn, Mường La. Theo dự kiến phát triển dân số đô thị Thị xã Sơn La đến năm 2010 tăng tự nhiên 1,4% dân số khoảng 8 vạn người, tăng cơ học của công nhân thuỷ điện Sơn La và những người đi theo thêm 2 vạn người thì quy hoạch vành đai thực phẩm phải đảm bảo nhu cầu cho 12-13 vạn dân, bình quân 90 kg rau xanh và 70 kg quả tươi/người/năm. + Xây dựng vùng sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao tại Mộc Châu. + Cây công nghiệp ngắn ngày: Cây đậu tương: Là cây công nghiệp ngắn ngày được gieo trồng rộng rãi ở các huyện, thị xã Sơn La, diện tích đậu tương năm 2004 là trên 13.253 ha với sản lượng 14.773 tấn. Hướng tới cần mở rộng diện tích đậu tương, đưa một số diện tích đậu tương xuống chân ruộng một vụ nhằm cải tạo đất và tăng hệ số sử dụng đất, tiếp tục đưa các giống đậu tương mới, năng suất cao, chống chịu bệnh vào sản xuất. Năm 2005 diện tích đậu tương đạt 14.000 ha, sản lượng 14.800 tấn. Đến năm 2010 tăng diện tích đậu tương lên 18.000 ha, sản lượng 23.000 tấn. Đến năm 2020 diện tích đậu tương tăng lên 20.000 ha, sản lượng 25.500 tấn. Cây sắn: Xây dựng vùng sắn tập trung nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tinh bột, cồn với quy mô 9.000 ha giống sắn mới có năng suất, chất lượng cao, trồng ở các huyện Thuận Châu, Mường La, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn, công suất 90 tấn tinh bột/ngày và 50 tấn/ngày (năm 2005). Năm 2010 xây dựng thêm 1 nhà máy tinh bột sắn vùng Sông Mã (90 tấn/ngày). Vùng sắn nguyên liệu tập trung sẽ đầu tư phát triển các giống sắn mới có năng suất và hàm lượng tinh bột cao. Cùng với các vùng sắn nguyên liệu khác đưa diện tích sắn toàn tỉnh đến năm 2005, 2010 ổn định khoảng 10.000 ha với sản lượng tương ứng là 320.000 tấn củ tương đương 64.000 tấn bột/năm. Cây mía: Bố trí từ 3.000 – 4.000 ha trồng tập trung để cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy mía đường đảm bảo công xuất nhà máy 2.000 tấn mía/ngày, công xuất chế biến 2 vạn tấn đường kết tinh/năm, chủ yếu trên địa bàn Mai Sơn và Yên Châu, chú trọng thâm canh cao, trồng giống mới có năng suất và chất lượng đường cao (chủ yếu các giống chủ lực ROC10, ROC16, RO1, MI, CP84-1827 và ROC22 đảm bảo cơ cấu 25:50:25). Năng suất bình quân phấn đấu tăng lên đạt trên 70 tấn/ha. Biểu 21. Dự kiến phát triển cây công nghiệp ngắn ngày Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010 2015 2020 Đậu tương: Diện tích Ha 13.253 14.000 18.000 20.000 Sản lượng Tấn 14.773 14.800 23.000 25.000 Bông: Diện tích Ha 3.000 5.000 5.000 5.000 Sản lượng Tấn 3.200 6.500 6.800 7.200 Mía: Diện tích Ha 3.500 3.500 3.500 3.500 Sản lượng Tấn 180.000 250.000 270.000 300.000 Sắn công nghiệp Diện tích Ha 2.150 10.000 10.000 10.000 Sản lượng Tấn 64.500 320.000 400.000 450.000 + Cây công nghiệp dài ngày: Phát triển nhanh các cây công nghiệp chủ lực của tỉnh như chè, cà phê, … tạo thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến tiên tiến có thể cạnh tranh được thị trường trong nước và xuất khẩu như: Vùng chè ở Mộc Châu, Mai Sơn , Phù Yên, Yên Châu, Thuận Châu, Bắc Yên, Mường La, vùng cà phê ở Thị xã Sơn La, Thuận Châu, Mai Sơn, vùng dâu tằm ở Mộc Châu, Mai Sơn , Thị xã Sơn La, Thuận Châu,… Cây chè: Tập trung trồng mới chè nhập ngoại chất lượng cao kết hợp thâm canh cao vùng chè hiện có. Chú trọng khôi phục và phát triển cây chè Shan Tuyết. Đưa diện tích chè năm 2020 định hình 15.000 ha, mở rộng vùng chè Mộc Châu, Yên Châu lên 5.000 ha chè đặc sản xuất khẩu chất lượng cao. Mở rộng diện tích chè chất lượng cao 1000 ha ở vùng Phiêng Cằm, Chiềng Nơi (Mai Sơn) Co Mạ, Phỏng Lái (Thuận Châu), Ngọc Chiến (Mường La), 5 Mường (Phù Yên), Tà Xùa, Làng Chếu (Bắc Yên) gắn với công nghiệp chế biến. Khuyến khích đầu tư nước ngoài cho chương trình phát triển chè đặc sản chất lượng cao. Bên cạnh đó, cần bảo tồn phát triển chè cổ thụ ở nơi có điều kiện. Cây cà phê: Tăng cường đầu tư thâm canh diện tích cà phê hiện có (với diện tích cà phê bị sương muối cần chăm sóc tủ gốc, tỉa, tạo, tán mới và tiếp tục đầu tư kết hợp với trồng mới với giống chủ lực là Catimo đảm bảo mật độ từ 5.000 - 5.500 cây/ha gắn với hệ thống tưới ẩm). Các Dự án cà phê đã được phê duyệt như vùng II Mai Sơn, Vùng III Thuận Châu, Thị xã thâm canh cao ngay từ đầu để sớm đưa vào thu hoạch. Đưa diện tích cà phê năm 2005 lên 2.900 ha, sản lượng 2.028 tấn cà phê nhân. Đến năm 2020 diện tích ổn định 5.000-5.500 ha, sản lượng 4.500 tấn cà phê nhân. Cây dâu tằm: Phát huy thế mạnh của vùng dâu đồi, khí hậu tốt, độ dài sợi tơ khá. Vùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 – 2020.doc
Tài liệu liên quan