Báo cáo Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 3

1.1 Mục tiêu kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện 3

1.2 Đặc điểm kế toán nghiệp vụ hạch toán tính lương và chi trả lương, các khoản trích theo lương ở khách thể kiểm toán của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam có ảnh hưởng đến kiểm toán 4

1.3 Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện 7

1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán 7

1.3.2 Thực hiện kiểm toán 12

1.3.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 12

1.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích 20

1.3.2.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 23

1.3.3 Kết thúc kiểm toán 40

CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 45

2.1 Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện 45

2.1.1 Những ưu điểm trong thực tế 45

2.1.2 Những tồn tại 47

2.2 Các giải pháp hoàn thiện quy tình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện 48

KẾT LUẬN 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5602 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi có thay đổi lớn trong cài đặt hệ thống ảnh hưởng đến phương pháp hoặc quy trình ghi nhận nghiệp vụ hay không? Bộ phận kế toán có thiết lập quy trình xác định những thay đổi quan trọng trong khung BCTC được công bố bởi cơ quan có thẩm quyền tương ứng hay không? Kênh thông tin có được thiết lập để thông báo cho bộ phận công nghệ thông tin và bộ phận kế toán về những thay đổi trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp mà có thể gây ảnh hưởng đến phương pháp hoặc quy trình ghi chép nghiệp vụ hay không? Bộ phận kế toán có quy trình để xác định thay đổi lớn đối với môi trường hoạt động, bao gồm cả môi trường pháp luật hay không? Điển hình về một môi trường kiểm sáot rủi ro tốt trong doanh nghiệp Doanh nghiệp có cơ chế thích hợp để xác định rủi ro doanh nghiệp như: Tham gia vào thị trường mới, đưa ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới, quy chế bảo mật tài liệu, và những thay đổi khác trong công việc kinh doanh, môi trường chính trị, kinh tế. Nhà quản lý ước đoán được rủi ro BCTC trong đơn vị. Bộ phận kiểm toán nội bộ (hoặc một nhóm trong doanh nghiệp) thực hiện việc xác định rủi ro (ít nhất là hàng năm), bao gồm cả khảo sát hệ thống công nghệ thông tin. Ban giám đốc và/ hoặc Ủy ban kiểm soát giám sát và theo dõi quá trình nhận biết rủi ro và hành động của nhà quản lý để đảm bảo những rủi ro quan trọng được xác định. Bộ phận kế toán phải có quy trình xử lý kịp thời để xác định và cập nhật những thay đổi của các mẫu bảng biểu BCTC, môi trường hoạt động, hay môi trường pháp luật, cũng như nhưng thay đổi trong việc thực hiện công tác kế toán để thích nghi với những thay đổi nói trên. Mục tiêu hoạt động phải được vạch ra, so sánh và theo dõi trong toàn doanh nghiệp. Kế hoạch chiến lược được xem xét và thông qua bởi Ban giám đốc. Dự toán hoặc dự báo được cập nhật trong suốt năm tài chính để phản ánh sự thay đổi của các điều kiện môi trường . Bởi phần hành về lương là một trong những nội dung hoạt động của doanh nghiệp, vừa liên quan đến nguồn lực con người, liên quan đến sản xuất sản phẩm dịch vụ và liên quan đến công tác kế toán của đơn vị. Có thể nói đây là một phần hành có tính xuyên suốt trong doanh nghiệp rất cao, tiến hành thực hiện kiểm soát nội bộ cho toàn doanh nghiệp cũng đồng thời là tiến hành kiểm soát để xác định mức tin cậy vào hệ thống của doanh nghiệp trong việc tiến hành thực hiện chu trình tiền lương và nhân viên. Thực hiện thủ tục phân tích Thủ tục phân tích là một thủ tục thuộc về thử nghiệm cơ bản dùng trong kiểm toán, thủ tục phân tích là cái nhìn bao quát của kiểm toán viên, dựa trên sự phân tích một các logic để xét đoán và khoanh vùng khu vực có khả năng sai phạm. Vì những giới hạn vốn dĩ trong kiểm toán về thời gian và nguồn lực, do đó áp dụng thủ tục phân tích chính là biện pháp để đối ứng với những giới hạn đó. Thủ tục này được thiết kế để so sánh trên hai phương diện, từ con số tuyệt đối cho tới con số tương đối, cụ thể: Dùng hai dãy số liệu có quan hệ mật thiết với nhau để so sánh sự biến động song song, thông thường khi thực hiện thủ tục này, kiểm toán viên kỳ vọng sự biến động của chúng sẽ là tương đương, ví dụ: Số lượng nhân viên của doanh nghiệp và chi phí tiền lương qua các tháng. Thủ tục này được sử dụng đối với doanh nghiệp có sự biến đổi về nhân viên trong năm. Sử dụng thủ tục này, kiểm toán viên có thể biết được những thay đổi về chế độ lương thưởng trong năm. Kiểm toán viên có thể sử dụng tỷ lệ giữa chi phí nhân viên với doanh thu các tháng trong năm so sánh với tỷ lệ này của năm trước, từ đó khảo sát sự biến động trong tỷ lệ này. So sánh mức chi trả trung bình mỗi nhân viên hoặc theo giờ của năm trước bao gồm cả các khoản thưởng của nhân viên, nếu là trọng yếu. Xem xét việc phân loại chi phí, chia phòng ban, tổ sản xuất. Dùng đồ thị để thể hiện chi phí tiền lương qua các tháng và so sánh với năm trước, đồng thời xem xét sự biến động và mức tiền lương trung bình so với năm trước. Sử dụng phương pháp ước tính từ một tháng để xem xét tính hợp lý của chi phí tiền lương trong năm. Ta có thể sử dụng số liệu từ 3 tháng lương, lấy số liệu trung bình và từ đó ước tính ra con số của cả năm. Sự chênh lệch nếu ở dưới mức trọng yếu thiết lập cho khoản mục thì kiểm toán viên không cần phải thực hiện thêm thủ tục xác minh ở phần thủ tục ước tính này. Tuy nhiên mọi sự khác biệt ở trên ngưỡng trọng yếu đều phải được điều tra, xác minh để tìm hiểu nguyên nhân. Thủ tục so sánh mức chi lương các tháng của năm nay với các tháng của năm trước để phân tích nguyên nhân của những đột biến về số liệu (nếu có) Kiểm toán viên còn có thể tiến hành thủ tục phân tích bằng cách chia nhỏ chi phí tiền lương theo như cách hạch toán trong doanh nghiệp như: Chi phí tiền lương nhân viên hành chính (phần hạch toán đối ứng TK334 với TK 642) và chi phí tiền lương công nhân (phần hạch toán đối ứng TK 334 với TK 621, 627). Đối với một số doanh nghiệp, TK 334 có thể được chia nhỏ để dễ dàng phân biệt khi hạch toán. Sau đó, kiểm toán viên sẽ xem xét tính biến động giữa hai dãy giá trị chi phí, hoặc có thể sử dụng tỷ lệ để tiến hành phân tích. Trong phần này, biểu đồ sẽ được sử dụng. Biểu đồ 1. So sánh tiền lương nhân viên hành chính với tiền lương công nhân - Khách hàng sử dụng tài khoản: + TK642 để ghi nhận lương văn phòng + TK241810 để ghi nhận lương công nhân + TK62211, 62213 để ghi nhận lương công nhân trực tiếp xây dựng trong lò than cốc + TK627 để ghi nhận lương công nhân gián tiếp trong xây dựng lò than cốc - Khách hàng chỉ ghi nhận lương công nhân (sẽ được vốn hóa trong chi phí xây dựng dở dang) kể từ tháng 3 năm 2009, trong hai tháng đầu tiên, tất cả chi phí lương đều ghi nhận vào TK 642. Khoản này sẽ ghi ngược lại vào cuối tháng 3. - Vào tháng 9, để đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật trong xử lý lò than cốc, khách hàng phải sấy lò cốc, chính vì thế, công nhân phải làm việc 24/24, điều này dẫn đến sự tăng lên tọng yếu trong chi phí lương. -Từ tháng 8, số lượng nhân viên tăng lên đáng kể bởi vì doanh nghiệp đã thuê thêm một lượng lớn công nhân phổ thông cho những công việc đơn giản. - Khách hàng ghi nhận chi phí lương nhân viên cho lò than cốc riêng biệt kể từ tháng 10 năm 2009. -Kể từ tháng 11, công ty có thêm công nhân Tuyển than với mục đích sản xuất. - Trong tháng 12/2009 Ban giám đốc có quyết định từ Ban giám đốc về tăng lương cho nhân viên, 40% lương nhân viên văn phòng và 20% cho lương công nhân, và lương tháng 13, do đó chi phí lương trong tháng này tăng đột biến. - Trong tháng 12/2009 doanh nghiệp ghi nhận khoản bảo hiểm và KPCĐ cho quý 1 năm 2010 trích từ tiền lương bởi vì yêu cầu thu của Cơ quan bảo hiểm trước 20/1/2010, như vậy phần trích lại cho KPCĐ là không cần thiết. Khoản này trị giá: 9.601.000 VND 1.3.2.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết Thủ tục kiểm tra chi tiết là một trong những công cụ hữu hiệu để tìm ra được bằng chứng hiệu lực cho những sai phạm (nếu có) của công tác kế toán đơn vị. Nếu như thủ tục phân tích giúp cho kiểm toán viên có cái nhìn tổng thể về sự biến động và thông qua việc phỏng vấn khách hàng và rà soát sổ chi tiết, có thể khoanh vùng được phần có rủi ro sai phạm khi biến động là bất thường và không có giải thích hợp lý. Như vậy, sau khi tiến hành thủ tục phân tích, bằng thủ tục kiểm tra chi tiết, bao gồm việc xác định chi tiết số dư tại thời điểm 31/12 của các TK 334, 338; tính toán lại đối với những khoản chi phí phát sinh, như chi phí tiền lương, chi phí bảo hiểm trích theo lương, chi phí công đoàn, tính toán việc khấu trừ các khoản bảo hiểm, chi phí công đoàn và thuế thu nhập cá nhân từ lương và tiền công của nhân viên; và kiểm tra thông tin cũng như thủ tục từ những tài liệu bổ sung như hợp đồng, chứng từ chi trả lương, thủ tục chấm công, bảng tính toán lương, giấy tờ giảm trừ gia cảnh, tờ kê khai thuế thu nhập cá nhân đối với một số đối tượng chọn mẫu. Để hiểu rõ thêm về tính xâu chuỗi trong việc kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên, ta có thể khái quát dòng tiền chu chuyển trong chu trình thông qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1 Sự cấu thành và chu chuyển của tiền lương nhân viên Tiền lương cơ bản Tiền thưởng Tiền phụ cấp Bảo hiểm -Y tế -Xã hội -Thất nghiệp -KPCĐ Doanh nghiệp Người lao động Thuế thu nhập cá nhân Doanh nghiệp thu hộ cơ quan Thuế Dựa theo đó, cụ thể các thủ tục được thực hiện như sau: Thủ tục xác minh số dư thông qua phân tích biến động của TK 334, 338 trong năm của doanh nghiệp Để thực hiện thủ tục này, kiểm toán viên phải yêu cầu khách hàng cung cấp sổ chi tiết của TK 334 và 338. Như thế, số dư đầu kỳ của TK 334 sẽ bao gồm tổng lương tháng 13 của năm trước đó và số dư cuối kỳ của TK 334 sẽ bao gồm tổng lương tháng 13 của năm nay. Quy định về lương tháng thứ 13 được đề cập trong luật lao động và được hướng dẫn chi tiết trong Điều 11 Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002 của Chính phủ. Từ các sổ này, kiểm toán viên có thể lấy được số đầu kỳ (tiến hành khớp số này số cuối kỳ của năm trước). Việc khớp số này sẽ làm nảy sinh hai trường hợp, thứ nhất là BCTC năm trước cũng được kiểm toán bởi công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, thủ tục chỉ đơn giản là số đầu kỳ của năm nay phải bằng với số kiểm toán (sau điều chỉnh) của BCTC đã được kiểm toán của năm trước. Thứ hai là BCTC năm trước chưa được kiểm toán hoặc kiểm toán bởi công ty kiểm toán khác, trong trường hợp này, kiểm toán phải làm thêm một số thủ tục, nhằm phân tích chi tiết thành phần của số dư đầu kỳ của TK 334 và 338, bằng việc kiểm tra các khoản chi trả của đầu năm đang kiểm toán hiện hành, kiểm toán viên sẽ xác định được tính có thực của các khoản phải trả công nhân viên đầu kỳ theo logic: Khi có phát sinh Có để ghi nhận khoản phải trả, nghĩa là sẽ có bút toán Nợ để ghi giảm khoản phải trả này, bởi quyền cũng như xu hướng hành động vì lợi ích kinh tế của người lao động, đặc biệt trong phần hành lương, tính thời gian là một điểm thể hiện rất rõ ràng. Sau đó, kiểm toán viên sẽ đối chiếu khoản thanh toán này với chứng từ thanh toán, (chứng từ ngân hàng hoặc chứng từ chi tiền mặt với chữ ký của nhân viên nhận tiền), chứng từ nộp tiền vào Cơ quan Bảo hiểm. Thủ tục xác minh chi tiết đối với số dư đầu kỳ trong trường hợp thứ hai nói trên cũng là phương pháp để kiểm toán số dư cuối kỳ của đơn vị. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được, bởi thời điểm đoàn kiểm toán viên có mặt tại đơn vị là thời điểm đầu của năm tài chính tiếp theo, khi đó hầu hết các khoản phải trả đều đã được chi trả cho nhân viên. Đối với những khoản không tìm thấy được chi trả trong giai đoạn này, kiểm toán viên phải xác định bản chất từ việc phỏng vấn khách hàng. Một lưu ý quan trọng trong thủ tục xác minh số dư này, đó là đối với việc tiến hành kiểm toán cho những doanh nghiệp phải chi trả lương theo ngoại tệ, nhưng hạch toán bằng Việt Nam đồng. Kiểm toán viên còn phải tiến hành đánh giá lại các khoản phải trả này, trước khi thực hiện, kiểm toán viên phải tìm hiểu về phương pháp ghi nhận ngoại tệ của doanh nghiệp, về tính hợp lệ và về tính nhất quán của phương pháp đó. Ví dụ, có những doanh nghiệp xác định số dư cuối kỳ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng, có doanh nghiệp lại đánh giá theo tỷ giá của một ngân hàng thường xuyên giao dịch, hoặc của một ngân hàng và cộng thêm phần trăm biên (do tỷ giá giao dịch ngoại tệ ở các ngân hàng luôn thấp hơn tỷ giá giao dịch ngoại tệ trên thị trường). Cũng từ các sổ này, kiểm toán viên sẽ tập hợp để có được tổng phát sinh tăng và tổng phát sinh giảm. Đối với phát sinh tăng (Ghi bên Có), kiểm toán viên sẽ khớp con số này với bảng tính lương của đơn vị (số trước khấu trừ) Đối với phát sinh giảm (Ghi bên Nợ), kiểm toán viên sẽ khớp với con số chi trả lương trong năm và các khoản trích, khấu trừ từ lương của nhân viên với vai trò trung gian để thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm, cũng như nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên của công ty. Ở giai đoạn này, kiểm toán viên không tiến hành kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh, mà chỉ khớp số tổng phát sinh trên sổ để từ số đầu kỳ đã được xác minh, có thể đối chiếu với số dư cuối kỳ (đã được xác minh chi tiết). Chênh lệch giữa số cuối kỳ được xác định dựa trên công thức: Chênh lệch =(Số đầu kỳ + Tổng phát sinh tăng – Tổng phát sinh giảm) – Số dư cuối kỳ đã được xác minh Khi chênh lệch này lớn hơn mức trọng yếu được xác định dành cho khoản mục phải trả công nhân viên thì kiểm toán viên, phải tiến hành xác minh bắt đầu từ việc kiểm tra lại việc khớp sổ, rồi tiến hành yêu cầu giải thích từ phía khách hàng, đồng thời báo cáo với trưởng nhóm kiểm toán vấn đề gặp phải để có được sự hỗ trợ tư vấn từ người có nhiều kinh nghiệm hơn. Thủ tục tính toán lại các khoản chi phí, khoản trích và khoản khấu trừ nộp Nhà nước Để có thể có thực hiện thủ tục này, kiểm toán viên cần yêu cầu bộ phận kế toán của doanh nghiệp cung cấp các bảng lương được tính của tất cả các tháng trong năm, trong đó gồm bảng lương của 12 tháng và bảng chi lương tháng thứ 13 mang tính chất như tháng lương thưởng dành cho người lao động (được chi trong năm tiếp theo). Con số tổng lương của từng tháng sẽ được tổng cộng để khớp với phát sinh Có TK 334 trên sổ cái của TK này. Để đảm bảo về việc kế toán đã thực hiện việc tính lương trên bảng lương là chính xác, kiểm toán viên có thể chọn ra hai bảng lương để tiến hành tính toán lại, bằng công thức thiết lập đúng của kiểm toán viên, từ đó kiểm toán viên sẽ phát hiện ra được chênh lệch trong việc tính toán lương với hai mẫu chọn này, thông thường nếu hai bảng tính được thực hiện đúng, với chênh lệch bé, dưới mức điều chỉnh, thì kiểm toán viên có thể chấp nhận với cách tính của kế toán doanh nghiệp. Mặt khác, kiểm toán viên còn có thể sử dụng việc rà soát công thức được thiết lập trên bảng lương để đánh giá tính hợp lý và đúng đắn của công tác tính lương. Hiện nay, hầu hết công việc kế toán được thực hiện dựa trên sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện việc hạch toán bằng phần mềm kế toán chuyên dụng có khả năng chiết xuất dữ liệu ra bản Excel, hoặc bảng tính Excel, do đó rất tiện cho kiểm toán viên thực hiện công tác tính toán lại trên bảng lương của đơn vị. Việc tính toán dựa trên việc soát xét công thức thực chất chỉ là thủ tục xác định về kỹ thuật, khả năng ứng dụng và thiết lập công thức, cũng như cập nhật các tỷ lệ trích lập vào việc tính toán lương. Kiểm toán viên còn phải thực hiện các thủ tục nhằm xác minh tính đúng đắn của thông tin cơ sở như mức lương cơ bản áp dụng để tính lương, như thế đòi hỏi kiểm toán viên phải tiến hành chọn mẫu để đối chiếu những thông tin cơ sở trên bảng lương của người lao động, ngoài ra kiểm toán viên còn phải thu thập các quy định về thưởng, phụ cấp tương ứng đối với đối tượng mẫu được chọn. Việc chọn mẫu có thể được thực hiện bởi công cụ EY Microstart để thể hiện tính khách quan của việc chọn mẫu. Việc chọn ra mẫu này, tương ứng với việc kiểm tra toàn bộ chu trình tiền lương và nhân viên, bắt đầu từ hợp đồng lao động, đến bảng chấm công, bảng tính lương, các giấy tờ về việc giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập, việc thực hiện chi trả lương trong tháng lương được chọn ra để thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết. Kiểm toán viên sẽ sử dụng các kỹ năng để tính toán lại bảng lương của một hoặc hai tháng trong năm của khách hàng. Thông thường một bảng lương sẽ bao gồm các mục như: Lương cơ bản (dùng để trích bảo hiểm) Giảm trừ bản thân Giảm trừ gia cảnh Tiền lương dùng để tính thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập cá nhân Lần nhận lương đầu trong tháng Thu nhập ròng Dựa trên đó, kiểm toán viên cũng tiến hành tính lại các khoản này, theo công thức phù hợp với thông tư, và từ đó tìm ra các chênh lệch, nếu tổng chênh lệch trên ngưỡng chênh lệch quy định, kiểm toán viên cần phải yêu cầu lý giải từ phía khách hàng, ngược lại, kiểm toán viên có thể chấp nhận việc tính toán lương, thông thường nếu không có sự nhầm lẫn trong áp dụng công thức tính PIT, SI, HI thì các chênh lệch chỉ xuất hiện do quá trình làm tròn. Kiểm toán viên cần phải quan tâm đến vấn đề như trích lập quỹ trợ cấp thất nghiệp, để đảm bảo được doanh nghiệp đã trích lập quỹ này đúng với ý nghĩa dự phòng trợ cấp thất nghiệp cho các nhân viên trong công ty, từ đó đảm bảo việc phản ánh đúng đắn tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thủ tục về xác định số dư của TK 338 Đối với TK 338, dùng để ghi lại những khoản trích theo lương, phải trả cho cơ quan BHXH Cụ thể, trong TK 338, liên quan đến phần hành kiểm toán này, ta chỉ quan tâm đến các TK sau: TK3382: KPCĐ TK3383: BHXH TK3384:BHYT Trong năm 2009, Bộ Tài chính chưa có quy định cụ thể về việc hạch toán khoản BHTN của nhân viên trong doanh nghiệp, do đó tùy vào quan điểm của từng doanh nghiệp, có thể sử dụng các TK khác nhau, ví dụ như hạch toán chung vào 3383, hoặc với các đầu tài khoản nhỏ 338 không sử dụng trong hạch toán thông thường của doanh nghiệp như TK 3385. Tuy nhiên, vào ngày 31/12/2009, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 244/2009/TT-BTC, trong đó bổ sung TK 3389 dùng để hạch toán riêng BHTN. Kiểm toán viên cần phải xác định TK hạch toán tại đơn vị trong phần tìm hiểu về doanh nghiệp để thuận tiện trong quá trình thực hiện các thủ tục. Đối với năm tài chính 2010, Bộ tài chính đã có thông tin hướng dẫn cụ thể về hạch toán BHTN, kiểm toán viên cần phải chú ý để xem xét việc hạch toán của doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC năm 2010. Đây là bước tính lại tiền bảo hiểm phải nộp cho cơ quan bảo hiểm mà doanh nghiệp trích ra từ tiền lương của nhân viên và do bản thân doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động dưới tư cách người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. Kiểm toán viên trước khi tiến hành kiểm toán phải nắm rõ tính chất, phương pháp hạch toán kế toán, thông tư quy định hiện hành để nắm được tỷ lệ trích từ lương của người lao động và tỷ lệ do doanh nghiệp phải chịu, từ đó kiểm tra với tỷ lệ trích lập tương ứng của doanh nghiệp sử dụng, khi đã đảm bảo về tính cập nhật và đúng đắn về áp dụng thông tư thích hợp, kiểm toán viên sẽ tiến hành dựa trên bảng lương cơ bản để tính các khoản bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN). Kiểm toán viên phải xác định bản chất của số dư cuối năm trên TK này. Xét về tính hợp lý, số dư trên các TK này thông thường là khoản thu trước của doanh nghiệp cho kỳ sau (đầu năm tài chính tiếp theo) được trích từ lương của người lao động để đảm bảo có thể nộp được khoản này cho cơ quan bảo hiểm theo đúng quy định. Trong phần này, thường sẽ không có khoản trích từ phía doanh nghiệp, bởi bút toán trích chi phí nộp bảo hiểm cho người lao động có ảnh hưởng đến chi phí hoạt động, vì thế liên quan đến việc tính toán lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, số dư trên TK này có thể là khoản đơn vị nhận về từ cơ quan BHXH nhưng chưa tiến hành thanh toán cho người lao động. Đối với trường hợp này, kiểm toán phải xem xét nguyên nhân để xác định quyền của người lao động có bị vi phạm hay không hoặc doanh nghiệp không thực hiện trọn nghĩa vụ của mình. Đối với khoản trích từ lương người lao động để nộp tiền cho cơ quan BHXH vào đầu năm sau, kiểm toán viên phải tiến hành kiểm tra thông báo của cơ quan BHXH, sau đó tiến hành tính toán lại khoản này theo tỷ lệ trích của thông tư quy định hiện hành để xác định mức chênh lệch nếu có. Thông thường, rủi ro phát sinh từ các nghiệp vụ phát sinh ở khoản mục này là không cao, bởi có sự xuất hiện của bên thứ ba là cơ quan BHXH, cơ quan BHXH sẽ thu đủ và thu đúng lượng cần phải thu theo thông tư quy định hiện hành, do đó, kiểm toán viên chỉ dừng lại ở việc xác minh số dư cuối kỳ của các TK này. Trong khi xem xét các nghiệp vụ phát sinh từ TK này cũng như TK 334, kiểm toán viên sẽ tiến hành đối chiếu với kiểm toán các phần hành chi phí bởi nguyên tắc đối ứng để khẳng định tính trung thực, hợp lý khi ghi nhận chi phí trong kỳ của doanh nghiệp. Trong các cuộc kiểm toán năm 2009, tỷ lệ trích nộp bảo hiểm như sau: Năm Tỷ lệ trích nộp bảo hiểm đóng cho người lao động BHXH BHYT BHTN Người lao động Người sử dụng lao động Người lao động Người sử dụng lao động Người lao động Người sử dụng lao động 2009 5% 15% 1% 2% 1% 1% 2010 6% 16% 1,5% 3% 1% 1% Bảng 1.5 Tỷ lệ trích nộp bảo hiểm áp dụng cho năm 2009 và 2010 ERNST & YOUNG CÔNG TY ABC Kiểm toán cuối kỳ cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2009 Mục tiêu: Xác minh tính trung thực, hợp lý của TK Công việc thực hiện: Tập hợp sổ cái các TK Đối chiếu với chi phí ghi nhận và các khoản chi trả Phát hiện: [A] – Biến động của TK Số trên sổ cái Số dư đầu kỳ VD.E02 9,321,880 Trong đó: SI (TK 338300) 9,321,880 HI(TK 338400) 0 UI(TK 338500) 0 Phát sinh tăng trong năm -2,538,880,708 [B] Trong đó: SI (TK 338300) -2,051,012,310 HI(TK 338400) -311,831,398 UI(TK 338500) -176,037,000 Phát sinh giảm trong năm 2,513,911,399 [C] Trong đó: SI (TK 338300) 2,029,723,101 HI(TK 338400) 311,720,398 UI(TK 338500) 172,467,900 Số dư cuối kỳ -15,647,429 Trong đó: SI (TK 338300) -11,967,329 HI(TK 338400) -111,000 UI(TK 338500) -3,569,100 Số trên sổ cái VB101 -15,647,429 Chênh lệch 0 [B] – Số phát sinh tăng trong năm Chi phí bảo hiểm do doanh nghiệp đóng VB.A01 1,754,986,320 Khoản đóng bảo hiểm khấu trừ theo lương 644,111,120 2,399,097,440 Chênh lệch -139,783,268 Thủ tục về xác định số dư dự phòng trợ cấp thất nghiệp (TK 351) Bản chất của TK này là khoản dự phòng trợ cấp thôi việc cho người lao động. Theo như luật lao động quy định, người lao động sẽ được chi trả một khoản tiền khi thôi việc tại doanh nghiệp. Mức chi trả này được chi trả bởi doanh nghiệp, và cụ thể được tính bằng công thức sau: Trợ cấp thất nghiệp = Số năm làm việc X ½ X Lương cơ bản Với công thức này, kiểm toán viên có thể xác định được khoản dự phòng phải trả cho người lao động dựa vào lương cơ bản của nhân viên thuộc doanh nghiệp. Kiểm toán viên sẽ tiến hành so sánh con số này với con số dư phòng phải trả của doanh nghiệp. Mọi sự sai lệch đều cần được điều chỉnh. Cụ thể hướng dẫn về tính khoản dự phòng trợ cấp thất nghiệp trong năm 2009, doanh nghiệp áp dụng Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH. Đây là thông tư có bổ sung, sửa đổi so với Thông tư số 21/2003/TT –BLĐTBXH, trong đó kiểm toán viên cần phải chú ý một số điểm sau: “Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc (tính theo năm) được xác định theo khoản 3, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, trừ thời gian đóng BHTN theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. Trường hợp, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau: Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng làm tròn thành 1/2 năm; Từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 01 năm. - Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).” Đặc biệt, theo quan điểm cơ quan Thuế, quỹ dự phòng trợ cấp thất nghiệp được trích lập là từ 1% đến 3% của tổng lương tính BHXH. Tuy nhiên, trên quan điểm của kế toán thì phải trích quỹ này đúng với bản chất dự phòng là tính lại trợ cấp thôi việc tại thời điểm của năm cho toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp. EY Microtart Bảng số ngẫu nhiên Công ty: ABC Co. Thứ hai, 25 tháng 1 năm 2010 ___________________________________________________________ Hệ thống sẽ chọn ra 5 con số từ dãy sau: 1: Dãy 1 Từ 1 đến 80 Đọc xuống dọc theo cột từ trái sang phải là thứ tự chọn mẫu. Thứ tự mẫu chọn Số Số Số Số Số 1 69 44 40 51 Thứ tự tăng dần 1 40 44 51 69 ERNST & YOUNG VB.D02 CÔNG TY ABC Kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009 Mục đích Đảm bảo tính hiệu lực và đầy đủ của chi phí tiền lương Công việc thưc hiện Sử dụng ngẫu nhiên bảng lương của 2 tháng Chọn một vài nhân viên để so sánh với Hợp đồng lao động, Bảng chấm công và các tài liệu có liên quan khác Xem xét những nghiệp vụ bất thường ( về bản chất Nợ- Có và phát sinh) Tính toán lại lương, tổng thu nhập, các loại bảo hiểm, Thuế TNCN và so sánh với số của khách hàng Điều tra chênh lệch (nếu có) Phát hiện Tháng Tư Khớp với Tên Tổng lương Trợ cấp ăn trưa SI & HI PIT KPCĐ Nhận Lưu ý A B C D E F G Ngô Thị Minh Thu 5,300,000 771,664 371,000 0 10,000 4,157,336 [1] x x x x x [2] Phạm Văn Minh 8,500,000 545,000 595,000 0 10,000 7,360,000 [1] x x x x x Lê Thu Hà 8,000,000 390,000 560,000 92,000 -342,000 6,958,000 x x x x x Khúc Tiến Hà 5,600,000 1,263,344 392,000 0 -290,000 3,944,656 [1] x x x x x x Trần Thị Thu Trang 5,000,000 1,178,344 350,000 0 10,000 3,471,656 x x x x x x Lưu Văn Tư 5,800,000 1,356,656 406,000 0 -20,000 4,037,344 [1] x x x x x x Vũ Hồng Thái 4,600,000 1,126,656 322,000 0 10,000 3,151,344 x x x x x x Vũ Văn Thục 2,140,000 716,672 149,800 0 10,000 1,273,5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25898.doc
Tài liệu liên quan