Báo cáo Quy trình kỹ thuật trồng hoa cúc

Cúc là một trong những loại hoa cắt cành phổ biến trên thế giới. Ở nhiều nước, người ta còn gọi cúc ( Chrysanthemum) bằng những tên khác nhau như Margarita, Aspera, Rosa de japon, Manzanilla có nguồn gốc từ trung quốc và các nước Châu Âu.

Hoa của cây cúc được gọi là “ head” (đầu). Đó là một khối bao gồm nhiều hoa đơn chụm vào nhau trông giống như một hoa đơn nở. Một khối lá bắc(bract) màu xanh chen chúc bao quanh hoa đầu. Hoa đầu lại có vòng hoa phía ngoài(chiếc hoa tỏa tia = hoa hình môi), phân biệt với mắt lồi phía bên trong hoa về hình dạng và màu sắc(chiếc hoa hình đĩa = hoa hình ống).

Hoa đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, là sản phẩm vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa mang giá trị tinh thần cao.

Là mặt hàng xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao cho nhiều nước như: Hà Lan, Trung Quốc, Mỹ Ngoài việc làm đẹp và tô điểm cho đời sống con người hoa còn có nhiều tác dụng khác như: chữa bệnh, dùng làm thức ăn cho người, gia súc, nuôi ong Ở Việt Nam, cây hoa cũng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế sản xuất Nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các tỉnh có diện tích trồng hoa lớn như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Đà Lạt Ngày càng có nhiều sản phẩm về hoa ra đời, trong đó có rất nhiều loài hoa có giá trị kinh tế cao như: Phong lan, Lyly, Tuylip

Trong các loài hoa phổ biến hiện nay không thể không nói tới hoa cúc( tên khoa học: chrysanthemuin), một loài hoa được trồng ở rất nhiều nơi và đem lại giá trị kinh tế cao cho người trồng nó. Ở Việt Nam hoa cúc được trồng ở khắp mọi nơi từ núi cao đến đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị, nhưng được trồng tập chung ở các vùng trồng hoa truyền thống: Ngọc Hà, Nhật Tân, Quảng An

 

doc11 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3394 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Quy trình kỹ thuật trồng hoa cúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HOC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOA NÔNG HỌC Bài báo cáo QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA CÚC MÔN : CÂY HOA LỚP : LIÊN THÔNG TRỒNG TRỌT K5 HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ KIỀU Thái nguyên tháng 1 năm 2011 MỞ ĐẦU Cúc là một trong những loại hoa cắt cành phổ biến trên thế giới. Ở nhiều nước, người ta còn gọi cúc ( Chrysanthemum) bằng những tên khác nhau như Margarita, Aspera, Rosa de japon, Manzanilla có nguồn gốc từ trung quốc và các nước Châu Âu.... Hoa của cây cúc được gọi là “ head” (đầu). Đó là một khối bao gồm nhiều hoa đơn chụm vào nhau trông giống như một hoa đơn nở. Một khối lá bắc(bract) màu xanh chen chúc bao quanh hoa đầu. Hoa đầu lại có vòng hoa phía ngoài(chiếc hoa tỏa tia = hoa hình môi), phân biệt với mắt lồi phía bên trong hoa về hình dạng và màu sắc(chiếc hoa hình đĩa = hoa hình ống). Hoa đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, là sản phẩm vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa mang giá trị tinh thần cao. Là mặt hàng xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao cho nhiều nước như: Hà Lan, Trung Quốc, Mỹ…Ngoài việc làm đẹp và tô điểm cho đời sống con người hoa còn có nhiều tác dụng khác như: chữa bệnh, dùng làm thức ăn cho người, gia súc, nuôi ong…Ở Việt Nam, cây hoa cũng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế sản xuất Nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các tỉnh có diện tích trồng hoa lớn như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Đà Lạt… Ngày càng có nhiều sản phẩm về hoa ra đời, trong đó có rất nhiều loài hoa có giá trị kinh tế cao như: Phong lan, Lyly, Tuylip… Trong các loài hoa phổ biến hiện nay không thể không nói tới hoa cúc( tên khoa học: chrysanthemuin), một loài hoa được trồng ở rất nhiều nơi và đem lại giá trị kinh tế cao cho người trồng nó. Ở Việt Nam hoa cúc được trồng ở khắp mọi nơi từ núi cao đến đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị, nhưng được trồng tập chung ở các vùng trồng hoa truyền thống: Ngọc Hà, Nhật Tân, Quảng An… Hoa Cúc trồng được ở nhiều nơi và đa dạng về các chủng loại với các sắc màu và hình dáng đa dạng. những giống địa phương như: cúc vàng hè đà lạt, cúc họa mi, cúc chi đà lạt, cúc đỏ ấn độ, cúc gấm, cúc đại đóa vàng, cúc kim từ nhung… giống cúc nhập nội như giống CN93, CN97, CN98, cúc vàng đài loan, cúc tím hè, cúc tím hà lan, cúc xanh, tập đoàn cúc chi hà lan… QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG 2.1: Giống Giống cúc vàng 2.2: Địa điểm, Thời vụ Trung tâm thực hành thực nghiệm khoa nông học trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên Trồng vào vụ đông 2.3: Làm đất và chuẩn bị đất trồng Dọn sạch cỏ dại trên ruộng trước khi làm đất Ruộng có diện tích khoảng 1 sào bắc bộ. Cuốc đất, sau đó để phơi ải một tuần. Sau khi phơi ải 1 tuần tuy chưa đủ thời gian cho đất dủ ải nhưng vì đảm bảo thời vụ ta tiến hành làm đất cho đất nhỏ ra nhặt sạch những gốc cỏ dại còn sót lại trên ruộng san cho mặt ruộng tương đối bằng phẳng. Sau khi lên luống ta tiếp tục làm nhỏ đất trên mặt luống sao cho đất tơi xốp(có tác dụng để quá trình phát triển của cây thuận lợi), san mặt luống bằng phẳng Sau đó ta tiến hành bón lót cho đất. Phân được giải đều trên mặt luống và dùng cuốc trộn đều phân với đất. 2.4: Kỹ thuật trồng và chăm sóc 2.4.1: Kỹ thuật trồng Trồng bằng cây con, cây con cao khoảng 15 – 20cm, trồng với khoảng cách 10x20cm. Khi trồng thì ta dùng que chọc lỗ cho cây con, bỏ cây con xuống sau đó vùi đất lại( để cây con tránh bị đổ do thời tiết bất lợi hoặc do chăm sóc. Sau khi trồng xong thì phải tiến hành tưới nước ngay, tưới đẫm giúp cây con không bị héo vì mất nước. 2.4.2: Chăm sóc Để cây con phát triển khỏe mạnh thì sau khi trồng xong phải tiến hành các biện pháp chăm sóc, chăm sóc phải thường xuyên đặc biệt là thời kì cây con( vì thời kì này cây phát triển yếu ớt dễ bị chết do sâu bệnh, thiếu dinh dưỡng hay do điều kiện ngoại cảnh quá khắc nhiệt). Thường áp dụng các biện pháp chăm sóc như sau: 2.4.2.1: Tưới nước Sau khi trồng phải tiến hành tưới nước cho cúc ngay, dùng uroa tưới đẫm, mỗi ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát, tưới trong khoảng 10 ngày đầu sau trồng. Sau khi cây đã trải qua giai đoạn bẽn rễ hồi xanh thì chỉ cần tưới mỗi ngày 1lần vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tuy nhiên cũng cần dựa vào điều kiện thời tiết mà nên phân bố lượng nước tưới thích hợp. Nếu trời nắng nóng khô hạn thì ngày phải tưới nhiều lần và trong mỗi lần tưới phải tưới nhiều hơn( chỉ tưới và sáng sớm và chiều mát tuyệt đối không được tưới vào giữa trưa) Nguyên tắc là luôn giữ ẩm cho đất ở mức độ vừa phải( không khô quá cũng không ẩm quá) để cho cúc có thể sinh trưởng khỏe mạnh, hoa to và đẹp. 2.4.2.2: Xới xáo phá váng: Sau khi trồng 15- 20 ngày thì ta tiến hành xới xáo phá váng, mục đích để cho đất tơi xốp thoáng khí, giúp bộ rễ cúc phát triển mạnh. Việc xới xáo phá váng có thể dùng bay để xới hoặc dùng cuốc xới nhẹ lớp đất mặt. Trong cả quá trình sinh trưởng của hoa cúc có thể xới phá váng ở giai đoạn cây con, trước khi cây phân hóa mầm hoa. 2.4.2.3: Nhổ cỏ Mục đích: nhổ cỏ để giảm bớt sự cạnh tranh chất dinh dưỡng, ánh sáng( trong giai đoạn cây con) với cúc. Tránh được một số loại sâu bệnh truyền nhiễm cho cúc. Việc nhổ cỏ phải tiến hành thường xuyên, khi ra ruộng nếu thấy có cỏ thì phải tiến hành nhổ ngay Khi nhổ phải chú ý tránh làm tổn thương cho cúc, nhất là bộ rễ. 2.4.2.5: Bón phân Mục đích: bón phân giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây cúc, giúp cây sinh trưởng và phát triển mạnh, chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh tốt. Cách bón: Bón lót: bón lót toàn bộ phân hữu cơ + 10-15kg supelan + vôi Bón thúc: chia làm 2 đợt: Đợt 1: Sau trồng 20 ngày, sử dụng 200g N+100g K. pha loãng tưới đều cho ruộng cúc. Đợt 2: sau trồng 30-35 ngày, lúc này cây cao 15-20cm bón thúc 0,5kg supelan+500g N+300g K trộn vào nhau. Sau các lần bón phân cần phải tưới nước để rữa sạch phân trên là tránh cho lá bị cháy và để cho phân tan đều trong đất giúp cây dễ hấp thụ. 2.4.2.6: Tỉa nhánh, tỉa nụ: Đối với hoa cúc một bông như cúc vàng đài loan thì việc tỉa nụ là hết sức quan trọng, nó liên quan rất lớn đến giá trị kinh tế của hoa. Tỉa nụ giúp cây tập chung chất dinh dưỡng nuôi cành và hoa chính. Cách tỉa: Tỉa toàn bộ các cành nhánh trên cây trừ cách chính. Khi tỉa một tay giữ thân một tay dùng 2 ngón (ngón trỏ và ngón cái) cầm nhánh cúc bẻ sanh 1 bên. Khi có nụ thì ta chỉ để lại một nụ chính và một nụ phụ gần nụ chính nhất. còn các nụ còn lại thì tỉa hết để tập chung dinh dưỡng cho nụ chính. 2.4.2.7: Phòng trừ sâu bệnh: Trong quá trình chồng nhiễm một số loại sâu bệnh sau: Rệp: xuất hiện thời kì đầu, hại trên ngọn của cây. Dùng thuốc bảo vệ thực vật motox 2,5EC. phun 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày. Một gói phun cho 3 luống(3 luống lớp 40att) Cuối vụ xuất hiện bọ trĩ Bệnh nám gốc lở cổ dễ tuy nhiên xuất hiện lẻ tẻ( do quá trình sử lý đất tốt, bón lót có vôi bột) không đến mức gây hại kinh tế. biện pháp nhổ bỏ tất các những cây bị bệnh. 2.5: Sử dụng chất điều tiết sinh trưởng Chất kích thích sinh trưởng: GA3+phân bón lá YOGAN GA3 pha thành dung dịch mẹ trước. Khoảng 300ml dung dịch mẹ+2 gói phân bón lá pha bình 16lit phun đều 3 luống(lơp 40att) Phun thuốc kích thích sinh trưởng định kì cách nhau 10-12 ngày. phun từ khi trông được 15-20 ngày cho đến khi ra nụ con( phun được 4 lần). có tác dụng kéo dài cành hoa. Đối với phân bón là thì tiến hành phùn 1 tuần 1 lần từ sau trồng 15-20 ngày. Sử dụng chất lùn hóa CCC: phun 2 lần cách nhau 7- 10 ngày tại 3 đầu luống để thử nghiệm. để nhiều bông trên 1 cây. Nồng độ sử dụng là 2000ppm. 2.6: Chiếu sáng cho cúc Mục đích: do thời vụ trồng cúc là vụ thu đông thời gian chiếu sáng ngày ngắn( mà cúc là cây ngày ngắn) nên phải thắp điện để cúc chậm ra hoa, tích lũy chất dinh dưỡng tăng chiều dài cành, số lá và dinh dưỡng nuôi hoa đảm bảo chất lượng hoa. Tiến hoành thắp Sau trồng 20 ngày tiến hành thắp điện cho hoa. Tiến hành thắp điện khoảng 20 ngày, sau đó để hoa phát triển tự nhiên. 2.7: Thu hoạch Sau khi hoa nở được 2/3, hoặc các cánh ngoài nở hết hoàn toàn thì ta tiến hành thu hoạch và đem bán hoặc bảo quản. Trước khi thu hoạch 1 ngày thì ta tiến hành tưới nước đẫm Sử dụng dao sắc cắt chéo thân cách gốc 5cm Thời gian cắt tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, trời khô rào, không có mưa, bão. Cắt xong tỉa các lá già, úa cho gốc vào thùng nước ngập ¼-1/2 cành hoa Thu hoạch xong tốt nhất là đem tiêu thụ luôn để đảm bảo màu sắc chất lương hoa. Bảo quản trong bìa cát tông, giữ ẩm đầy đủ, để nơi khô ráo thoáng mát. 2.8: Kết quả Khi thu hoạch thì hầu hết các cây cho bông đều, to, cây cao 60-70cm. Mật độ đảm bảo. số lượng cây chết không đáng kể. Tuy nhiên thời gian nở hoa không đồng đều, nhóm nở trước, nhóm nở sau do quá trình chăm sóc không thống nhất. KẾT LUẬN Qua môn học em được biết thêm nhiều về loài hoa cúc, nhưng kiến thức và các kinh nghiệm thực tế trong sản xuất, em đã hiểu biết hơn về cách trồng, chăm sóc hoa cúc cây hoa cúc, biết được làm thế nào để có được cây hoa cúc có chất lượng cao Những kiến thức này sẽ giúp ích cho em rất nhiều khi em đi ra ngoài xã hội công tác. Em xin trân thành cảm ơn nhà trường cùng các thầy các cô đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng em có cơ hội học tập, em rất mong có thêm nhiều buổi thực hành như vậy để chúng em có thêm nhiều kiến thức bổ trợ sau này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy trình kỹ thuật trồng hoa cúc.doc
Tài liệu liên quan