Báo cáo Quy trình thành lập bản đồ địa chính và sử dụng phần mềm Micro Station, Famis để trích lục bản đồ địa chính

Phương pháp thành lập bản đồ địa chính gốc

- Phương pháp đo vẽ : sử dụng công nghệ đo đạc mặt đất

- Quy trình thành lập bản đồ địa chính gốc được thực hiện như sau:

 Xác định ranh giới mốc giới thửa đất, đóng mốc giới thửa đất, vẽ lược đồ. Điều tra mục đích sử dụng đất, tên chủ sử dụng, nguồn gốc đất.

 Xây dựng lưới khống chế đo vẽ. Đối với các đơn vị có máy đo GPS độ chính xác cao thì cho phép sử dụng để đo lưới khống chế đo vẽ.

 Đo vẽ chi tiết bằng phương pháp toàn đạc, sử dụng các loại máy toàn đạc điện tử (TOTAL STATION) để đo vẽ. Có thể sử dụng máy GPS động RTK để đo vẽ.

 Từ các dữ liệu đo vẽ thô, tiến hành nhập các kết quả đo, thông tin về thửa đất và chủ sử dụng đất vào máy tính và dùng các phần mềm chuyên dụng để vẽ, biên tập, hoàn thiện, chỉnh sửa toàn bộ các yếu tố nội dung bản đồ theo các lớp ký hiệu quy định. Sau khi kiểm tra nghiệm thu các khâu, tiến hành ghi đĩa CD, in sản phẩm theo bản đồ gốc dạng số và lập các loại sổ sách có liên quan.

• Đối với các khu vực đo vẽ phải lập bản mô tả ranh giới thửa đất và hồ sơ kỹ thuật cho từng thửa đất thì phải lập theo mẫu ở phụ lục 2.

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14076 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quy trình thành lập bản đồ địa chính và sử dụng phần mềm Micro Station, Famis để trích lục bản đồ địa chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ bản gốc để nộp. + Xác định tọa độ, độ cao điểm ĐCII bằng công nghệ GPS: - Qui định tên File đo, ID, lần đo được xác định và nạp vào máy như sau : - Lấy một số đầu là số 1, ba số cuối là số hiệu điểm, tiếp theo là gạch ngang, ba số tiếp theo là số thứ tự ngày trong năm, số cuối cùng là số ca đo trong ngày. - Ví dụ 1101-068-1 Trong đó: 101 - là số hiệu điểm BT-101 068 - là ngày thứ 68 trong năm. 1 - là ca đo thứ nhất trong ngày - Trước khi đo phải tiến hành lập lịch đo. Thời gian thu tín hiệu không dưới 1 giờ 30 phút, nhiệt độ đo đến 0.2o C, áp suất đo đến 0.2mbar, độ ẩm đo chẵn; chiều cao ăng ten đo đến mm, đo 2 lần vào lúc bắt đầu và kết thúc đo. Phải đưa số cải chính vào số liệu đo trước khi tính toán bình sai. - Các số liệu đo chiều cao Angten phải nhập ngay vào máy cùng với số hiệu ID, số hiệu điểm, ngày đo và số ca đo trong ngày. - Các chỉ tiêu xử lý, tính toán cạnh như sau: RMS ≤ 0.02 + 0.004 x D; RVAR ≤ 30.0; RATIO ≥ 1.5 Sai số khép tam giác ≤ 1/ 35 000 Sai số khép tam giác về độ cao không lớn hơn ± (75√S)mm, S = Km. - Quy trình tính toán bình sai như sau: + Bình sai sơ bộ toàn bộ lưới trên hệ WGS-84 + Tính độ cao Geoid trên Elipxoid WGS-84 của tất cả các điểm theo mô hình độ cao Geoid EGM 96. + Tính chuyển độ cao Geoid từ Elipxoid WGS-84 sang độ cao Geoid trên VN-2000. + Bình sai lưới trong hệ tọa độ phẳng VN-2000, kinh tuyến TW 105o 30’ + Đánh giá độ chính xác, biên tập kết quả - Các chỉ tiêu sai số sau bình sai phải đạt được như sau: Sai số trung phương góc phương vị ≤± 10" Sai số đo cạnh phải ≤ ± 0.012m đối với cạnh dưới 500m hoặc sai số tương đối đo cạnh sau bình sai phải ≤ ± 1/50.000 đối với cạnh lớn hơn 500m. Các sai số bằng chỉ tiêu trên không được vượt quá 10% tổng các đại lượng cần đánh giá độ chính xác. Nếu vượt quá phải xem xét xử lý hoặc đo lại những cạnh yếu. - Tính toán bình sai mạng lưới địa chính bằng phần mềm được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép sử dụng Thành quả giao nộp lưới tọa độ địa chính: - Thành quả giao nộp lưới tọa độ địa chính gồm có : Bản đồ vị trí điểm địa chính (Chuyển chính xác vị trí điểm trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 25000). Ghi chú điểm địa chính Tài liệu kiểm nghiệm máy Sơ đồ đo nối GPS lưới địa chính Các loại sổ đo ngoại nghiệp Thành quả tính toán bình sai tọa độ, độ cao lưới địa chính Đĩa CD ghi thành quả đo và thành quả tính toán bình sai Biên bản kiểm tra nghiệm thu và đánh giá chất lượng sản phẩm Báo cáo kiểm tra nghiệm thu, Báo cáo tổng kết kỹ thuật Các hồ sơ khác (nếu có). - Ngoài các sản phẩm trên, lưới địa chính đo bằng GPS cần giao nộp thêm: + Tài liệu kiểm định áp kế, ẩm kế, nhiệt kế + Lịch đo GPS + Bảng thống kê các tập tin đo và tính cạnh + Tóm tắt kết quả tính cạnh và ma trận tương quan - Tập thành quả phải có các bảng: Bảng tổng hợp tọa độ,độ cao trên hệ toạ độ VN-2000,kinh tuyến 105o 30’ Sơ đồ đo nối GPS Bảng tổng hợp trị đo GPS 3.1.3. Thiết kế kỹ thuật đo vẽ bản đồ địa chính: Xây dựng lưới khống chế đo vẽ 1 Lưới khống chế đo vẽ Lưới khống chế đo vẽ có thể thành lập bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng phải đảm bảo các thông số kỹ thuật và độ chính xác theo quy định của quy phạm hiện hành. Trong Luận chứng này phương pháp thành lập lưới khống chế đo vẽ được xác định chủ yếu là phương pháp đường chuyền kinh vĩ cấp 1 và cấp 2. - Để đảm bảo tính chặt chẽ, lưới kinh vĩ cấp 1 nên bố trí thành các đường hoặc mảng lớn tạo thành nhiều điểm nút; lưới kinh vĩ cấp 2 được chêm dày trong lưới kinh vĩ cấp 1. Mỗi mảng, mỗi đường phải đảm bảo tối thiểu có 1 phương vị và một điểm gốc ở mỗi đầu. - Điểm khởi của đường chuyền kinh vĩ cấp 1 là điểm ĐC trở lên, điểm khởi của đường chuyền kinh vĩ cấp 2 là điểm từ kinh vĩ cấp 1 trở lên. Không được bố trí đường kinh vĩ treo. - Các điểm kinh vĩ phải đảm bảo tồn tại cho tới khi nghiệm thu kết thúc công trình. - Các yêu cầu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ cấp 1 và 2 tuân theo quy phạm. - Điểm trạm đo được tăng dày nhằm đảm bảo mật độ được đo bằng phương pháp đường chuyền toàn đạc, các điểm dẫn (cọc phụ) và các phương pháp giao hội. - Chỉ được phép bố trí điểm dẫn từ các điểm kinh vĩ 1, 2. - Các yêu cầu kỹ thuật của điểm trạm đo tuân theo quy phạm. - Ở khu vực đo vẽ giữa 2 loại tỷ lệ nếu dùng chung trong một đường chuyền kinh vĩ thì các qui định phải chấp hành theo quy định của đường chuyền kinh vĩ đo vẽ cho tỷ lệ lớn hơn. Ví dụ giáp ranh đo vẽ giữa 1/1000 và 1/2000 phải tuân thủ theo quy định cho đo vẽ tỷ lệ 1/1000. Tốt nhất là bố trí lưới đo vẽ riêng cho những khu vực thành lập bản đồ tỷ lệ lớn. 1 Bố trí lưới khống chế đo vẽ và điểm trạm đo: - Vị trí các điểm lưới khống chế đo vẽ bố trí ở thực địa phải đảm bảo thuận tiện cho việc đo góc, đo cạnh và đo chi tiết sau này. Điểm nên bố trí ngoài lề đường, trên các bờ lớn ... và phải đảm bảo tính ổn định cao không cản trở giao thông. - Các điểm kinh vĩ được đóng bằng cọc gỗ chắc chắn đường kính khoảng 3 đến 4cm dài 30-40cm được đóng xuống sát mặt đất, trên đầu có đinh sắt để dọi điểm. Nếu trên đường nhựa hoặc nền bê tông thì dùng đinh sắt dài khoảng 5 đến 10cm và đóng cho mũ đinh sát xuống mặt đường. - Để đảm bảo tính thống nhất và tiện lợi cho công tác kiểm tra, lưu trữ tài liệu, qui định đặt tên cho các điểm kinh vĩ như sau : Lưới kinh vĩ 1 được đặt tên thống nhất trong toàn xã (trong phạm vi một xã không có số hiệu trùng nhau) gồm 3 phần : Chữ số đầu là số 1, tiếp theo là chữ in hoa là tên của lưới kinh vĩ 1 (ví dụ K), cuối cùng là số thứ tự điểm. Ví dụ: 1K17 là điểm kinh vĩ 1 trong lưới, có số thứ tự là 17. Lưới kinh vĩ 2 cũng được đặt tên thống nhất trong toàn xã (trong phạm vi một xã không có số hiệu trùng nhau) gồm 3 phần : Chữ số đầu là số 2, tiếp theo là chữ in hoa là tên của lưới kinh vĩ 2 (ví dụ K), cuối cùng là số thứ tự điểm. Ví dụ: 2K18 là điểm kinh vĩ 2 trong mạng K có số thứ tự là 18. 1 Máy và dụng cụ đo: Gồm các loại máy toàn đạc điện tử (TOTAL STATION), các dụng cụ đo (chân máy, dọi tâm quang học, gương, thước thép, thước dây). Máy và dụng cụ trước khi đo phải kiểm nghiệm. Nếu máy đã dùng trong đo lưới khống chế đo vẽ xong và dùng luôn trong đo vẽ chi tiết thì không phải kiểm nghiệm lại máy. Đo vẽ chi tiết 1 Quy định chung: - Bản đồ địa chính gốc có kích thước khung theo quy định ở quy phạm. - Trên bản đồ địa chính gốc phải thể hiện đầy đủ các điểm tọa độ từ cấp địa chính trở lên. - Máy dùng trong đo vẽ là các loại máy toàn đạc điện tử. Nếu máy và dụng cụ đo đã sử dụng và dùng luôn để đo vẽ chi tiết thì không phải kiểm nghiệm. Cho phép sử dụng máy GPS động RTK có độ chính xác cao để đo vẽ chi tiết. - Chỉ tiến hành đo vẽ chi tiết khi đã xây dựng xong lưới kinh vĩ cấp 1, riêng lưới kinh vĩ cấp 2 có thể tiến hành đồng thời cùng lúc với đo vẽ chi tiết. - Tại đường mép nước giữa 2 mảnh (hoặc giữa 2 trạm đo) nếu đo ở hai thời gian khác nhau thì phải đo độ cao của đường mép nước để chỉnh sửa thống nhất. 1 Xác định ranh giới hành chính các xã và thị trấn: Trước khi đo vẽ phải điều tra, xác định chính xác ranh giới hành chính đo vẽ ngoài thực địa (tham khảo bản đồ địa giới hành chính lưu giữ tại UBND các xã). Ranh giới hành chính các xã và thị trấn phải chuyển vẽ từ tài liệu trong hồ sơ địa giới hành chính thực hiện theo Chỉ thị 364/HPBT đã được nghiệm thu trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10 000. Trên các đường địa giới có xác nhận của UBND các xã (thị trấn) tiếp giáp. Tài liệu này được tập hợp vào thành quả giao nộp (mang tên "Bản đồ ranh giới hành chính khu đo"). Ngoài ra trong quá trình khảo sát và nhận ranh phải lưu ý đến các mốc địa giới và những vấn đề có nghi vấn đến đường địa giới các cấp. 1Đo vẽ chi tiết: - Trước khi tiến hành đo vẽ chi tiết phải tiến hành công tác tuyên truyền phổ biến cho nhân dân hiểu được ý nghĩa quyền lợi khi được cấp giấy và đổi GCNQSDĐ, để họ ủng hộ cho công tác đo đạc, hiệp thương với các chủ sử dụng đất liền kề và cắm mốc ranh giới sử dụng đất bằng cọc bêtông (hoặc bằng các loại vật liệu khác như : cọc gỗ, trụ đá, cọc sắt, đinh sắt…), ở các góc ranh đất, ở khu vực đo vẽ tỷ lệ 1/1000 phải lập bản mô tả ranh giới thửa đất theo quy định của phần sau. Mẫu bản mô tả ranh giới thửa đất ở phụ lục 2. Đây là công việc rất cần thiết và quan trọng, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị thi công với cán bộ địa chính, các cấp chính quyền cũng như nhân dân địa phương. Trường hợp chưa thống nhất được ranh thì đơn vị thi công cùng cán bộ địa phương đến xác định điểm ranh thực tế đang sử dụng để tiến hành đo đạc, đến khi đăng ký thống kê sẽ xem xét xử lý cụ thể. - Trước khi đo vẽ tại các góc ranh thửa đều phải xác định mốc ranh bằng các dấu sơn hoặc đóng bằng cọc bê tông, đinh sắt hoặc cọc gỗ… (tốt nhất là dùng cọc bê tông hoặc trụ đá), các mốc ranh thửa đất phải được chủ sử dụng đất giữ gìn lâu dài để phục vụ cho công tác đo đạc bản đồ địa chính được chính xác và tránh những tranh chấp đất đai sau này . Các dạng xác định mốc ranh như sau: Đóng đinh sắt trên nền xi măng cứng, vạch sơn đánh dấu trên nền bê tông hoặc tường gạch, đóng cọc bê tông hoặc cọc gỗ trên nền đất. Cũng có nhiều trường hợp góc ranh không tới được. Ví dụ như góc ranh giữa 4 nhà mà điểm ranh nằm phía ngoài tường mỗi nhà và các nhà đều xây bít cả, trường hợp này phải đo xác định theo các phương pháp gián tiếp. Chú ý: Khi đo cạnh đối với trường hợp tâm gương không trùng với tâm ranh, phải tính số cải chính vào kết quả đo ngay tại thực địa hoặc ghi chú vào sổ đo. - Với khu vực đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử, khi dùng gương sào để đo chi tiết nhất thiết phải lắp bọt nước trên gương để chỉnh cho gương ở vị trí thẳng đứng (gương sào và bọt nước phải được kiểm tra thường xuyên). - Khi đo chi tiết số liệu đo được ghi vào sổ đo theo mẫu. Nếu đo bằng máy toàn đạc điện tử có Field book hay thiết bị trút được kết quả sang máy vi tính thì không cần phải ghi sổ nhưng phải có sơ đồ phác họa vị trí điểm mia và hình dạng thửa đất. Đặt máy đo trên các điểm khống chế đo vẽ, xác định tọa độ các góc ranh đất theo số hiệu điểm mia trong lược đồ chi tiết. Đối với những góc ranh thửa đất, góc nhà không đo trực tiếp bằng máy toàn đạt điện tử được thì dùng thước thép xác định các giá trị cạnh tương quan đến góc ranh đất đó đầy đủ các yếu tố hình học ghi vào sơ họa, sau này căn cứ vào đó mà vẽ lại thửa đất trên máy vi tính. - Tại mỗi trạm đo phải bố trí ít nhất có 2 điểm mia chung với các trạm đo xung quanh. Số chênh giữa 2 trạm đo về một điểm chung không vượt quá ±0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ thì được phép lấy trung bình để vẽ. Trường hợp điểm mia chung ở khu vực đo vẽ các loại tỷ lệ khác nhau thì phải chấp hành theo quy định của tỷ lệ đo vẽ lớn hơn và nếu nằm trong hạn sai cho phép thì lấy giá trị đo vẽ ở tỷ lệ lớn hơn (không lấy trung bình) làm giá trị chung. Nếu trạm đo là cọc phụ thì định hướng về tại trạm phát triển ra cọc phụ đó và đo kiểm tra giá trị cạnh. (Chi tiết các khu vực đo vẽ các loại tỷ lệ bản đồ địa chính xem bản đồ phân vùng diện tích đo vẽ trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000). 1 Lập bản mô tả ranh giới thửa đất - Bản mô tả ranh giới thửa đất lập riêng cho từng thửa đất, theo mẫu và áp dụng cho tất cả các khu vực đo vẽ tỷ lệ 1/1000 và 1/2000 - Việc lập bản mô tả ranh giới thửa đất được tiến hành làm 2 bước: Bước 1: Cán bộ đo đạc, cùng cán bộ địa chính xã (hoặc cán bộ ấp), và chủ sử dụng đất xác định ranh đất, đóng cọc ranh, ghi tên chủ hộ và các mục cần thiết khác. Bước 2: Sau khi đo vẽ xong lập bản gốc, kiểm tra bản gốc, nhập thông tin thửa đất, lập bản mô tả ranh giới thửa đất và yêu cầu chủ sử dụng đất ký nhận vào bản mô tả này. Sau 10 ngày kể từ ngày nhận bản mô tả nếu người nhận bản mô tả không có đơn tranh chấp về ranh giới thì thửa đất được xác định theo ranh giới đó. Bản mô tả phải lập thành hai bản, chủ sử dụng giữ một bản và một bản đưa vào hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSD đất. Người ký xác nhận vào bản mô tả : Đối với đất của tổ chức : do lãnh đạo đơn vị, tổ chức đó thực hiện . Đối với đất của hộ gia đình : chủ hộ (vợ hoặc chồng), hoặc người được uỷ quyền hợp pháp thực hiện … Đối với đất của cá nhân : do cá nhân đó hoặc do người được uỷ quyền theo pháp luật thực hiện - Trường hợp người sử dụng thửa đất liền kề vắng mặt dài ngày thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất đó cho UBND cấp xã để gửi cho người sử dụng đất liền kề. Nếu đến khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đối với thửa đất liên quan đến đường ranh đó mà chưa gửi được bản mô tả cho người sử dụng đất liền kề thì UBND cấp xã ghi xác nhận vào đơn xin cấp GCNQSDĐ “ Chưa gửi được bản mô tả thửa đất cho ..(ghi tên và địa chỉ người sử dụng đất liền kề vắng mặt)”. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm gửi thông báo ba lần trong thời gian không quá 10 ngày trên một lần trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương về việc xác định ranh giới chung của các thửa đất. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng nếu không có đơn tranh chấp của người sử dụng đất liền kề thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đó. - Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm thông báo cho UBND xã để giải quyết theo quy định của pháp luật đất đai và ranh giới thửa đất được xác định theo kết quả giải quyết tranh chấp đó. Nếu tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng và đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp sử dụng thành hai bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi UBND xã để giải quyết. 3.1.4. Thành lập bản đồ địa chính Lựa chọn tỷ lệ bản đồ - Các căn cứ để lựa chọn, xác định tỷ lệ đo vẽ bản đồ : Căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý đất đai và quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn, các khu dân cư tập trung trong tương lai, kế hoạch xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thông tin... của huyện và khối lượng dự kiến trong LCKT-KT tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính tỉnh Vĩnh Long. Căn cứ vào giá trị kinh tế của thửa đất, tình hình biến động đất đai trong thời gian qua và khả năng biến động tách thửa trong thời gian tới. Căn cứ vào kích thước và diện tích trung bình của các thửa đất, mức độ khó khăn của địa hình, địa vật, đồng thời tham khảo hình thể thửa đất trên bản đồ tỷ lệ 1: 5.000 năm 1990-1991, bản đồ tỷ lệ 1:2000 năm 1998 Căn cứ vào yêu cầu cấp thiết của người dân cần có giấy CNQSDĐ đúng quy định, đúng hình thể và diện tích chính xác để họ thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo qui định của pháp luật. Căn cứ vào khả năng dung nạp của bản đồ địa chính. - Căn cứ trên yêu cầu trên, bản đồ địa chính được đo vẽ cho xã Tân Hưng gồm 2 loại tỷ lệ 1: 1000, 1:2000 Nguyên tắc chia mảnh và đánh số mảnh bản đồ 1 Chia mảnh bản đồ gốc đo vẽ : Về nguyên tắc, bản đồ địa chính được chia mảnh theo quy định tại mục 2.2 quy phạm, đánh số hiệu theo quy định tại Phụ lục 2 của quy phạm và được thực hiện trên hệ toạ độ VN-2000. Khung bản đồ gốc đo vẽ : kích thước khung trong của bản đồ tỷ lệ 1/1.000 và 1/2.000 là 50cm x 50cm. 1 Chia mảnh bản đồ địa chính theo đơn vị xã : Bản đồ địa chính được phân mảnh theo nguyên tắc cơ bản : một mảnh bản đồ gốc đo vẽ là một mảnh bản đồ địa chính. Kích thước khung bản đồ địa chính lớn hơn kích thước khung bản đồ địa chính gốc đo vẽ là 5cm hoặc 10 cm ở mỗi cạnh khung. Tên mảnh bản đồ địa chính là tên đơn vị hành chính của xã. Số hiệu tờ bản đồ địa chính ghi như sau : ghi bằng số Ả rập (cách đánh số là sau khi ghép mảnh toàn xã đánh số từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, theo thứ tự từ 1 đến hết trong phạm vi toàn xã). Các quy định khác tuân theo các điều 9.1 đến điều 9.11 của quy phạm. Độ chính xác của bản đồ + Độ chính xác bản đồ : STT Yêu cầu kỹ thuật Độ chính xác 1 Sai số trung phương về vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ mặt phẳng sau bình sai so với điểm khống chế toạ độ Nhà nước gần nhất Không vượt quá 0.10mm tính theo tỷ lệ bản đồ; Không vượt quá 0.15mm ở vùng ẩn khuất 2 Sai số triển các điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm toạ độ khác lên bản đồ địa chính số Trên bản đồ số, khung bản đồ và giao điểm lưới km, các điểm toạ khác không được sai lệch so với giá trị lý thuyết và giá trị tính toán 3 Trên bản đồ địa chính độ dài cạnh khung và độ dài đường chéo so với độ dài theo lý thuyết Không được sai lệch so với chiều dài theo lý thuyết 4 Sai số khoảng cách giữa điểm khống chế Nhà nước và điểm góc khung bản đồ Khoảng cách giữa điểm khống chế Nhà nước và điểm góc khung bản đồ không được sai lệch so với giá trị tính toán 5 Sai số trung bình các vị trí điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính so với điểm khống chế Nhà nước gần nhất Không vượt quá 0.50mm và 0.7mm với các địa vật khác 6 Sai số tương hỗ giữa các cạnh thửa Không vượt quá 0.40mm theo tỷ lệ bản đồ 7 Sai số trung bình về độ cao của đường bình độ, độ cao của các điểm đặc trưng địa hình, độ cao của các điểm ghi chú độ cao Không vượt quá 1/3 khoảng cao đều cơ bản của đường bình độ ở đồng bằng và 1/2 khoảng cao đều cơ bản của đường bình độ ở vùng núi cao hay nơi che khuất 8 Sai số giới hạn vị trí địa vật Không vượt quá 2 lần sai số cho phép được nêu trong các dòng số 5, 6 9 Số chênh khi đo kiểm tra kích thước thửa đất ghi trong hồ sơ kỹ thuật thửa đất và số đo kiểm tra Không được vượt quá 0,4 mm theo tỷ lệ bản đồ + Độ chính xác ranh thửa : để đảm bảo độ chính xác phù hợp với thực tế nhu cầu quản lý đất đai trước mắt cũng như lâu dài ở địa phương, phục vụ tốt cho công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, làm cơ sở tốt cho công tác giải quyết những tranh chấp đất đai về sau, đặc biệt là tranh chấp về ranh thửa đất, Khu đo huyện Bình Tân sẽ được quy định hạn sai cho phép về sai số tương hổ cạnh thửa đất như sau : STT Tỷ lệ đo vẽ Độ chính xác ranh thửa 1 1/1000 Đối với ranh thửa đất được xác định rõ ràng, cắm mốc ổn định (có cắm mốc chắc chắn ngoài thực địa như : mốc xi măng, mốc bê tông, mốc sắt, tường rào, hàng rào ) và có chiều dài cạnh thửa đất < 30m ( nhỏ hơn hoặc bằng chiều dài của thước thép loại 30m) thì sai số tương hỗ cạnh thửa đất không quá ± 15cm. Riêng khu chợ, khu dân cư tập chung, khu dân cư vùng lũ : không quá ± 10cm. Đối với ranh thửa đất được xác định rõ ràng như đối với trường hợp vừa nêu trên nhưng có chiều dài cạnh thửa đất >30m thì sai số tương hỗ cạnh thửa đất : không quá ± 20cm. 2 1/2000 Đối với ranh thửa đất được xác định rõ ràng và có chiều dài cạnh thửa đất < 50m : không quá ± 20cm. Đối với ranh đất được xác định rõ ràng và có chiều dài cạnh thửa đất >50m : không quá ± 30cm. Khi đo kiểm tra, số chênh giữa kích thước thửa đất ghi trong hồ sơ kỹ thuật thửa đất và số đo kiểm tra không được vượt quá giới hạn 1,5 lần sai số vừa nêu trên. Số lượng độ lệch xấp xỉ giới hạn (70% đến 100% giá trị giới hạn) không được vượt quá 10% tổng các khoảng cách đo kiểm tra. Nếu các sai số theo quy định trên đạt được nhưng cá biệt có người dân không đồng ý (đã làm công tác vận động, giải thích nhiều lần) thì cho phép dùng cạnh đo trực tiếp ghi vào hồ sơ kỹ thuật thửa đất dọc theo cạnh thửa đất trên sơ đồ, bên cột tọa độ vẫn phải ghi tọa độ đầy đủ nhưng bên cột cạnh dài (Sm) thì bỏ trống. Thiết bị, phần mềm và giấy in để thành lập bản đồ địa chính - Bản đồ địa chính không có độ cao được thành lập bằng phương pháp đo toàn đạc và bản đồ số. - Thiết bị đo đạc là máy toàn đạc điện tử, GPS - Khi thành lập bản đồ địa chính (dạng số) có thể sử dụng phần mềm bình sai được Cục Đo đạc Bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép và các phần mềm FAMIS, CESMAP, MAPPING OFFICE hoặc các phần mềm khác để biên vẽ nhưng sản phẩm cuối cùng phải được tích hợp ở phần mềm ViLIS và có khả năng nhận cập nhật biến động ngược lại từ ViLIS để in bản đồ địa chính khi cần. Do vậy phần mềm sử dụng để biên tập bản đồ phải có khả năng trao đổi dữ liệu với phần mềm ViLIS. Bản đồ địa chính cơ sở được in 3 màu trên giấy Troky chất lượng cao, có độ co dãn trong hạn sai cho phép Nội dung bản đồ, nguyên tắc biểu thị nội dung bản đồ - Trong các yếu tố trên, ranh giới thửa đất là yếu tố quan trọng nhất, do đó phải ưu tiên biểu thị chính xác ranh giới của từng thửa đất. Nội dung thửa đất trên bản đồ địa chính được quy định như sau : - Trên bản đồ địa chính gốc: ghi số thửa, diện tích. Trên bản đồ địa chính: ghi số thửa, diện tích, ký hiệu mục đích sử dụng đất ( ký hiệu mục đích sử dụng đất ghi đúng theo quy định tại điểm đ, khoản 2.5 mục 2 phần III tại Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ). - Đối với các thửa đất có một phần diện tích nằm trong chỉ giới của công trình vẫn đo vẽ theo hiện trạng, nhưng phải biểu thị chỉ giới đó trên bản đồ bằng ký hiệu qui định tại Quyết định số 08/2006/QĐ.BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ TN&MT ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tiếp biên và xử lý biên Tuân thủ các quy định được nêu tại phần d, mục 4.3.1.1 của Luận chứng này. Đánh số thửa trên bản đồ địa chính gốc đo vẽ và tính diện tích - Tuân theo các điều từ 7.50-7.57 quy phạm. - Số thửa ở bản đồ địa chính trùng với số thửa trên bản đồ địa chính cơ sở và được xác định duy nhất trên bản đồ, không được đánh trùng lặp số thửa trên bản đồ địa chính. Số hiệu thửa được đánh liên tiếp bắt đầu từ 1 đến hết theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, có thể sử dụng phần mềm để đánh số thửa tự động. Chú ý: đối với các thửa đất, đã được cấp giấy chứng nhận dựa trên kết quả đo đạc cũ (như bản đồ giải thửa) sẽ tồn tại một số thửa trước đo - gọi là số thửa cũ. Số thửa này có thể có một vài ký tự dạng đặc biệt như a, b, * … và phải được lưu trữ như một thông tin mang tính chất pháp lý của thửa đất - Diện tích các thửa đất được sử dụng phần mềm để tính, diện tích thửa đất đối với bản đồ tỷ lệ 1/500, 1/1000 lấy đến 0,1 m2 và 1/2000, 1/5000 lấy đến m2. Đối với các đối tượng hình tuyến như đường, sông, suối .. thì không đánh số thửa mà tính diện tích chung cho từng mảnh đối với mỗi đối tượng. Sau khi tính diện tích cần phải so sánh, đối soát, có thể kiểm tra với bản đồ địa chính cũ đã sử dụng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khu đo. Quy định lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất và sổ dã ngoại - Hồ sơ kỹ thuật thửa đất được lập cho tất cả các thửa đất theo mẫu quy định trong phụ lục 3. Diện tích các thửa đất tính đến 0.1m2. Vẽ và in bản đồ Bản đồ địa chính gốc sau khi kiểm tra chỉnh sửa ngoài thực địa sẽ được in chính thức bằng máy vẽ. Thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã : - Phương pháp thành lập bản đồ địa chính gốc, vật liệu để in bản đồ, đặt tên, biên tập, kiểm tra cơ sở toán học, tiếp biên, xử lý‎ tiếp biên, tu chỉnh bản gốc (sử dụng ký hiệu, mẫu khung và khung), lập sổ mục kê tạm và quy định sản phẩm giao nộp cho khâu tiếp theo… tuân thủ theo các quy định từ 8.1 đến 8.11 và 9.1 đến 9.11 của quy phạm. - Trường hợp thửa đất nằm trên nhiều mảnh bản đồ thì biên vẽ, chuyển thửa đất đó vào mảnh có diện tích lớn nhất. - Về biên tập bản đồ : Bản đồ địa chính được lập theo đơn vị xã, phần nội dung lấy gọn theo ranh giới hành chính, phân mảnh theo nguyên tắc 1 mảnh bản đồ địa chính gốc thành lập 1 mảnh bản đồ địa chính, hình thể thửa đất lấy trọn thửa. Các lớp thông tin theo quy định của quy phạm. Các yếu tố về quy hoạch giao thông, thuỷ lợi.. được đưa lên bản vẽ; trường hợp đã cắm mốc lộ giới tại thực địa thì nối các mốc liền kề bằng nét đứt, nếu tại thực địa chưa có mốc thì chuyển vẽ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Các yếu tố nội dung của bản đồ địa chính phải đúng chỉ số và mã thông tin theo quy định của quy phạm. Trong nội dung bản đồ yếu tố ranh thửa đất là quan trọng nhất phải đảm bảo là lớp đối tượng kiểu vùng khép kín. Số thửa ở bản đồ địa chính trùng với số thửa trên bản đồ địa chính cơ sở. - Bản đồ địa chính được lập kèm theo là sổ mục kê tạm. - Mỗi xã phải có một sơ đồ ghép mảnh bản đồ địa chính, một sơ đồ chia mảnh bản đồ địa chính cơ sở; trên sơ đồ thể hiện đầy đủ ranh giới hành chính, hệ thống thủy văn, hệ thống đường giao thông chính và tên các xã giáp ranh. Thành quả đo vẽ bản đồ địa chính cần giao nộp Sản phẩm giao nộp là sản phẩm đã được kiểm tra, nghiệm thu đạt chất lượng có dấu và chữ ký theo qui định mỗi loại sản phẩm. Sản phẩm giao nộp phần đo vẽ bản đồ gồm: TT TÊN TÀI LIỆU ĐVT CƠ SỐ 1 Tài liệu kiểm nghiệm máy và các dụng cụ đi kèm Quyển 1 2 Sơ đồ chia mảnh bản đồ địa chính cơ sở Tờ 1 3 Sơ đồ chia mảnh bản đồ địa chính Tờ 1 4 Sổ đo lưới khống chế đo vẽ Quyển 1 5 Sơ đồ lưới khống chế đo vẽ Tờ 6 Thành quả tính toán bình sai lưới khống chế đo vẽ Quyển 1 7 Sổ đo chi tiết (hoặc File số liệu đo chi tiết) Quyển 1 8 Bản mô tả ranh giới thửa đất Quyển 3 9 Hồ sơ kỹ thuật thửa đất Quyển 1 10 Bản đồ địa chính cơ sở in 3 màu Tờ 1 11 Bản đồ địa chính theo địa giới hành chính cấp xã Tờ 3 12 Sổ điều tra dã ngoại (sổ mục kê tạm) Quyển 1 13 Bảng thống kê diện tích đất đai theo hiện trạng đo đạc địa chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQUY TRNH THNH L7852P B7842N 2727890 2727882A CHNH V Samp.doc
Tài liệu liên quan