Báo cáo sâu bệnh gât hại vườn ươm và rừng trồng

Nhằm nắm chính xác hơn về thành phần, số lượng, mật độ, tỷ lế, và mức độ bị hại của cây trồng do các loài côn trùng, sâu bệnh gây lên.

Khi điều tra sâu bệnh hại rừng trồng cần lập ô tiêu chuẩn và tuân theo các nguyên tắc sau dây:

+ Diện tích ô tiêu chuẩn là 1000m2

+ Vị trí ÔTC: phải tùy theo điều kiện địa hình, địa vật mà xác định ô tiêu chuẩn cho phù hợp.

+ Trong ô tiêu chuẩn phải tối thiểu có 100 cây.

+ Ranh giới ô tiêu chuẩn phải rõ ràng. Hình dạng ô tiêu chuẩn là hình tròn, hình vuông hay chữ nhật.

+ Ô tiêu chuẩn không qua các chướng ngại vật lớn như sông suối, khe rạch

Việc lập ô tiêu chuẩn được tiến hành nhanh và dùng La bàn xác định độ dốc, hướng dốc của ô tiêu chuẩn.Sau đó xác định số cây trong ô tiêu chuẩn bằng cách đánh dấu thứ tự các cây. Tiếp theo tiến hành điều tra 10% số cây trong ÔTC.

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5151 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo sâu bệnh gât hại vườn ươm và rừng trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I. Mục đích - Nội dung –Phương pháp nghiên cứu I. Mục đích. Nắm vững các phương pháp điều tra sâu hại, bệnh hại ở từng đối tượng cây rừng ở từng nơi. Nhân biết được những loại sâu bệnh chủ yếu. Phân tích nguyên nhân sâu bệnh, đánh giá tỷ lệ bị hại( P%) và mức độ bị hại(R%) của từng loại sâu bệnh cho các đối tượng cụ thể: vườn ươm, rừng trồng… Đề xuất biện pháp phòng trừ từng loại sâu bệnh trên từng đối tượng cây trồng, hay trên diện rộng. II. Nội dung. Thực tập cần tiến hành các công việc cụ thể như sau: Điều tra tỷ lệ sâu hại ở vườn ươm, rừng trồng (P%): biểu 01, biểu 03. Điều tra số lượng sâu ở vườn ươm : biểu 02. Điều tra mức độ sâu bệnh hại ở vươn ươm, rừng trồng( R%); biểu 04a, biểu 04b. III. Phương pháp điều tra nghiên cứu 3.1. Phương pháp điều tra nghiên cứu ở vườn ươm 3.1.1. Điều tra sơ bộ(công tác ngoại nghiệp) Mục đích: Điều tra sơ bộ là công tác đầu tiên làm cở sở cho diều tra tỷ mỉ sau này, giúp điều tra viên xác định sơ bộ các loại sâu bệnh hại chính tại vùng nghiên cứu. Đối với vườn ươm có diện tích nhỏ hơn 5ha: Phải tiến hành khảo sát sơ bộ bằng cách đi trên từng rãnh để quan sát, xem xét tình hình sâu hai của cả vườn ươm. Đối với vườn ươm có diện tích lớn hơn 5ha:Sử dụng tuyến điều tra.Tuyến điều tra thường được xác định trên các rãnh luống, tuyến, các tuyến từ 3-5 luống. Khi đi khảo sát tuyến thường phải quan sát trên lá, thân, mặt luống nhằm xác định các loại sâu bệnh hại 3.1.2. Điều tra tỷ mỷ:( công tác nội nghiệp) Nhằm nắm chính xác về thành phần, số lượng, mật độ, tỷ lệ sâu bệnh hại, mức độ hại củau một số loại sâu bệnh đối với một số loài cây trồng chủ yếu. Đồng thời xác định các yếu tố sinh thái, điều kiện lập địa, kỹ thuật canh tác….có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phá hoại của côn trùng cũng như dịch bệnh. Điều tra tỷ mỉ ở vườn ươm: Chia 2 người thành 1 cặp điều tra, sau khi đã điều tra quan sát sơ bộ.Điều tra trong luống của từng loài cây và ghi thông tin vào các biểu có sẵn. Trên các luống thiết lập các ô dạng bản( diện tích 1m2), cần chú ý bố trí các ô cách đầu luống ít nhất 30cm. 1m2 1m2 1m2 1m2 1m2 Mỗi ô dạng bản 1m2 điều tra 30 cây. Các cây này được chọn ngẫu nhiên và cách nhau một khoảng nhất định(cây cách cây 15—20 cây tùy theo ô dậng bản có từ 500—600 cây). Điều tra số lượng sâu hại : Trên mỗi ô dạng bản quan sát có những loài sâu nào, số lượng bao nhiêu, chúng ở pha sinh trưởng nào, biến thái của loài sâu đó ra sao. Phân cấp lá bị hại theo 4 cấp như sau: Cấp 0 : lá không bị bệnh. Cấp I : Diện tích lá bị bệnh < 25% Tổng diện tích lá. Cấp II : Diện tích lá bị bệnh từ 25% - 50% Tổng diện tích lá. Cấp III : Diện tích lá bị bệnh từ 50% - 75% Tổng diện tích lá. Cấp IV : Diện tích lá bị bệnh ≥ 75% Tổng diện tích lá. Xác định mức độ gây hại R% dựa trên công thức: R% = ni :số lá bị hại ở các cấp vi :trị số cấp hại N : tổng số lá của cây quan sát V : trị số cấp hại cao nhất (V= 4) Tính P%: Trong mỗi ô dạng bản 1m2 tiến hành đếm số cây bị sâu hại Tính tỷ lệ cây bị sâu Ps% =số cây bị sâu hại/ tông số cây trong ô dạng bản Tương tự đếm số cây bị bệnh hại.Tính tỷ lệ cây bị bệnh hại Pb%=số cây bị bệnh hại/ tổng cây trong ô dạng bản. Tính giá trị P % bình quân, phân cấp P% theo tiêu chí sau : P% < 5% : Phân bố cá thể. 5% ≥ P%>10% : Phân bố cụm. 10% ≥ P%> 20% : Phân bố theo đám. P% ≥ 30% : Phân bố đều. 3.2. Điều tra sâu bênh hại rừng trồng 3.2.1. Điều tra sơ bộ: Mục tiêu: Xác định các điểm điều tra tỷ mỉ được tiến hành trên các tuyến điều tra. Để có kết quả thuận lợi nhất chúng ta nên tận dụng các ranh giới đường mòn, khoanh lô trong thiết kế ô điều tra. Trên ô điều tra nên cứ 100m lại xác định một điểm điều tra. Tại các điểm điều tra quan sát một diện tích rừng có bán kính khoảng 10m để ước tính mức độ bị hại, sự phân bố cây bị hại. Điều tra sơ bộ là một khâu không thể thiếu trong điều tra sâu bệnh hại. Là bước đầu trước khi điều tra tỷ mỉ. 3.2.2. Điều tra tỷ mỉ: Nhằm nắm chính xác hơn về thành phần, số lượng, mật độ, tỷ lế, và mức độ bị hại của cây trồng…do các loài côn trùng, sâu bệnh gây lên. Khi điều tra sâu bệnh hại rừng trồng cần lập ô tiêu chuẩn và tuân theo các nguyên tắc sau dây: Diện tích ô tiêu chuẩn là 1000m2 Vị trí ÔTC: phải tùy theo điều kiện địa hình, địa vật mà xác định ô tiêu chuẩn cho phù hợp. Trong ô tiêu chuẩn phải tối thiểu có 100 cây. Ranh giới ô tiêu chuẩn phải rõ ràng. Hình dạng ô tiêu chuẩn là hình tròn, hình vuông hay chữ nhật. Ô tiêu chuẩn không qua các chướng ngại vật lớn như sông suối, khe rạch… Việc lập ô tiêu chuẩn được tiến hành nhanh và dùng La bàn xác định độ dốc, hướng dốc của ô tiêu chuẩn.Sau đó xác định số cây trong ô tiêu chuẩn bằng cách đánh dấu thứ tự các cây. Tiếp theo tiến hành điều tra 10% số cây trong ÔTC. Với lâm phần có chiều cao ≤ 2,5m, tiến hành điều tra toàn bộ cây, với lâm phần có chiều cao > 2,5 m, tiến hành điều tra cành tiêu chuẩn trên cây tiêu chuẩn. Chọn cành tiêu chuẩn phải phân bố đều trong tán: 1 cành ngọn, 2 cành giữa tán(Đông – Tây), 2 cành gốc(Nam – Bắc). Tiếp theo chọn lá tiêu chuẩn để điều tra mức độ sâu hại, trên cành tiêu chuẩn chọn 6 lá gồm: 2 lá ngọn, 2 lá giữa, 2 lá gốc. Phần II. Kết quả nghiên cứu I. Điều tra sâu bệnh hại ở vườn ươm. 1. Điều tra tỷ mỉ số lượng sâu ở vườn ươm : Biểu 02 Địa điểm: Công ty tư vấn đầu tư phát triển Lâm Nghiệp Đối tượng: Keo tai tượng Tuổi cây: 7 tháng tuổi Từ số liệu trên tiến hành tính toán các tiêu trí điều tra theo công thức đã học: Tính số lượng bình quân ( con/m2) cho từng loài, từng giai đoạn cho tất cả các ô dạng bản. Công thức: Con/m2 = ( ô1+ô2)/2 * Loài Châu chấu: Trứng : (ô1+ô2)/2 = 0(quả/m2) Sâu non: (ô1+ô2)/2 = 0(con/m2) Nhộng : (ô1+ô2)/2 = 0(con/m2) Sâu T.T : (ô1+ô2)/2 = (2+2)/2 = 2(con/m2) * Loài Sát sành: Trứng : ( ô1+ô2)/2 = 0(quả/m2) Sâu non: ( ô1+ô2)/2 = (1+0)/2 = 0,5( con/m2) Nhộng : ( ô1+ô2)/2 = 0(con/m2) Sâu T.T : ( ô1+ô2)/2 = 0(con/m2) Đánh giá: Từ bảng số liệu biểu 02 ta thấy có 2 loài sâu hại chính nhưng với số lượng không nhiều chủ yếu ở giai đoạn sâu trưởng thành với số lượng không nhiều tuy nhiên cần tích cực theo dõi diễn biến sâu hại nhằm đưa ra biện pháp thích hợp và kịp thời. Theo quy luật phát triẻn của một diễn thế sinh thái thì khi nguồn thức ăn( cây Keo) phát triển tốt cộng với điều kiện khí hậu thuận lợi thì sẽ kéo theo sự phát triển của các loài sâu hại.Nhưng số lượng sâu hại điều tra được lại rất ít. Nguyên nhân gây nên sự thiếu chính xác của số liệu thu được là : Quá trrình quan sát sơ bộ làm chúng phân tán một phần đi nơi khác. Vườn ươm được bao bọc bởi rừng trồng hỗn loài phần nào hạn chế bớt số lượng sâu hại xâm nhập xuống vườn ươm. Kinh nghiệm của các người điều tra còn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ. 2. Điều tra tỷ lệ sâu bệnh hại ở vườn ươm (P%): Biểu 03 Từ số liệu thu được tại biểu 03 ta tính toán được: Tỷ lệ cây bị sâu hại P1% ở 2 ô dạng bản là 80% và 69,93% Tỷ lệ sâu hại bình quân trên cả vườn ươm: Ptb%= (80+69,93)/2= 74,96(%) Tỷ lê cây bị bệnh hại P2% 2 ô dạng bản là 74,94% và 80% Tỷ lệ cây bệnh bình quân trên cả vườn ươm: Ptb%= (74,94+80)/2= 77,47(%) Như vậy tỷ lệ cây bị bệnh hại và sâu hại là khá lớn Nguyên nhân do điều kiện nắng, nóng ẩm kéo dài tạo điều kiện cho một số loại nấm gây bệnh phát triển. Mặt khác do điều kiện chăm sóc còn nhiều thiếu sót làm cây phát triển cao thấp không đều, điều kiện kháng bệnh của cây không tốt, cây dưới thấp bị nóng ẩm nhiều bị nấm ,đốm lá. 3. Điều tra mức độ sâu hại ở vườn ươm(biểu 4a) Đánh giá mức độ sâu bệnh hại: Từ bảng số liệu điều tra qua tính toán ta có mức độ sâu hại lá RTB% của 2 ô dạng bản lần lượt là 13,804% và 6,549%, trung bình cả luống là 10,18%, ảnh hưởng ít tới chất lượng sinh trưởng của lứa cây trong luống. Sâu hại không lớn nhưng nguy cơ gây hại còn tồn tại do đó phải có kế hoạch phun thuốc định kỳ nhằm hạn chế tối đa sự sinh trưởng của sâu hại. Mức độ bị bệnh đốm lá là tương đối thấp với RTB% của 2 ô dạng bản lần lượt là 7,375% và 7,084%, trung bình cả luống là 7,23%. Như vậy mặc dù tỉ lệ cây con nhiễm sâu bệnh là tương đối lớn song mức độ bị hại lại không cao chứng tỏ công tác chăm sóc và chất lượng cây con là khá tốt, chống chọi được sự phá hoại của sâu bệnh. Hiện tại thời tiết đang cuối thu, trời ẩm và mưa phùn nhiều càng tạo điều kiện cho một số loài nấm gây bệnh phát triển, có thể gây ảnh hưởng không tốt cho cây con. Cần có biện pháp định kì kiểm tra chăm sóc nhằm tránh việc cây con nhiễm bệnh nặng không sinh trưởng được làm thiệt hại kinh tế cho vườn ươm. Nguyên nhân gây lên các bệnh này là do: + Điều kiện môi trường thuận lợi cho một số loài sâu phát triển như Châu Châu, sâu cuốn lá nhỏ,…. + Thời tiết nắng nóng kéo dài + Thiếu nước, khả giữ nước kém ở một địa hình dốc 400 và độ cao 750m so với mực nước biển. + Ô tiêu chuẩn nằm trong khu vực rừng trồng phủ xanh đất trống đồi núi chọc nên điều kiện đất đai khô cằn, đã làm giảm khả năng miễn dịch cây trồng.Bệnh tật có điều kiện phát triển. Tuy nhiên cây trồng ở đây vẫn thuộc diện sinh trưởng tốt. Trong khi nghiên cứu điều tra ta không bắt gặp sâu đục lá, không thấy bệnh u bướu hay chổi xể ở cây rừng. Tỷ lệ cây bị bệnh ở thân và cành là ít hơn so với ở lá.Tuy nhiên vẫn cần chú trọng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. Bởi phòng bệnh là biện phấp tốt nhất để bảo vệ cây trồng. Thực tế cho thấy bệnh hại lá là rất nguy hiểm cho cây trồng.Nó có thể gây chết vì cây mất lá không thể quang hợp được. Do đó việc tiếp theo của ta phải điều tra số lượng và chất lượng sâu hại lá theo mãu biểu 05.Kết quả như sau: Biểu 05: Điều tra số lượng và chất lượng sâu hại lá Đánh giá kết qủa điều tra biểu 05 như sau: Qua điều tra cho thấy số lượng sâu phát hiện là rất ít. Chủ yếu là các loài Cào cào, sâu non bộ cánh vảy. Số lượng sâu hại bình quân con/ cây cũng rất thấp. Như vậy tới đây ta tháy một mâu thuẫn rằng: Số lượng loài sâu ăn lá thì ít nhưng tỷ lệ cây bị sâu lá lại cao.Qua tìm hiểu thấy được nguyên nhân gây ra điều này có thể là do: + Thời điểm điều tra vào lúc trưa nắng các loài sâu hại đã tìm nơi trú ẩn. + Trong khi lập ô tiêu chuẩn và đếm số lượng cây do nhiều sinh viên cùng làm đã vô tình đánh động tới các loài côn trùng khiến chúng phảI di chuyển ra khỏi khu vực điều tra. Cũng vì thế mà khi xết đến mức độ sâu bệnh hại ở rừng trồng( R%) cao sẽ không có gì là khó hiểu. Ta tiến hành điều tra mức độ sâu bệnh hại ở rừng trồng như sau: Biểu 4b:Điều tra mức độ sâu bệnh hại ở rừng trồng Đánh giá kết quả điều tra mức độ sâu bệnh hại; Theo tính toán mức độ sâu hại trung bình ở rừng trồng: R%=25.42% thuộc mức bị hại vùa phải.Trên thực tế điều tra cho thấy sự ảnh hưởng của sâu ăn lá là khá lớn ở rừng trồng và sự gây hại trên các đối tượng cây là gần như nhau. Theo suy đoán khả năng gây bệnh có thể lan rộng trên các đối tượng khác nữa, xu hướng sẽ phát triển rộng do đó cần phải có biện pháp phòng trừ, ngăn chặn sự gia tăng về số lượng sâu. Mức độ bệnh hại cũng là khá lớn 23.75%. cho thấy cây không nhựng bị sâu phá hoại còn bị bệnh đốm cháy nữa.Như vậy cây càng cần hơn diều kiện chăm sóc tốt hơn nữa nhất là trong thời gian điều kiện môI trường “ ủng hộ” sâu bệnh gây hại. Phần III: Đề xuất phương án phòng trừ sâu bệnh cho từng đối tượng điều tra 1.Đối với sâu bệnh hại ở vườn ươm: Tiến hành chăm sóc cây con theo đúng quy trình kỹ thuật.Đảm bảo tưới tiêu, bón phân đúng kỹ thuật và kế hoạch đã đề ra. Công tác giữ vệ sinh vườn ươm ở điều kiện tôt nhất. Đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ nhằm hạn chế nơI trú ngụ của các loài sâu, loài nấm… sinh sản và phát triển. Tăng sức đề kháng cho cây bằng cách bón các loại phân chứa nhiều Kali,NPK với hàm lượng đạm thấp…. Cần tiến hành công tác kiểm tra thường xuyên, tìm và phát hiện kịp thời các giai đoạn sinh trưởng của côn trùng, nấm gây bệnh… để có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với sâu hại lá: phun thuốc đề phòng, nếu nhiều sâu quá phảI sử dụng thuốc hóa học nhằm diệt sâu nhanh nhất. Tuy nhiên nên kết hợp các biện pháp, tránh lạm dụng thuốc hóa học mà gây ô nhiễm môi trường đất, nước… Đối với bệnh hại do các nấm, vi khuẩn gây ra: Tốt nhất có phun thuốc phòng bệnh.Nếu phát hiện bệnh nên dùng thuốc hóa học ngay vì khả năng lây nhiễm của nấm và vi khuẩn gây bệnh là rất nhanh. Có hệ thống tưới tiêu hợp lý. 2. Đối với rừng trồng: Vì rừng trồng có diện tích khá lớn và cây cũng không còn nhỏ nên công tác phòng trừ sâu bệnh khó khăn hơn nhiều so với ở vườn ươm. Cần lưu ý những điểm sau: Thực hiện biện pháp vệ sinh sạch sẽ nơi cây trồng sinh trưởng như: phát cỏ dại, cây bụi, chặt tỉa cành cho cây. Dùng mồi nhử để dụ và bẫy các loài côn trùng gây bệnh Dùng các biện pháp sinh vật: như dùng các loài thiên địch như: bọ ngựa, ong…để tiêu diệt các loài gây hại khác. Phần III. Kết luận – Tồn tại – Kiến nghị I. Kết luận. Sau một thời gian thực tập nghiêm túc, điều tra, xử lý và phân tích số liệu thật sự kỹ lưỡng dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy cô hướng dẫn, cá nhân mỗi sinh viên dều nắm được các vấn đề cơ bản như: Nắm được các phương pháp điều tra ở từng điều kiện nhất định trong thực tế. Đánh giá được tình hình sâu hại một cách có cơ sở khoa học thông qua việc định lượng. Nhận biết tốt hơn các loại sâu bệnh hại cơ bản. Đề xuất được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho từng đối tượng điều tra một cách hiệu quả. II.Tồn tại. Thời gian thực tập còn ngắn sẽ không có thời gian theo dõi, tìm hiểu các giai đoạn phát triển, các đặc tính của vật gây bệnh từ đó việc đề xuất các biện pháp phòng trứ sâu bệnh sẽ thiếu thực tế, thiếu cơ sở, không hợp lý và triệt để. Kinh nghiệm người điều tra còn hạn chế. Tổng hợp số liệu còn mắc sai số. III. Kiến nghị. Cần kéo dài thời gian thực tập. Học tập nâng cao kinh nghiệm điều tra. Giảm sai số trong tính toán bằng cách sử dụng các phần mềm thống kê toán học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_benh_cay_con_trung_9056.doc
Tài liệu liên quan