Báo cáo Sử dụng biểu đồ kiểm soát np tại công ty May 10

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT 5

1.1. Khái niệm 5

1.1.1 Khái niệm chất lượng sản phẩm 5

1.1.2. Vai trò của chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế hiện nay 6

1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 7

1.1.3.1 Một số yếu tố tầm vi mô 8

1.1.3.2. Một số yếu tố tầm vĩ mô 10

1.2 Khái niệm biểu đồ kiểm soát 11

1.2.1 Sự phân tán giá trị của chỉ tiêu chất lượng 11

1.2.2. Biểu đồ kiểm soát 12

1.2.1.1 Tại sao Biểu đồ kiểm soát có ý nghĩa? 12

1.2.1.2 Biểu đồ kiểm soát hỗ trợ gì? 13

1.2.1.3 Biểu đồ kiểm soát được áp dụng tại đâu? 13

1.2.1.4 Khi nào Biểu đồ kiểm soát có ý nghĩa ? 13

1.2.1.5 Biểu đồ kiểm soát đem lại lợi ích cho ai? 13

1.2.3 Mục đích của biểu đồ kiểm soát 14

1.2.4 Cơ sở lập biểu đồ kiểm soát 14

PHẦN II/ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT np TẠI CÔNG TY MAY 10 15

2.1 Giới thiệu đôi nét về công ty cổ phần May 10 15

2.1.1 Một số chi tiết đáng lưu ý về công ty như: 15

2.1.2. Ban lãnh đạo cấp cao của công ty 15

2.1.3. Cơ sở pháp lý của công ty 15

2.1.4. Loại hình doanh nghiệp 15

2.1.5. Lĩnh vực hoạt động của công ty 15

2.1.6. Về trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất: 16

2.1.7. Đặc điểm nhân lực 17

2.1.8 Về tình hình vốn của công ty 20

2.1.9. Đặc điểm về quy trình công nghệ : 23

2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty May 10 từ năm 2005-2009 25

2.3 . Công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất 30

2.4 . Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm 32

2.5. Thực trạng áp dụng biểu đồ kiểm soát np công ty cổ phần May 10 34

2.6.Nhận xét chung về quá trình quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần May 10 40

2.6.1 Thành tựu 40

2.6.2 Những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng 41

2.6.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên 42

PHẦN III GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM SỐ SẢN PHẨM KHUYẾT TẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 44

3.1 Xây dụng lực lượng triển khai hòan thiện hệ thống quản trị chất lượng sản phảm theo ISO 9001-2000 44

3.2 Phát triển tài liệu chất lượng 44

3.3 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp 47

3.4 Các giải pháp hỗ trợ 48

3.4.1.Đổi mới nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp 48

3.4.1.1.Nội dung, phương thức thực hiện giải pháp đổi mới nhận thức 48

3.4.1.2 Nội dung, hình thức thực hiện giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn 50

3.5 Phát triển hệ thống thông tin, nâng cao khả năng nắm bắt và xử lý thông tin 53

KẾT LUẬN 54

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3382 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Sử dụng biểu đồ kiểm soát np tại công ty May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trẻ vào các cương vị chủ chốt của đơn vị, bộ phận tạo điều kiện cho cán bộ trẻ phấn đấu trưởng thành. Đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, công tác tuyển chọn nguồn nhân lực cũng được công ty quan tâm chú ý hơn. Công ty đã ban hành quy chế tuyển dụng và ký hợp đồng lao động, trình độ đầu vào của cán bộ, công nhân viên đã được nâng lên. Đến nay, tất cả công nhân viên được tuyển vào công ty đều phải có trình độ văn hoá hết lớp 12 và qua đào tạo nghề may từ 1 đến 3 năm.100% nhân viên của các phòng nghiệp vụ khi tuyển vào phải có trình độ cao đẳng và đại học trở lên. Do trình độ tay nghề bình quân của công nhân đã được nâng lên nên đội ngũ công nhân May10 đã làm được hầu hết các loại sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao. Bảng 1: Cơ cấu lao động theo trình độ của May10 : (đơn vị : người ) Năm Cao học Đại học Cao đẳng THCN Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Năm 2006 2 297 149 254 6599 617 0 Năm 2007 3 285 139 243 5993 666 0 Năm 2008 4 239 112 211 5913 731 0 Năm 2009 4 320 125 271 6955 520 0 ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Công ty cổ phần May 10) Qua bảng số liệu trên ta thấy do đặc thù sản xuất của công ty là sản xuất hàng dệt may nên lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao đều trên 90%, số cán bộ quản lý có xu hướng tăng lên dần qua từng năm . Số cán bộ có trình độ đại học ,cao học tăng , đặc biệt là công ty không có người lao động nào có trình độ cấp 1. Với số lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học như trên sẽ giúp công ty tiếp nhận nhanh các công nghệ sản xuất tiên tiến trên thế giới như Nhật , Mỹ , Pháp …… Bảng 2 Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động (Đơn vị tính :đồng) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Thu nhập bình quân 1.750.000 1.820.000 1.950.000 2.040.000 2.250.000 ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán - Công ty cổ phần May 10) Công ty luôn luôn chú trọng và phát triển nguồn lực về con người bởi đây chính là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Lực lượng lao động của công ty không ngừng được nâng cao cả về chất lượng lẫn số lượng. Cụ thể về mặt số lượng, số cán bộ công nhân viên trong toàn công ty lên tới 8000 người. Trong đó số lao động nữ chiếm 80%, nữ chiếm chủ yếu trong lực lượng lao động của công ty bởi vì đặc thù của công ty là may mặc đòi hỏi sự khéo léo. Về mặt chất lượng: công ty rất chú trọng tới việc đào tạo đội ngũ lao động lành nghề và đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao. Chính vì vậy, công ty đã thành lập một trường học riêng để đào tạo nhân viên cho chính công ty. Do đó các lao động trong công ty đều là những người có tay nghề cao, đã được đào tạo bài bản, đảm bảo chất lượng. Công ty còn thường xuyên mở các lớp đào tạo tại doanh nghiệp và gửi đi học ở nước ngoài về quản lý kinh tế, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, ngoại ngữ. 2.1.8 Về tình hình vốn của công ty Vốn là nguồn lực quan trọng và chủ yếu để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của một công ty. Trước đây May 10 còn là công ty nhà nước thì vốn chủ yếu là của nhà nước. Nhưng từ khi cổ phần hoá thì Nhà nước chỉ giữ 51 % cổ phần còn 49% cổ phần là của công nhân viên trong công ty. Nguồn vốn huy động từ chính những lao động của công ty đã giúp cho họ có động lực làm việc bởi quyền lợi của họ gắn liền với quyền lợi của công ty. Bảng 3 Tình hình vốn của công ty May 10 (Đơn vị tính :tỷ đồng) Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Vốn cố định 30.5 35.4 37.2 39.1 41.5 2. Vốn lưu động 7.729 8.552 8.995 9.36 12.5 3. Tổng vốn kinh doanh 38.229 43.952 46.195 48.46 54 -         Ngân sách cấp 12.08 13.85 15.94 16.21 16.3 -         Tự bổ sung 26.149 30.102 30.255 32.25 37.7 ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán - Công ty cổ phần May 10) Bảng 4: Tình hình biến động vốn của công ty May 10 từ năm 2005-2009 +/- : năm sau so với năm trước % : tỷ lệ năm sau so với năm trước Năm Năm 2006 so với 2005 Năm 2007 so với 2006 Năm 2008 so với 2007 Năm 2009 so với 2008 +/- % +/- % +/- % +/- % 1. Vốn cố định 4.9 16.066 1.8 5.085 1.9 5.108 2.4 6.138 2. Vốn lưu động 0.823 10.648 0.443 5.18 0.365 4.058 3.14 33.55 3. Tổng vốn kinh doanh 5.723 14.97 2.243 5.103 2.265 4.903 5.54 11.43 -         Ngân sách cấp 1.77 14.652 2.09 15.09 0.27 1.694 0.09 0.555 -         Tự bổ sung 3.953 15.117 0.153 0.508 1.995 6.594 5.45 16.9 ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán - Công ty cổ phần May 10) Nhìn chung vốn cố định của công ty tăng đều theo các năm. Năm 2006 tăng 16.066 % so với năm 2005 tương ứng với mức tăng 4.9 tỷ đồng Năm 2007 tăng 5.085% so với năm 2006 tương ứng với mức tăng 1.8tỷ đồng Năm 2008 tăng 5.108% so với năm 2007 tương ứng với mức tăng 1.9 tỷ đồng Năm 2009 tăng 6.138% so với năm 2008 tương ứng với mức tăng 2.4 tỷ đồng Vốn lưu động của công ty tăng đều từ năm 2005-2008,nhưng từ 2008-2009 tăng nhiều hơn do công ty huy động được nguồn vốn từ bên ngoài. Năm 2006 tăng 10.648% so với năm 2005 tương ứng với mức tăng 20.823 tỷ đồng Năm 2007 tăng 5.18% so với năm 2006 tương ứng với mức tăng 0.443 tỷ đồng Năm 2008 tăng 4.903% so với năm 2007 tương ứng với mức tăng 0.365tỷ đồng Năm 2009 tăng 33.55% so với năm 2008 tương ứng với mức tăng 3.14 tỷ đồng Tổng số vốn kinh doanh của công ty trong 5 năm gần đây ta có thể nhìn thấy qua biểu đồ trên tăng đều,do hàng năm công ty đều có kế hoạch sử dụng vốn 1 cách hợp lý sao cho đảm bảo yêu cầu của việc sản xuất kinh doanh. Năm 2006 tăng 14.97% so với năm 2005 tương ứng với mức tăng 5.723tỷ đồng Năm 2007 tăng 5.103% so với năm 2006 tương ứng với mức tăng 2.243tỷ đồng Năm 2008 tăng 4.903% so với năm 2007 tương ứng với mức tăng 2.265 tỷ đồng Năm 2009 tăng 11.43% so với năm 2008 tương ứng với mức tăng 5.54 tỷ đồng 2.1.9. Đặc điểm về quy trình công nghệ : Quy trình công nghệ của ngành may bao gồm nhiều công đoạn trong cùng một quá trình sản xuất . Mỗi công đoạn bao gồm nhiều khâu và bao gồm các máy chuyên dùng như : may, thêu,là, ép, ... Nhưng có những khâu mà máy móc không thể đảm nhận được như :cắt chỉ, nhặt xơ, đóng gói sản phẩm. Mỗi sản phẩm lại có những bước công việc khác nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Với tính chất dây truyền như vậy yêu cầu đặt ra là phải phối hợp nhiều bộ phận một cách chính xác, đồng bộ và quá trình sản xuất sản phẩm diễn ra nhịp nhàng ăn khớp với nhau, đạt được tiến độ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu giao hàng cho khách hàng cũng như đưa được sản phẩm ra thị trường đúng mùa vụ theo đặc điểm của sản phẩm này. Ở công ty May 10 ,công tác chỉ đạo hướng dẫn kĩ thuật được triển khai từ các phòng ban xuống các tổ sản xuất và từng công nhân.Mỗi bộ phận, mỗi công nhân đều phải có hướng dẫn, quy định cụ thể về quy cách may, lắp giáp và thông số kỹ thuật của từng sản phẩn. Việc giám sát và chỉ đạo, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm được tiến hành thường xuyên và kịp thời, qua đó mà những thông tin phản hồi cũng phản ánh lại cho biết quá trình sản xuất đang diễn ra như thế nào để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo cho tới khi sản phẩm sản xuất ra hoàn thiên với chất lượng cao.Với công ty May10 trong cùng một dây truyền sản xuất có sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, nhìn chung có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất của công ty như sau : Nguyên phụ liệu Cắt trải vải ® đặt mẫu ®dắt sơ đồ® cắt May:may bộ phận phụ® ghép thành phẩm Là,gấp Đóng gói Nhập kho Giặt,mài,tẩy thêu Trên đây là sơ đồ dây chuyền sản xuất của công ty May10. + Công đoạn cắt: Nguyên liệu được đưa lên xưởng. Sau khi trải vải, công nhân tiến hành giát sơ đồ sao cho tiết kiệm được nguyên liệu nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tùy theo thiết kế mà sau khi cắt xong, sản phẩm cắt có thể được đem đi thêu hay không. + Công đoạn may: Các sản phẩm cắt ở bộ phận phụ trợ được đưa lên tổ may để ghép các sản phẩm cắt thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sau đó các sản phẩm này được đưa tới các phân xưởng mài, giặt, tẩy trắng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng. + Công đoạn là: Các thành phẩm đã được làm sạch, làm trắng được đưa xuống bộ phận là để chuẩn bị đóng gói. + Công đoạn gói: Tổ hoàn thiện thực hiện nốt giai đoạn cuối là đóng gói thành phẩm. + Công đoạn nhập kho: Bộ phận bảo quản tiếp nhận những sản phẩm hoàn thiện đã được đóng gói, lưu trữ và xuất kho tiêu thụ trên thị trường. Nhìn chung ,ở từng giai đoạn công ty đều sử dụng công nghệ mới có thể sản xuất những mặt hàng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao; hao phí nguyên vật liệu thấp. Vì vậy, có thể giảm giá thành tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của công ty. 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty May 10 từ năm 2005-2009 Trong thời gian qua, công ty cổ phần May 10 đã đổi mới phương thức hoạt động, nắm bắt những vận hội mà đất nước đem lại. Tiêu biểu là ngày 11/1/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Sự kiện trọng đại này đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành dệt may Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp May 10. Nhìn lại chặng đường phát triển 62 năm qua, doanh nghiệp May 10 đã gặt hái được không ít những thành công, nhất là thời kì sau đổi mới. Có thể đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua như sau: Bảng 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2005-2009 Đơn vị tính : Tỷ đồng Chỉ tiêu TH năm 2005 TH năm 2006 TH năm 2007 TH năm 2008 TH năm 2009 Tổng Doanh thu (không VAT) 552.985 631.6 481.2 607 700 Doanh thu FOB 343.423 405.068 346.414 250 385.3 DT gia công 145.149 137.4 76.326 250 186.5 DT Nội địa 64.413 89.132 58.46 107 128.2 Lợi nhuận 13.842 15.83 16.5 16.7 17.5 ( Nguồn: Phòng kế hoạch - Công ty cổ phần May 10) Bảng 6: Tình hình biến động các chỉ tiêu từ năm 2005-2009 Chỉ tiêu Năm 2006 so với 2005 Năm 2007 so với 2006 Năm 2008 so với 2007 Năm 2009 so với 2008 +/- % +/- % +/- % +/- % Tổng Doanh thu (không VAT) 78.715 14.216 -150.4 -23.812 125.8 26.142 93 15.32 Doanh thu FOB 61.645 17.95 -58.65 -14.480 -96.414 -27.832 135.3 54.12 DT gia công -7.749 -5.338 -61.07 -44.449 173.674 227.542 -63.5 -25.4 DT Nội địa 24.719 38.375 -30.67 -34.411 48.54 83.031 21.2 19.813 Lợi nhuận 1.988 14.362 0.67 4.232 0.2 1.212 0.8 4.7904 ( Nguồn: Phòng kế hoạch - Công ty cổ phần May 10) +/- : tỷ lệ năm sau so với năm trước (đvt : tỷ đồng) % : tỷ lệ phần trăm năm sau so với năm trước (đvt : % ) Tổng doanh thu trong 5 năm qua của công ty cổ phần May 10 như sau: + Năm 2006 so với năm 2005 tăng 14.2165% ,ứng với mức tăng 78.615 tỷ đồng + Năm 2007 tăng so với năm 2006 giảm 23.812 % tương ứng với 150.4 tỷ đồng + Năm 2008 so với năm 2007 tăng 26.142% tương ứng với 125.8 tỷ đồng + Năm 2009 so với năm 2008 tăng 15.32%tương ứng với 93 tỷ đồng Tổng doanh thu FOB trong 5 năm qua của công ty cổ phần May 10 như sau: + Năm 2006 so với năm 2005 tăng 17.95% ,ứng với mức tăng 61.645tỷ đồng + Năm 2007 tăng so với năm 2006 giảm 14.48% tương ứng với 58.65 tỷ đồng + Năm 2008 so với 2007 giảm 27.832% tương ứng với 96.414tỷ đồng + Năm 2009 so với năm 2008 tăng 54.12%tương ứng với153.3tỷ đồng Tổng doanh thu gia công trong 5 năm qua của công ty cổ phần May 10 như sau: + Năm 2006 so với năm 2005 giảm 5.338% ,ứng với mức giảm 7.749 tỷ đồng + Năm 2007 tăng so với năm 2006 giảm 44.449% tương ứng 61.074tỷ đồng + Năm 2008 so với năm 2007 tăng vượt bậc 227.542% tương ứng với 173.674tỷ đồng + Năm 2009 so với năm 2008 giảm 25.4%tương ứng với 63.5đồng Doanh thu nội địa trong 5 năm qua của công ty cổ phần May 10 như sau: + Năm 2006 so với 2005 tăng 38.375% ,ứng với tăng 24.719 tỷ đồng + Năm 2007 so với năm 2006 giảm 34.411% tương ứng 30.672tỷ đồng + Năm 2008 so với năm 2007 tăng 83.03% tương ứng với 48.54tỷ đồng + Năm 2009 so với năm 2008 tăng 19.813%tương ứng với 21.2 tỷ đồng Lợi nhuận trong 5 năm qua của công ty cổ phần May 10 như sau: + Năm 2006 so với năm 2005 tăng 14.362 % ,ứng với mức tăng 1.988tỷ đồng + Năm 2007 so với năm 2006 tăng 4.232 % tương ứng 0.67tỷ đồng + Năm 2008 so với năm 2007 tăng 1.212% tương ứng với 0.2tỷ đồng + Năm 2009 so với năm 2008 tăng 4.790%tương ứng với 0.8 tỷ đồng Nhìn chung lợi nhuận của công ty đã tăng đều qua các năm,đó là sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong việc tăng năng xuất lao động,nâng cao chất lượng săn phẩm,tạo ra những mẫu thiết kế hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng. 2.3 . Công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất Quá trình sản xuất là một trong những khâu có tính quyết định đối với việc dảm bảo chất lượng sản phẩm . Vì vậy, khi lập phương án sản xuất Công ty luôn tạo điều kiện cho hoạt động quản lý chất lượng được tiến hành thuận lợi theo một quy trình nhất định. Mục đích quản lý quá trình sản xuất của Công ty không phải là loại bỏ những sản phẩm xấu, kém chất lượng vừa sản xuất xong mà phải ngăn chặn không cho những sản phẩm xấu xuất hiện trong quá trình sản xuất; mặt khác việc ngăn chặn những sản phẩm xấu không chỉ dựa vào bộ phận kiểm tra chất lượng (KCS), hoặc xem phương pháp kiểm tra chất lượng là phương pháp chủ yếu để loại bỏ những phế phẩm, thứ phẩm... Xác định được tầm quan trọng của khâu sản xuất, nên Công ty đã chọn phương pháp quản lý từ bước đầu tiên của quá trình sản xuất sản phẩm. Đối tượng quản lý là toàn bộ các yếu tố đầu vào trước khi đưa vào gia công chế biến, các sản phẩm đầu ra trước khi nhập kho, đặc biệt là quá trình điều khiển các thông số vận hành. Tại mỗi giai đoạn Công ty đều đề ra những yêu cầu và nội dung quản lý chất lượng nhất định. Khi nhận được lệnh sản xuất công ty tiến hành thiết kế quy trình sản xuất, trong quá trình sản xuất luôn thực hiện đúng theo quy trình nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đặc điểm của sản xuất ra một sản phẩm như quần,áo…là phải qua nhiều công đoạn liên tiếp. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm , trong quá trình sản xuất bộ phận kỹ thuật kết hợp với nhân viên chất lượng kiểm soát từng công đoạn sản xuất chặt chẽ, phát hiện những nguyên nhân gây biến động chất lượng và kịp thời điều chỉnh. Dựa vào các chỉ tiêu chất lượng chuẩn của sản phẩm mà bộ phận phận kỹ thuật nhập thân vào quá trình sản xuất, khống chế chất lượng từng công đoạn theo đúng thiết kế. Nhân viên thí nghiệm theo quy định kiểm tra ,thực hiện kiểm tra từng chỉ tiêu chất lượng , khi phát hiện sẽ có biện pháp diều chỉnh, sửa chữa máy móc, thay thế thiết bị để không làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm . Nhìn chung tình hình quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất được Công ty thực hiện chặt chẽ và khoa học, giúp đảm bảo và nâng cao sản phẩm , giảm phế phẩm, thứ phẩm , giảm chi phí. Tuy nhiên, quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất của Công ty chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Mặc dù Công ty đã đổi mới nhận thức, luôn cho rằng quản lý chất lượng sản phẩm không chỉ là trách nhiệm của các nhà quản lý, mà là trách nhiệm của mọi thành viên trong Công ty, nhưng do vô tình hay hữu ý , vẫn còn tình trạng công nhân làm ẩu, chạy theo số lượng sản phẩm . Mặt khác, Công ty chưa chưa có biện pháp khuyến khích, hướng dẫn công nhân tự kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình trong quá trình sản xuất. Kiểm tra vẫn dựa vào bộ phận nằm ngoài sản xuất là chính, điều này gây sức ép lớn đối với tinh thần công nhân. Công nhân làm việc thụ động, có thái độ căng thẳng đối với bộ phận kiểm tra (đặc biệt là nhân viên thí nghiệm ), chưa tự giác, chưa có quyết tâm trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm . 2.4 . Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm Với phương châm "làm đúng ngay từ đầu", quyết tâm tạo lập môi trường sản phẩm không khuyết tật, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm được Công ty chú trọng hàng đầu. Cơ sở kiểm tra chất lượng của Công ty là dùng phương pháp thống kê để ra quyết định. Hiện nay, Công ty đang sử dụng cả hai phương pháp kiểm tra thống kê là : Kiểm tra quá trình : được thực hiện trong tất cả các công đoạn đang sản xuất. Lấy mẫu chấp nhận : thực hiện trong khâu nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng. Công tác kiểm tra của Công ty gồm tất cả các loại hình hoạt động như: thử nghiệm và đo đạc, cần thiết để xác định xem có đạt tiêu chuẩn không. Phần lớn những công việc kiểm tra của Công ty do nhân viên thí nghiệm có trình độ thực hiện. Mỗi mặt hàng đều được Công ty phân tích xác định mức độ cần thiết phải kiểm tra và đề ra được trình tự kiểm tra thích đáng cho nó. Các nhân viên kiểm tra được trang bị những thiết bị kiểm tra thích hợp và được hướng dẫn cách xử lý các sản phẩm không phù hợp. Trong công tác kiểm tra, Công ty đã thiết lập và duy trì một hệ thống ghi chép chính xác. Các kết quả kiểm tra được ghi chép đầy đủ vào các biểu mẫu quy định. Với cách này, các kết quả được thống nhất và việc truy tìm nguyên nhân dễ dàng, khắc phục tình trạng nhanh chóng. Các vấn đề quan trọng Công ty thực hiện kiểm tra là: Kiểm tra chất lượng vật tư. Khi nguyên vật liệu vảI mua về,sau khi đã được các cơ quan kiểm định chấp nhận, trung tâm thí nghiệm phối hợp với thủ kho liên quan để kiểm tra ngoại quan, số lượng, chủng loại của lô hàng so với hợp đồng. Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu cơ, lí. Nếu đạt thì mới cho nhập kho. Nguyên vật liệu khi nhập vào nhà máy để sản xuất sẽ được tổ chất lượng kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo đúng về số lượng và chất lượng. Kiểm tra trong khi sản xuất Trong quá trình sản xuất Công ty thực hiện hai loại hình kiểm tra. Kiểm tra của công nhân trực tiếp sản xuất, kiểm tra của bộ phận gián tiếp sản xuất như : nhân viên thí nghiệm, cán bộ kỹ thuật, cán bộ chất lượng . Công ty quy định cách kiểm tra cụ thể cho từng công đoạn, nhân viên kiểm tra phải thực hiện theo đúng quy định đó. Khi kiểm tra, công nhân thí nghiệm sẽ thực hiện lấy mẫu theo quy định từ các thùng bán thành phẩm đang sản xuất trên các máy. Các kết quả thu được của từng chỉ tiêu được so sánh với bảng chỉ tiêu chuẩn, ghi vào biểu mẫu theo quy định. Nếu phát hiện sai sót sẽ báo với bộ phận có trách nhiệm hiệu chỉnh hoặc sửa chữa máy.Mỗi chỉ tiêu được kiểm tra theo một chu kì nhất định ,đảm bảo phát hiện các sai sót kịp thời xử lý. Kiểm tra sản phẩm cuối cùng Mục đích của kiểm tra sản phẩm cuối cùng là không để những sản phẩm kém chất lượng lọt ra ngoài thị trường và tới tay người tiêu dùng..Sản phẩm cuối cùng, do nhân viên KCS của công ty kiểm tra Sản phẩm sau khi sản xuất được xếp theo lô. Mỗi lô có cùng chỉ số, cùng một ngày sản xuất được đóng trong bao túi có cùng ký mã kiện.. Nhân viên KCS lấy mẫu kiểm tra một lần nữa các chỉ tiêu và phân cấp theo quy định sau đó nhập kho.. Như vậy, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty được thực hiện khá chặt chẽ, từ khâu đầu sản xuất đến khâu cuối sản xuất. Do cách kiểm tra này mà Công ty đã giảm được lượng sản phẩm không phù hợp, và lượng phế phẩm cũng giảm đi rất nhiều. Mặt khác, hầu như không có tình trạng sản phẩm không phù hợp xuất ra ngoài Tuy nhiên, công tác tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty cũng còn một tồn tại cần khắc phục. Công ty chưa có hướng dẫn, khuyến khích công nhân sản xuất tự kiểm tra sản phẩm của mình. Công tác kiểm tra vẫn chủ yếu do bộ phận nằm ngoài sản xuất tiến hành, công nhân chỉ được kiểm tra một cách thô xơ. Chính vấn đề này gây nên mối căng thẳng giữa hai bộ phận này. Người trực tiếp sản xuất sản phẩm thì chưa làm chủ được chất lượng sản phẩm của mình, họ thụ động làm theo sự chỉ đạo của người khác nên không phát huy hết tình thần sáng tạo của bản thân. 2.5. Thực trạng áp dụng biểu đồ kiểm soát np công ty cổ phần May 10 Chính sách chất lượng của công ty cổ phần May 10 : “ Công ty cam kết đem lại cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng theo tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000”.Công ty ngày một đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng và đơn đặt hàng.Chính vì vậy công ty đã gặt hái được nhiều thành công , đem lại niềm tin cho khách hàng và người tiêu dùng,mở rộng thị phần cả trong nước và ngoài nước. Trong những mặt hàng sản xuất của May 10 thì áo sơ mi đóng một vai trò hết sức quan trọng,mang lại doanh số cao cho công ty bởi vì đây là mặt hàng truyền thống của công ty đã được khẳng định thương hiệu trên thị trường.Chính vì lẽ đó em xin chọn mặt hàng áo sơ mi làm mặt hàng mẫu để nghiên cứu trong quá trình thực tập tại công ty. Bảng 7 Các chỉ tiêu CLSP đặc trưng theo dõi mặt hàng áo sơ mi Đơn vị tính :cm TT Các chỉ tiêu 2008 2009 CLSP đặc trưng Yêu cầu Thực tế Yêu cầu Thực tế Chênh lệch 1 1/2 vòng ngực dưới nách 59.75 59.75 59.75 59.5 0 2 1/2 vòng gấu 59.5 59 59.5 59.25 0.5 3 Rộng vai 40 41 40 40.25 0.5 4 Dài tay từ đầu vai 25 25 25 25.25 0.25 5 Dài giữa thân sau 75 75 75 75.5 0.8 6 Vòng cổ đo tâm cúc 45.5 45.75 45.5 45 0.5 7 Miệng túi 12.25 12 12.25 12 0.25 8 1/2 cửa tay áo 19.25 19.25 19.25 19.25 0.25 9 Hạ nách 23.5 23.5 23.5 23.25 0.25 (nguồn :Phòng QA công ty May 10) Nhìn vào bảng trên ta thấy công ty đã thực hiện khá tốt các chỉ tiêu chất lượng tiêu chuẩn ,mặc dù không thật chính xác nhưng tỷ lệ sai hỏng vẫn nằm trong giới hạn cho phép,Ví dụ như chỉ tiêu dài giữa thân sau,yêu cầu trong số liệu thống kê là 75cm,công ty thực hiện 75.5cm(năm 2009),vượt quá yêu cầu 0.5cm,nhưng vẫn được chấp nhận bởi vì so với tỷ lệ cho phép 0.8cm,nó vẫn nhỏ hơn. Bảng 8 Kiểm chứng lại các số liệu thống kê Đơn vị:cm TT Các chỉ tiêu CLSP đặc trưng 2008 2009 Yêu cầu Thực tế Chênh lệch Yêu cầu Thực tế Chênh lệch 1 1/2 vòng ngực dưới nách 59.75 59.75 0 59.75 59.5 -0.25 2 1/2 vòng gấu 59.5 59 -0.5 59.5 59.5 0 3 Rộng vai 40 40.5 0.5 40 40.25 0.25 4 Dài tay từ đầu vai 25 25.5 0.5 25 25 0 5 Dài giữa thân sau 75 75.25 0.25 75 75.5 0.5 6 Vòng cổ đo tâm cúc 45.5 45.75 0.25 45.5 45.5 0 7 Miệng túi 12.25 12 -2.5 12.25 12 -025 8 1/2 cửa tay áo 19.25 19 -0.25 19.25 19.25 0 9 Hạ nách 23.5 23.5 0 23.5 23.25 -0.25 (nguồn :phòng QA công ty May 10) Qua hai bảng số liệu nói trên ta thấy rằng nhìn chung chất lượng sản phẩm của loại mặt hàng áo sơ mi là khá tốt,các sai lệch về thông số kĩ thuật giữa số liệu thống kê và số liệu kiểm tra là không lớn lắm và đều nằm trong giới hạn cho phép.Điều này chứng tỏ rằng đây là một mặt hàng chủ lực của công ty và được công ty chú trọng nhiều hơn trong chiến lược phát triển sản phẩm của mình.Doanh thu năm 2008 và 2009 đã chứng minh điều đó.Tỷ lệ mắc lỗi hay sai hỏng trong quá trình sản xuất năm 2009 đã giảm hơn năm 2008.Đây là điều đáng mừng với công ty.Do công ty đã đặc biệt quan tâm đến đời sống của công nhân,tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên trong công ty có cơ hội học tập,nâng cao trình độ tay nghề.Chính vì vậy uy tín của công ty cũng được nâng lên một cách rõ rệt.Ta có thể theo dõi biểu đồ dưới đây để nhận xét một cách rõ hơn về chất lượng mặt hàng áo sơ mi của công ty May 10. Biểu đồ chênh lệch giữa thực tế và kiểm tra các chỉ tiêu CLSP áo sơ mi Bảng 9 Sản lượng và doanh thu áo sơ mi năm 2008-2009 Kích cỡ 2008 2009 lượng (đv :chiếc) Doanh thu (đv : vnđ) lượng (đv :chiếc) Doanh thu (đv : vnđ) M 8,873,680 29,937,679,800 10,580,670 40,558,890,000 L 5,352,768 23,558,920,700 8,825,278 32,890,535,400 XL 3,293,674 11,104,433,000 5,734,418 17,845,753,600 Tổng 17,520,122 64,601,033,500 25,140,366 91,295,179,000 (Nguồn :Phòng kế hoạch công ty May 10) Biểu đồ so sánh lượng áo sơ mi các loại năm 2008-2009 Nhìn chung sản lượng áo sơ mi năm 2009 tăng so với năm 2008.Năm 2009 tăng 7,620,244 chiếc tương ứng với 17,86 %. Biểu đồ so sánh doanh thu áo sơ mi các loại năm 2008-2009 Qua các biểu đồ trên có thể thấy rằng doanh thu áo sơ mi năm 200 tăng vượt trội so với năm 2008 là 26,694,145,500 vnđ tương ứng với 17,12%.Điều đó chứng minh rằng chất lượng sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và được khách hàng tin cậy sử dụng, đồng thời kết quả trên cũng chứng minh tính hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng công ty đã sử dụng. Bảng 10 Bảng thống kê tổng hợp sản phẩm khuyết tật áo sơ mi cỡ M (mã 204572) Thứ tự mẫu Cỡ mẫu Số SPKT Thứ tự mẫu Cỡ mẫu Số SPKT TK ĐC TK ĐC 1 100 5 4 15 100 2 4 2 100 2 2 16 100 1 2 3 100 3 3 17 100 6 3 4 100 2 2 18 100 4 4 5 100 6 4 19 100 2 2 6 100 1 2 20 100 3 4 7 100 3 3 21 100 2 2 8 100 1 4 22 100 0 1 9 100 2 2 23 100 3 4 10 100 4 4 24 100 5 4 11 100 6 5 25 100 2 2 12 100 3 3 13 100 4 4 Tổng 2500 75 14 100 3 3 (Nguồn :Phòng QA,xí nghiệp may 5,bộ phận KCS công ty May 10) Từ các số liệu trên ta có: Đường trung tâm n=75/25=3.0 =n / n=3/100=0.03 Gt = n + 3 = 3.0 +5.1 = 8.1 Gd = np – 3 =3.0 – 5.1 = -2.1 (lấy bằng 0) Theo các tính toán trên,ta vẽ được biểu đồ sau ; Biểu đồ np kiểm soát sản lương khuyết tật áo sơ mi cỡ M Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy được quá trình sản xuất của công ty không ổn định do sự xuất hiện của các dấu hiệu bất thường mặc dù tất cả cá điểm đều nằm trong phạm vi các đường kiểm soát.Trong trường hợp như thế này chúng ta cần phải điều tra xem điều gì đã gây nên sự biến động đó.Khi xác định đư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26007.doc