Mục lục
Trang
Chương I: Giới thiệu .01
Lý do chọn đề tài .01
Chương II: Phương pháp nghiên cứu .04
1. Cách tiếp cận .04
1.1. Lý thuyết tiếp cận hệ thống .04
1.2. Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý .05
1.3. Tiếp cận dưới góc độ lối sống .05
2. Khung lý thuyết nghiên cứu .06
3. Địa bàn nghiên cứu .07
3.1. Một số nét về địa bàn nghiên cứu .07
3.2. Tính đại diện của địa bàn nghiên cứu .08
4. Phương pháp thu thập thông tin và phân tích số liệu .09
4.1. Phương pháp thu thập thông tin .09
4.2. Các chỉ tiêu thu thập .09
4.3. Phương pháp phân tích số liệu .09
Chương III: Kết quả và thảo luận .10
1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng .10
2. Một số mô tả về mẫu nghiên cứu .11
3. Hiện trạng kinh tế - xã hội và tác động của phong tục tập quán đến sự
phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer .13
3.1. Quan niệm về sản xuất và cuộc sống .13
3.1.1. Hiện trạng sản xuất và đời sống .13
3.1.2. Quan niệm về cuộc sống .16
3.2. Chi phí nông hộ trong hoạt động sản xuất, chi tiêu và lễ hội .19
3.3. Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật trong cộng đồng người Khmer . 24
3.4. Khả năng tiếp cận với nguồn vốn .29
3.5. Khả năng thích ứng trước những thay đổi về thị trường, kỹ thuật trong sản xuất .35
3.6. Yếu tố giới trong đời sống người Khmer .39
3.6.1. Hoạt động sản xuất .39
3.6.2. Công việc gia đình .40
3.6.3. Hoạt động xã hội .41
3.6.4. Quyền quyết định .42
3.7. Tính cộng đồng và mối quan hệ của người Khmer trong sản xuất,
đời sống và mối liên kết của họ với cộng đồng khác .45
Chương IV: Kết luận và kiến nghị .50
1. Kết luận .50
2. Kiến nghị .52
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2494 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tác động của phong tục tập quán đến phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày đãi chính
Lễ tang
Thường kéo dài, có khi tới 4 – 6 đêm, phải xem ngày giờ trước khi đi thiêu, rước sư sãi về tụng kinh, đưa đi hoả táng
Nhiều nhất 2 đêm, ít khi xem ngày
Lễ kết giới
3 đến 4 đêm
Mỗi năm cho phép 2 chùa tổ chức trong 2 ngày đêm
Lễ an vị tượng phật
3 ngày 3 đêm hoặc 7 ngày 7 đêm
1 ngày hoặc vài tiếng, thường được kết hợp với lễ kết giới, diễn ra trong ngày đầu tiên của lễ kết giới
“Rút ngắn thời gian của lễ hội sẽ hạn chế việc mất thời gian học hành, làm ăn của con em người Khmer. Những người xuyên tạc có thể nói đi ngược lại với Phật pháp. Tuy vậy, quy định 1 ngày cũng đúng với Phật pháp vì 1 vị sư, 1 chùa chỉ được nhận 1 lần từ việc làm phước của phật tử. Làm 1 ngày không ảnh huởng đến việc làm ăn, học hành của phật tử. Mỗi lần làm sẽ làm giảm học sinh trong lớp, nếu làm 29 ngày sẽ làm mất chất lượng học tập. Các vị sư sãi và phật tử đều cảm thấy vui, đoàn kết nhau cùng làm trong 1 ngày.” (Kết quả PRA nhóm sư sãi xã Viên Bình)
Các lễ hội của đồng bào Khmer không ngừng vận động cho phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Bên cạnh sự tự thân vận động, sự tự nhận thức của cộng đồng người Khmer cùng với sự định hướng của các chính sách phù hợp là nhân tố xây dựng nền văn hoá tiên tiến nhưng vẫn giữ được bản sắc của cộng đồng người Khmer. Giải quyết lễ hội cũ như thế nào trong xã hội mới đối với các dân tộc ít người ở nước ta không đơn giản, riêng các lễ hội của người Khmer lại càng khó khăn hơn, bởi lễ hội đối với người Khmer không chỉ là thói quen, nếp sống của dân tộc mà còn chịu sự điều khiển của Phật giáo nên được tín đồ tôn sùng bảo vệ vững chắc. Do đó, khi muốn cải tổ các lễ hội của người Khmer theo nếp sống mới, trước hết phải phân tích tìm hiểu vấn đề tôn giáo trong các lễ hội đó, đâu là những lễ hội có các yếu tố tiến bộ và tích cực, phát huy được những nét đẹp truyền thống của dân tộc, đâu là những mặt tiêu cực, mê tín làm chậm bước tiến của dân tộc.
Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật trong cộng đồng Khmer
Nông nghiệp là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cũng như cơ cấu thu nhập của đồng bào Khmer. Ngoài các nguồn lực như tư liệu sản xuất, nguồn vốn và lao động thì yếu tố khoa học kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công và hiệu quả của quá trình sản xuất. Nắm được vai trò quan trọng của nhân tố kỹ thuật trong sản xuất Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã có những quan tâm thích đáng trong việc hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người dân. Xuất phát từ trình độ văn hoá, kiến thức cơ bản về chuyên môn kỹ thuật của người nghèo, đặc biệt là người Khmer còn hạn chế, UBND tỉnh đã phân công cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo cùng các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,... tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ người nghèo làm công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, 2003, Thực trạng kinh tế - xã hội và những giải pháp xoá đói giảm nghèo ở người Khmer tỉnh sóc Trăng, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 175
.
Mục đích chuyển giao kỹ thuật nhằm hướng dẫn bà con nông dân nắm vững và vận dụng tốt những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi, từng bước ổn định cuộc sống. Ngành nông nghiệp với các đơn vị Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ Thực vật và Chi cục Thú y, Trung tâm giống gia súc, gia cầm đã trực tiếp phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân tập huấn cho các nông dân kỹ thuật canh tác lúa, trồng cây ăn trái, chăn nuôi gia súc gia cầm.
Trung tâm Khuyến nông phối hợp với các tổ chức quần chúng tập huấn về mô hình kỹ thuật canh tác lúa, trồng rau màu, chăn nuôi gà thả vườn, chăn nuôi heo nái, nuôi tôm sú. Chi cục Bảo vệ Thực vật, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với các đoàn thể in ấn và chuyển giao các tờ bướm, áp phích, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho các hội viên.
Mặc dù đã có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan đơn vị, tổ chức đoàn thể nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật cho người dân nhưng vẫn còn một bộ phận đáng kể đồng bào người Khmer vẫn chưa có cơ hội tiếp cận. Cũng có 28,4% số nông hộ khảo sát không biết được thông tin về các lớp huấn luyện kỹ thuật được tổ chức tại địa phương (Xem phụ lục 1, bảng 37).
Bảng 11: Tham gia các lớp huấn luyện kỹ thuật
Tham gia tập huấn
Hộ nghèo
Hộ khá giàu
Tần số
Tỷ lệ %
Tần số
Tỷ lệ %
Có
38
63,3
75
80,6
Không
22
36,7
18
19,4
Tổng
60
100
93
100
Những hộ nông dân nghèo thường có ít cơ hội hơn để tham gia các lớp huấn luyện kỹ thuật. Có nhiều lý do mang tính khách quan và chủ quan dẫn đến sự thiệt thòi này. Họ không tham gia các lớp huấn luyện bởi vì: không có đất canh tác; không được mời dự; không có thời gian; không biết chữ và không quan tâm. Đa số người nghèo “ít tham gia, do không có đất sản xuất, nếu có được mời cũng ít dự vì phải đi làm thuê làm mướn suốt không có thời gian rãnh rỗi. Do đa số người Khmer nghèo và ít đất nên hầu như họ không quan tâm đến hoạt động chuyển giao khoa học hỹ thuật và các chương trình khuyến nông.” (Kết quả PRA nhóm nông dân nghèo xã Viên Bình) Ngoài ra, các điều kiện tham gia các khóa đào tạo khuyến nông khá gắt gao. Ví dụ như các khóa học khuyến nông đưa ra điều kiện người tham gia phải là đại diện nhóm, có đất và có vốn. Người nghèo không có đất hoặc vốn để sản xuất không thể hưởng lợi từ các hoạt động khuyến nông AusAID, 2004, Báo cáo tổng kết Phân tích hiện trạng nghèo đói ở đồng bằng sông Cửu Long
. Nông dân nghèo ít khi áp dụng ngay thông tin kỹ thuật nhận được vào sản xuất. Họ ít dám chấp nhận rủi ro nên chỉ áp dụng các giải pháp kỹ thuật sau khi nông dân khác áp dụng có hiệu quả. (Kết quả PRA nhóm nông dân nghèo xã Viên Bình) Đây chính là “sự lựa chọn hợp lý” của những người nghèo dựa trên việc tự phân tích, đánh giá nguồn lực của nông hộ. Đa số người nghèo thường dành thời gian đi làm thuê để mang lại lợi ích và thu nhập trước mắt nuôi sống gia đình hơn là bỏ thời gian tham dự lớp huấn luyện kỹ thuật.
Hoạt động huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật cũng nhằm đáp ứng nhu cầu và giải quyết khó khăn trở ngại của nông dân trong sản xuất. Các nội dung huấn luyện cũng được tập trung vào một số đối tượng chủ yếu như lúa, rau màu, chăn nuôi (Xem phụ lục 1, bảng 38).
Theo kết quả phân tích, chúng tôi nhận thấy trung bình mỗi nông hộ có tham gia tập huấn được dự 2,55 lớp tập huấn kỹ thuật/năm (Xem phụ lục 1, bảng 39). Đây là một tỷ lệ rất thấp so với nhu cầu, sự đa dạng của sản xuất và sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Mức độ tiếp cận của người nghèo với cán bộ kỹ thuật cũng rất hạn chế.
Bảng 12: Mức độ tiếp cận với cán bộ kỹ thuật
Mức độ tiếp cận CBKT
Hộ nghèo
Hộ khá giàu
Tần số
Tỷ lệ %
Tần số
Tỷ lệ %
Thường xuyên
5
12,5
27
45,0
Hiếm khi
8
20,0
18
30,0
Không bao giờ
27
67,5
15
25,0
Tổng
40
100
60
100
Ngoài cán bộ kỹ thuật nông dân còn tiếp cận với khoa học kỹ thuật qua các phương tiện, các kênh thông tin khác. Nông dân tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, giải trí qua các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, sách báo tài liệu. Các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, radio đều có những chương trình bằng tiếng Khmer ở những địa phương có đông người Khmer. Đến năm 2006, tại 7 tỉnh, thành và tại Cơ quan Thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực ĐBSCL có chương trình phát thanh bằng tiếng Khmer, với thời lượng từ 45 đến 90 phút, phát sóng 2 đến 5 lần trong ngày tùy theo điều kiện từng địa phương L.M.H, Hội thảo “Tuyên truyền bằng tiếng Khmer trên sóng phát thanh”,
. Từ ngày 01/09/2004 Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ chính thức khai trương kênh truyền hình CVTV2 phủ sóng phục vụ cho 1,7 triệu đồng bào Khmer khu vực ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ. Với mục tiêu tăng thời lượng chương trình truyền hình tiếng Khmer lên gấp đôi, kênh truyền hình này mỗi ngày phát hình 2 buổi, từ 11giờ đến 13 giờ và từ 17 giờ đến 19 giờ phục vụ nhu cầu thông tin, giáo dục và giải trí của bà con Khmer với nhiều chuyên mục và nội dung phong phú Trần Khánh Linh, Khai trương kênh truyền hình mới CVTV2 tiếng Khmer,
.
Những nông dân đã tham dự các khoá huấn luyện cũng chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của họ với những người không có cơ hội tham gia. Với những nông dân không tham gia các khoá huấn luyện họ cũng tìm đến các nguồn khác nhau để có thông tin kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất. Đặc biệt, họ áp dụng những kinh nghiệm thực tế cuả bản thân vào sản xuất cuả gia đình.
Bảng 13: Những nguồn nhận thông tin khi không dự lớp tập huấn
Nguồn thông tin
Tần số
Tỷ lệ %
Bản thân có kinh nghiệm/ tự làm
118
80,3
Tivi/báo/radio
72
49,0
Hỏi nông dân được tập huấn
52
35,4
Có người thân biết kỹ thuật
41
27,9
Người bán vật tư nông nghiệp
49
33,3
Cán bộ kỹ thuật
23
15,6
Bên cạnh sự hạn chế về số lượng các lớp huấn luyện, đồng bào Khmer cũng gặp nhiều khó khăn khi tham dự. Không hiểu rõ tiếng Việt và trình độ học vấn thấp là trở ngại lớn của đồng bào Khmer khi tham dự các lớp huấn luyện kỹ thuật. Bên cạnh đó, kỹ năng của cán bộ kỹ thuật hoạt động trong vùng đồng bào Khmer cũng đóng vai trò rất quan trọng. Chính điều này sẽ làm tăng cơ hội cho người Khmer tiếp cận được một cách dễ dàng và trọn vẹn thông tin kỹ thuật. Đối với đồng bào Khmer việc chuyển giao kỹ thuật phải “cầm tay chỉ việc” do những khó khăn về ngôn ngữ; việc huấn luyện thiên về lý thuyết thiếu thực tế, thiếu hình ảnh minh hoạ; cán bộ kỹ thuật giảng quá nhanh. Và cũng cùng lý do với những người không tham gia được các lớp huấn luyện, những người dành thời gian tham gia cũng gặp khó khăn về thời gian, khi tham gia họ bị giảm thu nhập từ công việc khác cũng như tốn chi phí đi lại.
Việc chọn địa điểm huấn luyện cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của người dân. Hoạt động huấn luyện thường diễn ra tại nhà của người dân trong cộng đồng, trụ sở ấp, tại Uỷ ban nhân dân xã và chùa của người Khmer cũng là nơi diễn ra hoạt động này (Xem phụ lục 1, bảng 40). Và chúng ta nhận thấy nam giới luôn đảm nhận phần lớn vai trò trong những vấn đề về kỹ thuật sản xuất. Theo kết quả khảo sát có đến 70% thành viên tham dự lớp huấn luyện là người chồng. Trong gia đình người đàn ông trực tiếp sản xuất, họ giao tiếp nhiều nên tự tin, giỏi tiếng Việt và thoải mái trong giao tiếp hơn so với người vợ. Điều này cũng phản ánh một khía cạnh khác trong đời sống, tâm lý người phụ nữ Khmer. Họ rất e dè và thiếu tự tin khi đến trước những đám đông, những nơi công cộng do vậy những lớp huấn luyện kỹ thuật họ ít tham dự hơn.
Bảng 14: Thành viên gia đình tham gia lớp huấn luyện kỹ thuật
Người tham gia tập huấn
Tần số
Tỷ Lệ %
Chồng
84
70,0
Vợ
34
28,3
Con cái
19
15,8
Người khác
2
1,7
Các kiến thức kỹ thuật nhận được từ các lớp huấn luyện, từ phương tiện truyền thông đại chúng hoặc từ những nguồn khác mà nông dân tiếp cận được giúp họ ứng dụng vào hoạt động sản xuất của gia đình. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ nông dân tham gia tập huấn áp dụng những thông tin kỹ thuật vào sản xuất khá cao, 19,1% nông dân áp dụng rất thường xuyên và 70% nông dân áp dụng thường xuyên thông tin kỹ thuật nhận được vào sản xuất (Xem phụ lục 1, bảng 41).
Những thông tin kỹ thuật áp dụng được đa số nông dân (86,4%) đánh giá là mang lại kết quả tốt trong sản xuất. Bởi những kiến thức đó mang lại cho nông hộ năng suất cao, chi phí đầu tư giảm và người nông dân biết cách quản lý dịch hại, quản lý sản xuất. Trong khi đó những nông dân nghèo thì ít khi áp dụng thông tin nhận được vào sản xuất. Những nông dân nghèo cho rằng “mức độ áp dụng kỹ thuật còn thấp vì ít đất lỡ làm theo không đạt thì đói. Vì vậy cán bộ đưa giống xuống làm thử nghiệm trước nông dân thấy hiệu quả mới làm theo.” (Kết quả PRA nhóm nông dân nghèo xã Viên Bình) “Khi tập huấn kỹ thuật họ không áp dụng ngay mà khi thấy ai đó làm hiệu quả thì mới làm theo, thường người giàu làm trước và khuyến nông có mô hình trình diễn.” (Kết quả PRA nhóm cán bộ huyện Mỹ Xuyên)
Bảng 15: Hiệu quả áp dụng các thông tin được huấn luyện vào sản xuất
Hiệu quả áp dụng thông tin kỹ thuật
Tần số
Tỷ lệ %
Tốt
95
86,4
Trung bình
14
12,7
Không tốt
1
0,9
Tổng
110
100
Trong cộng đồng người Khmer thiết chế tôn giáo cũng đóng vai trò tích cực trong hoạt động chuyển giao kỹ thuật. Các vị sư sãi, ban quản trị chùa thường vận động, khuyến khích bà con tham dự lớp tập huấn, cho mượn địa điểm tại chùa để tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người dân. Họ giúp nông dân và cán bộ khuyến nông trao đổi thuận tiện hơn khi nông dân không biết hoặc không rõ tiếng Việt (Kết quả phỏng vấn cán bộ Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng và PRA nhóm cán bộ huyện Mỹ Xuyên). Chùa Lao Vên thuộc xã Viên Bình, huyện Mỹ Xuyên được xem là một điển hình trong hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật cho đồng bào Khmer. Tại đây đã thành lập Câu lạc bộ nhân giống lúa mới nhằm giúp nông dân chia sẻ, học tập kinh nghiệm, kiến thức và cung cấp giống lúa mới cho cộng đồng. Trong hoạt động của Câu lạc bộ các sư sãi và những thành viên trong ban quản trị chùa luôn đóng vai trò tích cực vận động, khuyến khích bà con.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng, của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của đời sống xã hội người nông dân có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với các nguồn thông tin. Và đồng bào Khmer cũng không nằm ngoài xu thế đó. Sự phong phú của các nguồn cung cấp thông tin kỹ thuật phục vụ sản xuất giúp đồng bào Khmer có nhiều cơ hội tiếp cận, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống.
Cộng đồng người Khmer có những nét văn hoá, lối sống, phong tục tập quán đặc trưng do vậy hoạt động chuyển giao kỹ thuật cần chú ý đến những khác biệt này. Hoạt động chuyển giao kỹ thuật không thuần tuý là trao chuyển kỹ thuật mà điều quan trọng là phải hiểu được kỹ thuật đó chuyển giao cho ai, nó được ứng dụng như thế nào, tính thích ứng, tính hiệu quả và sự bền vững và phục vụ sự phát triển cộng đồng.
Khả năng tiếp cận với nguồn vốn
Vốn tài chính đóng vai trò quan trọng trong các nguồn vốn nông hộ Năm yếu tố cơ bản của vốn sống nông hộ theo lý thuyết Khung sinh kế nông hộ bền vững: Vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn nhân lực, vốn xã hội và vốn vật chất.
. Nguồn lực này không chỉ từ bản thân nông hộ mà còn được huy động từ bên ngoài, các mối quan hệ nông hộ thiết lập được. Đồng bào Khmer tiếp cận với nguồn vốn từ 2 nguồn: các tổ chức chính thức: ngân hàng, tín dụng của tổ chức đoàn thể và nguồn phi chính thức: người thân, hàng xóm, người cho vay lãi.
Đa số người dân chọn vay vốn từ nguồn chính thức, tỷ lệ 64,2%. Hầu hết nông hộ khá giàu (79,8%) có điều kiện thuận tiện trong tiếp cận vốn vay từ nguồn chính thức. Vốn vay từ ngân hàng, các tổ chức đoàn thể có lãi suất thấp (từ 0,5 - 2%/ tháng), số vốn vay nhiều (từ 1.000.000 – 70.000.000đ) và thời hạn vay dài (1 - 60 tháng). Nhóm nông dân nghèo vay vốn chủ yếu từ ngân hàng (47,8%), hàng xóm (21,1%) và người cho vay lãi (15,5%). Trong khi vốn vay từ nguồn phi chính thức có lãi suất cao (2 – 20%), số vốn vay không nhiều (100.000 – 5.000.000đ) Có 1 hộ vay từ người cho vay 25.000.000đ trong 1 thời gian ngắn để hoàn vốn cho ngân hàng và làm thủ tục vay lại.
và thời gian vay ngắn (1 – 24 tháng). Với số vốn vay thấp từ nguồn không chính thức người nghèo khó có thể đầu tư cho sản xuất và tạo ra lợi nhuận. Họ chủ yếu sử dụng số tiền đó để giải quyết những khó khăn trước mắt trong cuộc sống. Và như thế người nghèo sẽ càng bị tổn thương và không thoát khỏi “cái vòng lẩn quẩn của đói nghèo.”
Bảng 16: Lãi suất, vốn vay và thời hạn vay của nông hộ từ các nguồn
Nguồn vay
Tối đa
Tối thiểu
Trung bình
Lãi suất (%)
Tổ chức tín dụng
2
0,5
1,1
Người thân
10
2
6,5
Hàng xóm
30
5
10,9
Người cho vay lãi
20
2
7,5
Khác
5
0,5
1,9
Vốn vay (1.000 đồng)
Tổ chức tín dụng
70.000
1.000
8.250
Người thân
4.000
100
1.130
Hàng xóm
5.000
100
610
Người cho vay lãi
25.000
100
2.630
Khác
3.000
200
1.000
Thời hạn vay (tháng)
Tổ chức tín dụng
60
1
14,8
Người thân
4
2
2,7
Hàng xóm
6
1
3,0
Người cho vay lãi
12
3
5,0
Khác
24
4
8,7
Đa số các hộ nghèo ít có cơ hội trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, đặc biệt là từ các tổ chức tín dụng. Ở nhóm nông hộ được vay vốn thì nhóm khá giàu chiếm 75,5%. Nhóm những nông hộ không vay vốn, hộ nghèo chiếm tỷ lệ 60,4% (Xem phụ lục 1, bảng 42). Kết quả phân tích các nguồn vốn vay nông hộ tiếp cận được theo phân tổ loại nông hộ được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 17: Các nguồn vốn vay phân theo nhóm hộ
Nguồn vay
Nghèo
Khá giàu
Tần số
Tỷ lệ %
Tần số
Tỷ lệ %
Tổ chức tín dụng
43
47,8
75
79,8
Người thân
6
6,7
5
5,3
Hàng xóm
19
21,1
5
5,3
Tư nhân
14
15,5
6
6,4
Khác
8
8,9
3
3,2
Tổng
90
100
94
100
Nguồn vốn vay từ tổ chức tín dụng vẫn là ưu tiên hàng đầu của nông hộ khi có nhu cầu vay vốn. Đối với nông hộ nghèo bên cạnh nguồn vay từ tổ chức tín dụng thì việc vay mượn từ hàng xóm và người cho vay lãi cũng đóng vai trò quan trọng giúp họ giải quyết khó khăn về tài chính. Trong khi đó đại đa số nông hộ trong nhóm khá giàu vay vốn từ tổ chức tín dụng. Những hộ khá giàu nhận định “thủ tục vay ngân hàng dễ hơn và lượng tiền vay được cũng nhiều hơn so với trước. Hiện nay khoảng 80% số hộ vay để sản xuất và mua sắm phương tiện sinh hoạt trong gia đình, 20% là mua bán hoặc chi tiêu vặt trong gia đình.” (Kết quả PRA nhóm nông dân khá xã Phú Tâm) Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2005 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phát vay cho đồng bào Khmer vay vốn tổng số tiền là 14 tỷ 354 triệu đồng/11.738 hộ. Trong đó vay ngắn hạn là 94 tỷ 136 triệu đồng/10.310 hộ; vay trung và dài hạn là 20 tỷ 218 triệu đồng/1.428 hộ và Ngân hàng chính sách phát vay với số tiền là 2 tỷ 726 triệu đồng/ 1.200 hộ cho bà con nông dân các xã thuộc chương trình 135; luỹ kế từ trước đến nay nâng tổng số phát vay cho hộ nghèo là 59 tỷ 934 triệu đồng/25.970 hộ Báo cáo kết quả công tác dân tộc 9 tháng năm 2005 và quyết định 1637 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Dân tộc Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng, ngày 25/08/2005
.
Khi người nghèo gặp khó khăn trong sản xuất hoặc đời sống họ thường vay mượn từ những cá nhân, tổ chức phi chính thức như hàng xóm, người thân, người cho vay lãi hoặc từ người chủ mà họ làm thuê. Và như vậy, người nghèo dễ bị tổn thương hơn những nhóm khác trong cộng đồng vì những bất lợi trong tiếp cận nguồn lực tài chính. Kết quả PRA nhóm nông dân nghèo cho biết có nhiều người nghèo khi gặp khó khăn về tài chính họ mượn tiền trước của chủ ruộng mà họ làm thuê sau đó sẽ bằng cách cắt lúa, suốt lúa, làm cỏ,… với giá trị lao động thấp hơn giá thực tế rất nhiều. Cũng có tình trạng người dân bán lúa non hoặc cho con đi làm công để trừ nợ ở nhóm người nghèo. “Khi gia đình gặp khó khăn về kinh tế thì hầu như người nghèo không được mượn hoặc vay từ những hộ xung quanh. Nếu có mượn thì mượn ngày công làm thuê của những người giàu sau do làm thuê lại cho họ để trả công.” (Kết quả PRA nhóm nông dân nghèo xã Phú Mỹ)
Nhu cầu tài chính trong sản xuất và đời sống cuả nông hộ là rất lớn. Những hộ nghèo dù có đất hay không đất sản xuất họ đều cần nguồn vốn để lựa chọn loại hình tạo thu nhập phù hợp với nguồn lực đang có để không phải làm thuê với công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định. Trên thực tế việc tiếp cận vốn của người nghèo có nhiều khó khăn. Có rất nhiều lý do và các lý do cũng khác nhau giữa các nhóm nông hộ có điều kiện kinh tế khác nhau. Nông hộ nhóm khá giàu không tiếp cận vốn vì 66,7% họ cho rằng họ đã đủ vốn và không có nhu cầu vay. Trong khi đó những người nghèo không tiếp cận được vốn vay vì không có tài sản đất đai để thế chấp (55,3%), sợ làm ăn thua lỗ (13,9%) và đi làm thuê xa nhà thường xuyên (11,6%) nên không vay. Những người nghèo thường đi làm thuê, mạng lưới quan hệ với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương hạn chế nên ít có cơ hội tiếp cận được các nguồn vốn nhất là vốn vay ưu đãi. (Kết quả PRA nhóm nông dân nghèo xã Viên Bình)
Bảng 18: Lý do không vay vốn theo phân tổ loại nông hộ
Lý do
Nghèo
Giàu
Tần số
Tỷ lệ %
Tần số
Tỷ lệ %
Đủ vốn
9
6,9
20
66,7
Không tài sản/ đất đai
72
55,3
3
10,0
Đi làm thuê thường xuyên
15
11,6
0
0
Sợ làm ăn lỗ
18
13,9
3
10,0
Khác
16
12,3
4
13,3
Tổng
130
100
30
100
Việc có tài sản thế chấp là điều kiện ràng buộc người vay có trách nhiệm với số tiền đã vay đồng thời giúp các tổ chức này thuận lợi trong việc thu hồi vốn. Tuy nhiên, đây cũng là rào cản đối với các hộ nghèo không đất hoặc ít đất sản xuất. Kết quả Tổng điều tra nông thôn-nông nghiệp ngày 1/10/2001 cho thấy tỷ lệ nông dân không đất sản xuất của tỉnh chiếm 21,31% số hộ nông nghiệp Cục Thống kê Sóc Trăng, 2004, Số liệu kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng 1976 - 2003
. Biểu đồ thể hiện diện tích đất trồng luá cuả nông hộ cho thấy xu hướng giảm diện tích đất sản xuất ở nhóm nông hộ nghèo và xu hướng tăng diện tích đất ở nhóm khá giàu. Diện tích đất sản xuất trung bình trên nông hộ ở nhóm nghèo cũng rất thấp. Giải quyết những khó khăn trong sản xuất và cuộc sống người nghèo phải vay từ người cho vay lãi với lãi suất cao. Họ không có cơ hội để tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức của Nhà nước.
Biểu đồ 1: Diễn biến diện tích đất trồng lúa từ năm 2000 – 2005
0
5000
10000
15000
20000
25000
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Nhóm khá giàu
Nhóm nghèo
Nhìn chung, các biện pháp đối phó của người nghèo thường hướng đến các tổ chức nhỏ phi chính thức để vay tiền trong trường hợp khủng hoảng nghiêm trọng cũng như sự thiếu hụt trong cuộc sống hàng ngày. Đối tượng vay mượn là bà con thân thuộc, các chủ thuê mướn công, những người buôn bán dịch vụ những mặt hàng cần thiết cho người nghèo: gạo, thực phẩm và những nguồn vốn vay này rất dễ tiếp cận, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người nghèo. Để giải quyết khó khăn với những khoản tiền vay nhỏ thì có thể thực hiện được với những đối tượng trên. Nhưng đối với những khoản tiền lớn thì không thể được. Cộng đồng người Khmer phần đông là người nghèo, họ không có nhiều tiền tích luỹ nên khi vay bà con thân thuộc, người lối xóm tiền vay có thể không trả lãi hoặc trả lãi thấp nhưng số tiền vay được thì rất ít. Vay các khoản lớn của tư nhân thì được khoản tiền lớn hơn nhưng khó vay vì họ không tin người nghèo sẽ có khả năng hoàn trả. Vay tư nhân các khoản nhỏ dễ hơn nhưng lãi suất cao.
Cuộc sống của người nghèo có nguy cơ tổn thương cao, đặc biệt khi gặp những đột biến và khủng hoảng, cũng như những khó khăn trong cuốc sống thường nhật buộc họ phải sử dụng những biện pháp để đối phó. Bảng minh hoạ dưới đây cho thấy người nghèo đã sử dụng những biện pháp đối phó khi cần tiền tiêu dùng trong những trường hợp khẩn cấp cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Bảng 19: Những biện pháp đối phó của người nghèo Thực trạng kinh tế - xã hội và những giải pháp xoá đói giảm nghèo ở người Khmer tỉnh Sóc Trăng – PGS TS Ngô Văn Lệ, TS Nguyễn Văn Tiệp – NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh 2003, Trang 141, 142
Nhu cầu cuộc sống
Biện pháp đối phó
1. Khoản tiền lớn khi gặp khủng hoảng nghiêm trọng: có người chết, bệnh tật, bão lụt, mất mùa tôm, lúa, hành, gia súc chết
Bán, chuyển nhượng, cầm cố ruộng đất, tài sản
Vay bà con
Vay tư nhân (từ 1 hoặc nhiều người)
Cho con đi ở nhà khác, cho con bỏ học đi làm phụ giúp
2. Khoản tiền vừa và nhỏ do gặp khó khăn đột xuất: ốm đau, thiếu gạo, thiếu tiền chi phí, tiền học, lễ hội, giỗ, tết
Vay tiền bà con
Vay tiền tư nhân
Vay công non, lúa non trước, trả sau
Làm mướn trả công
Chịu tiền người bán hàng: gạo, thực phẩm
Vay quỹ tiết kiệm nhóm phụ nữ
Tiết kiệm chi tiêu
Bán tài sản, gia súc gia cầm
3. Khoản tiền đầu tư sản xuất: chăn nuôi, trồng hành, nuôi tôm, cá
Vay vốn ưu đãi của Nhà nước qua chương trình XĐGN, Hội phụ nữ, Ngân hàng Người nghèo, Ủy ban Dân tộc và Miền núi
Vay bà con, tư nhân
Mua chịu tôm giống, lợn giống, hành giống, vật tư
Người nghèo cũng không thể hoàn toàn trông cậy vào sự giúp đỡ của họ hàng, cộng đồng khi có những biến cố lớn gặp khủng hoảng nghiêm trọng. Có chăng chỉ giải quyết được khó khăn trước mắt khi dựa vào sự giúp đỡ của họ. Do nguồn vốn xã hội ít, trong trường hợp khủng hoảng người nghèo không có khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức của Nhà nước vì thủ tục vay vốn này chỉ ưu tiên cho việc đầu tư sản xuất kinh doanh kèm theo các thủ tục hành chính như phải làm đơn, có sự xác nhận của chính quyền địa phương, phải có tài sản thế chấp - điều mà các hộ nghèo khó có thể tiếp cận được và nếu có được vay cũng chỉ được vay một khoản tiền nhỏ khó có thể sản xuất kinh doanh có lời.
Nhìn chung, những biện pháp đối phó của người nghèo thường mang tính giải pháp tình thế gây nhiều thiệt thòi cả về mặt vật chất, thể chất, tinh thần và tâm lý. Nghèo đói đeo bám dai dẳng và ước mơ thoát nghèo là nguyện vọng của họ mà không phải lúc nào cũng thực hiện được nếu như thiếu sự giúp đỡ từ phía Nhà nước và cộng đồng.
Bên cạnh việc vay vốn từ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13141%%5D-Bao%20cao%20tong%20hop%20de%20taiTran%20Thanh%20Be.doc