Báo cáo Tạo ra một linh kiện mới trong Capture (hay Capture CIS)

Chúng ta sẽ tạo ra 16 chân A0 đến A15 trước. Như vậy, tên bắt đầu sẽ là A0. Chân bắt 

đầu, thực chất là tại A0 là chân số 44. Chúng ta sẽ tạo ra 16 chân, nên Number of Pins sẽ là 

16. Lưu ý, ORCAD hỗ trợ việc tạo ra các nhóm chân bằng cách tự động tăng thứ tự tên 

chân Starting Name, và Starting Number lên Increment đơn vị, nếu như tên chân đó có 

tận cùng là một chữ số. Điều này sẽ rõ hơn khi các bạn xem hình sau. Nhưng ở đây, chúng 

ta cần chọn số chân, đơn vị tăng lên là 1 (Increment), và các chân đặt sát nhau nên Pin 

Spacing cũng là 1.

pdf21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3218 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tạo ra một linh kiện mới trong Capture (hay Capture CIS), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  1/21  ORCAD no 03.01  Gửi đến:  Đoàn Hiệp, www.picvietnam.com   Nội dung:  Tạo ra linh kiện mới trong Capture    MICROSOFT WORD Tóm tắt:  Phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tạo ra một linh kiện mới trong Capture (hay Capture CIS).   1. Lời nói đầu  Các bạn lưu ý một điều rằng, việc tạo ra linh kiện trong Capture quan trọng hơn rất  nhiều lần so với việc tạo ra linh kiện trong Layout (hay Layout Plus). Bởi vì các linh kiện  điện tử đều được sản xuất theo một số tiêu chuẩn nhất định, và các kiểu chân của linh kiện  đã được định chuẩn.  Các bạn chỉ cần sử dụng các chân layout có định dạng giống như vậy để sử dụng,  không cần thiết phải tạo ra các định dạng chân cho từng linh kiện riêng biết. Giả sử, với  kiểu PDIP40, các bạn hoàn toàn có thể sử dụng cho PIC16F877A hoặc AT90S8535 hoặc  AT89C51… miễn sao đó là dạng DIP 40 chân (20 x 2).  Chính vì vậy, chúng ta tạm thời dừng bài học lần trước, khi đang chuẩn bị xuất ra mạch  in, và chúng ta dành thời gian nhiều hơn một chút cho việc tạo ra linh kiện mới với  Capture.  2. Tóm tắt các bước thực hiện  Việc đầu tiên các bạn phải làm, đó là phân biệt việc vẽ một linh kiện mới và một dự án  của các bạn. Một dự án, có thể chứa trong đó việc tạo ra linh kiện mới, tạo ra bản vẽ, hoặc  cho phép các bạn xuất ra mạch in…  Như vậy, việc tạo ra linh kiện mới, có thể là một phần trong khi các bạn vẽ một bản  schematics nào đó. Khi đó, việc tạo ra linh kiện là việc làm phụ, phục vụ cho bản schems  đó. Nhưng nếu bạn tạo ra một dự án, chỉ để tạo ra thư viện các linh kiện mới, sau này sử  dụng trong các ứng dụng khác, thì đó vẫn là một dự án của ORCAD.  Để tạo ra linh kiện mới, trước tiên các bạn phải nhận diện được linh kiện đó là gì như  thế nào. Vậy điều tốt nhất là các bạn hỏi bác google xem bác có datasheet của linh kiện đó  hay không. Nếu bác google không có, thì các bạn hỏi nhà sản xuất, nếu nhà sản xuất cũng  không có, thì các bạn hãy hỏi www.picvietnam.com  Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  2/21  Sau khi các bạn đã biết rõ về linh kiện đó rồi, các bạn hãy hình dung trong đầu cách bố  trí các chân linh kiện, sao cho việc vẽ mạch nguyên lý là dễ dàng và đẹp nhất.  Các bạn nên lưu ý sự khác biệt giữa việc vẽ mạch nguyên lý và mạch in. Trên mạch in,  các bạn phải bố trí đúng chân, thứ tự chân, kiểu chân… Nhưng trên mạch nguyên lý, các  bạn có thể xếp chân 12 gần chân 33, hoặc chân 1 gần chân 10… điều đó nhằm mục đích khi  bạn vẽ mạch nguyên lý không bị rối rắm, vì các chân có cùng chức năng đôi khi nằm quá  xa nhau.  Khi đã có ý tưởng, việc tiếp theo các bạn cần làm sẽ là tạo ra một thư viện để chứa các  linh kiện mà các bạn sẽ tạo ra. Việc tạo ra thư viện này là thiết yếu.  Vì đặc tính của các đề tài khác nhau, và những người làm việc với mạch điện tử cũng  khác nhau nên việc đặt tên thư viện sẽ có những đặc thù khác nhau. Nhưng một lời  khuyên của tôi, đó là các bạn khi tạo ra các thư viện, nên viết kèm tên mình ở phía sau. Ví  dụ tôi tạo ra thư viện các con MCU, tôi có thể đặt tên như sau: ORCAD_MCU_FALLEAF.  Nhìn vào tên file, tôi sẽ biết đây là thư viện ORCAD về MCU và do Falleaf tạo ra. Nhất là  khi các bạn sinh hoạt trên các diễn đàn như www.picvietnam.com, các bạn đều có nick của  mình. Khi làm việc chung trên diễn đàn, chúng ta nên thống nhất viết nick của mình vào  thư viện mình tạo ra để chia sẻ, nhưng cũng để  khẳng định sở hữu của mình.  Cuối cùng, đó là các bạn tạo ra linh kiện dành cho bạn, đặt vào các thư viện phù hợp,  như PIC16F877A thì đặt vào thư viện MCU, IS61C6416 thì đặt vào thư viện RAM,…  Các bạn đã nắm rõ những việc mình cần phải làm, sau đây chúng ta sẽ bắt đầu bài học  từ điểm khởi đầu: Khởi động Capture, các bạn đừng lo tôi sẽ bỏ qua bước nào trong các  thao tác. Chúng ta sẽ thử tạo ra một con RAM IS61C6416 của hãng ISSI.  Vì sao lại chọn con chip này để thực hiện? Chẳng có gì lạ cả, tôi viết tài liệu này trong  lúc tôi đang thực hiện một mạch DSP để sau này phổ biến cho các bạn. Tôi lấy luôn việc  mình làm để làm thí dụ, vì nó rất thực tế và cụ thể. Hơn nữa, con RAM này nó cũng có  nhiều chân, và nhiều kiểu chân, nên lấy nó làm thí dụ có thể trình bày được nhiều ý với các  bạn. Chỉ đơn giản vậy thôi. Chúng ta bắt đầu bài học thực hành từ đây.  3. Thực hành  Đầu tiên, tôi nhắc lại, tôi sẽ không bỏ qua một bước nào, vì tôi muốn đem lại cho các  bạn một logic trong việc thực hiện một thư viện orcad. Rất nhiều người bỏ qua các bước cơ  bản, hoặc cho rằng không cần thiết, nhưng tài liệu này, tôi muốn nó mang tính phổ cập, vì  vậy các bạn chịu khó bỏ qua vài trang đầu nếu các bạn đã quen thuộc với điện tử.  Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  3/21  Việc đầu tiên các bạn phải làm, đó là đi hỏi bác google xem bác có biết thằng IS61C6416  là thằng nào không? Bác cho em xin datasheet của nó được không?  Bác bảo được! Thế thì em xin… Nhưng nhớ nhé, nếu bác google không có, cứ đến  www.picvietnam.com hỏi…  Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  4/21  Khi có datasheet trong tay, các bạn cần phải nắm rõ cái mình cần là chân linh kiện  được bố trí ra sao. Vậy nên chỉ quan tâm đến phần này khi vẽ orcad thôi.  Việc tiếp theo, đó là các bạn hình dung ra cách bố trí chân trong schematics. Các bạn  thấy nhóm chân A0 – A15 là các ngõ nhập, và I/O0 – I/O15 là các ngõ 2 chiều, có một số  chân điều khiển, một số chân NC (không dung làm gì cả), và một số chân nguồn.  Với việc hiểu về linh kiện, các bạn có thể phân nhóm các chân, và xem tất cả các chân  linh kiện từ datasheet của nó.  Các bạn sẽ hình thành một ý tưởng thiết kế như sau:  “ Thực ra hình các bạn sắp xem dưới đây là hình tôi đã hoàn tất linh kiện, và đã vẽ  trong mạch của tôi, nhưng nó chính là sản phẩm mà tôi tưởng tượng ra, các bạn sẽ thấy rõ  ý đồ phần chia các nhóm chân như tôi nói ở trên. Và thực ra, để vẽ được kết quả này, tôi  cũng đã phác thảo ra giấy sơ bộ, nhưng vì điều kiện không có thời gian và máy scan, nên  tôi đưa luôn kết quả cuối cùng để các bạn hình dung về ý tưởng thiết kế”.  Tốt rồi, chúng ta đã có công cụ Capture ORCAD, và chúng ta có một ý tưởng để thực  hiện. Với tôi, khi đã có công cụ, và ý tưởng để thực hiện, thì con đường là bằng phẳng, mọi  Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  5/21  việc còn lại chỉ là technique mà thôi. Hãy chuẩn bị chương trình trên máy của các bạn và  làm theo từng bước sau đây, cái technique thiết kế linh kiện mới cho ORCAD sẽ là của bạn.  Trước khi làm tiếp, tôi nói một chuyện ngoài luồng rằng, hôm nay tôi đem cái  technique này cho bạn, mong rằng bạn có được nó để làm ra các sản phẩm tốt, vậy thì hãy  đem những cái tốt nhất của các bạn, tiếp tục chia sẻ cho những người khác nữa. Hãy viết  bằng tiếng Việt, nói bằng tiếng Việt, và hãy ngày càng làm giàu thêm các công cụ làm  việc của người Việt Nam. Đó là một thông điệp!  Đây là mục tiêu của chúng ta!  Bắt đầu khởi động Capture nào các bạn,  Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  6/21  Chúng ta cần tạo ra một thư viện để chứa các linh kiện mình sẽ tạo ra: File >> New >>  Library  Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  7/21  Sau khi nhấp vào, Capture sẽ hỏi bạn muốn tạo ra thư viện ở đâu? Trong một dự án,  hay là tạo ra một dự án thư viện. Tôi đã phân tích vấn đề này trên kia. Trong phần này, tôi  chọn tạo ra thư viện nằm trong một dự án bản vẽ mạch nguyên lý như tôi đã nói.  Các bạn chỉ vào đường dẫn đến dự án mạch nguyên lý các bạn đang làm. Nếu muốn  tạo ra dự án mới chỉ để tạo ra các linh kiện mới, bạn chọn New Project. Nếu làm như tôi thì  chọn C:/Documents and Setting….. rồi OK.  Khi này thư viện đã được tao ra, nhưng nó không nằm trong màn hình vẽ mạch của các  bạn mà nằm trong trong cửa sổ quản lý của ORCAD. Vì vậy các bạn phải chuyển sang cửa  sổ quản lý để xem (hình trên).  Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  8/21  Sau khi chuyển cửa sổ, các bạn sẽ thấy một thư mục Library được tạo ra, trong đó có  một file library.olb. Nhấp phải chuột vào file đó, chọn New part để chuẩn bị tạo ra linh  kiện mới.  Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  9/21  Các bạn điền tên linh kiện muốn tạo vào, nhớ viết tên hoặc nick của mình phía sau linh  kiện (có thể không cần). Ở đây tôi đặt tên linh kiện là IS61C6416_falleaf. Lưu ý rằng, tên  này sẽ được hiển thị khi các bạn chọn linh kiện, nhưng nó không phải là giá trị hiển thị khi  xuất ra màn hình. Phần giá trị hiển thị chúng ta sẽ xem khi thiết kế linh kiện.  Kiểu linh kiện ở đây là một con chip, nên các bạn có thể định kiểu nó là kiểu U. Nếu là  các mối nối, định dạng nó là CON, hoặc Y… đây là tên để phân biệt kiểu. Nếu thích, các  bạn có thể đặt là RAM. Tuỳ các bạn lựa chọn.  Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  10/21  Khi các bạn tao ra linh kiện, các bạn sẽ thấy nó có một đường bao ngoài với nét đứt.  Kiểu linh kiện được ghi ở phía trên là U? và giá trị của linh kiện là  được ghi phía  dưới.  Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  11/21  Các bạn lưu ý, việc tạo ra một linh kiện trên mạch nguyên lý, đó là tạo ra các chân linh  kiện. Sau đó, tạo ra hình dạng đường bao của linh kiện, rồi đặt tên các chân đó cho phù  hợp. Một sơ đồ nguyên lý của một linh kiện điện tử chỉ đơn giản như một dòng mô tả ở  trên, cho nên để tăng tính hấp dẫn tôi viết dài dòng ra… hehhee..  Như đã trình bày, khi ý đồ thiết kế đã có, chúng ta cần tạo ra các nhóm chân trước, sau  đó sửa chữa các thông số sau. Những nhóm chân nào có cùng chức năng ta thiết kế chung,  nhóm nào không cùng, ta thiết kế riêng.  Chúng ta sẽ tạo ra 16 chân A0 đến A15 trước. Như vậy, tên bắt đầu sẽ là A0. Chân bắt  đầu, thực chất là tại A0 là chân số 44. Chúng ta sẽ tạo ra 16 chân, nên Number of Pins sẽ là  16. Lưu ý, ORCAD hỗ trợ việc tạo ra các nhóm chân bằng cách tự động tăng thứ tự tên  chân Starting Name, và Starting Number lên Increment đơn vị, nếu như tên chân đó có  tận cùng là một chữ số. Điều này sẽ rõ hơn khi các bạn xem hình sau. Nhưng ở đây, chúng  ta cần chọn số chân, đơn vị tăng lên là 1 (Increment), và các chân đặt sát nhau nên Pin  Spacing cũng là 1.  Shape là đường vẽ chân linh kiện, thường thì chúng ta vẽ dạng line, tức là đường vẽ  liên tục. Nhóm chân A là loại Input, vậy thì chúng ta chọn Type là Input.  Các bạn xem tiếp nhé.  Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  12/21  Khi các bạn bấm OK, con chuột của các bạn sẽ biến thành một dãy 16 chân linh kiện.  Trên khối U vuông, các bạn chọn đặt nó ở cạnh nào, nó sẽ nằm ở cạnh đó. Di chuyển chuột  đến cạnh biên trái, để đặt vào vị trí chúng ta đã tính trước. Nhấp chuột.  Nó sẽ tạo ra một dãy chân như thế này, và tự mở rộng hình vuông U ra. Chúng ta có 2  cách mở rộng hình vuông. Một là các bạn đặt linh kiện vào, hình vuông sẽ tự mở rộng ra,  hai là các bạn có thể kéo dãn hình vuông ra bằng cách nhấp chuột lên đó.  Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  13/21  Sau khi đã mở rộng hình vuông, chúng ta sẽ thêm tiếp các chân I/O0 đến I/O15 ở phía  bên phải như đã dự định. Lưu ý các chân này là chân I/O, nên ta chọn kiểu Bidirectional  Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  14/21  Các bạn có nhớ, tôi đã nói về giá trị của linh kiện, hay có nghĩa là tên linh kiện. Nó khác  với tên mà các bạn đặt để gọi linh kiện lên. Trong màn hình vẽ các linh kiện này, các bạn sẽ  thấy rằng những gì các bạn vẽ, sẽ được hiển thị lên màn hình nguyên lý. Chính vì thế, các  bạn có thể hoàn toàn viết những gì các bạn muốn lên đây.  Để thuận tiện sau này in ấn, tôi chọn tên linh kiện đúng với tên gốc của nó IS61C6416.  Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  15/21  Lại tiếp tục tạo ra các chân khác, các chân điều khiển là các chân Input. Lưu ý là, các  chân điều khiển này, trong mạch nguyên lý, nó là chân đảo. Vì vậy, các bạn dùng ký hiệu *  để ký hiệu nó là chân đảo. Vậy tôi sẽ đặt tên chân là CE*.  Khi không có số thứ tự phía sau Starting Name thì ORCAD sẽ không tự động tăng lên,  mà giữ nguyên tên cũ. Bây giờ chúng ta tiếp tục tạo ra các chân còn lại.  Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  16/21  Các bạn lưu ý rằng, loại chân NC là chân không dùng trong thiết kế, vì vậy, bạn để bất  kỳ kiểu chân nào cũng được. Tôi chọn kiểu Passive.  Khi tạo kiểu chân VCC và GND, nó là các chân nguồn. Vì vậy, các bạn chọn kiểu Power.  Nhưng nhớ rằng, chân nguồn có chế độ hiển thị ra mạch nguyên lý, hoặc không hiển thị ra.  Tôi chọn chế độ hiển thị ra. Các bạn check vào Pins Visible.  Tương tự cho chân GND là chân nối MASS (Ground) cũng vậy.  Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  17/21  Nhìn chung thì sau khi vẽ chân xong, thì linh kiện của các bạn sẽ như hình trên. Bây giờ  chúng ta thấy rằng, các số chân trên linh kiện bị sai, một số tên chân cũng bị sai. Vậy thì  bây giờ chúng ta sẽ sửa chữa bằng cách nhấp đúp vào các chân đó và sửa lại các thông số.  Việc sửa các thông số này khá đơn giản, tôi chỉ cần đưa các hình ảnh lên là các bạn nhận  ra ngay các bước làm.  Trước khi sửa các chân, các bạn chú ý rằng, linh kiện của chúng ta hiện thời chưa có  đường bao. Vì vậy, cần phải vẽ một đường bao cho nó. Đường bao của linh kiện này là  hình vuông, các bạn nhấp vào thanh công cụ vẽ hình vuông bên phải, và vẽ hình vuông  vừa khít lên đường bao linh kiện như hình sau:  Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  18/21  Linh kiện của chúng ta sẽ trông như thế này, vậy là chúng ta chỉ cần sửa chân của linh  kiện lại là xong.  Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  19/21  Nhấp đúp vào một chân và sửa.  Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  20/21  Khi cần sửa cả tên chân, các bạn cũng sửa luôn. Lưu ý, nếu có một chân nào trong nhóm  chúng ta tạo ra, khác kiểu chân, hoặc chúng ta muốn hiển thị chân (Shape) một cách đặc  biệt thì chúng ta sẽ thay đổi luôn ở đây.  Đổi tên chân từ CE* thành OE*…  Đổi số thứ tự của chân GND2 thành 34...  Người báo cáo:  Falleaf – Đoàn Hiệp  Tài liệu:  ORCAD03.01  Ngày:  11/10/2005  Trang:  21/21  Sau khi sửa chữa xong tất cả các chân, các bạn Save lại, và vậy là các bạn đã có một linh  kiện mới.  Chúng ta xem lại trong màn hình quản lý của ORCAD, chúng ta thấy thư viện đã được  tạo ra là thư viện LIBRARY3.OLB, đặt trong thư mục D:\DSP Texas\LIBRARY3.OLB.  Trong thư viện này hiện có linh kiện mới IS61C6416_falleaf.  Để chia sẻ thư viện cho mọi người, các bạn chỉ cần copy file .OLB mà các bạn tạo ra đó  và chuyển lên diễn đàn, hoặc email cho người cần dùng.  Tôi mong rằng các bạn nhiệt tình tham gia chương trình tạo thư viện orcad trên diễn  đàn. Với bài học này, dường như mọi thứ đều đã trở nên dễ dàng và thân thiện, tôi cho là  vậy.  Trong bài học sau, tôi sẽ hướng dẫn các bạn về cách xuất ra mạch in, và tạo ra linh kiện  cho mạch in.   Chúc các bạn thực tập thành công, và chia sẻ những gì mình có với mọi người! 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdforcad_4_tao_linh_kien_moi_trong_capture_.PDF