2. Nâng cao chất lượng GD toàn diện HS:
Như chúng ta đã biết, mỗi đối tượng học sinh có đặc điểm tâm sinh lý, năng lực khác nhau, chính vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục thì nhất thiết người giáo viên phải hiểu rõ về từng em đó. Từ việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của các em, giáo viên sẽ có những biện pháp giảng dạy giáo dục phù hợp nhằm phát huy năng lực của mỗi học sinh một cách hiệu quả nhất.
Trong từng tiết dạy, từng môn học tôi luôn quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh. Bằng những hệ thống câu hỏi, sự gợi mở sao cho phù hợp với học sinh làm sao vừa đảm bảo tính vừa sức, phát huy tính tích cực mà không nhàm chán với các em. Có như vậy mới tạo được sự hừng thú với các em trong học tập. Đặc biệt trong mỗi bài tập có sự lồng ghép liên hệ thực tế và giáo dục ý thức, đạo đức cho học sinh, tạo sự nhẹ nhàng mà hiệu quả không bị dập khuôn cứng nhắc.
Đối với học sinh yếu các em luôn nhút nhát thiếu tự tin tôi luôn gần gũi, động viên, khích lệ các em, giao cho các em những bài tập vừa sức để có thể hoàn thành được, từ đó các em thấy tự tin, vươn lên học tập tốt.
3. Công tác mũi nhọn:
- Ngay từ đầu năm học tôi cho học sinh làm bài kiểm tra khảo sát để đánh giá năng lực từng em. Từ đó có kế hoạch dạy học phù hợp theo hướng phân hóa đối tượng nhằm phát huy hết khả năng của mỗi học sinh.
Đối với những em học khá giỏi giao cho các em những bài khó với yêu cầu cao hơn, đòi hỏi tính tư duy, sáng tạo để các em có sự nỗ lực hơn, không gây nhàm chán. Khuyến khích các em đọc sách báo và sách tham khảo để nâng cao kiến thức.
Trong giờ học ngoài việc dạy đúng, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, tôi luôn có bài tập nâng cao phát triển cho học sinh, quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn cũng như chất lượng đại trà.
Tham mưu với phụ huynh học sinh có sự khen thưởng động viên các em có thành tích học tập tốt, đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các môn học, các cấp, những em học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập để động viên khích lệ các em.
6 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 4013 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thành tích công tác chủ nhiệm lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC SAO ĐỎ 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO
THÀNH TÍCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
(Năm học 2011 – 2012 – Năm học 2012-2013 và năm học 2014 - 2015)
Họ và tên: Trần Thị Nhâm
Sinh ngày 26 tháng 4 năm 1988
Quê quán: Đồng Lạc – Chí Linh – Hải Dương
Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên tổ 2 – 3 - GVCN lớp 2C trường TH Sao Đỏ 1
I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
Thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 của Trường Tiểu họcSao Đỏ 1, năm học tiếp tục "Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục"; hưởng ứng cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo". Tiếp tục thực hiện phong trào xây dựng "Trường học thên thiện, học sinh tích cực".
Bản thân tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy và chủ nhiệm lớp. Xác định được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp. Tôi đã thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành cũng như phát động tới toàn thể các em học sinh của lớp thực hiện tốt các cuộc vận động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch giáo dục đề ra.
1. Đặc điểm tình hình.
a. Thuận lợi:
- Học sinh đều là con em địa phương, phần lớn các em đều ngoan, chăm chỉ, có ý thức học tập tốt.
- Được sự quan tâm sâu sắc của Ban Giám Hiệu nhà trường, đề ra chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho từng tháng trong năm học.
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương.
- Sự quan tâm từ phía phụ huynh học sinh.
- Có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên dạy giãn, dạy chuyên trong công tác quản lý học sinh lớp.
- Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm nhiều năm luôn nhiệt tình trong công tác, quan tâm giáo dục học sinh về mọi mặt.
b. Khó khăn:
- Một số phụ huynh mải mê làm kinh tế ít quan tâm tới con em mình và giao phó cho nhà trường và thầy cô giáo đó là một trong những khó khăn đối với bản thân tôi trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp.
- Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường thì sự ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường cũng tác động không nhỏ đến tâm lý, tình cảm của các em học sinh, đặc biệt là một số tệ nạn xã hội. Đối với học sinh tiểu học các em còn nhỏ, ham chơi và chưa ý thức được hành vi của mình rất dễ bị lôi cuốn vào một số hoạt động thiếu lành mạnh.
2. Chức năng nhiệm vụ:
- Năm học 2011 - 2012 chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2C, tổng số học sinh là: 27 em
- Năm học 2012 - 2013 chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2D, tổng số học sinh là: 40 em
- Năm học 2014 - 2015 chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2C, tổng số học sinh là: 40 em
II. CHỈ TIÊU:
1. Năm học 2012 – 2013; 2013 – 2014 :
*Chỉ tiêu cụ thể 2 mặt giáo dục:
Năm học
Lớp
CN
Tổng số HS
Hạnh kiểm
Giáo dục
Khen thưởng
THĐĐ
THCĐĐ
Giỏi
Khá
TB
HSG
HSTT
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
SL
2011- 2012
2C
27 em
27
100
0
0
18
66,7
7
25,9
2
7,4
18
7
2012- 2013
2D
40 em
40
100
0
0
31
77,5
9
22,5
0
0
31
9
* Hội thi HS giỏi các loại hình:
Năm học
Lớp
CN
TS
HS
Chỉ tiêu HS đạt giải qua các hội thi các cấp
( văn hoá, chữ viết, Olympic Toán)
Thị xã
Trường
Chữ viết
Văn hoá
Chữ viết
Lãnh đạo trẻ
Olympic Toán
2011- 2012
2C
27 em
1
18
1
1
5
2012- 2013
2D
40 em
2
31
4
2
6
2. Năm học 2014 - 2015:
Nội dung ĐG
Sĩ số
HS KT
HS ĐG
Đánh giá
Khen thưởng
Thường xuyên
Định kỳ
HT (Đ)
%
CHT (CĐ)
%
HT
CHT
SL
%
SL
%
SL
%
Môn học và các HĐGD
40
0
40
40
100
0
0
40
100
0
0
27
67,5
Năng lực
40
0
40
40
100
0
0
Phẩm chất
40
0
40
40
100
0
0
* Các hội thi - Danh hiệu
- Thi giải toán qua mạng: 6 em đạt giải
- LĐTTL: 1 em đạt giải
- Văn nghệ lớp: Lớp đạt giải nhì.
- Danh hiệu lớp: Lớp xuất sắc.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Công tác chủ nhiệm – Phối kết hợp môi trường giáo dục:
- Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi đã đúc rút cho mình một số giải pháp để làm tốt công tác chủ nhiêm lớp, cụ thể là: Bước vào năm học mới tôi nắm bắt ngay tình hình chung của lớp cũng như điều kiện hoàn cảnh của mỗi học sinh. Tìm hiểu khả năng, năng lực của mỗi em, nắm được học lực của học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, qua bàn giao kết quả học tập của các em từ giáo viên chủ nhiệm năm trước.
Sau lễ khai giảng tiến hành họp lớp, ổn định lớp, sắp xếp chỗ ngồi cho các em.
- Tổ chức họp lớp bầu ban cán sự lớp, sau đó cho biểu quyết để bầu ra những em có ý thức tốt, học giỏi , có năng lực để cùng với cô giáo đưa phong trào học tập của lớp đi lên. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên cán sự:
+ Lớp trưởng: bao quát công việc chung của lớp, theo dõi tình hình chung của lớp, giám sát các nhiệm vụ của cán sự lớp, kiểm tra cơ sở vật chất phụ trách lớp trong sinh hoạt, hoạt động tập thể dưới sự hỗ trợ của cô giáo.
+ Lớp phó học tập: làm thay nhiệm vụ của lớp trưởng khi lớp trưởng nghỉ vắng, ghi nhận những bạn học thuộc bài, không thuộc bài, những bạn có ý thức trong học tập cũng như những bạn còn lười học. Tổ chức truy bài 15 phút đầu giờ, học tổ, nhóm theo sự phân công của cô giáo học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh trung bình, yếu.
+ Lớp phó văn thể: phụ trách theo dõi các hoạt động tập thể, văn nghệ sinh hoạt ngoại khóa, thể dục thể thao...
- Chia lớp 3 tổ:
+ Tổ trưởng: điều hành nội quy chung, đôn đốc các hoạt động hàng ngày của tổ trong việc thực hiện nội quy của trường lớp, học tập...
+ Tổ phó: theo dõi, điều hành công việc thuộc về lao động, vệ sinh môi trường, hoạt động ngoài giờ...
- Triển khai họp phụ huynh cho học sinh lớp thông qua nội quy của nhà trường cũng như của lớp. Để phụ huynh nắm được và phối hợp cùng với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm một cách chặt chẽ trong công tác quản lý giáo dục học sinh, trong năm học có thể bầu lại cán sự lớp để tạo điều kiện cho các em được phát huy năng lực và hòa nhập với mọi người.
- Là một giáo viên tôi luôn quan tâm gần gũi với các em học sinh với vai trò vừa là người thầy, người mẹ, người bạn của các em. Vì thế tạo được sự gần gũi cởi mở và sự chia sẻ, niềm tin đối với các em học sinh cũng như tạo sự tin tưởng của phụ huynh học sinh của lớp.
2. Nâng cao chất lượng GD toàn diện HS:
Như chúng ta đã biết, mỗi đối tượng học sinh có đặc điểm tâm sinh lý, năng lực khác nhau, chính vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục thì nhất thiết người giáo viên phải hiểu rõ về từng em đó. Từ việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của các em, giáo viên sẽ có những biện pháp giảng dạy giáo dục phù hợp nhằm phát huy năng lực của mỗi học sinh một cách hiệu quả nhất.
Trong từng tiết dạy, từng môn học tôi luôn quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh. Bằng những hệ thống câu hỏi, sự gợi mở sao cho phù hợp với học sinh làm sao vừa đảm bảo tính vừa sức, phát huy tính tích cực mà không nhàm chán với các em. Có như vậy mới tạo được sự hừng thú với các em trong học tập. Đặc biệt trong mỗi bài tập có sự lồng ghép liên hệ thực tế và giáo dục ý thức, đạo đức cho học sinh, tạo sự nhẹ nhàng mà hiệu quả không bị dập khuôn cứng nhắc.
Đối với học sinh yếu các em luôn nhút nhát thiếu tự tin tôi luôn gần gũi, động viên, khích lệ các em, giao cho các em những bài tập vừa sức để có thể hoàn thành được, từ đó các em thấy tự tin, vươn lên học tập tốt.
3. Công tác mũi nhọn:
- Ngay từ đầu năm học tôi cho học sinh làm bài kiểm tra khảo sát để đánh giá năng lực từng em. Từ đó có kế hoạch dạy học phù hợp theo hướng phân hóa đối tượng nhằm phát huy hết khả năng của mỗi học sinh.
Đối với những em học khá giỏi giao cho các em những bài khó với yêu cầu cao hơn, đòi hỏi tính tư duy, sáng tạo để các em có sự nỗ lực hơn, không gây nhàm chán. Khuyến khích các em đọc sách báo và sách tham khảo để nâng cao kiến thức.
Trong giờ học ngoài việc dạy đúng, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, tôi luôn có bài tập nâng cao phát triển cho học sinh, quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn cũng như chất lượng đại trà.
Tham mưu với phụ huynh học sinh có sự khen thưởng động viên các em có thành tích học tập tốt, đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các môn học, các cấp, những em học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập để động viên khích lệ các em.
4. Hoạt động ngoại khóa
- Là hoạt động không thể thiếu góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho các em, giúp các em học mà chơi, chơi mà học.
- Là giáo viên chủ nhiệm tôi luôn kết hợp với đội nắm bắt hoạt động Đội triển khai tới lớp, tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt sao, lớp nhi đồng, lớp tự quản... Tham gia hoạt động văn hóa văn nghệ khi nhà trường tổ chức.
- Quan tâm nhắc nhở học sinh làm tốt nếp vệ sinh lớp học đầu giờ, cuối giờ, giáo dục học sinh vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường.
- Kết hợp với cán bộ thư viện cho các em đọc sách, báo, tài liệu tham khảo. Từ đó các em có thói quen đọc sách và mong muốn tìm hiểu tài liệu.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
* Năm học 2011 - 2012:
1. Kết quả giáo dục cuối năm lớp 2C:
Năm học
Số HS
Kết quả kiểm tra
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Toán
27
22
81,5
4
14,8
2
3,7
0
0
T. Việt
27
23
85,2
4
14,8
0
0
0
0
2. Hạnh kiểm:
- 100% học sinh xếp hạnh kiểm thực hiện đầy đủ.
* Kết quả học sinh giỏi thi cấp trường, cấp thị xã.
+ Học sinh giỏi cấp trường:
- Giao lưu HSG: 10 em đạt giải.
- Viết chữ đẹp: 1 em đạt nhất, 2 em đạt giải nhì, 2 em đạt ba, 1 em đạt giải khuyến khích.
- LĐTTL: 1 em đạt giải khuyến khích.
* Năm học 2012 - 2013:
1. Kết quả giáo dục cuối năm lớp 2D:
Năm học
Số HS
Kết quả kiểm tra
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Toán
40
34
85
4
10
2
5
0
0
T. Việt
40
32
80
8
20
0
0
0
0
2. Hạnh kiểm:
- 100% học sinh xếp hạnh kiểm thực hiện đầy đủ.
* Kết quả học sinh giỏi thi cấp trường, cấp thị xã.
+ Học sinh giỏi cấp trường:
- Toán qua mạng: 7 em đạt giải.
- Viết chữ đẹp: 1 em đạt nhất, 2 em đạt giải nhì, 2 em đạt ba, 1 em đạt giải khuyến khích.
- LĐTTL: 2 em đạt giải khuyến khích.
+ Học sinh giỏi cấp Thị xã: 02 em
Em Nguyễn Ngọc Phúc Thiên: đạt giải nhì chữ viết đẹp.
Em Nguyễn Lan Phương: đạt giải khuyến khích chữ viết đẹp.
* Học kỳ 1 năm học 2014 – 2015: Lớp 2C
Nội dung ĐG
Sĩ số
HS KT
HS ĐG
Đánh giá
Khen thưởng
Thường xuyên
Định kỳ
HT (Đ)
%
CHT (CĐ)
%
Điểm 9, 10
Điểm 7, 8
Điểm 5, 6
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tiếng Việt
40
0
40
40
0
0
0
40
100
0
0
0
0
36
90
Toán
40
0
40
40
0
0
0
38
95
2
5
0
0
TNXH
40
0
40
40
0
0
0
Ngoại ngữ
40
0
40
40
0
0
0
33
82,5
7
17,5
0
0
Đạo Đức
40
0
40
40
0
0
0
Âm nhạc
40
0
40
40
0
0
0
Mĩ Thuật
40
0
40
40
0
0
0
T. công
40
0
40
40
0
0
0
Thể dục
40
0
40
40
0
0
0
Năng lực
40
0
40
40
0
0
0
Ph. chất
40
0
40
40
0
0
0
* Kết quả các hội thi cấp trường
- Thi giải toán qua mạng: Đạt 7 giải nhất, 3 giải nhì, 1 giải ba, 5 giải khuyến khích
- LĐTTL: 1 em đạt giải Nhì, 2 em đạt giải ba.
- Văn nghệ lớp: Lớp đạt giải nhất hội thi văn nghệ cấp trường.
+ Học sinh giỏi cấp Tỉnh: 01 em
- Em Nguyễn Thị Lan Anh đạt Giải ba Hội thi trạng nguyên nhỏ tuổi.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Trong quá trình giảng dạy-chủ nhiệm quản lý học sinh những năm vừa qua tôi luôn quan tâm giáo dục học sinh, kết hợp với sự nỗ lực phấn đấu của các em học sinh, lớp tôi chủ nhiệm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chất lượng giáo dục 2 mặt của lớp luôn đứng vào tốp đầu của trường. Nhiều em đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp thành phố. Qua kết quả đạt được đó tôi rút ra kinh nghiệm như sau:
- Ngay từ đầu năm học, giáo viên phải kịp thời nắm bắt ngay về đặc điểm tình hình của lớp về mọi mặt như điều kiện gia đình học sinh, năng lực học tập khả năng nhận thức của các em, ý thức đạo đức... Có sự trao đổi với giáo viên dạy lớp mầm non của các em..
- Giữ mối liên hệ mật thiết giữa giáo viên với gia đình phụ huynh học singtrong công tác giáo dục, kịp thời trao đổi với phụ huynh học sinh về học tập cũng như ý thức đạo đức của các em để kết hợp trong công tác giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao.
- Giáo viên phải luôn gần gũi quan tâm giáo dục học sinh, tạo cơ hội cho học sinh được trao đổi, bày tỏ và phát triển.
- Kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách đội.
- Trong giảng dạy luôn quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh, những cá nhân điển hình để các em học tập và làm theo.
- Trong quá trình rèn luyện, giáo dục, giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý học sinh, các em còn nhỏ, hiếu động, chóng nhớ, chóng quên. Vì thế sự rèn luyện phải là một quá trình không nên nóng vội, gò các em mà phải tạo tâm thế thoải mái cho học sinh. Và giáo viên phải là tấm gương sáng cho mọi học sinh noi theo.
- Để đạt được kết quả giáo dục như mong muốn ngoài sự nỗ lực của thầy và trò cần có sự quan tâm kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Tạo sự đồng bộ thống nhất trong giáo dục có như vậy mới mang lại hiệu quả cao trong giáo dục
Trên đây là Báo cáo thành tích trong công tác chủ nhiệm lớp mà tôi thực hiện và đạt được trong thời gian vừa qua.
Sao Đỏ, ngày 28 tháng 3 năm 2015
GVCN
Trần Thị Nhâm
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao cao GVCNG.doc