Những chi tiết cần xác định cho từng lọ vaccine phải ghi trên nhãn của lọ:
- Tên vaccine có đúng với nhu cầu sử dụng không,
- Số lô, số liều sử dụng.
- Ngày sản xuất, số kiểm nghiệm xuất xưởng.
- Thời gian dùng quy cách bảo quản.
Những hư hỏng trong lọ vaccine cần biết để loại trừ:
- Nút: chặt hay lỏng, nguyên vẹn hay bị rách, tình trạng lớp bên ngoài.
- Lọ thủy tinh có bị rạn hay không.
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4933 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Theo dõi quy trình nuôi dưỡng chăm sóc trên đàn lợn thịt lai giữa Landrac và Duroc tại trang trại Kim Tân xã Kim Tân huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác dụng phòng bệnh do việc làm vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ mỗi khi giải phóng lợn để trống chuồng. Đồng thời, ở đây sẽ không có sự tiếp xúc giữa các lô lợn trước với các lô lợn sau do đó hạn chế khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh từ lô này qua lô khác.
* Tổ chức dây truyền sản xuất khép kín.
Mỗi cá thể lợn có thể là vật mang sẵn các loại vi khuẩn hay virus gây bệnh nên con đường lây bệnh phổ biến thường là nhập đàn mới. Do đó bệnh có thể được phòng bằng cách hạn chế hoặc ngừng hẳn việc đưa vào một số cá thể khác. Việc áp dụng dây truyền sản xuất khép kín, tự sản xuất được con giống trong phạm vi trang trại là điều lý tưởng để phòng bệnh.
* Nhập đàn mới.
Nhập đàn mới càng nhiều thì tạo điều kiện lây nhiễm bệnh càng cao. Cách an toàn nhất khi phải nhập giống mới là dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo, nhập tinh dịch từ những đàn lợn đực an toàn dịch. Trong điều kiện bắt buộc phải nhập con giống cần chọn những đàn lợn giống có độ an toàn cao về dịch tễ, đã được kiểm tra các bệnh truyền nhiễm và được tiêm phòng đầy đủ. Thông thường nhập lợn cái hậu bị tốt hơn là nhập lợn nái chửa. Mua lợn giống không rõ nguồn gốc hoặc từ nơi không rõ tình trạng dịch tễ thường là nguyên nhân lây nhiễm bệnh cho trang trại mới.
* Nuôi cách ly.
Việc nuôi cách ly đối với đàn lợn mới nhập nhằm 2 mục đích:
- Làm cho những bệnh mà đàn mới có thể bị nhiễm sẵn có thời gian ủ và phát thành bệnh.
- Có đủ thời gian cho đàn mới hình thành được miễn dịch với các tác nhân gây bệnh đang tồn tại trong trang trại do việc tiếp xúc dần dần của đàn mới với tác nhân đó. Miễn dịch hình thành theo kiểu này tuy chậm nhưng có hiệu quả tốt hơn việc đột ngột tiếp xúc với một số lượng lớn các tác nhân gây bệnh. Mỗi trại cần có một khu vực cách ly dành cho lợn mới nhập. Khu cách ly phải cách xa đàn lợn gần nhất 50m và đàn lợn mới nhập cần được nuôi trong khu vực này tối thiểu 7 ngày. Trong thời gian này, tất cả các cá thể cần được theo dõi chặt chẽ về trạng thái sức khỏe, các dấu hiệu lâm sàng. Đồng thời không nên bổ sung bất cứ loại kháng sinh hay chất kích thích sinh trưởng nào vào thức ăn vì khi đó mầm bệnh tiềm ẩn sẽ bị ức chế không phát ra trong thời gian nuôi cách ly.
* Công tác theo dõi chăm sóc phát hiện lợn ốm.
Bằng biện pháp quan sát ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và nó giúp phân biệt lợn khỏe lợn ốm, bệnh để điều trị.
- Lợn khỏe:
+ Trạng thái chung: Lợn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, vẻ mặt tươi tắn, thích hoạt động, đi lại quanh chuồng, khi đói thì kêu rít đòi ăn, phá chuồng.
+ Nhiệt độ cơ thể trung bình 38,5oC, nhịp thở 8 - 18 lần/phút. Lợn con có thân nhiệt và nhịp thở cao hơn một chút.
+ Mắt mở to, long lanh, khô ráo, không bị sưng, không có rử kèm nhèm, niêm mạc, kết mạc mắt có màu vàng nhạt, không vàng không đỏ tía.
+ Gương mũi ướt không chảy dịch, không cong vẹo, không bị loét.
+ Chân có thể đi lại được bình thường, không sưng khớp hoặc cơ bắp không bị tổn thương, khoeo chân không bị dính bết phân.
+ Lông mượt, mềm, không dựng đứng, cũng không bị rụng.
+ Đuôi quăn lên, uốn như lò xo khi có người lại gần vỗ nhẹ lên lưng.
+ Phân mềm thành khuôn, không bị táo hoặc lỏng. Màu sắc phân phụ thuộc vào thức ăn, nhưng thường có màu như màu xanh lá cây đến màu nâu, không đen hoặc đỏ. Phân không bị bao quanh bởi màng trắng, không lẫn kí sinh trùng, không có mùi tanh, khắm.
+ Lợn đi đái thường xuyên, nước tiểu nhiều, màu trắng trong hoặc vàng nhạt.
- Lợn ốm:
+ Trạng thái chung: mệt mỏi, nằm im lìm, cách xa con khác hoặc lùi vào trong lớp rác lót chuồng, đi lại xiêu vẹo hoặc không muốn cử động, dù bị đánh cũng không đứng dậy nổi. Lợn kém hoặc bỏ ăn. Lưng gồng lên là do đau bụng hoặc rặn ỉa khi bị táo bón.
+ Nhiệt độ cơ thể thường lên 40oC (có khi lên đến 42oC). Nhịp tim hoặc nhịp thở cao hoặc thấp hơn bình thường.
+ Mắt nhắm hoặc chỉ hé mở, nháy lia lịa khi có ánh sáng chiếu vào, có thể bị mù, viêm kết mạc mắt.
+ Mũi thường bị khô. Nếu mũi bị cong vẹo lợn có thể mắc bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm. Mũi bị loét có thể do lợn mắc bệnh ở miệng hoặc Lở mồm long móng (LMLM).
+ Chân có thể bị tụt móng, vành và kẽ móng bị loét nếu lợn mắc bệnh LMLM. Khoeo chân bị dính bết phân là do lợn bị ỉa chảy. Lợn có thể bị què, bại liệt, không đi lại được nếu thức ăn bị thiếu khoáng.
+ Tai có màu tím, đỏ hoặc xanh là do lợn bị sốt, bị dịch tả hoặc bị tai xanh.
+ Màu của phân rất quan trọng. Màu và mùi khác thường của phân cho thấy lợn đang bị bệnh. Phân màu trắng là bị bệnh phân trắng lợn con, phân màu đen là dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày, ruột non, phân màu đỏ là bị xuất huyết ở ruột già, phân có mùi tanh khắm là dấu hiệu của bệnh dịch tả.
+ Nếu quan sát lượng và màu của nước tiểu của lợn vì những dấu hiệu không bình thường về lượng và màu cho thấy những vấn đề trong hệ bài tiết. Nước tiểu ít, có màu đỏ là do bị xuất huyết, màu vàng đỏ (có lẫn máu) có thể do viêm thận, bàng quang, màu đỏ sẫm có thể do kí sinh trùng đường máu, màu vàng do bệnh ở gan.
* Chăm sóc và quản lý lợn thịt.
Chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, nền chuồng luôn luôn khô dáo và có độ dốc khoảng 1,5 - 2% để đảm bảo cho phân và nước tiểu được thoát xuống hệ thống cống thoát. Đặc biệt chuồng trại phải được đối lưu không khí tốt để giảm bớt độ ẩm trong chuồng, tránh cho lợn khỏi các bệnh về đường hô hấp.
Biện pháp khắc phục điều kiện thời tiết mùa hè. Chuồng nên theo hướng Đông - Nam để đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, đảm bảo ánh sáng chiếu vào chuồng hạn chế được lượng nhiệt sinh ra do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Trong trại trồng nhiều loại cây xanh, nên có hệ thống quạt mát vào mùa hè (Nguyễn Văn Trí, 2006, [5]).
Biện pháp khắc phục thời tiết mùa đông, với chuồng hở trời rét dùng bạt che gió bảo nhiệt độ trong chuồng không bị hạ xuống quá thấp. Khi có nắng thì kéo bạt lên để chuồng được khô ráo, cần hạn chế ánh sáng để lợn con được ngủ yên. Với chuồng khép kín có thể treo hệ thống đèn điện bóng tròn ở đầu giàn mát để làm nóng không khí được hút vào chuồng che bớt giàn mát lại để hạn chế không khí lạnh vào chuồng, giảm bớt quạt nhưng không được để tích khí trong chuồng nó sẽ gây viêm phổi.
Công việc hàng ngày cần làm ở chuồng lợn thịt: Kiểm tra nguồn nước, nếu dùng vòi nước uống tự động thì cần kiểm tra nước chảy mạnh hay yếu hay không có nước. Phải kiểm tra hàng ngày tránh bị kẹt hoặc bị rò rỉ làm ướt nền chuồng. Hàng ngày, làm vệ sinh chuồng, máng ăn, thay nước ở máng tắm, đồng thời quan sát hành vi, biểu hiện của đàn lợn. Theo dõi xem nhiệt độ trong chuồng thế nào để điều chỉnh cho phù hợp với hệ thống chuồng kín theo bảng tiêu chuẩn sau:
Bảng 1.3. Bảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của lợn hậu bị
Tuần tuổi
Nhiệt độ thích hợp
3
33oC - 34oC
4
32oC - 33oC
5
31oC - 32oC
6
30oC - 31oC
7
29oC - 30oC
8
28oC - 29oC
9 → 10
28oC - 29oC
11 → 14
28oC - 29oC
15 → 20
28oC - 29oC
21 → xuất chuồng
27oC - 28oC
Đối với chăn nuôi trong chuồng kín để đảm bảo sức khỏe của lợn cần chú ý tới việc điều chỉnh tốc độ gió trong chuồng. Làm sau để có thể đảm bảo lượng không khí lưu thông thích hợp và đảm bảo được nhiệt độ trong chuồng. Lợn nhỏ chú ý tốc độ gió, nếu tốc độ gió lớn lợn bị bạt hơi, lợn mệt nằm la liệt khắp chuồng, bỏ ăn lông sù lên.
Với lợn con quan trọng nhất là giai đoạn úm ban đầu, trời mùa hè có thể úm 1 → 2 tuần, mùa đông 2 → 3 tuần có khi lâu hơn. Trong giai đoạn úm này phải luôn được đảm bảo nhiệt độ yêu cầu ở trong quây úm là 30 - 32oC. Nếu lợn trong giai đoạn này khỏe mạnh, phát triển tốt nó là tiền đề cho các giai đoạn sau phát triển tốt. Đặc biệt trong giai đoạn lợn nhỏ quan sát hành vi của cả đàn để biết được lợn bị lạnh hay bị nóng. Nếu lợn nằm chồng đống lên nhau thì là lợn bị lạnh cần phải giảm quạt và bật bóng điện trong lồng úm.
Trong quá trình chăm sóc cho con vật nếu phát hiện lợn ốm thì phải điều trị ngay để làm tăng khả năng khỏi bệnh cho con vật. Ngoài ra, phải thật chú ý để phát hiện kịp thời lợn ốm để con vật không bị mắc bệnh quá nặng rồi mới điều trị, nó sẽ làm giảm kết quả điều trị .
Nuôi dưỡng chăm sóc lợn thịt các giống đều phải chia giai đoạn để nuôi, gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn lợn con.
- Giai đoạn lợn choai (nhỡ).
- Giai đoạn vỗ béo.
2.1.1.2. Ảnh hưởng của các biện pháp thú y
* Tác dụng của các biện pháp thú y
Trong chăn nuôi lợn giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở, có giống và thức ăn tốt vẫn chưa đủ cho nên cần phải chú ý đến công tác thú y, vệ sinh và phòng chữa bệnh. Vì ở các cơ sở chăn nuôi lớn nếu xảy ra dịch bệnh thì sự thiệt hại sẽ không ít. Khi có một ổ dịch phát sinh thì có phần lớn đàn lợn bị tiêu diệt nhưng khi không phải là ổ dịch mà lợn bị các bệnh như giun sán, rối loạn tiêu hóa, bệnh đường sinh dục…thì thường bị hao mòn sức khỏe, tiêu phí thức ăn, không đưa ra được sản phẩm kém. Do đó, vấn đề vệ sinh phòng bệnh và chữa bệnh cho lợn cùng với công tác giống và thức ăn là 3 khâu kỹ thuật có tầm quan trọng đặc biệt. (Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi. 1985 [1]).
Vậy đối với các trại chăn nuôi theo quy mô lớn nên tuân thủ theo các quy tắc kỹ thuật thú y để đảm bảo an toàn cho trại, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất. Trong công tác chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng chuồng có vai trò rất quan trọng. Chuồng là căn nhà của gia súc, là nơi bảo vệ chúng trước những tác nhân nguy hiểm tuy nhiên xung quanh lợn luôn tồn tại những côn trùng truyền mầm bệnh, ký sinh trùng gây hại cho lợn vì vậy, chuồng trại chăn nuôi lợn phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, chuồng nuôi luôn thoáng mát và khô ráo.
Mỗi lần xuất chuồng là phải tổng hợp vệ sinh dọn dẹp, rửa sạch, sát trùng bằng NaOH, thuốc sát trùng Omicide. Các dụng cụ chăn nuôi được phun và rửa sạch với nước sát trùng để đảm bảo vệ sinh cho những lần chăn nuôi sau. Nền chuồng được phun rửa bằng NaOH 20%. Sau khi cọ rửa sạch sẽ thì phun toàn bộ chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng Omicide với nồng độ pha theo quy định, cuối cùng là quét vôi lại toàn bộ nền chuồng, máng tắm, tường.
Các khung sắt được quét sơn bảo vệ chống rỉ và hệ thống quạt được rửa sạch sẽ. Sau khi dọn vệ sinh chuồng nuôi xong thì để trống chuồng 5 - 15 ngày. Trong thời gian trống chuồng này có thể phun sát trùng 2 lần. trước khi vào lợn con 2 ngày phun lại 1 lần, khi vào lợn xong phun 1 lần.
Lối vào khu chăn nuôi được rắc vôi định kỳ 1 lần/tuần, phun sát trùng 2 lần/ tháng và trong chuồng nuôi phun 1 lần/ tháng.
Trước khi vào khu vực chăn nuôi phải mặc quần áo bảo hộ lao động và tắm sạch sẽ.
Khi nhập lợn con về sẽ phân lô, lợn khỏe ở trên đầu chuồng gần dàn mát, lợn yếu bệnh xếp ở cuối để dễ chăm sóc nuôi dưỡng. Thường xuyên kiểm tra đàn lợn phát hiện kịp thời lợn ốm bệnh để chữa trị.
Trong khu chăn nuôi không cho chó, mèo, chuột, bọ ruồi, muỗi xâm nhập vào chuồng để tránh lây lan và mang mầm bệnh vào chuồng trại cho con vật khỏe.
Người, xe chở thức ăn, thuốc, phương tiện đi lại đều phải phun sát trùng theo đúng quy định trước khi vào trại.
Công nhân chăn nuôi trước khi vào chuồng nuôi phải tắm sát trùng, thay quẩn áo thường bằng quần áo bảo hộ lao động, đi ủng bảo vệ mới được vào khu chăn nuôi. Thực hiện đầy đủ nội quy, quy định của trại đề ra.
Để sử dụng thuốc sát trùng có hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Trung tâm chẩn đoán và cố vấn thú y Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam có quy định sử dụng thuốc sát trùng trong trại theo bảng dưới đây.
Bảng 1.2. Quy định sử dụng thuốc sát trùng
STT
Thuốc sát trùng
Tỷ lệ pha
Mục đích sử dụng sát trùng
1
Omicide
1: 200
Chuồng không có lợn
1: 400
Phun xung quanh trại, quần áo, dụng cụ thú y, dụng cụ chăn nuôi, chậu sát trùng ra vào trại, xe ra vào trại.
1: 3200
Tắm người trước khi vào trại, chuồng có lợn. Giàn mát (đối với trại có dịch).
2
Iodine
1: 400
Lau vú lợn
3
Detol
1: 100
Ngâm dụng cụ thú y
4
Vôi
1: 10
Quét chuồng khi chuẩn bị nhập lợn
5
NaOH (xút)
1: 30
Vệ sinh chuồng sau khi xuất lợn để chuẩn bị chuồng.
6
Formol
1: 100
Phun chống chuồng trước khi nhập lợn.
7
Chlorine
3-5g/1000lít nước
Dùng để xử lý nước trước khi cho lợn uống
* Vaccine và nguyên lý tác động của vaccine.
Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm được gọi là vaccine. Các loại vaccine đó được chế bằng bản thân mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng.
Khi chế phẩm bằng mầm bệnh đã bị giết chết được gọi là vaccine chết và chế bằng mầm bệnh được làm yếu đi gọi là vaccine nhược độc.
Vaccine được đưa vào cơ thể động vật không còn khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây ra một thể bệnh rất nhẹ không có hại cho động vật. Nhưng nó gây ra một phản ứng làm cho động vật có miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Phản ứng đó gọi là phản ứng miễn dịch.
Các vaccine chết được gọi là vaccine vô hoạt thường rất an toàn, ổn định dễ sử dụng, nhưng hiệu lực thường kém, thời gian miễn dịch thường ngắn.
Các vaccine nhược độc, tức là vaccine sống thường là cho miễn dịch mạnh, ổn định và thời gian miễn dịch dài. Nhưng có thể gây ra phản ứng và đòi hỏi cẩn thận trong bảo quản, sử dụng như: Dụng cụ sử dụng vaccine không được rửa bằng thuốc sát trùng, đảm bảo đúng nhiệt độ quy định để đảm bảo vaccine.
Vaccine bao gồm trong đó là một hoặc một số mầm bệnh đã giết chết hoặc làm yếu, còn có hóa chất để giết mầm bệnh và những hóa chất để giữ cho kháng nguyên ổn định hoặc tồn tại lâu trong cơ thể động vật, làm tăng hiệu lực và thời gian miễn dịch ở động vật được goi là chất bổ trợ (đối với các loại vaccine vô hoạt).
Đáp ứng miễn dịch tạo ra trong cơ thể động vật sau khi sử dụng vaccine được gọi là kháng thể hiện diện chủ yếu trong huyết thanh, miễn dịch này được gọi là miễn dịch dịch thể. Đáp ứng miễn dịch cũng tạo ra những tế bào có vai trò diệt mầm bệnh hoặc gây dị ứng được gọi là miễn dịch tế bào (Nguyễn Hữu Vũ, 2004, [7]).
* Nguyên tắc chung khi sử dụng vaccine:
Đối tượng tiêm vaccine: Dùng vaccine chủ yếu là phòng bệnh. Sau khi tiêm vaccine một thời gian nhất định động vật mới có miễn dịch. Cần chú ý các trường hợp sau. Ở nơi có ổ dịch cũ, do nhiều bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa nên hàng năm cần phải tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trước mùa phát bệnh. Ở nơi bệnh đang phát thì đối với động vật đã mắc bệnh cấm không được tiêm vaccine ngay mà phải dùng kháng huyết thanh hoặc kháng sinh thích hợp điều trị. Đối với động vật còn khỏe nhưng dễ bị lây nhiễm (do tiếp xúc với con bệnh) có thể tiêm kháng huyết thanh cùng một lúc với vaccine (nhưng ở vị trí khác nhau trên cơ thể). Đối với động vật khỏe mạnh hoặc ở động vật khu vực xung quanh ổ dịch thì tiêm ngay vaccine để tạo vành đai miễn dịch. Đối với động vật khác loài nhưng có cảm thụ với bệnh cũng có thể cần tiêm vaccine phòng bệnh đó.
Động vật được tiêm nói chung phải khỏe mạnh. Không tiêm vaccine cho những con đang nung bệnh, những con quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, những con mới thiến chưa lành vết thiến, những con có nhiều ký sinh trùng. Cũng không nên tiêm vaccine virut nhược độc cho động vật cái đang có chửa ở thời kỳ thai sớm (1/3 kỳ thai đầu tiên). Súc vật sau khi tiêm cần được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, trâu bò cày kéo cần được nghỉ ngơi.
Phải tiêm phòng liên tục (tiêm nhắc lại) do sau một thời gian kháng thể được tạo ra bởi sự cảm ứng của vaccine thường suy giảm đến mức hết hiệu lực và phải tiêm đạt tỷ lệ cao cho động vật thuộc diện phải tiêm để tạo miễn dịch tập đoàn bền vững. Chỗ tiêm phải sát trùng, dụng cụ tiêm phải tiêu độc. Liều lượng tiêm phải đúng theo sự chỉ dẫn của nơi chế tạo.
Đường tiêm vaccine: vaccine thường được tiêm dưới da, nhất là các loại có chất bổ trợ, và tiêm với liều lượng lớn (vaccine formol keo phèn tụ huyết trùng, lợn đóng dấu,...). Có loại phải tiêm đúng dưới da để tránh phản ứng (vaccine nhược độc nhiệt thán). Các vaccine nhược độc (dịch tả trâu bò, dịch tả lợn qua thỏ) tiêm liều lượng nhỏ thì có thể tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Một số vaccine có thể dùng cho uống, nhỏ mắt, nhỏ mũi, chủng vào dưới da, xát vào da, bơm vào không khí cho gia cầm hít (khí dung). Không tiêm vaccine vào mạch máu.
Bảo quản vaccine: Vaccine phải được bảo quản tốt, ở trạng thái chuẩn bị tiêm cần để ở chỗ tối, râm mát, nhiệt độ bảo quản thích hợp (20 - 25°C). Vaccine nhược độc chế từ virut trong quá trình tích trữ và vận chuyển phải bảo quản ở nhiệt độ thấp (-15°C), nhưng nếu ở trạng thái đông khô thì chỉ được bảo quản lạnh (1 - 4°C). Trước khi dùng phải kiểm tra phẩm chất thuốc, phải hủy bỏ vaccine quá hạn dùng, vaccine mất phẩm chất. Khi dùng các loại vaccine nhược độc, nhất là các loại có nha bào tránh làm vương vãi vaccine.
Phản ứng sau khi tiêm vaccine
Súc vật có thể bị phản ứng do chất phụ trong vaccine, do tiêm vào cơ thể đang nung bệnh, tiêm sâu vào bắp thịt. Tiêm vaccine còn có thể làm tái phát các quá trình bệnh lý sẵn có trong cơ thể (bệnh lao), do làm những mầm bệnh có sẵn trong cơ thể trỗi dậy gây bệnh (tụ huyết trùng) gây ra những bệnh theo cơ chế dị ứng (viêm thận, viêm não). Tính phản ứng của động vật quá mạnh cũng gây nên phản ứng khi tiêm. Cần biết rõ nguyên nhân gây phản ứng để đề phòng hoặc can thiệp khi xảy ra. [12]
Bảo quản vaccine: Phải trong các điều kiện quy định, là điều kiện đặc biệt quan trọng quyết định chất lượng và hiệu lực của vaccine. Các điều kiện bảo quản vaccine chủ yếu:
- Để trong tủ lạnh hay phòng lạnh nhiệt độ từ 4oC đến 10oC. Trong điều kiện đó thì giữ được vaccine đến hạn dùng ghi trên nhãn của lọ hoặc của ống vaccine. Nếu không bảo quản như vậy hạn dùng vaccine sẽ rút ngắn hoặc mất hiệu lực ngay.
- Không được để vaccine ở chỗ nóng, có ánh sáng mặt trời vì như vậy vaccine sẽ mất hiệu lực. Vaccine được rút từ lọ ra không được để lâu, chỉ còn hạn sử dụng 1 - 2 giờ, nghĩa là phải dùng ngay.
- Không giữ vaccine ở nhiệt độ âm, vì độ lạnh âm sẽ ảnh hưởng không tốt tới chất lượng vaccine, đặc biệt với nút cao su, làm hở nút không khí và ẩm độ vào trong lọ vaccine đông khô.
- Không dùng vaccine đã quá hạn sử dụng mặc dù vaccine có được bảo quản tốt.
Kiểm tra lọ vaccine: trước khi sử dụng, bất cứ lọ vaccine nào cũng phải kiểm tra vật lí như: màu sắc, độ trong hay đục tùy theo loại vaccine. Trước khi xuất xưởng, vaccine đã được kiểm tra vật lí, an toàn và hiệu lực. Nhưng quá trình vận chuyển và bảo quản tại địa phương có thể có những sai sót ảnh hưởng tới chất lượng, độ an toàn và hiệu lực của vaccine do vậy cần kiểm tra lại trước khi sử dụng.
Những chi tiết cần xác định cho từng lọ vaccine phải ghi trên nhãn của lọ:
- Tên vaccine có đúng với nhu cầu sử dụng không,
- Số lô, số liều sử dụng.
- Ngày sản xuất, số kiểm nghiệm xuất xưởng.
- Thời gian dùng quy cách bảo quản.
Những hư hỏng trong lọ vaccine cần biết để loại trừ:
- Nút: chặt hay lỏng, nguyên vẹn hay bị rách, tình trạng lớp bên ngoài.
- Lọ thủy tinh có bị rạn hay không.
Tình trạng thuốc trong lọ: Màu có bình thường không, vaccine có bị vẩn đục hay bị vón cục hay không, có vật lạ trong lọ không, kh lắc thuốc có thành dung dịch đồng nhất hay vẫn chia làm hai lớp (nếu vaccine nhũ hóa hoặc keo phèn vẫn chia làm 2 lớp khi lắc là vaccine đã hỏng).
Khi kiểm tra thấy lọ thuốc đã thay đổi so với bình thường thì phải loại bỏ tuyệt đối không sử dụng.
- Thao tác và sử dụng vaccine: Khi pha các loại vaccine cần có dụng cụ, ống tiêm, kim, lọ thủy tinh và nước cất đã tiệt trùng. Dụng cụ phải được hấp hoặc luộc tiệt trùng và phải để nguội mới được dùng. Trước khi pha thuốc tay người cũng phải được tiệt trùng. Nếu thuốc tiêm, vị trí tiêm trên súc vật cũng phải tiệt trùng bằng cồn 70oC. Đảm bảo tốt ít vô trùng không những chống được nhiễm trùng nới tiêm mà còn tạo được phản ứng miễn dịch cho động vật tốt.
* Các loại vaccine dùng trong chăn nuôi:
+ Vaccine dịch tả đông khô:
Đặc điểm: vaccine được chế từ chủng virus dịch tả lợn nhược độc, chủng C, là một chủng tạo được miễn dịch mạnh, ổn định và không gây ra các biến đổi sinh lý ở lợn trong tất cả các lứa tuổi. Vaccine có thể dùng cho lợn chửa giai đoạn đầu mà không gây quái thai.
Mỗi liều tiêm chứa khoảng 100 PD. 50 virus.
Sau khi sử dụng vaccine 2 tuần, lợn có miễn dịch tốt và miễn dịch kéo dài 12 tháng đến 15 tháng.
Sử dụng: khi không có dịch chỉ tiêm cho lợn 45 ngày tuổi trở lên. Khi có dịch hoặc có sự đe dọa của dịch bệnh cần tiêm sớm cho lợn 30 ngày tuổi. Nhưng sau đó phải tiêm nhắc lại sau lần tiêm lần đầu tiêm thứ nhất 3 - 4 tuần. Vaccine để phòng bệnh dịch tả cho lợn ở mọi lứa tuổi, khỏe mạnh. Và sau mỗi năm tiêm nhắc lại một lần. Vaccine phải pha với nước sinh lý tương ứng. Ví dụ lọ 50 liều thì pha với 100ml nước sin lý. Mỗi lợn bất cứ lứa tuổi nào và trọng lượng bao nhiêu đều tiêm 1 ml. Vaccine tiêm dưới da sau tai hoặc dưới da trong đùi.
Chú y tránh mọi kích thích một tuần trước khi và sau khi tiêm vaccine cho lợn.
2..2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
- Theo Nguyễn Ngọc Phúc, (2005), [3] quy trình chăn nuôi thích hợp sẽ có tác dụng không hình thành và lây lan các ổ dịch bệnh. Hiện nay trong chăn nuôi lợn người ta áp dụng quy trình “cùng ra - cùng vào”, trong đó một dãy chuồng hoặc cả hai dãy được đưa và cùng một loại lợn. Sau một thời gian nhất định, tất cả số lợn này được đưa ra khỏi chuồng. Chuồng trại sẽ được để trống 5 - 7 ngày để tẩy rửa và sát trùng.
- Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004), [4] Kỹ thuật chăm sóc quản lý có ảnh hưởng quyết định đến năng suất chăn nuôi lợn thịt. Trong đó có các yếu tố sau:
Mật độ nhốt: Nếu nhốt quá nhiều lợn/lô chuồng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm. Do đó, cần nghiên cứu để có mật độ thích hợp với từng diều kiện cơ sở. Người ta thấy rằng số lượng nhốt càng ít thì lợn sinh trưởng sẽ cao hơn nhốt nhiều con/1 ô chuồng.
Nhiệt độ: trong thời gian nuôi lợn thịt cần phải có nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh đều ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi lợn thịt, vì khi trời quá nóng làm cho lợn giảm tính thèm ăn, lợn ít nghỉ ngơi và ngủ yên, tốn nhiều năng lượng và dinh dưỡng cho các hoạt động thải nhiệt như tăng tần số hô hấp, uống nhiều nước, từ đó ảnh hưởng đến tăng khối lượng của lợn. Trái lại khi nhiệt độ quá lạnh, cơ thể phải tốn nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt thì cũng ảnh hưởng đến tăng khối lượng. Quá trình nuôi lợn thịt cần tạo cho lợn có nhiệt độ ổn định thích hợp khoảng 18 - 20oC, ẩm độ tương đối là 75 - 80% là tốt nhất.
Ánh sáng: có ảnh hưởng đến tăng khối lượng của lợn, đặc biệt là trong giai đoạn vỗ béo cần nuôi lợn trong chuồng tương đối tối, yên tĩnh sẽ tạo điều kiện cho lợn ngủ nhiều, lợn sẽ tăng khối lượng nhanh.
Vận động: khi còn nhỏ nên tăng cường cho lợn vận động, có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm cho cơ bắp phát triển rắn chắc, thân thể khỏe mạnh, thúc đẩy tính thèm ăn của lợn. Khi lợn ở giai đoạn vỗ béo thì hạn chế vận động đến mức tối đa để giảm tiêu tốn thức ăn.
- Theo Tô Long Thành, (2000), [6] để sản xuất vaccine đầu tiên phải sản xuất virus với số lượng lớn trên tế bào một lớp dạng treo trong điều kiện vô trùng. Dùng một chủng virus thích hợp để gây nhiễm cho tế bào dòng, ví dụ tế bào BHK, hoặc cho các tế bào biểu mô lưỡi bò khỏe. Tất nhiên, các tế bào nuôi này phải sạch, nghĩa là không bị nhiễm các loài vi sinh vật. Khi hiệu giá virus đạt tối đa (được đánh giá hoặc bằng tính gây nhiễm, hoặc phản ứng kết hợp bổ thể hoặc các phản ứng khác), thu hoạch nước rồi để ly tâm và lọc vô khuẩn. Sau đó virus được vô hoạt bằng cách thêm ethylenimin (EI) (đôi khi còn gọi là binary ethylenimin), với nồng độ 0,05%. Quá trình vô hoạt được tiến hành trong 24h. Một số hãng sản xuất dùng liều lần 2 và ủ trong 24h nữa.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
- Theo A.I.Donalson, 2000, [9], mục đích của tiêm phòng là tránh được những tổn thất trong sản xuất. Để có hiệu quả, vaccine phải có hiệu lực, an toàn, tương đồng về tính kháng nguyên, chống các chủng virus đang gây bệnh hoặc có thể sẽ đe dọa gây bệnh và cách sử dụng đúng để cho đáp ứng miễn dịch tối ưu. Một tỷ lệ tiêm phòng thích đáng và tiêm phòng nhắc lại tốt sẽ bảo vệ được cả đàn gia súc lớn và gia súc non. Lần tiêm phòng trước là chủ động phòng bệnh, lần sau là tạo thêm kháng thể miễn dịch thụ động cho con non.
- Theo Mar´ıa J. Dus Santos, et al (2002), [10], Gần đây thực vật chuyển gen đã và đang được sử dụng như một giải pháp thay thế cho các phương pháp cổ truyền để sản xuất kháng nguyên phục vụ cho việc sản xuất vaccine thực nghiệm. Tuy nhiên hầu hết các phương pháp sử dụng thực vật chuyển gen đều có một hạn chế quan trọng là các kháng nguyên tái tổ hợp (recombinant antigen) chỉ tồn tại ở hàm lượng rất thấp trong mô thực vật, điều này đã hạn chế khả năng áp dụng phương pháp vào thực tế sản xuất.
Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Ác-hen-ti-na và Tây Ban Nha đã thành công trong việc tạo thực vật chuyển gen có khả năng tổng hợp các epitope miễn dịch ở mức độ cao.
Trong nghiên cứu này các tác giả đã nối kết gen tổng hợp epitope có độ đáp ứng miễn dịch cao từ virus lở mồm long móng với gen báo cáo glucuronidase (gus A). Sự kết hợp này cho phép chọn lọc các thực vật chuyển gen dựa trên hoạt độ của enzyme glucuronidase. Các tác giả đã tạo được cây alfalfa (cỏ linh lăng) chuyển gen có khả năng tổng hợp đoạn pép-tít từ acid amin 135 đến acid amin160 của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 1.doc