Báo cáo Thiết kế chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia

Nội dung

 

 

Tóm tắt 3

 

1. Bối cảnh của thương mại dịch vụ của Việt Nam 5

 

2. Cơ sở cho Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia Việt Nam 8

 

3. Các yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của dịch vụ Việt Nam 12

3.1 Tóm tắt về những phát hiện của nghiên cứu 12

3.2 Phân tích SWOT 13

3.3 Khắc phục những vấn đề về quản lý chất lượng 18

3.4 Nâng cao khả năng tiếp thị dịch vụ, tiếng Anh thương mại

và các kỹ năng khác 19

3.5 Lựa chọn dịch vụ mục tiêu cho chiến lược xuất khẩu 21

 

4. Các giai đoạn của Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia 25

4.1 Giai đoạn 1: Chuẩn bị. 25

4.2 Giai doạn 2: Xây dựng năng lực 26

4.3 Giai đoạn 2b: Chuẩn bị các tài liệu bổ trợ 28

4.4 Giai đoạn 2c. Khắc phục những cản trở về chính sách và quy định 29

4.5 Giai đoạn 3a: Thúc đẩy năng lực xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam. 31

4.6 Giai đoạn 3b: Xúc tiến các dịch vụ của Việt Nam. 32

4.7 Giai đoạn 4: Những sáng kiến chuyên ngành 33

5. Kết luận và các bước tiếp theo 35

 

Các phụ lục:

A. Bản câu hỏi trong nghiên cứu và phản hồi 36

B. Các bảng dữ liệu 41

C. Danh mục công việc cho Cục xúc tiến thương mại (Vietrade) và các hiệp hội 43

 

Các bảng:

1. Tỉ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của ngành dịch vụ Việt Nam,

giai đoạn 1986-2003. 5

2. Tỉ lệ phần trăm và tỉ lệ tăng trưởng của xuất khẩu Việt Nam

giai đoạn 1997-2003. 5

3. Tỉ lệ phần trăm và tỉ lệ tăng trưởng của nhập khẩu Việt Nam

giai đoạn 1997-2003. 6

4. Cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam, giai đoạn 1997-2003. 6

5. Những dịch vụ mục tiêu được đề xuất trong Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia. 23

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thiết kế chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dục và đào tạo này vẫn còn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế và cần thiết phải được cải thiện hơn. Ngoài ra, thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, có rất nhiều khoá đào tạo ngắn hạn do các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước và các tổ chức phi chính phủ (NGOs) hoặc các công ty nước ngoài cung cấp nhằm chuyển giao kiến thức chuyên môn và kỹ năng cho người Việt Nam. Những chương trình này có chất lượng cao hơn và sát với các tiêu chuẩn quốc tế hơn, do đó, chúng ta cần có thêm những khoá tương tự như vậy, đặc biệt là những chương trình được thiết kế cho dịch vụ chuyên môn để xuất khẩu. Thứ hai, phương thức chủ yếu để chất lượng của nhà cung cấp dịch vụ được đảm bảo là thông qua những chứng nhận và giấy phép chuyên môn có liên quan đến các tiêu chuẩn về hoạt động trên toàn cầu. Những chứng nhận và giấy phép như vậy cần dựa trên cơ sở kết hợp từ bước đào tạo, kiểm tra, giám sát kinh nghiệm và xem xét độ tin cậy trên thực tế. Để gia hạn giấy phép hoặc giấy chứng nhận, cần yêu cầu số lượng chứng chỉ tối thiểu cho chương trình đào tạo chuyên môn có tính liên tục trong mỗi năm, cũng như yêu cầu phải phù hợp với bộ quy tắc ứng xử chuyên ngành. Hiệp hội ngành sẽ giám sát quy trình về giấy phép/giấy chứng nhận, việc tuân theo các bộ quy tắc ứng xử chuyên ngành và hoạt động giáo dục chuyên môn thường xuyên. Hầu hết, hoặc gần như tất cả các hiệp hội ngành dịch vụ ở Việt Nam vẫn đang yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật từ các hiệp hội có chức năng hoạt động tương tự ở nước ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng nhằm bảo đảm chất lượng này. Họ cũng sẽ yêu cầu sự hỗ trợ của chính phủ nhằm đưa ra khuôn khổ pháp lý cho các giấy phép/chứng nhận, tạo khả năng thực thi bộ quy tắc ứng xử và năng lực đủ để tiến hành hình thức giáo dục chuyên môn liên tục. Thứ ba, cần khuyến khích các công ty và các nhà cung cấp dịch vụ có được những chứng nhận được quốc tế công nhận, và nên hiển thị trên các danh bạ trực tuyến khi có những chứng nhận này. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ, những chứng nhận này thường được trao thông qua các hiệp hội ngành quốc tế với sự hỗ trợ từ hiệp hội ngành của Việt Nam. Đối với các công ty dịch vụ, chứng chỉ ISO 9001:2000 là tiêu chuẩn quốc tế mà họ cần phải có. Ở Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và một số tổ chức nước ngoài đều có các cán bộ đăng kiểm và kiểm tra là những người được đào tạo để kiểm tra và đăng ký cho các công ty về chứng chỉ ISO 9001:2000, tuy nhiên, họ thường tập trung vào các công ty chế tạo lớn hơn là những công ty dịch vụ nhỏ. Cần có các hình thức khuyến khích để thúc đẩy cả các tổ chức này và các công ty dịch vụ nhỏ cùng làm việc để đăng ký chứng nhận ISO 9001:2000 ở Việt Nam. Hỗ trợ kỹ thuật hoặc cam kết của SGS Internation (văn phòng ở Anh có nhiều kinh nghiệm đăng ký cho các nhà cung cấp dịch vụ nhỏ về chứng chỉ ISO 9001:2000) hoặc những tổ chức tương tự có thể sẽ mang lại nhiều ích lợi. Thứ tư, cần có những hình thức khuyến khích đúng lúc thông qua giải thưởng dành cho các công ty dịch vụ đã cải tiến được chất lượng dịch vụ và duy trì được mức tiêu chuẩn dịch vụ cao. Ví dụ như, chính phủ có thể ưu đãi thông qua các hợp đồng mua sản phẩm từ những công ty dịch vụ đã có chứng chỉ ISO 9001:2000; đưa ra giải thưởng quốc gia để công nhận các dịch vụ có những ưu điểm vượt trội; đăng tải trên các báo và công bố về công ty có chất lượng dịch vụ đặc sắc. Các hiệp hội ngành dịch vụ và các phòng thương mại có thể dành cho những công ty này một số lời giới thiệu đặc biệt trong các danh bạ của họ và các ấn phẩm khác cũng như thông qua các hoạt động quảng cáo bán hàng. 3.4 Nâng cao khả năng tiếp thị dịch vụ, tiếng Anh thương mại và kỹ năng cho nguồn nhân lực. 3.4.1 Tiếp thị dịch vụ (marketing) rõ ràng là một điểm yếu của các công ty dịch vụ Việt Nam và điều này có thể được khắc phục thông qua hai cách: Thứ nhất, cần thiết lập những hình thức đào tạo cho các công ty dịch vụ về những kỹ thuật đặc trưng trong tiếp thị dịch vụ, đặc biệt là trên thị trường quốc tế. Các công ty dịch vụ đang bán một "lời hứa thực hiện" vì thông thường chỉ khi khách hàng mua thì mới có dịch vụ. Do đó, sẽ có yếu tố rủi ro cho khách hàng và điều rất cần thiết là phải có khả năng tiếp thị tốt để thuyết phục được họ và chiếm được lòng tin của họ đối với nhà cung cấp. Đồng thời chỉ một vài dịch vụ có thể được tiếp thị có hiệu quả thông qua các đại lý hoặc các nhà phân phối trên thị trường, do vậy, những người đứng đầu trong ngành dịch vụ cần phải được đào tạo về kỹ năng tiếp thị. Tất cả các khoá đào tạo về tiếp thị ở Việt Nam hiện nay đều cung cấp những kiến thức hoặc kỹ năng chung về tiếp thị những hàng hoá hữu hình mà không đề cập đến tiếp thị dịch vụ. Do đó, Việt Nam cần xây dựng (hoặc nhập khẩu) những chương trình cụ thể về tiếp thị dịch vụ vô hình, nhất là các loại hình dịch vụ hiện có tiềm năng xuất khẩu tốt để giúp các công ty dịch vụ Việt Nam nâng cao kỹ năng tiếp thị, đặc biệt trong kinh doanh xuất khẩu. Ví dụ như Ban Thương mại Dịch vụ của Trung tâm Thương mại quốc tế có một số chương trình đào tạo (mô-đun) rất bài bản về xuất khẩu dịch vụ và tiếp thị dịch vụ. Thứ hai, cần củng cố hơn nữa các tổ chức trung gian là những bên có thể hỗ trợ các công ty dịch vụ phát triển thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, các hiệp hội ngành dịch vụ cần hỗ trợ kỹ thuật trong việc làm thế nào để phát triển những chương trình hỗ trợ xuất khẩu, bao gồm các thoả thuận hợp tác với những hiệp hội có chức năng hoạt động tương tự ở nước ngoài để giúp đỡ các thành viên của mình thúc đẩy xuất khẩu. Các công ty chuyên về các dịch vụ phát triển kinh doanh (BDS) cần nâng cao kỹ năng tiếp thị chuyên môn để cung cấp những dịch vụ hỗ trợ tốt hơn cho các công ty dịch vụ nhỏ đang cần phải thuê các dịch vụ này từ bên ngoài. 3.4.2. Tiếng Anh thương mại ngày càng được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh quốc tế. Trong khi nhiều sinh viên và thương nhân đang nỗ lực nâng cao khả năng ngoại ngữ tiếng Anh thì biện pháp giảng dạy lại không mấy hiệu quả làm cho việc hiểu và cách phát âm không đạt chất lượng cao. Nguyên nhân chính là do thiếu giáo viên bản ngữ và chưa áp dụng những biện pháp hướng dẫn học tập tích cực hơn. Cần ưu tiên đào tạo tiếng Anh thương mại cho các nhà cung cấp dịch vụ đang mong muốn xuất khẩu dịch vụ ra thị trường nước ngoài. Kỹ năng viết và giao tiếp bằng lời nói có khả năng hình thành nên những hiểu biết về chất lượng dịch vụ. Cần có phương án hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước để nâng cao năng lực của giáo viên dạy tiếng Anh của Việt Nam, nên có những giáo viên bản ngữ (tiếng Anh) đã được chứng nhận ESL để cải thiện hơn kỹ năng nói và viết tiếng Anh. Các thuật ngữ tiếng Anh cũng cần phải được chú trọng hoặc cần nâng cao hơn trong các khoá giáo dục và đào tạo cho những dịch vụ chuyên môn. 3.4.3 Nguồn nhân lực là một hạn chế đầu tiên của nhiều công ty dịch vụ Việt Nam. Nhiều loại hình dịch vụ cần nhiều lao động như xây dựng, dịch vụ vệ sinh, du lịch, phân phối, dịch vụ vận tải… Đào tạo là vấn đề quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng dịch vụ, đặc biệt đối với những người làm công tác giám sát và quản lý. Đào tạo không chỉ cần cho những nhà quản lý hàng đầu, những chuyên gia, kỹ thuật viên hoặc những người đứng đầu các ngành dịch vụ mà còn cần thiết cho cả những công nhân của các công ty dịch vụ. Hệ thống đào tạo hướng nghiệp ở Việt Nam cần có những cải tiến thực sự để có thể đào tạo được những công nhân có chất lượng tốt hơn cho ngành dịch vụ. Cách tốt nhất để đáp ứng yêu cầu này là thông qua hợp tác quốc tế để giới thiệu những chương trình đào tạo tiên tiến cho các trường hiện có và phát triển thêm các trường đào tạo mới. Môi trường làm việc trong một công ty dịch vụ khác với công ty chế tạo. Nhiều công nhân trong một công ty dịch vụ phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng khi cung cấp dịch vụ (ví dụ như dịch vụ chuyên ngành, nhà hàng, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, kinh doanh bán lẻ, đào tạo, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ…). Quan hệ trực tiếp và thường xuyên với khách hàng đòi hỏi công ty dịch vụ phải xây dựng được một nền văn hoá kinh doanh độc đáo mà các thành viên làm việc trong cùng công ty có thể chia xẻ và tôn trọng. Điều này sẽ trở thành một yếu tố quan trọng cho danh tiếng và khả năng cạnh tranh của công ty. Bên cạnh đó, khách hàng cũng luôn mong muốn có thể phân biệt rõ ràng về dịch vụ thông qua những cải tiến trong chuyển giao dịch vụ hoặc những hoạt động đổi mới khác từ phía công ty. Tất cả các công ty dịch vụ có thể bảo vệ thị phần của mình chỉ bằng cách luôn đổi mới, không phải là vấn đề về bản quyền hoặc cấp giấy phép. Đổi mới luôn là điều then chốt làm tăng giá trị gia tăng. Chính hoạt động đào tạo và đổi mới liên tục nhằm cơ cấu lại các dịch vụ của công ty, đặc biệt là về thị trường xuất khẩu có tác động rất quan trọng lên sự thành công trong cạnh tranh của công ty dịch vụ. Việt Nam cần triển khai hoạt động đào tạo cơ bản và hệ thống đào tạo liên tục cho các công ty dịch vụ về dịch vụ khách hàng và sự đổi mới, đặc biệt đối với các công ty vừa và nhỏ để họ có thể gặt hái được nhiều thành công hơn trên thị trường nội địa và quốc tế. 3.5 Lựa chọn dịch vụ mục tiêu cho Chiến lược xuất khẩu. Hiện nay, có một vài dữ liệu khá khách quan về khả năng cạnh tranh của dịch vụ Việt Nam trên thị trường quốc tế. Một dự án tương tự về Thương mại dịch vụ đã đưa ra những dịch vụ có thể cạnh tranh dưới đây: Các dịch vụ nghiên cứu và phát triển (ký hợp đồng với các công ty nước ngoài) Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (chẳng hạn như dịch vụ giúp việc tại các văn phòng nước ngoài, tư vấn về máy tính, phát triển phần mềm, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị, nghiên cứu thị trường…) Dịch vụ y tế và du lịch vì mục tiêu sức khoẻ bao gồm dịch vụ nha khoa và khám sức khoẻ, y tá, hộ sinh, các dịch vụ về suối nước khoáng Các dịch vụ mang tính chuyên môn như kế toán và kiểm toán, dịch vụ thiết kế, dịch vụ pháp luật, tư vấn quản lý. Xây dựng và các dịch vụ liên quan đến xây dựng như dịch vụ kiến trúc, dịch vụ công trình, quy hoạch đô thị. Các dịch vụ có liên quan đến nông nghiệp và thuỷ hải sản. Dịch vụ hỗ trợ cho vận tải. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của bất kỳ dịch vụ nào kể trên cũng cần phải được kiểm chứng trên thị trường. Việt Nam có thể có những nhà cung cấp dịch vụ xuất sắc, tuy nhiên nếu họ không hiểu một cách thấu đáo về thị trường quốc tế thì họ sẽ khó xuất khẩu sản phẩm của mình. Có thể sử dụng một số tiêu chí để chọn lựa thị trường dịch vụ ưu tiên : Những ngành dịch vụ mà các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam đã có danh tiếng hoặc ở những nơi mà các công ty này có thể tạo ra lợi nhuận. Xúc tiến những hoạt động xuất khẩu thành công Những khách hàng nước ngoài hoặc đối tác nước ngoài có uy tín. Những ngành dịch vụ có nhiều nhà cung cấp quan trọng (để phát triển lĩnh vực đó), bao gồm sự sẵn sàng đáp ứng về chuyên môn/đội ngũ cán bộ có kỹ năng. Có những dịch vụ phụ trợ liên quan hoặc cơ sở hạ tầng có chất lượng tốt. Có minh chứng cụ thể về việc cung cấp những dịch vụ cạnh tranh, nghĩa là dịch vụ gồm một tổng thể thích hợp về chất lượng, giá cả và sáng tạo. Xu hướng tăng nhu cầu về dịch vụ trong khu vực và trên thế giới. Thị trường phát triển thông qua các đối tác kinh doanh. Có sẵn sàng các trang thiết bị cho công tác đào tạo về lĩnh vực dịch vụ. Thiết lập hiệp hội ngành hoạt động có hiệu quả nhằm thúc đẩy ngành dịch vụ. Dựa trên kết quả của nghiên cứu thực địa thực hiện với khách hàng nước ngoài, Bảng 5 đã liệt kê những đề xuất về dịch vụ mục tiêu làm cơ sở để lựa chọn và chiến lược đối với mỗi ngành. Do lĩnh vực du lịch đã có một chiến lược riêng nên không đề cập đến dịch vụ liên quan đến du lịch. Thông tin liên lạc, bất động sản, dịch vụ vận tải và tài chính, xuất khẩu lao động cũng có những chiến lược riêng biệt do chính phủ xây dựng. Tuy nhiên, những chiến lược này cần được sửa đổi và bổ sung để tập trung hơn vào định hướng xuất khẩu cũng như cơ chế trên thực tế và những biện pháp để đảm bảo thực hiện có hiệu quả. Điều quan trọng là khả năng dự đoán tình hình/bối cảnh cạnh tranh mới cho xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam nói chung và cho các ngành dịch vụ được chọn lựa cho Chiến lược xuất khẩu dịch vụ nói riêng. Tiến trình hội nhập của Việt Nam và tình hình thương mại thế giới luôn có sự thay đổi nhanh chóng nên cần có những cách tiếp cận mới, cần có chiến lược và tầm nhìn cho phát triển dịch vụ, xuất khẩu dịch vụ và cách thức tiến hành để đạt được mục tiêu. Hệ thống thể chế mạnh, những quy định và chính sách tổng thể, những biện pháp cải cách táo bạo, sự phối hợp đồng bộ và những cán bộ chính phủ có năng lực ( và trong sạch) là những nhân tố quan trọng nhất mà Nhà nước Việt Nam cần đảm bảo nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho những lĩnh vực kinh doanh năng động có thể cạnh tranh và giành được những thị phần lớn hơn trên thị trường thế giới về dịch vụ. Một Chiến lược xuất khẩu dịch vụ có hiệu quả khi thực hiện thành công sẽ hỗ trợ hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá và những dịch vụ liên quan khác và hỗ trợ phát triển thị trường trong nước để mang lại những kết quả tích cực cho nền kinh tế. Như chúng ta đều biết ở các nước sự phát triển dịch vụ luôn có tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Đối với toàn bộ tiến trình xây dựng và thực hiện Chiến lược xuất khẩu dịch vụ, điều quan trọng là phải rất chú ý đến tầm quan trọng đặc biệt của việc cộng tác với hiệp hội ngành dịch vụ. Những hiệp hội này là những tác nhân quan trọng trong nhiều lĩnh vực: bảo đảm chất lượng, phát triển các hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, vận động chính sách cho các công ty dịch vụ, hỗ trợ thành viên của họ và các công ty có mạng lưới ở nước ngoài. Hơn nữa, họ có thể có vai trò quan trọng trong việc thiết lập những thoả thuận hợp tác với các hiệp hội có chức năng hoạt động tương tự trên những thị trường trọng điểm, qua đó giúp các công ty dịch vụ của Việt Nam có thể tạo dựng được lòng tin, đáp ứng được yêu cầu của các đối tác và tiếp cận được với khách hàng tiềm năng để xuất khẩu thông qua bốn phương thức cung cấpchính. Bảng 5: Đề xuất các dịch vụ trọng điểm trong Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia. Dịch vụ Cơ sở Hiệp hội Chiến lược ban đầu Những thách thức Dịch vụ máy tính & phần mềm. Những loại hình có chất lượng cao Các chứng nhận sẵn có Hiệp hội hoạt động hiệu quả Nhiều cơ hội xuất khẩu Hiệp hội Kinh doanh phần mềm Việt Nam (37 thành viên) Dựa vào hoạt động hỗ trợ kỹ thuật hiện hành từ SIFT và đào tạo cho các thành viên. Đưa danh sách các công ty thành viên xuất khẩu lên mạng trực tuyến Đảm bảo có chứng nhận quốc tế cho các công ty thành viên và các bộ quy tắc ứng xử đã được công nhận. Cải thiện kỹ năng tiếp thị và khả năng về tiếng Anh. Dịch vụ pháp luật Những loại hình có chất lượng cao Các chứng nhận sẵn có Hiệp hội hoạt động hiệu quả Nhiều cơ hội xuất khẩu Hiệp hội luật gia Việt Nam (35.000 thành viên) Dựa vào hoạt động hỗ trợ kỹ thuật hiện hành từ các hiệp hội có chức năng hoạt động tương tự và đào tạo cho các thành viên. Đưa danh sách các công ty thành viên xuất khẩu lên mạng trực tuyến Phát triển một trung tâm xuất khẩu trong khuôn khổ hiệp hội, hoặc thành lập một Hiệp hội Kinh doanh dịch vụ pháp lý độc lập. Cải thiện kỹ năng tiếp thị và khả năng về tiếng Anh. Dịch vụ công trình Nhiều cơ hội kinh doanh như các công ty liên doanh hoặc làm nhà thầu phụ để cải thiện chất lượng. Dịch vụ có tầm quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Hiệp hội hoạt động hiệu quả. Hiệp hội tư vấn công trình Việt Nam (VECAS) Dựa vào chương trình tư vấn hiện hành ACEA-VECAS về những thực tiễn tốt nhất trong kỹ thuật công trình và cách thức để cho đối tác và các công ty tư vấn quốc tế tham gia vào các hoạt động của Việt Nam. Đưa danh sách các công ty thành viên xuất khẩu lên mạng trực tuyến Dựa vào hỗ trợ kỹ thuật, xác định vì sao chất lượng dịch vụ còn khá thấp. Triển khai bộ quy tắc ứng xử Cải thiện kỹ năng tiếp thị và khả năng về tiếng Anh Dịch vụ kiến trúc Các chứng nhận sẵn có Nhiều cơ hội kinh doanh như các công ty liên doanh hoặc các nhà thầu phụ để cải thiện chất lượng. Dịch vụ có tầm quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Hiệp hội Kiến trúc Việt Nam (2.895 thành viên) Tham gia vào hiệp hội Đưa danh sách các công ty thành viên xuất khẩu lên mạng trực tuyến Xác định vì sao hiệp hội hoạt động không hiệu quả, hoặc thiết lập hiệp hội các công ty kiến trúc. Triển khai bộ quy tắc ứng xử Cải thiện kỹ năng tiếp thị và khả năng về tiếng Anh Dịch vụ tư vấn Những loại hình có chất lượng cao Dịch vụ có tầm quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Nhiều cơ hội xuất khẩu Cần phát triển hiệp hội của các nhà tư vấn kinh doanh hoặc hiệp hội gồm các công ty tư vấn kinh doanh nhằm liên kết với các hiệp hội có chức năng hoạt động tương tự ở nước ngoài. Đưa danh sách các công ty thành viên xuất khẩu lên mạng trực tuyến. Không có hiệp hội hoặc bộ quy tắc ứng xử. Cải thiện kỹ năng tiếp thị và khả năng về tiếng Anh Giao nhận Dịch vụ có tầm quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Hiệp hội hoạt động hiệu quả Nhiều cơ hội xuất khẩu Hiệp hội giao nhận Việt Nam. Thúc đẩy những liên kết hiện có với WSA & AFFA, hỗ trợ kỹ thuật từ IFA, và đào tạo cho các thành viên. Đưa danh sách các công ty thành viên xuất khẩu lên mạng trực tuyến. Đảm bảo thực hiện theo đúng tiêu chuẩn chất lượng và bộ quy tắc ứng xử. Nghién cứu và phát triển. Dịch vụ có tầm quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Nhiều cơ hội xuất khẩu Liên hiệp các hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VUSTA) với trên 70 hiệp hội thành viên Thúc đẩy các mạng lưới R&D, thông tin quốc tế và khu vực cho hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và các cơ hội ký kết hợp đồng phụ. Cải thiện những loại hình chất lượng kém. Triển khai bộ quy tắc ứng xử Cải thiện kỹ năng tiếp thị và khả năng về tiếng Anh 4. Các giai đoạn của Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia. 4.1 Giai đoạn 1: Chuẩn bị. Trước khi đưa ra một Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia, điều quan trọng là thiết lập những biện pháp mang tính giới hạn để có thể tiến hành đo lường/xác định những thành công của chiến lược. Việc này liên quan tới khâu lựa chọn những biện pháp thích hợp để xác định được những thành công. Dưới đây là một số ví dụ: Sự gia tăng số lượng những nhà xuất khẩu dịch vụ, Sự gia tăng số lượng những nhà xuất khẩu dịch vụ quy mô nhỏ. Sự gia tăng về tổng khối lượng xuất khẩu dịch vụ. Sự gia tăng về khối lượng xuất khẩu những dịch vụ trọng điểm. Sự tăng lên về số lượng thị trường xuất khẩu. Sự tăng lên về tỉ lệ xuất khẩu dịch vụ trong tổng khối lượng xuất khẩu. Sự tăng lên về tỉ lệ của xuất khẩu dịch vụ Việt Nam trong xuất khẩu dịch vụ thế giới. Số lượng các khoá đào tạo được tổ chức cho đối tượng học mục tiêu. Số lượng hiệp hội ngành dịch vụ có chương trình hỗ trợ xuất khẩu có hiệu quả. Số lượng hiệp hội ngành dịch vụ có những bộ quy tắc ứng xử chuyên ngành được thực hiện. Số lượng hiệp hội ngành hàng dịch vụ có những thoả thuận hợp tác có hiệu quả. Số lượng những hoạt động thành công của dịch vụ Việt Nam đã được công bố. Số lượng những hoạt động quảng bá dịch vụ Việt Nam xuất khẩu qua những bài trình bầy chính thức ở nước ngoài. Cần có sự phối hợp với Tổng cục Thống kê nhằm xác định rõ những ranh giới và đảm bảo chắc chắn về những số liệu cần thiết sẽ được sử dụng trong các cuộc khảo sát hàng năm. Cần tổ chức những cuộc thảo luận với sự tham gia của nhiều hiệp hội ngành hàng để có thể hiểu rõ ngành nào quan tâm và sẵn sàng tham gia vào chiến lược xuất khẩu. Song song với hoạt động đó, cần xác định rõ những nguồn lực về đào tạo, tập trung vào đào tạo các giảng viên (train-the-trainer) (thông qua Ban Thương mại dịch vụ, Trung tâm Thương mại dịch vụ quốc tế UNCTAD/WTO) để sau này họ có thể tổ chức các khoá đào tạo về chất lượng dịch vụ, quản lý và tiếp thị, về xuất khẩu dịch vụ cho các công ty và các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam. Các cuộc làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ cũng rất cần thiết nhằm đề xuất ra phương thức tốt nhất để khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ đăng ký thực hiện ISO 9001-2000. Một trong số những vấn đề thách thức nhất khi làm việc với các nhà xuất khẩu dịch vụ là nhiều người trong số họ không xác định mình là nhà xuất khẩu. Điều này phần nào là do quan niệm "xuất khẩu" liên quan đến việc đưa hàng hoá qua biên giới. Ví dụ như những luật sư về đầu tư, thân chủ của họ hoàn toàn là người nước ngoài đang ở nước ngoài và họ không nhìn nhận mình chính là những nhà xuất khẩu vì họ đang thực hiện công việc về pháp luật ở Việt Nam. Một ví dụ khác là phần lớn các nhà cung cấp trung gian cung cấp dịch vụ cho công ty nước ngoài và họ cũng không xem mình là những nhà xuất khẩu. Cần phải có một chiến dịch nhằm khơi thông những nhận thức chung để nhìn nhận lại một thực tế rằng nhiều công ty thực chất chính là những nhà xuất khẩu dịch vụ và họ thậm chí có thể đạt được những thành công hơn nữa. 4.2 Giai đoạn 2a: Xây dựng năng lực Trước khi xúc tiến một cách có hiệu quả những khả năng về dịch vụ của Việt Nam trên thị trường toàn cầu, điều quan trọng là phải xây dựng được năng lực trong nước để hỗ trợ cho những hoạt động xuất khẩu dịch vụ. Có năm nhóm liên đới có vai trò quan trọng trong xây dựng năng lực là: a) Các nhà hoạch định chính sách thương mại của chính phủ Cả những cán bộ chịu trách nhiệm về chính sách phát triển và những cán bộ chịu trách nhiệm về đàm phán thương mại dịch vụ cần phải nắm đuợc những nét chính về hoạt động xuất khẩu dịch vụ, những tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và tự do hoá thương mại dịch vụ đối với các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam, và những vấn đề chính sách cần được thực hiện nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu dịch vụ và các nhà xuất khẩu dịch vụ. Cách tốt nhất để nâng cao nhận thức về lĩnh vực này là thông qua hội thảo tổ chức trong vòng một ngày nhằm thông báo những kết quả của các nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu dịch vụ và đề xuất về Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia, đồng thời giới thiệu bốn chương trình (mô-đun) nhan đề "Để xuất khẩu dịch vụ thành công" do Ban Thương mại dịch vụ của Trung tâm Thương mại quốc tế xây dựng, đặc biệt dành cho các quan chức làm chính sách của chính phủ. Ngoài ra cần kết hợp giữa các hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ quốc gia của Vietrade, những đề xuất từ các nhà xuất khẩu dịch vụ và các hiệp hội ngành dịch vụ về những thách thức mà họ phải đối mặt, với những quan điểm của chính phủ trong đàm phán thương mại dịch vụ . Nên lập một ban tư vấn gồm có các nhà đàm phán thương mại dịch vụ, các cán bộ của Vietrade phụ trách về thương mại dịch vụ và đại diện của khu vực tư nhân từ các hiệp hội ngành nghề được chọn lọc và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. b) Cán bộ xúc tiến thương mại của Vietrade. Các khoá đào tạo cần được tổ chức để đào tạo cho các cán bộ xúc tiến thương mại của Vietrade nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động xuất khẩu dịch vụ hiện hành, cách thức cải thiện lòng tin và sự minh bạch của các nhà xuất khẩu dịch vụ Việt Nam, các loại hình thông tin thị trường và tri thức thị trường thực sự hữu ích cho các nhà xuất khẩu, cách thức hỗ trợ các hoạt động liên quan đến xuất khẩu của các hiệp hội và những sáng kiến có hiệu quả nhất cho ngành. Ban Thương mại dịch vụ của Trung tâm Thương mại quốc tế có khoá đào tạo "Hỗ trợ xuất khẩu dịch vụ" diễn ra một ngày rưỡi, khoá đào tạo này được thiết kế đặc biệt cho các cán bộ xúc tiến thương mại, đây là những cán bộ lý tưởng sẽ thực hiện những công việc về nhu cầu đào tạo này. c) Các hiệp hội ngành dịch vụ và thương mại Việt Nam. Do tầm quan trọng của vấn đề lòng tin đối với các dịch vụ ưu tiên, hiệp hội ngành dịch vụ cần thiết phải giữ vai trò trung gian quan trọng trong những sáng kiến xuất khẩu dịch vụ thông qua các hoạt động: Luôn theo dõi hình ảnh của ngành dịch vụ trên phạm vi quốc gia và quốc tế và luôn chú ý củng cố trên mạng trực tuyến. Tổng hợp và quảng cáo những hoạt động thành công Tích cực tham gia vào hoạt động của các hiệp hội có chức năng hoạt động tương tự như đăng tải lôgô của mình trên trang web của hiệp hội để củng cố lòng tin. Cung cấp một danh bạ trực tuyến dễ tìm kiếm về các thành viên của hiệp hội cùng những chuyên môn và năng lực của họ. Liên kết với các hiệp hội có chức năng hoạt động tương tự ở thị trường xuất khẩu trọng điểm thông qua những thoả thuận hợp tác. Đàm phán đi đến thoả thuận công nhận những chứng chỉ cho các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi cho những thoả thuận cộng tác để dễ dàng trong thâm nhập thị trường. Theo dõi về những tiêu chuẩn cạnh tranh và thông báo cho các thành viên. Thường xuyên theo dõi việc ban hành giấy phép và thực thi các bộ quy tắc ứng xử (nhằm luôn đảm bảo cung cấp những dịch vụ đạt chất lượng chuyên môn) Đưa ra những hình thức giáo dục thường xuyên cho các thành viên về tiêu chuẩn ngành và cách thức xuất khẩu dịch vụ của họ. Làm cho các thành viên hiểu rõ về các thoả thuận thương mại dịch vụ và có biện pháp thu hút sự quan tâm chú ý của họ. Thay mặt các thành viên thông tin liên lạc với Vietrade. Thay mặt các thành viên đứng ra vận động chính sách với các nhà làm chính sách của chính phủ. Đại diện cho các thành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThiết kế chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia.doc
Tài liệu liên quan