4. Nội dung : Mô đun 33: Giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm:
Hình thức bồi dưỡng: Ghi chép lại những nội dung chính tự nghiên cứu va được tiếp thu vào sổ bồi dưỡng thường xuyên cá nhân.
Thời gian bồi dưỡng: từ tháng 11/2017 đến tháng 12/2017
a. Phần nhận thức việc tiếp thu được quy định trong yêu cầu về nội dung, chương trình, tài liệu tập huấn:
Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THCS là đoàn trường, chi đoàn GV, hội PHHS, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục HS trong lớp phụ trách.
a1. Mục tiêu, nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS
Người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững đường lối, quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm.
Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc điểm tâm sinh lí của từng học sinh. Điều đặc biệt quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm là bằng các phương pháp, phân tích cho được nguyên nhân của các hiện tượng, đặc điểm của từng học sinh.
9 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thu hoạch kết quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD VÀ ĐT HÒN ĐẤT
TRƯỜNG THCS BÌNH GIANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bình Giang, ngày 7 tháng 05 năm 2018
BÁO CÁO THU HOẠCH
KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
NĂM HỌC: 2017 - 2018
Họ và tên GV: Phạm Thị Hương Giang.
Trình độ chuyên môn: ĐHSP Ngữ văn. Năm vào ngành: 01.11.2000
Dạy lớp: Ngữ văn 84,5 Giáo dục công dân 61,2,4,5 81,2,5.
Công tác kiêm nhiệm: Chủ nhiệm 9.1. Tổ trưởng tổ Xã hội
- Căn cứ kế hoạch của nhà trường, của tổ bộ môn. Dựa vào nhu cầu và năng lực của cá nhân, tôi đăng ký học 4 modun:
1. Nội dung: Mô đun 13: Nhu cầu và động lực học tập của học sinh THCS trong xây dựng kế hoạch dạy học.
Hình thức bồi dưỡng: Tự học.
Thời gian bồi dưỡng: từ tháng 9/2017 đến tháng 10/2017
a. Phần nhận thức việc tiếp thu được quy định trong yêu cầu về nội dung, chương trình, tài liệu tập huấn:
Quá trình dạy học là quá trình mà dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.
Dạy học có hiệu quả luôn phải bắt đầu từ người học. Nếu người học không có nhu cầu, hoặc không mong muốn học, quá trình học tập trong điều kiện tốt nhất sẽ bị chậm. Và nếu bạn chỉ quan tâm đến khía cạnh nhận thức mà không chú ý đến điều mà người học muốn biết thì cũng giống như việc bạn xếp hàng gạch thứ 5 lên bức tường mà không biết liệu hàng gạch thứ 4 có đúng vị trí hay không. Vì thế bước đầu tiên trong bất kỳ một chương trình học nào cũng phải tìm hiểu để biết được người học đến từ đâu, họ có nhu cầu gì, cũng như họ đã biết cái gì, họ có sẵn sàng biết hay không. Sau đó quá trình dạy học sẽ tiếp tục xem xét những hiểu biết trước đây của người học và các nhu cầu,động lực học tập để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp, đảm bảo hiệu quả học tập.
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Có người không bao giờ thoả mãn cùng một lúc mọi nhu cầu. Có nhiều loại nhu cầu như: nhu cầu vật chất: Ăn uống, đi lại, nhà ở; Nhu cầu cảm xúc: Yêu thương, tôn trọng; Nhu cầu xã hội: Giáo dục, tôn giáo. Biểu hiện: hứng thú; ước mơ; lý tưởng .
Dạy học là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi học sinh tỏ ra thiếu hứng thú học bài, thiếu sự hợp tác với thầy cô và cả các bạn. Dẫn đến tình trạng giờ học căng thẳng, rời rạc, giáo viên mất hưng phấn giảng dạy; học sinh ức chế trong quá trình tiếp thu kiến thức... Trong quá trình dạy học giáo viên sử dụng các phương pháp khác nhau tạo sinh động cho tiết học. Nhu cầu và động lực học tập của học sinh THCS phụ thuộc vào nhiều yếu tố ( chủ quan, khách quan, điều kiện vùng miền, đối tượng học sinh, gia đình...). Vì vậy trong kế hoạch dạy học của người giáo viên cần có sự mềm dẻo, linh hoạt. Có thể vận dụng các phương pháp, kỹ thuật khác để xác định nhu cầu và động lực học tập của học sinh phù hợp với từng yếu tố đó. Người dạy từ hiểu được nhu cầu học tập của các em để từ đó giúp các em có động lực học tập đúng đắn,biết vượt qua khó khăn, biết ước mơ và vươn lên trong cuộc sống.
b. Phần kết quả vận dụng kiến thức, kĩ năng đã tiếp thu vào hoạt động nghề nghiệp như thông qua hoạt động dạy học và quản lí giáo dục như thế nào
Nhu cầu học tập là sự cần thiết đối với mỗi học sinh nhằm hoàn thiện trang bị những kiến thức chuyên môn, có mối quan hệ chặt chẽ với các nhu cầu khác. Nhu cầu học tập là nhu cầu bậc cao, thuộc về nhu cầu nhận thức, chi phối mạnh mẽ sự hình thành và phát triển nhân cách HS.
Cơ chế phát triển nhu cầu học tập, mỗi lần thỏa mãn nhu cầu kiến thức lại nảy sinh nhu cầu mới về kiến thức ở mỗi học sinh. Nhu cầu học tập phát triển phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện và phương thức thỏa mãn nhu cầu ấy, và nhu cầu học tập chỉ có thể thỏa mãn bằng hoạt động học tập. Biết vậy, người giáo viên phải thường xuyên tạo mọi điều kiện để thỏa mãn nhu cầu của Hs về kiến thức. Nhiệm vụ giáo viên là không ngừng nâng cao về kiến thức chuyên môn qua tài liệu tham khảo, bồi dưỡng thường xuyên. Từ việc xác định được nhu cầu của từng lớp học, cá nhân – người giáo viên giúp cho HS trong việc xác định động cơ đúng đắn trong học tập, phải tạo cho HS niềm hưng phấn, hứng thú trong học tập. Người giáo viên phải có phương pháp trong xây dựng kế hoạch dạy học, đánh giá. GV cho HS tự đánh giá năng lực bản thân tổ chức thi đua giữa các cá nhân, khen thưởng, trách phạt đúng nơi, đúng chỗ, tìm hiểu môi trường bên ngoài. Bản thân không ngừng tạo động lực học tập cho học sinh ví dụ như: Tìm những tình huống gần gũi với thực tế có tính vấn đề liên quan đến từng bài học để tạo sự tò mò muốn tìm hiểu kiến thức của học sinh.
c. Phần tự nhận xét và đánh giá:
Bản thân luôn cố gắng tìm tòi và thúc đẩy động lực học tập của học sinh để nâng cao hiệu quả trong từng tiết dạy.
* Tự đánh giá: 8 điểm
2. Nội dung: Mô đun 16 : Hồ sơ dạy học.
Hình thức bồi dưỡng: Ghi chép lại những nội dung chính tự nghiên cứu va được tiếp thu vào sổ bồi dưỡng thường xuyên cá nhân.
Thời gian bồi dưỡng: từ tháng 2/2018 đến 3/2018
a. Phần nhận thức việc tiếp thu được quy định trong yêu cầu về nội dung, chương trình, tài liệu tập huấn:
a1. Hồ sơ dạy học của môn học gồm:
- Hồ sơ tổ chuyên môn: do tổ trưởng chuyên môn đảm nhiệm.
- Thông tin chung: thông tin này do giáo viên bộ môn xây dựng.
- Sổ bồi dưỡng chuyên môn cá nhân: sổ này do giáo viên ghi chép trong quá trình công tác nhiều năm.
- Sổ dự giờ: thực hiện ghi chép và nhận xét khi dự giờ, thăm lớp đồng nghiệp.
- Sổ điểm cá nhân: do giáo viên bộ môn xây dựng và ghi chép thường xuyên.
- Sổ thiết bị dạy học: do nhà trường xây dựng, quản lý.
- Lịch báo giảng: do giáo viên bộ môn xây dựng trước ít nhất 1 tuần trước khi thực hiện.
- Kế hoạch bài dạy (giáo án).
a.2. Quy trình xây dựng hồ sơ dạy học gồm các bước:
Bước 1: Tổ chuyên môn thảo luận xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn.
Bước 2: Hoàn thiện các thông tin chung.
Bước 3: Tìm hiểu và cập nhật thường xuyên sổ bồi dưỡng chuyên môn cá nhân, khung phân phối chương trình, các chuẩn kiến thức kỹ năng, sử dụng đồ dùng dạy học, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực.
Bước 4: Tìm hiểu và cập nhật sổ dự giờ, sổ mượn thiết bị dạy học, sổ điểm cá nhân.
Bước 5: Xây dựng kế hoạch bài dạy, dựa vào thời khóa biểu để làm lịch báo giảng.
a3. Cách sử dụng, bảo quản và bổ sung hồ sơ dạy học:
* Sử dụng:
- Giáo án được giáo viên xây dựng, cập nhật thường xuyên và sử dụng trong quá trình dạy học, được nhà trường kiểm tra thường xuyên theo quy định.
- Sổ báo giảng được cập nhật ít nhất 1 tuần khi dạy, giáo viên dạy và gv quản lí thiết bị căn cứ để chuẩn bị các điều kiện bài dạy.
- Sổ mượn đồ dùng dạy học cũng được cập nhật ít nhất trước 1 tuần khi dạy, giáo viên dạy và giáo viên quản lí đồ dùng dạy học căn cứ để chuẩn bị các điều kiện bài dạy.
- Sổ dự giờ được GV sử dụng và cập nhật thường xuyên theo quy định.
- Sổ bồi dưỡng chuyên môn được GV ghi chép và cập nhật thường xuyên.
Tất cả các sổ sách, kế hoạch trong hồ sơ dạy học được nhà trường kiểm tra thường xuyên và đột xuất.
* Bảo quản:
- Giáo viên có trách nhiệm cập nhật và bảo quản giáo án, lịch báo giảng, sổ dự giờ, sổ bồi dưỡng chuyên môn.
- Tổ trưởng chuyên môn bảo quản sổ kế hoạch của tổ chuyên môn.
Tất cả các sổ sách, kế hoạch trong hồ sơ dạy học được GV và nhà trường bảo quản theo quy định.
* Bổ sung: Tất cả các sổ sách, kế hoạch trong hồ sơ dạy học được GV và nhà trường bổ sung theo quy định.
a.4. Các năng lực cần thiết ở người GV THCS trong xây dựng và phát triển hồ sơ dạy học.
- GV phải biết tìm kiếm, nghiên cứu thông tin mới, tài liệu tham khảo, các tình huống ứng dụng trong thực tiễn để rèn luyện cho HS.
- GV phải được bồi dưỡng, nâng cao năng lực tổ chức thực hành ngoại khoá, sử dụng các đồ dùng dạy học.
- GV phải có kỹ năng, kỹ thuật dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
b. Phần kết quả vận dụng kiến thức, kĩ năng đã tiếp thu vào hoạt động nghề nghiệp như thông qua hoạt động dạy học và quản lí giáo dục:
- Qua phần nhận thức trên đây, người GV phải có nhiệm vụ là phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ dạy học theo yêu cầu.
- Thường xuyên cập nhật thông tin đúng thời gian quy định.
- Bảo quản tốt hồ sơ dạy học.
- Tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, tìm kiếm nguồn tư liệu mới làm phong phú nội dung hồ sơ dạy học.
- Ứng dụng CNTT trong xây dựng và sử dụng hồ sơ dạy học để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT.
- Bản thân đã xây dựng hồ sơ cá nhân của mình dựa theo các bước sau:
Bước 1: Tổ chuyên môn thảo luận trao đổi về các văn bản chỉ đạo của các cấp, xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn bao gồm: chương trình SGK, khung phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình, khung ma trận đề kiểm tra, các loại hồ sơ cần có như: sổ dự giờ, sổ kế hoạch cá nhân, lịch báo giảng, sổ chủ nhiệm, sổ điểm cá nhân, sổ điểm lớn, giáo án các loại, sổ tích lũy kích nghiệm, sổ bồi dưỡng thường xuyên, sổ mượn đồ dùng dạy học.
Bước 2: Hoàn thiện các thông tin chung.
Bước 3: Cập nhật thường xuyên sổ bồi dưỡng chuyên môn cá nhân, khung phân phối chương trình, các chuẩn kiến thức kỹ năng, sử dụng TBDH và các loại sổ sách nói trên.
Bước 4: Cập nhật kịp thời sổ dự giờ, sổ mượn TBDH, xây dựng sổ điểm cá nhân, sổ điểm lớn, cập nhật điểm lên smas.
Bước 5: Xây dựng kế hoạch bài dạy, dựa vào thời khóa biểu để xây dựng sổ báo giảng và hoàn thành sổ kế hoạch cá nhân.
- Bản thân luôn cố gắng xây dựng hồ sơ dạy học có sử dụng CNTT; nhập điểm kịp thời lên smas.
c. Phần tự nhận xét và đánh giá:
- Kiểm tra đánh giá HS qua bài kiểm tra là rất quan trọng, do vậy việc ra đề đòi hỏi GV phải đầu tư kỹ càng cả về hình thức lẫn nội dung, thiết lập ma trân, tổ hợp câu hỏi, cách chấm, chữa,
- Việc xây dựng và bảo quản, bổ sung hồ sơ dạy học ở trường THCS hiện nay là rất cần thiết, công việc này cần tiến hành thường xuyền, kể cả bộ phận quản lý và giáo viên trong suốt quá trình để kế hoạch dạy học có hiệu quả hơn.
- Bản thân luôn cố gắng hoàn thành tốt các loại hồ sơ dạy học.
* Tự đánh giá: 8 điểm
3. Nội dung: Mô đun 25: Viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) trong trường THCS
Hình thức bồi dưỡng: Ghi chép lại những nội dung chính tự nghiên cứu va được tiếp thu vào sổ bồi dưỡng thường xuyên cá nhân.
Thời gian bồi dưỡng: từ tháng 4/2018 đến tháng 05/2018
a) Phần nhận thức việc tiếp thu được quy định trong yêu cầu về nội dung, chương trình, tài liệu tập huấn:
Giáo dục là một hoạt động luôn đòi hỏi sự sáng tạo, sự sáng tạo này dược bắt nguồn từ việc người giáo viên phải thường xuyên sử dụng các phướng pháo giáo dục linh hoạt để xử lý các tình huống sư phạm bất thường xảy ra. Viết sáng kiến kinh nghiệm là tổng kết lại những việc đã làm có kết quả tốt; là nghiên cứu những ứng dụng lí thuyết và sáng tạo thực hành nhằm nâng cao hiểu quả chất lượng giảng dạy
b. Phần kết quả vận dụng kiến thức, kĩ năng đã tiếp thu vào hoạt động nghề nghiệp như thông qua hoạt động dạy học và quản lí giáo dục:
b1. Tìm hiểu khái niệm liên quan đến các khái niệm viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS
+ Sáng kiến kinh nghiệm là gì?
+ Viết sáng kiến kinh nghiệm phải tiến hành như thế nào?
+ Viết sáng kiến kinh nghiệm có cần phải nghiên cứu khoa học không?
Với việc tìm hiểu các khái niệm này, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học để chuẩn bị tốt cho việc viết sáng kiến kinh nghiệm
b2. Tìm hiểu ý nghĩa của việc viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS
- Tôi xác định được ý nghĩa của việc viết sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động sư phạm của giáo viên là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ,đối với sự tiến bộ của khoa học giáo dục.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm là tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp: hình thành năng lực nghiên cứu trong hoạt động chuyên môn : hình thành các kĩ năng nghiên cứu khoa học như: Kĩ năng phát hiện, kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm là thường xuyên cập nhật , mở rộng kiến thức, nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ sự phạm. Hoạt động sư phạm và bộ môn có chất lượng hơn.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp nhà giáo biết tư duy nghề nghiệp, biết xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục.hình dung các bước đi, dự doán được các tình huống sư phạm có thể xảy ra.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ tổng kết được quá trình nghiên cứu khoa học của mình và kết quả đạt được.
b3. Lựa chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS
- Phải biết lựa chọn đề tại tiêu biểu .
- Xác đinh những yêu cầu đối với đề tài nghiên cứu
- Đề tài thường được bắt nguồn từ việc giải quyết thực tế các tình huống sư phạm. Đó có thể là quá trình giáo dục của bản thân hay đồng nghiệp
b4. Thực hành viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS.
- Đây không phải là một bản báo cáo thành tích mà là một bản báo cáo có cơ sở khoa học, thực tiễn, có phân tích và rút ra những kết luận khách quan có lợi và hiệu quả cho bản thân và nhà trường.
- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm là nâng cao chất lượng giáo dục
- Có tính ứng dụng cao.báo cáo có khoa học, thuật ngữ khoa học chính xác.
c. Phần tự nhận xét và đánh giá:
- Bản thân tôi đã ứng dụng vào việc viết sáng kiến kinh nghiệm.
* Tự đánh giá: 8 điểm
4. Nội dung : Mô đun 33: Giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm:
Hình thức bồi dưỡng: Ghi chép lại những nội dung chính tự nghiên cứu va được tiếp thu vào sổ bồi dưỡng thường xuyên cá nhân.
Thời gian bồi dưỡng: từ tháng 11/2017 đến tháng 12/2017
a. Phần nhận thức việc tiếp thu được quy định trong yêu cầu về nội dung, chương trình, tài liệu tập huấn:
Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THCS là đoàn trường, chi đoàn GV, hội PHHS, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục HS trong lớp phụ trách.
a1. Mục tiêu, nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS
Người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững đường lối, quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm.
Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc điểm tâm sinh lí của từng học sinh. Điều đặc biệt quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm là bằng các phương pháp, phân tích cho được nguyên nhân của các hiện tượng, đặc điểm của từng học sinh.
Lập kế hoạch chủ nhiệm cho từng tháng, cho năm học để đảm bảo tính hệ thống phát triển nhân cách học sinh. Kế hoạch chủ nhiệm lớp cần thể hiện một số nội dung sau:
Khái quát chung về đặc điểm lớp chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm phải dạy tốt môn học được phân công dạy ở lớp chủ nhiệm và các lớp khác.
Giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
a2. Các công việc của giáo viên trước, trong và sau khi lên lớp:
- Tìm hiểu học sinh lớp mình giảng dạy về kết quả học tập, giáo dục, thái độ và phong trào học tập, tu dưỡng của lớp, đặc điểm tâm lý chung của lớp và của những học sinh cá biệt, phong cách sư phạm của người giáo viên đã và đang giảng dạy ở lớp đó. Trên cơ sở đó mà đề ra những yêu cầu hợp lý đối với họ.
- Nghiên cứu kỹ chương trình, nội dung tài liệu học tập, trên cơ sở đó để thu thập, lựa chọn tài liệu cho từng tiết học, phương pháp, phương tiện dạy học và những hình thức dạy học thích hợp.
- Tìm hiểu những phương tiện dạy học có ở trường để tiến hành tạo nên những phương tiện mới; những tài liệu, sách báo trong tủ sách nhà trường để có kế hoạch cùng với học sinh xây dựng nên tủ sách của lớp. Qua đó mà có những dự định đổi mới phương pháp dạy học.
- Với những tài liệu hướng dẫn của các cơ quan quản lý giáo dục và với sự nghiên cứu, tìm hiểu nêu trên mà mỗi giáo viên, tập thể nhóm giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học theo từng chương mục cả năm học hay từng học kỳ của mình.
* Việc chuẩn bị trực tiếp lên lớp bao gồm việc phân tích nội dung sách giáo khoa, soạn giáo án và chuẩn bị những điều kiện cho việc lên lớp:
Về phân tích nội dung các bài trong sách giáo khoa, thường phải phân tích về mạt khái niệm, về mặt logic, về mặt tâm lý, về mặt giáo dục và cuối cùng là về mặt lý luận dạy học.
+ Phân tích về mặt khái niệm bao gồm: Việc xác định cấu trúc những tri thức, nghĩa là việc xem xét những khái niệm cơ bản nào với những dấu hiệu đặc trựng của chúng và những khái niệm thứ yếu; mức độ phức tạp của những khái niệm đó; định rõ những tri thức phải nắm; những tri thức nào có tính cất thông báo.
- Xác định khối tri thức mới và mối liện hệ với tri thức đã học.
- Trên cơ sở mối liên hệ giữa những khái niệm mới và khái niệm đã học mà tổ chức cho học sinh tự lực hình thành hoặc giúp đỡ họ hình thành khái niệm bằng con đường tái hiện hay sáng tạo.
- Xác định những khái niệm nào trong số đó cần đào sâu, mở rộng, hoặc những khái niệm sẽ phải nghiên cứu sâu hơn trong các tiết học sau.
+ Phân tích về mặt logic: Là việc xác định trình tự của việc trình bày những khái niệm đó. Muốn vậy, phải xác định mặt mâu thuẫn của thông tin như sự kiện không tương ứng với quy luật, khái niệm đã biết.
+ Phân tích về mặt tâm lý: Bao gồm việc xác định tính vấn đề của tài liệu học tập, có thể tạo nên tình huống có vấn đề và chúng có thể tác động đến mặt cảm xúc của học sinh.
+ Phân tích về mặt giáo dục bao gồm:
-Xác định những khái niệm, quan điểm nào có tác dụng hình thành thế giới quan khoa học, quan điểm chính trị, tư tưởng, quan điểm đạo đức, quan điểm thẩm mỹ cho học sinh.
- Xác định những tài liệu học tập nào có liên quan đến thực tiễn xung quanh học sinh, với điều kiện thực tế xây dựng kinh tế, xã hội đất nước.
+ Phân tích về mặt lý luận dạy học: Trên cơ sở kết quả những phân tích trên mà xác định mục đích, yêu cầu, trọng tâm của tiết học, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, tổ chức phối hợp hoạt động của giáo viên và học sinh.
- Chính xác hoá khối lượng tài liệu bắt buộc phải nắm, bổ sung tài liệu cần thiết, xác định trình tự những vấn đề cần trình bày.
- Xác định hệ thống các bài luyện tập vận dụng tri thức tại lớp và ở nhà; cách hướng dẫn học sinh giải quyết.
- Chính xác hoá những biện pháp liên hệ nội nội dung tài liệu học tập với cuộc sống, với thực tiễn xây dựng đất nước, với tri thức của các bộ môn khác, những cơ sở hình thành thế giới quan khoa học.
- Chính xác hoá những nội dung, biện pháp kiểm tra tri thức của học sinh và cách chỉ đạo cá biệt.
- Cần phải cố gắng nhìn trước tiến trình suy nghĩ, trạng thái tâm lý của học sinh sẽ diễn ra để dự định những phương án thích hợp và xử lý kịp thời nhằm điều khiển hoạt động nhận thức và những trạng thái xúc cảm của họ.
- Cần suy nghĩ biện pháp để phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong tiết học nhằm hình thành cho họ năng lực, phẩm chất tự lực để họ có thể học tập liên tục, học tập suốt đời.
- Cần suy nghĩ những biện pháp chỉ đạo cá biệt.
- Cần suy nghĩ cẩn thận những phương tiện dạy học cần thiết và cách sử dụng chúng.
a3.Lên lớp.
Lên lớp là hoạt động cụ thể của giáo viên nhằm thực hiện toàn bộ giáo án đã vạch ra. Lên lớp là lĩnh vực đời sống tinh thần quan trọng nhất. Đây là lúc người giáo viên và người học tiếp xúc với nhau. Chính trong thời gian đó người giáo viên mới thể hiện đầy đủ tính khoa học và tính nghệ thuật trong công tác dạy học và giáo dục của mình, thể hiện tầm hiểu biết, hứng thú, niềm tin và nói chung là thế giới tinh thần của mình.Việc mở đầu tiết học có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình sau này của tiết học. Chính nó quyết định nhịp điệu của tiết học, trạng thái tình cảm của thầy và trò.
Tư thế, tác phong của người giáo viên phải đúng mực, ăn mặc gọn gàng, giản dị, ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm, nhịp điệu nói phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, biết cách thay đổi giọng nói.
Kết thúc tiết học phải làm sao đạt được mục đích, yêu cầu của tiết học.
a4. Sau khi lên lớp:
Sau tiết học, người giáo viên phải phân tích sư phạm một cách tổng hợp, cụ thể cần làm sáng tỏ:
Từ sự phân tích tiết học đó, những kinh nghiệm thành công và thất bại rút ra cần ghi lại phía dưới giáo án để những tiết học lần sau được tiến hành với những kết quả cao hơn.
b. Phần kết quả vận dụng kiến thức, kĩ năng đã tiếp thu vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và quản lí giáo dục:
Tiết học hiện đại thường bắt đầu bằng việc tạo nên tình huống có vấn đề, gây hứng thú và thu hút sự chú ý của học sinh vào những vấn đề, vào đề tài của tiết học. Tiếp đó, tổ chức công tác tự lực của cá nhân hoặc hợp tác với nhau theo từng nhóm để giải quyết vấn đề. Tiết học cũng có thể mở đầu bằng công tác độc lập chung cho cả nhóm giải quyết một vấn đề dựa trên tri thức đã học và việc giải quyết vấn đề đó có liên quan đến tri thức sắp học.
Tiến trình của tiết học không chỉ phụ thuộc vàp việc mở đầu tiết học mà còn phụ thuộc cả vào việc thông báo đề bài, mục đích, yêu cầu của tiết học, tạo cho họ có nhu cầu, hứng thú, chờ đợi tiếp nhận những tri thức mới mà tiết học sẽ đem đến cho họ.
Trong tiến trình tiết sinh hoạt, giáo viên phải chú ý duy trì được không khí tích cực, hào hứng trong học sinh đối với bài học, luôn đặt họ ở trong những tình huống phải tích cực hoá những tri thức, những kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề và thông qua đó mà lĩnh hội tri thức mới
- Chất lượng của việc tích cực hoá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
- Chất lượng hình thành những khái niệm và kỹ năng, kỹ xảo.
- Chất lượng khái quát hoá và hệ thống hoá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
- Chất lượng ra bài về nhà và hướng dẫn học sinh tự học
c. Phần tự nhận xét và đánh giá:
Bản thân đã áp dụng thực hành những kiến thức bồi dưỡng được trong các tiết sinh hoạt lớp và dự giờ đồng nghiệp, nhất là tiết xây dựng chuyên đề của tổ Xã hội tong năm học với chủ đề: Giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết sinh hoạt lớp.
Qua tiết học có nhiều tình huống xảy ra như tình trạng học sinh vi phạm nội quy, việc báo cáo của các tổ chưa đúng, việc xử lí của các giáo viên bộ môn không công bằng, Giáo viên chủ nhiệm cần bình tĩnh giải quyết khách quan, tạo niềm tin cho học sinh. Có như thế tiết sinh hoạt mới đạt hiệu quả mong muốn.
* Tự đánh giá: 8 điểm
PHẦN II: KẾT LUẬN CHUNG
Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên giúp giáo viên học cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực tự học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu phát triển giáo dục của cấp trên và yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục của ngành. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường và của ngành.
Tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu từ trang web của trường, qua mạng Internet. Thông qua các buổi dự giờ, sinh hoạt chuyên môn của tổ đưa ra ý kiến trao đổi, thảo luận, thống nhất. Tiến hành triển khai cho giáo viên trong tổ và toàn trường THCS Bình Giang. Giáo viên ghi chép cập nhật và áp dụng trong giảng dạy. Thiết nghĩ đây là việc làm cần thiết nhằm nâng cao tay nghề cho giáo viên.
Bình Giang, ngày 7 tháng 5 năm 2018
Người thực hiện
Phạm Thị Hương Giang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BDTX THCS MODUN 13162533_12350207.doc