Báo cáo Thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính tại Ernst & Young!

Trong giai đoạn lập kế hoạch: Theo VSA 520.09 và ISA 520, việc thực hiện

thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là một thủ tục bắt

buộc trong quá trình kiểm toán.

 Thủ tục phân tích là một trong những phương thức hiệu quả để tìm hiểu

về môi trường kinh doanh, nắm bắt các đặc điểm ngành nghề, phương thức

quản lý và hoạt động của đơn vị. Từ đó, mang lại cho kiểm toán viên một cái

nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về toàn bộ tình hình tài chínhcủa đơn vị.

 Thủ tục phân tích giúp phát hiện những biến động bất thường qua đó

giúp dự đoán về những khu vực có rủi ro cao.

 Thông qua thủ tục phân tích, kiểm toán viên sẽ xác định nội dung, lịch

trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác.

 Ngoài ra, thông qua phân tích sơ bộ tình hình tài chính( nh ất là khả

năng thanh toán), kiểm toán viên sẽ có đánh giá ban đầu về giả định hoạt

động liên tục.

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: Theo VSA 520 “trong quy trình kiểm

toán, nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo

tài chính, kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích hoặc kiểm tra chi

tiết hoặc kết hợp cả hai”.

 Thủ tục phân tích cung cấp những bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy:

Trường hợp sau khi áp dụng thủ tục phân tích, không phát hiện được bất kỳ

Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng

SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 12

sự chênh lệch bất thường hay mối liên hệ không hợp lý nào, kiểm toán viên

đã có được bằng chứng về sự hợp lý nói chung của khoản mục kiểm toán, từ

đó có thể giảm bớt các thử nghiệm chi tiết không cần thiết.

 Phân tích còn giúp phát hiện khả năng tồn tại các sai lệch trọng yếu.

Trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán: Theo VSA 520 “ trong giai đoạn

kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải áp dụng thủ tục phân tích để có

kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài

chính với những hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh c ủa đơn vị”

 Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên khẳng định lại những kết luận có

được trong suốt quá trình kiểm tra các tài khoản hoặc khoản mục trên báo cáo

tài chính.

 Đồng thời, thủ tục phân tích cũng chỉ ra những điểm yêu cầu kiểm toán

viên phải thực hiện kiểm toán bổ sung

*Tóm lại, phân tích được đánh giá là một thủ tục kiểm toán có hiệu quả

vì thời gian ít, chi phí thấp, mà lại có thể cung cấp bằng chứng về sự đồng bộ,

hợp lý chung về các số liệu kế toán; đồng thời giúp đánh giá được những nét

tổng thể và không bị sa vào các nghiệp vụ cụ thể.

2.1.3Nội dung của thủ tục phân tích:

Thủ tục phân tích được áp dụng với các khoản mục gồm số lượng lớn

các nghiệp vụ và có thể dự đoán được theo thời gian, thông qua việc:

 So sánh giữa các thông tin tài chính trong kỳ này với thông tin tương

ứng của kỳ trước: Kiểm toán viên có thể so sánh số dư, hoặc số phát sinh của

tài khoản giữa các kỳ để phát hiện các tài khoản có biến động bất thường.

Kiểm toán viên cũng có thể so sánh tỷ số giữa các kỳ để phát hiện những tài

khoản có thể bị sai lệch.

pdf87 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3238 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính tại Ernst & Young!, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẾN THỨC ĂN ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH Doanh thu theo nhóm hàng biến động theo tháng Doanh thu của nhóm sản phẩm có xu hướng biến động như nhau nên biến động doanh thu theo tháng của từng nhóm sản phẩm giống với biến động doanh thu theo tháng của tổng doanh thu (biểu đồ 1) Tổng doanh thu tăng 17% hay 51.283 triệu VND, trong đó mặt hàng tiêu dùng tăng 20.680 triệu VND hay 18%, nhóm vải sợi và đồ dùng gia đình tăng 20.776 triệu VND hay 20% , nhóm hàng tươi sống và thực phẩm đông lạnh tăng 9.847 triệu VND hay 12%. Nguyên nhân chính là sự gia tăng của nhu cầu hàng hóa vào dịp Tết và các chương trình khuyến mãi cuối năm. Phân tích lợi nhuận biên: để thấy mối quan hệ giữa doanh thu và giá vốn hàng bán Biểu đồ 3: (vẽ từ bảng 6-Phụ lục bảng ngang trang 5) So sánh lợi nhuận biên năm 2007 và 2006 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% 20% Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec Lợi nhuận biên 2007 Lợi nhuận biên 2006 Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 36 Biểu đồ 4: (vẽ từ bảng 7-Phục lục bảng ngang trang6-7) Biến động lợi nhuận biên theo nhóm sản phẩm 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec hàng tiêu dùng Đồ dùng gia đình Vải sợi Chế biến thức ăn Lợi nhuận gộp trung bình là 15%(bảng 6), không có thay đổi đáng kể so với năm 2006 (16%), điều này hoàn toàn hợp lý vì doanh nghiệp hoạt động trong nghành dịch vụ(KH1 mua hàng hóa sau đó bán lại) nên lợi nhuận gộp nhìn chung tương đối ổn định. Trong năm 2007, thị trường bán lẻ tương đối ổn định và phát triển. Nhìn vào bảng tính ta thấy: lợi nhuận gộp luôn dương, điều này là phù hợp với xu hướng chung của ngành dịch vụ mà doanh nghiệp đang hoạt động. Lợi nhuận gộp của từng nhóm sản phẩm không biến động nhiều trong năm 2007, ngoại trừ tháng 2 khi doanh thu tăng mạnh. Trong tháng 2, lợi nhuận gộp của nhóm hàng vải sợi tăng hơn so với các tháng khác, trong khi đó các nhóm hàng khác lại có lợi nhuận gộp giảm hơn so với các tháng khác. Điều này chỉ ra rằng sự tăng doanh thu của KH1 trong tháng này chủ yếu là do tăng số lượng hàng bán ra hơn là tăng giá bán hoặc cũng có khả năng KH1 giảm giá bán vào tháng này. Vì vậy, doanh thu bán lẻ trong tháng 2 cần được tập trung làm rõ khi kiểm tra chi tiết để giải thích lý do tại sao tỷ lệ phần trăm lợi nhuận biên lại giảm so với các tháng khác. Vào tháng 7 và ba tháng cuối năm 2007 (10,11,12) tỷ lệ lợi nhuận gộp trung bình thấp hơn so với các tháng Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 37 khác, điều này phù hợp với việc trong các tháng này đơn vị tổ chức chương trình các khuyến mãi lớn với hơn 300 mặt hàng giảm giá, dẫn đến giá từng mặt hàng/giá vốn hàng bán giảm hay lợi nhuận biên giảm. Tóm lại, lợi nhuận biên không biến động trong suốt năm 2007 , điều này thể hiện trong hoạt động của đơn vị không có những biến động bất ổn. Kết luận: Doanh thu trong năm 2007 biến chuyển theo xu hướng tốt hơn phù hợp với tình hình chung dịch vụ bán lẻ. Qua phân tích kiểm toán viên nhận thấy có sự phù hợp giữa doanh thu và giá vốn hàng bán, ngoại trừ tháng 2 cần xem xét thêm khi thực hiện thử nghiệm chi tiết. 3.2.2.2Kiểm toán chi phí: 3.2.2.2.1Hướng dẫn của EY:  Phân tích biến động từng khoản mục chi phí so với năm trước, phát hiện những biến động bất thường.  Xem xét chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh với chi phí kế hoạch, tìm hiểu những chênh lệch bất thường.  Đối với những chi phí phát sinh tương đối đều đặn giữa các tháng, kiểm toán viên ước tính chi phí cho cả năm và so sánh với số liệu trên sổ kế toán. 3.2.2.2.2Minh họa bằng hồ sơ kiểm toán  Một số thông tin về khách hàng KH2 là công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam năm 1998. Vốn điều lệ và vốn hoạt động của công ty lần lượt là 500.000USD và 1.500.000 USD. Hoạt động chính của công ty là chế biến, phân phối và kinh doanh sản phẩm thức uống pha chế sẵn như cà phê hòa tan, bột ngũ cốc, trà chanh. Trong 3 sản phẩm trên, bột ngũ cốc là sản phẩm đem lại doanh thu nhiều nhất, chiếm 84% tổng doanh thu, cà phê hòa tan chiếm 13% và trà chanh chiếm 2% doanh thu. Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 38 Kiểm toán viên xác lập mức trọng yếu như sau: PM = 1% Doanh thu thuần =346.680 KVND TE = 50% PM =173.340 KVND SAD= 10%TE = 17.300 KVND  Thủ tục phân tích Theo qui trình, kiểm toán viên sẽ chọn những khoản chi phí lớn hơn TE để kiểm tra tính hợp lý của khoản chi phí đó. Tuy nhiên do hạn chế về số trang, chuyên đề xin trình bày một số khoản mục có tính chất khái quát. 1/ Phân tích biến động chung của chi phí: Thông qua tìm hiểu một số biến động bất thường, kiểm toán viên có một số nhận xét ban đầu sau:(bảng 8-Phụ Lục trang 6)  Chi phí bán hàng giảm 1.411.133 ngàn đồng so với năm trước do các nguyên nhân: Sản phẩm dùng cho khuyến mãi và quảng cáo của KH2 năm nay giảm 859.790 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 100% do năm nay KH2 cắt giảm toàn bộ chi phí khuyến mãi, thay vào đó sử dụng chính sách chiết khấu cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Dụng cụ và thiết bị bán hàng giảm 117.091 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 20% do năm nay công ty sử dụng kênh phân phối chính là ở các siêu thị. Điều này góp phần làm tăng đột biến chi phí thuê kệ (trong đó, chủ yếu là ở các siêu thị Coop Mart, Maximax, chi phí thuê kệ năm nay tăng gấp đôi so với năm trước). Chi phí quảng cáo giảm mạnh, giảm 842.735 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 33% so với năm trước do trong năm trước KH2 đã chi một số tiền lớn cho quảng cáo, tài trợ các hoạt động xã hội và tổ chức khen thưởng cho công nhân sản xuất. Trong năm nay, doanh nghiệp đã ngưng một số chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn duy trì tài trợ Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 39 cho hoạt động “ Đi bộ vì người nghèo” và chương trình quảng cáo trên kênh truyền hình Cần Thơ. Lương nhân viên bán hàng tăng nhẹ, tăng 268.356 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 33% so với năm trước. Bên cạnh sử dụng kênh phân phối là các siêu thị, công ty còn có một lực lượng nhân viên bán hàng phân phối sản phẩm ở các tỉnh miền Tây. Ngoài mức lương cơ bản theo hợp đồng, nhân viên bán hàng sẽ được thưởng thêm 5% trên doanh thu bán hàng. Do đó, chi phí hoa hồng cho nhân viên bán hàng tăng tương ứng với doanh thu đạt được. Ngoài ra, trong năm nay, công ty quyết định mở rộng kênh phân phối ở các tỉnh miền Tây và Nam trung bộ, do đó tiền công tác phí năm nay tăng 132.490 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 40% so với năm trước.  Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.059.479 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 59% so với năm trước chủ yếu do: Doanh số bán hàng năm nay tăng 6.735.224 ngàn đồng làm cho chi phí vận chuyển hàng hóa đi bán năm nay tăng 151.463 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 63%. Kiểm toán viên đề nghị bút toán điều chỉnh: ghi nhận chi phí vận chuyển là chi phí bán hàng thay vì chi phí quản lý doanh nghiệp như hiện nay Chi phí tiếp khách tăng 100.237 ngàn đồng chủ yếu là do trong tháng 2 công ty có tổ chức tiệc cuối năm cho nhân viên. Chi phí đưa rước công nhân viên năm nay tăng 51.944 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 133% là do từ tháng 5 công ty sử dụng xe công ty để đưa rước nhân viên phòng kế toán đi làm. Nhìn chung, chi phí năm nay biến động mạnh so với năm trước, tăng 59%, điều này phù hợp với quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh trong năm nay của đơn vị. Tuy nhiên, kiểm toán viên cần thực hiện một số thử Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 40 nghiệm chi tiết như kiểm tra một số chứng từ kế toán có liên quan nhằm xem xét tính hợp lý của số liệu trên. Bên cạnh phương pháp phân tích xu hướng, phương pháp phân tích tính hợp lý cũng được sử dụng rộng rãi kiểm toán chi phí. 2/ Chi phí điện nước, điện thoại: Chi phí này thường không biến động nhiều giữa các tháng, do đó kiểm toán viên chọn 3 hóa đơn của 3 tháng bất kỳ từ đó ước tính chi phí cho cả năm. m: bỏ qua vì không trọng yếu Kết luận: chênh lệch giữa chi phí điện, nước, điện thoại do kiểm toán viên ước tính so với số liệu ghi nhận trong sổ kế toán là 3.477 ngàn đồng. Chênh lệch này là không trọng yếu, do đó kiểm toán viên chấp nhận số liệu của doanh nghiệp. 3/Ước tính chi phí tiền lương: Dựa vào bảng lương do đơn vị cung cấp, kiểm toán viên ước tính chi phí tiền lương trong kỳ Chi phí tiền lương = tổng lương + chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (17% lương). So sánh chi phí tiền lương ước tính với số liệu ghi trên sổ kế toán để xem xét tính hợp lý của số liệu ghi nhận. (Xem bảng ước tính lương ở phần phụ lục: bảng 9-phụ lục bảng ngang trang 7-8 ,bảng 10-Phụ Lục trang 7)  chi phí lương theo bảng lương =  () = 2.034.905 Trích trước lương tháng 13 = 113.268 Trích trước tiền thưởng cho nhân viên bán hàng = 118.914 Tháng Số tiền Tháng 10 22.418 Tháng 11 34.469 Tháng 12 42.007 Trung bình 32.965 Ước tính cho cả năm 395.576 Theo sổ cái 392.099 Chênh lệch 3.477 m Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 41 Lương bán thời gian = 138.457 Tổng chi phí lương trong kỳ theo EY: 2.405.544 Tổng chi phí lương theo khách hàng : 2.405.370 Chênh lệch 174 m m : bỏ qua vì chênh lệch không trọng yếu. Kết luận: kiểm toán viên chấp nhận số liệu của đơn vị. 3.2.2.3Kiểm toán nợ phải thu 3.2.2.3.1Hướng dẫn của EY: So sánh khoản phải thu năm hiện hành với năm trước, từ đó phát hiện những biến động bất thường So sánh khoản phải thu theo tuổi nợ với cùng kỳ năm ngoái hay nợ phải thu trong cùng ngành, ghi nhận các biến động quan trọng. Tính toán phần trăm dự phòng nợ phải thu khó đòi năm hiện hành trong tổng khoản phải thu và so sánh với năm trước . So sánh khoản chiết khấu cho thanh toán nợ năm hiện hành với năm ngoái theo phần trăm trên doanh thu.  So sánh vòng quay nợ phải thu và số ngày thu hồi nợ năm hiện hành với năm trước, xem xét tính hợp lý trong mối liên hệ với điều kiện kinh tế, chính sách tín dụng và khả năng thu hồi nợ. 3.2.2.3.2Minh họa bằng hồ sơ kiểm toán  Một số thông tin về khách hàng KH3 là doanh nghiệp liên doanh giữa Singapore và Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. Hoạt động chính của công ty là sản xuất, phân phối các thiết bị vệ sinh, vật dụng gia đình cho thị trường nội địa và nước ngoài, trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm 17% tổng doanh số. PM = 5% Lợi nhuận trước thuế = 700.000 KVND TE = 50% PM = 350.000 KVND Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 42 SAD = 10% TE = 35.000 KVND  Thủ tục phân tích 1/ Phân tích biến động nợ phải thu: TK Diễn giảI 31/12/07 31/12/06 Clệch % 131 Phải thu KH 23.543.257 20.237.020 3.306.237 16% 139 Dự phòng phảI thu khó đòi (81.583) - (81.583) 100% 138 Phải thu khác (230) 275 (505) - 184% Tổng 23.461.444 20.237.295 3.224.149 16% Nợ phải thu tăng 3.224.149 ngàn đồng chủ yếu do khoản phải thu KH tăng 3.306.237 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 16%. Theo giải thích từ công ty, tình hình hoạt động kinh doanh năm nay rất tốt, doanh thu tăng 22.861.375 ngàn đồng hay 8% làm cho nợ phải thu năm nay tăng. Ngoài ra, trong năm nay, doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, thêm nhiều KH mới làm cho tổng số KH tăng từ 100 KH năm trước lên 184 KH. Hạn mức tín dụng áp dụng cho KH mới là 820 triệu đồng. Đối với các KH có tình hình hoạt động kinh doanh tương đối tốt như Xuân Lang và Triệu Lộc, doanh nghiệp chủ động tăng hạn mức tín dụng từ 2 tỷ lên 3 tỷ cho Xuân Lang và từ 800 triệu lên 1.275 triệu cho Triệu Lộc. Nhìn chung, nợ phải thu năm nay không biến động nhiều so với năm trước. Tuy nhiên, kiểm toán viên cần thu thập quyết định của ban giám đốc về việc mở rộng hạn mức tín dụng cho Xuân Lang và Triệu Lộc để xác minh giải thích của doanh nghiệp. Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 43 2/ Xem xét biến động vòng quay nợ phải thu: 2007 2006 Biến động Số dư đầu kỳ 20.368.652 18.656.286 Số dư cuối kỳ 23.543.257 20.368.652 Nợ phải thu trung bình 21.955.955 19.512.469 2.443.486 13% Doanh thu thuần 151.092.177 128.230.801 22.861.376 18% Vòng quay nợ phải thu 6,9 6,6 0,3 5% Số ngày thu nợ 53 56 (3) -5% Trong năm 2007, vòng quay nợ phải thu tăng 0,3 vòng làm cho số ngày thu nợ giảm 3 ngày tương ứng. Điều này thể hiện xu hướng biến động tốt trong khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Năm nay, doanh nghiệp vẫn duy trì chính sách tín dụng cũ: kỳ thu nợ bình quân là 10-20 ngày với các khách hàng nhỏ, 30-40 ngày với các khách hàng thường xuyên, 45-60 ngày cho các nhà phân phối và các khách hàng lớn. Công ty sử dụng kênh phân phối chính là các đại lý, siêu thị nên số ngày thu nợ bình quân của doanh nghiệp bằng 53 là hợp lý. Ngoài ra, số ngày thu nợ bình quân giảm 3 ngày so với năm trước do trong năm, công ty áp dụng chính sách thu nợ chặt chẽ hơn: đối với những khoản nợ quá hạn 90 ngày, doanh nghiệp ngừng cung cấp hàng cho khách hàng này đến khi các khoản nợ quá hạn được thanh toán. Đối với các khoản nợ quá hạn 60 ngày nhưng ít hơn 90 ngày, khách hàng phải thanh toán 100% giá trị đơn hàng mới. Bên cạnh đó, ngoài chính sách chiết khấu được quy định trong hợp đồng, tùy theo tình Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 44 hình kinh doanh và khả năng thanh toán của khách hàng, doanh nghiệp sẽ mở rộng chính sách tín dụng cho những khách hàng thanh toán nợ đúng hạn. Kết luận: biến động vòng quay nợ phải thu phù hợp với biến động nợ phải thu và doanh thu trong kỳ. Ngoài ra, kiểm toán viên cần tìm hiểu quy định về chính sách thu nợ mới để xác nhận giải thích của đơn vị, chính sách tín dụng của công ty để xem xét tính hợp lý của vòng quay nợ phải thu trung bình. 3/Phân tích biến động khoản phải thu và lâp dự phòng của một số khách hàng chủ yếu:(Xem bảng 13 và 14 phần Phụ Lục trang 9, 10) Trong năm, khoản nợ phải thu biến động lớn ở 5 khách hàng: Cường Lâm, Đạt Phú, Xuân Lang, Tam Sơn và Triệu Lộc, trong đó: Công ty Cường Lâm và Đạt Phú: đây là 2 khách hàng có số dư nợ quá hạn hơn 90 ngày, công ty quyết định ngừng cung cấp hàng cho đến khi các khoản nợ được thanh toán. Đến ngày 31/12, cả 2 khoản nợ này đều đã quá hạn 11 tháng, công ty đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cho 2 khoản nợ này. Công ty Xuân Lang: trong năm, doanh thu từ khách hàng này chiếm 30% tổng doanh thu của toàn công ty, đồng thời Xuân Lang luôn thanh toán nợ đúng hạn, do đó công ty quyết định tăng hạn mức tín dụng cho khách hàng này làm cho số dư nợ cuối kỳ tăng mạnh. Công ty cổ phần Tam Sơn: chuyên cung cấp thiết bị trang trí nội thất, là khách hàng lớn nhất của KH3 về sản phẩm đèn trần. Tuy nhiên, trong năm 2007, đối thủ cạnh tranh đã cho ra sản phẩm đèn trần với mẫu mã đẹp hơn và giá rẻ hơn làm cho sản phẩm đèn trần của KH3 không còn thị phần tại Việt Nam, đồng thời Công ty Tam Sơn cũng chuyển sang mua hàng từ đối thủ cạnh tranh. Do đó, số dư nợ năm nay giảm nhiều so với năm trước. Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 45 Công ty Triệu Lộc: đây là khách hàng tiêu thụ độc quyền sản phẩm mới của công ty. Trong năm 2006, sản phẩm chỉ mới thâm nhập thị trường Việt Nam, do đó chưa chiếm được nhiều thị phần. Năm 2007, người tiêu dùng đã biết đến sản phẩm và bắt đầu sử dụng nhiều hơn sản phẩm này do đó doanh thu từ sản phẩm này tăng đột biến so với năm trước làm cho khoản nợ phải thu tăng tương ứng. Kết luận: biến động khoản nợ phải thu của một số khách hàng chủ yếu được giải thích hợp lý, kiểm toán viên đã kết hợp với kiểm toán doanh thu và xác minh những giải thích của đơn vị. Dựa vào bảng theo dõi lập dự phòng, nhận thấy KH đã lập dự phòng cho những khoản nợ quá hạn và tuổi nợ của từng loại khách hàng phù hợp với chính sách công ty. 3.2.2.4Kiểm toán hàng tồng kho và giá vốn hàng bán 3.2.2.4.1Hướng dẫn của EY:  So sánh số vòng quay hàng tồn kho năm hiện hành và số vòng quay hàng tồn kho năm trước.  So sánh số lượng và giá vốn hàng bán với số liệu tương ứng năm trước theo từng khu vực, chủng loại, theo sản phẩm.  So sánh tỷ số lợi nhuận gộp của năm hiện hành với số liệu năm trước hay với số bình quân ngành theo từng tháng, khu vực, dòng sản phẩm.  So sánh giá vốn hàng bán năm hiện hành với năm trước, với số liệu dự toán. Tiến hành điều tra những biến động bất thường.  So sánh chi phí lương năm hiện hành với năm trước, và số liệu dự toán. Tiến hành điều tra những biến động bất thường.  Tìm hiểu mối liên hệ giữa chi phí lương với giá vốn hàng bán và doanh thu năm hiện hành; so sánh với số liệu tương ứng năm trước Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 46  So sánh giá trị nguyên vật liệu sử dụng theo dự toán với giá trị nguyên vật liệu đã sử dụng trong thực tế.  Tìm hiểu mối liên hệ giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung với giá vốn hàng bán, so sánh với số liệu tương ứng kỳ trước. Điều tra những biến động bất thường hay sự thiếu sót của những biến động đáng mong đợi.  So sánh chi phí nhân công trực tiếp trong giá vốn hàng bán với số lượng hay số giờ lao động của nhân công trực tiếp. So sánh với số liệu tương ứng những năm trước.  So sánh số lượng hàng hóa mua vào với số lượng hàng hóa bán ra. Điều tra những khác biệt trọng yếu hay bất thường. Bảo đảm rằng những khác biệt đã được kê khai vào sự thay đổi của hàng tồn kho trong năm. 3.2.2.4.2Minh họa bằng hồ sơ kiểm toán  Một số thông tin về khách hàng  KH là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, công ty mẹ ở Đức. Công ty được thành lập ở Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 93/GP-KCN-BD, ngày 09/01/2001. Vốn pháp định và vốn đầu tư của công ty lần lượt là US$201.000 và US$670.000. Điều khoản hoạt động là 43 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.  Hoạt động chính của công ty là mua, chế biến, tồn trữ và sản xuất cà phê. Công ty xuất khẩu ít nhất 80% tổng sản phẩm của mình.  Một số đặc điểm về hàng tồn kho của KH o Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kiểm kê định kỳ o Cà phê mua vào của công ty được chia làm 2 loại bao gồm: Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 47  Loại 1: Cà phê thô mua từ các nhà cung cấp chưa qua sơ chế.  Loại 2: Cà phê đã qua sơ chế (ví dụ: cà phê theo tiêu chuẩn đã được kiểm tra, đánh bóng…) bao gồm Dep Lam, Xanh Tuoi, Tuoi Dep,... o Tất cả cà phê thô mua về sẽ được bóc vỏ, sàng, sấy, đánh bóng ngay để tạo thành café thành phẩm. Cà phê thành phẩm này tương tự như cà phê mua vào đã qua sơ chế (loại 2). Do đó, chi phí chuyển đổi phát sinh thực tế chỉ được phân bổ vào các sản phẩm làm từ café thô chứ không phân bổ vào café đã qua chế biến hoặc café đã đạt tiêu chuẩn. Chi phí thêm vào trong quy trình sản xuất rất nhỏ, chủ yếu là chi phí khấu hao, phân bổ phí thuê mướn,… Vì vậy, chi phí nguyên liệu chiếm khoảng 90-95% tổng trị giá thành phẩm. Công ty không có sản phẩm dở dang vì quy trình sơ chế diễn ra rất nhanh. o Quy trình chế biến được thực hiện ngay sau khi nguyên liệu được nhập kho. Quy trình này được diễn ra trong thời gian ngắn (từ 3-5 tiếng). Điều này lý giải tại sao không có số dư cuối kỳ của nguyên liệu. o Thành phẩm (cà phê thô đã qua sơ chế) và hàng hóa (cà phê loại 2) tồn cuối kỳ đều được đưa vào TK156. o Phương pháp tính giá  Công ty áp dụng phương pháp tính giá biên tế - marginal costing - để đánh giá hàng tồn kho. Với phương pháp tính giá này, trị giá thành phẩm chỉ bao gồm chi phí nguyên liệu, không có chi phí chuyển đổi phát sinh trong kỳ để sản xuất sản phẩm. Tất cả chi phí chuyển đổi đều được đưa vào báo cáo kết quả kinh doanh . Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 48  Công ty sử dụng phương pháp đơn giá bình quân để tính giá đơn vị của nguyên liệu xuất dùng. Từ đó dùng giá đơn vị trên tính trị giá hàng tồn kho cuối kỳ Số dư đầu kỳ + Tổng giá trị hàng mua trong kỳ Giá đơn vị (WAC) = Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng mua trong kỳ Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = Số lượng hàng tồn cuối kỳ * Giá đơn vị (WAC)  Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho được ước tính bằng giá bán trừ đi chi phí thanh lý ước tính và sau khi đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (do hư hỏng, lỗi thời, chậm lưu chuyển…)  Hàng tồn kho được đánh giá lại dựa vào mức giá thấp hơn giữa giá trị thuần có thể thực hiện được với giá thị trường vào cuối kỳ.  Xác lập mức trọng yếu PM = 5% Lợi nhuận trước thuế = US$ 34.195 TE = 50% PM = US$ 17.098 SAD = 20% TE = US$ 3.420 Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 49  Thủ tục phân tích:  Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích xu hướng, Phân tích tỷ suất, Phân tích tính hợp lý.  Phần minh họa cho việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán hàng tồn kho bao gồm những mục sau: o Biểu chỉ đạo của hàng tồn kho (F-01) o Phân tích vòng quay hàng tồn kho (F-02) o Phân tích giá vốn hàng bán (F-03) o Phân tích chi phí sản xuất chung (F-04-1) o Phân tích chi phí lương (F-04-2) Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 50 1. Phân tích biến động hàng tồn kho Khách hàng: KH Chi tiết: BIỂU CHỈ ĐẠO F-01 Năm: 31.12.2007 US$ SHTK Diễn giảI 31.12.07 31.12.06 Chênh lệch Tỷ lệ 15100000 Hàng mua đang đi đường - - - 0% 15200000 Nguyên vật liệu - - - 0% 15301000 Túi Jute 15.655 7.719 7.936 103% 15301001 Túi Jute cũ - 22.173 (22.173) -100% 15302000 Túi Bulk 307 m 1.118 (811) -73% 15303000 Công cụ dụng cụ khác 296 405 (109) -27% 15400000 Chi phí sản xuất dở dang - - - 0% 15601000 Coffee 3.834.975  2.106.814 1.728.161 82% 15602000 Coffee 971.506 784.575 186.931 24% 15700000 Hàng gửi đi bán - - - 0% 15900000 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - 0% Tổng cộng 4.822.739 2.922.804 1.899.935 65% Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 51  = 4.806.481 F-02 M Bỏ qua không kiểm tra vì không trọng yếu  Nhận xét của kiểm toán viên: Qua tìm hiểu, kiểm toán viên được biết quy trình chế biến cà phê thô thành cà phê thành phẩm của công ty diễn ra rất nhanh nên công ty không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Mặt khác, khoảng 90% cà phê của công ty được bán cho công ty mẹ ở Đức nên công ty cũng không tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Túi Jute là túi công ty dùng để đóng gói cà phê thành phẩm và cà phê dạng hàng hóa. Năm 2007, giá trị của túi Jute tăng US$ 7.936, tương đương với tỷ lệ tăng 103% so với năm 2006, chủ yếu là do tồn kho cà phê thành phẩm và hàng hóa tăng (khoảng 66%).  Kết luận: Không phát hiện các bất thường liên quan đến hàng tồn kho. Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 52 2. Phân tích vòng quay hàng tồn kho Khách hàng: KH Chi tiết: PHÂN TÍCH VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO Năm: 31.12.2007 F-02 US$ Số dư cuối kỳ của hang tồn kho Chỉ tiêu 31.12.2007 31.12.2006 Chênh lệch Tỷ lệ Giá trị 4.806.481 F-01 2.891.389 1.915.092 66% Số lượng 2.628 1.938 690 36% Giá thành đơn vị bình quân 1.829 1.492 337 23% Vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu 31.12.2007 31.12.2006 Chênh lệch Tỷ lệ Số dư đầu kỳ [a] 2.891.389 4.753.857 (1.862.468) 39.2% Số dư cuối kỳ [b] 4.806.481 2.891.389 1.915.092 66.2% Hàng tồn kho bình quân ([a]+[b])/2 3.848.935 3.822.623 26.312 0.7% Giá vốn hàng bán 23.135.481 23.054.252 81.229 0.4% Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 6.01 6.03 (0.02) -0.3% Số ngày dự trữ bình quân (ngày) 59.89 59.69 0.2 0.3% Dựa vào bảng tính số vòng quay hàng tồn kho và số ngày dự trữ hàng tồn kho bình quân, kiểm toán viên đưa ra các nhận xét sau:  Năm 2007, giá thành đơn vị bình quân của cà phê tăng 337$/tấn tương ứng với tỷ lệ tăng 23%. Qua tìm hiểu, kiểm toán viên xác định một số nguyên nhân của sự gia tăng trong giá thành đơn vị bình quân gồm: Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 53  Do ảnh hưởng bởi xu hướng gia tăng của thị trường cà phê quốc tế là thị trường London và thị trường Newyork.  Năm 2007, thị trường cà phê có sự sụt giảm nhanh chó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Ernst & Young!.pdf
Tài liệu liên quan