Quảng Ninh với tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng nhiều danh lam thắng cảnh từ lâu đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn với nhiều du khách. Quảng Ninh có vịnh Hạ Long là một trong những di sản thiên nhiên thế giới được 2 lần công nhận vào năm 1994 và năm 2000. Ngoài ra, Quảng Ninh có bãi tắm Trà Cổ, Bãi Dài (Vân Đồn), cùng nhiều di tích lịch sử, phong tục tập quán, lễ hội (Lễ hội Bạch Đằng, hội đền Cửa Ông, hội chùa Yên Tử ) đang được chú trọng phát triển du lịch. Phần phía tây của Quảng Ninh là khu vực đồi núi thấp, tạo điều kiện cho hoạt động du lịch có thể kết hợp giữa du lịch biển và du lịch núi.
Về tài nguyên du lịch của Quảng Ninh có thể có nhiều hơn nữa nhưng đáng chú ý nhất ở Quảng Ninh là vịnh Hạ Long. Đối với người Việt Nam nói chung và người Quảng Ninh nói riêng, vịnh Hạ Long không chỉ là một thắng cảnh mà còn là một biểu tượng thiêng liêng trường tồn cùng dân tộc. Khó có lời lẽ nào có thể nói hết được vẻ đẹp vịnh Hạ Long thơ mộng.
Tóm lại, tài nguyên du lịch của Quảng Ninh còn rất lớn nó là sự tổng hợp của các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn của các đình chùa, lễ hội với tài nguyên du lịch này Quảng Ninh có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, thăm quan thắng cảnh
39 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3676 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng giảm; khu vực kinh tế tư nhân đóng góp trên 20% tổng sản phẩm GDP và có xu hướng giảm, còn lại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
II. SẢN XUẤT CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ
1. Ngành công nghiệp.
Công nghiệp được coi là thế mạnh của nền kinh tế Quảng Ninh. Thế mạnh ấy được dựa trên một nguồn tài nguyên giàu có bao gồm khoáng sản, nông, lâm, thủy sản. Trên cơ sở đó phát triển một ngành công nghiệp đa dạng về cơ cấu ngành, gồm cả công nghiệp nặng lẫn công nghiệp nhẹ, công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại. Giá trị sản xuất công nghiệp của Quảng Ninh đứng thứ 3 ở các tỉnh Bắc Bộ sau Hà Nội và Hải Phòng. Năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 37985,5 tỉ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng liên lục trong những năm gần đây, chiếm 2,58% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước vào năm 2007.
1.1. Công nghiệp khai thác than.
Quảng Ninh là tỉnh khá giàu khoáng sản, trong đó nổi bật là tài nguyên than với trữ lượng 12 tỉ tấn chiếm trên 90% trữ lượng than của cả nước.
Ngành khai thác than của Quảng Ninh bắt đầu khai thác từ thực dân Pháp. Năm 1882, xí nghiệp khai thác than đầu tiên của chính quyền được mở trên đất Quảng Ninh. Thời kì thực dân pháp đô hộ, công nghệ khai thác than chủ yếu là thủ công và bán cơ khí theo hai phương thức lộ thiên và hầm lò. Sản lượng than thấp, trong suốt hơn 60 năm (1889 – 1954) sản lượng than chỉ đạt khoảng 40 triệu tấn. Sau năm 1954 nhiều mỏ than ra đời và hoạt động như Hà Tu, Tân Lập, Thống Nhất, Đèo Nai, Cọc Sáu, Mông Dương. Từ năm 1990 tới nay việc sản xuất ngành than có nhiều biến động song đang dần đi vào ổn định.
Bảng 1: Sản lượng than Quảng Ninh giai đoạn 1995 – 2007(Đơn vị: triệu tấn)
Năm
1995
1996
1997
1998
2000
2001
2002
2003
2004
2006
2007
Sản lượng
7,5
9,4
10,8
11,3
11,0
12,6
14,5
14
27,3
36.8
40
Ngành công nghiệp khai thác than đóng vai trò quan trọng đối với tỉnh Quảng Ninh. Đó là ngành mang lại thu nhập chính cho tỉnh đồng thời cùng thu hút nhiều lao động trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Thời gian gần đây do nhu cầu trong và ngoài nước về than ngày càng nhiều làm cho giá trị của than ngày càng tăng.
1.1.1 Cơ cấu tổ chức ngành than.
Ngành công nghiệp than của Quảng Ninh không phải do tỉnh quản lí mà do Bộ công thương trực tiếp quản lí bởi Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có: Công ty than Cẩm Phả, Công ty than Quảng Ninh, Công ty than Hòn Gai.
- Công ty than Uông Bí: phạm vi khai thác kéo dài từ Bãi Cháy đến hết Đông Triều, phương thức khai thác chủ yếu là hầm lò. Sản lượng khai thác than của công ty năm 2008 là 2,37 triệu tấn than. Mục tiêu phấn đấu của công ty trong những năm tới là nâng sản lượng khai thác than của các mỏ thuộc vùng than Uông Bí lên 10-12.5triệu tấn than vào năm 2010 và từ 13- 14.6triệu tấn vào năm 2015. Với 7 công ty thành viên, hiện nay công ty đang quản lý , thực hiện 7 dự án khai thác mỏ vừa và nhỏ được phê duyệt với công suất từ 100.000- 600.000 tấn /năm.
- Công ty than Hồng Gai: Địa bàn khai thác từ Đèo Bụt đến phà Bãi Cháy. Với các mỏ lớn là Hà Lầm, Hà Tu và Tân Lập.
- Công ty than Cẩm Phả: là công ty than lớn nhất Quảng Ninh với gần 40.000 công nhân và 6 mỏ sản xuất than có 3 mỏ khai thác theo phương thức hầm lò: Thống Nhất, Mông Dương, Khe Chàm, 3 mỏ khai thác theo hình thức lộ thiên: Đèo Nai, Cọc Sóc, Cao Sơn.
Bảng 2: Các khu vực khai thác than chủ yếu của Quảng Ninh
TT
Tên Mỏ
Quy mô công suất dự kiến đến năm 2010 (1000 tấn/năm)
1
Mỏ Cao Sơn
1.500
2
Mỏ Đông Cao Sơn
1.200
3
Mỏ Cọc Sáu
1.500
4
Mỏ Đèo Nai
1.500
5
Mỏ Thống Nhất
1.500
6
Mỏ Mông Dương
850
7
Mỏ Khe Chàm I
600
8
Mỏ Bắc Khe Chàm
300
9
Mỏ Nam Khe Chàm
1.500
10
Mỏ Ngà Hai
1.500
11
Mỏ Hà Tu
1.000
12
Mỏ Núi Béo
1.500
13
Mỏ Hà Lầm
1.500
14
Mỏ Giáp Khẩu
800
15
Mỏ Vàng Danh
1.800
16
Mỏ Mạo Khê
2.000
17
Mỏ Nam Mậu
1.200
Nguồn: Danh mục các mỏ ban hành theo theo quyết định 20/2003 QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam năm 2003 – 2010” của Thủ tướng chính phủ ban hành 29/01/2003
1.1.2 Phương thức khai thác: Về công nghệ khai thác than chủ yếu tiến hành theo hai phương thức đó là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò.
a. Khai thác lộ thiên: Đây là hình thức khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh hiện nay nó chiếm tới 60 đến 70% tổng sản lượng than khai thác được. Khai thác lộ thiên được tiến hành khi hệ số bốc đất đá thấp (dưới 4m3 đất đá/tấn than), trong đó thế giới là 9m3/tấn than.
Thiết kế
Mở mong khai thác, tháo dỡ đất đá bằng nổ mìn
Bốc xúc
Than và đất đá được đưa lên các phương tiện vận tải
i
Vận tải
Ô tô hoặc các băng tải than về bãi chứa
Sàng tuyển
Giảm lượng tạp chất trong than
Tiêu thụ
Công ty tuyển than hoặc thị trường trong và ngoài nước
Sơ đồ công nghệ khai thác than lộ thiên.
Khai thác lộ thiên đem lại năng suất cao hơn so với năng suất khai thác hầm lò và giá thành cũng hạ hơn, vì khai thác lộ thiên chỉ cần bóc đất đá để xúc than. Tuy nhiên, khai thác lộ thiên ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, làm thay đổi địa hình, ô nhiễm nguồn nước, không khí…
Công ty cổ phần than Cao Sơn.
Công ty cổ phần Cao Sơn được thành lập 06/06/1974. Đoàn thực địa khảo sát tại Công ty cổ phần Cao Sơn vào sáng ngày 13/10/2009. Năm 2005, công ty đã vinh dự được Đảng Và Nhà nước phong tặng “ Anh hùng lao động” vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kì đổi mới 1995 – 2004 góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Vị trí: Công ty than Cao Sơn thuộc phường Cẩm Sơn, thị xã Cẩm Phả. Mỏ than nằm cách trung tâm công ty khoảng 10km ở vùng núi cao 406m có tên là Cao Sơn. Mỏ than giáp mỏ than Cọc Sáu, Đèo Nai, Khe Chàm, Thống Nhất.
Về mặt tài nguyên: Mỏ than Cao Sơn là một trong 3 mỏ than lộ thiên lớn nhất thị xã Cẩm Phả. Tổng trữ lượng trên 70 triệu tấn than, năng suất mỗi năm trên 2 triệu tấn than.
- Sản lượng khai thác: Sản lượng khai thác than của công ty liên tục tăng trong những năm gần đây. Giai đoạn đầu khi mới thành lập vào những năm 1977 – 1980 sản lượng đạt 83,24 tấn. Năm 2008 sản lượng khai thác đạt 3,1 triệu tấn chiếm 7,5% sản lượng than của Tổng công ty than Việt Nam (41 triệu tấn), bóc đi một lượng đất đá 23.8 triệu m3 năm 2008. Dự kiến năm 2009 sản lượng khai thác sẽ đạt 3,2 triệu tấn. Sản phẩm than được bán cho các nhà máy sang tuyển, cơ sơ sản xuất xi măng, nhà máy phân đạm. Doanh thu của công ty đạt 1540 tỉ đồng vào năm 2009.
b. Khai thác hầm lò: được tiến hành khi hệ số bóc đất đá trên cao (trên 4m3/tấn than) vỉa mỏng và nằm sâu trong lòng đất. Để khai thác theo kiểu hầm lò, người ta phải đào lò: lò bằng và lò giếng, dùng gỗ hoặc bê tong để chống đỡ.
Các mỏ than khai thác theo công nghệ hầm lò là Vàng Danh, Hà lầm, Mạo Khê, Thống Nhất. Khai thác theo hình thức này chủ yếu là thủ công nên năng suất thấp giá thành than bao giờ cũng cao hơn so với khai thác lộ thiên do chi phí cao hơn. Việc khai thác theo hình thức này cần sử dụng vật liệu chống lò như gỗ, bê tong và chống thủy lực.
Công ty than Thống Nhất.
- Vị trí: Công ty than thống nhất nằm trung tâm thị xã Cẩm Phả, hiện đang quản lí hai khu mỏ Lộ Trí và Yên Ngựa thuộc địa bàn phường Cẩm Tây và phường Mông Dương. Tổng diện tích khai thác của mỏ là 4 km2 .
- Về mặt tài nguyên: Khu mỏ Lộ Thí có trữ lượng khoảng 28.292.900 tấn, khu Khe Chàm II có trữ lượng khoảng 2.200.000 tấn.
- Sản lượng khai thác: sản lượng khai thác than của công ty liên tục tăng cụ thể: năm 2006 đạt 1.300 nghìn tấn, năm 2007 đạt 1.500 nghìn tấn, năm 2008 đạt 1.600 nghìn tấn. Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên, năm 2008 doanh thu của công ty đạt 606,402 tỷ đồng.
1.1.3 Chế biến than.
Than nguyên khai được các nhà máy sơ chế phân loại tuyển tại nơi sản xuất sau khi được chuyển các nhà máy sàng tuyển. Than sau khi sàng tuyển sẽ chuyển đến tiêu thụ trên thị trường. Trên địa bàn Quảng Ninh có các nhà máy sàng tuyển than Cửa Ông, Cột Tám (Hạ Long), ngoài ra trong kế hoạch còn có nhà máy sàng tuyển Uông Thượng với công suất dự kiến 700.000 tấn/năm.
Công ty than Cửa Ông.
- Về vị trí: Công ty tuyển than Cửa Ông thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả. Phía bắc giáp huyện Vân Đồn, phía nam giáp phường Cẩm Thịnh, phía đông giáp vịnh Bái Tử Long, phía tây giáp phường Mông Dương.
- Về quy mô: Công ty tuyển than Cửa Ông có 3 nhà máy sàng tuyển, có thể sàng tuyển 12 triệu tấn/ năm, 30 đầu máy Điezen, hàng nghìn toa tầu chở than, có cảng Cửa Ông dài 600m. Quy trình sàng tuyển bao gồm hai khâu cơ bản: sàng sơ bộ bằng lưới để loại kích thước, làm sạch than bằng môi trường thuyền phù và khí nén. Khi than được chuyển đến nhà máy, nhà máy tiếp nhận những loại than có kích thước 100mm. Những loại than có kích thước lớn hơn 100mm sẽ được đập vỡ sau đó đưa vào sàng tuyển thu được sản phẩm chính có kích thước: 0 – 6mm, 0 – 10mm, 0 – 15mm. Than sau khi được sàng tuyển sẽ được chuyển bằng băng tải ra bãi tập kết, tại đây than được cung cấp trên thị trường chủ yếu cho mục đich xuất khẩu.
1.1.4 Tiêu thụ than.
Than được dùng làm nguyên liệu cho nhà máy nhiệt điện, vật liệu xấy dựng, công nghiệp hóa chất…Nhu cấu than là rất lớn, nhưng việc tiêu thụ than phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và chất lượng sản phẩm. Sau khi, Việt Nam sử dụng công nghệ sàng tuyển của Nhật Bản sản phẩm than đã đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng trên thế giới. Than của Quảng Ninh chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc và các nước Tây Âu. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ than có xu hướng giảm trong giai đoạn gần đây. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của một số nguồn năng lượng mới như dầu mỏ, khí đốt. Nhiều nước đã sử dụng dầu, khí đốt cho công nghiệp nhiệt điện. Nhu cầu tiêu thụ than tăng trong khi sản lượng khai thác than tăng đã gây không ít những khó khăn cho sự phát triển ngành than của Việt Nam nói chung và của Quảng Ninh nói riêng, đặc biệt đời sống của người công nhân.
1.1.5. Hạn chế của khai thác than.
Khai thác than, đặc biệt là khai thác lộ thiên làm thay đổi địa hình mặt đất, tính chất địa chất thủy văn, phá hoại thảm thực vật. Công nghiệp khai thác than cũng gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường không khí, môi trường nước biển do các khí độc CO, CO2, NO2, bụi, các vật liệu trên cạn bị cuốn trôi ra biển làm ô nhiễm nghiêm trọng tới khu sinh thái vườn Quốc gia Bái Tử Long.
Ngoài ra, khai thác than làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Do làm việc trong môi trường độc hại: nhiệt độ, ánh sáng không thích hợp, tiếp xúc các khí độc vượt qua tiêu chuẩn cho phép của con người. Kết quả những người công nhân bị mắc các bệnh như ung thư phổi, viêm mắt…
Vì vậy, phát triển công nghiệp than đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường, giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp than và sự phát triển của các ngành kinh tế khác nhất là phát triển ngành du lịch là một vấn đề đặt ra trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên tỉnh Quảng Ninh.
1.2. Các ngành công nghiệp khác.
Ngoài công nghiệp than, Quảng Ninh còn có thế mạnh để phát triển các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, thực phẩm, hóa chất….đặc biệt là công nghiệp vật liệu xây dựng và chế biến thực phẩm.
1.2.1 Công nghiệp điện năng.
Góp phần đáng kể vào ngành công nghiệp của Quảng Ninh là công nghiệp điện năng. Quảng Ninh có nguồn than đá rất giàu có, đây chính là cơ sở để phát triển công nghiệp nhiệt điện. Những năm gần đây, ngành công nghiệp nhiệt điện có bước chuyển biến rõ rệt, những vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có các nhà máy nhiệt điện Uông Bí với công suất 300MW, nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả với công suất dự kiến 600MW năm 2010.
1.2.2 Công nghiệp cơ khí.
- Cơ khí tàu thuyền
Lợi thế của sự phát triển trong mối liên hệ chặt chẽ với Hải Phòng. Phương hướng dần hình thành cụm cơ khí tàu biển lớn nhất miền bắc với năng lực đóng tàu từ 400 đến 3000 tấn, tiến tới đóng tàu 5000 tấn, 10000 tấn. Kết hợp với sửa chữa tàu cá và các tàu chuyên dụng khác. Cơ sở chính là nhà máy đóng tàu Hạ Long, hiện đang bổ sung máy móc thiết bị mới để có khả năng đóng tàu container 2000 tấn.
- Cơ khí mỏ.
Mở rộng và hiện đại hóa ngành cơ khí mỏ để phục vụ không chỉ ngành than mà còn toàn bộ ngành khai thác mỏ nói chung của vùng Bắc Bộ. Sắp xếp hợp lí các nhà máy hiện có, đầu tư chiều sâu mở rộng và đổi mới thiết bị công nghệ cho một số cơ sở cơ khí.
1.2.3 Công nghiệp vật liệu xây dựng.
Đây là một ngành có nhiều điều kiện để sản xuất, như đá vôi, đất sét và trên thực tế ngành này có bước phát triển đáng kể. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có các nhà máy gạch Giếng Đáy, gạch Uông Bí, đá vôi Hồng Gai, sứ Đông Triều, cát thủy tinh Vân Hải (Vân Đồn), đặc biệt gần đây hình thành nhà máy xi măng Cẩm Phả. Nhà máy xi măng Cẩm Phả có công xuất 2,3 triệu tấn/năm. Xi măng Cẩm Phả được sản xuất bằng lò quay theo phương pháp khô, thiết bị công nghệ sản xuất thuộc loại tiên tiến nhất hiện nay với mức độ tự động hoá cao, tiết kiệm nhiên liệu và không gây ô nhiễm môi trường. Toàn bộ dây chuyền thiết bị này được cung cấp bởi các nhà thầu quốc tế nổi tiếng như Kawasaki (Nhật Bản), FAM, Loeche, Haver & Boeker, Siemens (Cộng hoà liên bang Đức), FCB (Cộng hoà Pháp) và ABB (Thụy Sĩ). Nhà máy xi măng Cẩm Phả còn được đầu tư hệ thống cảng biển hiện đại có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 15.000 tấn vào bốc dỡ hàng hoá, phát huy tối đa lợi thế vận tải thuỷ của dự án.
1.2.4 Công nghiệp chế biến thực phẩm.
Quảng Ninh có nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp thực phẩm. Tuy nhiên ngành này vẫn còn giá trị khiếm tốn: chiếm 9,5% GDP của toàn ngành (năm 2008) Sản phẩm của ngành phục vụ tiêu dùng cho các trung tâm công nghiệp, đô thị, du lịch. Hiện nay đang đầu tư xây dựng một số cơ sở sản xuất chế biến hiện đại tại các khu vực cảng Cái Lân, Cẩm Phả, với những sản phẩm chính: thịt, hải xuất khẩu, rau quả, bia giải khát những hàng đồ uống có thương hiệu như nước khoáng Quang Hanh, bia Hạ Long.
2. Ngành nông – lâm – ngư nghiệp.
Song song việc phát triển ngành công nghiệp, Quảng Ninh cũng rất chú trọng phát triển ngành nông – lâm – ngư nghiệp.
2.1. Nông nghiệp.
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp của Quảng Ninh đã có bước tiến rất đáng kể. Giá trị sản lượng nông nghiệp đặt mức tăng 5%. Sản lượng lúa năm 2001 là 193.800 tấn nhưng đến năm 2006 đạt 202.600 tấn. Năng suất lúa tăng đáng kể năm 2006 là 42.9 tạ/ha so với năm 1995 là 27.8 tạ/ha. Bình quân lương thực theo đầu người 324 kg/người (năm 2006). Trong cơ cấu ngành nông nghiệp giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm tỉ lệ cao nhất với 54,9% (năm 2006), sau đó giá trị trị ngành chăn nuôi (42.9%) và dịch vụ nông nghiệp (2.1%). Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng nhanh, nhất là ngành chăn nuôi lợn và chăn nuôi bò. Đến năm 2005 472 nghìn con, trong đó đàn lợn chiếm 79.4% tổng số lượng đàn gia súc và gia cầm.
Năm 2005
Năm 2007
Chăn nuôi
Trồng trọt
Dịch vụ
Biểu đồ cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo thành phần kinh tế
Phướng phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2010 là chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất hàng hóa theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm và đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn.
2.2. Ngành lâm nghiệp.
Ngành kinh tế lâm nghiệp của Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ vơi ngành khai thác gỗ và chế biến lâm sản. giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá trị thực tế không ngừng tăng lên nhanh chóng. Năm 2005 đạt giá trị 170.724 triệu đồng, đến năm 2006 đạt 226.581 triệu đồng; trong đó giá trị trồng và nuôi rừng chiếm giá trị cao nhất. Diện tích rừng có sự chuyển biến đáng kể, nhất là diện tích rừng trồng ngày càng mở rộng với 86.987 ha (năm 2006).
Phát triển ngành lâm nghiệp có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng tiêu dùng và tham gia xuất khẩu. Ngoài ra, phát triển ngành lâm nghiệp có vai trò quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, trữ lượng rừng tự nhiên ngày càng bị suy giảm, môi trường sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng. Ví thế, cần có biện pháp khai thác, bảo vệ hợp lí, đẩy mạnh trồng rừng thâm canh, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
2.3. Ngành ngư nghiệp.
Hiện nay. Quảng Ninh nằm trong 4 ngư trường lớn của Việt Nam. Dọc chiều dài 250km bờ biển, Quảng Ninh có trên 40.000 ha bãi biển, 20.000 ha eo vịnh và hàng chục ngàn ha vũng nông ven bờ là môi trường thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt hải sản.
Nguồn lợi thủy hải sản của Quảng Ninh hết sức phong phú. Đáng chú ý hơn cả là sự phong phú của các loại hải sản Quảng Ninh với nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá chim, cá thu, sò huyết, mực, ốc…Phát huy lợi thế này Quảng Ninh đã xác định ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh góp phần quan trọng vào thực hiện hiện đại hóa kinh tế của tỉnh.
2.3.1 Khái quát chung.
Ngành thủy sản Quảng Ninh được phát triển từ lâu, đã có thời kì là tỉnh có nghề cá phát triển nhất khu vực phía Bắc (trước 1975). Từ sau đổi mới, ngành thủy sản Quảng Ninh có sự chuyển biến mạnh mẽ, tận dụng lợi thế của mình ngành thủy sản thể hiện qua: sản lượng thủy sản không ngừng tăng lên (từ 17,6 nghìn tấn năm 1995 đến 66.3 nghìn tấn năm 2007). Đáng chú ý là sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng lên vượt bậc so với sản lượng thủy sản khai thác. Giá trị sản xuất theo giá trị thực tế tăng nhanh với 730.912 triệu đồng.
Tiềm năng khai thác thủy sản của Quảng Ninh còn rất lớn, trong tương lai gần cần có biện pháp hữu hiệu thúc đẩy nghề cá đồng thời cần chú trọng tới bảo vệ môi trường khai thác.
2.3.2. Khai thác đánh bắt thủy sản.
Phát huy về lợi thế ngành thủy sản của mình. Quảng Ninh đã đang đẩy mạnh ngành khai thác thủy sản. Sản lượng khai thác thủy sản không ngừng tăng lên, sản lượng khai thác năm 2007 là 40.1 nghìn tấn gấp 2.62 lần năm 1995 (15.3 nghìn tấn). Tuy nhiên, phương thức đánh bắt còn thô sơ, tàu trọng tải nhỏ, thiếu phương tiện ki thuật hiện đại, số lượng tàu đánh bắt xa bờ còn rất ít. Đây cũng được coi là một trong những hạn chế của ngành thủy sản của tỉnh.
2.3.3. Nuôi trồng thủy sản.
Ngành nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây do việc khai thác ngày càng khó khăn cũng như nhu cầu khách du lịch, công nghệ chế biến thực phẩm…Tuy nhiên, ngành nuôi trồng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng lớn của tỉnh. Việc nuôi trồng tập trung chủ yếu ở các vùng dưới triều, vùng rừng ngập mặn, vùng cửa sông. Sản phẩm nuôi trồng tập trung chủ yếu vào nuôi ngọc trai, tôm, cá…Đẩy mạnh ngành nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng trọng việc phát triển ngành thủy sản của tỉnh.
2.3.4. Định hướng phát triển ngành thủy sản của tỉnh.
Quảng Ninh đã đưa ra một số định hướng phát triển ngành thủy sản như sau:
- Tiến hành điều tra khảo sát cụ thể nguồn lợi thủy sản, quy hoạch và đề ra chiến lược phát triển.
- Đẩy mạnh chương trình đánh bắt xa bờ, chú ý đầu tư tàu có trọng tải lớn được trang bị thiết bị hiện đại.
- Nâng cao trình độ của ngư dân, áp dụng các biện pháp khai thác truyền thống lẫn phương pháp hiện đại.
- Tăng cường ngành nuôi trồng thủy sản đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao.
- Phát triển ngành thủy sản đi liền với công tác bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Ngành dịch vụ.
3.1. Giao thông vận tải.
Là một tỉnh công nghiệp, lại vị trí sát biên giới, giao thông vận tải biển Quảng Ninh vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có ý nghĩa quốc phòng.
3.1.1. Về giao thông đường bộ: Quảng Ninh hiện có 2494 km trong đó quốc lộ 18A (225km) từ ranh giới Hải Dương qua Hạ Lọng đến cầu Bắc Luân. Đây là tuyến đường chạy suốt chiều dài của tỉnh. Ngoài ra còn có quốc lộ số 10 (15km) từ Hải Phòng đến Biểu Nghi, quốc lộ 4B (17km) từ Tiên Yên đến Lạng Sơn, đường 279 đi Hà Khẩu qua Bắc Giang. Đây là tuyến đường nối liền Quảng Ninh với các tỉnh phụ cận và các cửa khẩu quốc tế quan trọng. Khối lượng vận tải hành khách đường bộ liên tục tăng: năm 2005 (6.750 nghìn người) đến năm 2006 (7.193 nghìn người). Trong tương lai, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là tuyến vận tải ô tô duyên hải phía bắc. Hiện nay các dự án nâng cấp các quốc lộ 10 và quốc lộ 18 đang được nâng cấp.
3.1.2. Về đường thủy: Quảng Ninh có 250 km bờ biển, thuận lợi cho giao thông nội thủy và viễn dương. Tổng chiều dài đường thủy là 695 km, trong đó có 112 km rất thuận lợi về mặt giao thông cho các phương tiện 180 tấn, cùng với 5 cảng lớn, trong đó chú ý nhất là cảng Cái Lân. Cảng Cái Lân là cảng nước sâu lớn nhất phía Bắc, có khả năng tiếp nhận tàu 40.000 tấn. Năm 2006 khối lượng hành khách vận chuyển là 1700 nghìn người và khối lượng hành khách luân chuyển là 131 triệu người/km.
3.1.3. Về đường sắt: Quảng Ninh có 116km đường sắt, trong đó có 64km khổ 0.8m chuyên dụng để chở than, 52km khổ 1.435 từ Đông Triều đến Bãi Cháy.
Nhìn chung, giao thông vận tải Quảng Ninh hiện đang được chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu của một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
3.2. Thương mại.
Giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ tăng 18%, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch 16 – 17%). Các hoạt động thương mại nội địa diễn ra khá sôi động và đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2007 đạt 14.087 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ, vượt kế hoạch đề ra là 15%. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đạt khá, tổng thu ngoại tệ cả năm đạt 1.321 triệu USD, tăng 2,5% so với năm 2006, vượt kế hoạch đề ra về giá trị tuyệt đối (1.207 triệu USD) nhưng chưa đạt tốc độ tăng của kế hoạch là 10%. Trong đó xuất khẩu hàng hóa là 1.310 triệu USD, đạt 109% kế hoạch, tăng 2%; kinh doanh dịch vụ thu ngoại tệ ước đạt 11,74 triệu USD, tăng 80,6%.
3.3. Du lịch.
3.3.1. Khái quát chung.
Quảng Ninh với tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng nhiều danh lam thắng cảnh từ lâu đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn với nhiều du khách. Quảng Ninh có vịnh Hạ Long là một trong những di sản thiên nhiên thế giới được 2 lần công nhận vào năm 1994 và năm 2000. Ngoài ra, Quảng Ninh có bãi tắm Trà Cổ, Bãi Dài (Vân Đồn), cùng nhiều di tích lịch sử, phong tục tập quán, lễ hội (Lễ hội Bạch Đằng, hội đền Cửa Ông, hội chùa Yên Tử…) đang được chú trọng phát triển du lịch. Phần phía tây của Quảng Ninh là khu vực đồi núi thấp, tạo điều kiện cho hoạt động du lịch có thể kết hợp giữa du lịch biển và du lịch núi.
Về tài nguyên du lịch của Quảng Ninh có thể có nhiều hơn nữa nhưng đáng chú ý nhất ở Quảng Ninh là vịnh Hạ Long. Đối với người Việt Nam nói chung và người Quảng Ninh nói riêng, vịnh Hạ Long không chỉ là một thắng cảnh mà còn là một biểu tượng thiêng liêng trường tồn cùng dân tộc. Khó có lời lẽ nào có thể nói hết được vẻ đẹp vịnh Hạ Long thơ mộng.
Tóm lại, tài nguyên du lịch của Quảng Ninh còn rất lớn nó là sự tổng hợp của các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn…của các đình chùa, lễ hội với tài nguyên du lịch này Quảng Ninh có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, thăm quan thắng cảnh…
3.3.2 Thực trạng phát triển ngành du lịch Quảng Ninh.
Phát huy lợi thế so sánh nổi trội về nguồn tài nguyên du lịch, Quảng Ninh đã và đang từng bước đưa du lịch trở thành ngành mũi nhọn, tạo điều kiện phát triển kinh tế. Trong những năm vừa qua, đặc biệt từ khi vịnh Hạ Long được công nhận là di sản của thế giới hoạt động du lịch của Quảng Ninh ngày càng nhộn nhịp, khởi sắc mang lại doanh thu lớn cho tình.
Số lượng khách du lịch của Quảng Ninh ngày một tăng, năm 1995 là số lượng khách du lịch đến Quảng Ninh là 502.768 nghìn người, thì đến năm 2006 con số này lên tới 3.115 nghìn lượt người. Số lượng hành khách du lịch sẽ còn tiếp tục còn tăng tăng trong thời gian tới khi Quảng Ninh nâng cấp các cơ sở phục vụ du lịch và có chương trình quảng bá rộng rãi.
Bảng 3: Lượng hành khách thăm quan du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2000 – 2007
Đơn vị (nghìn lượt)
Năm
Lượng khách
2000
2002
2004
2005
2006
2007
Tổng số
- Nội địa
- Quốc tế
1500
2351
2675
2459
3115
3679
955
1442
1629
1453
1952
2230
545
909
1046
1006
1163
1449
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh (năm 2007)
Về khách du lịch giai đoạn từ năm 2000 – 2007 đã tăng lên 2179 nghìn lượt khách. Du khách du lịch đến Quảng Ninh vẫn chủ yếu là khách nội địa chiếm tới 60.6% (năm 2007) tổng số hành khách du lịch. Đáng chú ý là lượng khách du lịch quốc tế tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây, đây là điếm sang cho du lịch của Quảng Ninh.
Về doanh thu du lịch Quảng Ninh tăng lên đáng kể. Theo thống kê doanh thu du lịch Quảng Ninh năm 2006 đạt 1257 tỉ đồng tăng gấp 1.7 lần so với năm 2002 (746.1 tỉ đồng).
Cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch, số lao động trong lĩnh vực du lịch cũng tăng nhanh. Theo số liệu thống kê, năm 2002 số lao động trong lĩnh vực du lịch đạt khoảng 6.360 người, tăng lên 4331 người so với năm 1995. Chất lượng đội ngũ lao động cũng được cải thiện rõ rệt. Hiện nay, 1/2 số lao động đạt trình độ trung cấp trở lên. Năm 2000 số lượng đạt trình độ đại học chiếm 12%, đến năm 2003 con số này đã chiếm khoảng 15%. Đây là một tín hiệu đáng mừng của ngành du lịch Quảng Ninh bởi ngành đã từng bước được nâng cao.
Về cơ sở lưu trú cũng có sự thay đổi đáng kể. Sự gia tăng đáng kể khách thăm quan du lịch đã kéo theo sự phát triển của các cơ sở lưu trú. Trong những năm gần đây, số lượng khách sạn và phòng nghỉ đạt chuẩn quốc tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh.doc