Báo cáo Thực địa - Địa lý tại thành phố Đà Lạt

Thực vật trên cao nguyên Lang Biang chủ yếu gồm những rừng ôn đới thuần nhất, rất điển hình là những quần Thông hai lá và Thông ba lá rộng mênh mông (đến hơn 180.000 ha). Cả hai loại rừng này đều có một sản lượng khá cao (ít nhất trên 10 m3/ ha/năm). Ngoài ra đều là rừng cây họ Dầu (đặc biệt là cây họ dầu trà beng) làm chứng cho những khu vực có khí hậu khô hạn hơn.

Ngoài ra ở đây còn có họ Hoà Thảo (Gramineae) và họ Lát (Cyperaceae) chiếm diện tích lớn. Họ Lan (Orchidaceae) rất đặc biệt về màu sắc và hình dáng với nhiều loại như Bạch lan, Hồng lan, Thanh lan Với 2 loài hoa mang tên Lang Bi-an: Dendrobium langbianense, Oberonia langbianensis

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14117 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực địa - Địa lý tại thành phố Đà Lạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SEAN. Sản lượng hoa Đà Lạt hằng năm vào khoảng 540 triệu cành, trong đó xuất khẩu vào khoảng 33,3 triệu cành hoa. Kiến trúc "Tòa nhà" đầu tiên ở Đà Lạt là một đồn binh lợp lá vào năm 1898, tiếp theo Hình 5: Biệt thự Đà Lạt. (Nguồn:www.my.opera.com) đó là nhà bằng gỗ lợp tôn của viên công sứ Pháp năm 1900. Hotel du Lac mở cửa vào năm 1907. Năm 1916 người Pháp cho xây dựng thêm Hotel du Langbian Palace. Đà Lạt thật sự trở thành thành phố khi người Pháp xây dựng thành phố theo đồ án thiết kế tổng thể của kiến trúc sư Ernest Hébrard. Năm 1933 kiến trúc sư Pineau trình bày một công trình nghiên cứu chỉnh trang và mở rộng Đà Lạt. Đến năm 1940 kiến trúc sư Mondet thiết lập một đồ án mới, quay về với ý tưởng của Hébrard là bố trí các khu vực hành chánh và dân cư quanh hồ. Thế nhưng dự án này không được duyệt. Đà Lạt có nhiều công trình xây dựng đặc sắc, phần nhiều mang đặc trưng của kiến trúc kiểu Pháp. Trong thời gian vừa qua toàn cảnh kiến trúc đô thị của thành phố Đà Lạt đã bị phá vỡ vì xây dựng thiếu quy hoạch đồng bộ, lấn chiếm làm nhà ở và cơi nới, xây cất vô lối ngay trong biệt thự. Nếu so với nhiều thành phố khác trong cả nước, Đà Lạt vẫn là một thành phố trẻ, nhưng đó lại là một thành phố có đồ án thiết kế theo kiểu cách phương Tây. Đà Lạt trước kia là một thành phố do người Pháp xây dựng cho người Pháp, và các đồ án thiết kế đều phải do Phủ toàn quyền quyết định, các kỹ sư, kiến trúc sư, các đoàn lên Đà Lạt nghiên cứu về việc chỉnh trang, xây dựng đều được tuyển chọn kỹ lưỡng và nhất thiết phải có trình độ chuyên môn giỏi. Trên đây là những nét khái quát chung về thành phố Đà Lạt. Trong chuyên sđin thực tế lần này nhóm chúng em được trao nhiệm vụ nghiên cứu về Langbiang, Chợ Đà Lạt và tộc người Lạch thuộc dân tộc Cơ Ho. Dưới đây chúng em xin được trình bày các điểm này. Phần II: Nội dung chính Cao Nguyên Langbiang 1. Vài nét khái quát về cao nguyên Langbiang: Cao nguyên Lâm Viên (còn gọi: cao nguyên Lang Biang, cao nguyên Lang Bian, cao nguyên Đà Lạt, bình sơn Đà Lạt) thuộc Tây Nguyên, Việt Nam với độ cao trung bình khoảng 1.500 m (4.920 ft). Phía nam cao nguyên có thành phố Đà Lạt. Phía đông và đông nam dốc xuống thung lũng sông Đa Nhim, tây nam hạ đột ngột xuống cao nguyên Di Linh. Diện tích khoảng 1.080km². Địa hình đồi núi trập trùng độ dốc dao động 8-10°. Tại đây có các đỉnh núi cao như Bi Doup (2.287 m), Lang biang (hay Chư Cang Ca, 2.167 m)... Nước sông trên cao nguyên chảy chậm, những chỗ bị chặn lại toả rộng thành hồ như hồ Xuân Hương, hồ Đan Kia (Suối Vàng), thác Cam Ly… rìa cao nguyên có các thác lớn như Pren (Prenn), Gù Gà, Ankrôet... Phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ phù hợp cho trồng rau và hoa quả ôn đới quanh năm, có rừng thông ba lá và thông năm lá diện tích lớn. Hình 6: Núi Langbiang-Cao nguyên Langbiang. Nguồn: (www.hanhdungtourist.com) Ở phía bắc cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169 m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng). Ngày nay núi Lang Bian thuộc xã Lát huyện Lạc Dương cách thành phố Đà Lạt khoảng 12km về phía Bắc. Dãy Langbiang gồm 3 dãy núi chính: Langbiang, ông Khổng (huyện Lạc Dương), và rặng Bidúp ở Đơn Dương giáp với Thuận Hải. Huyền thoại Langbiang: Trong các truyền thuyết thần thoại của các dân tộc ít người ở Đà Lạt, ba rặng núi Lang Bian (Lâm Viên– Núi Bà), Khổng Lồ và Bidúp quan hệ rất mật thiết với nhau. LangBiang ghi dấu một mối tình chung thủy đã đi vào huyền thoại. Ngày xưa tại làng La Ngư Thượng (Đà Lạt bây giờ) có chàng K’Lang, tù trưởng bộ tộc Lạt, thương người con gái tên H’Biang, con tù trưởng người Chil. Sau lần K’Lang cứu H’Biang thoát khỏi nguy hiểm, họ đã đem lòng yêu nhau nhưng do lời nguyền giữa hai dòng tộc mà H’Biang không thể cưới K’Lang làm chồng. Vượt qua tục lệ khắt khe của hai bộ tộc, họ vẫn đến với nhau. Họ trở thành chồng vợ rồi bỏ đến một đỉnh núi cao ngất để sinh sống. Kết thúc câu chuyện, H’Biang chết do đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng nhắm bắn K’Lang. Đau buồn khôn xiết, K’Lang đã khóc rất nhiều, nước mắt của chàng tuôn thành Hình 7: Biểu tượng trên đỉnh Langbiang. Nguồn:( www.thugian.com) suối lớn, ngày nay gọi Dankia (Suối Vàng). Sau cái chết của hai người, cha của H’Biang hối hận đứng ra nhận việc thống nhất các bộ tộc có tên là K’Ho. Ngọn núi cao nơi chàng K’Lang và nàng H’Biang chết được đặt tên là Langbiang – tên ghép của đôi trai gái để tưởng nhớ đến hai người và tình yêu chung thủy của họ. Ba dãy núi Lang Bian, Khổng Lồ, Bidúp không nằm trong địa phận Đà Lạt nhưng lịch sự của nó gắn liền với lịch sử phát triển của các dân tộc người thiểu số ở đây: K’ho Lạt, K’ho Chil… Ngày nay nếu có dịp du khách đứng trên đỉnh Lang Bian sẽ thấy người Chil, Lạt đang âm thầm lặng lẽ bên dòng suối hay ở các thung lũng, ven những đồi xanh. Mặt khác, Langbiang còn gắn liền với lịch sử phát triển của cao nguyên Langbiang và thành phố Đà Lạt. Theo như tài liệu ghi chép lại, nhà khoa học – bác sĩ Yersin đã có công khám phá ra cao nguyên này vào ngày 21/06/1893; bác sĩ Tardiff nghiên cứu địa hình, đất đai, thảo mộc… vào năm 1899 để thuyết phục Toàn quyền Đông Dương Doumer chọn Đà Lạt thay Dankia và việc Toàn quyền Dông Dương Doumer thám du Đà Lạt năm 1899 để sau đó quyết định chọn Đà Lạt là thành phố nghỉ dưỡng và Langbiang cũng được biết đến từ đây. Khi nói về lịch sử của Langbiang chúng ta cũng không thể quên công của các dân tộc bản địa Đà Lạt, các đoàn dân cư người Việt lên cao nguyên từ cuối thế kỉ 18 và nhất là Nguyễn Thông người đầu tiên thám hiểm sơn quốc và phát hiện ra Nam Tây Nguyên (1862 – 1877). Ông đã dâng sớ xin lập đồn điền khai khẩn vùng thượng du và vua Tự Đức đã đồng ý cho Nguyễn Thông khai thác sơn quốc, nhưng sau đó thực dân Pháp ở Nam Kỳ buộc vua Tự Đức phải hủy bỏ công trình này vào năm 1877. Langbiang là hình ảnh sống động trong lòng mỗi người dân thành phố Đà Lạt cũng như đông đảo du khách khi trong đời đã được một lần chiêm ngưỡng nó. 3. Đặc điểm tự nhiên: 3.1. Đặc điểm địa chất, địa mạo: Địa chất: Ngay buổi sơ khai tìm hiểu về cao nguyên Lang Biang, có lẽ do bậc thang địa hình Bảo Lộc, đèo Prenn… nên các nhà địa chất nước ngoài đã nghiên cứu và cho rằng nó là một khối nâng. E. Saurin xác định các trầm tích cổ nhất (kỷ Cambri-Silua- cách đây 400-600 triệu năm). Sau này, các nhà địa chất Việt Nam và Nga đã xác nhận lớp trầm tích cổ nhất có tuổi Jura (cách nay 137-195 triệu năm). Các trầm tích tuổi này có nguồn gốc lục địa. Cuối kỷ Jura, đầu Kreta (cách nay trên 130 triệu năm), hoạt động kiến tạo khu vực bắt đầu nâng các điạ tầng của nó lên cao dần. Theo các vết nứt kiến tạo, các thành hệ phun trào cùng các thành hệ xâm nhập đã chia cắt, làm biến dạng, biến chất và cả bao phủ lên các trầm tích có trước. Các thành hệ phun trào này mà thành phần chủ yếu là đaxit, anđêzit, tuf cùng các trầm tích đa khoáng đã tạo dựng nên dãy Lang Biang hùng vĩ. Hình 8: Khảo sát địa chất khu vực phía bắc Tp Đà Lạt Nguồn: (www.idm.gov.vn) Trải qua các kỷ Kreta, kỷ Paleogen, kỷ Neogen, kỷ Đệ tứ đã hình thành bề mặt căn bản cho cao nguyên nơi đây. Hoạt động kiến tạo này chấm dứt thời kỳ vận động tạo núi và cao nguyên Lang Biang được tạo thành tương đối bền vững. Từ đó tới nay, cao nguyên Lang Biang đang hoàn thiện dần bề mặt của mình thông qua các hoạt động địa chất mới mà chủ yếu là phong hoá, bóc mòn và lắng đọng. Tuy nhiên, trong suốt quá trình hoạt động để tự xây dựng mình, địa khối Đà Lạt còn bị các chấn động của địa cầu khu vực, cùng lực co rút của các khối macma. Lịch sử hình thành phức tạp, mức độ nghiên cứu còn ít, song khoáng sản sinh thành trong chúng rất khả quan như vàng sa khoáng, phi kim loại, cao lanh... Cao nguyên Lang Biang được cấu tạo chủ yếu bằng đá phiến mica và đá cát kết nằm trên nền granit của khối Công Tum cổ xưa. Các đồi đá phiến và đá cát hiện vẫn còn lượn sóng trên bề mặt cao nguyên, sườn thoải phủ một lớp phong hóa dày màu vàng đỏ mà lớp mùn màu đen sẫm ở trên không đủ che lấp.  Những đỉnh núi nhô lên cao hơn đều được cấu tạo bằng các loại đá khác hẳn, đó là đá granit như đỉnh Gió Hú (1.621m), YôLuRuEt (1.600m)… hay đá đaxit (dãy Lang Biang) ở phía bắc với đỉnh núi cao 2.153m cùng với núi Bi Đúp 2.286 m… những loại đá này mới trồi lên về sau (kỉ Triat) và bị xâm thực làm lộ ra ngoài mặt đất. Các núi granit và đaxit đều có dạng khối nặng nề, sườn dốc lổn nhổn những đá tảng tròn nhẵn, rất khác biệt với địa hình thoải của các đồi đá phiến có tuổi cổ hơn.  3.1.2 Địa mạo: Mặc dù nền của cao nguyên là đá kết tinh nhưng điều này không thấy biểu hiện rõ rệt ra địa hình, trái lại chính các đá trên mặt lại tạo cho nó cái dáng cao nguyên - bán bình nguyên quen biết. Nó được trẻ khi các quá trình địa động tái nâng cao mặt xâm thực, sức địa động không đồng đều nên bị các phay cắt đứt thành nhiều mảnh, tạo cho mặt xâm thực ở cao nguyên Langbiang có độ cao khác nhau. Tại các hẽm vực sâu vách đứng, có hai hình thể củ và mới nằm kế cận nhau. Đấy là các đồi gò được cấu tạo bằng đá bazan có chiều dày không lớn lắm, nhưng bậc thang phù sa cổ gồm những lớp cuội rải rác khắp nơi làm chứng cho thời kỳ mà các con sông còn chảy trên bề mặt cao nguyên (sông Đa Nhim ở Dran ) những bồi tụ phù sa dọc theo các sông và trong các dải đất trũng ở Liên Khàng. Toàn vùng đã trải qua một thời gian bóc mòn và xâm thực lâu dài cho tới khi vận động Anpi dội đến sinh ra nhiều đứt gãy làm dung nham trào ra phủ lên một số khu vực nhất định và làm cao nguyên bị nâng lên. Điều đó một lần nữa lại thúc đẩy quá trình bóc mòn và xâm thực hoạt động mạnh mẽ hơn, tạo nên bề mặt san bằng như ngày nay.   3. 2. Thổ nhưỡng: Ở dãy Langbiang chủ yếu là nhóm đất feralit mùn vàng đỏ. Đất có diện tích Hình 9: Đất ferarit vàng đỏ. Nguồn:(www.vy.mybiog.yahoo.com) rất ít, phân bố ở những nơi còn rừng bao phủ, có độ dốc lớn nên khả năng khai thác rất hiếm. Đất nơi đây chịu ảnh hưởng của địa chất, khí hậu, địa hình, hệ thực vật… Tính chất và thành phần của đất do yếu tố địa chất quyết định. Cấu trúc địa chất nơi đây đa phần là do các đá trầm tích, phun trào, xâm nhập có tuổi từ kỉ Jura giữa đến Đệ Tứ. Chúng ta có thể thấy được đất nơi đây chủ yếu là: đất đỏ bazan (ferralsols), đất xói mòn mạnh (leptosols). Các loại đá dễ phong hóa như bazan, trầm tích hỗn hợp (phiến sét, phiến cát, bột kết). Daxit để lại lớp phong hóa dày, tương đối màu mỡ, được canh tác nhiều nhất. Đối với các loại đá xâm nhập như granit, sự phong hóa diễn ra kém hơn. Dưới chân các ngọn đồi, lợi dụng các đất thung lũng, người dân đang khai khẩn trồng các loại cây ăn quả như hồng, dâu tằm, cà phê và đúc gạch ngói. Khí hậu là yếu tố hàng đầu trong quá trình feralit hóa. Các điều kiện ẩm độ, lượng mưa và nhiệt độ khá thuận lợi cho quá trình phong hóa xảy ra và cho quá trình mùn hóa phát triển, nhất là những nơi thảm thực vật không bị hủy hoại đã thành tạo được lớp thổ nhưỡng dày. Yếu tố thực vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình thành tạo đất và là nhân tố bảo vệ bề mặt đất. Thực vật là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất, quyết định sự thành tạo của lớp mùn trên mặt. Ở những nơi rừng thường xanh lá rộng, lớp mùn trên mặt dày, đất đai màu mỡ, không bị xói mòn rửa trôi. Địa hình Đà Lạt cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình feralit hóa. Các dạng địa hình đồi núi có sườn rất dốc là điều kiện thuận lợi cho quá trình rửa trôi. Ở đồi dốc thoát nước dễ trên các đá mẹ thì quá trình feralit mạnh, đất nghèo các cation kiềm và có độ chua cao. Ở địa hình dốc thoát nước dễ nhưng thực vật mọc tốt thì quá trình feralit hóa yếu hơn, đất ít chua hơn. Tuy nhiên, nếu lưu lượng và vận tốc dòng chảy quá lớn sẽ xảy ra hiện tượng xâm thực và tàn phá địa hình. Trên sườn phía Nam dãy Lang Biang, sự bào mòn rửa trôi không đáng kể mặc dù độ dốc lớn. Nhưng các ngọn đồi dưới chân núi, do khối nước từ trên cao trút xuống với vận tốc lớn đã tạo nên những rãnh thoát nước sâu. Trên các đồi thoải với lưu lượng nước phân bố đều thì hiện tượng xói mòn ít xảy ra hơn. Đất nơi đây khá màu mỡ, điển hình là nhìn dưới chân núi ta có thể trông thấy các luống rau xanh tốt do các buôn làng người dân tộc trồng. Không những thế với đất bazan, nơi đây trồng nhiều thông (3 lá), thuân lợI cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như chè, cà phê… 3. 3. Khí hậu: Khí hậu ở đây rất khác so với miền đồng bằng mà chúng ta đang sinh sống. Nơi đây nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, điều này được biểu hiện khá rõ khi chúng ta leo từ chân núi lên đến đỉnh, nhiệt độ thay đổi rõ rệt, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Cứ trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm đi 0.60C. Nhiệt độ trung bình năm nơi đây dao động từ 18 – 250C. Thời tiết ôn hòa và mát mẻ xen lẫn cái se se lạnh của khí hậu vùng ôn đới và thời tiết nơi đây ít có sự biến động lớn trong năm. Cao nguyên Lang Biang có khí hậu mát quanh năm nhưng vẫn có mùa mưa (kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô. Chế độ mưa đã mang tính chất á xích đạo: mưa thường xảy ra vào buổi chiều dưới hình thức giông và có hai cực đại vào tháng 5 và tháng 9 hay 10. Cũng đôi khi có mưa đá. Sương mù hay xảy ra vào mùa mưa, các thung lũng thường bị phủ bởi một tấm áo trắng lạnh toát còn trên bề mặt cao nguyên thì man mác một lớp mù mỏng làm cảnh vật trở nên tuyệt đẹp. Nhiệt độ biến đổi rất nhanh chóng trong ngày, nhưng nhiệt độ cực đại trong năm chưa bao giờ vượt quá 30o và nhiệt độ cực tiểu quan sát được là 4o9 (có tài liệu ghi là 4o8).   Khí hậu nơi đây rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt là rừng Thông cũng là một yếu tố tác đọng đến khí hậu. Chính cây Thông là một nhân tố tích cực làm dịu mát khí hậu nơi đây bên cạnh yếu tố chính là độ cao. 3.4. Thủy văn: Các sông suối trên cao nguyên do chảy qua nhiều loại đá khác nhau nên lòng sông có nhiều ghềnh thác. Ngay ở 20 km bắc Đà Lạt có thác Ang Krô Et ở Suối Vàng là một ngưỡng đá phiến đen sẫm lóng lánh vẩy mica trên đó đã xây một nhà máy thủy điện, thác Cam Ly (ở 2 km tây Đà Lạt) với những khối đá granit màu trắng xám hạt nhỏ, thác Đa Tan La trên nền đá cát kết có xi măng silic, thác Pren và thác Liên Khương trên đá bazan màu đen huyền. Thác Gu Ga trông hùng vĩ một cách lạ thường, các tia nước phản chiếu ánh sáng có nhiều màu sắc bắn lên không trung thành những đường vòng sặc sỡ. Các đá phiến biến chất lại thấy xuất hiện ở đập nước Đa Nhim cung cấp nguồn nước xuống làm mát những miền đất nóng bỏng của Phan Thiết, Phan Rang và dòng điện đã cung cấp năng lượng cho công nghiệp và nông nghiệp ở nhiều vùng lân cận.  Giữa các dãy đồi thấp ở vùng trung tâm và các đỉnh núi cao chung quanh Đà Lạt là dòng chảy hiền hòa của các sông suối thượng nguồn sông Đa Nhim, sông Đạ Đờng, sông Cam Ly, những con sông này là các nhánh chính đổ vào sông Đồng Nai. Ở đây nguồn nước phong phú trong mùa mưa nhưng rất nghèo trong mùa khô. Ở phía Bắc, các con suối đổ vào hồ Suối Vàng chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc như suối Phước Thành, suối Đa Phú. Phía Đông có các con suối nhỏ chảy về sông Đa Nhim, phần thượng nguồn hồ Đơn Dương. Các con suối phía Nam chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đổ về suối Đạ Tam như suối Datanla, Hình 10: Hồ Suối Vàng từ đỉnh LangBiang nhìn xuống Nguồn: (www.thugian.com) thác Prenn. Chảy qua trung tâm thành phố là suối Cam Ly có chiều dài 20 km trong địa phận Đà Lạt, với diện tích lưu vực xấp xỉ 50 km2. Mạng lưới suối nhỏ khá dày, các dòng suối nhỏ vào mùa khô rất ít nước hoặc khô cạn. Mật độ sông suối bình quân: 1, 2 km/km2. 3.5. Sinh vật: Khác hẳn với đồng bằng, quen với cây cỏ miền nhiệt đới, chúng ta không khỏi ngạc nhiên trước cảnh rừng thông trùng điệp phủ xanh cả một ngọn núi cao. Nếu ta để ý kĩ thì có thể nhận ra đa phần Thông trên núi LangBiang phần lớn là thông 3 lá (pinus kesiya rovle ex Gordon- độ cao từ 1000- 1800m). Thực vật trên cao nguyên Lang Biang chủ yếu gồm những rừng ôn đới thuần nhất, rất điển hình là những quần Thông hai lá và Thông ba lá rộng mênh mông (đến hơn 180.000 ha). Cả hai loại rừng này đều có một sản lượng khá cao (ít nhất trên 10 m3/ ha/năm). Ngoài ra đều là rừng cây họ Dầu (đặc biệt là cây họ dầu trà beng) làm chứng cho những khu vực có khí hậu khô hạn hơn.  Ngoài ra ở đây còn có họ Hoà Thảo (Gramineae) và họ Lát (Cyperaceae) chiếm diện tích lớn. Họ Lan (Orchidaceae) rất đặc biệt về màu sắc và hình dáng với nhiều loại như Bạch lan, Hồng lan, Thanh lan…Với 2 loài hoa mang tên Lang Bi-an: Dendrobium langbianense, Oberonia langbianensis… Về các loài thuộc ngành Dương xỉ, cao nguyên Lang Biang là một trong những trung tâm phong phú nhất về thành phần loài. Riêng họ Thông đất ở đây đã Hình 11: Rừng Thông Đà Lạt Nguồn:(www) có 10 loài trong khi cả nước chỉ có 11 loài. Sự có mặt của những họ Nắp ấm, Chuối rừng, Mây nước, Dứa dại đã biểu hiện cho tính cổ nhiệt đới của hệ thực vật ở vùng cao nguyên này. Đây cũng là nơi tập trung nhiều nhất của các loài thuộc ngành Hạt trần là thành phần quan trọng nhất cấu trúc nên các kiểu rừng ở cao nguyên Lang Biang, đặc biệt là rừng thưa thuần loại cây lá kim hoặc rừng hỗn giao với cây lá rộng... Trên núi Lang Biang lại có những loài cây rất to như Chò sót, Chò nước, Pơ mu, cùng với nhiều cây gỗ quý: Thông nàng, Thông tràm, Thông 5 lá, Ngo tùng. Thảm thực vật trên những đỉnh núi cao, gió mạnh, có lắm sương mù hình thành Hình 12: Vườn Hoa Đà Lạt Nguồn: (www) nên những trảng cây gỗ lùn. Những cây gỗ chỉ cao 3 - 5m gồm một số loài Dẻ, Đỗ quyên, Côm, Sến. Thật là thú vị khi ngay ở miền nhiệt đới - á xích đạo, người ta lại có thể thấy ở chợ dưới đồng bằng bán những hoa mimôza, glaiơn, lan rừng, dâu tây, đào, hồng, bắp cải, su su, actisô… tất cả đều từ cao nguyên nổi tiếng này cung cấp.  Rừng Lang Biang còn nhiều thú lớn như voi, cọp, beo, gấm, min, bò rừng, lợn rừng, nai… và nhiều loài thú thỏ như thỏ, gà gô, công…  Các loài chim cũng rất nhiều, hấp dẫn những nhà khoa học muốn sưu tầm chim như: Bách thanh, Sáo sậu, Cu gáy, Gà gô, Bìm bịp, Chèo bẻo, các loài Phường chèo đỏ, Bạc má bụng vàng, Mỏ chéo… Bên cạnh chim, côn trùng ở rừng thông còn có thể bắt gặp một số loài lưỡng thê và bò sát như ếch, cóc, thằn lằn bay và một số loài rắn. Các yếu tố tự nhiên từ bao đời nay góp phần hình thành nên một thảm thực vật đa dạng với hơn 3.000 loài thực vật, điều này đã giúp cho cao nguyên Lang Biang vẽ nên một bức tranh sinh động về thành phần thực vật tự nhiên. Và đây cũng là điểm thu hút du khách và phát triển kinh tế nơi đây. 4. Langbiang - phát triển kinh tế và du lịch: 4.1. Langbiang và du lịch: Nếu đã một lần đến Langbiang, du khách khó có thể quên được vùng đất này. Langbiang với những đỉnh núi cao ngất, có đỉnh cao tới 2169m, khí hậu luôn trong lành, mát mẻ quanh năm. Thưc vật phong phú với nhiều loại và đặc biệt là luôn có sự thay đổi theo độ cao, điểm giữa rừng thông mênh mông xanh ngát là những bông hoa mimoda vàng rực, hay hoa cẩm tú cầu… Mặt khác, đứng trên đỉnh núi, ta có thể phóng tầm mắt về mọi hướng để tận hưởng vẻ đẹp của xứ sở sương mù này. Đấy là khi bạn muốn tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ, lãng mạn của Langbiang. Còn phía dưới chân Langbiang là cả một thung lũng rộng lớn – Thung Lũng Trăm Năm. Ở nơi đây du khách có thể tổ chức sinh hoạt tập thể, đốt lửa trại, hoặc nghe, xem những làn điệu, những ca khúc mang đậm nét văn hóa của các dân tộc ít người nơi đây, và đặc biệt du khách còn có thể thưởng thức rượu cần, thịt nướng khi say sưa trong điệu nhảy của các sơn nữ, sơn nam. Ngày nay Langbiang đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Đến đây du khách có thể thử sức với chính mình, để chinh phục đỉnh Langbiang này. Du khách có thể lên đỉnh núi bằng xe U oat hoặc theo lối mòn mà leo lên, vừa lên vừa cảm nhận vẻ đẹp và sự thay đổi khí hậu, hệ thực vật nơi đây theo độ cao. Không chỉ thế du khách có thể qua đêm tên đỉnh núi để tận hưởng cái lạnh và thú vị nơi đây. Trong tương lai, khu du lịch Langbiang còn dự kiến tổ chức các trò chơi mạo hiểm như nhảy dù lượn, leo vách đá bằng dây… Ngoài ra, kết hợp trồng rừng tạo bóng mát, trồng thêm hoa cảnh để tăng thêm vẻ đẹp của Langbiang, sẽ xây dựng bảo tàng nhỏ để giới thiệu về các loài động vật đặc trưng của Langbiang để thu hút và tăng thêm kiến thức cũng như lòng yêu thiên nhiên của du khách. Đồng thời, kết hợp với việc giới thiệu về văn hóa dân tộc nơi đây, để tăng phần thu hút du khách. Trong tương lai, Khu du lịch Lang Biang hy vọng rằng với những dịch vụ hấp dẫn và cảnh quan còn mang đậm nét thiên nhiên hoang sơ sẽ là điểm dừng chân không thể thiếu với du khách trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ dưỡng tại Đà Lạt. 4.2. Langbiang và kinh tế: Ngoài nguồn thu đáng kể về du lịch, Langbiang còn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành kinh tế khác. Tuy ở miền nhiệt đới – á xích đạo nhưng ở đây vẫn phát triển những cây trồng ôn đới như atiso, bắp cải, sà lách, su su, dâu tầm… trên những cánh đồng ngay dưới thung lũng và hàng năm mang Hình 13: Núi LangBiang từ xa nhìn đến Nguồn: (www.) lại nguồn thu đáng kể cho cư dân nơi đây. Nói đến Langbiang thì ta thường nghĩ ngay đến loài cây đặc trưng nơi đây đó là cây thông. Thông ở đây trồng với diện tích lớn, chủ yếu là trồng để lấy gỗ Cây thông ba lá cho gỗ mềm nhẹ, thẳng, dễ chế biến nên được dùng nhiều trong xây dựng, làm giấy, làm gỗ dán, hàng gỗ thủ công mỹ nghệ. Nhựa Thông ba lá khá tốt, thông cho nhiều nhựa, trung bình 1 hecta rừng cho 1 tấn nhựa. Bên cạnh gỗ thông, rừng còn nhiều cây lấy gỗ khác, trữ lượng cũng rất đáng kể, đó là những cây Dẻ, Giổi, Xoan, Ngọc lan, Kim giao... Đây là những loài gỗ tốt, vân rất đẹp, bền không bị mối mọt, có mùi tinh dầu dễ chịu. Người ta cũng có thể chiết một số loài tinh dầu quý, nhất là cây Pơ-mu và Bách tùng. Ngoài những cây lấy gỗ, nhựa, thực vật nơi đây còn có nhiều loài cây thuốc quý hiếm như Kinh giới, Đơn buốt, Đại bi, Nam sâm, Ngưu tất nam…mang lại nguồn thu nhập cao. Ngoài các nguồn tài nguyên trên, động vật rừng ở đây cũng cung cấp một nguồn lợi đáng kể cho đời sống con người. Động vật có chất lượng thịt cao, ngon và bổ. Chúng dễ dàng trở thành các món ăn đặc sản đối với thực khách từ các nơi đến đây và dân địa phương từ trước đến nay. Chúng còn cung cấp dược liệu như cao khỉ, cao ban long (từ các loài Nai, Hươu, Hoẵng), cao gấu, cao trăn, mật khỉ, mật gấu… Sự ưa chuộng nguồn dược liệu qúy giá này của du khách từ các nơi đến đây, kể cả châu Âu và một số nước châu Á, đã làm cho giá cả của các loài động vật cho dược liệu và các sản phẩm lấy từ chúng ngày càng cao, một số dược liệu cao cấp như cao hổ cốt, mật gấu, sừng tê và nhung nai rất đắt và không có giá nhất định...Bên cạnh việc săn bắt động vật lấy thịt, dược liệu, còn phải kể đến sự khai thác động vật tự nhiên lấy da, lông. Tuy mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng cũng cần có biện pháp sử dụng hợp lý để không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này và phát triển kinh tế lâu dài hơn. II. Chợ Đà Lạt. 1. Khái quát chung: Chợ Đà Lạt là một trung tâm thương mại của thành phố Đà Lạt tọa lạc trên trục đường chính là đường Nguyễn Thị Minh Khai và được xem là con tim của thành phố Đà Lạt. Chợ Đà Lạt gồm khu Hòa Bình, vòng qua các đường Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Đại Hành, Trương Công Định… Khu chợ đêm chạy dọc ngay chân cầu thang nối khu Hòa Bình với tầng lầu chợ Đà Lạt, dọc theo khu Hòa Bình… Chợ Đà Lạt có lich sử cũng khá lâu đời với nhiều tên gọi khác nhau. Đây là nơi mua sắm lý tưởng với nhiều mặt hàng phong phú và đa dạng cả về số lượng, chất lượng, mẫu mã… Chợ Đà Lạt không chỉ là nơi phát triển kinh tế khá năng động mà còn là nơi khu hút khách du lịch đến tham quan thành phố này. 2. Lịch sử hình thành: Năm 1929, công sứ Pháp Chassaing cho dựng một ngôi chợ lộp tôn, đóng bằng cây rừng nên gọi là chợ Cây (rạp chiếu bong Hòa Bình bây giờ). Năm 1937, sau một trận hỏa hoạn lớn, công ty SIDEC xây dựng một ngôi chợ mới bằng gạch để thay thế chợ Cây. Năm 1958, chợ Đà Lạt hiện nay được khởi công xây dựng trên một vùng đất sình lầy trồng xà- lách- son, do kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức thiết kế, nhà thầu Nguyễn Linh Chiểu thi công, hoàn thành vào năm 1960. Về sau, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tham gia chỉnh trang chợ Đà Lạt. Ngày 03/04/1993, khởi công xây dựng khối B chợ Đà Lạt do kiến trúc sư Lê Văn Rọt và Trần Hùng thiết kế. Công trình do ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt và ngân hàng Việt Hoa tạ thành phố Hồ Chí minh hợp tác đầu tư. 3. Đặc điểm chợ Đà Lạt: Được xây dựng từ năm 1958- 1960, chợ Đà Lạt có kiến trúc hiện đại nhất Hình 14: Chợ Đà Lạt Ngày nay Nguồn: ( www.ita.dalat.vn) thời bấy giờ với dáng vẻ vừa bề thế vừa thanh nhã, mỹ thuật. Chợ được chia làm 3 khu A, B, C với tổng số 1356 quầy, sạp. Chợ nằm ngay chân đồi, thông với đỉnh đồi bằng con dốc nối với khu Hòa Bình qua một chiếc cầu ở tầng 2 và với Hồ Xuân Hương ở tầng trệt. Tất cả tạo cho Đà Lạt có một vị trí ngoạn mục mà chỉ có được ở những thành phố cao nguyên nhiều đồi núi. Chợ được thiết kế với 2 tầng lầu: mỗi tầng được bày trí những mặt hàng khác nhau rất trật tự. Tầng trệt chợ bày bán đủ các mặt hàng nhất là các đăc sản địa phương như hoa, trái cây, mứt kẹo… Tầng 1 là nơi dành cho ăn uống với đủ các món chay mặn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐôi nét về địa lí thành phố du lịch đà lạt.doc
Tài liệu liên quan