Báo cáo Thực hành Công tác xã hội cá nhân với trẻ asperger

Nếu như thời gian đầu Ph không chịu nói chuyện hay chơi cùng nhân viên xã hội thì sau những nổ lực, cố gắng từ hai phía Ph đã chơi các trò chơi cùng nhân viên xã hội, em đã biết thể hiện niềm vui khi được chơi cùng người khác mà không phải là ông ngoại hay dì hoặc em trai của em (cụ thể là với nhân viên xã hội). Ph đã đưa ra ý kiến trong việc tổ chức trò chơi, chẳng hạn khi chơi trò giải toán cho điểm, em đã đề nghị tăng nấc thang điểm lên 100 chứ không phải nấc thang điểm 10 như nhân viên xã hội yêu cầu, mặc dù cách diễn đạt của em vẫn còn vụng về và kỳ cục: “phải là 100 điểm chứ! 100 điểm là đúng”. Mức độ tham gia các trò chơi hay các hoạt động như dã ngoại với nhân viên xã hội có chiều hướng tích cực hơn, có xu hướng biết nghe lời.

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13478 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực hành Công tác xã hội cá nhân với trẻ asperger, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm những việc rất khó hiểu và kỳ quặc như: nói chuyện một mình hoặc với một đồ vật gì đó, viết vẽ linh tinh...Thầy cô rất lo lắng và thường thông báo cho gia đình nếu em có biểu hiện gì đó không bình thường, các bạn trong lớp thấy Ph kỳ quặc nên dần dần không đến gần để chơi với em bởi nhiều lần Ph không có phản ứng gì khi các bạn hỏi hoặc rủ chơi gì đó.. Bố mẹ em cũng chia sẻ: trong nhà cháu đi lại rất nhiều, chạy loạn xạ cả lên, nhiều lúc như thể có việc gì gấp gáp lắm, hỏi thì không nói hoặc nói rất huyên thuyên, chẳng đâu vào đâu cả. 2.2 Các kỹ năng được sử dụng trong quá trình thu thập thông tin về thân chủ - Thu thập thông tin: Trên cơ sở sự giới thiệu của người quen, em đã tiến hành thu thập các thông tin có liên quan đến thân chủ (Ph). Nguồn thông tin chủ yếu mà em thu thập được là từ người Dì của Ph, mẹ Ph và một số người họ hàng thân thích. - Quan sát: Đây là một trong những kỹ năng được sử dụng nhiều và rất hiệu quả. Kỹ năng này được sử dụng lần đầu khi em gặp Ph tại nhà Dì của Ph ở Kim Mã, nhờ vậy em đã có được những bằng chứng xác thực, những thông tin xác thực về tình trạng bệnh của thân chủ. Kỹ năng này con được sử dụng nhiều khi em tiến hành vãng gia thân chủ và khi cùng Ph thực hiện một số hoạt động trị liệu. - Vãng gia: Sau khi có được những thông tin cơ bản về Ph, được sự đồng ý của gia đình Ph (khá thuận lợi vì là chỗ quen biết với gia đình nên việc tới chơi, thăm hỏi...là một việc rất tự nhiên), em đã tiến hành vãng gia thân chủ, qua đó càng hiểu rõ hơn về môi trường sống hiện tại cũng như cuộc sống thường ngày của Ph. - Kỹ năng đặt câu hỏi: Có thể nói đây là kỹ năng luôn luôn thường trực và không thể thiếu khi muốn thu thập thông tin nào đó. Với kỹ năng sử dụng những câu hỏi đóng, mở, kết hợp, em đã có được các thông tin cần thiết về thân chủ và một số thông tin có liên quan như: tâm trạng của các thành viên trong gia đình, những mong muốn, hy vọng cũng như những nổ lực mà gia đình đã làm nhằm cải thiện tình trạng cho Ph, kết quả đạt được và cả những khó khăn gặp phải. - Kỹ năng tạo lập mối quan hệ: Đây là một trong những kỹ năng được sử dụng xuyên suốt trong quá trình hỗ trợ thân chủ. Qua cử chỉ, thái độ, lời nói, ánh mắt...tất cả đều thể hiện sự tôn trọng và mong muốn được giúp đỡ Ph dù kết quả chỉ là một sự cải thiện nhỏ nhất cho em. Ngoài các kỹ năng trên, em đã sử dụng nhiều kỹ năng khác kết hợp vào để có thể có được những thông tin cần thiết, cụ thể và xác thực nhất. Qua đó có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề thân chủ em đang gặp phải. 3. Vấn đề thân chủ đang gặp phải Trên cơ sở những thông tin đã thu thập được, em tiến hành xác định vấn đề mà Ph đang gặp phải thông qua các công cụ sau: 3.1 Sơ đồ phả hệ Dì Ông Bo Bi Mẹ Bố Chú thích: Quan hệ thân thiết Nam Quan hệ một chiều Quan hệ hai chiều Nữ Không quan hệ Trong sơ đồ phả hệ trên ta thấy Ph (thường được gọi là cu Bi) nhận được sự quan tâm của rất nhiều thành viên, nhưng em không đáp lại những tình cảm đó, ngay cả bố và mẹ. Hầu như em chỉ đáp lại tình cảm của ông ngoại, cậu em trai 3 tuổi và người Dì của em. Sự thu mình lại của Bi không phải do em bị đối xử lạnh nhạt, không được quan tâm hay do bị đánh đập mà vì em mắc một chứng bệnh hiện nay khá phổ biến là hội chứng trẻ tự kỷ. Với nhiều mức độ biểu hiện khác nhau, trong đó Bi thuộc mức độ trung bình - asperger. Ở mức độ này, các em có trí thông minh bình thường hoặc trên mức bình thường nhưng thiếu những kỹ năng giao tiếp bằng lời, khó chia sẻ, hòa nhập với bạn bè và thường có biểu hiện bên ngoài vụng về, kỳ cục. 3.2 Cây vấn đề Hạn chế về khả năng giao tiếp Môi trường học tập mới Rối loạn asperger Do có vấn đề về gen Mới chuyển từ quê ra Bố mẹ muốn cho con có điều kiện giáo dục và chữa bệnh tốt nhất Cấu trúc chức năng ở các vùng chuyên biệt của não bộ có sự khác biệt Vấn đề của thân chủ mang tính chất bệnh lý hơn là sự tác động của những nguyên nhân khách quan. Hiện tại chưa có phương pháp nào có thể điều trị hoàn toàn và các phương pháp điều trị đều tập trung vào những nổ lực thay đổi dù chỉ là rất ít cho các em. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trường hợp này chủ yếu là nối kết gia đình với các nguồn lực để giúp em cải thiện được tình trạng của mình; tổ chức một số hoạt động để cải thiện phần nào tinh trạng của em. 3.3 Sơ đồ sinh thái Quê ngoại Nhân viên xã hội Trường học Hội gia đình có trẻ tự kỷ Cơ sở y tế Mẹ Bi Gia đình cu Bi Với tình trạng của Bi, môi trường sinh thái quanh em gồm có cơ sở y tế, trường học, quê ngoại, hội gia đình có trẻ tự kỷ ở Hà Nội và nhân viên xã hội. Đây là những nguồn lực cần được huy động nhất trong quá trình can thiệp hỗ trợ em, bởi với trẻ tự kỷ nên để em tập làm quen dần và kết thân trong phạm vi vừa đủ, tránh để các em sợ hãi và thu mình lại hơn. 3.4 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu Ph (Bi) Bố, mẹ Ông ngoại Dì Em trai Môi trường xung quanh Điểm mạnh - Rất thông minh, trí nhớ vượt trội - Thân với ông ngoại, Dì và em trai - Có nghề, thu nhập cao - Gia đình không mâu thuẫn - Thương con - Thương cháu - Thương cháu - Sống gần cháu - Kinh tế ổn định - Thích chơi với anh - Hàng xóm tốt - Thầy cô quý mến Điểm yếu - Ít giao tiếp với người lạ - Hạn chế trong cách diễn đạt ngôn ngữ - Không kiểm soát, không ý thức được những việc mình đang làm - Chỉ quan tâm tới sở thích bản thân - Thiếu thời gian chăm sóc con - Sống ở quê, xa nơi Ph đang sống - Có con nhỏ nên không thường xuyên chơi với em như trước - Còn nhỏ - Môi trường mới, hoàn toàn lạ lẫm với em - Chưa có sự can thiệp, hỗ trợ nào từ phía xã hội Qua bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu trên có thể thấy các nguồn lực hỗ trợ trong tiến trình giúp đỡ Ph là bố mẹ, ông ngoại, dì, thầy cô và một số cơ quan, tổ chức có thể huy động trong cộng đồng. 3.5 Xác định vấn đề ưu tiên Trên cơ sở các thông tin thu thập được về Ph, có thể thấy em đang gặp rất nhiều vấn đề nhưng các vấn đề đó đều liên quan đến căn bệnh mà em đang gặp phải đó là một trong những rối loạn tự kỷ - bệnh asperger. Với những rối loạn về chức năng giao tiếp, hạn chế trong việc tiếp xúc với người khác, đặc biệt là trong cách sử dụng ngôn từ: ngôn ngữ không thích hợp với vấn đề hiện tại, nói lan man,không có trọng âm….Vì vậy với trường hợp của Ph, em xác xđịnh vấn đề ưu tiên trong tiến trình can thiệp này là cải thiện và tăng cường khả năng giao tiếp cho thân chủ. 4. Kế hoạch trợ giúp thân chủ Mục tiêu tổng quát trong kế hoạch trợ giúp thân chủ trong tình huống này là nhằm cải thiện khả năng giao tiếp cho Ph. Các mục tiêu cụ thể cũng như những hoạt động và nguồn lực trợ giúp sẽ được trình bày qua bảng kế hoạch sau: Kế hoạch trợ giúp thân chủ STT Mục tiêu Thời gian Các hoạt động Nguồn lực thực hiện Kết quả mong đợi 1 Giúp em thể hiện việc nhận biết sự có mặt của người khác, trở thành một người bạn của em Từ ngày 20/9 - Tạo bầu không khí gần gũi, thân mật với em - Trò chuyện, hướng dẫn tận tình cách diễn đạt tình cảm - Thường xuyên bên cạnh và giúp đỡ em, chơi với em - Nhânviên xã hội - Người thân trong gia đình - Thân chủ Tạo ra được một sự chuyển biến dù chỉ là nhỏ nhất trong cách thể hiện của Ph 2 Tăng cường khả năng giao tiếp thông qua các trò chơi Từ ngày 25/9 - Tổ chức các trò chơi đơn giản như: vẽ tranh, tô màu, các trò chơi với con vật hay bất cứ đồ vật nào em yêu thích như: đóng kịch... - Chơi những trò chơi của em hoặc các trò chơi liên quan đến sở thích Toán học: ô chữ trí tuệ... - Bắt chước những hành động của Ph để cùng chơi với em... - Nhân viên xã hội - Thân chủ - Em trai Tăng cường khả năng tiếp xúc, tin tưởng 3 Tăng cường khả năng trao đổi ngôn từ, giúp thay đổi trọng âm khi giao tiếp Từ ngày 25/9 - Hướng dẫn một cách kiên trì những câu nói, lặp đi lặp lại để giúp em thay đổi dần dần - Tìm cách gần gũi và thường xuyên trò chuyện cùng em - Thông qua các trò chơi đóng kịch.. - Nhân viên xã hội - Thân chủ - Người thân trong gia đình, đặc biệt là ông ngoại và dì Cải thiện phàn nào cách sử dụng ngôn ngữ nói 4 Huy động nguồn lực và kết nối các nguồn lực với gia đình em Ngày 27/9 - Kết nối các nguồn lực như: Hội những gia đình có trẻ bị tự kỷ tại Hà Nội, cơ sở y tế… - Giới thiệu một số trang web trong việc chăm sóc trẻ tự kỷ để gia đình có thể tham khảo và chia sẻ về vấn đề của bé Bi - Vận động sự tham gia của người thân trong việc cải thiện tình trạng của em - Nhân viên xã hội- Gia đình - Đại diện hội gia đình có trẻ bị tự kỷ - Đại diện cơ sở y tế - Trung tâm hỗ trợ trẻ tự kỷ Sao Mai - Trung tâm Hy Vọng. - Các nguồn lực khác Kết nối các nguồn lực để giúp gia đình Ph trong việc điều trị cho con mình 5 Cung cấp một số thông tin cần thiết cho bố mẹ và người thân về chăm sóc và giáo dục em Ngày 30/9 - Tham vấn : cung cấp thông tin trong việc chăm sóc, giáo dục: phải kiên trì, nhẫn nại, không nên la hét, mắng hoặc áp dụng hình phạt. - Nêu cao vai trò của ông ngoại, dì và em trai vì đây là những người bạn quan trọng nhất và duy nhất mà hiện tại em đang có - Nhân viên xã hội - Gia đình Trang bị một số kiến thức cần thiết về chăm sóc và giáo dục nhằm tạo ra một môi trường sống tốt nhất cho em 5. Đánh giá kết quả giúp đỡ - kiến nghị hỗ trợ đối tượng Sau một quá trình triển khai kế hoạch, mặc dù Ph chưa có thay đổi rõ rệt nhưng những kết quả đạt được đã phần nào đó khẳng định hy vọng về một sự thay đổi tốt đẹp hơn trong tương lai cho em. 5.1. Những kết quả đạt được - Nếu như thời gian đầu Ph không chịu nói chuyện hay chơi cùng nhân viên xã hội thì sau những nổ lực, cố gắng từ hai phía Ph đã chơi các trò chơi cùng nhân viên xã hội, em đã biết thể hiện niềm vui khi được chơi cùng người khác mà không phải là ông ngoại hay dì hoặc em trai của em (cụ thể là với nhân viên xã hội). Ph đã đưa ra ý kiến trong việc tổ chức trò chơi, chẳng hạn khi chơi trò giải toán cho điểm, em đã đề nghị tăng nấc thang điểm lên 100 chứ không phải nấc thang điểm 10 như nhân viên xã hội yêu cầu, mặc dù cách diễn đạt của em vẫn còn vụng về và kỳ cục: “phải là 100 điểm chứ! 100 điểm là đúng”. Mức độ tham gia các trò chơi hay các hoạt động như dã ngoại với nhân viên xã hội có chiều hướng tích cực hơn, có xu hướng biết nghe lời. - Đã giới thiệu cho gia đình Ph nhiều địa chỉ tin cậy liên quan trong việc chăm sóc và điều trị cho em như trung tâm hỗ trợ trẻ tự kỷ Sao Mai đóng tại Phường Nhân Chính - Q.Thanh Xuân - Hà Nội, Trung tâm Hy Vọng, Cơ sở I: Ngõ 290 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội, Cơ sở II : 32, ngõ 4, phố Đặng Văn Ngữ, quận Đống Đa, Hà Nội CLB Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội có địa chỉ trang web là www.tretuky.com, đây là hai cơ sở có thể hỗ trợ gia đình em Ph trong quá trình trị liệu và giúp em hoà nhập tốt sau này. - Tuy thời gian thực hành không dài nhưng đã tổ chức tham vấn hai buổi cho gia đình nhằm chia sẻ những thông tin cần thiết về chăm sóc và giáo dục em Ph, giúp em từng bước thay đổi, tăng cường khả năng giao tiếp, sớm có được môi trường. Điều quan trọng là biết sử dụng ngôn ngữ với cách phát âm phù hợp với những trạng thái cảm xúc mà em đang có. - Đã có những tổng kết, đánh giá và cam kết với gia đình và với chính bản thân Ph là sẽ tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ Ph, vẫn là một người bạn chơi với em dù hoạt động thực hành có chấm dứt hay không. 5.2. Những mặt chưa làm được - Do điều kiện thời gian không cho phép và vì đặc thù vấn đề của thân chủ rất cần sự kiên trì, lâu dài nên chưa đạt được tới mục đích cuối cùng, chưa có kết quả là tạo ra được một sự thay đổi rõ rệt về khả năng giao tiếp ở Ph. Em mới chỉ thể hiện một số nét như: biết nói cảm ơn và chào lễ phép với những người lớn hơn khi được chỉ dẫn chứ chưa tự mình nói nếu không có ai đó nhắc nhở, hay gật đầu chào, thêm chủ ngữ khi nói (ít nói cộc lốc hơn). Tuy vậy việc thay đổi trọng âm trong cách phát âm của Ph thật sự là rất khó khăn, hiện tại em vẫn cào bằng âm thanh khi nói, nếu nói thật chậm thì em có khá hơn, tức là làm cho người nghe bớt “hoảng” hơn. - Các nguồn lực được huy động còn rất hạn chế. Đối với các nguồn lực bên ngoài một phần là do vấn đề trẻ tự kỷ ở nước ta chưa thật sự được giới chuyên môn quan tâm, các trung tâm chuyên biệt về giáo dục và chăm sóc trẻ tự kỷ còn rất hạn chế. Hiện tại trung tâm hoạt động tích cực nhất là trung tâm Sao Mai (được thành lập từ năm 1995). Với nguồn lực bên trong như những người thân trong gia đình, đặc biệt là ông ngoại và Dì của Ph vì phải lo cuộc sống riêng nên thời gian dành cho em ít đi, vì vậy, hiện tại Ph thật sự cần một người bạn luôn bên em, có thể là mẹ hoặc bố, em trai hay nhân viên xã hội. Về điều này mặc dù hiện tại trong quá trình thực hành với thời gian ngắn ngủi nên mối quan hệ giữa bản thân với thân chủ chưa đạt đến mức độ sâu sắc nhưng đủ để có thể cùng trò chuyện và chơi đùa. Nhưng với mục tiêu mà bản thân em đã đặt ra cho mình là sẽ theo đuổi đến cùng nên em tin Ph và em sẽ là những người bạn của nhau. 5.3 Kiến nghị hỗ trợ đối tượng - Về phía gia đình: Cần dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc Ph hơn nữa, liên hệ với các địa chỉ để có những lời khuyên bổ ích về phương pháp giáo dục hiệu quả. Đặc biệt là ông ngoại và dì của Ph, bởi với Ph mất đi người mình quan tâm cũng đồng nghĩa với việc có thêm một sự hụt hẫng vô cùng lớn và có thể vấn đề của em trầm trọng hơn. - Về phía xã hội: cộng đồng xã hội cần tạo điều kiện, phối hợp, giúp đỡ các em hoà nhập, tránh sự phân biệt, xa lánh. - Đối với các nhà chuyên môn: cần sớm tìm ra giải pháp chữa trị cho những em bị tự kỷ và những căn bệnh liên quan đến rối loạn trí tuệ ở các em. Bởi những rối loạn đó nếu không được chữa trị sẽ kéo dài đến suốt cuộc đời của trẻ, do đó, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chính các em, gia đình và xã hội. III. Đánh giá 1. Phân tích kỹ năng vận dụng qua phúc trình Trong quá trinh can thiệp, hỗ trợ Ph, tôi đã tiến hành 4 buổi phúc trình lồng ghép trong các hoạt động tổ chức trò chơi cho Ph, cụ thể như sau: Phúc trình lần thứ 1 Thời gian: 16h đến 17h ngày 21/9/2010 Địa điểm: số nhà 12A - Kim Mã - HN Mục đích: tạo lập sự tin tưởng và mối quan hệ tốt đẹp với thân chủ (Bi) Mô tả nội dung Đánh giá cảm xúc của thân chủ Đánh giá các kỹ năng sử dụng Sau khi đã tạo lập được mối quan hệ ban đầu với Bi. Được sự đồng ý của ba mẹ và dì của em, tôi bắt đầu tiến hành các hoạt động vui chơi trị liệu cùng em. Nvxh: Chào Bi! Em có khoẻ không? Có nhớ chị là ai không nào! Bi: Biết Nvxh: À thì ra Bi vẫn nhớ chị. Hôm nay Bi có muốn ăn gì không, có thích chơi trò chơi với chị không? chị có trò này hay lắm, chắc Bi chưa được chơi lần nào đâu! Chơi mà lại được ăn nữa chứ! Bi: Trò gì? Biết hết rồi, mấy trò đánh nhau chứ gì? Siêu nhân hay bắn súng ầm ầm chứ gì? Chán rồi, không chơi Nvxh: Không! chị biết là Bi chưa được chơi bao giờ đâu. Muốn chị nói cho biết không? Bi: Thử nói coi Nvxh: Là trò giải toán cho điểm và có thưởng. Bi: giống cô giáo cho điểm chứ gì Nvxh: Cô giáo cho điểm thôi chứ không có thưởng. Trò của chị là nếu em giải được 1 bài toán tương ứng với số điểm của bài toán đó, như bài đó được 3 điểm thì em sẽ nhận được một phần thưởng nhỏ. Nếu em giải được nhiều bài và cộng lại được 10 điểm thì em sẽ được nhận món đồ chơi mà em thích nhất B: giải toán dễ ợt! Nvxh: vậy chúng ta bắt đầu nhé! Bi: Khoan, phải là điểm 100 chứ, như thế mới đúng Nvxh: được rồi, chúng ta thống nhất như thế nhé! Bắt đầu nào: 23 + 9 bằng bao nhiêu? Bi: 32 Nvxh: Bi giỏi quá, trả lời rất nhanh và đúng. Câu hỏi đó được 10 điểm thôi, xem chúng ta có gì làm phần thưởng nào! A, chị có rất nhiều kẹo, Bi thích kẹo màu nào? Em sẽ được lấy 1 cái mà em thích. Bi: màu này (bóc ra và ăn một chiếc kẹo sữa) Nvxh: Câu hỏi tiếp nhé! 3 * 9 bằng bao nhiêu? Bi: 27 Nvxh: Bi giỏi quá, phần thưởng của Bi sẽ là gì nhỉ? Bi thích gì nào? Bi: Oshi có siêu nhân Nvxh : Vậy chị em mình cùng đi mua nhé! Bi có thích đi mua không? Bi: (Không có phản ứng gì) Nvxh: Bi đi để giúp chị chọn nhé Bi: Thích thì đi mà mua Nvxh: Vậy chị sẽ chọn nhiều thứ lắm đó, oshi tôm này, bắp này, chẳng biết Bi thích gói nào nhỉ! nếu em không thích đi cũng được, ngay đầu ngõ í mà, chị sẽ đi một mình nếu Bi quyết định không đi nữa.. Bi: (ngồi viết vẽ linh tinh và không nói gì) Nvxh: (sau khi mua về) chị cho Bi chọn trước đấy, nhiều thứ lắm đó nha, xong chúng ta chơi tiếp nhé! (ngồi ăn và nghịch linh tinh, trong khi ăn, nvxh nói chuyện về mấy hình siêu nhân cùng em nhưng hầu như Bi chỉ chơi một mình ) Nvxh: a lo, a lo...bây giờ chị có một câu hỏi rất khó, câu hỏi là: có 5 thùng đựng xăng như nhau, mỗi thùng đựng được 6 lít xăng, hỏi 5 thùng đựng được bao nhiêu lít? Bi: 30, à không, à đúng, 30 Nvxh : Bi giỏi thật, chơi trò này chị toàn thua thôi, giờ Bi thích gì nào ? Bi : đi mua oshi, đi cả hai Nvxh : lần này là Bi muốn cùng đi đấy nhé, thi xem ai chạy nhanh hơn nào ! Sau khi mua về và cùng ăn, nvxh đề nghị Nvxh : Bi có thích chơi nữa không ? Bi : chơi Nvxh : Nhưng chúng ta sẽ cam kết nhé, chúng ta sẽ để dành trò chơi này đến thứ bảy này và chị sẽ sang nhà Bi nếu Bi đồng ý, hôm đó chị có trò khác hay hơn nữa cơ. Bi có đồng ý không ? Bi : (không nói gì) Nvxh : đến giờ Bi phải về rồi, mẹ đợi kìa Bi : có nhớ lời nói lúc nãy không đấy Nvxh : a vậy Bi đồng ý rồi nhé, chúng ta ngoéo tay làm dấu nha, làm thế này này...hẹn gặp Bi vào chiều thứ 7 nha. Bi : Không phản ứng gì Lãng tránh, đáp cộc lốc và nhìn sang phía khác Thái độ coi thường, giọng nói rất gay gắt, vừa đứng yên vừa nói như hét Tò mò nhưng vẻ mặt thách thức, lãng tránh Cười khẩy vừa nói vừa đi đi lại lại rất nhanh vừa hý hoáy viết theo lời nói mà không hiểu câu đó có nghĩa gì. Hét lên rất gay gắt Cúi gằm mặt xuống như vẻ không nghe gì nhưng đáp rất nhanh Chỉ vào chiếc kẹo như với một kết quả tất yếu, không sợ sệt Vẫn viết vẽ linh tinh nhưng trả lời rất nhanh, to Hét to Làm ngơ, cúi mặt tiếp tục viết vẽ linh tinh Hét to cúi mặt viết vẽ linh tinh và không nói gì Nói huyên thuyên ngập ngừng Kéo tay áo đòi dẫn đi chạy nhanh Gương mặt có vẻ thích thú Lặng lẽ, không biểu lộ cảm xúc buồn hay nóng giận Thách thức, dò hỏi Thiết lập mối quan hệ thông qua câu hỏi thể hiện sự quan tâm, đồng thời để thân chủ có phản ứng trở lại Sử dụng các câu hỏi khơi gợi trí tò mò, thu hút sự tham gia của đối tượng kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ kết hợp với cử chỉ, ánh mắt thể hiện sự tin tưởng vào sự mới lạ, hấp dẫn của trò chơi nhằm thu hút em tham gia Phân tích thông tin nhằm giúp em hiểu rõ về trò chơi, sử dụng trò chơi phù hợp bởi với trẻ tự kỷ nói chung và trẻ asperger nói riêng, các em không thích các trò chơi mới lạ và bất ngờ như những trẻ bình thường mà các em chỉ thích những trò đã biết trước kết quả. Từ đó các em chơi để có được kết quả đó. Cam kết với thân chủ về cách thức chơi nhằm tạo ra bầu không khí thoải mái và nhất trí Khen ngợi kịp thời nhằm khích lệ sự tham gia của thân chủ, tạo sự gắn kết Sử dụng các câu chuyển tiếp hướng vào việc thu hút sự tham gia của thân chủ. Các câu hỏi mở nhừm khai thác thêm thông tin về sở thích của thân chủ Các câu đề nghị chưa phù hợp vì làm thân chủ có phản ứng tiêu cực Kích thích thân chủ hợp tác, tuy vậy vẫn không nhận được kết quả là một sự chuyển biến nào ở thân chủ, em vẫn mải mê với việc của mình và không có thái độ quan tâm đến những gì nvxh nói kỹ năng thu hút sự tham gia của đối tượng khá hiệu quả trong tình huống này. Khích lệ kịp thời nhằm giúp em tin tưởng vào khả năng của bản thân, kết hợp sử dụng câu hỏi gợi mở, tạo điều kiện cho em nói lên nhu cầu của mình. Tạo sự tin tưởng và cam kết với thân chủ về những hoạt động tiếp theo. Lúc đầu thân chủ có vẻ không quan tâm nhưng thực chất vẫn có ý chờ đợi, thân chủ bắt đầu đón nhận sự có mặt của nvxh Tạo sự tin tưởng ở thân chủ, cam kết cho sự gặp gỡ tiếp theo. * Đánh giá kết quả Buổi phúc trình được tiến hành thông qua trò chơi, đây là một đặc thù trong hoạt động thực hành của bản thân. Bởi với trường hợp này, không thể tổ chức phúc trình một cách riêng biệt cụ thể. Qua buổi phúc trình đầu tiên có thể thấy, bản thân chưa sử dụng các kỹ năng một cách đa dạng và linh hoạt, thân chủ vẫn chưa có tiến triển gì tốt đẹp trong cách sử dụng ngôn ngữ nói bởi em vẫn nói rất cộc lốc, chưa thật sự hoà đồng cùng nhân viên xã hội. Phúc trình lần 2 Thời gian : từ 16h30 đến 17h 30 ngày 25/9/2010 Địa điểm : Ngọc Lâm - Long biên - Hà Nội Mục đích : Thu hút sự tham gia của thân chủ và cải thiện khả năng giao tiếp như : biết cách dùng kính ngữ, có chủ ngữ vị ngữ trong câu, hạn chế nói cộc lốc Mô tả nội dung Đánh giá cảm xúc của thân chủ Đánh giá các kỹ năng sử dụng Đúng như lời hẹn, tôi sang nhà Bi ở Ngọc Lâm - Long Biên để chơi với em. Mặc dù đường sá xa xôi nhưng tôi vẫn cố gắng đến sớm để em không phải thất vọng vì phải chờ đợi (trong trường hợp em còn nhớ là sẽ gặp tôi). Vừa đến nơi, mẹ em đã ra mở cổng cho tôi. Sau những lời chào hỏi và trao đổi với mẹ em (bố đi làm), tôi bắt đầu hoạt động của mình. Nvxh : Chào Bi! mấy hôm rồi chị em mình không gặp nhau nhỉ ? thế em có nhớ chị không ? Bi : (không có phản ứng gì) Nvxh : Ôi thế là Bi không nhớ chị rồi ! nhưng em có nhớ chị em mình đã hứa gì không ? chắc Bi quên luôn rồi....chắc là thế rồi ! Bi : Có nhớ Nvxh : Chị cũng nhớ Bi, à hôm nay có Bo ở nhà không ? chúng ta sẽ chơi trò này vui lắm, Bi sẽ thích cho mà xem. Bi : Bo... Bo: anh Bi gọi em à?a chị... Nvxh : A Bo đây rồi! Hôm nay Bo ngoan quá! có thích chơi trò chơi với anh Bi và chị không nào? Bo: Dạ có Nvxh: Tốt quá, Bi và Bo đã chơi trò "Xin phép mẹ" bao giờ chưa? Bo: dạ chưa Bi: nói thử coi Nvxh: thế này nhé, chúng ta sẽ xếp thành hàng dọc thế này này, chị sẽ đóng vai là mẹ, Bi và Bo đóng vai các con nhé, nếu chị bảo là “Bo, bước lên phía trước một bước” thì Bo phải tiến lên và nói “xin phép mẹ”, lúc đó chị sẽ nói là “được, con được phép” thì Bo sẽ nói “cảm ơn mẹ” và Bo sẽ nhận được một tràng pháo tay thật to và ăn bim bim nhé! Nhưng nếu không nói đúng thì phải quay trở lại vị trí đứng lúc nãy đó. Và Bi, Bo cũng sẽ được đóng vai mẹ như chị nhé Bi: Bi được đóng vai mẹ không? Nvxh: có chứ, ai cũng sẽ được đóng vai mẹ nếu nói đúng, chúng ta bắt đầu nào! Bo. bước lên trước một bước Bo: Xin phép mẹ Nvxh: được, con được phép Bo: chạy nhanh đi chỗ khác Nvxh: Chưa đúng, Bo quay lại nào, Bo chưa nói cảm ơn mẹ mà Bo: Cảm ơn mẹ Nvxh: đến lượt Bi nhé, Bi, bước lên trước một bước Bi: (đứng yên không nói gì) Nvxh: Bi nói là “xin phép mẹ” nhé Bi: Xin phép mẹ Nvxh: Chưa đúng rồi, Bi phải nói nhỏ nhẹ hơn một chút nữa nha, kẻo mẹ sợ bây giờ! Bi: xin phép mẹ Nvxh: đúng rồi, Bi giỏi quá, “được, con được phép”, giờ Bi nói “con cảm ơn mẹ” đi Bi: con cảm ơn mẹ Nvxh: đúng rồi, hoan hô nào, mẹ cho Bi một gói bim bim nè, mẹ cho Bo một gói bim bim nè. Chúng ta bắt đầu lại nhé (trò chơi tiếp tục lặp đi lặp lại, sau đó lần lượt Bi và Bo đóng vai mẹ, nvxh đóng vai con, đến 9h30 trò chơi kết thúc) Nvxh: hôm nay cả Bi và Bo đều rất giỏi, từ nay nếu muốn làm gì chúng ta cũng đều xin phép mẹ nhé, lần này mẹ sẽ là mẹ thật cơ Bi: mẹ thật có nói được như lúc nãy không? Nvxh: có chứ, mẹ thật cũng nói mà, giờ chúng ta đều sẽ làm con xin phép mẹ đi Nvxh+Bi+Bo: xin phép mẹ Mẹ của Bi, Bo: được, các con được phép Nvxh+Bi+Bo: cảm ơn mẹ Nvxh: chúng ta sẽ tiếp tục làm như thế hằng ngày nhé! Bi có hứa với chị không? cả nhà sẽ chơi xem ai giỏi hơn, chị sẽ tặng chiếc bút máy rất đẹp này cho người giỏi nhất nhé! mọi người đồng ý không? Giờ chúng ta phải chia tay nhau ở đây, hẹn gặp Bi và mọi người chiều mai nhé! Cúi người và vân vê các ngón tay Nét mặt hơi vui Hét toáng lên và chạy vào bếp Hét lên gọi em trai, khuôn mặt không biểu hiện cảm xúc gì Khuôn mặt hồi hộp chờ đợi rụt rè, cúi mặt vân vê các ngón tay, chưa thật sự muốn tham gia hét to lên, ngang bướng, thách thức thì thào, giọng nói có vẻ đỡ gay gắt hơn làm theo với sự thích thú Sau hơn 1 tiếng cùng chơi, Bi tỏ ra ngoan ngoãn hơn. Vui vẻ và thân thiện hơn với nhân viên xã hội Tò mò Vui vẻ chơi cùng nvxh , em trai và mẹ Thiết lập mối quan hệ, sử dụng các câu hỏi gợi mở nhằm thu hút thân chỉ tham gia Kỹ năng thu hút sự tham gia của thân chủ vào câu trả lời Thu hút sự tham gia của các thành viên trong gia đình vào hoạt động trị liệu cho Bi sử dụng câu hỏi đóng để người tham gia đỡ thấy e ngại kỹ năng phan tích thông tin và sử dụng trò chơi phù hợp, trò này dạy trẻ sự tôn trọng. Phân tích lỗi sai để chỉnh sửa hành vi của Bo, thông qua đó chỉnh sửa hành vi của Bi Kiên trì khuyến khích em tham gia trò chơi Nhắc nhở Khen ngợi kịp thời nhằm tạo cho em niềm vui lớn Sử dụng các câu khích lệ kịp thời trong quá trình chơi. Khen ngợi, động viên kịp thời những kết quả mà em đạt được, tạo niềm vui cho em Thu hút sự tham gia Thu hút các thành viên, đặc biệt là Bi trong việc đạt tới mục tiêu đó. Cam kết về nội dung trò chơi và kế hoạch cho hoạt động tiếp theo Cùng chơi với thân chủ, tạo không khí vui vẻ, hoà đồng Giao nhiệm vụ cho thân chủ nhằm giúp thân chr lặp lại hành vi tốt * Đánh giá kết quả Bi đã có sự tiến triển dù còn rất mờ nhạt, đó là em đã thích chơi hơn, đặc biệt khi có sự tham gia của em trai và mẹ. Thân chủ đã dần chấp nhận và thích sự có mặt của nhan viên xã hội. Trò chơi dành cho trẻ rối lọan tự kỷ phải mang tính l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực hành Công tác xã hội cá nhân với trẻ asperger.doc
Tài liệu liên quan