MỤC LỤC
PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU.
I. Lý do chọn đề tài.
I.1. Tính cấp thiết của đề tài.
II. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
II.2. ý nghĩa thực tiễn
II.1.ý nghĩa lý lụân
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
IV. Đối tượng - Khách thể - Phạm vi nghiên cứu.
IV.1. Đối tượng nghiên cứu.
IV.2. Khách thể nghiên cứu.
IV.3. Phạm vi nghiên cứu.
V. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
V.1. Cơ sở lý luận
V.2.Thao tác hoá khái niệm
V.3. Phương pháp nghiên cứu
VI. Giả thuyết và khung lý thuyết
VI.1. Gỉa thuyết
VI.2. Khung lý thuyết
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
II. Ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ của người dân xã Tân Lập – huyện Mộc Châu
II.1. Thực trạng sức khoẻ, bệnh tật của người dân
II.2. Nguyên nhân ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ người dân
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
III.1. Kết luận
III.2.khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
30 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2808 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ của người dân xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, thức ăn, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt”
Khái niệm chăm sóc sức khoẻ:
V.3: Phương pháp nghiên cứu bao gồm
Phân tích tài liệu : toàn bộ các nguồn tài liệu như báo cáo Đại hội Đảng bộ xã Tân Lập – Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của UBND xã Tân Lập – Báo cáo tổng kết năm 2006 của trạm y Tế xã - Báo cáo của trung tâm y Tế huyện Mộc Châu và một số tài liệu về môi trường nông thôn
Phương pháp quan sát : quan sát trực tiếp toàn bộ đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân xã Tân Lập, quan sát nguồn nước sinh hoạt hàng ngày, các vật dụng đựng nước, quan sát môi trường xung quanh khu dân cư, khu nhà ở, quan sát địa lý, khí hậu, quan sát những thói quen, ý thức vệ sinh môi trường của người dân, quan sát các công trình, hệ thống vệ sinh trong gia đình và ngoài công cộng, quan sát việc xử lý rác thải, nước thải từ các khu chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh, nơi tắm giặt, nơi nấu ăn thải ra
Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn bằng bảng hỏi : với N mẫu theo cơ cấu giới tính, học vấn, nghề nghiệp, thuần nông hỗn hợp, quy mô gia đình từ 2 thế hệ trở lên
Phỏng vấn sâu : phỏng vấn 5 người
Lãnh đạo xã = 1 ( nam )
Cán bộ y tế xã = 1 (nữ )
Người dân trực tiếp sản xuất = 3 ( nam 1, nữ 2 )
VI / Gỉa thuyết và khung lý thuyết
VI.1: Gỉa thuyết
Thực trạng sức khoẻ, bệnh tật của người dân
Nhận thức của người dân về môi trường và sức khoẻ
Môi trường tự nhiên ( khí hậu, nguồn nước, địa lý ) và môi trường xã hội ( quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội, những thói quen trong sinh hoạt của người dân ) ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân
VI.2: Khung lý thuyết
Điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa lý, nguồn nước
Đặc điểm kinh tế, chính trị - VH - XH
Xã Tân Lập
Đặc điểm cộng đồng (phong tục tập quán)
Đặc điểm hộ gia đình nhận thức văn hoá - xã hội
Truyền thông y tế
Dịch vụ y tế
Sức khoẻ người dân
Nhận thức thái độ, hành vi chăm sóc sức khoẻ của người dân
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I /Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Tân Lập là một xã vùng hai của huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La, về phía Đông giáp ranh với xã Võng Luông, Vân Hồ về phía Tây giáp xã Chiềng Hắc về phía Nam giáp xã Tân Hợp về phía Bắc giáp xã Xuân Nha. Cách thị trấn Mộc Châu khoảng 30 km, diện tích đất tự nhiên của xã trên 1421,20 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 684,4ha, đất ở là 298 ha, đất ao hồ 0,26ha, đất trồng rừng là 508,2 ha
Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2005 toàn xã có 1791 hộ với trên 8593 nhân khẩu, trong đó có 399 hộ trên 1859 nhân khẩu là dân tái định cư từ huyện Mường La nơi giải phóng xây dựng thuỷ Điện Sơn La chuyển về định cư tại xã Tân Lập ( theo báo cáo Đại hội Đảng bộ xã Tân Lập nhiệm kỳ 2005- 2010 tổ chức ngày 19 tháng 6 năm 2005 )
Hiện nay toàn xã có 14 Bản và 4 Tiểu Khu gồm: Bản Hoa I, Bản Hoa II, Bản Dọi I, Bản Dọi II, Bản Tà Phình, Bản Nậm Tôm, Bản 32, Bản Nậm Khao, Bản Co Phay, Bản Lóng Cóc, Bản Nà Tân, Bản Phiêng Đón .......và có 7 dân tộc anh em gồm dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc La Ha, dân tộc Kinh...., có tới 68% là dân tộc Thái
Nghề nghiệp chính của người dân ở đây chủ yếu làm nông nghiệp chiếm 97%, còn 3% là kinh doanh dịch vụ
Về sản xuất nông nghiệp
Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp, năng xuất mùa vụ còn kém, thấp, theo báo cáo của UBND xã Tân Lập trình tại kỳ họp thứ 7 HĐND xã khoá XVIII nhiệm kỳ 2004 – 2009 họp ngày 26 tháng 12 năm 2006 cho thấy bình quân thu nhập một ha chỉ đạt 987 đến 1000 kg lúa trên 1 ha
Từ năm 2003 thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về di dân tái định cư, phục vụ xây dựng công trình thuỷ Điện Sơn La, xã Tân Lập đã tiếp nhận 399 hộ trên 1859 nhân khẩu từ xã Ít Ong huyện Mường La về định cư tại xã, từ đó đời sống của nhân dân trong xã cũng có phần xáo trộn, người dân sở tại phải giành một phần đât sản xuất và đất ở cho dân tái định cư. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến đời sống kinh tế của xã có phần khó khăn
Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2005 toàn xã có 23 hộ giàu = 0,13%, có 247 hộ khá giả = 13,9%, có 863 hộ trung bình = 48,2%, có 600 hộ nghèo = 33,5%, có 48 hộ đói = 0,27 %. Cả xã có 3 hộ có nhà kiên cố bằng bê tông, có 62 hộ nhà tranh vách đất, nền đất còn lại là nhà sàn gỗ lợp ngói sông cầu ( ngói quặc )
Về phương tiện vận tải cả xã có 12 xe ô tô lớn nhỏ, công nông đầu ngang có 4 cái máy cày tay và máy xay xát có 120 cái có 62% số hộ có ti vi loại bình thường (năm trăm đến một triệu đồng) Đặc biệt là khi có dân tái định cư về xã Tân Lập đã xây dựng và mở rộng được tuyến đường xã và rải nhựa đoàng hoàng, nhiều hộ được đền bù tiền đất và hoa màu của dự án dân tái định cư cộng với đường giao thông trong xã thuận lợi, hai nữa đường ở đây tuy được cải tạo rải nhựa nhưng khá dốc chỉ có đi bộ và dùng các phương tiện động cơ mới đi được, nên nhiều hộ đã mạnh giạn mua xe máy loại bình thường tầm tiền 5 đến 10 triệu đồng để lấy phương tiện đi lại khoảng 44% số hộ có xe máy
Trong xã có 29 hộ kinh doanh dịch vụ chiếm 0,16%, có 4 hộ kinh doanh vận tải chiếm 0,2% có 5 hộ chuyên xây dựng chiếm 0,22%, có13 hộ chế biến nông sản chiếm 0,9%. Ngoài trồng ngô, cấy lúa, trồng sắn ra nhiều hộ trồng mận, trồng chè
Về chăn nuôi mỗi hộ có 2 đến 3 con Lợn, có 2 đến 3 con Trâu Bò, nhiều hộ có 5 đến 7 con như gia đình Cô Hà Thị Biến ở Bản Dọi I nuôi tới 12 con Bò cả to lẫn nhỏ
Thu nhập bình quân đầu người đạt 3.250 nghìn đồng người trên năm ( theo báo cáo Đại hộ Đảng bộ xã Tân Lập tháng 6/ 2005 ) kinh tế tự cung tự cấp là chủ yếu vừa sảu xuất và vừa tiêu thụ
Về cơ sở hạ tầng, cả xã có 4 trường học 1 trường mầm non có 5 lớp học, 1 trường tiểu học có 32 lớp học, 1 trường Trung học cơ sở có 21 lớp học, 1 trường Trung học phổ thông có 3 lớp học, xã có một trạm y tế được xây dựng lại năm 2003 kiên cố bằng bê tông có 4 phòng làm việc, trụ sở UBND xã cũng mới được xây mới năm 2004 khá khang trang, 2 tầng 8 phòng làm việc, một trạm cấp phát điện cho nhân dân
Tuyến đường nhựa mới được xây dựng năm 2000 dài 4 km từ UBND xã đến Bản Dọi I
Về văn hoá xã hội
Năm học 2006 -2007 cả xã có 2360 em học sinh ở 4 cấp học đạt 93% số em trong độ tuổi đi học đến trường, song tỷ lệ trẻ em bỏ học dở chừng cũng khá cao chủ yếu là ở cấp II và cấp III, do điều kiện kinh tế, nhà lại ở xã trường học, đường nhiều đèo dốc, cho đến nay cả xã có 3 Bản được huyện Mộc Châu công nhận là Bản văn hoá đó là Bản Dọi I, Bản Hoa I và Bản Phiêng Đón, có 965 hộ được xã công nhận là gia đình văn hoá, mỗi Bản đều xây dựng hương ước riêng của Bản mình. Trạm y tế xã được biến chế 5 người trong đó có một trạm trưởng và 4 nhân viên, trạm trưởng và nhân viên đều học qua trường trung cấp y và có 17/ 18 Bản, Tiểu khu có đội ngũ y tế thôn, bản. Hàng năm có khoảng 94% số trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm chủng và uống vi ta min A ( theo báo cáo của UBND xã trình tại kỳ họp thứ 7 HĐND xã, họp ngày 26 tháng 12 năm 2006 ). Hàng năm vào dịp tết nguyên đán cổ truyền UBND xã thường tổ chức các hoạt động vui xuân như bắn nỏ, ném còn .. Đặc biệt là ở đây trước kia và hiện nay vẫn còn hộ trồng cây Anh Túc ( cây thuốc phiện ) năm 2006 xã huy động chặt phá 20.600 m2 cây Anh Túc, triệt phá 6 ổ nhóm buôn bán, tàng trữ, vận chuyển chất ma tuý. Vận động 139 đối tượng đi cai và phát hiện 23 đối tượng nghi nghiện, nhiều đối tượng nghiện quá lâu không thể cai được chủ yếu là người già. Nhìn chung qua quan sát, phỏng vấn và tìm hiểu một số báo cáo của xã cho thấy dấu hiệu kinh tế xã hội của cư dân ở đây đang từng bước đi lên so với những năm trước đây đời sống có khấm khá hơn, người dân thuần tuý, chịu khó làm ăn
II/ ảnh hưởng của môi trường tới sức khoẻ của người dân xã Tân Lập – huyện Mộc Châu
II.1 Thực trạng sức khoẻ, bệnh tật của người dân xã Tân Lập
Tân Lập là một xã nằm ở độ cao so với mặt nước biển khoảng 1500 m nên có nhiệt độ thời tiết tương đối mát mẻ, cư dân ở đây đêm năm ngủ quanh năm đều phải đắp chăn bông, thời tiết nơi đây ít có nơi có được
Thời tiết được thiên nhiên ưu đãi là vậy, mát mẻ dễ sống. Song việc giữ gìn, bảo vệ môi trường ở đây hầu như chưa được người dân quan tâm, để ý đến, cư dân ở đây chủ yếu là người dân tộc, họ vẫn còn có lối sống cổ xưa và có những thói quen trong sinh hoạt có lẽ khó để thay đổi như đi cầu xong dùng que nứa để gạt, nhốt trâu dưới gầm sàn nhà ở, ngủ sàn, ăn gỏi cá, thịt, hút thuốc lào, từ những thói quen đó nếu cứ duy trì không được thay đổi sẽ gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người
Khía cạnh đầu tiên nhằm để xem xét toàn bộ vấn đề này là tìm hiểu sự cảm nhận của người dân lao động về sức khoẻ hiện tại của bản thân. Từ kết quả điều tra mẫu bằng bảng hỏi cho thấy số người tự đánh giá là khoẻ mạnh ở đây trong tổng số 154 người được hỏi và trả lời thì có 5,2% số người trả lời hiếm khi bị đau ốm và có 70,8% số người trả lời thỉnh thoảng đau ốm, 24% số người trả lời yếu và rất yếu. Nếu so với các khu vực khác có số người cùng độ tuôi thì chắc chắn tỷ lệ người có sức khoẻ yếu ở đây là khá cao. Mặt khác như một xu hướng tất yếu, tỷ lệ người có sức khoẻ ốm yếu cũng tăng lên so với các năm trước đây, theo báo cáo của trạm y tế xã năm 2005 khám và điều trị cho 892 lượt người ( cũng có thể trước đây người ta không đến trạm y tế khám chữa bệnh ). Song cũng khặng định rằng số người đau ốm mỗi năm một tăng
Một chỉ báo nữa để đánh giá tình trạng sức khoẻ của người dân ở đây, từ số liệu điều tra thời gian đau ốm của gia đình ta gần đây cho thấy bảng sau
Bảng 1: Thời gian đau ốm trong gia đình gần đây
Đau ốm
Tỷ lệ %
Có
69%
Không
31%
Tổng
100%
Bảng 2: Mức độ ốm đau
Mức độ
Tỷ lệ %
Thường xuyên
24%
Thỉnh thoảng
70,8%
Hiếm khi
5,2%
Tổng
100%
Những căn bệnh mà người dân ở đây thường mắc phải được thể hiện qua kết quả như sau
Bệnh bướu cổ 4,6%, bệnh sốt rét 14%, bệnh nhiễm khủân 38%, bệnh về mắt 19,3%, bệnh tiêu hoá 18,3%, bệnh đau đầu 5,6%, thực tế có người mắc hai, ba bệnh
Như vây qua điều tra cho thấy thì bệnh mà người dân ở đây mắc phải chủ yếu là bệnh nhiễm khuẩn, bệnh tiêu hoá, bệnh đau mắt, bệnh sốt rét, bệnh đau đầu. Điều đó phản ánh rất rõ đặc trưng của điều kiện sống, sinh hoạt của người dân nơi đây, tuy thời tiết ở đây được thiên nhiên ưu đãi, so với mọi nơi khác có phần mát mẻ, dễ chịu. Song nhận thức của người dân ở đây về giữ gìn và bảo vệ môi trường còn thấp chưa thật sự quan tâm, chưa để ý đến sức khoẻ của của bản thân, gia đình và cộng đồng, từ công tác vệ sinh nhà cửa, đến vệ sinh cá nhân chưa được thường xuyên, hệ thống nước thải từ các công trình vệ sinh, nhà chăn nuôi, hố xí thải thẳng ngay ra vườn sau nhà gây bốc mùi xú uế, phân bã và nước tiểu trâu, bò bừa bãi dưới gầm sàn nhà ở, thùng chậu đựng nước ăn và sinh hoạt hầu như không có nắp đạy, quanh nhà cây cối, cỏ rả um tùm không được phát quang để cho ruồi, muỗi trú ngụ sinh đẻ và gây mầm bệnh cho con người
Bệnh đường ruột gây lên chủ yếu là do các loại vi khuẩn có trong nước, như vi khuẩn đại tràng, thương hàn, lỵ, tả ... Ngoài ra nước tự nhiên và nước sinh hoạt còn có các loại vi khuẩn gây bệnh ỉa chảy ở trẻ em, ỉa chảy là loại bệnh lây lan chủ yếu ở phân người. Bên cạnh đó thức ăn, nước uống bị ô nhiễm có thể cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ỉa chảy. Thực tế ở đây đa số các hộ dân đều đùng hố xí tạm bợ, đào một cái hố ở ngay sau vườn đặt hai cái cây ngang qua là xong, nhiều hộ không cần hố xí mà đi thẳng ra vườn bón cây một thể
II.2: Nguyên nhân ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ cua người dân
+ Nước sinh hoạt : Trong tổng số 243 người được hỏi câu “ Nguồn nước ăn và sinh hoạt hàng ngày của gia đình ta lấy từ nguồn nước nào, nước khe, nước giếng khoan, nước mưa, nước suối, nước giếng đào, nước máy, nước ao hồ. Kết quả cho thấy có 119 người trả lời lấy từ khe suối chiếm 49%, có hai hộ trả lời dùng nước giếng khoan chiếm 0,8%, có 4 hộ trả lời dùng nước mưa chiếm 1,6%, có 9 hộ trả lời dùng nước giếng đào chiếm 3,7%, có 57 hộ trả lời dùng nước máy chưa qua xử lý chiếm 22,4%, có 34 hộ trả lời dùng nước khác chiếm 13,4%
Như vậy khẳng định rằng qua kết quả điều tra cho thấy có tới 49% số hộ dân ở đây chu yếu dùng nước khe suối để ăn, uống và sinh hoạt hàng ngày
Bảng 3 : Nguồn nước sinh hoạt hàng ngày của người dân xã Tân Lập
Nguồn nước
Tỷ lệ %
Nước khe suối
49%
Giếng khoan
0,8%
Nước mưa
1,6%
Nước suối
9,8%
Giếng đào
3,7%
Nước máy
22,4%
Nước ao hồ
0
Nguồn nước khác
13,4%
Tổng
100%
Qua khảo sát thực tế cho thấy nguồn nước sinh hoạt hàng ngày của người dân ở đây được lấy từ khe suối dẫn theo đường ống nhựa về nhà và thiết kế một khoá đầu ống khi nào sử dụng thì vặn ra và mỗi hộ phải có từ 3 đến 5 cái thùng phi để chứa nước ăn và sinh hoạt, đa số các thùng phi bằng sắt đã qua sử dụng và đều không có nắp đạy, qua quan sát mỗi thùng phi đựng nước cho thấy bên trong có rất nhiều bọ gậy. Từ nguồn nước sinh hoạt chưa được qua xử lý chắt lọc, lại đựng vào thùng phi sắt, lưu cữu nhiều ngày không được thay rửa , đây cũng phần nào thấy được nguồn nước sinh hoạt ở đây chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Theo một số phân tích môi trường thì nguồn nước khe suối tương đối độc hại do nhiều chất mục nát như rễ, lá cây, xác chết thực vật ngấm vào lòng đất, đặc biệt những nơi có rừng Lim nguồn nước rất độc hại. Một thực tế nữa là khi đoàn chúng em lên đây công tác đang trong thời điểm mùa mưa mà nguồn nước sinh hoạt rất ít nhiều hôm không có để tắm giặt, không chỉ thiếu nước sinh hoạt mà ngay cả nước sản xuất cũng thiếu, nhiều hộ phải chuyển từ diện tích đất cấy sang trồng màu. Khi được hỏi khó khăn chính của gia đình mình trong sản xuất hiện nay là vấn đề gì thì có tới 80% số hộ trả lời là thiếu nước sản xuất, từ quan sát và tìm hiểu người dân cho thấy thì hầu như ở đây hệ thống kênh mương dẫn nước là không có, nhiều khi nguồn nước suối khô cạn chỉ còn trông chờ vào thiên nhiên. Qua phỏng vấn Anh Hà Văn Tế 37 tuổi nghề nghiệp, làm nông nghiệp trình độ học vấn lớp 5 có vợ và 2 con Anh Tế cho biết, nguồn nước nguồn nước sinh hoạt cũng như nguồn nước sản xuất ở đây nhứng năm trước đây cũng tha hồ nước, song mấy năm gần đây tình trạng thiếu nước luôn tục xảy ra, nước sinh hoạt có lúc phải dùng tiết kiệm lắm, giặt giũ phải mang ra ao giặt đấy nhiều hộ dùng nước máy mua của xã mỗi khối nước là 2500 đồng / m3, mỗi tháng phải trả một khoản từ tiền điện, tiền nước thu nhập thì không có nên nhiều hộ dùng nước sinh hoạt hàng ngày rất tiết kiệ, trước đây rừng còn rậm nguôn nước tha hồ mà sinh hoạt, sản xuất, bây giờ người đông, đất không có sản xuất nhiều hộ đã tự ý đốt nương, làm rẫy trồng ngô, trồng đậu gieo lúa cộng thêm tệ nạn chặt phá rừng lấy gỗ làm nhà nên đã ảnh hưởng rất lớn tới nguồn nước ngầm
Nước là tài nguyên vô tận, con người sống mà thiếu nước, không đủ nước để sinh hoạt hàng ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người
Từ việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt lấy từ khe suối lại chưa được qua xử lý chắt lọc và sử dụng không được thoải mái tiết kiệm, thiếu thốn đã phần nào nói lên môi trường nước nơi đây có ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, tuy chưa có số liệu nào khẳng định là nguồn nước ở đây ô nhiếm nhưng cũng không thể tránh khỏi
+ Nguồn nước thải : Dân cư ở đây sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Nghề truyền thống và phát triển tiểu thủ công nghiệp ở đây hầu như không có nên nguồn nước thải từ hoá chất là không có, nhưng không chỉ quan tâm đến nguồng nước thải công nghiệp mà bỏ qua nguồn nước thải từ sinh hoạt và chăn nuôi hàng ngày thải ra, nếu không có nơi chứa đựng, kênh rãnh tiêu thoát nước luôn ứ đọng ngay trong nhà đây cũng là nhứng vấn đề ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và sức khoẻ của con người
Dưới đây là kết quả thu được từ cuộc điều tra bằng bảng hỏi với 245 mẫu tại xã Tân Lập – huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La hồi tháng 5/ 2007 cho thấy nguồn nước thải từ các công trình vệ sinh của các hộ gia đình đã thải thẳng ra vườn một cách bừa bãi gây bốc mùi xú uế
Bảng 4: Nước thải từ nhà tắm, nơi nấu ăn, chuồng trại chăn nuôi, hố xí thải ra
Nước thải ra
Số hộ
Tỷ lệ %
Thẳng ra vườn
224
91,4
Chảy ra ao
12
4,9
Ra cống rãnh
5
2,0
Nơi khác
4
1,6
Tổng
245
100%
Qua quan sát cho thấy nhiều hộ đã đào một cái hố khoảng chừng 15 m2 ngay sau vườn để chứa nước thải từ nhà tắm và nơi nấu ăn, qua tìm hiểu thì họ vừa để chứa nước thải và để lấy nước cho trâu đằm
Từ kết quả điều tra trên cho thấy có tới 91% số hộ thải các loại nước thải thẳng ra vườn gây ứ đọng bốc mùi xú uế, làm cho không khí trong gia đình luôn ở trạng có mùi hôi thối khó chịu, làm cho ruồi, muỗi, ký sinh trùng sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người, tuy thời tiết ở đây mát mẻ dẽ chụi hơn so với nhứng nơi khác. Song việc giứ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường chưa được người dân quan tâm, để ý, đây cũng là do nhận thức của người dân về môi trường chưa cao và cũng từ những thực tế này là nguyên nhân ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe của người dân
+ Hệ thống vệ sinh :
Hệ thống vệ sinh chung của bản, qua quan sát cho thấy hầu hết các thôn bản trong xã đều không có kênh rãnh thoát nước và khu quy định chứa đựng rác thải, trên dọc các tuyến đường đi trong bản xuất hiện nhiều đống rác thải, túi bóng, ni lông....đổ bừa bãi ra ven đường. Qua phỏng vấn sâu chi Nguyễn Thị Tuyết 38 tuổi trình độ học vấn 12/12 nghề nghiệp y sỹ trạm y tế xã có chồng và 2 con, chị Tuyết cho biết, công tác vệ sinh chung của xã ở đây khó khăn lắm, nhiều lần trạm y tế xã kiến nghị với lãnh đạo địa phương thành lập đội vệ sinh chung của xã song cũng không được thực hiện do điều kiện kinh phí, mặt khác các đoàn thể ở đây hoạt động cũng trầm lắm như đoàn thanh niên cả năm không thấy tổ chức quét dọn vệ sinh trong bản lấy một lần, các chất thải từ trong gia đình các hộ phải tự thu gom xử lý, cũng có hộ rất ý thức trong việc này nhưng cũng rất nhiều hộ không có trách nhiệm mà vứt rác bừa bãi trong nhà ngoài đường đi, trạm xá xã cũng tuyên truyền nhắc nhở họ phải thu gom rác thải và xử lý theo quy định, song việc thực hiện của người dân chưa cao vài hôm đâu lại vào đó
Hệ thống vệ sinh trong gia đình : là một xã vùng núi còn khá khó khăn về kinh tế, nên các công trình vệ sinh của các gia đình ở đây còn sơ sài chưa đảm bảo hợp vệ sinh, hầu như các hộ gia đình đều không có kênh rãnh thoát nước từ các công trình vệ sinh mà ở chỗ nào thì thải ngay ra chỗ đó, ít hộ đã có mống giếng nước để tắm giặt, rửa gọn gàng sạch sẽ chỉ vài mảnh bìa gỗ đặt ra là xong, chuồng trại chăn nuôi trâu, bò thì nhốt vào gầm sàn nhà ở còn lợn thì quây mấy tấm gỗ lợp ít lá ở trên là xong
Trong tổng số 254 người được hỏi “ gia đình ông bà có những loại nhà hố xí nào, hố xí tự hoại, hố xí 2 ngăn, hố xí một ngăn, hố xí tạm bợ, không có hố xí, kết quả cho thấy có tới 70% hộ có hố xí tạm bợ “ hố xí tạm bợ là hố xí được đào một cái hố ở trong vườn và đặt hai cái cây ngang qua và quây mấy bao tải xung quanh là xong’’, 4,7% hộ có hố xí tự hoại
Bảng 5 : Gia đình ông ( bà ) có loại hố xí nào
Loại hố xí
Số hộ có
Tỷ lệ %
Tự hoại
12
4,7
Loại 2 ngăn
3
1,2
Loại 1 ngăn
63
24,8
Loại tạm bợ
176
69,3
Không có hố xí
0
0
Tổng
253
100%
Từ kết quả điều tra trên có thể thấy được người dân ở đây chưa thật sự quan tâm đến những công trình vệ sinh trong gia đình, mà trong khi đó hiện nay người ta đang đặc biệt quan tâm đến các công trình vệ sinh trong đó nhà xí được quan tâm hàng đầu, thì thực tế ở đây những loại cồng trình này chỉ được coi là có không cần biết nó có đảm bảo vệ sinh hay không, qua số liệu trên thì chỉ có tới 4,7% số hộ có hố xí đảm bảo hợp vệ sinh, còn lại đa số các hộ dùng loại hố xí tạm bợ, những loại hố xí 1 hay 2 ngăn cũng chỉ như hố xí tạm bợ mà thôi đều không có nắp đạy nhà che mưa thì chảy nước ra vườn nắng thì bốc mùi hôi thối, đây cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khoẻ của con người mà mỗi người mỗi nhà cần phải quan tâm
Một thực tế nữa là ngôi nhà mà người dân đang ở hàng ngày đựơc sử dụng vào 3 việc thứ nhất là để ở, thứ 2 là để đun bếp nấu ăn ở một góc nhà, thứ 3 lá dưới gầm sàn nhà để nhốt trâu bò, hầu như gia đình nào nuôi trâu bò đều nhốt dưới gầm sàn nhà ở
Để thẩm tra kết quả, nguyên nhân tại sao mà người dân ở đây lại chỉ có nhốt trâu bò ở dưới gầm sàn nhà ở em đã phỏng vấn sâu Cô Hà Thị Biến 46 tuổi nghề nghiệp làm nông nghiệp trình độ học vấn lớp 5 có chồng và 4 con, Cô Biến cho biết do thói quen xưa nay nên ở đây hầu hết các hộ nuôi trâu bò đều nhốt ở dưới gầm sàn nhà ở, mùi phân và nước tiểu trâu bò lâu nó đã quen nên cũng chẳng thấy nó có vẫn đề gì, nếu ai không quen mùi thì cũng cảm thấy khó chịu đấy, còn phân trâu bò thì vài hôm cũng được dọn đi đem đổ ra vườn
Như vậy khẳng định rằng việc nhốt trâu bò dưới gầm sàn nhà ở là do thói quen xưa nay của người dân nơi đây vẫn duy trì như vậy chứ không có lý do nào khác đặc biệt hơn, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ của người dân. Đặc biệt ở đây hầu hết không có hộ nào có sân gach hay đá xi măng nào kể cả những hộ khá giả, toàn bộ là nhà sàn sân đất mưa xuống thì lầy mà nắng lên thì bụi, người dân ở đây chủ yếu ngủ phệt xuống sàn nhà, quanh năm đắp chăn và rải đệm làm lấy bằng bông lau chăn màn có vị mùi hôi hôi và bọ chó nếu ai không quen thì khó mà ngủ được. Qua phỏng vấn sâu chị Nguyễn Thị Tuyết cán bộ ý tế xã cho biết nhận thức của người dân ở đây về giữ gìn vệ sinh môi trường còn hạn chế lắm, hàng năm trạm y tế xã thường tổ chức đợt phun thuốc và tẩy màn chống muỗi cho bà con xong việc thực hiện của bà con còn ít lắm, có những lần tổ chức khám bệnh miễn phí cho bà con mà có nhiều người cũng chẳng đi, lý do là không có bệnh và khi nào có bệnh mới đi khám bây giờ còn phải đi làm nương, cũng thương xuyên nhắc nhở bà con cọ rửa thùng vại đựng nước và quét dọn nhà cửa, phát quang bụi rậm, làm nhà vệ sinh xa nhà ở, làm riêng khu nhốt trâu bò ra ngoài không nhốt dưới gầm sàn nhà nhưng thói nào tật ấy khó mà thay đổi một sớm một chiều những thói quen xưa nay đã in hằn trong ý thức của họ
Một kết quả điều tra bằng bảng hỏi “ gia đình ông ( bà ) đựng nước ăn và nước sinh hoạt vào nhứng dung cụ nào, thì có tới 76% số hộ trả lời sử dụng thùng phi để chứa nước sinh hoạt 24% dùng bể két
Như vậy khẳng định rằng gay cả đồ dùng đựng nước sinh hoạt của bà con cũng chưa đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường dễ gây ảnh hưởg đến sức khoẻ của con người
+ Về môi trường khí hậu : khí hậu ở đây ngày có 4 mùa tương đối mát mẻ và dễ chịu. Song ở đây có một nhược điểm là khi có vài hạt mưa là trời đất mù mịt, từ nhà này sang nhà kia khoảng một trăm mét là không nhìn thấy nhau đến khi mây mù tan hết thì trời mới quang trở lại “ dân ở đây thường gọi là mưa mù ” không chỉ có mưa mù mà sương mù buổi sáng sớm cũng xuất hiện khá dày đặc bao phủ lên không gian
Cảnh sương sớm xã Tân Lập – Mộc Châu – Sơn La
Theo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của UBND xã Tân Lập, có năm sương muối và rét đậm kéo dài gây ảnh hưởng đến năng xuất mùa vụ và gây bênh thương hàn ở gia súc, gây bệnh ở người. Đặc biệt năm 2006 do lượng sương dày đặc và rét đậm kéo dài gây dịch bệnh ở gia súc, gia cầm làm chết 4 con trâu và 6 con bò ở Bản Nà Pháy, Bản Co Phay, Bản Dọi và làm chết hàng trăm con lợn lớn nhỏ, gia cầm cũng chết hàng loạt, nắng hạn và mưa đá gió lốc đã tàn phá gây thiệt hại hàng trăm ha cây hoa màu của nhân dân. Qua phỏng vấn sâu chị Nguyễn Thị Tuyết cán bộ y tế xã cho biết, trong những năm gần đây dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn xã luôn xảy ra có năm dịch 2, 3 lần đặc biệt chủ yếu là bệnh thương hàn thường mắc phải ở gia súc và gia cầm, ở người thì thường mắc phải bệnh tiêu chảy ở trẻ em, bệnh đau mắt, bệnh nhiễm khủân cũng vậy. Tuy chưa có kết luận gì về khí hậu ở đây độc hại nhưng theo bản thân sống và làm việc ở đây lâu năm rồi cũng thấy là hiện tượng sương mù, mưa mù, rét đậm hàng năm kéo dài và độc hại, những vấn đề này phần nào cũng nói lên ảnh hưởng của môi trường này tới sức khoẻ của con người
Về môi trường địa lý
Tân Lập là một xã vùng hai của huyện Mộc Châu có diện tích đất tự nhiên là 1421,20ha ở vào vị thế đồi núi nhấp nhô cả xã có 14 Bản và 4 Tiểu Khu, các Bản ở theo sườn núi, Bản nọ cách Bản kia chừng 4 đến 5 cây số, có Bản xa nhất là 18 đến 20 cây số như Bản Nậm Khao ....,giao thông ở đây còn khá khó khăn, năm 2000 được dự án dân tái định cư thuỷ Điện Sơn La đầu tư kinh phí xây dựng tuyến đường nhựa từ UBND xã vào Bản Dọi tầm 6 cây số, tuy là đường nhựa nhưng đường lên dốc và quanh co gấp khúc đương này chỉ có đi bộ và đi phương tiện động cơ còn xe đạp là không thể đi được vì đương quá dốc, ai mà không quen đi bộ mà đi bộ ở đây thì khá vấ vả “ nhiều bạn sinh viên nữ nói đùa nhau cho mình ở đây thì không đẻ được mất” Đặc biệt ở đây sông suối hầu như không có, nguồn nước sinh hoạt, nước sản xuất của người dân chủ yếu lấy từ khe suối dẫn ra, nhiều khi nước khe suối khô cạn dẫn tới không đủ nước sinh hoạt, còn sản xuất nhiều diện tích phải chuyển từ cấy lúa sang trồng màu, đồi núi tuy không cao lắm nhưng trơ trọi do thiếu đất nên nhiều hộ đã tự ý khai hoang đốt nương để trồng ngô, trồng sắn, đậu
Ảnh 2: Quang cảnh đồi núi xã Tân Lập bị khai hoang làm rẫy
Ở đây đa số các hộ đi làm nương xa cách nhà tầm 2,5 đến 3 cây số, nên mỗi khi đi làm nương họ thường phải đem theo cơm năm, sáng đi chiều tối mới về. Anh Hà Văn Tế ở Bản Hoa I là người trực ti
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ của người dân xã Tân Lập – huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La.doc