Báo cáo Thực tập Cát Bà - Hạ Long - Bãi Cháy

- Hành trình số 3: Gồm các điểm khảo sát.

+ Cát Bà 7: Bãi tắm Cát Bà 3:

Lớp phủ thực vật, thổ nhưỡng hầu như không có, trơ đá gốc, đá vôi, sản phẩm phong hoá đa dạng trong các hang hốc. Đá vôi silic không nằm ngang nghiêng mà nằm thẳng đứng 600, khe nứt lớn: nứt vỡ mạnh, tiềm ẩn nguy cơ đổ lở.

+ Cát Bà 8: Nén bên trái: đá vôi silic nhiều tạp chất hoà tan chậm, sườn thoải, lớp phủ thổ nhưỡng dày, thực vật phát triển tốt, đá vôi phân lớp gần như nằm ngang, phía dưới thẳng đứng. Núi bên phải: địa hình casư lộ đá gốc không thấy lớp phủ thổ nhưỡng, phần dưới và trên đỉnh giống nhau, phát triển trên đá vôi cacbon cao, một phần đỉnh bị trượt xuống, bị bào mòn.

 

doc9 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3153 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập Cát Bà - Hạ Long - Bãi Cháy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA DU LỊCH ------ BÁO CÁO THỰC TẬP CÁT BÀ - HẠ LONG - BÃI CHÁY LỜI NÓI ĐẦU Cát Bà - Hạ Long – Bãi Cháy là những địa điểm tham quan hấp dẫn khách du lịch hiện nay. Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch tới những địa điểm này không ngừng tăng lên mang đến lợi nhuận không nhỏ cho ngành kinh tế nước ta nói chung và cho ngành du lịch Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi nhuận thì kéo theo đó là mặt trái của ngành du lịch. Quang cảnh thiên nhiên đang bị đe dọa vì bị ô nhiễm nặng do sự kém ý thức của một số khách du lịch. Những quang cảnh tự nhiên ngày càng bớt hoang sơ do con người phá đi và cải tạo lại để mang dáng dấp hiện đại. Làm thế nào để chúng ta phát triển nền kinh tế du lịch mà vẫn đảm bảo vẻ đẹp tự nhiên cũng như trong lành của thiên nhiên cho các vùng cảnh quan này? Đây không phải là câu hỏi quá khó trả lời song không hề đơn giản. Trong chuyến đi khảo sát thực tế này, thầy trò chúng tôi đã trải qua nhiều hành trình khám phá thiên nhiên cũng như nghiên cứu các đặc điểm địa chất các vùng miền. Chuyến đi được thực hiện trong một thời gian ngắn nên báo cáo “Khảo sát thực tế Cát Bà - Hạ Long – Bãi Cháy” còn nhiều thiếu sót. Tôi xin nhận được nhiều đóng góp để bài viết thêm hoàn thiện. PHẦN I: SƠ LƯỢC TUYẾN KHẢO SÁT THỰC TẾ (Hà Nội - Hải Phòng - Cát Bà - Hang Sửng Sốt - Bãi Cháy) I. Các hành trình 1. Hành trình số 1: Gồm các điểm khảo sát: + Cát Bà 1: x = 714251m ; y = 2292982m + Cát Bà 2: x = 714631m ; y = 2293225m + Cát Bà 3: x = 714766m ; y = 2293554m 2. Hành trình số 2: Thị trấn Cát Bà - Rừng quốc gia Cát Bà: + Cát Bà 4: Trung tâm thông tin vườn Quốc gia Cát Bà + Cát Bà 5: Bên trái đường trên đèo Eo búa sang Hiền Hoà cách ngã ba đi Gia Luận 300m. + Cát Bà 6: x = 708305m ; y = 2300359m. 3. Hành trình số 3: + Cát Bà 7: x = 0713845m; y = 2292050m + Cát Bà 8: Bãi tắm Cát Cò 3 + Cát Bà 9: Điểm quan sát phụ. 4. Hành trình số 4: Hang Sửng sốt: + Bãi Cháy 1: x = 713624m ; y = 2319207m + Bãi Cháy 2: x = 713550m ; y = 2320320m + Bãi Cháy 3: Trạm quan trắc khí tượng Quảng Ninh. II. Đặc điểm 1.KHÁI QUÁT ĐIỂM KHẢO SÁT CÁT BÀ: Trong chuyến đi khảo sát tại Cát Bà : Chia ra 3 hành trình lớn: - Hành trình số 1: Gồm có các điểm khảo sát: + Cát Bà 1: x = 714251m ; y= 2292982m Tại đây quan sát thấy đá gốc còn tươi, rõ thế nằm, màu sắc tươi, cứng rắn, phân lớp rõ ràng. Đặc điểm phân lớp không đều; có lớp dày, mỏng xen kẽ. Thành phần chính là đá vôi, xen lẫn vôi silic xám đen, nhiều chỗ màu đen, thành phần mịn, rắn chắc, xen kẽ có những lớp kẹp trắng là mạch canxit tái kết tinh. Quá trình phong hoá: đá từ cứng rắn san vụn bở nhưng vẫn giữ được thế nằm, có những màu vàng sáng khác nhau. Quá trình sườn cũng xảy ra mạnh mẽ. Xác định tài đây có tuổi cacbon hạ C1. + Cát Bà 2: x = 714631m ; y = 2293225 m. Tại đây có dạng địa hình đặc trưng là địa hình xâm thực. Vật liệu cấu tạo nên là cuội sỏi, có những viên còn mới, chưa được mài mòn. Bề mặt bản chia cắt không bằng phẳng, độ cao bãi tầm 3 - 4m. Bái biển phát triển trong vịnh kín, được che chắn, sóng yếu, mài mòn kém, phân bố lộn xộn, thường có sự phân dị về vật liệu trầm tích về kích thước từ trong ra ngoài. + Cát Bà 3: x = 714766 m; y = 2293554m. Đá vôi dạng khối, không phân lớp, vách dốc đứng, có các kết tụ trở lại, có thạch nhũ bị che bởi rêu. Có tuổi cacbon pecmi trẻ hơn ở Cát Bà 1 và 2. Thành phần chủ yếu là CaCO3, tạo quá trình caxtơ hoạt động mạnh, thấy các khối sắc nhọn. Có các hốc được tạo thành do sóng vỗ. Đây có dạng địa hình caxtơ biển tràn ngập hạ xuống => hình thành hang động đối lưu. - Hành trình số 2: Thị trấn Cát Bà - Rừng Quốc gia Cát Bà. + Cát Bà 4: Trung tâm thông tin vườn Quốc gia Cát Bà. + Cát Bà 5: Điểm quan sát: trên váh xẻ đường còn tươi thuộc thung lũng Trung Trang chạy tương đối thắng Tây bắc - Đông nam. Có quá trình Caxtơ, dòng chảy tạm thời, thung lũng hỗn hợp: đứt gãy, kiến tạo, sườn. Đá gốc: cácbon pecmi, chủ yếu là đá dạng khối. Hình thái định đá vôi dàng vòm, nón, có hệ thống hang. + Cát Bà 6: x = 708305m ; y = 2300359m. Nền địa chất: đá vôi khối không phân lớp, nhiều vết nứt về tuổi cacbon pecmi, đá gốc chưa bị phân hoá, quá trình phong hoá chậm. Có hốc nhỏ không đáng kể, có dạng ngầm. Vách dốc 20 - 350 thấy những tảng đổ vỡ, địa hình ẩm ướt. Lớp phủ thực vật chủ yếu là cây Kim giao. - Hành trình số 3: Gồm các điểm khảo sát. + Cát Bà 7: Bãi tắm Cát Bà 3: Lớp phủ thực vật, thổ nhưỡng hầu như không có, trơ đá gốc, đá vôi, sản phẩm phong hoá đa dạng trong các hang hốc. Đá vôi silic không nằm ngang nghiêng mà nằm thẳng đứng 600, khe nứt lớn: nứt vỡ mạnh, tiềm ẩn nguy cơ đổ lở. + Cát Bà 8: Nén bên trái: đá vôi silic nhiều tạp chất hoà tan chậm, sườn thoải, lớp phủ thổ nhưỡng dày, thực vật phát triển tốt, đá vôi phân lớp gần như nằm ngang, phía dưới thẳng đứng. Núi bên phải: địa hình casư lộ đá gốc không thấy lớp phủ thổ nhưỡng, phần dưới và trên đỉnh giống nhau, phát triển trên đá vôi cacbon cao, một phần đỉnh bị trượt xuống, bị bào mòn. + Cát Bà 9: Điểm khảo sát phụ: Dấu tích phễu caxtơ lớn đang được cải tạo làm khu du lịch. Tự nhiên bị con người can thiệp mạnh, có hiện tượng trượt đá gốc theo mặt lớp, dập vỡ mạnh, phong hoá nhanh dễ bị trượt mặt lớp. 2. KHÁI QUÁT ĐIỂM KHẢO SÁT BÃI CHÁY - VỊNH HẠ LONG. - Hành trình số 4: Hang Sửng sốt. x = 718042m ; y = 2305978 m. Độ cao 192m của khối đá vôi xám sáng thuộc đảo Bồ Hòn; là một quần thể khép kín: Thiên Cung, hang Sửng Sốt, đảo TiTop. Tổng diện tích 10020m2, chia làm 3 ngăn với cấu trúc mở. Trong hang có nhiều thạch nhũ nguyên sơ. Đá vôi dạng khối Pecmi tinh khiết đạt được hình loại điển hình hang động ngầm mở rộng khe nứt do nước mưa hoà tan. Thạch nhũ từ trên xuống tạo thành chương đá có CaCO3 tinh khiết nhiều hơn. Thạch nhũ ở dưới tạo thành màng đá có nhiều tạp chất dễ sụp. Dần dần, màng đá và chuông đá nối liền với nhau tạo thành cột đá. Diện tích các hạng: Hang 1: > 300m2 Hang 2: 700m2 Hang 3: 9000m2 - Hành trình số 5: Gồm các điểm khảo sát. + Bãi Cháy 1: Cảng Cái Lân - Bãi Cháy. x = 713624m ; y = 2319207m. Đây là vết lộ nhân tạo do con người xẻ xuống làm nhà làm đường giao thông, cao 10m, quan sát đá con tươi. Đá gốc: Đá trầm tích phân lớp tương đối dày (1-2m). Tầng dưới mỏng hơn vào chục cm. Cấu trúc: nhiều vật chất thành phần khác nhau; chủ yếu là cát kết hạt thô, phân lớp dày, liên kết với nhau à tầng dày. Đập ra nhiều màu sám sáng, bề mặt nâu do oxit sắt bám vào. Tuổi C3, quá trình phong hoá xảy ra mạnh => vỏ phong hoá phát triển mạnh. Là tuyến đường giao thông chịu tác động của con người nên quá trình trượt lở xảy ra mạnh. Quá trình sườn xảy ra mạnh, lớp phủ thực vật mất => trở nên sắc sảo. + Bãi Cháy 2: x = 713550m ; y = 2320320m. Đá gốc: hạt mịn dần, ở đây có thêm nhiều hạt sét, sả sạn nhỏ hơn, trầm tích hạt mịn. Có vật chất hữu cơ tham gia lắng đọng (chứa than) có xác hữu cơ, thực vật nhiều, chưa tạo đá, các vết trượt lở còn tươi nguyên. *Điểm tả: Đối diện cảng Cái Lân, nhiều trảng cây bụi, có những cây thông con mới trồng, trầm tích tuổi t3. Đá gốc vẫn là cát bột kết à quá trình Feralit mạnh à tạo lớp vỏ thổ nhưỡng: đất đỏ vòng đai nhiệt đới. Độ che phủ thấp à quá trình sườn. Độ ẩm: hoàn toàn tự nhiên. Mầu chất: Màu nâu sáng, rễ cỏ 20%. Đất mát, thịt nhẹ, hơi chặt kiến trúc hạt. Màu vàng nâu, hơi đỏ, đất ẩm, rễ thực vật đường kính vài cm, đất nghèo mùn không có đá lẫn thịt TB đất chặt, cấu tượng viên. + Điểm khảo sát phụ: Cảnh quan phát triển trên cát bột kết t3, ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường. Vị trí: phía Tây Cửa Lục. Đây là nguồn cung cấp vật chất bồi đắp Cửa Lục. Đây là rừng lá kim, sau khi bị khai thác, chỉ còn 2 tầng là keo và bụi à xói mòn, sạt lở. + Bãi Cháy 3: Trạm quan trắc khí tượng Quảng Ninh. - Các loại máy: *Máy gió tự báo EL * Máy gió Vin *Lều dựng nhiệt kế *Ống pitong hơi *Lều dựng ẩm ký và nhiệt ký *Vũ ký Xiphon *Vũ ký chao lật *Nhiệt quang kí *Thùng vũ kế *Bãi đo t0 mặt đất. - Công việc xử lý các số liệu bằng đài quan sát khí tượng thủy văn giữa các vùng. + Dự báo: Cơ cấu gồm TTKT Quốc gia - Vụ viện à Đài khí tượng thuỷ văn khu vực à trung tâm dự báo của tỉnh à trạm quan sát khí tượng thủy văn. Hàng ngày, các nhân viên quan sát 1 tiếng, 3 tiếng, 6 tiếng rồi gửi kết quả về trung tâm tỉnh à trung tâm khu vực à Quốc gia à phát ra các vệ tinh. Phục vụ đời sống: Dự báo thời tiết 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày… 6 tháng, năm này qua năm khác. PHẦN II: NHẬN XÉT CỦA BẢN THÂN: Qua chuyến đi khảo sát thực địa, những nơi mà ta đã đi qua gồm: từ Hà Nội à Cát Bà (Hải Phòng) à Bãi Cháy (Quảng Ninh). Chúng ta đã được quan sát các dạng địa hình khá đặc trưng, điển hình như địa hình Caxtơ, đại hình núi đá vôi, địa hình xâm thực, địa hình nhân sinh… với các loại đất như đất cát bột kết, đất Feralit… nói chung là rất nhiều điều mà chúng em chỉ được nghe các thầy giảng ở trường mà chưa bao giờ được tiếp xúc, quan sát, thao tác. Điều này rất quan trọng và giúp ích cho chúng em rất nhiều về kiến thức thực tế vốn đã rất nghèo nàn. Đó là những cảm nhận của em về chuyên môn môn học. Ngoài ra, qua chuyến đi, chúng em đã được các thầy cô tác động rất lớn đến tác phong, ý thức học tâp và làm việc theo khuôn khổ. Về cá nhân, em xin cảm ơn sự chỉ dạy nhiệt tình của các thầy cô trong chuyến đi vừa qua.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhảo sát thực tế Cát Bà - Hạ Long - Bãi Cháy.doc
Tài liệu liên quan