Báo cáo thực tập chyên môn tại Công ty cổ phần may Thăng Long

MỤC LỤC

 LỜI MỞ ĐẦU 2

I.Tổng quan về công ty cổ phần may Thăng Long 3

I.1.Khái quát chung về công ty 3

I.2.Khái quát hoạt động của công ty qua các thời kỳ 4

II.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty 6

II.1.Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty 6

II.2.Bộ máy quản lý của Công ty 7

II.3.Chức năng các phòng ban trong Công ty 8

III.Công nghệ sản xuất sản phẩm chủ yếu của Công ty 9

IV.Các nguồn lực của Công ty 11

IV.1.Bố trí mặt bằng sử dụng cho nhà xưởng, nhà kho, văn phòng Công ty 11

IV.2. Máy móc, thiết bị sản xuất của Công ty 11

V.Nguồn cung ứng vật tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của

công ty 12

V.1. Nguồn cung ứng vật tư 12

V.2. Thị trường tiêu thụ của Công ty 14

VI. Kết quả hoạt động một số năm gần đây của Công ty 17

VII. Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty 18

VII.1. Về bộ máy kế toán 18

VII.2.Về hoạt động chứng từ và phương pháp hạch toán 19

VII.3. Về hệ thống tài khoản, sổ sách và báo cáo 19

 KẾT LUẬN 21

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1958 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập chyên môn tại Công ty cổ phần may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chung về Công ty Tên công ty: Công ty cổ phần may Thăng Long Tên giao dich:Thang Long Garment Company Tên viết tắt:THALOGA Tổng Giám Đốc:Nguyễn Xuân Trường Địa chỉ công ty : 250 Minh Khai – Hai Bà Trưng- Hà Nội Tel: (84-4) 8623372, 8622142, 6240592 Email: Thaloga@fpt.vn Vốn điều lệ :50.000.000.000 đồng Tổng diện tích :40.000 m2 Hình thức hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần May Thăng Long hiện nay gồm: SX-KD-XNK trên các lĩnh vực hàng may mặc, nhựa, kho ngoại quan. Trong đó hoạt động chính vẫn là trong lĩnh vực may mặc với các loại sản phẩm cơ bản như: áo sơ mi bò mài áo sơ mi cao cấp áo Jacket áo khoác các loại Quần áo trẻ em Quần âu Việc sản xuất của công ty chủ yếu là gia công may mặc theo các hợp đồng gia công của phía đối tác và được tiến hành theo một 1 quy trình công nghệ hiện đại khép kín và trọn vẹn trong một đơn vị. Công ty có 7 xí nghi ệp thành viên là XN1, XN II, XN III, XN IV, XN V. 5 Xí nghiệp này đóng tại Hà nội, XN HảI phòng đóng tại HảI Phòng, XN Nam HảI đóng tại Nam Định. Các xí nghiệp được chuyên môn hoá theo từng mặt hàng. Là một doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần may Thăng Long nay thuộc Bộ công nghiệp nhẹ được thành lập đầu tiên vào ngày 08/05/1958 theo Quyết định của Bộ trưởng với tên gọi Công ty may mặc xuất khẩu - thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm. Đây là công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của miền Bắc- đặt trụ sở tại 15- Cao Bá Quát, đội ngũ cán bộ công nhân viên lúc đó chỉ có 550 người, bạn hàng nước ngoài ban đầu chỉ có Liên Xô. I.2.Khái quát hoạt động của Công ty qua các thời kỳ Công ty cổ phần may Thăng Long được chi bộ trực tiếp lãnh đạo cùng với sự ra đời của tổ chức Công đoàn và chi đoàn thanh niên nên đến 15/12/1958 công ty đã hoàn thành xuất sắc năm kế hoạch đầu tiên của mình với tổng sản lượng là 391.129 sản phẩm; đạt 112,8% so với kế hoạch, giá trị tổng sản lượng tăng 840.880 so với kế hoạch. Bước vào thực hiện kế hoạch 3 năm lần thứ nhất ( 1961- 1965) công ty đã có một số chuyển biến lớn: chuyển tất cả các tổ hợp phân tán về cùng một địa điểm, trang bị thêm một số máy đạp chân và một số công cụ khác... ( Năm 1961 công ty chính thức chuyển về Minh Khai).Thị trường xuất khẩu của công ty trong những năm 60 đã được mở rộng đến các nước: CHDC Đức, Mông Cổ, Tiệp Khắc... Trong những năm chiến tranh chống Mĩ, công ty gặp rất nhiều khó khăn, nhưng ban lãnh đạo đã từng bước tháo gỡ, cố gắng hoàn thành kế hoạch đặt ra. Công ty đã phải 4 lần thay đổi cơ quan chủ quản, 4 lần thay đổi địa điểm, 5 lần thay đổi cán bộ chủ trì. Tuy nhiên công ty vẫn có những bước tiến mạnh mẽ để bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ hai của một đất nước thống nhất. Năm 1980, cơ quan chủ quản đổi tên công ty thành Liên hiệp các xí nghiệp may Thăng Long. Năm 1986, xí nghiệp được Bộ công nghiệp nhẹ xét nâng lên hạng I. Từ năm 1980 đến năm 1986 là thời kì xí nghiệp giành được nhiều thắng lợi. Mỗi năm xuất khẩu 5 triệu áo sơmi và được Nhà nước tặng thưởng 2 huân chương lao động hạng ba, một huân chương lao động hạng nhất cùng nhiều bằng khen, giấy khen khác. Năm 1986 là năm chấm dứt thời kì bao cấp, chuyển sang kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, tình hình thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến thị trường truyền thống của công ty. Năm 1980, thị trường rộng lớn của công ty bị tan rã (Đông Đức), kế tiếp là Liên Xô (1991), lần lượt là các thị trường Đông Âu khác. Thị trường gia công truyền thống của ngành may cũng bị xóa sổ. Đối diện với những khó khăn chung của cả nước, xí nghiệp đã mạnh dạn tiến hành đổi mới toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, xí nghiệp đã quyết định đầu tư, trang bị thêm một số máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ công nghệ, đủ khả năng sản xuất những mặt hàng mới cao cấp, đồng thời phải tổ chức sắp xếp lại sản xuất, cải tiến các mặt quản lý cho phù hợp với yêu cầu mới, đồng thời xí nghiệp chủ động tìm kiếm khách hàng, không ngừng đẩy mạnh tiếp thị tìm kiếm thị trường mới trong đó tập trung nhất vào thị trường Tây Âu và Nhật Bản, chú ý hơn đến thị trường may mặc nội địa nhằm tháo gỡ những khó khăn về tiêu thụ cũng như mở rộng chủng loại mặt hàng. Công ty đã ký kết nhiều hợp đồng gia công và nhiều hợp đồng bán sản phẩm cho nhiều công ty của Pháp, Đức, Thuỵ Điển ngay từ đầu năm 1990, đồng thời chú ý tiếp cận thị trường Châu á. Ngày 08/02/1991, xí nghiệp là đơn vị đầu tiên trong ngành may được Nhà nước cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp, tạo thế chủ động, giảm phiền hà, tiết kiệm chi phí. Sau đó, ngày 04/03/1992, Bộ công nghiệp nhẹ đã kí Quyết định chuyển xí nghiệp may Thăng Long thành công ty cổ phần may Thăng Long- Công ty đầu tiên trong ngành may, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính là sản xuất,gia công hàng may mặc xuất khẩu, hàng nội địa, gia công hàng thêu, mài cho các nhu cầu tập thể, cá nhân, tổ chức kinh doanh vật tư ngành may. Hàng năm, công ty sản xuất từ 8 đến 9 triệu sản phẩm, trong đó hàng xuất khẩu chiếm 95% và sản phẩm gia công chiếm 80 đến 90%. Từ năm 1990 đến 1992, công ty đã đầu tư hơn 20 tỷ để thay thế toàn bộ máy móc, thiết bị cũ bằng máy mới của Nhật Bản, CHLB Đức, nhờ đó công ty đã tạo điều kiện sản xuất mặt hàng xuất khẩu mới. Sản xuất được tổ chức thành dây chuyền công nghệ khép kín, tiết kiệm lao động, chỉ riêng phân xưởng cắt đã giảm được số lao động từ 300 công nhân xuống còn 64 người chia ra 4 phân xưởng. Cho đến nay, sau hơn 40 năm phát triển mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng công ty luôn cố gắng củng cố trang thiết bị kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Nhờ không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu mã, sản phẩm của công ty không chỉ được xuất sang Liên Xô mà đã mở rộng thị trường sang cả các nước Đông Âu, có thị trường ổn định, rộng lớn. Công ty đã tạo được hàng trăm mẫu mã đẹp, mới lạ để xuất khẩu và bán trong thị trường nội địa, ngoài ra công ty còn nhân gia công, thêu, mài...80% sản phẩm của công ty dành cho xuất khẩu, sản phẩm của công ty đã có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới. Trong quá trình sản xuất, tiêu thụ đảm bảo có lãi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Điều đó đã khẳng định được tên tuổi và chỗ đứng của công ty trên thị trường. Hiện nay, công ty đang mạnh dạn vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau để mua sắm trang bị thêm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện thêm đời sống cán bộ công nhân viên. II.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý II.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công Ty Cổ Phần May Thăng Long Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả cao, cung cấp kịp thời mọi thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý là mong muốn tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công Ty Cổ Phần May Thăng Long nói riềng. Việc tổ chức bộ máy quản lý là nhiệm vụ của ban lãnh đạo công ty, công ty hoạt động có hiệu quả hay không trước hết phụ thuộc vào bộ máy quản lý được sắp xếp có khoa học hay không? Phân công công việc có đúng chức năng nhiệm vụ và công nhân viên có được sử dụng đúng chuyên môn để phát huy hết khả năng và tiểm lực của mình hay không? Để đáp ứng với những vấn đề đặt ra trên đây. Tại Công Ty Cổ Phần May Thăng Long bộ máy tổ chức được tổ chức theo phương pháp trực tuyến nghĩa là các phòng ban tham mưu với ban giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình giúp ban giám đốc điều hành ra những quyết định đúng đắn những phương pháp tối ưu nhất có thể đạt được nhằm có lợi cho công ty. II.2. Bộ máy quản lý của công ty. Tổng giám đốc Giám đốc điều hành kĩ thuật Giám đốc điều hành sản xuất Giám đốc điều hành nội chính Văn phòng công ty Xí nghiệp dịch vụ đời sống Cửa hàng thời trang Phòng kỹ thuật chất lượng Trung tâm thương mại và giới thiệu SP Phòng kinh doanh nội địa Phòng kế toán tàI vụ Phòng chuẩn bị sản xuất Phòng kế hoạch thị trường Giám đốc các xí nghiệp thành viên Nhân viên thống kê các phân xưởng Nhân viên thống kê các XN Các xí nghiệp sản xuất Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công Ty Cổ Phần May Thăng Long II.3. Chức năng các phòng ban trong công ty. - Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người đứng đầu công ty, quản lý chung mọi việc trong công ty, thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty đồng thời chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý và Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về toàn bộ hoạt động của công ty. - Giám đốc kỹ thuật: Có trách nhiệm giúp Tổng giám đốc về mặt sản xuất và thiết kế của công ty. - Giám đốc điều hành sản xuất: Có trách nhiệm giúp Tổng giám đốc điều hành sản xuất,và trực tiếp chỉ đạo kinh doanh. - Giám đốc điều hành nội chính: Có nhiệm vụ về các mặt đời sống của công nhân viên chức và điều hành xí nghiệp dịch vụ đời sống. Các phòng ban chức năng khác gồm: -Văn phòng công ty: Có nhiệm vụ quản lý về mặt nhân sự, các mặt tổ chức của công ty: quan hệ đối ngoại, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. - Phòng kỹ thuật chất lượng: Có nhiệm vụ quản lý, phác thảo, tạo mẫu các mã hàng theo đơn hàng của khách hàng và nhu cầu của công ty. Đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm khi đã vào nhập kho thành phẩm. - Phòng kế hoạch thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu, kiểm soát thị trường và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo tháng, quý năm, tổ chức quản lý công tác xuât nhập khẩu hàng hoá, đàm phán soạn thảo hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước. - Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức thực hiện công tác kế toán theo từng chính sách của Nhà nước đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và yêu cầu của Công ty. Phân tích và tổng hợp số liệu để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp phù hợp đảm bảo hoạt động của công ty có hiệu quả tốt. - Phòng chuẩn bị sản xuất: Tổ chức tiếp nhận, bảo quản hàng hoá trong kho cũng như vận chuyển cấp phát nguyên phụ liệu đến từng đơn vị theo lệnh sản xuất, ngoài ra còn thực hiện kiểm tra số lượng, chất lượng của phụ liệu phục vụ sản xuất. - Phòng kinh doanh nội địa: Tổ chức tiêu thụ hàng hoá nội địa. Quản lý hệ thống các đại lý bán hàng cho công ty và tổng hợp theo dõi báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của hệ thống cửa hàng nội địa. - Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm: Có chức năng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm của công ty. Đồng thời là nơi tiếp nhận các ý kiến đóng góp phản hồi từ khách hàng. - Cửa hàng thời trang: ở đây trưng bày các sản phẩm mang tính chất giới thiệu là chính. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ cung cấp các thônng tin về nhu cầu thị hiếu của khách hàng để xây dựng các chiến lược tìm kiếm thị trường. - Các xí nghiệp: Các xí nghiệp thành viên có ban Giám đốc xí nghiệp bao gồm: Giám đốc, các phó giám đốc xí nghiệp. Ngoài ra còn có các tổ trưởng sản xuất, nhân viên tiền lương, cấp phát thống kê, cấp phát nguyên liệu.Trong các trung tâm và các cửa hàng có cửa hàng trưởng và các nhân viên phục vụ bán hàng. III.Công nghệ sản xuất sản phẩm chủ yếu May Thăng Long là công ty công nghiệp chế biến, đối tượng là vải. Vải được nhận về từ kho nguyên vật liệu theo từng chủng loại mà phòng kĩ thuật đã yêu cầu theo từng mã hàng, kĩ thuật sản xuất, các cỡ vải của các chủng loại mặt hàng có mức độ phức tạp khác nhau, phụ thuộc vào sồ lượng chi tiết của loại hàng đó.Vải đựoc đưa vào nhà cắt, tại nhà cắt, vải được trải, đặt mẫu, đánh số và cắt thành bản sản phẩm, sau đó thì nhập kho nhà cắt và chuyển cho các bộ phận may trong xí nghiệp. Dù mỗi mặt hàng, kể cả các cỡ của mỗi mặt hàng đó có yêu cầu kĩ thuật sản xuất riêng về loại vải cắt, về thời gian hoàn thành nhưng đều được tham gia vào quá trình sản xuất trên cùng một dây chuyền, chỉ không tiến hành đồng thời trong cùng một thời gian. Do vậy, qui trình công nghệ của công ty là qui trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục có thể được mô tả như sau: Sau khi kí kết hợp đồng với khách hàng phòng kế hoạch lập bảng định mức vật liệu và mẫu mã của từng sản phẩm. Phòng kỹ thuật cân đối lại vật tư, ra lệnh sản xuất cho từng xí nghiệp và cung cấp nguyên vật liệu cho từng xí nghiệp. Tổ kỹ thuật của xí nghiệp căn cứ vào mẫu mã do phòng kỹ thuật đưa xuống sẽ lắp ráp sơ đồ để cắt. Trong khâu cắt bao gồm nhiều công đoạn từ trải vải, đặt mẫu để pha cắt, cắt gọt, đánh số, đồng bộ,... Đối với những sản phẩm yêu cầu thêu hay in thì được thực hiện sau khi cắt rồi mới đưa xuống tổ may. Mỗi công nhân chỉ may một bộ phận nào đó rồi chuyển xuống cho người khác. May xong, đối với những sản phẩm cần tẩy, mài sẽ được đưa vào giặt tẩy, mài. Sản phẩm qua các khâu trên sẽ được hoàn chỉnh, là, gấp, đóng gói, nhập kho thành phẩm. Sơ đồ 1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu (vải ) Cắt Trải vải Đặt mẫu Cắt phá Cắt gọt Đánh số Đồng bộ … May May thân May tay … Ghép thành thành phẩm. Thêu Là Đóng gói, kiểm tra Bao bì, đóng kiện Nhập kho Tẩy mài Vật liệu phụ IV.Các nguồn lực của Công ty IV.1.Bố trí mặt bằng sử dụng cho nhà xưởng, nhà kho,văn phòng. - Mặt bằng Công ty sử dung với diện tích:40.000 m2 Trong đó: + Xưởng cắt: 7.000 m2 + Xưởng may : 20.000 m2 + Nhà kho :4.000 m2 + Cửa hàng: 1000 m2 + Còn lại 8.000m2 là văn phòng làm việc và các công trình phúc lợi. Trong các phân xưởng , nhà kho , nhà máy đã lắp đặt hệ thống thông gió và ánh sáng rất khoa học để tạo điều kiện cho sản xuất. IV.2.Máy móc, thiết bị sản xuất Công ty cổ phần may Thăng Long là một doanh nghiệp công nghiệp có quy mô lớn , hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp dệt may nên máy móc thiết bị là một yếu tố có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động , chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất .ý thức được điều đó,doanh nghiệp đã chủ động đầu tư máy móc thiết bị từ các nước công nghệ tiên tiến về các đơn vị sản xuất nhằm nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để cạnh tranh với hàng dệt may các nước trên Thế Giới. Do đó máy móc thiết bị của nghành may được công ty liên tục cải tiến ,đầu tư bổ sung để sản phẩm xuất ra giữ được uy tín, tạo lập vị thế trên thị trường. Dưới đây là một số máy móc thiết bị của nghành may phục vụ cho sản xuất sản phẩm : STT Tên thiết bị ĐVT Nước sản xuất Năm sản xuất Số lượng Đặc trưng kỹ thuật 1 Máy may 01 kim Bộ Nhật 98-99 12.000 400w 2 Máy may 02 kim Bộ Nhật 97-2004 10.620 250w 3 Máy đính cúc Bộ Nhật 97-2002 5.000 400w 4 Máy đính bộ Bộ Nhật 97 881 400w 5 Máy vắt sổ Bộ CHLB Đức 97 9.330 250w 6 Máy dập nút Bộ Nhật 2004 760 100w 7 Máy cắt Bộ CHLB Đức 97-2001 690 200w 8 Máy khác Bộ Nhật, CHLB Đức 97-2007 3.652 9 Tổng cộng 37.933 Nguồn: Số liệu thống kê của Công ty V. Nguồn cung ứng vật tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của Công ty. V.1. Nguồn cung ứng vật tư Công ty cổ phần may Thăng Long là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng dệt may sản phẩm chủ yếu là :áo sơ mi , áo Jacket ,đồ bảo hộ lao động , quần âu ,... nên nguyên vật liệu rất đa dang và phong phú, nhiều chủng loại chủ yếu là vải côtton, sợi Polyester, các hoá chất thuốc tẩy, khuy, khoá, nhãn, mác, chỉ may,... Bảng thống kê một số NVL mua vào cần dùng tại công ty năm 2008 Mặt hàng ĐVT Số lượng Nhà cung cấp Định mức tiêu hao Đơn giá Vải côtton mét 90.390.222 Hàn Quốc 0,24%/1đvsp 20.000đ/mét Vải sợi tổng hợp Mét 340.342.000 Đà Nẵng 0,42%/1đvsp 15.000đ/mét Chỉ may Cuộn 50.000.000 Hà Nội 0,03%/1đvsp 1.000đ/cuộn Nhãn, mác Cái 400.000.000 Tiệp Khắc 0,01%/1đvsp 2.000đ/cái Tại công ty nguyên vật liệu chiếm 70% tỷ trọng của sản phẩm , do đó nguyên vật liệu là một trong những khâu quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào đồng thời nó sẽ góp phần tăng nhanh vòng vốn và đạt hiệu quả cao. Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò và chức năng của nguyên vật liệu tại công ty được phân ra như sau: Nguyên vật liệu chính: phục vụ chủ yếu cho bộ phận sản xuất sản phẩm. +Vải các loại:Vải cotton , vải bò mài, vải pha sợi T/C,... +Chỉ sợi các loại :Chỉ may cho từng loại sản phẩm, sợi polyester Vật liệu phụ: Được dùng kết hợp với nguyên vật liệu chính để nâng cao tính năng sản phẩm. Vật liệu phụ tại công ty có nhiều loại như :các hoá chất .thuốc tẩy, dây kéo , khuy ,khoá,... Năng lượng :Tham gia quá trình sản xuất tạo nên sản phẩm , bên cạnh NVL chính và NVL phụ thì doanh nghiệp cần tiêu tốn thêm một khoản năng lượng gồm xăng , dầu Diesell ,...Bình quân một năm , năng lươngj sử dụng của công ty chiếm tỷ trọng khoảng 15%. Chất lượng :Hiện nay chất lượng nguyên vật liệu ngày càng tốt hơn làm cho sản phẩm của công ty được nhiều người biết đến hơn , nhưng bên cạnh đó giá cả của nguyên vật liệu thì ngày càng tăng so với trước , điều đó đã gây trở ngại không ít đối với công ty khi lựa chọn nguyên vật liệu để sản xuất làm sao có thể vừa đem lại lợi nhuận cho công ty vừa đem lại sản phẩm tốt cho khách hàng . V.2.Thị trường tiêu thụ của công ty Sản phẩm của công ty hiện nay cũng đã xâm nhập vào thị trường cả trong nước và ngoài nước : Tây Âu, Nhật Bản , Đức, Thuỵ Điển, Tiệp Khắc, Mông Cổ,...đa số là các công ty , nhà máy và các đại lý đã có mua bán lâu năm nên hình thức thanh toán của khách hàng thường là thanh toán gối đầu. Cả hai bên thực hiện cam kết về thời gian giao hàng , chất lượng, số lượng sản phẩm và thời gian thanh toán. Vì vậy uy tín của công ty với khách hàng phải đựơc đề cao, có như vậy mới tạo được thương hiệu tốt để khách hàng gắn bó lâu dài . May mặc là nhu cầu thiết yếu của con người, bởi vậy mà thị trường tiêu thụ của công ty rất rộng, song có thể chia thành hai khu vực chủ yếu: - Thị trường xuất khẩu: Sản phẩm xuất khẩu của công ty chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 80% tổng giá trị sản xuất và có mặt ở trên 30 nước trên thế giới. - Thị trường nội địa: Những sản phẩm tiêu thụ nội địa chủ yếu là quần âu, áo sơmi cao cấp, quần áo bò, quần áo trẻ em, ... với kiểu dáng và số đo phù hợp nên được người tiêu dùng ưa thích và bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Công ty cũng trú trọng đặt đại lý ở các nơi trên toàn quốc nhưng chủ yếu là khu vực thành thị đa số sản phẩm của công ty là hàng chất lượng trung và cao cấp. Đến nay công ty đã có trên 80 đại lý trên toàn quốc. Đời sống của con người ngày càng cao cho nên nhu cầu mặc đẹp càng tăng, do vậy những sản phẩm may mặc hầu hết là hàng trung và cao cấp đã trở nên phù hợp và tiêu thụ trên nhiều thị trường, song đó cũng là đòi hỏi mà công ty phải luôn tìm cách đáp ứng. Bảng cơ cấu thị trường xuất khẩu ĐVT:1000USD Thị trường xuất khẩu Mặt hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tiệp Khắc áo Jacket 25.750 27.115 30.000 Nhật Bản áo sơ mi 13.200 16.750 20.285 Đức Quần thể thao 7.550 8.020 9.890 Theo số liệu bảng trên ta thấy từ năm 2006 đến nay thị trường xuất khẩu của công ty tăng đều qua các năm cụ thể : Đối với thị trường Tiệp Khắc năm 2008 tăng 110% so với năm 2007 Đối với thị trường Nhật Bản năm 2008 tăng 121% so với năm 2007 Đối với thị trường Đức năm 2008 tăng 120% so với năm 2007. Bảng tiêu thụ sản phẩm trong nước : ĐVT: 1000đồng Thị trường tiêu thụ Mặt hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Hà Nội Quần tây áo sơ mi Đồ thể thao 305.545 345.123 285.332 350.815 367.255 315.251 415.552 434.658 356.690 Hải Dương Quần tây áo sơ mi Quần short 245.467 270.375 155.890 280.152 295.550 185.126 320.770 335.115 205.550 Đà Nẵng Quần tây áo sơ mi Quần áo trẻ em 380.545 405.446 221.545 420.150 445.585 241.550 485.790 490.255 275.880 Nam Định Quần tây áo sơ mi Đồ lao động 143.215 198.435 105.229 169.450 230.540 125.765 185.895 248.711 145.643 Theo bảng số liệu trên ta thấy tình hình tiêu thụ một số mặt hàng trong nước của công ty đều tăng qua các năm. Cụ thể : Thị trường Hà Nội năm 2007 đạt 1.033.321.000 đồng còn năm 2008 đạt 1.242.900.000 đồng. So sánh giữa 2 năm ta thấy năm 2008 tăng 209.579.000 đồng tương ứng 120% so với năm 2007. Thị trường Hải Dương năm 2007 đạt 760.828.000 đồng còn năm 2008 đạt 861.435.000 đồng. So sánh giữa 2 năm ta thấy năm 2007 tăng 100.607.000 đồng tương ứng 113% so vói năm 2007. Thị trường Đà Nẵng năm 2007 đạt 1.107.285.000 đồng còn năm 2008 đạt 1.251.925.000 đồng. So sánh giữa 2 năm 2008 tăng 144.640.000 đồng tương ứng 113% so với 2007. Thị trường Nam Định năm 2007 đạt 525.755.000 đồng còn năm 2008 đạt 580.249.000 đồng. So với giữa 2 năm ta thấy năm 2008 tăng 54.494.000 đồng tương ứng 110% so với năm 2007. Từ số liệu trên ta thấy sản phẩm của công ty xuất khẩu là chủ yếu , còn tiêu thụ trong nước chưa phát huy hết thế mạnh của mình. Công ty nên thiết lập mạng phân phối sản phẩm rộng khắp trên toàn quốc vá chủ động tạo ra nhiều mẫu mã nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. VI. Kết quả hoạt động một số năm gần đây của công ty. Được thể hiện qua các chỉ tiêu trong bảng sau: STt Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mục tiêu 2009 Đơn vị tính 1 Vốn cố định 12.393 20.200 42.000 77.000 Tr.đ 2 Vốn lưu động 40.871 38.791 45.912 Tr.đ 3 Kim ngạch xuất khẩu 29.700 39.572 43.632 67.500 1000USD 4 Giá trị tổng sản lượng 46.402 55.683 71.000 Tr.đ 5 Doanh thu ( không có VAT) 94.784 128.226 158.190 203.000 Tr.đ 6 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.605 1.846 2.142 Tr.đ 7 Thuế nộp Ngân sách 3.285 3.474 3.118 Tr.đ 8 Lực lượng lao động 2.305 2.300 2.517 Người 9 Thu nhập bình quân 835 1.000 1.150 1.200 1000đ Qua đó ta thấy: - Doanh thu của công ty năm 2007 đã tăng 35% so với năm 2006, đến năm 2008 mức tăng là 23%. Như vậy, doanh thu của công ty hàng năm đã tăng lên đáng kể. - Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 33% so với năm 2006, năm 2008 tăng 10% so với năm 2007, chứng tỏ thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng lớn, nhất là năm 2007 đã có sự mở rộng ở thị trường này rất nhiều. - Công ty đã đầu tư trú trọng hơn đến công nghệ, bởi vốn cố định ngày càng lớn, khiến cho năng suất lao động, thu nhập người lao động tăngđã thu hút thêm nhiều lao động và lợi nhuận trước thuế năm 2008 đã tăng 16% so với năm 2007. VII.Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty cổ phần may Thăng Long. Về cơ bản công tác kế toán của công ty may Thăng Long tiến hành tương đối tốt, đáp ứng được yêu cầu quản lý, tuy nhiên không thể tránh được những nhược điểm. VII.1.Về bộ máy kế toán. Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, tức là toàn bộ công việc được tập trung tại phòng kế toán. Cán bộ và chuyên viên kế toán có trình độ chuyên môn cao, thích ứng với cường độ làm việc lớn. Việc phân công lao động ở phòng kế toán rõ ràng, đảm bảo tính chuyên trách cao. ở các XN không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán thống kê làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu: thu nhập, ghi chép vào sổ sách các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong phạm vi XN và kiểm tra các chứng từ, lập các báo cáo ở XN… Cuối kì hoặc định kỳ họ có nhiệm vụ tập hợp và chuyển các chứng từ, báo cáo đó cho kế toán để ghi chép vào sổ kế toán. Với một công ty có quy mô lớn, số lượng công nhân nhiều, nhiều nghiệp vụ phát sinh như vậy thì việc tổ chức bộ máy kế toán tập trung cho công tác hạch toán được tiến hành một cách quy củ, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung và chịu trách nhiệm cao trong công việc, đảm bảo cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh đầy đủ, chính xác để phục vụ cho nhu cầu quản lý. VII.2.Về hệ thống chứng từ và phương pháp hạch toán. Công ty đã đăng ký sử dụng hết hệ thống chứng từ kế toán theo quy định và sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán. Phương pháp này phù hợp với công ty có nhiều nghiệp vụ phát sinh, quy mô sản xuất lớn, hàng tồn kho biến động nhiều, do đó có thể nói là phù hợp với Công ty may Thăng Long. Các chứng từ mà công ty sử dụng được luân chuyển một cách hợp lý và thường xuyên, đáp ứng đúng chế độ quy định, đảm bảo sự chặt chẽ và tính pháp lý trong quá trình luân chuyển. VII.3. Về hệ thống tài khoản, sổ sách và báo cáo. Như trên đã trình bày, công ty đăng ký sử dụng hết các tài khoản mà Bộ Tài Chính ban hành, nếu có sự thay đổi về chế độ công ty đều tuân thủ, do đó hệ thống tài khoản mới (có sự thay đổi so với hệ thống tài khoản cũ ở một số tài khoản) được ban hành theo 4 chuẩn mực kế toán ngày 31/12/2001 – số 149/2001/QĐ - BTC, đã được công ty áp dụng từ ngày 01/01/2009, cùng với những quy định về sổ sách và báo cáo. Tất nhiên, do phương pháp hạch toán mà công ty sử dụng và đặc điểm sản xuất kinh doanh,… nên có một số tài khoản công ty không sử dụng mặc dù đã đăng ký (113, 151, 631,…) là đương nhiên. Mặt khác, công ty cũng đã mở thêm hệ thống tài khoản chi tiết cho phù hợp với tính chất các nghiệp vụ kinh doanh một cách linh hoạt. Hình thức sổ “Nhật ký chứng từ” mà công ty sử dụng có thể nói là phù hợp, vì ưu điểm của hình thức này là khoa học, chặt chẽ và phù hợp với những công ty có quy mô lớn, trình độ của kế toán cao, có sự chuyên môn hoá và phân công lao động kế toán tập trung. Hình thức này đảm bảo được sự phản ánh đầy đủ các thông tin kế toán. Tuy nhiên, nó lại khá cồng kềnh vì số lượng nhiều, kết cấu phức tạp; gây cản trở cho việc cơ giới hoá tính toán và hoàn thiện kế toán máy trong xử lý số liệu. Hiện nay, kế toán máy được công ty sử dụng đối với một số phần hành (vốn bằng tiền, doanh thu) chứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21489.doc
Tài liệu liên quan