Báo cáo thực tập Công tác chủ nhiệm được giao ở lớp 11C trường PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Trà Vinh

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

PHẦN I

KẾT QUẢ TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHUNG

VỀ GIÁO DỤC CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG 1

1.1. Tình hình Giáo dục của tỉnh Trà Vinh 1

1.2. Các hoạt động trong tỉnh Trà Vinh 2

1.3. Những thành tích nổi bật trong năm 3

PHẦN II CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 4

2.1. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ và các tiết quản nhiệm 6

2.2. Thăm lớp 10

2.3. Các hoạt động khác 11

PHẦN III

KẾT QUẢ PHỐI HỢP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 14

PHẦN IV

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU 29

Lý do chọn đề tài 29

Chương I. Tìm hiểu chung về trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh 16

1.1. Sơ lược tình hình giáo dục của trường 31

1.1.1. Đặc điểm chung về tình hình giáo dục của trường 31

1.1.2. Đặc điểm học sinh trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh 33

1.2.3 Một số vấn đề cơ bản về đội ngũ Giáo viên 34

Chương II. Một số khái niệm cơ bản 36

2.1. Hoạt động dạy, hoạt động học 36

2.2. Khái niệm động cơ học tập 36

2.3. Quá trình hình thành động cơ học tập 36

2.4. Vai trò của động cơ đối với hoạt động học tập của học sinh 37

Chương III. Phương pháp dạy học ảnh hưởng đến động cơ học tập

của học sinh trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh 38

3.1. Phương pháp đọc chép 42

3.2. Phương pháp thuyết trình kết hợp giáo án điện tử 43

3.3. Phương pháp thực hành thực tế 44

3.4. Phương pháp đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình 45

3.5. Phương pháp đóng vai 45

Chương IV. Một số đề xuất kiến nghị 49

4.1. Đổi mới phương pháp dạy học 49

4.1.1. Tìm hiểu về phương pháp dạy học mới 49

4.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học 52

4.2. Đề xuất kiến nghị 54

4.2.1. Từ phía nhà trường 54

4.2.2. Từ phía giáo viên 54

4.2.3. Từ bản thân học sinh 55

4.2.4. Nguyên tắc tạo động cơ học tập cho học sinh 55

KẾT LUẬN 58

THAY LỜI KẾT 59

PHỤ LỤC 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4960 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Công tác chủ nhiệm được giao ở lớp 11C trường PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m hội biểu diễn thời trang *Đón tiếp Cô trưởng Khoa, Cô hướng dẫn Đoàn thực tập và các Thầy Cô trong khoa Giáo dục *Bao quát tiến trình của buổi biểu diễn thời trang *Học sinh tham gia buổi biểu diễn đầy đủ và nhận được nhiều niềm vui *Mang lại không khí vui tươi, hào hứng *Các Thực tập sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao *Đêm hội biểu diễn thời trang diễn ra tốt đẹp như kế hoạch của nhóm Viết báo cáo thực tập 23g00 - 24g30 ngày 04/03/2011 *Viết báo cáo chương trình biểu diễn thời trang vừa diễn ra trong đêm 04/03/2011 Hoàn tất bài báo cáo thực tập để chuẩn bị cho buổi báo cáo ngày 05/03/2011 Báo cáo thực tập 8g40 - 10g30 ngày 05/03/2011 tại phòng họp Thực tập sinh *Tiến hành báo cáo các hoạt động phối hợp cùng nhà trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh *Nhận được sự nhận xét, đánh giá, phát biểu ý kiến của BGH nhà trường và các Thầy Cô trong trường *Nhận được bảng đánh giá nhóm thực tập từ nhà trường Tổng kết cùng nhà trường 13g30 - 17g00, ngày 05/03/2011, tại nhà Đa Năng của trường Thực tập sinh *Chia các Thực tập sinh thành 6 nhóm nhỏ *Phân công các nhóm về các tổ của các Thầy Cô giáo trong trường *Các nhóm cùng Thầy cô liên hoan mừng ngày 8/3 ngày quốc tế phụ nữ *Đoàn thực tập cám ơn và chào BGH cũng như quý Thầy Cô để ngày mai trở về thành phố qua những lời cám ơn, lời chúc và ca khúc: “Tri ân người khai sáng” *Các Thực tập sinh sẵn sang cộng tác với các Thầy cô trong trường *Trách nhiệm trong nhóm nhỏ của mình *Giờ chia tay tạm biệt đã tạo được tình liên đới giữa nhà trường và Đoàn thực tập Phần III: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẾN ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT - THPT TỈNH TRÀ VINH Lý do chọn đề tài “Non sông việt nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”. Lời kêu gọi ấy của Bác Hồ luôn vang vọng mãi trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là lứa tuổi học trò, lứa tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường. Lịch sử nhân loại cũng như mỗi một dân tộc phát triển theo một dòng chảy liên tục với nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Các dân tộc, các giai cấp, các lực lượng chính trị trong xã hội muốn duy trì và phát triển lực lượng của mình phải quan tâm đến việc bồi dưỡng các thế hệ kế tiếp. Giáo dục luôn là khát vọng của mọi người dân và là mối quan tâm của các nhà Giáo dục. Kinh nghiệm của nước ta và các nước trên thế giới có nền kinh tế phát triển, xã hội văn minh là đất nước phải có một hệ thống giáo dục mạnh và hiện đại. Ngày nay, trong sự hội nhập vào làn sóng văn minh công nghiệp và hiện đại của thế giới, chúng ta cần nhanh chóng tiếp thu kiến thức và công nghệ tiên tiến của thế giới. Người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm. Việc dạy dỗ Giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo” là ước mong từ lâu của biết bao nhà Giáo dục và cũng là ước mong của những nhà Giáo dục tương lai. Giáo dục con người không chỉ là ngày một ngày hai nhưng là cả một thời gian dài. Hoạt động dạy học trong môi trường nhà trường cũng thế, giáo viên không chỉ truyền kiến thức, kỹ năng kỹ xảo cho học sinh mà còn phải tạo động lực chop học sinh bằng nhiều cách thức khác nha giúp các em học tốt hơn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh. Tuy nhiên, mỗi yếu tố ảnh hưởng đều khác nhau và đem lại hiệu quả khác nhau. Học sinh chịu ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè, Thầy cô… Chính phương pháp giảng dạy của Giáo viên là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh. Tuy nhiên, cùng với xu hướng phát triển của thời đại về các lĩnh vực khoa học - công nghệ, sự bùng nổ về thông tin, Giáo dục - Đào tạo cũng có những bước phát triển mới. Trong những năm gần đây, Giáo dục - Đào tạo nước ta đã có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy. Để tạo động cơ học tập tốt cho học sinh trong hiện tại, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có đủ khả năng phục vụ cho xã hội phát triển trong tương lai, việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu bức thiết hiện nay. Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động cơ học tập của học sinh trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh” để tìm hiểu về việc áp dụng các phương pháp dạy học của giáo viên trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh, tìm hiểu những ảnh hưởng của phương pháp dạy học đến động cơ học tập của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với xu thế hiện nay cũng như nhằm tạo hứng thú cho các em trong một tiết học, tạo nên động cơ mạnh mẽ hầu giúp các em có động lực để cố gắng học tốt hơn, giúp các em tự tạo cho mình một sức mạnh tinh thần vững vàng trong học tập để bước tiếp con đường mà Bác Hồ mong muốn nơi thế hệ trẻ chúng ta, những mầm xanh tương lai của đất nước, của dân tộc. Chương I. Tìm hiểu chung về trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh 1.1. Sơ lược tình hình Giáo dục của trường 1.1.1. Đặc điểm chung về tình hình Giáo dục của trường Trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh được thành lập từ năm 1991 đặt tại phường 1 Thị xã Trà Vinh - nơi khu dân cư đông đúc và có đồng bào dân tộc Khmer, có hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi cho việc đi lại của người dân ở các địa phương khác. Đây cũng là địa bàn có nhiều đơn vị hành chánh của tỉnh thuận lợi trong các mối quan hệ công tác của trường. Những năm học đầu do trường chưa có phòng học phải gửi học sinh học tại các trường trong Thị xã như trường THCS Lý Tự Trọng và trường THPT Thị xã Trà Vinh. Được sự quan tâm hỗ trợ của Bộ GD - ĐT, UBND Tỉnh Trà Vinh, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Trà Vinh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kiên cố, đến nay trường đã có 14 phòng học, 32 phòng ở cho học sinh nội trú, 1 nhà ăn tập thể, 1 nhà thể thao đa chức năng, 3 phòng thực hành thí nghiệm và khu hiệu bộ với 11 phòng làm việc. Hiện nay, Trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh được đánh giá là một trong những trường có thành tích dạy và học nổi bật nhất trong các trường PTDTNT ở khu vực phía Nam. Những thành tích chung của nhà trường:          Từ khi thành lập trường đến nay, sau hơn 20 năm miệt mài nuôi dạy với sự nỗ lực của đội ngũ CB,GV,CNV trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh đã đạt được một số thành tích sau: Khen thưởng của Bộ GD - ĐT: - 1 cờ khen là đơn vị Tiên tiến xuất sắc về Nuôi - dạy 10 năm (1991 - 2000). - 1 cờ khen là đơn vị xếp thứ 5/42 tỉnh thành về hội thi Văn hoá - Thể thao các trường PTDTNT toàn quốc năm 1998. - 01 bằng khen Nuôi dạy 5 năm (1991-1995) Khen thưởng của Tổng cục Thể dục thể thao: tặng cờ khen xếp giải Nhì khu vực Tây Nam bộ 1995. Khen thưởng của Tỉnh và địa phương: - Từ năm 2000 – 2009 : 9 năm liền đạt danh hiệu “ Trường tiên tiến xuất sắc “ được UBND tỉnh tăng bằng khen. - Nhiều bằng khen và giấy khen của các Ban Ngành Tỉnh. Về giáo dục - Đào tạo: Trường luôn là lá cờ đầu trong phong trào dạy tốt , học tốt. Hằng năm tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp đạt từ 96% trờ lên , xếp thứ nhì sau trường Trung học Chuyên Trà Vinh. Về Văn hóa - Thể dục - Thể thao:: Năm 2010 tại Hội thi Văn hoá - Thể thao các trường Phổ thông dân tộc nội trú toàn quốc lần thứ VI - 2010 tổ chức tại Quảng Ngãi Nhà trường đã đạt 1 huy chương Bạc, 5 huy chương Đồng. Là 1 trong 10 đơn vị được trao giải Khá của Hội thi. Trường cũng đã đạt giải Hội thi văn hóa thể dục thể thao Quốc gia trong năm 2011. Về thành tích cá nhân: Tính đến năm học 2006 - 2009: - Trường có 02 đ/c dược Bộ GD - ĐT khen tặng Huy chương vì sự nghiệp GD và 07 đ/c được cấp Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp GD”. - 05 đ/c được Ban Dân tộc Trung Ương tặng huy chương “Vì sự nghiệp Phát triển Dân tộc”. - 01 đ/c được Trung Ương Đoàn tặng huy chương “vì thế hệ trẻ”. - 01 đ/c được Công đoàn Lao động Việt nam tặng bằng khen. - 02 đ/c được nhận Huy hiệu “ 30 năm và 40 năm tuổi Đảng”. - Nhiều CB, GV đạt danh hiệu Giáo viên Giỏi, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Về nhân sự : Hiện nay trường có 60 CB, GV, CNV trong đó: + Ban giám hiệu: 03 (Đại học) + Giáo viên: 39 (Đại học 38 + THSP 2). + Cán bộ, nhân viên: 18 (Đại học 2 người + Cao đẳng 2 người + THCN 5 người) còn lại TN C II trở lên. Những thuận lợi và khó khăn của trường: + Thuận lợi: - Được sự quan tâm hỗ trợ của Bộ GD - ĐT, UBND tỉnh Trà Vinh, Sở Giáo dục - Đào tạo Trà Vinh. - Được sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh và Hội phụ huynh học sinh nhà trường. - Đội ngũ cán bộ công nhân viên vững chuyên môn, giàu trách nhiệm. Không chỉ hết lòng dạy dỗ các em trên lớp mà còn gắn bó với từng học sinh để nâng cao bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo cho học sinh yếu kém. - Đa số học sinh đều ngoan ngoãn, có tinh thần, ý thức học tập cao. + Khó khăn: - Cơ sở vật chất (đặc biệt là khu nhà ăn và khu nội trú dành cho học sinh) còn thiếu thốn và hiện đang xuống cấp. Ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của các em học sinh. + Phương hướng phát triển của nhà trường trong tương lai: Hiện trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh đang tiến hành xin giấy phép dời trường về một địa điểm mới và xây dựng trường trở thành một ngôi trường đạt chuẩn quốc gia. 1.1.2. Đặc điểm học sinh trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh Trường luôn là lá cờ đầu trong phong trào dạy tốt , học tốt. Hằng năm tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp đạt từ 96% trở lên , xếp thứ nhì sau trường Trung học Chuyên Trà Vinh. Hầu như các em ở đây là học sinh người dân tộc Khmer. Các em ở lại nội trú, chỉ một số ít các em có gia đình gần thì ở ngoài cùng gia đình. Mỗi tháng các em được về thăm gia đình một lần vào cuối tháng. Trưa thứ 7 các em về và chủ nhật các em trở lại trường để chuẩn bị cho ngày thứ 2 bắt đầu vào một tuần mới. Các em được ăn ở, sinh hoạt trong môi trường nội trú, nhà nước cung cấp những gì phục vụ cho việc học tập, sinh hoạt của các em. Thông qua nội dung các em đến xin Tham vấn cũng như qua những cuộc thăm hỏi trực tiếp các em, chúng tôi nhận thấy các em DTNT thiếu thốn nhiều về mặt tình cảm, xa gia đình, thậm chí có em việc nhớ gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc học của bản thân. Ngoài ra, có những em khó hòa nhập với đời sống tập thể, nhiều em có nhiều vấn đề về Tâm lý, tình cảm, khó khăn mà không tìm được người để chia sẻ, tâm sự. Tuy nhiên, ở nội trú các em có môi trường học rất tốt, có thời gian học bài nhiều hơn, thi đua nhau, giúp đỡ nhau học tập. Nội quy được đưa ra rõ ràng giúp các em có đời sống sinh hoạt ổn định, lành mạnh. 1.1.3. Một số vấn đề cơ bản về đội ngũ Giáo viên Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông, giáo dục Nghề nghiệp gọi là Giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là Giảng viên. Giáo viên là người truyền thụ các kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình bộ môn của bậc học, cấp học. Giáo viên không những chỉ dạy tốt các kiến thức chuên môn mà còn phải chú ý “dạy người” bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm đạo đức để học sinh phát triển nhân cách toàn diện. Giáo viên phổ thông là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục lao động sư phạm trong nhà trường phổ thông. Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Do vậy, nhiên cứu về phương pháp giảng dạy của Giáo viên trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh, chúng ta cùng tìm hiểu về đội ngũ Giáo viên và thâm niên công tác. Hiện nay, trường có 3 Ban Giám Hiệu và tổng số Giáo viên trong trường là 39 Giáo viên, trong đó có 13 Giáo viên là người dân tộc. Các Giáo viên trong trường hầu như đều đạt ở trình độ chuẩn và tốt nghiệp Đại học, chỉ có 2 người đang học Cử nhân. Các Thầy cô được dạy đúng chuyên ngành của mình. Đội ngũ Giáo viên trẻ tương đối nhiều, đó cũng chính là một trong những thuận lợi của trường. Khảo sát về Thâm niên công tác của giáo viên trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh qua 30 phiếu thăm dò từ 30 Giáo viên và đã thu thập được kết quả: Bảng 1.1. Thâm niên công tác của Giáo viên STT Thâm niên công tác Số lượng Tỉ lệ (%) 1 1-5 năm 3 10.0 2 6-10 năm 9 30.0 3 Trên 10 năm 18 60.0 Các Giáo viên ở đây có thâm niên công tác trên 10 năm chiếm 60.0%; từ 6 - 10 năm chiếm 30.0%; có 10.0% là Giáo viên có thâm niên công tác 1 - 5 năm chiếm 10.0%. Qua đây cho ta thấy, đa số các Giáo viên ở đây giảng dạy lâu năm và giàu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. CHƯƠNG II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2.1. Hoạt động dạy, hoạt động học Hoạt động dạy: Hoạt động dạy là hoạt động của người lớn tổ chức và điều khiển hoạt động của trẻ nhằm giúp chúng lĩnh hội nền văn hóa xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của chúng. Nói đến dạy thì có dạy trong đời sống hằng ngày và hoạt động dạy do Thầy giáo thực hiện (theo phương thức nhà trường). Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ nghiên cứu về hoạt động dạy theo phương thức nhà trường, cụ thể là phương pháp giảng dạy của Giáo viên. Hoạt động học: là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thành hành vi và những dạng hoạt động nhất định, những giá trị. 2.2. Khái niệm động cơ học tập Động cơ theo nghĩa rộng nhất được hiểu là cái thúc đẩy con người hoạt động làm thỏa mãn nhu cầu, là cái làm nảy sinh tính tích cực và xu hướng của tính tích cực đó. Động cơ học tập là sức thúc đẩy hoạt động học tập, tức là học để làm gì. Động cơ học tập là những nhân tố kích thích, thúc đẩy tính tích cực học tập ở học sinh nhằm đạt kết quả nhận thức và hình thành phát triển nhân cách. Các động cơ học tập ảnh hưởng đến tính chất của hoạt động học, đến thái độ của học sinh đối với việc học tập. 2.3. Quá trình hình thành động cơ học tập Các động cơ đặc trưng của con người mang tính lịch sử - xã hội. Động cơ của con người nảy sinh ngay trong chính quá trình phát triển của cá thể, chứ không phải có sẵn từ lúc đứa trẻ mới sinh ra. Trong tuổi ấu nhi, các động cơ mới được hình thành một cách có thứ bậc, nhưng hết sức mờ nhạt, không rõ ràng. Dần dần, trong quá trình phát triển, những động cơ này mới dần mang tính chất xã hội nhiều hơn, do những động cơ đó gắn liền với việc trẻ lĩnh hội được những chuẩn mực, quy tắc hành vi trong xã hội. Phần lớn các nhà tâm lí học đều thừa nhận rằng, hệ thống động cơ của con người được hình thành trên cơ sở hoạt động, giao tíêp của con người trong hệ thống các quan hệ xã hội, nhóm xã hội nhất định. Nhưng trong hoàn cảnh buộc con người phải lực chọn động cơ nào cho phù hợp với việc tiến hành hành động, khi đó có quá trình đấu tranh động cơ, hành động ý chí, khả năng nhận thức sẽ giúp con người đối chiếu, so sánh động cơ để chọn ra đâu là động cơ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh xung quanh, giúp chủ thể lường trước diễn biến và kết quả hành động. Động cơ học tập không có sẵn hay tự phát, mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của Giáo viên. Nhu cầu giải quyết được mâu thuẫn “giữa một bên là “phải hiểu biết” và bên kia là “chưa hiểu biết” (hoặc hiểu biết chưa đủ, chưa đúng)” là nguyên nhân chính yếu để hình thành động cơ học tập ở học sinh. 2.4. Vai trò của động cơ đối với hoạt động học tập của học sinh Dựa theo định nghĩa và cấu trúc của hoạt động học ta có thể thấy rõ vai trò rất quan trọng của động cơ học tập. Nó là động lực và là định hướng cho hoạt động học tập diễn ra và đi đúng hướng. Thiếu động cơ thì hoạt động học tập không thể diễn ra được. Có nhiều loại động cơ và mỗi loại sẽ có vai trò nhất định trong hoạt động học tập của con người. CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT - THPT TỈNH TRÀ VINH Để hiểu khái niệm phương pháp dạy học trước hết ta tìm hiểu khái niệm phương pháp. Phương pháp là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích đã định. Phương pháp dạy học là cách thức hợp tác của Thầy và trò, trong đó người thầy truyền đạt tri thức, kỹ năng thái độ, điều khiển việc học của trò, người trò tiếp thu và tự điều khiển sự học tập của bản thân, học những điều được truyền thụ để phát triển nhân cách. Phương pháp dạy học phải là hoạt động có trình tự, phối hợp tương tác của giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học. Phương pháp giảng dạy của Giáo viên là nhân tố quan trọng tạo nên chất lượng dạy học trong nhà trường. Phương pháp dạy học là sự kết hợp các phương pháp dạy và phương pháp học. Hai phương pháp này trong suốt quá trình dạy học luôn luôn quan hệ chặt chẽ với nhau. Dạy học là hoạt động mang tính sáng tạo, đa dạng và linh hoạt luôn biến đổi và tuân theo quy luật về sự thống nhất của mục đích, nội dung, phương pháp phù hợp với đối tượng. Những đặc tính này trở nên đặc biệt quan trọng trong môi trường dạy học của trường PTDTNT - THPT khi trình độ phát triển nhận thức của học sinh đa phần còn hạn chế cần sự linh hoạt trong dạy học của Giáo viên. Trong dạy học, ngoài nội dung và chương trình phù hợp tạo nên hiệu quả dạy học thì phương pháp dạy là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tất cả các yếu tố trên. Phương pháp sáng tạo, linh động phù hợp với học sinh sẽ mang lại cho học sinh sự phấn khích, hay còn gọi là tạo nên động cơ học tập cho học sinh, quá trình truyền đạt trở nên thuận lợi, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh. Phương pháp dạy học đóng vai trò quan trọng trong hoạt động dạy học, nó tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động dạy cũng như ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh. Nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy của Giáo viên đến động cơ học tập của học sinh, chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến của 30 Giáo viên trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh: Bảng 3.1. Mức độ ảnh hưởng của phương pháp dạy học đến động cơ học tập STT Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Không ảnh hưởng 1 3.3 2 Ảnh hưởng 5 16.7 3 Rất ảnh hưởng 15 50.0 4 Là yếu tố quyết định 9 30.0 Kết quả cho thấy: 50,0% giáo viên cho rằng phương pháp giảng dạy rất ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh, thậm chí có 30,0% cho rằng phương pháp giảng dạy là yếu tố quyết định trong việc tạo động cơ học tập cho học sinh;16,7% cho rằng có ảnh hưởng và chỉ có một người với tỉ lệ 3,3% cho là phương pháp giảng dạy không ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh. Theo như kết quả thu được thì ta thấy phương pháp giảng dạy của Giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến động cơ học tập cho học sinh. Có nhiều phương pháp dạy học như phương pháp đọc chép, phương pháp thuyết trình kết hợp giáo án điện tử, phương pháp đàm thoại, phương pháp thực hành thực tế, phương pháp đóng vai… Trong quá trình dạy học, Giáo viên có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp khác nhau nhằm tạo hứng thú và đem lại hiệu quả cao cho người học. Học sinh cảm thấy dễ tiếp thu bài nhanh khi Thầy cô biết sử dụng phương pháp phù hợp với trình độ của người học. Để tìm hiểu phương pháp giảng dạy của Giáo viên và việc sử dụng phương pháp giảng dạy vào quá trình dạy học, chúng tôi đã đưa ra nhiều phương pháp dạy học khác nhau như phương pháp đọc chép, thuyết trình kết hợp giáo án điện tử, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, thực hành thực tế và phương pháp đóng vai. Giáo viên sẽ đánh giá mức độ thường xuyên áp dụng các phương pháp trong quá trình dạy học của mình thông qua bảng xếp hạng sau: Bảng 3.2. Đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học của bản thân STT Mức độ sử dụng các pp Trung bình Độ lệch tiêu chuẩn Xếp hạng 1 Đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình 2.38 0.863 1 2 Thực hành thực tế 2.00 0.845 2 3 Thuyết trình kết hợp Giáo án điện tử 1.89 0.892 3 4 Đóng vai 1.62 0.898 4 5 Đọc chép 1.31 0.471 5 Kết quả cho thấy: Với phương pháp đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình (phương pháp này nhằm lấy người học làm trung tâm) nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh như hiện nay, nhìn chung đa số các Giáo viên trong trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh thường sử dụng phương pháp này trong quá trình dạy học của mình. Trong năm phương pháp, đây là phương pháp được Giáo viên sử dụng nhiều nhất. Một điển hình trong việc sử dụng phương pháp này là Cô Huỳnh Thị Huyền - giáo viên bộ môn Địa lý, Cô đã sử dụng phương pháp này trong quá trình dạy học của mình một cách linh hoạt; Cô Phan Thị Ngọc Bích - giáo viên bộ môn Giáo dục công dân cũng đã rất tích cực và chủ động trong việc sử dụng phương pháp này trong quá trình giảng dạy của mình. Ngoài ra, phương pháp thực hành thực tế được xếp vào hạng 2 trong số 5 phương pháp mà Giáo viên thường xuyên sử dụng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy bên cạnh các giờ học kiến thức trên lớp, các em còn tự tham gia vào các giờ học thực hành thực tế bổ ích, để các em hiểu sâu kiến thức mình đã học và việc ứng dụng vào thực tế như thế nào (ví dụ môn Hóa, môn Tin học…). Một số phương pháp khác cũng được Giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học của mình nhưng không thường xuyên. Cuối cùng, phương pháp đọc chép là phương pháp được sử dụng ít nhất được xếp vào hạng cuối cùng. Điều đó cho thấy Giáo viên trong trường đã tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với tình hình hiện nay. Để kiểm định các thông tin định lượng, chúng tôi đã tiến hành dự giờ ở các lớp học với các môn học và các Giáo viên bộ môn khác nhau để quan sát phương pháp giảng dạy của Giáo viên và phỏng vấn một số Giáo viên cũng như học sinh về phương pháp giảng dạy ở trường. Qua bảng hỏi khảo sát, các cuộc phỏng vấn sâu và quan sát các tiết giảng của Giáo viên trên lớp, chúng tôi nhận thấy, Giáo viên trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các phương pháp giảng dạy để tạo nên hứng thú và tạo động cơ học tập cho học sinh. Tuy nhiên, khả năng vận dụng các phương pháp dạy học mới của Giáo viên vẫn còn hạn chế, kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp đọc chép vẫn còn tồn tại trong quá trình dạy học ở trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh. Cùng với ý kiến của Giáo viên, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát trên học sinh về vấn đề này và thu được kết quả: Bảng 3.3. Học sinh đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp của Giáo viên. STT Mức độ sử dụng các pp Trung bình Độ lệch tiêu chuẩn Xếp hạng 1 Đọc chép 2.35 0.736 1 2 Đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình 2.17 0.864 2 3 Thuyết trình kết hợp Giáo án điện tử 1.73 0.846 3 4 Thực hành thực tế 1.41 0.683 4 5 Đóng vai 1.18 0.434 5 Một kết quả ngược lại với Giáo viên khi Giáo viên cho rằng phương pháp đọc chép là phương pháp ít sử dụng nhất trong quá trình dạy học thì học sinh lại cho rằng phương pháp đọc chép là phương pháp mà Giáo viên thường xuyên sử dụng nhất xếp hạng 1 trong các phương pháp, phải chăng ở đây, học sinh chưa hiểu được khái niệm của phương pháp đọc chép. Một số không ít Giáo viên hiểu biết không đầy đủ về các phương pháp chẳng hạn phương pháp học nhóm. Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm không đơn thuần chỉ là hình thành một nhóm học tập của học sinh, phương pháp nêu vấn đề không phải là Giáo viên đặt câu hỏi và học sinh trả lời… Như đã nói ở trên, phương pháp giảng dạy ảnh hưởng rất lớn đến động cơ học tập của học sinh, thậm chí có Giáo viên cho rằng đó lại là yếu tố quyết định đến động cơ học tập của các em. Vì thế, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu từng phương pháp giảng dạy mà các Giáo viên đã sử dụng trong quá trình giảng dạy của mình ở trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh. 3.1. Phương pháp đọc chép: Năm học 2009 - 2010 với chủ đề: “Đổi mới quản lí, nâng cao chất lượng dạy học”, vấn đề đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm khắc phục được tình trạng “Đọc - chép” là một trong những biện pháp hữu hiệu để thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2010. Từ lâu, dạy học theo kiểu “Đọc - chép” được coi là một phương pháp dạy học để truyền tải kiến thức cho học sinh và được sử dụng phổ biến ở nhiều trường trong cả nước. Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều cuộc Hội thảo và cũng đưa ra nhiều phương pháp dạy học tích cực hơn… nhưng hiện tại không ít Giáo viên vẫn sử dụng cách dạy học theo kiểu này. Phải nói rằng trong một tiết dạy, cũng có lúc Giáo viên cần phải đọc cho học sinh chép. Cũng phải khẳng định rằng, trong giáo học pháp, chưa bao giờ trong trường học có phương pháp dạy học mang tên “Đọc-chép”. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương chống việc dạy học “chủ yếu qua đọc chép” nghĩa là chống việc chỉ đọc chép, truyền thụ kiến thức một chiều trong cả một tiết lên lớp. Với cách dạy này, người Thầy đã máy móc, rập khuôn trong dạy học, dễ có tư tưởng phó mặc, không hứng thú trong cập nhật kiến thức, không sáng tạo trong việc tìm kiếm các phương án thiết kế bài dạy phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp mình phụ trách để kết quả giảng dạy đạt mức tối ưu. Người học theo cách này sẽ trở nên thụ động, chỉ thu nhận kiến thức một chiều, không động não suy nghĩ, không biết tự mình chiếm lĩnh tri thức, trở nên thui chột về tư duy, khó vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Bảng 3.4. Đánh giá mức độ sử dụng phương pháp đọc chép STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Không thường xuyên 20 69.0 2 Bình thường 9 31.0 Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động cơ học tập của học sinh trường ptdtnt - thpt tỉnh trà vinh.doc