Báo cáo Thực tập công tác xã hội nhóm và cộng đồng tại Phường Quang Trung - Quận Đống Đa - Hà Nội

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN THỨ NHẤT 2

BÁO CÁO MÔ TẢ NHẬN DIỆN CỘNG ĐỒNG 2

1. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Phường Quang Trung - Quận Đống Đa - Hà Nội 2

2. Đặc điểm chung 4

3. Công tác truyền thông sức khỏe tại cộng đồng Phường Quang Trung - Quận Đống Đa - Hà Nội 7

3.1. Thực trạng công tác truyền thông tại phường 7

3.2. Mô hình tác động của công tác truyền thông tại phường 13

4. Lập dự án sơ lược cho công tác truyền thông tại cộng đồng phường Quang Trung 14

4.1. Tên dự án 14

4.2. Mục tiêu của dự án 14

4.3. Sơ lược các phương thức triển khai thực hiện dự án 14

4.3.1. Tuyên truyền giáo dục 14

4.3.2. Tổ chức ký cam kết 16

4.4.3. Công tác phòng chống dịch bệnh 16

4.3.4. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức y tế và các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng về đề tài chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân 17

PHẦN THỨ HAI 18

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP 18

1. Tổng quan mục đích, nội dung, nhiệm vụ thực tập 18

2. Hoạt động chủ yếu của cá nhân khi xuống với cộng đồng 19

3. Những suy nghĩ của bản thân về đợt thực tập 21

KẾT LUẬN 24

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15572 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập công tác xã hội nhóm và cộng đồng tại Phường Quang Trung - Quận Đống Đa - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác nói (ra hiệu hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ. Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức và mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người/ tổ chức gửi đi thông tin. Có nhiều cách định nghĩa lĩnh vực truyền thông, trong đó truyền thông không bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tượng. Truyền thông không lời thực hiện thông qua biểu hiện trên nét mặt và điệu bộ. Truyền thông bằng lời được thực hiện khi chúng ta truyền đạt thông điệp bằng ngôn từ tới ngừơi khác. Truyền thông biểu tượng là những thứ chúng ta đã định sẵn một ý nghĩa và thể hiện một ý tưởng nhất định. Hội thoại giữa các cá nhân thường xuất hiện theo cặp hoặc từng nhóm với quy mô khác nhau. Quy mô của nhóm tham gia thường tác động tới bản chất của cuộc hội thoại. Truyền thông trong nhóm nhỏ thường diễn ra giữa 3 đến 12 cá nhân và khác biệt với trao đổi qua lại giữa các nhóm lớn hơn như công ty hay cộng đồng. Hình thức truyền thông này được hình thành từ một cặp hay nhiều hơn, thông thường được đề cập tới như một mô hình tâm lý học trong đó thông điệp được truyền từ người gửi đến người nhận qua một kênh thông tin. Ở cấp độ lớn nhất, truyền thông đại chúng chuyển các thông điệp tới một lượng rất lớn các cá nhân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Quá trình truyền thông diễn ra liên tục trên những phạm vi khác nhau với những nội dung khác nhau. Trong thực tế cuộc sống cho thấy để truyền tải một thông tin thì luôn luôn cần phải có quá trình truyền thông. Nói đơn cử khi một người muốn cho một người khác biết về một thông tin gì đó thì họ cần phải trao đổi, giao tiếp. Quá trình ấy chính là một cách thức truyền thông đơn giản nhất nhưng cũng phổ biến nhất. Và từ phương thức đơn giản ấy dần dần con người ta phát triển lên thành rất nhiều cách thức truyền thông khác nhau, phát triển hơn, tinh vi hơn, mức độ lan truyền mạnh hơn và ảnh hưởng sâu sắc hơn. Như vậy có thể thấy rằng trong bất kỳ một cộng đồng nào, truyền thông luôn luôn là một công tác không thể thiếu, rất cần thiết cho mỗi người dân, cho cộng đồng, cho toàn xã hội. Nó mang những tính chất và đặc điểm giống nhau, nó chỉ khác nhau ở chỗ là truyền thông ở loại hình cộng đồng nông thôn sẽ khác với truyền thông ở cộng đồng đô thị; hay truyền thông ở cộng đồng người cao tuổi khác truyền thông ở cộng đồng phụ nữ….Nói như thế có nghĩa là ở mỗi cộng đồng khác nhau thì sẽ có những nội dung truyền thông khác nhau phù hợp vời điều kiện, đặc điểm riêng của từng cộng đồng. Tại cộng đồng phường Quang Trung, theo tìm hiểu cho thấy luôn luôn diễn ra những hoạt động truyền thông khác nhau với nhiều nội dung phong phú, ví dụ: truyền thông về giáo dục, truyền thông về văn hóa, truyền thông về môi trường, truyền thông về sức khỏe, truyền thông về chính trị… Trong một thời gian ngắn, với một lực lượng mỏng và còn chưa có nhiều kinh nghiệm, chúng tôi không thể tìm hiểu được hết về mọi vấn đề mà chỉ đi sâu vào một mảng cụ thể đó là truyền thông về sức khỏe. Sức khỏe hiện nay là một vấn đề nóng bỏng và vô cùng quan trọng. Cùng với sự phát triển của khinh tế - xã hội - khoa học kỹ thuật thì đồng thời cũng kéo theo nhiều loại hình bệnh tật mới xuất hiện. Và như cha ông ta thường nói “phòng còn hơn chữa” vậy phòng tránh như thế nào để đạt hiệu quả hay làm thế nào để biết cách phòng tránh một cách tốt nhất, khoa học nhất điều đó có vai trò đóng góp không nhỏ của lĩnh vực truyền thông. 3. Công tác truyền thông sức khỏe tại cộng đồng Phường Quang Trung - Quận Đống Đa - Hà Nội 3.1. Thực trạng công tác truyền thông tại phường Là một phường nằm trong lòng thủ đô Hà Nội, với vị trí địa lý, đặc điểm dân cư , điều kiện kinh tế như đã trình bày ở trên phường Quang Trung có rất nhiều điều kiện thuận lợi. Cũng như đa số các phường khác trong toàn Quận, phường Quang Trung có trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân nằm ngay trong lòng các khu phố dân cư - với đầy đủ các phòng ban của bộ máy hành chính Nhà nước. Cũng theo quy định của Nhà nước thì mảng truyền thông của phường Quang Trung do ban Văn hóa - Thông tin phường chịu trách nhiệm quản lý và hoạt động. Ban Văn hóa - Thông tin phường Quang Trung theo được biết gồm có 3 người, nhưng trên thực tế hoạt động thì chỉ có một người chịu trách nhiệm trục tiếp cụ thể với những công tác ở các tuyến trên đưa xuống và đồng thời cũng nhận trách nhiệm chính trong việc vận hành hoạt động công tác truyền thông tại phường. Có một điều đáng nói ở đây là trên thực tế chỉ có một cán bộ phụ trách như thế nhưng lại không hề được qua đào tạo có bài bản và khoa học, chỉ là công tác và làm việc dựa trên những kinh nghiệm tự học hỏi được của bản thân và qua một vài buổi tập huấn ngắn hạn của các cơ quan tuyến trên chỉ đạo. Đồng chí phụ trách ban Văn hóa - Thông tin của phường Quang Trung hiện tại đồng thời cũng là Phó bí thư Đoàn phường. Anh cho biết công tác truyền thông tại phường do anh chịu trách nhiệm chính và bao gòm nhiều hoạt động khác nhau. Công tác truyền thông tại phường luôn được đảm bảo, duy trì và phát triển một cách ổn định. Ngoài ra anh con cho biêt thêm hiện nay anh đang theo học thêm một lớp tại chức tại Đại học Văn hóa để nhằm mục đích lấy kiến thức phục vụ thêm cho công tác hiện tại. Có một thực tế qua tìm hiểu cho thấy công tác truyền thông tại phường không có sự tham gia của các phòng ban khác tại phường, những phòng ban ấy chỉ chịu trách nhiệm về việc của họ chứ không có sự quan tâm nhiệt tình đến công tác của ban Văn hóa - Thông tin. Họ cho rằng “việc ai người ấy làm” nên công tác truyền thông tại phường do đó càng ít có sự hỗ trợ, giúp đỡ. Khi có những đợt tuyên truyền thì lực lượng tham gia chủ yếu là Đoàn thanh niên. Các đoàn viên trong phường là lực lượng chính chịu trách nhiệm mỗi khi có một hoạt động truyền thông nào đó do tuyến trên đưa xuống theo một chủ trương hay dự án nào đó. Đây chính là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo, hoạt động mạnh mẽ, hăng hái, nhiệt tình nhất trong hình thức truyền thông cổ động trực quan - hay nói cách khác là truyền thông di động. Họ tập hợp lực lượng thành một đội ngũ nhất định, có thể di chuyển bằng phương tiện xe máy, xe đạp, đi theo xe ô tô hoặc đi bộ trên đường hay đến với từng tổ dân phố, từng hộ dân trong phường để truyền tải một thông tin nào đó. Hoạt động này tại phường Quang Trung là có nhưng diễn ra không thường xuyên - chỉ khi nào có chương trình lớn và có sự đầu tư đúng mức thì mới có thể tổ chức hoạt động được. Ví dụ như Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) tổ chức cổ động trực quan vì mục tiêu “dân số - kế hoạch hóa gia đình” hay như gần đây nhất là tuyên truyền “người dân tham gia đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông”. Đây được xem là một hình thức truyền thông trực tiếp, đem lại hiệu quả nhanh, mạnh nhưng chỉ là mang tính chất tạm thời và không ổn định. Bên cạnh hình thức cổ động trực quan như thế thì tại phường Quang Trung còn sử dụng các hình thức truyền thông gián tiếp thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình, tờ rơi, bảng tin, panô, khẩu hiệu… - Truyền hình: đây là cách thức phổ biến nhất của cộng đồng phường Quang Trung nói riêng và trên toàn quốc nói chung. Thông qua vô tuyến truyền hình những thông tin, những chương trình liên quan đến vấn đề sức khỏe đều có thể được truyền tải xuống đến với người dân. Tại địa bàn phường Quang Trung 100% các hộ gia đình đều có vô tuyến và đây chính là điểm thuận lợi để truyền thông sức khỏe có thể đến được với người dân trong phường một cách nhanh chóng, chính xác nhất. - Phát thanh: Đây cũng là một công tác được ban Văn hóa - Thông tin của phường quan tâm, chú trọng. Trên địa bàn phường Quang Trung hiện nay có tổng cộng 32 loa phát thanh. Những chiếc loa này được đặt trong khu dân cư, tổ dân phố của phường. Với thời lượng phát thanh đều đặn vào 2 thời điểm buổi sáng và chiều tối vào 5 ngày/ tuần, mỗi lần phát thanh kéo dài 30 phút thì ban Văn hóa - Thông tin của phường có thể đưa được thông tin đến với tất cả người dân. Nội dung phát thanh tuyên truyền phụ thuộc vào tình hình chung của cả nước và riêng của phường. Nội dung và hoạt động này do chính anh phụ trách ban Văn hóa - Thông tin đảm nhiệm. Anh còn cho biết thêm “vào những lúc cao điểm, ví dụ như đợt truyền thông về dịch tiêu chảy cấp vừa qua thì có ngày phải phát thanh cả vào buổi trưa, thời lượng tăng lên và phát đi phát lại để có thể đưa được thông tin đến với người dân một cách đầy đủ, chính xác nhất nhằm đảm bảo hiệu quả và thực hiện được tốt chỉ thị của nhà nước. - Bảng tin: Tương tự như phát thanh thì bảng tin cũng được ban Văn hóa - Thông tin phường chú trọng. Hiện tại, phường có tổng số 17 bảng tin, những bảng tin này được đặt chủ yếu ở những điểm giao thông nhiều dân cư qua lại hay đặt ở những chợ cóc, chợ tạm trong phường để có thể thu hút được người dân một cách hiệu quả nhất. Nội dung viết, dán trên bảng tin thường là các thông báo hướng dẫn, cảnh báo, hay kêu gọi liên quan đến những vấn đề sức khỏe cộng đồng. - Phát tờ rơi: Đây cũng là một cách thức truyền thông có hiệu quả được áp dụng trên khắp cả nước và phường Quang Trung không là ngoại lệ. Có thể nói đây là một hình thức khá đơn giản, dễ thực hiên và dễ thu hút được sự quan tâm của người dân (bởi vì khi tờ rơi đến tay một ai đó, hầu như đều có phản xạ đọc xem trên đó viết gì, nói gì - và như thế cũng là ít nhất một lần người dân có biết đến). Tại phường Quang Trung, hình thức phát tờ rơi thường là do chỉ thị của tuyến trên đưa xuống theo một chương trình hay dụ án nào đó. UBND phường sẽ là đơn vị tiếp nhận sau đó giao trách nhiệm cho ban Văn hóa - Thông tin và từ đó lại thông qua họp các tổ trưởng tổ dân phố. Và tổ trưởng tổ dân phố chính là người trực tiếp đưa, phát tờ rơi này đến từng hộ dân cư trong tổ, trong phường. Một số ví dụ về tờ rơi đã từng được triển khai ở phường Quang Trung trước đây như: Dụ án sức khỏe sinh sản; phòng chống HIV - AIDS; phòng chống dịch tiêu chảy; sốt xuất huyết… - Ngoài ra còn có các hình thức sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp phích… Đây cũng là cách thức khá hiệu quả được phường sử dụng thường xuyên. Đặc điểm chung của chúng là phải được đặt ở những nơi nhiều người qua lại dễ thấy, dễ nhìn, dễ đọc. Nội dung phải phù hợp, ngắn gọn, dễ nhớ. Ngoài các hình thức gián tiếp như trên, phường còn tiến hành một cách khá đa dạng các hình thức truyền thông trực tiếp như: nói chuyện, tư vấn, tập huấn… được biết trong phường, hoạt động này thường được tổ chức 4 lần/ tháng. UBND phường và ban Văn hóa - Thông tin thường mời đến phường những chuyên gia về vấn đề sức khỏe, sâu đó huy động người dân đến nghe, tư vấn, nói chuyện trực tiếp. Hình thức này là rất tốt và hiệu quả ảnh hưởng mạnh mẽ nhưng vấn đề khó ở đây là huy động được người đến nghe. Tình trạng thực tế là hầu như chỉ đối tượng nào quan tâm thì mới có đến, còn những đối tượng không liên quan thì không bao giờ có mặt. Đây cũng chính là một điểm cần khắc phục. Nhìn chung trên đây là tất cả những hình thức truyền thông hiện có tại địa bàn phường Quang Trung. Nó được thực hiện đầy đủ và mạnh mẽ. Và theo ý kiến của người dân thì nó đã đem lại nhiều hiệu quả, giúp ích cho người dân rất nhiều. Điều đó cho thấy, công tác truyền thông tại phường dù còn gặp ít nhiều khó khăn nhưng đã luôn được ban Văn hóa - Thông tin của phường tổ chức tốt và đem lại nhiều ảnh hưởng tích cực đến người dân trong phường. Công tác truyền thông luôn luôn cần được chú trọng quan tâm và phát triển hơn nữa. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA VỀ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG HIỆN CÓ TẠI PHƯỜNG Hình 2. Panô, áp phích được đặt ở những điểm giao thông đông dân cư qua lại. Hình 1. Hệ thống loa phát thanh được đặt tại các khu dân cư. Hình 4. Đoàn thanh niên, lực lượng chủ yếu trong công tác truyền thông di động Hình 3. Băng rôn, khẩu hiệu cũng thường được sử dụng. Hình 6. Vô tuyến, truyền hình là hình thức truyền thông phổ biến nhất hiện nay. Hình 5. Hình thức phát tờ rơi đến người dân cũng là một hoạt động phổ biến. Hình 8. Một ví dụ về tờ rơi tuyên truyền về tác hại của ma túy đã từng được tuyên truyền tại phường. Hình 7. Tổ chức các buổi nói chuyện hướng đến các đối tượng quan tâm cũng là một hình thức truyền thông. 3.2. Mô hình tác động của công tác truyền thông tại phường Cơ quan tuyến trên Các chương trình, dự án UBND Phường Công tác Truyền thông Các phương thức thực hiện Nội dung truyền thông Đối tượng tiếp nhận Công tác truyền thông : Ban Văn hóa - Thông tin phường phụ trách Cơ quan tuyến trên : UBND Quận, Thành Phố; các Bộ, Ban Ngành trực thuộc TW trực tiếp chỉ đạo công tác truyền thông. UBND Phường : Trích kinh phí để tổ chức các chương trình truyền thông tại phường Các chương trình, dự án : Đây chính là nguồn tư liệu, vật chất quan trọng chính của công tác truyền thông Nội dung truyền thông : Phụ thuộc vào các chương trình, dự án của tuyến trên Các phương thức thực hiện : Là các cách thức để đưa được thông tin cần truyền thông đến với đối tượng tiếp nhận Đối tượng tiếp nhận : Đây chính là là mục đích cuối cùng của công tác truyền thông, đối tượng tiếp nhận chính là người dân trong cộng đồng phường Qua sơ đồ cho thấy, chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau (thể hiện ở mũi tên 2 chiều). Mối quan hệ có ảnh hưởng lẫn nhau và đặt trong một chỉnh thể thống nhất nhằm mục tiêu cuối cùng là qua công tác truyền thông đưa được thông tin đến với người dân trong cộng đồng. 4. Lập dự án sơ lược cho công tác truyền thông tại cộng đồng phường Quang Trung Sau quá trình thực tập và nghiên cứu tại cộng đồng và theo yêu cầu của chương trình thực tập, sinh viên cần lập được một dự án bao gồm: Tên dự án, Mục tiêu của dự án và dự trù phương thức triển khai dự án. 4.1. Tên dự án Tổ chức triển khai các hoạt động xây dựng khu phố văn hóa sức khỏe. 4.2. Mục tiêu của dự án a. Mục tiêu tổng quát: Nâng cao nhận thức về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân trong cộng đồng phường. b. Mục tiêu cụ thể: . Nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe để trở thành thói quen và là nhu cầu của mỗi người dân. . Xây dựng và củng cố các nếp sống vệ sinh phòng bệnh trong phường, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh. . Xây dựng các mô hình gia đình sức khỏe, khu phố sức khỏe phù hợp với đặc điểm và khả năng của phường. . Giảm các vụ ngộ độc thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. . Giảm tỷ lệ mắc và tử vong và một số bệnh truyền nhiễm gây dịch thường gặp trên cả nước nói chung và ở phường nói chung. Không để dịch lớn xảy ra. Khống chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết của các bệnh tả, thương hàn, sốt xuất huyết …Hạn chế tốc độ gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV/AID 4.3. Sơ lược các phương thức triển khai thực hiện dự án 4.3.1. Tuyên truyền giáo dục a. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng + Mở những chiến dịch tuyên truyền trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến truyền hình, loa phát thanh, bảng tin…hiện có tại phường. UBND và ban Văn hóa - Thông tin phường cần xây dựng các chương trình cổ động mang ý nghĩa chung của dự án cũng như các vấn đề chính còn tồn tại ở phường. Việc nêu gương người tốt, việc tốt, tổ dân phố điển hình trên bảng tin, loa phát thanh…là hết sức cần thiết và có tác dụng tốt trong vận động người dân trong phường tham gia. + Lồng ghép các nội dung xây dựng khu phố văn hóa sức khỏe vào các tiết mục biểu diễn văn nghệ, liên hoan văn hóa của phường. + Ngoài các chiến dịch tuyên truyền, cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền theo định kỳ với nhiều chủ đề khác nhau để nhắc nhở và vận đông người dân trong phường tham gia vào các hoạt động của dự án. b. Tuyên truyền thông qua các cuộc họp, mít tinh và thông qua các chương trình khác. + Trong các cuộc giao ban, các buổi nói chuyện, tư vấn thu hút người nghe cần lồng ghép phổ biến các nội dung xây dựng khu phố văn hóa sức khỏe và vận dụng người dân tham gia. + Đưa các nội dung, chỉ tiêu cụ thể về thực hiện nội dung xây dựng khu phố văn hóa sức khỏe vào các nghị quyết của Đảng và Chính quyền. + Tại địa bàn phường có thể thành lập hoặc duy trì các câu lạc bộ và nhiều hình thức hoạt động theo nhóm khác (như Câu lạc bộ văn hóa sức khỏe, Câu lạc bộ thanh niên, Câu lạc bộ phòng chống HIV - AIDS, Câu lạc bộ người cao tuổi… sinh hoạt các chủ đề về Khu phố văn hóa sức khỏe). Tổ chức tuyên truyền vận động người dân thông qua các tổ chức này. + Lồng ghép việc tuyên truyền, vận động người dân với các chương trình, dự án y tế khác đang triển khai tại địa bàn phường. c. Khẩu hiệu, panô, áp phích, tờ rơi + Xây dựng bảng tin, kẻ khẩu hiệu, panô, áp phích ở nơi công cộng, nơi tập trung đông dân cư, tại đầu các tổ dân phố, các khu chợ… Có thể xây dựng các tranh ảnh phê phán các thói quen không hợp vệ sinh cũng như các hành vi, lối sống không lành mạnh… + Xây dựng và in ấn các tờ rơi với nội dung cụ thể, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ phù hợp với khả năng của phường và phân phát tới các hộ gia đình. 4.3.2. Tổ chức ký cam kết + Các tổ dân phố dựa trên tình hình thực tế và các mục tiêu, tiêu chí đề ra để xây dựng các bản cam kết với nội dung phù hợp và tổ chức ký kết. Thành phần ký cam kết: Các hộ gia dình ký kết với UBND phường và Trạm y tế phường. + Nội dung cam kết: Dựa theo nội dung các tiêu chí của gia đình văn hóa sức khỏe, khu phố văn hóa sức khỏe và phải dực vào tình hình, khả năng thực tế của phường. Bản cam kết giữa UBND phường với các hộ gia đình nên được thiết kế gọn gàng trong một trang giấy, trang trí đẹp như các giáy chứng nhận hoặc giấy khen, các nội dung cam kết phải gồm các mục cụ thể, rõ ràng, chi tiết. 4.4.3. Công tác phòng chống dịch bệnh Vận đông người dân trong phường tich cực tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV - AIDS, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm, phối hợp đẩy mạnh hoạt động để thực hiện các dự án khác thuộc mục tiêu y tế quốc gia trên toàn quốc + Vận đông người dân trong phường phát hiện và báo cáo ngay với cơ quan y tế phường các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch như tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản B và các bệnh lạ… để có biện pháp xử lý kịp thời. Thành lập các “hòm thư báo dịch” tại phường. + Phối hợp với các phòng ban khác của phường để vận động người dân trong phường tham gia thực hiện các nội dung, chương trình y tế đang được triển khai tại phường như Phòng chống suy dinh dưỡng, tiêm chủng mở rộng, Phòng chống thiếu Vitamin A, Chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ sau sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh… + Vận động người dân trong phường thực hiện nếp sống vệ sinh như “ăn sạch, ở sạch, uống sạch” diệt ruồi muỗi và các con vật truyền bệnh. Thực hiện tốt các quy định về an toàn sử dụng hóa chất trong lao động sản xuất và trong hoạt động kinh doanh ăn uống tại phường. + Tổ chức những đợt tổng vệ sinh đường, phố, ngõ; tổng vệ sinh cơ quan, trường học, công sở ...(ví dụ như tổ chức ngày sạch từ nhà ra ngõ…) để tạo những thói quen và nề nếp vệ sinh trong cộng đồng phường. 4.3.4. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức y tế và các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng về đề tài chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân + Phối hợp liên nghành Y tế, Văn hóa - Thông tin, Giáo dục đào tạo, Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ của phường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về phòng chống dịch bệnh, các biện pháp bảo vệ và nâng cao sức khỏe, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm… + Phát động những đợt thi đua giữa các tổ dân phố về vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường, phòng chống tệ nạn, HIV/AIDS, an toàn vệ sinh thực phẩm… Đồng thời lên án, đả kích những thói quen không tốt, không lành mạnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân tại địa bàn phường. PHẦN THỨ HAI BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP 1. Tổng quan mục đích, nội dung, nhiệm vụ thực tập Đợt thực tạp lần này nhằm mục dích hướng dẫn cho sinh viên biết làm việc theo nhóm và làm việc tại một cộng đồng cụ thể. Trong chương trình giảng dạy trên lớp chúng tôi đã được học về CTXH với nhóm và Tổ chức và Phát triển cộng đồng. Để kết hợp hai phương pháp này với nhau không phải là một việc dễ dàng, chúng tôi phải xác định được các phương thức làm việc với nhóm cần phải có những kỹ năng gì. Vấn đề đặt ra ở đây chỉ là thực tập lám việc theo nhóm chứ không phải là thực hành CTXH với nhóm. Do đó chúng tôi chưa vận dụng được kiến thức đã học của bộ môn này vào đợt thực tập này, mà qua đó chúng tôi chỉ học được những cách làm việc theo nhóm thì cần phải làm những gì, phân công công việc ra sao, tìm hiểu quá trình làm việc này thu được những bài học gì và khắc phục chúng như thế nào. Vì thế, chúng tôi vẫn chưa thực sự thực hành được CTXH với nhóm, chưa được sử dụng những kiến thức, kỹ năng về CTXH với nhóm đã học vào thực tế. Khi cá nhân tôi và cả nhóm xuống làm việc tại cộng đồng phường thì còn gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại. Nói là làm CTXH với cộng đồng thì phải ngầm hiểu cộng đồng ấy là một cộng đồng có một vấn đề xã hội nào đó mà cần đến nhân viên CTXH tham gia giải quyết. Nhưng trong khi đó, khi xuống cộng đồng này thì mọi vấn đề đều ở mức ổn định và theo lới kể, lời nói của người dân; của bác tổ trưởng tổ dân phố và của người phụ trách hướng dẫn thực tập thì nói chung đây là một cộng đồng tốt đẹp, không có vấn đề nảy sinh, mọi thứ đều ổn định và như thế khi xuống thực tập với cộng đồng này chỉ là chúng tôi phải tìm hiểu thực trạng và những gì đang có tại cộng đồng đó về vấn đề mà mình quan tâm. Như thế nó thiên về một cuộc điều tra xã hội học hơn là thực hành CTXH. Tuy nhiên, theo yêu cầu của thầy giáo chúng tôi sẽ phải dự trù xây dựng được một dự án bao gồm: tên dự án, mục tiêu thực hiện. nội dung dự án, khả năng thực hiện để áp dụng cho cộng đồng đó. Đây là một vấn đề khó mà chúng tôi phải đi sâu vào tìm hiểu cộng đồng thì mới có thể làm được. Trước khi xuống làm việc tại cộng đồng, bản thân tôi rất băn khoăn là mình sẽ phải làm gì để đáp ứng tốt mục tiêu và nội dung của đợt thực tập đề ra. Mặc dù đã qua một lần thực tập nhưng tôi vẫn không khỏi lo lắng bởi vì đây là đợt thực tập có tính chất khó khăn nhiều hơn, thử thách lớn hơn đó là làm việc với cộng đồng, dù là bản thân tôi chỉ nghiên cứu về một vấn đề nhỏ của cộng đồng ấy là truyền thông sức khỏe tại cộng đồng. Trong suốt thời gian thực tập tôi luôn tâm niệm một điều là phải làm sao để nhận diện được một cách chính xác, đầy đủ nhất về vấn đề truyền thông của cộng đồng. Nó bao gồm những cách thức nào, có tốt hay không, vấn đề nảy sinh là gì, truyền thông như thế nào. Được sự hướng dẫn của anh Phó bí thư Đoàn phường, tôi và cả nhóm đã có sự làm việc nghiêm túc và cố gắng hết sức để đạt được yêu cầu đặt ra. Khác với đợt thực tập lần thứ nhất, lần này tôi phải tự tìm hiểu về cộng đồng dựa trên những kiếm thức mà mình đã được trang bị. Yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất là tôi phải có mặt tại cộng đồng, mặc dù không trực tiếp sống tại cộng đồng nhưng thời gian tôi phải có mặt tại cộng đồng là rất nhiều. Mỗi ngày, tôi và cả nhóm phải có mặt tại cộng đồng để tìm hiểu những vấn đề mà mình quan tâm. Đầu tiên tôi phải đặt ra một hệ thống những câu hỏi liên quan đến vấn đề truyền thông mà mình sẽ sử dụng khi xuống cộng đồng. Mỗi loại câu hỏi đều mang tính chất riêng. Khi đặt câu hỏi với người phụ trách mảng thông tin truyền thông của phường thì sẽ phải tìm hiểu vai trò của bộ phận đó; khi đặt câu hỏi với mỗi bác tổ trưởng tổ dân phố thì phải tìm hiểu chức năng, vị trí của chức vụ đó trong công tác truyền thông. Khi hỏi người dân thì phải tìm hiểu về cách thức tiếp nhận và đánh giá được ảnh hưởng của truyền thông. 2. Hoạt động chủ yếu của cá nhân khi xuống với cộng đồng Khi làm việc với cộng đồng thì phải lên được cho mình một kế hoạch đầy đủ về những hoạt động cụ thể. Những hoạt động đó của cá nhân tôi bao gồm: Thứ nhất, qua người hướng dẫn thực tập của mình tôi trực tiếp tìm hiểu về công tác thông tin tuyên truyền tại phường.Tôi cùng với các bạn khác trong nhóm sắp xếp thời gian để kết hợp cùng với người hướng dẫn đi tìm hiểu về các cách truyền thông hiện có tại cộng đồng phường. Chúng tôi thực hiện những buổi quan sát ở tại phòng ban văn hóa tuyên truyền của phường, xem xét hệ thống điều khiển loa đài, theo dõi bảng nội dung chương trình truyền thông, theo dõi thời gian tổ chức phát thanh…Bên cạnh đó chúng tôi còn tìm hiểu về những dự án truyền thông về sức khỏe đã được triển khai tại cộng đồng phường từ những thời gian trước đó. Kết quả thu được ở đây là tôi có thể biết, công tác truyền thông của phường do bộ phận nào phụ trách và nó được thực hiện như thế nào. Tôi có thể biết được các cách truyền thông được sử dụng tại phường bao gồm những cách thức nào, cách nào là phổ biến nhất. Đồng thời tôi cũng biết được trong toàn phường có bao nhiêu bảng tin, bao nhiêu loa phát thanh và nội dung truyền thông bao gồm những gì… Thứ hai, qua việc nói chuyện, tiếp xúc với các bác tổ trưở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2367.doc