Báo cáo Thực tập công tác xã hội tại Trung tâm bảo trợ Khánh Hòa

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN A: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

I. Lịch sử thành lập cơ sở

II. Tổ chức cơ sở

III. Mục tiêu hoạt động và các chức năng của cơ sở

VI. Các đối tượng xã hội được cơ sở phục vụ

V. Các hoạt động chăm sóc và trợ giúp do cơ sở cung cấp và vai trò của nhân viên xã hội

VI. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng

VII. Vai trò của cơ sở trong mối quan hệ với vấn đề xã hội

VII. Các thể chế chính sách làm nền tảng cho hoạt động của cơ sở

IX. Mạng lưới hỗ trợ cơ sở

X. Ý kiến, nhận xét của sinh viên về cơ sở

PHẦN B: TỰ LƯỢNG GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

I. Những bài học kinh nghiệm

II. Những thay đổi bản thân

PHẦN C: CÁC Ý KIẾN VÀ ĐỀ NGHỊ

 

LỜI KẾT

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16376 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập công tác xã hội tại Trung tâm bảo trợ Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng phí. - Không vi phạm chế độ của trẻ, không được để cho trẻ bị suy dinh dưỡng. các phòng ở phải được sắp xếp gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ. j. Giáo viên: - Hoàn thành chức năng nhiệm vụ. lập thời gian biểu quy định giờ giấc học tập, sinh hoạt, giáo án dạy học. chịu trách nhiệm về nội dung giảng dạy, kiểm tra bài vở học tập, nghiên chứ đề xuất lãnh đạo các biện pháp năng cao chất lượng giảng dạy phù hợp với việc tiếp thu học tập của các em. -Theo dõi nhận xét, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ trong học tập, rèn luyện tác phong đạo đức, phục hồi chức năng của các em. s. Phòng nuôi-dưỡng người già: - Tổ chức tiếp nhận quản lý nuôi dưỡng chăm sóc đối tượng chuyển đến trung tâm theo đúng quy định. - Giáo dục cho đối tượng chấp hành tốt kỉ luật, nội quy của cơ quan. Vận động, gia đình đối tượng bảo lãnh đối tượng về sinh sống tại gia đình. - Phối hợp phòng y tế khám chữa bênh cho đối tượng theo định kì, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên cho đối tượng dọn vệ sinh sạch sẽ nơi ở. - Tổ chức các hoạt động phục hồi các chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các đôi tượng trong hoạt động tự quản, văn hóa thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng. tổ chức các ngày lễ người cao tuổi, quốc tế người tàn tật. - Thực hiện tốt tình hình an ninh trật tự tại các khu nhà nuôi dưỡng, hạn chế tối đa việc đối tượng hạn chế trốn khỏi trung tâm. - Phối hợp với phòng y tế thực hiện công tác mai táng cho các đối tượng qua đời theo đúng quy đinh nhà nước. - Những việc ngoài khả năng chuyên môn của phòng, phải xin ý kiến lãnh đạo trung tâm giải quyết. - Nhân viên nuôi-dưỡng(hộ lý): Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ bên trong và bên ngoài cách khu nhà nuôi dưỡng đối tượng đặc biệt, phòng nuôi dưỡng các cụ bại liệt, tâm thần không để ảnh hưởng đế môi trường xung quanh. Trực tiếp phục vụ chăm sóc các cụ già yếu bại liệt và đối tượng tâm thần ăn uống tắm giặt vệ sinh cá nhân hằng ngày và chăm sóc sức khỏe chu đáo. Quản lý tốt các tài sản, dụng cụ cơ quan trang cấp đẻ phục vụ các đối tượng. kịp thời báo cáo với y, bác sĩ những diễn biến sức khỏe của đối tượng để có chế độ chăm sóc sức khỏe hợp lý. III. Mục tiêu hoạt động và các chức năng của cơ sở Mục tiêu hoạt động - Nhằm giảm những đối tượng sống lang thang cơ nhỡ, những người già không có nơi nương tựa, cho họ một mài ấm tình thương, một nơi ăn ở để họ có một cuộc sống tốt hơn. Giảm tối thiểu những vấn đề xã hội xảy ra vói những đối tượng này. - Bảo đảm an toàn an ninh xã hội, tạo điều kiện để những đối tượng yếu thế nhận được những nguồn giúp đỡ từ xã hội. - Chăm sóc, bảo vệ, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật, giúp đỡ trẻ em nạn nhân chất độc da cam. - Hỗ trợ xây dựng điểm vui chơi giảI trí cho trẻ em vùng khó khăn, trung tâm nuôi trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật. Chức năng: - Trung tâm bảo trợ xã hội khánh hòa là đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở lao động thương binh và Xã Hội khánh hòa. Thục hiện chức năng tiếp nhận, quản lý nuôi dưỡng, giáo dục các đối tượng xã hội theo nghị định số 68/2008/ND-CP ngày 30/5/2008 của chính phủ ban hành quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội. - Thực hiện quyết định số 3021/QD-UBND ngày 09/12/2008, của ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, về việc hợp nhất trung tâm tiếp nhận và quản lý đối tượng xã hội Khánh Hòa và trung tâm bảo trợ xac hội Khánh Hòa thành trung tâm bảo trợ Khánh Hòa. - Tổ chực tiếp nhận, hỗ trợ, chăm sóc ban đầu, quản lý, giáo dục và tổ chức lao động cho đối tượng lang thang, ăn xin, tạo đk cho họ có cuộc sống ổn định tái hòa nhập cộng đồng. góp phần xóa bỏ lang thang, ăn xin ảnh hưởng đến đời sống an ninh trật tự xã hội của tỉnh. - Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất, trợ giúp các dối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm dối tượng. 2. Nhiệm vụ: + Tiếp nhận tổ chức quản lý nuôi dưỡng giáo dục các dối tượng xã hội như sau: - Người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có người thân chăm sóc và không tự lo cho suộc sống bản thân. Trong các trường hợp sau đay được nuôi dưỡng tập trung: Người già yếu cô đơn không nơi nương tụa, không có nguồn thu nhập(nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi trở lên) - Người tàn tật không còn khả năng lao động, người tâm thần mãn tính có hành vi nuy hiểm cho xã hội. - Trẻ em bị bỏ rơi, trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ mất người nuôi dưỡng. - Trẻ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại bị tàn tật, không còn khả năng chăm sóc con cái. - Trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. - Tiếp nhận đối tượng lang thang, ăn xin, cơ nhỡ không noi nương tựa của các địa phương khác và các đối tượng lang thang và ăn xin của tỉnh Khánh Hòa do các tỉnh, thành phố khác tập trung chuyển trả. - Các đối tượng xã hội khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. IV. Các đối tượng xã hội được cơ sở phục vụ Trong trung tâm Bảo Trợ Xã Hội tỉnh Khánh Hòa có rất nhiều loại đối tượng xã hội: người già, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ đường phố, tâm thần. Chúng ta có thể đi tìm hiểu rõ hơn về các loại đối tượng: a) Trẻ em (102 trẻ) Trong quá trình chúng tôi đi tim hiểu, phỏng vấn những người mẹ người cô ở Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội chúng tôi đã biết được nhưng đối tượng trẻ em được chăm sóc nuôi dưỡng tại đây, có 4 loại trẻ em: trẻ khiếm thị, trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi và trẻ em lang thang. Trẻ khiếm thị chiếm 21/102 trẻ, hầu hết trẻ còn bố mẹ được đưa đến trung tâm nuôi dưỡng và học, đến cuối tuần trẻ được người nhà đến đón về hoặc không có gia đình thì ở lại trong trung tâm. Các trẻ được chăm sóc tận tình có nhiều trẻ học rất gỏi, các trẻ được học chữ nổi và được học chương trình học của học sinh tiểu học, học xong lớp 5 các trẻ được dự thi để tiếp tục vào trường cấp II bình thường. hầu như các trẻ khiếm thị hay khuyết tật đều còn bố mẹ. các trẻ đến đây học và ở lại trong trung tâm từ thứ 2 đến thứ 6 và cuối tuần được bố mẹ đón về nếu các trẻ không còn gia đình thì ở lại trong trung tâm. Trẻ khuyết tật có 48/102 trẻ . Gia đình khuyết tật có mẹ Nương quản lý và chăm sóc các trẻ. Có những trẻ bị bại liệt não không thể đi lại hay nói, hoàn toàn không biết gì được các mẹ chăm sóc chu đáo tận tình. Còn lại các em được đi học. Trẻ mồ côi có 33/102. Bộ phận mồ côi gồm 3 nhà mỗi nhà có 11 trẻ trong mỗi nhà có các trẻ học nhiều cấp khác nhau có nhiều trẻ học giỏi, có một số trẻ đậu vào đại học. hầu hết các trẻ ở đây là mồ côi từ nhỏ, các trẻ thường bị bỏ lại ở bệnh viện hay trước cổng trung tâm…có một số ít trẻ còn bố hoặc còn mẹ do bố mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng trẻ làm đơn tại chính quyền địa phương và các trẻ được đưa vào đây nuôi dưỡng. có một số trường hợp đến xin lại con nếu được địa phương xác nhận và có giấy tờ chứng tỏ là mẹ của đứa bé thì được nhận lại con của mình. Trẻ được nuôi dưỡng đến khi học xong được Trung tâm giới thiệu việc làm cho. Ở đây có nhiều dự án đầu tư của nước ngoài và hầu như các trẻ được người nước ngoài nhận làm con nuôi. Trẻ em lang thang( trẻ em đường phố) các trẻ lang thang, ăn xin cơ nhỡ không nơi nuơng tựa được chính quyền địa phương hay tổ thu gom của trung tâm đưa về được học tập và nuôi dưỡng tại đây, có nhiều trẻ thường hay trốn ra khỏi trung tâm. Những trẻ em được nuôi dưỡng tại đây đều được chăm sóc, đi học đầy đủ, mọi chi phí , sinh họt đều do trung tâm trợ cấp. những nhân viên nuôi dạy trẻ hay còn gọi là các mẹ chịu trách nhiệm tổ chức duy trì nếp sinh hoạt cho trẻ, dạy trẻ chấp hành nội quy, quy chế của trung tâm đề ra. Tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết đối với trẻ. b. Người già: Người già cô đơn không nơi nương tựa có tất cả 179 đối tượng, trong đó 82 nam và 97 nữ, đây là một trong những đối tượng được xã hội quan tâm. Do không còn gia đình họ hàng thân thích, không còn ai để nương tựa. được chính quyền địa phương xác nhận và đưa vào đây nuôi dưỡng. họ xem đây như là ngôi nhà để an hưởng tuổi già của họ, mỗi phòng dành cho người già gồm có 5 người, mỗi người được cấp một tủ đựng quần áo và đồ dùng cá nhân riêng, chế độ ăn uống của họ là hầu như mỗi ngày 2 bữa và đến bữa ăn người quản lý sẽ đánh kẻng báo hiệu đi ăn, đối với những đối tượng không thể tự ăn cơm được thì sẽ được nhân viên ở đây giúp đỡ hoặc là những người chung phòng giúp đỡ. mọi thành viên trong phòng luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. nếu có người bị ốm thì sẽ được phòng y tế cấp phát thuốc. mỗi buổi sáng các cụ thường dậy sớm để tập thể dục dưỡng sinh. Vào mùa đông hay những mùa khác thì các cụ thường được cấp phát áo, quần và những đồ dùng cá nhân khác. c. Người tâm thần: Đây là một trong những đối tượng khó quản lý nhất trong trung tâm. Đối tượng người tâm thần gồm có 87 người, 49 nam và 38 nữ. d. Người tàn tật 47 trong đó 22 nam và 25 nữ. e. Người bại liệt 45 trong đó 5 nam và 40 nữ Trong phần này sinh viên mô tả cụ thể những đối tượng xã hội cụ thể mà cơ sở hiện đang phục vụ và hướng đến phục vụ (Cơ sở hoạt động nhằm phục vụ ai: người già, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ đường phố, …? Những đối tượng xã hội nào được cơ sở hướng đến phục vụ: trẻ ở độ tuổi nào và trong hoàn cảnh nào, trẻ khuyết tật ra sao, người già trong tình trạng nào và trong hoàn cảnh nào? …) Sinh viên cũng nên tìm hiểu các kinh nghiệm của cán bộ tại các cơ sở trong việc tiếp xúc và làm việc với các đối tượng cụ thể mà cơ sở phục vụ. V. Các hoạt động chăm sóc và trợ giúp do cơ sở cung cấp và vai trò của nhân viên xã hội - Tiếp nhận đối tượng xã hội theo quyết định của Giám Đốc Sở Lao Động – TBXH. Tổ chức các hoạt động: nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, giáo dục văn hóa, hướng nghiệp, dạy nghề lao động sản xuất giải quyết việc làm và tái hòa nhập cộng đồng. - Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, luyện tập phục hồi chức năng, phục hồi tâm lý nhằm giúp cho đối tượng xã hội có sức khỏe, đảm bảo về thể chất và tinh thần. - Hoạt động giáo dục, hướng nghiệp dạy nghề, lao động sản xuất phù hợp với tường lứa tuổi và sức khỏe, giúp đối tượng phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần. tổ chức cho đối tượng sinh hoạt theo hướng tự quản nhằm tăng cường tính tự lực tăng cường mối đoàn kết giữa đối tượng với xã hội đối với trung tâm. - Thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe, học tập , giáo dục, đạo đức, giới tính, lao động hướng nghiệp, giải quyết tạo việc làm cho trẻ em mồ côi đến tuổi trưởng thành ra đời tái hội nhập cộng đồng. thực hiện quyền trẻ em theo luật định. - Mở rộng các hoạt động giao tiếp của các đối tượng thông qua giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao giữa đối tượng tại trung tâm với cộng đồng, các tổ chức xã hội, đoàn thanh niên, hội người cao tuổi, hội bảo trợ người tàn tật. -Thu hút các nguồn lực trong xã hội, gia đình, cộng đồng, các tổ chức từ thiện xã hội tổ chức đoàn thể đóng góp ủng hộ từ thiện cho trung tâm để thực hiện chức năng nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý nuôi dưỡng đối tượng và cơ sở vật chất. - Tổ chức đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức viên chứ tại trung tâm. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, đúng pháp luật các nguồn kinh phí, công sản, tài sản cơ quan do nhà nước trang cấp hoặc từ các nguồn từ thiện, viện trợ nhân đạo. - Tổ chức quản lý, bảo vệ, giữ gìn trật tự an toàn đơn vị. - Hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội giao. -Thực hiện các nhiệm vụ khác do sở giao. - Vai trò của nhân viên xã hội trong các hoạt động, dịch vụ. +Là một nhân viên xã hội thì luôn đóng một vai trò rất quan trọng. họ là những cánh tay đắc lực để hình thành nên một cơ sở lớn. nhân viên Xã Hội trong một trung tâm Bảo Trợ Xã Hội có những vai trò chính như sau; - Phát hiện sớm: Thông qua tiếp xúc với đối tượng, nắm bắt thông tin ở cộng đồng, nhân viên công tác xã hội có thể phát hiện sớm được khuyết tật, đưa ra hướng tư vấn, trị liệu tâm lý kịp thời để đối tượng tự phục hồi chức năng. - Tiếp nhận thông tin, đánh giá nhu cầu của người khuyết tật: Nhân viên công tác xã hội đánh giá tình hình của người khuyết tật bao gồm cả chính bản thân và các mối quan hệ gia đình. Trong một số trường hợp, người làm công tác xã hội sẽ thu xếp dịch vụ chăm sóc thay thế cho người khuyết tật. Nhân viên công tác xã hội cũng có thể can thiệp vào đời sống của gia đình, cộng đồng thông qua các phương pháp như tham vấn, liệu pháp tâm lý và giáo dục để giúp họ hiểu được nhu cầu của người khuyết tật, nâng cao kỹ năng chăm sóc, phục hồi chức năng và tăng cường khả năng ứng phó với khủng hoảng. - Tư vấn, trị liệu tâm lý: Trên cơ sở đánh giá, tiếp xúc với đối tượng, nhân viên công tác xã hội đưa ra các giải pháp để đối tượng tự giải quyết các vấn đề. - Chuyển tuyến, kết nối dịch vụ: Người khuyết tật có nhiều nhu cầu cần trợ giúp khác nhau. Cán bộ, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò kết nối, chuyển đối tượng tiếp cận các dịch vụ để trợ giúp người khuyết tật như: học nghề, việc làm, trợ cấp xã hội, dịch vụ chỉnh hình và phục hồi chức năng, nhà xã hội. Trong trường hợp người khuyết tật là người nghèo gặp hoàn cảnh khó khăn thì cán bộ, nhân viên công tác xã hội sẽ kết nối, đặt vấn đề với chính quyền địa phương, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ để họ có nguồn lực tiếp cận các dịch vụ, đồng thời trợ giúp đối tượng hoà nhập cộng đồng. - Quản lý đối tượng: Nhân viên công tác xã hội lập các hồ sơ quản lý đối tượng, bao gồm các ghi chép lưu trữ về đánh giá nhu cầu, các trợ giúp, sự tiến triển của đối tượng trong phục hồi chức năng. - Hỗ trợ đối tượng tiếp cận với các chính sách phúc lợi xã hội: Nhân viên công tác xã hội kết nối với chính quyền địa phương giải quyết các chính sách trợ giúp người khuyết tật như: bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội, vay vốn giải quyết việc làm hoặc các nguồn vốn tín dụng khác; tham gia các câu lạc bộ của người khuyết tật… - Trong các trường phổ thông, cao đẳng, đại học và cơ sở giáo dục và đào tạo khác: Nhân viên công tác xã hội tiến hành giáo dục và tham vấn cho những học sinh, sinh viên khuyết tật gặp phải những vấn đề trong học tập và cuộc sống, đặc biệt là hỗ trợ về tâm sinh lý giúp các em tham gia vào các hoạt động, phong trào. Trường hợp, các em gặp phải các vấn đề trong gia đình thì nhân viên công tác xã hội cũng có thể phối hợp tham vấn cho giáo viên xây dựng môi trường học tập thuận lợi, môi trường giáo dục hoà nhập trong các trường học. - Lĩnh vực sức khoẻ, bao gồm cả sức khoẻ tâm thần (tại các bệnh viện và phòng khám): Nhân viên công tác xã hội hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội và các dịch vụ chăm sóc. Đồng thờ, cũng đóng vai trò là cán bộ quản lý trường hợp để điều phối dịch vụ cho đối tượng, giám sát những thay đổi trong nhu cầu của họ để tìm kiếm dịch vụ cần đáp ứng. Nhân viên công tác xã hội cũng đảm nhận vai trò quản lý chăm sóc tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội và cùng hợp tác với các cơ sở để cung cấp những hỗ trợ tâm lý xã hội cho các đối tượng. - Bảo trợ xã hội cho người khuyết tật: Nhân viên công tác xã hội đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của người khuyết tật. Đồng thời, họ cũng đóng vai trò là người quản lý trường hợp, hỗ trợ người khuyết tật, gia đình tiếp cận với những dịch vụ phù hợp và duy trì tiếp cận một loạt các dịch vụ phối hợp tốt nhất. Trong trường hợp cần thiết, nhân viên công tác xã hội cũng cung cấp hỗ trợ tâm lý cho người khuyết tật và gia đình của họ. - Phát triển cộng đồng: Nhân viên công tác xã hội giúp đỡ khu phố, cụm dân cư nhận dạng các vấn đề của cộng đồng và hỗ trợ họ tìm những nguồn lực cần thiết để giải quyết các vấn đề của người tàn tật. Mặt khác, cũng có thể giúp đỡ cộng đồng bày tỏ ý kiến về các vấn đề phát triển và truyền tải ý kiến của họ đến các cấp chính quyền và những nhà hoạch định chính sách có liên quan. - Nghiên cứu xã hội và hoạch định chính sách: Nhân viên công tác xã hội tiến hành nghiên cứu các vấn đề phục hồi chức năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng; hỗ trợ chính quyền xây dựng các chính sách và chương trình an sinh xã hội. Ngoài ra, nhân viên công tác xã hội cũng có vai trò quan trọng trong quá trình đô thị hoá ở nông thôn nhằm hỗ trợ cộng đồng đáp ứng các nhu cầu trong nền kinh tế hiện đại. Nhân viên công tác xã hội có thể đóng vai trò trong việc phối hợp với các chuyên gia phát triển kinh tế và các nhà làm công tác quy hoạch đô thị để đáp ứng nhu cầu khuôn viên, kiến trúc phù hợp với người khuyết tật. VI. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng - Phối kết hợp với cộng đồng tạo môi trường hỗ trợ toàn diện, chung tay góp sức nâng cao chất lượng sống và tăng cường trách nhiệm xã hội, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để đảm bảo việc chăm sóc người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, khuyết tật, người tâm thần…được hưởng những phúc lợi tốt nhất với sự quan tâm của cộng đồng xã hội. - Góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội đồng thời giúp cho các đối tượng có điều kiện sống và sinh hoạt tốt hơn đảm bảo về mặt sức khỏe và tinh thần cho đối tượng. - Phát huy giá trị thực tiễn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao cho. +Ý nghĩa, giá trị đối với cộng đồng hiện nay: - Thể hiện tinh thần nhân văn, giá trị truyền thống trong cộng đồng giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may trong cuộc sống. - Ổn định tình hình kinh tế xã hội. - Phát triển và cải thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội. VII. Vai trò của cơ sở trong mối quan hệ với vấn đề xã hội Là cầu nối giữa các đối tượng và cộng đồng. Bảo vệ về mặt pháp lí cho các đối tượng được quy định theo chức năng. Cung cấp dịch vụ chăm sóc kịp thời, an toàn cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Cung cấp thông tin, kiến nghị cần thiết đến cơ quan quản lí, cơ quan chức năng, chính quyền vì lợi ích tốt nhất của các đối tượng. Thực thi chức năng nhiệm vụ được giao. Phối kết hợp với cộng đồng tạo môi trường hỗ trợ toàn diện, chung tay góp sức nâng cao chất lượng sống và tăng cường trách nhiệm xã hội, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để đảm bảo việc chăm sóc các đối tượng được hưởng những phúc lợi tốt nhất với sự quan tâm của cộng đồng xã hội. Góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội đồng thời giúp cho một bộ phận những người già tàn tật, cô đơn, tẻ em… có điều kiện sống và sinh hoạt tốt hơn đảm bảo về mặt sức khỏe và tinh thần cho đối tượng. Phát huy giá trị thực tiễn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao cho. Ý nghĩa, giá trị đối với cộng đồng hiện nay: Thể hiện tinh thần nhân văn, giá trị truyền thống trong cộng đồng giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may trong cuộc sống. Ổn định tình hình kinh tế xã hội. Phát triển và cải thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ( pháp lệnh người cao tuổi, dự thảo về luật người cao tuổi ). VIII. Các thể chế chính sách làm nền tảng cho hoạt động của cơ sở Về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 06 năm 2004; Căn cứ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 06 năm 2006; Căn cứ Pháp lệnh về người tàn tật ngày 30 tháng 07 năm 1998; Căn cứ Pháp lệnh Người cao tuổi ngày 28 tháng 04 năm 2000; Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 08 năm 2000; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Nghị định này quy định chính sách và chế độ trợ giúp cho các đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn, gọi chung là đối tượng bảo trợ xã hội. Điều 2. Các chế độ Trợ cấp, trợ giúp cho đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, đúng mục tiêu. Việc trợ cấp, trợ giúp được thực hiện chủ yếu tại gia đình và cộng đồng nơi đối tượng bảo trợ xã hội sinh sống. Mức trợ cấp, trợ giúp được thay đổi tuỳ thuộc vào mức sống tối thiểu của dân cư. Điều 3. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự nguyện giúp đỡ đối tượng bảo trợ xã hội. 3. ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI Điều 4. Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, Thị trấn quản lý gồm: 1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của Pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc Hộ gia đình nghèo. Người Chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên. 2. Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ). 3. Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp Bảo hiểm xã hội. 4. Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo. 5. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo. 6. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo. 7. Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi. 8. Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ. 9. Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi. Điều 5. Đối tượng thuộc diện trợ cấp xã hội quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 4 của Nghị định này thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống thì được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc nhà xã hội tại cộng đồng. Điều 6. 1. Đối tượng được trợ giúp đột xuất (một lần) là những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra, bao gồm: a) Hộ gia đình có người chết, mất tích; b) Hộ gia đình có người bị thương nặng; c) Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng; d) Hộ gia đình bị mất phương tiện Sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói; đ) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ Sạt lở đất, lũ quét; e) Người bị đói do thiếu lương thực; g) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc; h) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về Nơi cư trú. 2. Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng cho người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng. 4. CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP THƯỜNG XUYÊN Điều 7. 1. Quy định mức chuẩn để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng là 120.000 đồng (hệ số 1); khi mức sống tối thiểu của dân cư thay đổi thì mức chuẩn trợ cấp xã hội cũng được điều chỉnh theo cho phù hợp. 2. Các mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất đối với từng nhóm đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Nghị định này như sau: Bảng 1. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng do xã, phường quản lý Đơn vị tính: nghìn đồng TT Đối tượng Hệ số Trợ cấp 1 - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 từ 18 tháng tuổi trở lên. - Đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 và đối tượng không có khả năng lao động quy định tại khoản 4 Điều 4 . - Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con từ 18 tháng tuổi trở lên. 1,0 120 2 - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật; bị nhiễm HIV/AIDS. - Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 tàn tật nặng. - Đối tượng quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 4. - Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS. 1,5 180 3 - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng; bị nhiễm HIV/AIDS. - Đối tượng không có khả năng tự phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 4. - Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi dưỡng trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên. - Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 2 người tàn tật nặng. - Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi hoặc bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS. 2,0 240 4 Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi trẻ em dưới 18 tháng tuổi; trên 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS. 2,5 300 5 - Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS. - Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 3 người tàn tật nặng. 3,0 360 6 Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 4 người tàn tật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập trung tam bao tro xa hoi tinh KHANH HOA.doc
Tài liệu liên quan