Mục Lục
Lời mở đầu 1
Chương 1: Giới thiệu sơ lược về công ty CP bánh kẹo 2
Hải Hà 2
I. Thông tin chung về công ty CP bánh kẹo Hải Hà 2
1. Vài nét sơ lược về công ty CP bánh kẹo Hải Hà 2
2. Chức năng nhiệm vụ ngành nghề kinh doanh của công ty 2
3. Quá trình hình thành và phát triển công ty CP bánh kẹo Hải Hà 3
II. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật công ty CP bánh kẹo Hải Hà 4
III. Đánh giá môi trường kinh doanh và định hướng phát triển 4
1. Đánh giá môi trường kinh doanh 4
2. Định hướng phát triển của công ty 5
Chương2: Đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp 7
I. Phân tích sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh(đv. trđ) 7
II. Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty. 7
Chương 3 Đánh giá khái quát về mặt tổ chức và quản trị 9
I. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị 9
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong công ty CP bánh kẹo Hải Hà 10
2. Cơ cấu sản xuất của công ty bánh kẹo Hải Hà 10
II. Các mặt quản trị doanh nghiệp trong công ty bánh kẹo Hải Hà 11
1. Về mặt quản trị tài chính. 11
2. Mặt quản trị nhân lực 13
3. Mặt quản trị tiêu thụ 15
4. Quản trị chất lượng 15
5. Quản trị sản xuất 16
6. Quản trị công nghệ 16
7. Quản trị nguyên vật liệu 17
8. Quản trị chiến lược 17
9. Quản trị sự thay đổi. 18
III. Đánh giá chung các mặt quản trị 18
1. Ưu điểm của các mặt quản trị 18
2. Nhược điểm của các mặt quản trị 19
3. Nguyên nhân của sự tồn tại các mặt quản trị 19
Kết Luận 20
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16676 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai được thành lập từ tháng 12/ 1960 trực thuộc Tổng công ty nông thổ sản Miền bắc . Năm 1966 xí nghiệp đổi tên thành nhà máy thực nghiệm thực phẩm với nhiệm vụ nghiên cứu , thử nghiệm và sản suất các loaih thực phẩm như tinh bột ngô , Viên đạm nước chấm , tương , bánh mỳ , mạch nha. Năm 1970 sau khi chuyển sang trực thuộc bộ lương thực -thực phẩm , nhà máy đổi tên thành nhà máy thực phẩm Hải Hà . Đây là thời kỳ khó khăn của nhà máy cũng như nhiều xí nghiệp khác .Nhà máy chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước (trực thuộc bộ công nghiệp nhẹ )
Năm 1992 Công ty Hải hà liên kết với công ty Kotobuki thành lập công ty TNHH Hải hà -Kotobuki
Năm 2003 Công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ Công nghiệp
Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ ngày 20/01/2004 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003614 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp và thay đổi lần thứ hai ngày 13/08/2007
II. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật công ty CP bánh kẹo Hải Hà
Kẹo chew : Dẫn đầu trong cơ cấu doanh thu là nhóm sản phẩm kẹo chew Hải Hà với sản lượng tiêu thụ của kẹo chew gối và chew nhân đạt 4.287 tấn, doanh thu tăng từ 27,7% năm 2004 lên 32% năm 2006. Xét về dòng kẹo chew, HAIHACO giữ vị trí số 1 về công nghệ, uy tín và thương hiệu trên thị trường. Trong tương lai gần sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh như Bibica, Perfectti Van Melle sẽ chưa phải là thách thức lớn nhất đối với HAIHACO. Sản phẩm kẹo chew Hải Hà có mười hai hương vị: nhân dâu, nhân khoai môn, nhân sôcôla, nhân cam….với công suất 20 tấn/ngày.
Kẹo mềm : Trong cơ cấu doanh thu 2006 sản phẩm kẹo mềm chiếm 24,7%. HAIHACO là Công ty sản xuất kẹo mềm hàng đầu, với dây chuyền thiết bị hiện đại của Cộng hòa liên bang Đức, các sản phẩm kẹo xốp mềm Hải Hà chiếm lĩnh phần lớn thị phần của dòng sản phẩm này vượt qua tất cả các công ty sản xuất kẹo mềm trong nước.
Bánh kem xốp : Sản phẩm bánh kem xốp và bánh xốp cuộn được sản xuất trên 2 dây chuyền của Malaysia công suất 6 tấn/ngày và 3 tấn/ngày. Sản phẩm của HAIHACO vẫn có ưu thế về giá cả, chất lượng cũng không thua kém các sản phẩm cạnh tranh khác từ các doanh nghiệp trong nước như Kinh Đô, Bibica, Hải Châu, Wonderfarm và hàng nhập khẩu. Doanh thu từ bánh kem xốp đạt 36,1 tỷ đồng trong năm 2006 tăng 5,2 tỷ đồng. Về tỷ trọng, dòng sản phẩm này chiếm 10,9%, tăng từ 9% năm 2005. Sản lượng tiêu thụ đạt mục tiêu chất lượng đề ra.
Kẹo Jelly : Là dòng sản phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, từ 6,0% năm 2004 đến 8,6% năm 2006, kẹo jelly đem lại cho HAIHACO 28,6 tỷ đồng doanh thu (tăng 22,8% so với năm 2005) và 1,3 tỷ đồng lợi nhuận (tăng 8% so với năm 2005). Trong năm 2006, kẹo Jelly Chip Hải Hà đã được tiêu thụ với khối lượng 786,8 tấn.
Bánh Trung thu : HAIHACO luôn bám sát được thị hiếu của người tiêu dùng. Sản phẩm của HAIHACO được đánh giá cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt có hương vị thơm ngon. Bánh Trung thu của HAIHACO gần đây được đổi mới về mẫu mã sản phẩm đẹp, sang trọng không thua kém các doanh nghiệp sản xuất bánh Trung thu khác. Hiện nay, bánh Trung thu Hải Hà cạnh tranh rất mạnh với bánh trung thu của Hữu Nghị và Bibica, đặc biệt là trên thị trường miền Bắc. Tuy nhiên tỷ trọng của bánh Trung thu trên tổng doanh thu chưa cao do tính chất mùa vụ của sản phẩm.
Bánh Quy & Cracker: chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước có thế mạnh về công nghệ bên cạnh đó hàng ngoại nhập ngày càng xuất hiện nhiều ở những siêu thị lớn, chủng loại khá phong phú, phù hợp nhiều loại đối tượng người tiêu dùng.
III. Đánh giá môi trường kinh doanh và định hướng phát triển
1. Đánh giá môi trường kinh doanh
Ngành bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định (khoảng 2%/năm)(1). Dân số phát triển nhanh khiến nhu cầu về bánh kẹo cũng tăng theo. Hiện nay khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng về doanh thu tiêu thụ bánh kẹo lớn nhất thế giới (14%) trong 4 năm từ 2003 đến 2006 tức khoảng 3%/năm
Trong những năm gần đây ngành bánh kẹo Việt Nam đã có những bước phát triển khá ổn định. Tổng giá trị của thị trường Việt Nam ước tính năm 2005 khoảng 5.400 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng của ngành trong những năm qua, theo tổ chức SIDA, ước tính đạt 7,3-7,5%/năm. Ngành bánh kẹo Việt Nam có nhiều khả năng duy trì mức tăng trưởng cao và trở thành một trong những thị trường lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương do:
Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo theo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ tăng trưởng dân số. Hiện nay tỷ lệ tiêu thụ mới chỉ khoảng 2,0 kg/người/năm (tăng từ 1,25 kg/người/năm vào năm 2003(2));
Thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh vào thời điểm sau tháng 9 Âm lịch đến Tết Nguyên Đán, trong đó các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt…được tiêu thụ mạnh. Về thị phần phân phối, trong các siêu thị, bánh kẹo Việt Nam luôn chiếm khoảng 70%, bánh kẹo của các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc chiếm khoảng 20% và bánh kẹo châu Âu chiếm khoảng 6 - 7%(3);
Kể từ khi việc giảm thuế nhập khẩu cho các mặt hàng bánh kẹo xuống còn 20% có hiệu lực trong năm 2003, các doanh nghiệp trong nước dưới sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu phải không ngừng đổi mới về công nghệ. Điều này mở ra nhiều cơ hội hơn là thách thức do hàng rào thuế hạ thấp sẽ tạo thêm thuận lợi để sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành đi vào các nước ASEAN.
Tham gia thị trường hiện nay có khoảng hơn 30 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có tên tuổi. HAIHACO là một trong năm nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các công ty như Bibica, Kinh Đô miền Bắc với qui mô tương đương về thị phần, năng lực sản xuất và trình độ công nghệ.
HAIHACO được đánh giá có thế mạnh về sản xuất kẹo và bánh xốp, Đức Phát mạnh bởi dòng bánh tươi, Kinh Đô mạnh về bánh qui, bánh cracker, trong khi Bibica lại mạnh về kẹo và bánh bông lan. HAIHACO chiếm khoảng 6,5% thị phần bánh kẹo cả nước tính theo doanh thu. Thị phần của Kinh Đô chiếm khoảng 20%, Bibica chiếm khoảng 7%, Hải Châu chiếm khoảng 3%. Số lượng các cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ hơn không có con số chính xác. Các cơ sở này ước tính chiếm khoảng 30-40% thị phần.
(Theo Haihaco.com.vn)
2. Định hướng phát triển của công ty
Những thành tích HAIHACO đã đạt được trong thời gian qua cho phép khẳng định bánh kẹo do Công ty sản xuất sẽ tiếp tục chiếm ưu thế tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển để không chỉ giữ vững vị trí của mình mà còn phải nhắm đến cả thị trường dành cho người có thu nhập cao.
Trước nhu cầu trong và ngoài nước ngày càng tăng đối với những sản phẩm bánh kẹo có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và tiện dụng, HAIHACO định hướng đầu tư vào đổi mới trang thiết bị, phát triển thêm những dòng sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường và phù hợp với nhu cầu đổi mới công nghệ của Công ty, phấn đấu giữ vững vị trí là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành bánh kẹo Việt Nam.
Trong năm 2007, Công ty đã đầu tư vào dây chuyền sản xuất bánh mềm phủ sôcôla và bánh snack. Trong những năm tới, Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh bộ phận nghiên cứu nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và hướng tới xuất khẩu.
Xác định sản phẩm kẹo Chew, kẹo Jelly, kẹo xốp, bánh kem xốp, bánh mềm cao cấp, bánh phủ sôcôla và các sản phẩm dinh dưỡng là những sản phẩm chủ lực của HAIHACO. Tiếp tục cơ cấu danh mục sản phẩm, chú trọng các mặt hàng đem lại lợi nhuận cao.
Phát triển và nâng cao thương hiệu HAIHACO, liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm đưa thương hiệu Công ty trở thành một thương hiệu mạnh trong nước và khu vực.
Đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu ổn định hàng năm, phấn đấu doanh thu đến năm 2010 đạt 390 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 17 tỷ đồng.
Kiện toàn bộ máy quản lý, phát triển nguồn nhân lực, thu hút lực lượng lao động giỏi, lành nghề. Không ngừng cải thiện điều kiện việc làm và các chế độ phúc lợi cho người lao động.
(theo haihaco.com.vn)
Chương2: Đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp
I. Phân tích sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh(đv. trđ)
Năm
2005
2006
2007
2008
Tổng doanh thu
332839.5
329839.9
344275.1
418811.3
Lợi nhuận gộp
45670.0
51371.6
59748.7
67390.3
Giá vốn hàng bán
284358.3
274458.4
281499.2
348614.5
Lợi nhuận sau thuế
14756.4
15036.3
19735.9
18992.6
Tổng nguồn vốn
157177.3
166853.2
194763.6
205289.2
Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng doanh thu , lợi nhuận .giá vốn hàng bán liên tục tăng và tăng truởng khá cao : doanh thu tăng hang năm 2005-2006; 2006-2007 tăng khoảng 5% còn năm 2007-2008 doanh thu tăng 20% . có thể nói do khủng hoảng kinh tế đã làm cho đoạn thị trường có thu nhập cao bị thu hẹp. Lại thấy lợi nhuận gộp năm 2008 cao hơn năm 2007 nhưng lợi nhuận thuần lại thấp hơn năm 2007 đồng thời tỷ lệ tổng DT / giá vốn hàng bán tăng từ 1.75 lên 1.92 ta có thể suy đoán rằng việc mua thông tin và ngiên cứu môi trường nhằm ra các quyết định chắc chắn hơn khiến chi phí quản lý tăng lên
II. Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty
Hải Hà
Biên Hòa
Bibica
2006
2007
2006
2007
2006
2007
ROE
20.63%
22.95%
20.4%
14.61%
13.94%
12.52%
ROA
0.09
0.11
0.09
0.09
0.09
0.08
Tổng nợ /Tổng vốn CSH
1.29
0.96
0.67
0.76
0.33
0.83
Vòng quay vốn LĐ
7.54
8.83
5.87
2.49
6.08
5.81
Vòng quay hàng tk
4.33
4.69
10.45
7.95
4.07
4.46
Vòng quay Tổng TS
1.95
1.89
1.41
1.02
1.62
1.46
Nhìn vào bảng trên : ta thấy rằng so với 2 công ty được dánh giá là trước và sau hải hà thì Hải hà có nhiều chỉ tiêu tăng hơn . Do vậy có thể khẳng định rằng trong 2 năm 2006 và 2007 công ty có nhiều cố gắng trong việc cải thiện vị thế của mình trong ngành cũng như trong mắt các nhà đầu tư. Năm 2007 công ty mới đầu tư dây chuyền sản suất kẹo nên vòng quay của tổng vốn giảm nhưng do họa động tài chính , quản lý nguyên vật liêu ,... đều được củng cố và phát huy góp phần làm tổng nợ trên tổng vốn giảm . Đồng thời ta thấy rằng ROE và ROA ở mức cao và tăng cho thấy công ty hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Theo em khi mà khủng hoảng nổ ra công ty muốn đầu tư thêm vào sản suất và kinh doanh nhằm tạo tiếng vang , một bàn đạp để công ty chiếm lĩnh thị trường thu nhập cao sau này
Theo ngu kiến lý giải của em thì tổng nợ trên tổng vốn giảm còn cho thấy quyết tâm của công ty muốn kiểm soát các hoạt động sản suất và kinh doanh nhằm tiến từng bước đưa công ty vào thế chủ động và đưa công ty vao thế ổn định
Chương 3 Đánh giá khái quát về mặt tổ chức và quản trị
I. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
Cơ cấu bộ máy quản lý công ty : Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp 2005. Các hoạt động của Công ty tuân theo Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty. Điều lệ Công ty bản sửa đổi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 24/03/2007 là cơ sở chi phối cho mọi hoạt động của Công ty.
Đại hội đồng cổ đông : Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hội đồng quản trị : Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định.
Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ban kiểm soát : Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty.
Ban điều hành : Do HĐQT bổ nhiệm gồm có một Tổng giám đốc, hai Phó Tổng giám đốc, một Kế toán trưởng. Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệm theo đề xuất của Tổng giám đốc.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà :
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong công ty CP bánh kẹo Hải Hà
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty bao gồm :
TGĐ và các PTGĐ cùng với các phòng ban , chi nhánh và hệ thống quản trị ở các xí nghiệp
- Điều hành hoạt động công ty là TGĐ do hội đồng quản trị bổ nhiệm và bãi nhiệm ,giúp việc cho TGĐ là các Phó tổng giám đốc ,kế toán trưởng cũng do HĐQT quyết định trong đó TGĐ, PTGĐ là thành viên của HĐQT
- Giúp việc cho các TGĐ và các PTGĐ là các chi nhánh và các phòng ban
- Hệ thống quản trị ở các xí nghiệp thực thi mệnh lệnh của TGĐ và các PTGĐ và chịu sự chi phối của các phòng ban
2. Cơ cấu sản xuất của công ty bánh kẹo Hải Hà
Xí nghiệp Chew
Nhà máy BK Hải Hà 2
Nhà máy BK
Hải Hà 1
Xí nghiệp bánh
Xí nghiệp kẹo
Xí nghiệp phụ trợ
Công ty có 6 xí nghiệp và các xí nghiệp này chiu sự chi phối của các phòng ban và chịu sự quản lý của của các phó tổng giám đốc cùng ban kiểm soát
II. Các mặt quản trị doanh nghiệp trong công ty bánh kẹo Hải Hà
1. Về mặt quản trị tài chính.
Quản lý về vấn đề tài chính của công ty là phó tổng GĐ tài chính và phòng tài vụ . Phòng tài vụ có vai trò tổ chức thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế tài chính , huy động vốn , quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế trong hoạt động kinh doanh. Và có vai trò tham mưu cho việc hoạch định kế hoạch tài chính cho PTGĐ và chịu sự kiểm soát của PTGĐ
Theo Điều lệ 07 năm 2007 của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà :
- Công ty phải chuẩn bị một bản báo cáo kế toán hàng năm theo qui định của nhà nước cũng như của UBCKNN và phải được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam . Trong thời hạn 90 ngày kể từ khi kêt thúc năm tài chính , Công ty phải nộp báo cáo tài chính hàng năm cho các cơ quan thuế có thẩm quyền . UBCKNN, trung tâm giao dịch chứng khoán và các cơ quan đăng ký kinh doanh
- Báo cáo hàng năm bao gồm : báo cáo kết quả hoạt động sản suất và kinh doanh phản ánh một cách trung thực và khách quan tình hình lãi lỗ của công ty trong năm tài chính , Bảng cân đối kế toán cho thấy một cách chân thực và khách quan tình hình hoạt động của công ty cho đến thời điểm lập báo cáo , báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo tài chính .
- Công ty phải lập báo cáo sáu tháng và hàng quý theo các quy định của UBCKNN và trung tâm giao dịch chứng khoán
- Bản tóm tắt nội dung báo cáo tài chính hang năm đã được kiểm toán cũng phải được thông báo với tất cả các cổ đông và được công bố trên của công ty
Như vậy có thể thấy rằng công ty đã và đang cố gắng kiểm soát khá chặt chẽ về mặt tài chính , đồng thời luôn cố gắng để mọi thu chi có thể minh bạch .
Theo số liệu ở bảng trên ta thấy rằng tỷ lệ vốn vay / vốn chủ SH là khá lớn có nghĩa là phòng tài vụ phải hoạt động nhiều hơn ỏ công ty khác và hiệu quả hơn .
Tình hình khả năng huy đọng vốn của công ty (đv: tr đ)
Chỉ Tiêu
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Tỷ lệ %
99/98
2000/99
Tổng TS
119.521
125.985
132.367
105.4
105.6
Theo cơ cấu
1. Vốn cố định
78.897
80.075
85.153
101.62
106.3
2.Vốn lưu động
40.724
45.910
47.214
112.73
102.8
Theo nguồn
1.Ngân sách cấp
47.401
47.401
47.401
2.Vốn vay
55.459
60.112
65.726
108.38
109.33
3.Nguồn khác
16.661
18.472
19.240
104.15
110.86
Nguồn tài chính những năm 1998-2000 là một yếu tố quan trong đến mọi kế hoạch và chiến lược của công ty . Nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đổi mói công nghệ , thay đổi mẫu mã sản phẩm . Ngoài ra vốn còn ảnh hưởng đến kênh phân phối . Nhận rõ tầm quan trọng của vốn công ty chủ động huy dông vốn tự nhiều nguồn như : nhà nứơc vốn đi vay và vốn tự bổ sung.
Tình hình vốn năm 2006-2007 của công ty (dv :trđ)
Chỉ Tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Tỷ lệ %
2007/2006
Tổng TS
166583
194763
117%
Theo cơ cấu
1. Vốn cố định
42599.2
80623.9
190%
2.Vốn lưu động
120226
110334
93%
Theo nguồn
1. Giá trị cổ phiếu
72820859
99153424
121%
2.Vốn vay
95610
94032.3
98%
3. Cổ phần hoá
36500
54750
148%
Nhờ việc cổ phần hoá đồng thời hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả công ty đã dần chủ động trong việc điều hành và tổ chức công ty.
2. Mặt quản trị nhân lực
Với bộ máy quản lý với trình độ chuyên môn cao ,gọn nhẹ được phân công trách nhiệm rõ ràng có khả năng tạo sự thống nhất trong điều hành và chỉ đạo thực hiện .Dưới sự chỉ đạo của ban kiểm soát tất cả các bộ phận trong công ty đoàn kết vì mục tiêu chung .
Nhìn mặt bằng ngành chung thì bộ máy quản lý ở công ty hải hà có trình độ khá cao . Lao động quản lý và làm việc ở các phòng ban chủ yếu có trình đọ đại học và trên đại học (chiếm hơn 90%). So với ngành thì công ty có ưu thế rất lớn về đội ngũ lao động .
Công ty là một công ty lớn việc phân rõ các loại lao động giúp công ty quản lý dễ dàng và có những chính sách phù hợp với từng loại lao động
Sau đây là một chính sách lao động của công ty :
Chính sách đối với người lao động
1. Số lượng người lao động trong Công ty: 1.254 người (tính tại thời điểm tháng 6/2007)
Bảng 1: Cơ cấu lao động
Số lượng
Nam
Nữ
Phân theo trình độ học vấn
1. Trên đại học và Đại học
74
59
2. Cao đẳng
3
5
3. Trung cấp
6
17
4. Công nhân kỹ thuật
369
117
5. Lao động phổ thông
111
493
Phân theo phân công lao động
1. Lao động quản lý
16
12
2. Lao động CMNV
60
56
3. Lao động trực tiếp
487
623
Phân theo HĐLĐ
1. HĐ Không xác định thời hạn
188
201
2. HĐ xác định thời hạn từ 1-3 năm
328
335
3. HĐ thời vụ
47
155
Phân theo độ tuổi
Dưới 30 tuổi
213
218
Từ 30-35 tuổi
99
214
Từ 36-40 tuổi
67
91
Từ 41-45 tuổi
73
117
Từ 46-50 tuổi
89
44
Từ 51-55 tuổi
18
7
Trên 55 tuổi
4
-
2. Chính sách tuyển dụng và đào tạo
Do nhập khẩu dây chuyền sản phẩm mới, Công ty ưu tiên tuyển dụng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lành nghề đặc biệt là những kỹ sư công nghệ, kỹ sư tự động hoá công nhân kỹ thuật. Đội ngũ kỹ sư công nghệ của Công ty được đào tạo bài bản từ những trường đại học chuyên ngành trong nước. Công ty cũng rất chú trọng cử các cán bộ đi học nâng cao tại các trường Đại học, Trung tâm đào tạo để cập nhật kiến thức, thông tin mới.
3. Chính sách lương
Công ty xây dựng chính sách lương riêng phù hợp với đặc trưng theo ngành nghề hoạt động và đảm bảo cho người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ theo qui định của Nhà nước phù hợp với trình độ, năng lực và công việc của từng người. Cán bộ công nhân viên thuộc khối văn phòng và gián tiếp được hưởng lương thời gian, công nhân sản xuất trực tiếp được hưởng theo lương sản phẩm.
Trong năm 2006 Công ty đã thực hiện cơ cấu lại lực lượng lao động, giảm bớt lao động gián tiếp, do đó mức thu nhập bình quân của người lao động cũng được nâng lên, năm 2006 là 1.953.000 đồng/người/tháng, ở mức khá so với lao động cùng ngành.
4. Chính sách thưởng
Nhằm khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên trong Công ty gia tăng hiệu quả đóng góp, Công ty có chính sách thưởng hàng kỳ, thưởng đột xuất cho các cá nhân và tập thể.
5. Bảo hiểm và phúc lợi
Việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được Công ty trích nộp theo đúng qui định của pháp luật.
(theo haihaco.com.vn)
3. Mặt quản trị tiêu thụ
Quản trị tiêu thụ là quá trình sử dụng một loạt hoạt động marketing, quảng cáo , phân phối, khuyến mãi ,... nhằm kích thích nhu cầu của người tiêu dùng được thể hiện qua hành động mua hàng hóa và dịch vụ .
Thị truờng chủ yếu của công ty là thị trường miền bắc gồm các tỉnh Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái ,Hải Phòng , Thái Nguyên và nhiều nhất là ở Hà Nội . Nhưng bánh kẹo của công ty đã đi khắp các làng mạc, từ nông thôn đến thành thị . Thị trường miền nam và miền trung hiện chỉ có mỗi nơi một đại lý . Hiện tại công ty đang củng cố thị trường miền bắc và mở rộng thị trường xuống phía nam .Miền nam và miền trung công ty đang thăm dò nhu cầu va tiềm năng và từng bước mở rộng kênh phân phối nhằm chiếm lĩnh thị trường
4. Quản trị chất lượng
Ngày nay chế độ dinh dưỡng ngày càng được coi trọng hơn . Nhưng ngưòi ta vẫn coi bánh kẹo là mặt hang dung để biếu nhau và dùng trong mỗi dịp lễ tết là chính và đối tượng chủ yếu vẫn là những cô cậu bé - Những người được quan tâm nhất và dễ bị tổn thương nhất . Xác định rõ vấn đề đó nên công ty ngày càng quan tâm đến vấn đề chất lượng đặc biệt khi mà đời sống nhân dân ngày một khấm khá hơn . Một vấn đề nữa đó là công ty muốn mở rộng thị phần ở phân đoạn thị trường có thu nhập cao nên việc chú ý cải tiến mẫu mả nâng cao chất lượng là điều càng cần thiết : không những chất lượng trong các chỉ tiêu kỹ thuật mà còn ở trong mắt người tiêu dùng .
Quản lý vấn đề này là PTGĐ kỹ thuât và phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty . Đây là minh chứng tốt nhất cho việc coi trọng chất lượng ở Hải hà
5. Quản trị sản xuất
Quản trị sản suất là quá trình lập kế hoạch , tổ chức và thực hiện , kiểm soát hoạt động sản suất tạo ra sản phẩm theo sự chỉ đạo của ban giám đốc và sự chi phối, tư vấn của các phòng ban nhằm tạo ra thành công chung cho toàn công ty .
Công ty bánh kẹo Hải hà hiện nay có 6 xí nghiệp ngay tại công ty nên việc quản lý các xí nghiệp, thông tin liên lạc và vận chuyển hàng hóa giữa các bộ phận trong công ty nói chung là khá thuận tiện .
Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như việc đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thật là mối quan tâm hàng đầu của bộ phận .Theo đó việc sản suất ra sản phẩm có chỉ tiêu kỹ thuật như hình dáng ,kích thước , trọng lượng ,... đúng với ý đồ chiến lược đã được thống nhất của công ty .
6. Quản trị công nghệ
Trước đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng mẫu mã của người tiêu dùng và nhu cầu bánh kẹo ngày càng lớn , đa dạng . Theo đó quá trình hội nhập kinh tế thế giới khiến cạnh tranh ngày càng gắt gao vì vậy việc đổi mới , cải tiến công nghệ là việc làm cần thiết đòi hỏi phải có chính sách và chiến lược hơp lý . Bởi công nghệ chính là sương sống của quá trình sản suất
Công nghệ là hàng hóa có giá trị rất lớn vì vậy khi quyết định rất khó thay đổi . vì vậy việc đổi mới công nghệ là việc rất quan trọng . Trước hết là việc dự báo công nghệ : nguồn nào và thời gian xuất hiện là khi nào ? thứ hai là việc lựa chọn công nghệ :công nghệ có phù hợp với công ty và với tình hình mới hay không ? thứ 3 quyết định mua công nghệ . Vấn đề này được phòng kỹ thuật và phát triển quản lý . Vì đặc trưng của ngành nên phòng vừa phải quan tâm đến các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm vừa phải quan tâm đến cảm nhận của người tiêu dùng.
7. Quản trị nguyên vật liệu
Nước ta là một nước đang phát triển . Trình độ khoa học công nghệ chưa cao và nền nông nghiệp còn phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên thời tiết rất nhiều..Vì vậy việc đảm bảo đủ nguyên vật liệu để sản suất có vai trò không nhỏ trong vai trò thành công chung của công ty . Đặc biệt là việc bảo vệ thành công thương hiệu trong nền kinh tế tri thức như hiện nay .QT nguyên vật liệu là quá trình chuẩn bị nguồn nguyên liệu , dự trữ bảo quản nguồn NVL nhằm đảm bảo cho QT sản suất thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Trước hết là nhiệm vụ dự báo nguồn cung cấp nguyên vật liệu trong nước như thế nào đồng thời xem xét nguồn nguyên liệu nơi nào có giá thành tính tại công ty là rẻ nhất .Sau đó có kế hoạch mua và dự trũ hợp lý nhằm cung cấp NVL đúng lúc đúng số lượng đúng chất lượng cho các công đoạn sau . Việc dự trũ cần bến bãi kho tàng và công nghệ nhằm dự trữ và bảo quản,vận chuyển NVL
8. Quản trị chiến lược
Công ty là một công ty lớn và bánh kẹo là mặt hang mang tính thời vụ nên việc kinh doanh phải có kế hoạch rõ ràng nhằm đảm bảo sự tồn tại cũng như uy tín của công ty . Quản trị chiến lược là một quá trình sắp xếp linh hoạt các chiến lược, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, nó bao gồm nhân lực, lãnh đạo, kỹ thuật và cả phương pháp xử lý. QT chiến lược giúp công ty có thể trù bị được lợi nhuận cũng như rủi ro của các quyết định làm cơ sở cho việc ra quyết định mang tính chiến lược nhàm tăng lợi nhuận , giảm rủi ro , đưa công ty ngày càng phát triển .
Hiện nay phòng kế hoạch và thị trường–trước là phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tham mưu giúp phó tổng giám đốc trong việc lập kế hoạch sản suất ,điều hành sản suất theo yêu cầu của thị trường và thiết lập các chính sách marketing , tổ chức các hoạt động lưu thông hàng hóa
9. Quản trị sự thay đổi.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO và sau khủng hoảng kinh tế 2008 thì công ty càng để tâm hơn đến sự thay đổi của môi trường . Việc “bão” tài chính ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế nhiều quốc gia trên thế giới . Và việc việt nam hội nhập càn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26174.doc