Báo cáo Thực tập công ty cổ phần điện tử Biên Hòa

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA .1

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 4

LỜI CẢM ƠN 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

MỤC LỤC .7

DANH MỤC HÌNH ẢNH .8

DANH MỤC BẢNG BIỂU . .8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẾ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BIÊN HÒA

1.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY 9

1.2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN .10

1.3 NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT .13

1.4 BAN LÃNH ĐẠO CÔNG TY .14

1.5 TRỤ SỞ CHÍNH VÀ CÁC CHI NHÁNH .15

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.1 LỊCH SỬ CÔNG NGHỆ RFID .16

2.2 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG RFID .17

2.2.1 Tần số hoạt động 17

2.2.2 Phạm vi đọc .18

2.2. 3 Phương pháp ghép nối vật lý .18

2.3 CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG RFID .19

2.4 PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC CỦA RFID 20

2.5 CÁC TIÊU CHUẨN CÔNG NGHỆ .21

2.5.1 Tiêu chuẩn ANSI .22

2.5.2 Tiêu chuẩn ANSI .23

2.5.3 Tiêu chuẩn ISO .25

2.6 CÁC ỨNG DỤNG CỦA RFID 25

2.6.1 RFID trong việc xử phạt .26

2.6.2 RFID trong an ninh quốc gia 26

2.6.3 Điều khiển truy nhập 26

2.7 NHƯỢC ĐIỂM CỦA RFID .27

CHƯƠNG 3 CÁC QUY ĐỊNH CHUNG TRONG LAO ĐỘNG, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY (PCCC), KHÍ THẢI, VỆ SINH CÔNG NGHIỆP

3.1 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 29

3.2 KHÍ THẢI .30

3.3 VỆ SINH CÔNG NGHIỆP .32

CHƯƠNG 4 QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG VÀ SỰ ĐÚC KẾT ĐƯỢC SAU KHI LAO ĐỘNG THỰC TẾ

4.1 CÁC CÔNG ĐOẠN SINH VIÊN THAM GIA .33

4.2 NHỮNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN SAU QÚA TRÌNH LAO ĐỘNG THỰC TẾ TẠI CÔNG TY 33

4.2.1NHẬN XÉT VỀ BẢN THÂN 34

4.2.2 NHÂN XÉT VỀ CÔNG TY .34

4.3 NHỮNG MÔN HỌC LIÊN QUAN YÊU CẦU THỰC TẾ CÔNG VIỆC .34

4.3.1 NHỮNG MÔN HỌC SÁT VỚI YÊU CẦU THỰC TẾ CÔNG VIỆC

4.3.2 NHỮNG MÔN HỌC CẦN TÌM HIỂU ĐỂ BỔ XUNG, HOÀN CHỈNH KIẾN THỨC .34

4.4 QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG SINH VIÊN ĐÃ LÀM ĐƯỢC VÀ CHƯA LÀM ĐƯỢC, VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .34

4.4.1 CÁC CÔNG VIỆC SINH VIÊN ĐÃ LÀM ĐƯỢC .34

4.4.2 CÁC CÔNG VIỆC SINH VIÊN CHƯA LÀM ĐƯỢC .35

4.4.3 SỰ HỖ TRỢ CỦA GIÁO VIÊN .35

CHƯƠNG 5 KIẾN NGHỊ

5.1 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TY .36

5.2 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG .36

KẾT LUẬN .37

 

doc37 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 13906 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập công ty cổ phần điện tử Biên Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành Công ty cổ phần Điện tử Biên Hòa. Và ngày 21/10/2004 Công ty cổ phần Điện tử Biên Hòa tên giao dịch VIETTRONICS BIEN HOA JOINT STOCK COMPANY chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 4103002784 do Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp. Công ty cổ phần Điện tử Biên Hòa (tiền thân là Công ty Điện tử Biên Hòa - Viettronics Bien Hoa) luôn chú trọng việc đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất, đổi mới trang thiết bị có công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Từ năm 1985 đến nay, công ty đã nhiều lần đầu tư mở rộng và đến hôm nay có một cơ sở vật chất kỹ thuật có thể đủ mạnh để tồn tại và phát triển. Mỗi thời điểm đầu tư đổi mới là những bước ngoặt đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công ty. Năm 1985: + Trang bị hệ thống thiết bị đo lường chuyên dùng đồng bộ dùng để sản xuất, kiểm tra chất lượng các sản phẩm điện tử. + Hệ thống cung cấp tín hiệu truyền hình màu chuẩn trung tâm do hãng SHIBASOKU Co. Ltđ Nhật Bản sản xuất. Năm 1987: + Xây dựng xưởng sản xuất thứ hai tại Nhà máy Khu công nghiệp Biên Hòa Năm 1990: + Đầu tư dây chuyền lắp ráp tự động theo công nghệ tiên tiến, điều khiển bằng hệ thống “Các điều khiển Logic có thể lập trình được” PLC (Programmable Logical Controllers) do hãng HIRATA INDUSTRIAL MACHI NERIES Co. Ltd Nhật Bản chế tạo và lắp đặt. Hình 1.2: xưởng lắp ráp TV CRT Lắp đặt dây chuyền lắp PCB theo công nghệ tiên tiến do Philips thiết kế. Năm 1996: Xây dựng văn phòng Chi nhánh Hà Nội đặt tại 178 Bà Triệu - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội Năm 1998: Sản xuất CTV, VCD, SVCD mang thương hiệu riêng của công ty là “BELCO”. Khởi công xây dựng Công trình Trung tâm Thương mại Dịch vụ Điện và Điện tử - 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận I, Tp. Hồ Chí Minh. Đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến kỹ thuật cao, trang bị hệ thống thiết bị lắp ráp tự động. Sản xuất CTV, VCD, SVCD mang thương hiệu riêng của công ty là “BELCO”. Khởi công xây dựng Công trình Trung tâm Thương mại Dịch vụ Điện và Điện tử - 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận I, Tp. Hồ Chí Minh. Đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến kỹ thuật cao, trang bị hệ thống thiết bị lắp ráp tự động. Hình1.3: Máy lắp linh kiện tự động Lắp ráp đầu máy VCR cho Sharp. Năm 2000: Đưa toà nhà ‘BELCO TOWER” vào hoạt động. Mặt tiền tòa nhà BELCO Hình: Phòng khách tòa nhà Hình: Phòng làm việc NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT Với những nổ lực của tập thể CB CNV, Công ty Điện tử Biên Hòa đã được Đảng và Nhà nước khen thưởng thành tích trong hoạt động SX-KD, được các tổ chức chất lượng và người tiêu dùng tin tưởng : Năm 1985 Huân chương Lao động hạng Ba do Hội đồng Nhà nước trao tặng. Năm 1986 - 18 Huy chương vàng cho các sản phẩm điện tử của Công ty Viettronics Biên Hòa sản xuất tại Hội chợ Triển lãm thành tựu Kinh tế Kỹ thuật toàn quốc tổ chức tại Giảng Võ Hà Nội. Năm 1988 - Bằng khen về Quản lý chất lượng sản phẩm của Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước. - Ba Bằng chứng nhận chất lượng Quốc gia: 01 Bằng chất lượng cấp cao, 02 Bằng chất lượng cấp 1. Năm 1994 - Huân chương Lao động hạng Nhì do Hội đồng Nhà nước trao tặng. Từ năm 1999 đến năm 2007 đạt danh hiệu do người tiêu dùng bình chọn : 1. Hàng Việt Nam chất lượng cao do báo Sài gòn tiếp thị tổ chức. 2. Danh hiệu thương hiệu mạnh Việt Nam cho thời báo kinh tế tổ chức. 3. BELCO là một trong 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do Phòng công nghiệp và thương mại (VCCI) kết hợp với Công ty AC NEILSEL tổ chức. * Các giải thưởng đạt được : 1. Cúp vàng thương hiệu công nghiệp Việt Nam. 2. Huy chương vàng Hội chợ triễn lãm Quốc tế hàng công nghiệp tại Việt Nam. - Năm 2008 và năm 2009 Được Bộ trưởng Bộ Công thương tặng bằng khen đã có thành tích trong phong trào thi đua thực hiện vượt mức kế hoạch sản xuất, kinh doanh. BAN LÃNH ĐẠO CÔNG TY HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ông NGUYỄN ANH DŨNG : Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ông VÕ THUẬN : Uỷ viên HĐQT Ông ĐỖ KHOA TÂN : Uỷ viên HĐQT Ông ĐẶNG VĨNH THÀNH : Uỷ viên HĐQT Bà TRẦN THỊ NGỌC THẢO : Uỷ viên HĐQT BAN LÃNH ĐẠO Ông ĐỖ KHOA TÂN : Tổng Giám đốc Công ty Ông VÕ THUẬN : Phó Tổng Giám đốc Công ty Ông ĐẶNG VĨNH THÀNH : Phó Tổng Giám đốc Công ty Ông BÙI HOÀNG NAM : Kế toán trưởng BAN KIỂM SOÁT Ông VÕ VĂN CHÚNG : Trưởng Ban Kiểm soát Bà NGUYỄN THỊ VY MINH : Thành viên Ban Kiểm soát Ông NGUYỄN QUỐC TUẤN : Thành viên Ban Kiểm soát TRỤ SỞ CHÍNH VÀ CÁC CHI NHÁNH © Trụ sở chính : 52-54 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh . Điện thoại : (8) 3829 8100 Fax : (8) 3829 6064 © Chi Nhánh Hà Nội : Giám đốc : Ông Phạm Hoàng Thân 178 Bà Triệu , Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Phòng Kinh doanh - Chi nhánh Hà Nội 24B7 Khu Đầm Trấu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại : (4) 3984 5265 Fax : (4) 3826 3694 © Trung tâm thương mại và Dịch vụ : Giám đốc : Ông Dương Văn Tứ 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại : (8) 3925 3352 Fax : (8) 3925 3351 © Nhà máy tại KCN Biên Hoà I : Đường số 2, Khu Công nghiệp Biên Hoà I, tỉnh Đồng Nai Điện thoại : (61) 3836 153 Fax : (61) 3836 162 CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2.1 LỊCH SỬ CÔNG NGHỆ RFID RFID là một công nghệ mới trong việc nhận dạng các đối tượng, tương tự như mã vạch nhưng nó có nhiều ưu điểm và hiệu quả hơn. Hệ thống RFID lần đầu tiên được sừ dụng vào năm 1940 do quân đội sử dụng để phân biệt máy bay của mình và máy bay của địch. Các thẻ RFID được đặt trên máy bay của đồng minh và những thẻ đó sẽ gửi thông tin nhận dạng của máy bay hàm ý là “quân mình” khi được truy vấn bởi tín hiệu radar. Hệ thống đó được gọi là IFF (Identify: Friend or Foe). Sau đó vòng xoay của sự phát triển RFID đã được lặp lại. Năm 1950 là 1 thời đại của việc khảo sát của kĩ thuật RFID theo sự phát triển trong sóng radio và radar vào năm 1930 và 1940. Năm 1960 mở đầu cho việc khảo sát RFID của những năm 1970. Các hoạt động thương mại đang diễn ra vào những năm 1960 và các công nghệ cảm biến và các điểm kiểm tra (checkpoint) đã được tìm ra vào cuối những năm 1960. Các công ty đó đã phát triển kỹ thuật sử dụng thiết bị giám sát sản phẩm điện tử (EAS) để chống lại việc trộm cắp. EAS được người ta cho rằng là sẽ được sử dụng rộng rãi trong thương mại và RFID cũng được phát triển. Đến những năm 1980 thì đó là những năm RFID được triển khai 1 cách rộng rãi và được phát triển dưới nhiều dạng khác nhau đặc biệt là ở Mỹ và được sử dụng cho việc vận chuyển, kiểm tra nhân sự và với phạm vi nhỏ hơn là cho việc giám sát động vật. Còn ở châu âu sự quan tâm lớn nhất cho các hệ thống giám sát động vật ở khoàng cách ngắn, trong công nghiệp và trong các ứng dụng liên quan và nó cũng được phát triển rộng rãi ở Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, và Nauy v.v...Đến những năm 1990 là một thập niên quan trọng cho RFID một khi nó là trọng tâm của sự triển khai các hệ thống tính cước điện tử ở Mỹ. Hệ thống tính cước điện tử trên đường cao tốc được hình thành đầu tiên trên thế giới vào năm 1991 tại Oklahoma, nơi đó xe cộ có thể đi qua điểm tính cước điện tử để nộp phí con đường mình đi mà không bị cản trở bởi các trạm tính cước hoặc và cả các camera theo dõi để cưỡng chế. Tập hợp các hệ thống tính cước và quản lí giao thông đầu tiên trên thế giới được thiết lập gần vùng Houston vào năm 1992. Sự quan tâm đến RFID cho các ứng dụng ở châu âu trong suốt những năm 1990. Cả công nghệ viba và cảm ứng đều được tìm ra và được sử dụng cho việc tính cước, điều khiển truy nhập và sự đa dạng hóa các ứng dụng trong thương mại. Bảng 2.1 Tóm tắt quá trình phát triển của RFID 2.2 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG RFID Các hệ thống RFID có thể được phân biệt với nhau theo ba cách khác nhau dựa trên các thuộc tính đặc trưng dưới đây: · Tần số hoạt động · Phạm vi đọc · Phương pháp ghép nối vật lý 2.2.1 Tần số hoạt động Tần số hoạt động là thuộc tính quan trọng nhất của một hệ thống RFID. Đó là tần số mà tại đó, reader sẽ truyền đi các tín hiệu của nó. Nó gắn kết chặt chẽ với một thuộc tính điển hình, đó là đọc từ một khoảng cách xa. Trong hầu hết các trường hợp, tần số của một hệ thống RFID được quyết định bởi khoảng cách cần thiết để việc thực hiện đọc thành công. 2.2.2 Phạm vi đọc Phạm vi đọc của một hệ thống RFID được xác định là khoảng cách giữa thẻ và reader. Từ đây ta thấy một hệ thống RFID có thể được phân chia thành ba kiểu dưới đây: · Trực tiếp: Đó là các hệ thống có phạm vi đọc thấp hơn 1 cm. Một vài hệ thống LF và HF RFID thuộc về nhóm này. · Tầm gần: Đó là các hệ thống có phạm vi đọc từ 1 cm tới 100 cm. Đa phần các hệ thống RFID hoạt động tại các dải tần LF và HF thuộc về nhóm này. · Tầm xa: Đó là các hệ thống có phạm vi đọc lớn hơn 100 cm. Các hệ thống RFID đang hoạt động trong dải tần UHF và phạm vi tần số vi ba thuộc về nhóm này. 2.2.3 Phương pháp ghép nối vật lý Việc ghép nối vật lý mà ta đề cập tới ở đây là nói tới phương pháp sử dụng để ghép nối giữa thẻ và anten (tức là, đó là một cơ chế mà theo đó năng lượng được dịch chuyển từ thẻ tới anten). Dựa trên tiêu chí này, có ba kiểu hệ thống RFID khác nhau dưới đây: · Từ trường: Đó là các kiểu hệ thống RFID được biết tới như là các hệ thống được ghép nối theo kiểu điện kháng. Một vài hệ thống RFID LF và HF là thuộc về nhóm này. · Điện trường: Đó là các kiểu hệ thống RFID được biết tới như là các hệ thống được ghép nối theo kiểu điện dung. Nhóm này cũng chủ yếu bao gồm các hệ thống RFID LF và HF. · Điện từ trường: Phần lớn các hệ thống RFID thuộc lớp này cũng được gọi là các hệ thống backscatter. Các hệ thống RFID hoạt động trong phạm vi dải tần số UHF và vi ba thuộc về nhóm này. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG RFID Một hệ thống RFID là một tập hợp các thành phần nhằm thực hiện một giải pháp RFID. Nói chung một hệ thống RFID bao gồm các thành phần dưới đây: · Thẻ: Đây là một thành phần bắt buộc của bất cứ hệ thống RFID nào · Thiết bị đọc thẻ: Đây cũng là một thành phần bắt buộc · Anten của thiết bị đọc thẻ: Đây là cũng là một thành phần bắt buộc phải có. Ngày nay một số reader đã được tích hợp anten lên trên nó, vì vậy kích thước của nó đã giảm đi rất nhiều. · Khối điều khiển: Đây là một thành phần quan trọng. Tuy nhiên hầu hết các reader thế hệ mới đều đã tích hợp thành phần này lên trên chúng. · Các cảm biến, bộ truyền động, bộ báo hiệu: Đây là các thành phần tùy chọn, được sử dụng ở đầu vào và đầu ra hệ thống RFID. · Máy chủ và hệ thống phần mềm: Về mặt lý thuyết, một hệ thống RFID có thể hoạt động một cách độc lập mà không cần tới thành phần này.Tuy nhiên trong thực tế, nếu không có thành phần này thì hệ thống RFID gần như vô giá trị. · Cơ sở hạ tầng truyền thông: Thành phần quan trọng này là một tập hợp bao gồm cả mạng có dây và không dây và cơ sở hạ tầng kết nối nối tiếp, để có thể kết nối các thành phần đã liệt kê phía trên với nhau. Dưới đây là sơ đồ của một hệ thống RFID: Hình 2.1: Sơ đồ khối của một hệ thống RFID PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC CỦA RFID Một hệ thống RFID có ba thành phần cơ bản: tag, đầu đọc, và một máy chủ. Tag RFID gồm chip bán dẫn nhỏ và anten được thu nhỏ trong một số hình thức đóng gói. Vài tag RFID giống như những nhãn giấy và được ứng dụng để bỏ vào hộp và đóng gói. Một số khác được dán vào các vách của các thùng chứa làm bằng plastic. Còn một số khác được xây dựng thành miếng da bao cổ tay. Mỗi tag được lập trình với một nhận dạng duy nhất cho phép theo dõi không dây đối tượng hoặc con người đang gắn tag đó. Bởi vì các chip được sử dụng trong tag RFID có thể giữ một số lượng lớn dữ liệu, chúng có thể chứa thông tin nh ư chuỗi số, thời dấu, hướng dẫn cấu hình, dữ liệu siêu cao tần (UHF) hoặc sóng cực ngắn (viba). Các hệ thống trong siêu thị ngày nay hoạt động ở băng thông UHF, trong khi các hệ thống RFID cũ sử dụng băng thông LF và HF. Băng thông viba đang đư ợc để dành cho các ứng dụng trong tương lai. Các tag có thể được cấp nguồn bởi một bộ pin thu nhỏ trong tag (các tag tích cực) hoặc bởi reader mà nó “wake up” (đánh thức) tag để yêu cầu trả lời khi tag đang trong phạm vi (tag thụ động). Hình 2.2 Hoạt động giữa tag và reader RFID Tag tích cực đọc xa 100 feet tính từ reader và có thể là tag RW (với bộ nhớ được viết lên và xóa như một ổ cứng máy tính) hoặc là tag RO. Tag thụ động có thể được đọc xa reader 20 feet và có bộ nhớ RO. Kích thước tag, giá cả, dải đọc, độ chính xác đọc/ghi, tốc độ dữ liệu và chức năng hệ thống thay đổi theo đặc điểm nêu ra trong thiết kế và dải tần hệ thống FRID sử dụng. Reader gồm một anten liên lạc với tag và một đơn vị đo điện tử học đã được nối mạng với máy chủ. Đơn vị đo tiếp sóng giữa máy chủ và tất cả các tag trong phạm vi đọc của anten, cho phép một đầu đọc liên lạc đồng thời với hàng trăm tag. Nó cũng thực thi các chức năng bảo mật như mã hóa/ giải mã và xác thực người dùng. Reader có thể phát hiện tag ngay cả khi không nhìn thấy chúng. Hầu hết các mạng RFID gồm nhiều tag và nhiều đầu đọc được nối mạng với nhau bởi một máy tính trung tâm, hầu như thường là một trạm làm việc gọn để bàn. Máy chủ xử lý dữ liệu mà các reader thu thập từ các tag và dịch nó giữa mạng RFID và các hệ thống công nghệ thông tin lớn hơn, mà nơi đó quản lý dây chuyền hoặc c ơ sở dữ liệu quản lý có thể thực thi. Middleware là phần mềm nối hệ thống RFID với một hệ thống IT quản lý luồng dữ liệu. Các tiêu chuẩn công nghệ Nhiều tiêu chuẩn công nghệ RFID đã được đề xuất từ nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới. Để mô tả đầy đủ về các tiêu chuẩn đó, có lẽ phải cần đến cả một cuốn sách về nó. Nên ở đây ta chỉ đề cập sơ qua về một số tiêu chuẩn đang sử dụng ngày nay và được đa số các công ty sản xuất các thiết bị RFID tuân thủ theo. Dưới đây là tên các tiêu chuẩn chính cùng tên các các tổ chức định nghĩa nó đi kèm theo: · ANSI (American National Standards Institute) · AIAG (Automotive Industry Action Group) · EAN.UCC (European Article Numbering Association International, Uniform Code Council) · EPCglobal · ISO (International Organization for Standardization) · ETSI (European Telecommunications Standards Institute) · ERO (European Radiocommunications Office) · UPU (Universal Postal Union) · ASTM (American Society for Testing and Materials). · CEN (Comité Européen Normalisation (European Comite for Standardization ) Bây giờ ta sẽ tìm hiểu sơ qua về hai tiêu chuẩn ANSI và EPCglobal để có cái nhìn tổng quan về chúng. 2.5.1 Tiêu chuẩn ANSI ANSI là một tổ chức tư nhân phi lợi nhuận, thường chủ động đề ra các tiêu chuẩn và các hệ thống đánh giá chuẩn của Hoa Kỳ. Nhiệm vụ của viện là nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu của Hoa Kỳ trong kinh doanh cũng như chất lượng cuộc sống người dân Hoa Kỳ bằng cách thúc đẩy và tạo sự đồng thuận tình nguyện về các tiêu chuẩn, các hệ thống đánh giá, và bảo vệ tính toàn vẹn của chúng. Một vài tiêu chuẩn chính của ANSI về công nghệ RFID mà nó đã được sử dụng trong các ứng dụng thực tế được đề cập dưới đây: · ANS INCITS 371. Thông tin về vị trí của các hệ thống thời gian thực. Cái này bao gồm ba phần như dưới đây: Phần 1. Các giao thức giao tiếp trên không tại dải tần 2.4 GHz. Phần 2. Các giao thức giao tiếp trên không tại dải tần 433 MHz. Phần 3. Giao tiếp với các chương trình ứng dụng. · ANS MH10.8.4. Tiêu chuẩn ANSI cho các ứng dụng RFID với các container bằng nhựa có thể sử dụng lại được. 2.5.2.Tiêu chuẩn EPCglobal. EPCglobal, Inc, là một liên doanh giữa các tổ chức quốc tế UCC và EAN. Mục đích của EPCglobal là để thiết lập các tiêu chuẩn trên toàn thế giới về thiết kế và triển khai thực hiện thông qua EPC (Electronic Product Code) và EPCglobal Network. Các đặc điểm kỹ thuật. EPCglobal nhắm đến mục tiêu là hoạt động của các chuỗi cung ứng và được xem là các đặc điểm kỹ thuật hứa hẹn nhất cho công nghệ RFID trên toàn cầu, ngoài ra nó cũng có thể áp dụng được cho mảng rất rộng các ứng dụng khác nữa. Dưới đây ta sẽ tìm hiểu qua về EPCglobal Network, cái được xem là thành phần nền tảng của EPCglobal. EPCglobal Network là một tập hợp các công nghệ, có thể cung cấp tự động, nhận dạng thời gian thực và chia sẻ dữ liệu thông minh của một danh mục mặt hang cả ở bên trong và bên ngoài một doanh nghiệp. Tất cả các cái này rất phù hợp với các hoạt động của một chuỗi cung ứng trong một doanh nghiệp, tuy nhiên nó cũng có thể triển khai được với các kiểu ứng dụng khác nữa. Năm thành phần công nghệ chính tạo nên các tiêu chuẩn EPCglobal Network, bao gồm: · Electronic Product Code (EPC). · Data-collection hardware bao gồm các loại thẻ và reader EPC. Cái này cũng được biết tới như là hệ thống ID. · EPCglobal middleware. · Discovery Services (DS), Ví dụ, ONS (Object Naming Service) là thuộc thành phần này. · EPC Information Services (EPCIS). EPC (Electronic Product Code) là một tấm nhận dạng đã được cấp phép, mà có thể nhận diện được bất kỳ danh mục mặt hàng nào trong một chuỗi cung ứng. Nó rất đơn giản và nhỏ gọn và có thể tạo ra số lượng rất lớn các định danh duy nhất. Đồng thời, nó cho phép đưa vào các mã kế thừa và các tiêu chuẩn cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể chẳng hạn như: · Global Trade Identity Number (GTIN). Cái này cung cấp một số EAN-UCC duy nhất trên toàn cầu phục vụ cho việc nhận dạng các sản phẩm và các dịch vụ. · Unique Identification (UID). Cái này được sử dụng để đánh số theo dõi tài sản của Bộ Quốc Phòng Mỹ. · Global Location Number (GLN). Cái này được sử dụng để biểu thị các vị trí, các đối tác thương mại, và các thực thể pháp lý · Serial Shipping Container Code (SSCC). Cái này được sử dụng để nhận dạng đơn vị vận chuyển chẳng hạn như một khay để hàng,một thùng các tông,... Ngày nay một công ty đang sử dụng mã vạch trong các hoạt động của họ có thể có một cách dễ dàng để chuyển sang sử dụng công nghệ RFID bằng cách dùng EPC. Một mã EPC có thể được sử dụng để xác định các thuộc tính khác nhau của một danh mục mặt hàng, chẳng hạn như: · Phiên bản EPC được sử dụng. · Thông tin nhận dạng nhà sản xuất. · Kiểu sản phẩm. · Chuỗi số duy nhất của danh mục mặt hàng. 2.5.3 Tiêu chuẩn ISO ISO là một mạng lưới các viện tiêu chuẩn quốc gia của 146 quốc gia, trên cơ sở mỗi nước là một thành viên, với trung tâm đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. ISO là một tổ chức phi chính phủ. ISO có các ủy ban kỹ thuật (Technical Committee-TC) và các hội đồng kỹ thuật chung (Joint Technical Councils -JTC) được tham gia xây dựng các tiêu chuẩn có liên quan đến RFID bao gồm: · ISO JTC1 SC31 · ISO JTC1 SC17 · ISO TC 104 / SC 4 · ISO TC 23 / SC 19 · ISO TC 204 · ISO TC 122 Dưới đây là một số tiêu chuẩn ISO có liên quan đến công nghệ RFID mà nó đã được sử dụng trong các ứng dụng thực tế: · ISO 6346. Nhận dạng và đánh dấu mã cước vận chuyển container. · ISO 11784. Tần số vô tuyến xác định cấu trúc mã số nhận dạng động vật sử dụng RFID. Tuy nhiên, nó không chỉ ra bất cứ đặc tính nào của giao thức truyền giữa một thẻ RFID và một reader. CÁC ỨNG DỤNG CỦA RFID RFID được ứng dụng trong các lĩnh vực: · Bảo mật, an ninh: - Điều khiển truy nhập: khóa và các thiết bị cố định - Quy trình quản lý - Chống trộm: trong việc kinh doanh mua bán - RFID trong việc xử phạt · Giám sát: - Dây chuyền cung cấp: Điều khiển kiểm soát trong các nhà kho - Người hoặc súc vật: trẻ em, bệnh nhân, vận động viên, gia súc, thú kiểng - Tài sản: hành lý trên máy bay, thiết bị, hàng hóa · Hệ thống thanh toán điện tử: - Lưu thông: hệ thống thu phí tự động: Fastrak, EZ-pass - Vé: vào cổng khu trượt tuyết, nhà hát - Thẻ tín dụng 2.6.1 RFID trong việc xử phạt. Công nghệ RFID tạo điều kiện xử phạt dễ dàng, thay đổi các nhiệm vụ thường lệ mà nó đòi hỏi nhiều thời gian thành các nhiệm vụ điện tử được thực thi tự động với chi phí thấp. Thêm nữa là có thể lưu lại tạo hệ thống hoàn chỉnh, hiệu quả hơn. Việc sử dụng hệ thống RFID làm tăng an ninh, giảm bạo lực, tạo ra môi trường an toàn cho bộ phận nhân viên. 2.6.2 RFID trong an ninh quốc gia Hội an ninh quốc gia Mỹ (DHS) đã nắm bắt RFID như một công nghệ được chọn cho việc cải tiến an ninh ở biên giới Mỹ và cửa khẩu. Công nghệ RFID là ý tưởng xác định vị trí, theo dõi và xác thực sự đi lại của mọi người và các đối tượng mà họ vào ra nước Mỹ. 2.6.3 Điều khiển truy nhập Dùng các thiết bị RFID làm các thẻ khóa điện tử điều khiển truy nhập thay cho các khóa kim loại như trước đây. Điểm thuận lợi của thẻ khóa này là thẻ khó bị dập ép và dễ dàng hủy bỏ khi bị đánh cắp và thất lạc chúng ta chỉ cần xóa bỏ thẻ từ cơ sở dữ liệu truy nhập hoặc tạo ra báo động khi các thẻ này được sử dụng. Thẻ này còn được dùng trong quản lý nhân viên làm giảm số lượng nhân viên bảo vệ. Khoảng cách đọc thường giới hạn khoảng 1 foot hoặc nhỏ hơn. Một trong những nhà sản xuất thẻ này là Hughes Identification Devices (HID) đã cung cấp các loại thẻ có tần số 125kHz hoặc 13.56MHz và lưu trữ khoảng 2 đến 16 kbits dữ liệu đọc/ghi . Khóa RFID còn dùng trong xe hơi để chống trộm. Xe hơi chỉ hoạt động được khi có mặt của cả 2 khóa: khóa kim loại và khóa RFID làm giảm nguy cơ mất trộm. Hình 2.3 ứng dụng thẻ truy nhập 2.7 NHƯỢC ĐIỂM CỦA RFID Giá cao: Nhược điểm chính của công nghệ RFID là giá cao. Dễ bị ảnh hưởng: có thể làm tổn hại hệ thống RFID bởi việc phủ vật liệu bảo vệ từ 2 đến 3 lớp kim loại thông thường để ngăn chặn tín hiệu radio. Cũng có thể tổn hại hệ thống RFID bởi việc đặt hai item đối ngược, điều đó có thể hủy các tín hiệu. Điều này đòi hỏi kiến thức về kỹ thuật và sự canh thẳng hàng cẩn thận. Việc thủ tiêu các tag: các tag RFID được dán bên trong bao bì và được phô ra dễ thủ tiêu. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều vấn đề khi người sử dụng biết rõ hơn về vai trò của tag. Những liên quan riêng tư người sử dụng: Vấn đề với hệ thống RFID thư viện ngày nay là các tag chứa thông tin tĩnh mà nó có thể được đọc dễ dàng bằng các đầu đọc tag trái phép. Đụng độ đầu đọc: Tín hiệu từ một đầu đọc có thể giao tiếp với tín hiệu từ nơi khác mà nơi đó tin tức chồng chéo nhau. Điều này được gọi là đụng độ đầu đọc. Một phương pháp tránh vấn đề này là sử dụng kỹ thuật phân chia thời gian đa truy cập. CHƯƠNG 3 CÁC QUY ĐỊNH CHUNG TRONG LAO ĐỘNG, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY (PCCC), KHÍ THẢI, VỆ SINH CÔNG NGHIỆP 3.1 An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 722/CP-VX ngày 14 tháng 7 năm 1999 về an toàn vệ sinh lao động-phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN). Hàng năm Công ty luôn chấp hành đúng quy định và kết hợp với các cơ sở huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động của tỉnh để tổ chức các lớp huấn luyện nhằm nâng cao chất lượng hiểu quả huấn luyện. Công ty đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn lao động, khám sức khoẻ định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ người lao động,bảo vệ tài sản của nhà nước và tài sản công dân, giảm thiểu rủi ro, chi phí đảm bảo an toàn sản xuất góp phần ổn định và phát triển kinh tế -xã hội của nhà nước. Có đủ các phương tiện phòng cháy chữa cháy và đặt nơi thích hợp. Có hệ thống báo động và lối thoát an toàn trong trường hợp khẩn cấp. Bảng 3.1: Tiêu chuẩn Việt Nam về An toàn sản xuất. Tiêu chuẩn Nội dung tiêu chuẩn TCVN 2287 – 1978 Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động – Quy định cơ bản TCVN 2288 – 1978 Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất – Phân loại TCVN 2289 – 1978 Quá trình sản xuất – Yêu cầu chung về an toàn TCVN 3147 – 1990 Quy phạm an toàn trong công tác xếp đỡ - Yêu cầu chung. TCVN 3673 – 1981 Bao bì sử dụng trong sản xuất – Yêu cầu chung về an toàn TCVN 5041 – 1989 (ISO 7730 – 1986) Tín hiệu báo nguy ở nơi làm việc – Tín hiệu âm thanh báo nguy hiểm Bảng 3.2: Tiêu chuẩn Việt Nam về An toàn cháy nổ Tiêu chuẩn Nội dung tiêu chuẩn TCVN 2622 – 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết bị TCVN 3254 – 1989 An toàn cháy – Yêu cầu chung TCVN 3255 – 1986 An toàn nổ – Yêu cầu chung TCVN 4879 – 1989 Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn TCVN 5279 – 1990 Bụi cháy – An toàn cháy nổ – Yêu cầu chung TCVN 5738 – 1993 Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ thuật TCVN 3890 – 1984 Phương tiện và thiết bị chữa cháy bố trí, bảo quản, kiểm dưỡng TCVN 5040 – 1990 Thiết bị phòng cháy và chữa cháy – Ký hiệu hình vẽ dựng trên phòng cháy – Yêu cầu kỹ thuật TCVN 2622 – 1995 Phòng cháy chữa cháy – Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế TCVN 2622 – 1995 Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy – Quy định chung 3.2.Khí thải (quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của bộ trưởng Bộ y tế ngày 10 tháng 10 năm 2002) Bảng 3.3:Tiêu chuẩn Việt Nam về vệ sinh lao động Tiêu chuẩn Nội dung tiêu chuẩn TCVN 5704-1993 Không khí vùng làm việc.phương pháp xác định hàm lượng bụi TCVN5509-1991 Giới hạn tối đa cho phép bụi trong không khí khu vực sản xuất Hạn chế tới mức tối thiểu nhiễm bẩn thực phẩm do không khí Kiểm soát nhiệt độ môi trường xung quanh Kiểm soát độ ẩm không khí Kiểm soát các mùi có thể ảnh hưởng tới tính phù hợp của thực phẩm Các hệ thống thông gió phải được thiết kế và xây dụng sao cho dòng khí không được chuyển động từ khu vực ô nhiễm tới khu vực sạch. Các thiết bị thông gió có chế độ bảo dưỡng dẽ dàng và làm sạch một cách thuận lợi Ngoài thực hiện những qui định chung của nhà nước công ty còn có một số qui định về lao động sau Công ty sau khi tuyển dụng lao động sẽ tuỳ theo t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập công ty cổ phần điện tử biên hòa.doc
  • docbia bao cao ldtt.doc
Tài liệu liên quan